Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

các quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.56 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế của ta là nên kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng nghĩa với điều đó là hoạt động thương
mại ngày càng phát triển rõ rệt, với lượng giao dịch thông qua hợp đồng thương
mại trở nên phổ biến. Bên những hợp đồng thương mại đạt được mục đích của hai
bên và có một giao dịch thành công đẹm lại lợi nhuận cho các bên, thì còn những
sự cố ngoài khả năng phán đoán gây thiệt hại tới cả hai bên. Vì vậy trong một số
điều kiện nhất định do luật thương mại quy định tại khoản 3 điều 294 năm 2005,về
các trường hơp được miễn trách nhiệm. Để có cái nhìn khái quát hơn sau đây sẽ là
bài phân tích và bình luận các quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại.
B. NỘI DUNG
I.Khái quát về chế tài do vi phạm hợp động thương mại và miễn trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.
1. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm Hợp đồng thương
mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi
thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên
phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động
thương mại.
Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo LTM 2005, cụ thể tại
Điều 1 LTM 2005, theo đó bao gồm : hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ
nước CHXHCN Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt
Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước
ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục
đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi
đó áp dụng luật này.
Vậy chế tài trong thương mại là gì? Chế tài trong thương mại được hiểu hai
cách, theo nghĩa rộng, có thể hiểu là hình thức chế tài áp dụng đối với các cá nhân,


tổ chức, có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại. Còn theo nghĩa
hẹp là quy định về sự gánh chịu hậu quả vật chất của bên có hành vi vi phạm hợp
đồng trong hoạt động thương mại; chế tài bao gồm những hình thức xử lý và hậu
quả pháp lý ap dụng đối với thương nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hợp
đồng thương mại.
Như vậy, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là hình thức chế tài áp
dụng đối với các chủ thể không thực hiện hay thực hiện hay thực hiện không
đúng,không đầy đủ các cam kết theo hợp đồng thương mại,theo đó bên có hành vi
vi phạm phải gánh chịu một hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra
2.Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại là việc bên viphamj
nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các hình thức chế tài. Về bản
chất, các trường hợp trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi
của các bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng chính
là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện , thực hiện không đúng hợp đồng.
Với nguyên tắc lỗi suy đoán, nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa
chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại mà không lựa chọn thì bị coi đó là
lỗi,mà ngược lại nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là
không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Vì vậy
pháp luật đã xác định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm hợp
đồng.
Các bên trng hợp đồng thương mại có quyền thỏa thuận về giới hạn trách
nhiệm về miễn trách nhiệm hợp đồng trong những trường hợp cụ thể do các bên dự
liệu khi giao kết hợp đồng. Ngoài ra, việc miễn trách nhiệm hợp đồng còn được áp
dụng theo các trường hợp khác do pháp luật quy định (Điều 294 Luật Thương mại
năm 2005). Việc cho phép các bên thỏa thuận trước về các trường hợp miễn trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc tự do
hợp đòng, tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại.
Mặt khác, xuất phát từ nguyên tắc lỗi suy đoán trong quan hệ thương mại, để
được áp dụng các căn cứ miễn trách nhiệm thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên

có hành vi vi phạm hợp đồng.Nếu không chứng minh được, bên vi phạm coi như là
có lỗi và phải chịu các chế tài do pháp luật quy định. Ngoài ra, khi xảy ra trường
hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo
ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và hậu quả
có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc không thông báo kịp thời
cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
II.Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng
thương mại.
1. Trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
Theo nguyên tắc chung, các điều kiện của hợp đồng do các bên rự thỏa thuận,
nếu không trái pháp luật thì đều có giá trị pháp lý. Trong thực tiễn hoạt động
thương mại, trong nhiều trường hợp hợp vì nhiều lý do khác nhau các bên thường
đưa vào hợp đồng thỏa thuận nhằm hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm. Theo quy
định tại điểm a Điều 294 Luật thương mại năm 2005, các bên sẽ không phải chịu
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nếu có sự thỏa thuận của các bên về
trường hợp đó được miễn trách nhiệm. Cơ sở của việc thừa nhận căn cứ này là
quyền tự do hợp đồng giữa các bên.
Trong vấn đề này pháp luật Đức quy định khác pháp luật Việt Nam :“ Điều 276
luật dân sự quy định, bên vi phạm không được miễn trừ trách nhiệm trong tương
lai do cố ý vi phạm hợp đồng.Ví dụ như trong hợp đồng mua bán hàng hóa thỏa
thuận miễn trừ trách nhiệm đối với khuyết tật của hàng hóa sẽ không có hiệu lực
pháp lý nếu nười bán đã biết hàng hóa có khuyết tật nhưng cố tình im lặng, không
thông báo cho người mua biết”.
Như vậy pháp luật của Đức quy định về thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của người têu dùng. Từ đó,
có thể thấy, nếu theo quy định của Đều 294 Luật thương mại năm 2005 chỉ đơn
giản là công nhận trường hợp miễn trừ trách nhiệm hợp đồng đã được các bên thỏa
thuận trước thì có thể gây ra sự bất bình đẳng giữa các bên trong quan hệ hợp đồng
thương mại.Trong thực tế sẽ có nhiều trường hợp một trong các bên lợi dụng sự
tồn tại của điều khoản miễn trừ trách nhiệm để vi phạm hợp đồng mà không phải

chịu một biện pháp chế tài nào.
2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng
Điểm b khoản 1 Điều 294 Luật thương mại năm 2005 chỉ ghi nhận sự iện bất khả
kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả
kháng và điề kiện áp dụng. Sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm hợp đồng được
quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2005. Tại khoản 1 điều 161 Bộ luật dân sự
2005 quy định: “ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” . Thông thường, sự kiện bất khả kháng
thường được hiểu có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ
lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh,
bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tất
nhiên việc chứng minh có tồn tại sự kiện bất khả kháng thuộc về nghĩa vụ của bên vi
phạm hợp đồng, nhưng việc bên đó được hay không được miễn trừ lại phụ thuộc vào
bên bị vi phạm hoặc cơ quan chức năng có chấp nhận nó là sự kiện bất khả kháng hay
không. Với một khái niệm còn quá khái quát như vậy thì đương nhiên việc tìm được
tiếng nói chung giữa các bên là không hề dễ dàng.
Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thuận được thì
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bàng thời gian xảy
ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả theo quy
định tại Điều 296 Luật thương mại năm 2005.
Mặt khác, Luật thương mại năm 2005 chỉ quy định chung chung “ xảy ra sự kiện
bất khả kháng” là một căn cứ miến trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, mà không
có quy định làm rõ sự kiện này sẽ được thừa nhận là căn cứ miến trách nhiệm nếu nó
xảy ra đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng hay đối với cả bên thứ ba trong
quan hệ hợp đồng như quy định của Điều 40 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Về vấn đề một bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người thứ ba
không thực hiện được nghĩa vụ của mình do gặp sự kiện bất khả kháng) có được coi là
căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm không, còn có quan điểm khác. Tác giả

Quách Thúy Quỳnh trong luận văn tiến sỹ về vấn đề: “Pháp luật về bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh – thực trạng và phương hướng hoàn thiện”
cho rằng : coi đây là căn cứ miến trách nhiệm là “chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
và thực tiễn doanh thương”. Do xét về bản chất căn cứ miễn trách nhiệm này không
hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp giữa các bên trong
quna hệ hợp đồng. Các bên tham gia quan hệ phải tự mình gánh chịu các nghĩa vụ
cũng như lợi ích về mặt tài sản phát sinh từ qun hệ đó. Nếu bên thứ ba được miễn
trách nhiệm trước bên có hành vi vi phạm thì đó là vấn đề nằm trong khuôn khổ hợp
đồng của hai bến đó và họ phải tự giải quyết. Hợp đồng đó được xác lập vì lợi ích của
họ nên đương nhiên trách nhiệm cũng do họ gánh chịu, không thể yêu cầu bên có
quyền lợi bị vi phạm chịu hoặc chia sẻ gánh nặng đó.
3. Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
Điều 294 mới dự liệu miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm hợp đồng khi “Hành
vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” mà chưa tính đến khả năng
hành vi vi phạm của một bên có nguyên nhân xuất phát từ bên thứ ba, mà bên này
rơi vào các trường hợp mà pháp luật quy định được miễn trách nhiệm.
Các bên có thể thoả thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng của
họ. Nhưng trong trường hợp không được thoả thuận, đương nhiên bên vi phạm sẽ
không được miễn trách nhiệm nếu do lỗi của bên thứ ba, mặc dù bên này rơi vào
các trường hợp miễn trách nhiệm. Về vấn đề này, có vẻ như Luật thương mại 2005
cứng nhắc hơn so với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, một văn bản pháp
luật điều chỉnh hợp đồng kinh tế trong không gian và thời gian của cơ chế kinh tế
kế hoạch hoá tập trung. Tại Điều 40 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: “Bên vi
phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản
trong các trường hợp sau đây: 1) Gặp thiên tai, địch hoạ và các trở lực khách
quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp cần thiết để
khắc phục ; 2) Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật; 3) Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi
phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản trong các trường hợp
quy định tại điểm 1 và điểm 2 của điều này


. Tất cả các luật quy định về hợp
đồng sau này như Bộ luật dân sự 1995, Luật thương mại 1997, Bộ luật dân sự
2005, Luật thương mại 2005 đã không kế thừa sự tiến bộ này mà lại loại bỏ nó ra
khỏi các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong luật.
Điều 80 Công ước Viên 1980 quy định :“ Một bên không được viện dẫn một sự
không thực hiện nghĩa vụ của bên kia tròn chừng mực mà sự không thực hiện
nghĩa vụ đó là do những hành vi sơ suất của chính họ”. Ví dụ: theo thỏa thuận ngày
20 tháng 11 người bán giao hàng, tuy nhiên đến ngày 24 tháng 11 người mua mới
nhận hàng. Khi kiểm tra người mua phát hiện hàng hóa không đủ tiêu chuẩn của
hợp đồng do hỏng hóc và ngay sau đó bằng văn bản yêu cầu người bán bồi thường.
Tuy nhiên người bán chứng minh được rằng hàng hóa bị hỏng hóc vàng ngày 21
tháng 11 mặc dù người bán đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn. Như vậy, trong ví
dụ nói trên thiệt hại xảy ra do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của
mình và rõ ràng rằng người bán sẽ không chịu trách nhiệm về hàng hóa bị hỏng
hóc trong trường hợp này.
4.Trường hợp vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm
giao kết hợp
“Các bên” ở trong trường hợp này có nghĩa là cả bên vi phạm và bên bị vi
phạm, thế nhưng việc không thể biết quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền
dẫn đến vi phạm hợp đồng chỉ có ý nghĩa đối với bên vi phạm hợp đồng, từ đó
khẳng định bên vi phạm hợp đồng không có “lỗi”. Việc bên bị vi phạm có biết hay
không thì về bản chất không ảnh hưởng gì đến thái độ của bên vi phạm hợp đồng.
Giả sử bên bị vi phạm hợp đồng khi ký hợp đồng biết trước có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chắc chắn dẫn đến việc vi phạm hợp đồng và cứ ký
hợp đồng trong khi bên vi phạm hợp đồng không hề biết.
Vậy khi có hành vi vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà
nước, bên vi phạm hợp đồng có được miễn trách nhiệm hay không khi bên bị vi phạm
chứng minh được mình biết trước quyết định đó? Thêm vào nữa, hiểu thế nào là

“không thể biết” để từ đó được miễn trách nhiệm đối với trường hợp này cũng còn
quá chung chung. Việc biết sự tồn tại của quyết định của cơ quan nhà nước có buộc
phải theo một “kênh chính thống” hay có thể biết bằng nhiều cách khác nhau? Cơ
quan quản lý nhà nước có phải thông báo bằng văn bản hay chỉ cần thông báo bằng
miệng về quyết định đó thì thương nhân mới “biết”, hay nếu bên bị vi phạm chỉ cần
chứng minh các bên biết sự tồn tại của quyết định đó, bất kể “biết” theo kiểu gì,
“biết” bằng cách nào cũng đều là chứng cứ để bên vi phạm phải gánh chịu trách
nhiệm?
Căn cứ miến trách nhiệm này cần được hiểu như một trường hợp bất khả kháng
và là rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, các cơ quan quản lý nhà
nước cần cân nhắc rất cẩn thận trước khi ra quyết định, cần thấy được hậu quả và
những thiệt hại có thể xảy ra.
III. Một số ý kiến hoàn thiện quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng thương mại.
1. Quy định cụ thể về các điều kiện để xác định một sự kiện là căn cứ trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng
Những điều kiện cần và đủ để một sự kiện được coi là căn cứ miễn trách niệm do vi
phạm hợp đồng thương mại bao gồm:
- Sự kiện này phải xảy ra sau khi các bên dã ký kết hợp đồng;
- Ở thời điểm ký kết hợp đồng các bên không biết và không thể biế sự kiện đó sẽ xảy
ra;
- Sự kiện đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp đồng;
- Khi các sự kiện này xảy ra, các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng nhưng không thể khắc phục được
Việc ghi nhận các điều kiện này vừa đảm bảo nguyên lý về mối quan hệ nhân quả và
nguyên tắc xác định lỗi,vừa tạo điều kiện cho các cơ quan tài phán vận dụng một
cách linh hoạt khi đánh giá các sự kiện là căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng.
2. Bổ sung quy định điều kiện để công nhận thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm
hợp đồng giữa các bên
Việc áp dụng căn cứ này phải có những điều kiện nhất định để vừa đảm bảo tôn trọng

sự tự do thỏa thuận giữa các bên, vừa hạn chế một bên lợi dụng căn cứ miễn trách
nhiệm hợp đồng. Theo đó, một thỏa thuận về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu như nó không phải vi phạm do cố ý. Ngoài ra khi
giải quyết tranh chấp hợp đồng, cơ quan tài phán cũng cần đánh giá tính hợp lý của
thỏa thuận này, cần phải phân tích sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và nội dung của
hợp đồng.
Luật thương mại năm 2005 cũng như các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa có
quy định cụ thể về điều kiện công nhận thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng, cần bổ sung quy định mang tính chất nguyên tắc này để đảm bảo hiệu quả
áp dụng trong quan hệ hợp đồng.
3. Quy định rõ về hợp đồng miễn trách nhiệm do xảy ra sự kiện bất khá kháng
Cần có quy định làm rõ sự kiện bất khả kháng sẽ được thừa nhận là căn cứ miễn trách
nhiệm nếu nó xảy ra chỉ đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng hay đối với cả
bên thứ ba trong quan hệ hợp đồng.
Có thể thừa nhận việc xảy ra sự kiện bất khả kháng đối với bên vi phạm hợp đồng
hoặc với bên thứ ba là căn cứ miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, sự kiện bất khả kháng
này phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Sự kiện này phải xảy ra sau khi các bên dã ký kết hợp đồng;
- Ở thời điểm ký kết hợp đồng các bên không biết và không thể biế sự kiện đó sẽ xảy
ra;
- Sự kiện đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp đồng;
- Khi các sự kiện này xảy ra, các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng nhưng không thể khắc phục được
Mặt khác cần quy định về điều kiện để suej kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách
nhiệm với bên thứ ba trở thành căn cứ miễn trách nhiệm cho một bên trong hợp đồng
thương mại, chỉ khi hợp đồng của bên vi phạm và bên bị vi phạm và việc bên thứ ba
vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp đồng của bên vi
phạm và bên vi phạm không thể khắc phục được. Ngoài ra để hạn chế việc trốn tránh
trách nhiệm của bên có hành vi vi phạm hợp đồng, cần quy định rõ giới hạn của việc
áp dụng căn cứ này, nếu không, có thể dẫn chiếu đến bên trong quan hệ hợp đồng,

gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của bên vi phạm.
4. Quy định cụ thể về trường hợp thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Cấn có quy định hướng dấn cụ thể cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp này ra
quyết định nhằm mục đích gì, những điều kiện cụ thể để một quyết định có thể trở
thành căn cứ miễn trác nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng. Nếu việc thực hiện quyết
định của cơ quan nhà nước mang lại lợi ích cho bên vi phạm hợp đồng. Nếu việc thực
hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước mang lại lợi ích cho bên vi phạm và
gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thi cần có cơ chế phù hợp đảm bảo lợi ích cho cả hai
bên.
C- KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giaó trình Luật thương mại tập 2 – trường ĐH Luật Hà Nội,
nxb CAND, HN – 2012;
2. Luật thương mại năm 2005
3. Bộ luật dân sự năm 2005
4. Hoàng Thị Hà Phương, Chế tài do vi phạm hợp đồng thương
mại – những vấn đề lý luận và thực tiễn – luận văn thạc sĩ luật
học, Hà Nội – 2012
5. Nguyễn Thị Thu Huyền, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, luận văn thạc sĩ
luật học. HN – 2013
6. Bài viết: “miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng thương
mại” trên trang web />vi-pham-hop-dong-thuong-mai
7. Bài viết “một vài suy nghĩ về định hướng sửa đổi luật thương
mại2005” trên trang web :
/>ve-dinh-huong-sua-doi-luat-thuong-mai-2005-211.html

×