Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ CHÍNH QUY
KHĨA 34 (KHĨA HỌC 2009 - 2013)

VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA PHÁP NHÂN
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thảo Trang

MSSV

0955030094

Lớp

Chất lƣợng cao 34

Giáo viên hƣớng dẫn

Ths. Vũ Thị Thúy

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân” là
cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Thạc sĩ Vũ Thị
Thúy. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, nếu có
gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2013.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thảo Trang


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận
đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cơ, gia đình và bạn bè. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Vũ Thị Thúy, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong
suốt q trình làm khóa luận tốt nghiệp. Ngồi ra, tơi cũng xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ nhiệt tình của Tiến sĩ Hồng Thị Tuệ Phƣơng – Giảng viên khoa Hình sự
đã hỗ trợ, cung cấp cho tơi những kiến thức liên quan đến khóa luận và toàn thể
giảng viên trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tơi kiến
thức và phƣơng pháp nghiên cứu trong những năm theo học tại trƣờng để tơi có thể
hồn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thảo Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt


Nghĩa

TNHS

Trách nhiệm hình sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLDS

Bộ luật Dân sự


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM

HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN ...................................................................................6
1.1 Khái niệm pháp nhân ..........................................................................................6
1.2 Khái niệm trách nhiệm hình sự ..........................................................................9
1.3 Các học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân ....................................13
1.3.1

Học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious Liability) .........................14


1.3.2

Học thuyết đồng nhất hóa (Identification Doctrine) .............................17

1.3.3

Học thuyết văn hóa pháp nhân (Corporate Culture) .............................26

1.4 Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân .....................................30
1.5 Các loại tội phạm pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự ...........................34
1.6 Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân ..............................................................37
1.7 Quy định của các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về
trách nhiệm hình sự của pháp nhân ...........................................................................45
CHƢƠNG 2:

VẤN ĐỀ BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .....................49
2.1 Tình hình vi phạm pháp luật do pháp nhân thực hiện tại Việt Nam ................49
2.1.1

Tình hình vi phạm pháp luật mơi trƣờng do pháp nhân thực hiện .......49

2.1.2

Tình hình vi phạm pháp luật kinh tế do pháp nhân thực hiện ..............55

2.2 Một số khó khăn trong việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ở
Việt Nam ...................................................................................................................58
2.3 Một số kiến nghị về các quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp

nhân ở Việt Nam .......................................................................................................66


2.3.1

Cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân .........67

2.3.2

Các pháp nhân có thể chịu trách nhiệm hình sự ...................................72

2.3.3

Các loại tội phạm pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự ................75

2.3.4

Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân ...................................................78

KẾT LUẬN ...............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................86


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và q trình hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay, đất nƣớc ta đã có những chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội,
đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc tăng cao. Tuy nhiên,

cùng với những thuận lợi mà nền kinh tế thị trƣờng mang lại, những mặt trái của nó
đang tạo ra những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội ở nƣớc ta.
Trong những năm gần đây, tình trạng độc quyền trong kinh doanh, cạnh
tranh không lành mạnh, ô nhiễm môi trƣờng, phân hóa giàu nghèo,… đã xuất hiện
và khơng ngừng tăng nhanh ở nƣớc ta. Đặc biệt hơn là tình hình vi phạm pháp luật
về kinh tế, mơi trƣờng hiện nay không chỉ đƣợc thực hiện bởi các các cá nhân mà
còn đƣợc thực hiện bởi các pháp nhân với những cách thức, thủ đoạn tinh vi hơn.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp cần thiết để hạn chế,
ngăn ngừa các vụ việc vi phạm pháp luật, tình trạng các pháp nhân vi phạm vẫn xảy
ra và đang tăng theo chiều hƣớng xấu. Hiện nay, các vụ việc vi phạm pháp luật do
các pháp nhân thực hiện chƣa đƣợc xử lý một cách triệt để cũng nhƣ hƣớng xử lý
vẫn chƣa đủ nghiêm khắc và sức răn đe. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu một giải
pháp nhằm xử lý hiệu quả hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm do pháp nhân thực
hiện, qua đó góp phần giảm thiểu các trƣờng hợp vi phạm, tạo sự ổn định cho sự
phát triển của xã hội.
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay cũng nhƣ ở các nƣớc khác, một trong
những nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm pháp luật đƣợc thực hiện bởi pháp
nhân đang ngày càng tăng cao là do pháp luật hình sự của phần lớn các nƣớc cũng
nhƣ của Việt Nam chỉ quy định TNHS đối với cá nhân, dẫn đến việc xử lý các pháp
nhân vi phạm ngày càng gặp rất nhiều khó khăn. TNHS của pháp nhân đã và đang
trở thành đối tƣợng của những cuộc tranh luận gay gắt trong thế kỷ qua giữa các
nhà khoa học luật hình sự trên thế giới. Những hội nghị quốc tế, những cơng trình
nghiên cứu và báo cáo khoa học đã góp phần giải quyết vấn đề này và đặt nền tảng
cho những cuộc tranh luận giữa các trƣờng phái học thuyết khác nhau trên thế giới


2

về TNHS của pháp nhân. Hiện nay rất nhiều nƣớc đã quy định pháp nhân là chủ thể
của tội phạm và phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật nếu thực hiện hành vi

phạm tội. Theo đó, việc tiến đến thừa nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm đang
là xu hƣớng chung của pháp luật hình sự thế giới.
Những kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu pháp luật hình sự nƣớc ngồi
cùng với tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân tại Việt Nam hiện nay, có thể
khẳng định rằng việc nghiên cứu vấn đề TNHS của pháp nhân là hết sức cấp thiết
về mặt lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì những
lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân” cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
TNHS của pháp nhân hiện nay khơng cịn là vấn đề mới trong khoa học luật
hình sự các nƣớc cũng nhƣ Việt Nam. Cho tới nay, đã có khá nhiều bài tạp chí,
cơng trình nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc về vấn đề này.
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX, vấn đề này đã đƣợc đặt ra và
giải quyết ở các nƣớc, đi đầu là Anh, Mỹ, từ đó lan rộng ra các nƣớc khác. Đa số
các quốc gia hiện nay đã thừa nhận và quy định vấn đề TNHS của pháp nhân vào
BLHS của mình. Các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả của các quốc gia về
TNHS của pháp nhân là nguồn tài liệu hữu ích cho tác giả trong q trình nghiên
cứu về vấn đề này. Ví dụ, tác giả Celia Wells với sách “Corporations and Criminal
Responsibility” cùng một số bài viết liên quan đến vấn đề TNHS của pháp nhân đã
cho ngƣời đọc thấy đƣợc quá trình tiếp nhận và quy định học thuyết này tại Anh.
Bên cạnh đó, một tài liệu của Kristen Wong “Breaking the cycle: The development
of corporate criminal liability” cũng đã phân tích các quan điểm về TNHS đối với
pháp nhân cũng nhƣ việc giải quyết vấn đề này ở một số quốc gia.
Các bài nghiên cứu, cơng trình khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới đã
chứng minh đƣợc sự cần thiết và khả năng áp dụng TNHS của pháp nhân trên thực
tế, là cơ sở cho các quốc gia nghiên cứu việc thừa nhận và quy định vấn đề này
trong BLHS của mình. Bên cạnh đó, hiện nay đã có một số bài nghiên cứu của
nhiều học giả trên thế giới về sự so sánh vấn đề TNHS của pháp nhân giữa các hệ



3

thống pháp luật khác nhau, từ đó các nƣớc khi quy định vấn đề này sẽ có đƣợc cái
nhìn tồn diện và có đƣợc một hƣớng đi đúng đắn và thích hợp. Ví dụ, cơng trình
nghiên cứu của Anca Iluia Pop “Criminal Liability of corporations – Comparative
Jurisprudence” đã đƣa ra đƣợc cái nhìn tồn diện về TNHS của pháp nhân theo
hƣớng so sánh các hệ thống pháp luật.
Ở Việt Nam, từ giai đoạn soạn thảo và ban hành Bộ luật Hình sự 1999, vấn
đề này đã đƣợc các nhà làm luật cũng nhƣ các nhà khoa học đề cập tới và xem xét
khả năng vận dụng vào pháp luật hình sự. Cho tới nay, đã có rất nhiều các bài báo
cũng nhƣ các bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
TS. Trịnh Quốc Toản, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có
nhiều bài báo trên các tạp chí nhƣ “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và mơ hình
lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam tƣơng lai” (Tạp chí Nhà nƣớc và pháp
luật, năm 2006); “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Thụy Sỹ”
(Tạp chí Kiểm sát, năm 2003); “Chuyên đề Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm
hình sự của pháp nhân trong luật hình sự một số nƣớc” (Thơng tin khoa học pháp lý
năm 2005). Sau đó, tác giả này cũng đã xuất bản sách chuyên khảo “Trách nhiệm
hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
năm 2011). Có thể nói, tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu vấn đề
TNHS của pháp nhân ở Việt Nam. Ngoài ra, một số tác giả khác nhƣ PGS. TS. Lê
Cảm, PGS. TS. Trần Văn Độ, Cao Thị Oanh,… cũng có có các bài tạp chí nghiên
cứu vấn đề này.
Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, khóa luận tốt
nghiệp cử nhân Luật ( Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của Trần Thị Thúy Kiều – năm
2005; Nguyễn Thị Anh Thƣ 2011) cũng nhƣ luận văn thạc sỹ (Luận văn thạc sỹ của
cơ Hồng Thị Tuệ Phƣơng) cũng đã đề cập và phân tích vấn đề này.
Các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã phần nào giúp các nhà khoa học luật
hình sự, các nhà làm luật có cái nhìn rõ nét hơn về TNHS của pháp nhân qua việc
phân tích tình hình thừa nhận vấn đề này tại các nƣớc khác cũng nhƣ thực trạng vi

phạm pháp luật của các pháp nhân hiện nay tại Việt Nam đang diễn ra theo chiều
hƣớng xấu, từ đó hƣớng đến việc thừa nhận và quy định TNHS của pháp nhân tại


4

Việt Nam. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu, khóa luận chỉ dừng ở mức mô tả sơ nét
về vấn đề TNHS của pháp nhân ở các nƣớc cũng nhƣ khả năng áp dụng tại Việt
Nam, chƣa phân tích và làm rõ hơn các vấn đề liên quan nhƣ các cơ sở truy cứu
TNHS của pháp nhân, phạm vi pháp nhân chịu TNHS, các tội phạm và hệ thống
hình phạt có thể áp dụng đối với pháp nhân.
2. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, mục đích của khóa luận là khái qt
chung về các lý luận liên quan đến TNHS của pháp nhân, lý giải sự cần thiết của
việc bổ sung chế định TNHS của pháp nhân vào BLHS, từ đó hƣớng đến việc xây
dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự nƣớc ta.
Với mục đích nghiên cứu trên, khóa luận đặt ra những nhiệm vụ cụ thể nhƣ
sau:
-

Xem xét, phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến TNHS, đến pháp nhân
để có nhận thức đúng đắn về TNHS của pháp nhân.

-

Nghiên cứu các quan điểm trên thế giới về TNHS của pháp nhân cũng nhƣ
quy định pháp luật của một số nƣớc và trong các Công ƣớc quốc tế về phịng
chống tội phạm về vấn đề này.

-


Phân tích thực trạng vi phạm pháp luật của các pháp nhân tại Việt Nam hiện
nay, những bất cập trong việc thừa nhận TNHS của pháp nhân cùng với
hƣớng giải quyết của các nhà khoa học luật hình sự trên thế giới, từ đó xem
xét đến sự cần thiết của việc đặt vấn đề TNHS tại Việt Nam.

-

Đề xuất các quy định liên quan đến TNHS đối với pháp nhân tại Việt Nam
nhƣ các cơ sở để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, phạm vi các pháp nhân
phải chịu trách nhiệm hình sự, các tội phạm mà pháp nhân có thể bị truy cứu
TNHS và hệ thống hình phạt có thể đƣợc áp dụng đối với pháp nhân.

3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử
dụng là giải thích, so sánh, tổng hợp để chọn lọc các tri thức khoa học, kinh nghiệm


5

trong và ngoài nƣớc. Việc sử dụng các phƣơng pháp này giúp tác giả có cái nhìn
tồn diện hơn về vấn đề TNHS của pháp nhân, từ đó có những hƣớng phân tích, đề
xuất một cách tồn diện, khách quan hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu và bố cục của khóa luận
Với những mục đích, nhiệm vụ của khóa luận đã đƣợc trình bày ở trên, vấn
đề TNHS của pháp nhân cần đƣợc xem xét một cách cụ thể để đƣa ra những kiến
nghị có tính khả thi và phù hợp hơn. Tuy nhiên, do những giới hạn về khả năng
cũng nhƣ thời gian nghiên cứu, khóa luận khơng đi sâu chi tiết tất cả các vấn đề liên
quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân mà chỉ tập trung phân tích sự cần thiết

của việc thừa nhận và quy định vấn đề này đối với pháp luật hình sự Việt Nam hiện
nay cũng nhƣ đƣa ra một số quy định của các quốc gia về vấn đề này. Từ đó, đề
xuất các kiến nghị về một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp
nhân đã đƣợc đề cập ở mục đích của khóa luận.
Cơ cấu của khóa luận đƣợc trình bày theo thứ tự các nhiệm vụ, mục đích
đƣợc đặt ra. Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận đƣợc chia thành hai chƣơng chính sau đây:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm hình sự của pháp
nhân.
Chƣơng 2: Vấn đề bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.


6

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
1.1

Khái niệm pháp nhân
Theo Điều 84 BLDS 2005, pháp nhân là một tổ chức đƣợc thành lập hợp

pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia các
quan hệ pháp luật một cách độc lập và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của
mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Định nghĩa pháp nhân theo pháp luật Việt
Nam gần giống với định nghĩa pháp nhân theo pháp luật các nƣớc khác nhƣ Anh,
Pháp, Trung Quốc.
Những dấu hiệu, đặc trƣng riêng để phân biệt pháp nhân với các tổ chức
khác chính là những điều kiện để một tổ chức đƣợc công nhận là một pháp nhân.
Điều 84 BLDS 2005 quy định có bốn điều kiện để một tổ chức đƣợc cơng nhận là

một pháp nhân, đó cũng chính là bốn dấu hiệu đặc trƣng của pháp nhân.
Thứ nhất, pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp. Điều kiện này
đƣợc đặt ra nhằm bảo đảm sự ra đời và hoạt động của pháp nhân không trái với
những quy định của pháp luật hoặc đi ngƣợc với những lợi ích của Nhà nƣớc và
tồn xã hội, giúp Nhà nƣớc kiểm soát sự ra đời của các pháp nhân một cách chặt
chẽ và hiệu quả hơn. Việc thành lập pháp nhân phải theo đúng trình tự, thủ tục
tƣơng ứng với quy định của pháp luật cho từng loại pháp nhân khác nhau. Pháp
nhân dựa theo khái niệm đã đƣợc đề cập ở trên là một thực thể pháp lý, tƣơng tự thể
nhân, đƣợc tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể trở thành
ngun đơn, hoặc bị đơn trƣớc Tịa án. Chính vì vậy, để thuận tiện trong việc kiểm
sốt sự tồn tại và bảo đảm các hoạt động của pháp nhân không trái với các điều kiện
kinh tế - xã hội, Nhà nƣớc đòi hỏi pháp nhân phải đƣợc “khai sinh” một cách hợp
pháp. Khi ra quyết định thành lập, thừa nhận hoặc cho phép thành lập pháp nhân,
Nhà nƣớc đã xem xét tất cả các điều kiện và nhận thấy rằng, tổ chức đó đáp ứng đầy
đủ các điều kiện để trở thành một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật và tự
chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Dấu hiệu này của pháp nhân cũng là một
luận cứ để chứng minh cho các quan điểm cho rằng các tổ chức có thể phải chịu


7

TNHS phải đƣợc Nhà nƣớc công nhận là một pháp nhân1, từ đó việc truy cứu
TNHS đối với pháp nhân, một tổ chức có tƣ cách pháp lý đầy đủ, trở nên thuận lợi
và chính xác hơn. Khi đƣợc thành lập một cách hợp pháp, nghĩa là những cá nhân
thành lập đã hoàn tất thủ tục “khai sinh” đối với pháp nhân, theo đó những thơng
tin, dữ liệu về pháp nhân đƣợc lƣu trữ tại các cơ quan nhà nƣớc sẽ giúp cho các cơ
quan tiến hành tố tụng thuận tiện hơn trong việc xác minh lý lịch của pháp nhân
phạm tội.
Thứ hai, pháp nhân là một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức chặt
chẽ ở đây đƣợc hiểu là pháp nhân có tính tổ chức về mặt hoạt động lẫn cơ cấu tổ

chức, nghĩa là pháp nhân là một tập thể ngƣời đƣợc sắp xếp theo một mơ hình tổ
chức nhất định, có mục đích chung, có hoạt động phù hợp với từng lĩnh vực hoạt
động cụ thể, nhƣ tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,… Theo đó, một tổ chức muốn
đƣợc coi là đáp ứng điều kiện này trƣớc hết phải tồn tại dƣới một hình thái tổ chức
nhất định phù hợp với mục đích, chức năng, lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó và
phải có một bộ máy hoạt động chặt chẽ bao gồm cơ quan điều hành, các bộ phận
chức năng,… có sự liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động của pháp nhân. Bên
cạnh đó, tất cả các thành viên phải hoạt động vì mục đích chung của pháp nhân,
phối hợp hỗ trợ nhau dƣới sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống của Ban lãnh đạo
pháp nhân. Cuối cùng, cơ cấu tổ chức của pháp nhân phải độc lập với tổ chức, cá
nhân khác, nghĩa là cơ cấu tổ chức cũng nhƣ sự tồn tại của pháp nhân không bị chi
phối bởi sự thay đổi về số lƣợng thành viên, các bộ phận của pháp nhân, khối lƣợng
tài sản của pháp nhân,… trừ một số trƣờng hợp đặc biệt khác do luật định. Dấu hiệu
này của pháp nhân rất quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội của pháp
nhân cũng nhƣ mong muốn, dự định thực hiện hành vi phạm tội này. Một pháp nhân
đƣợc thành lập với cơ cấu tổ chức rõ ràng, cụ thể sẽ giúp các cơ quan tƣ pháp dễ

1

Quan điểm này đƣợc thừa nhận và vận dụng trong BLHS Cộng hòa Pháp. Trái ngƣợc với quan điểm này,
các nhà khoa học luật hình sự của các quốc gia theo hệ thống thông luật ủng hộ quan điểm cần truy cứu
TNHS đối với các tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân vì trên thực tế, họ cũng có tài sản riêng và thực
hiện những hoạt động riêng để mang lại lợi nhuận cho mình, theo đó thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
và đƣơng nhiên có khả năng phải chịu TNHS. Các quan điểm về vấn đề này sẽ đƣợc phân tích kỹ hơn ở mục
1.4 Chƣơng 1 của khóa luận.


8

dàng xác định một hành vi phạm tội đƣợc bắt nguồn từ bộ phận nào của pháp nhân

hay bắt nguồn từ chính sự sai phạm của pháp nhân trong cơ cấu tổ chức.2
Thứ ba, pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản đó. Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản riêng của
chính pháp nhân đó, hoặc tài sản của nhà nƣớc tạm giao hoặc hỗ trợ để thực hiện
các chức năng phi lợi nhuận3. Nội dung thứ ba này bao gồm hai điều kiện độc lập
với nhau về mặt pháp lý và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là “có tài sản độc
lập” và “tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”4. Tài sản độc lập của pháp nhân là tiền
đề để pháp nhân tồn tại và pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình một cách độc lập. Điều này có nghĩa là các thành viên và cơ quan sang lập
không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân5 cũng nhƣ pháp nhân không chịu bất kỳ
trách nhiệm nào do ngƣời của pháp nhân thực hiện không nhân danh pháp nhân
hoặc phần giao dịch do ngƣời đại diện xác lập vƣợt quá phạm vi đại diện của pháp
nhân6. Dấu hiệu này của pháp nhân cũng đã đƣợc nhiều nhà khoa học của nhiều học
thuyết vận dụng khi thừa nhận là một trong các điều kiện để một tổ chức bị truy cứu
TNHS theo.7
Thứ tƣ, pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách
độc lập. Ba đặc điểm trên đã tạo nên sự độc lập của pháp nhân về mặt tổ chức cũng
nhƣ tài sản đối với các thành viên, từ đó dẫn đến tƣ cách chủ thể độc lập của pháp
2

Cơ cấu tổ chức của pháp nhân đƣợc các nhà khoa học trên thế giới vận dụng khi đƣa ra các quan điểm về cơ
sở truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Cụ thể nhƣ dấu hiệu này sẽ đƣợc sử dụng để xác định các cá nhân có
vai trị quan trọng trong việc đƣa ra các quyết định của pháp nhân theo học thuyết đồng nhất hóa. Mặt khác,
theo học thuyết văn hóa pháp nhân, dấu hiệu này cũng có thể giúp cho các cơ quan chức năng xác định đƣợc
hành vi phạm tội của cá nhân trong pháp nhân xuất phát từ sự cho phép ủy quyền của các cơ quan cấp cao
hay xuất phát từ chính sự sai lầm trong chính sách, cơ cấu tổ chức của pháp nhân. Vấn đề này sẽ đƣợc phân
tích cụ thể ở mục 1.3 Chƣơng 1 của khóa luận.
3
Tập bài giảng Những vấn đề chung về Luật dân sự, Trƣờng Đại học Luật TP HCM, Khoa Luật dân sự, năm
2009 – 2010, trang 159.

4
Phan Huy Hồng, Lê Nết, “Trách nhiệm tài sản của pháp nhân: hữu hạn hay vô hạn?”, Thông tin khoa học
pháp lý, số 6, năm 2005.
5
Khoản 3 Điều 93 BLDS 2005: “Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp
nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân thực hiện”.
6
Khoản 2, Điều 93 BLDS 2005: “Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; khong chịu
trách nhiệm thay cho nhân viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ do thành viên xác lập không nhân danh pháp
nhân”.
7
Các học thuyết về TNHS của pháp nhân tuy có những đặc điểm riêng nhƣng đều có chung quan điểm khi
quy định điều kiện để một pháp nhân có thể bị truy cứu TNHS là hành vi phạm tội của cá nhân trong pháp
nhân phải đƣợc thực hiện nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân. Vấn đề này sẽ đƣợc phân tích kỹ
hơn trong từng học thuyết về TNHS của pháp nhân tại mục 1.3 Chƣơng 1 của khóa luận.


9

nhân. Pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật nhân danh chính mình, sử dụng tên gọi
của pháp nhân khi đăng ký thành lập, không đƣợc lấy danh nghĩa của các thành viên
cũng nhƣ để cho các thành viên khác sử dụng danh nghĩa của mình tham gia quan
hệ pháp luật. Ngồi ra, pháp nhân cịn có tƣ cách tố tụng đầy đủ, có thể trở thành
nguyên đơn hay bị đơn trƣớc tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng. Hiện nay,
trong các quan hệ dân sự, hành chính, kinh doanh, thƣơng mại, các pháp nhân đều
tham gia với vai trị là một chủ thể có tƣ cách pháp lý độc lập và có thể trở thành
một trong các bên tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Nhƣ vậy, trong lĩnh vực hình sự, với tƣ cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân cần
đƣợc thừa nhận là có đầy đủ khả năng để tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự và
có thể trở thành bị cáo trƣớc tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Khi

đó, pháp nhân sẽ đƣợc xem nhƣ là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật hình
sự, theo đó có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định việc truy cứu TNHS đối với pháp
nhân là có thể thực hiện trên thực tế.
Khi các tổ chức đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu trên, về mặt pháp lý cũng nhƣ
thực tế đều đƣợc Nhà nƣớc cơng nhận là một pháp nhân, có đầy đủ tƣ cách pháp lý
để tham gia các quan hệ pháp luật, vì thế phải đƣợc đối xử nhƣ một cá nhân. Pháp
nhân trong quá trình hoạt động sẽ thu về những lợi nhuận cho mình, song song đó
cũng có thể thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật tƣơng tự cá nhân và gây ra
những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Chính vì vậy, với
những đặc điểm tạo nên một tƣ cách độc lập trong các quan hệ pháp luật của pháp
nhân, khả năng truy cứu TNHS đối với pháp nhân là có thể thực hiện đƣợc trên thực
tế.
1.2

Khái niệm trách nhiệm hình sự
Hiện nay, trong BLHS, nhà làm luật không định nghĩa về TNHS. Trong khoa

học pháp luật hình sự, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên,
quan điểm về TNHS đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận là: TNHS là một dạng của trách


10

nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những tác động pháp
lý bất lợi trước Nhà nước đối với hành vi phạm tội của mình8.
Với khái niệm về TNHS đƣợc định nghĩa nhƣ trên, có thể kết luận đƣợc
TNHS có những đặc điểm nhƣ TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, là một
dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, là trách nhiệm cá nhân của ngƣời phạm
tội đối với Nhà nƣớc, đƣợc xác định bằng trình tự đặc biệt đƣợc quy định trong Bộ
luật TTHS và đƣợc phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tịa án.

Trong giới hạn cho phép, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ những đặc
điểm liên quan đến khả năng truy cứu TNHS đối với pháp nhân hiện nay.
Thứ nhất, TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm. Đặc điểm
này của TNHS xuất phát từ nguyên tắc đƣợc quy định tại Điều 2 BLHS, theo đó
“chỉ ngƣời nào phạm một tội đã đƣợc BLHS quy định mới phải chịu TNHS”. Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội đƣợc luật
hình sự bảo vệ, gây tác động xấu đến sự phát triển bình thƣờng cũng nhƣ hoạt động
của xã hội. Chính vì vậy, mỗi hành vi phạm tội đều bị đe dọa phải gánh chịu TNHS
tƣơng xứng với hành vi đó. TNHS chỉ đặt ra đối với ngƣời phạm tội, là một chế tài
đặc trƣng riêng cho các hành vi bị coi là tội phạm theo quy định của BLHS, còn các
hành vi vi phạm pháp luật khác khơng bị coi là tội phạm thì khơng phải chịu TNHS.
Nhƣ vậy, hành vi phạm tội đƣợc thực hiện bởi pháp nhân trên cơ sở đặc điểm này
của TNHS cũng phải đƣợc xem xét và truy cứu theo quy định của BLHS và Bộ luật
Tố tụng Hình sự. Bởi vì, pháp nhân, theo phân tích ở phần trên thì có thể đƣợc xem
nhƣ là một chủ thể độc lập của TNHS, khi thực hiện hành vi phạm tội cũng phải
đƣợc xem xét truy cứu TNHS nhƣ cá nhân.
Thứ hai, TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất. Trách
nhiệm pháp lý bao gồm các trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách
nhiệm kỷ luật, TNHS…, trong đó TNHS có tính chất nghiêm khắc nhất. Mức độ
nghiêm khắc của TNHS đƣợc thể hiện ở việc ngƣời phạm tội sẽ phải chịu những tác
động bất lợi khi bị Nhà nƣớc kết án nhƣ phải chịu hình phạt, những biện pháp tƣ
pháp khác và mang án tích. Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế chủ yếu của luật hình
8

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm
2003, trang 164.


11


sự, tƣớc đi quyền tự do, quyền tài sản và thậm chí là quyền sống của ngƣời phạm
tội. Bên cạnh đó ngƣời phạm tội cịn phải chịu những biện pháp tƣ pháp khác nhƣ
giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng,… Đặc điểm này cũng
đã đƣợc các nhà khoa học ủng hộ TNHS pháp nhân viện dẫn khi cho rằng việc áp
dụng các trách nhiệm pháp lý khác không làm ngăn ngừa hay loại bỏ các hành vi vi
phạm pháp luật của pháp nhân9.
Bên cạnh đó, theo pháp luật Việt Nam và một số nƣớc, TNHS cịn có một
đặc điển khác “TNHS là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước Nhà nước”.
TNHS phải là trách nhiệm của cá nhân ngƣời phạm tội, không thể là trách nhiệm
tập thể của cả một gia đình nhƣ pháp luật thời phong kiến đã áp dụng. Điều này có
nghĩa là hiện nay, các nhà làm luật Việt Nam chỉ mới thừa nhận TNHS đối với cá
nhân mà chƣa quy định đối với pháp nhân.
Đặc điểm này của TNHS xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự
Việt Nam là nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, đƣợc quy định tại các Điều 1, Điều 2,
Điều 5, Điều 6, Điều 8, 12 BLHS. Theo đó, chỉ có các cá nhân mới phải chịu TNHS
đối với các hành vi đƣợc coi là tội phạm theo quy đinh của BLHS. Nguyên tắc này
phần nào đã hạn chế và bỏ lọt những tội phạm đƣợc thực hiện bởi pháp nhân.
Nguyên tắc này trƣớc đây cũng đƣợc nhiều hệ thống pháp luật thừa nhận nhƣ Nga,
Pháp (ở cuối thế kỷ XVIII) và Trung Quốc. Tuy nhiên, Pháp và Trung Quốc sau đó
đã thừa nhận TNHS của pháp nhân dựa trên thực tế là những hành vi phạm tội của
các tổ chức này có thể tinh vi hơn, nguy hiểm hơn và hậu quả của nó gây ra cũng có
thể nghiêm trọng hơn so với cá nhân. Theo luật hình sự Pháp, TNHS của pháp nhân
là một hình thức của TNHS cá nhân, nghĩa là tội phạm phải đƣợc thực hiện thông
qua một cơ quan hay một ngƣời đại diện của pháp nhân. Nguyên tắc trách nhiệm cá
nhân là một nguyên tắc trụ cột của luật hình sự Pháp và đƣợc áp dụng cho các cá
nhân cũng nhƣ pháp nhân10. Tuy nhiên, với tình hình vi phạm pháp luật của các
pháp nhân hiện nay, Pháp đã thừa nhận việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân
9

Điều này sẽ đƣợc phân tích cụ thể hơn trong phần các quy định về TNHS của pháp nhân của các nƣớc trong

Chƣơng 1 và trong phần phân tích sự cần thiết của việc quy định trách nhiệm này trong pháp luật Việt Nam ở
Chƣơng 2 của khóa luận.
10
Mark Pieth and Radha Ivory, “Corporate Criminal Liability – Emergence, Convergance and Risk”,
Springer 2011, trang 158.


12

nhƣng vẫn tôn trọng nguyên tắc trách nhiệm cá nhân khi chỉ truy cứu TNHS đối với
các hành vi phạm tội của pháp nhân đƣợc thực hiện bởi các cơ quan cũng nhƣ đại
diện của pháp nhân, những ngƣời mà về mặt pháp lý thể hiện ý chí, nhận thức của
pháp nhân. Nhƣ vậy, mặc dù là một nƣớc có hệ thống pháp luật tƣơng tự Việt Nam,
Pháp đã kịp thời thay đổi trong cách nhìn nhận về TNHS để thừa nhận việc truy cứu
TNHS đối với pháp nhân.
Trong giai đoạn hiện nay, khi tình trạng các pháp nhân vi phạm pháp luật
đang ngày càng phát triển theo chiều hƣớng xấu, vấn đề quy định TNHS đối với
pháp nhân ở Việt Nam đƣợc đặt ra, tuy nhiên vẫn đang gặp phải nhiều vƣớng mắc
bởi những quan điểm truyền thống. Chính vì vậy, để vấn đề TNHS của pháp nhân
đƣợc thừa nhận và hồn thiện trong hệ thống pháp luật hình sự, Việt Nam cần thay
đổi cách nhìn nhận về chủ thể chịu TNHS, theo đó trƣớc mắt cần thay đổi quan
điểm TNHS chỉ áp dụng đối với cá nhân.
Quan điểm của Việt Nam về những đặc điểm của TNHS có một số điểm
khác biệt so với các quốc gia khác và chính những sự khác biệt này tạo ra những sự
khác nhau về quan điểm trong vấn đề quy định TNHS đối với pháp nhân. Cụ thể
hơn, Việt Nam quy định TNHS chỉ áp dụng đối với các hành vi đƣợc coi là tội
phạm theo BLHS và đƣợc thực hiện bởi cá nhân. Theo BLHS, hành vi đƣợc coi là
tội phạm phải là hành vi đƣợc thực hiện trên thực tế và phải đƣợc thực hiện với yếu
tố lỗi của cá nhân. Điều này đã gây ra những hạn chế nhất định khi Việt Nam muốn
quy định TNHS đối với pháp nhân. Theo quan điểm này, pháp nhân chỉ là một hƣ

cấu pháp lý, khơng có ý chí và nhận thức riêng nhƣ đối với cá nhân, từ đó dẫn đến
không thể buộc phải nhân phải chịu TNHS khi không thể chứng minh pháp nhân đã
có ý thức về hành vi phạm tội và mong muốn hay vô ý để hành vi phạm tội đó xảy
ra. Đối với các quốc gia khác, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân đƣợc thừa
nhận dễ dàng hơn dựa trên sự thừa nhận cách hiểu về tội phạm rộng hơn, bao quát
hơn của Việt Nam. Các quốc gia khác thừa nhận nguyên tắc tội phạm phải bao gồm
hành vi khách quan và yếu tố chủ quan bên cạnh việc chấp nhận một số tội phạm
chỉ yêu cầu hành vi khách quan và không đòi hỏi việc chứng minh yếu tố lỗi.
Nguyên nhân chủ yếu là do trên thực tế có một số hành vi phạm tội khơng thể
chứng minh đƣợc ý chí, mong muốn của chủ thể thực hiện tội phạm, chính vì vậy


13

nếu vẫn theo nguyên tắc truyền thống có thể dẫn đến việc bỏ sót tội phạm. 11 Anh,
Canada và nhiều quốc gia chấp nhận TNHS của pháp nhân thừa nhận và quy định
cách thức truy tội khách quan đối với một số loại tội phạm12.
Tóm lại, nhằm đáp ứng các địi hỏi cần phải có một biện pháp pháp lý
nghiêm khắc để áp dụng cho pháp nhân xuất phát từ nhu cầu thực tế, các nhà khoa
học luật Hình sự nói riêng và các nhà làm luật nói chung cần có một cách hiểu rộng
hơn, khái quát hơn về TNHS. Nhƣ vậy, TNHS đối với pháp nhân mới có thể dần
dần đƣợc chấp nhận và đƣợc áp dụng tại Việt Nam. Chính vì thế, điều đầu tiên
trƣớc khi áp dụng quy định TNHS đối với pháp nhân tại Việt Nam, quan điểm về
TNHS cần phải đƣợc thay đổi để phù hợp hơn với các vấn đề đƣợc đặt ra khi quy
định TNHS đối với pháp nhân. Khi đã có cái nhìn bao quát hơn về TNHS, những
nội dung liên quan đến việc truy cứu TNHS của pháp nhân nhƣ cơ sở để xác định
TNHS của pháp nhân, các pháp nhân nào phải chịu TNHS, các tội phạm cũng nhƣ
hình phạt có thể đƣợc quy định đối với pháp nhân sẽ đƣợc nhìn nhận một cách linh
hoạt hơn.
1.3


Các học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Theo quan điểm pháp luật hình sự truyền thống của một số nƣớc, một hành

vi đƣợc coi là tội phạm phải luôn bao gồm hai thành tố là hành vi khách quan và
yếu tố lỗi (mặt chủ quan). Pháp nhân đƣợc xem là một hƣ cấu pháp lý, khơng có
những đặc điểm về mặt nhận thức nhƣ cá nhân. Chính vì vậy, khi quy định TNHS
đối với cá nhân, điều quan trọng mà các nhà khoa học cần nghiên cứu, tìm hiểu
chính là cách thức để xác định hành vi phạm tội của pháp nhân cũng nhƣ nhận thức
của pháp nhân về hành vi phạm tội đó, từ đó có thể truy cứu TNHS đối với pháp
nhân. Trên thế giới hiện nay, đã xuất hiện nhiều học thuyết về TNHS của pháp nhân
với những nét đặc trƣng riêng, phân tích những trƣờng hợp pháp nhân phải chịu
11

Mary Charman, Bobby Vanstone, Liz Sherratt, “As Law”, Willan Publishing, Fourth Edition, trang 211.
Xem thêm “Corporate culture as a basis for the Criminal Liability of corporations”, Prepared by Allens
Athur Robinson for the United Nations Special Respresentative of the Scretary – General on Human Rights
and Business, 2008. Truy tội khách quan ở đây là hình thức truy cứu TNHS đối với một tội phạm mà khơng
địi hỏi có tồn tại yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ Mục 42 (1) (b) của Luật Giao
thông đƣờng bộ” (Road Traffic Act) năm 1988 của Anh cấm sử dụng các loại xe ô tô không đúng theo những
địi hỏi an tồn của pháp luật. Tịa án chỉ quan tâm đến hành vi của các chủ thể phạm tội chứ không quan tâm
tới việc ngƣời sử dụng ơ tơ đó có biết tình trạng khơng an tồn của xe khơng.
12


14

TNHS. Dƣới đây là ba học thuyết tiêu biểu và cơ bản đƣợc nhiều quốc gia thừa
nhận.
1.3.1 Học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious Liability)

Trách nhiệm thay thế là khái niệm đƣợc hình thành trong lĩnh vực bồi thƣờng
thiệt hại (Tort Law) của Luật dân sự, đƣợc hiểu là một ngƣời phải chịu trách nhiệm
cho một hành vi gây thiệt hại (không phải vi phạm hợp đồng) đƣợc thực hiện bởi
một ngƣời khác. Cụ thể hơn trong Luật dân sự, trách nhiệm thay thế buộc ngƣời chủ
phải chịu trách nhiệm cho những hành vi gây thiệt hại của ngƣời khác (thƣờng là
nhân viên của họ) mặc dù ngƣời chủ đó khơng thực hiện những hành vi có lỗi.
Trong đó, ngƣời chủ bị “gán” trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm pháp luật
do nhân viên, ngƣời làm công của họ thực hiện trong thời gian lao động. Yếu tố
trong thời gian lao động là rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm đối với
ngƣời chủ.13
Kế thừa những đặc điểm trên của trách nhiệm thay thế trong luật dân sự, các
nhà khoa học luật hình sự đã chứng minh đƣợc sự thích hợp, tính khả thi khi áp
dụng học thuyết này trong Luật hình sự. Đƣợc xem là học thuyết lâu đời hơn các
học thuyết khác14, học thuyết trách nhiệm thay thế đƣợc hiểu là quy trách nhiệm lên
ngƣời đứng đầu, ngƣời chủ về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên hay
ngƣời làm công hay các đại lý.
Hiện nay, trách nhiệm thay thế đƣợc chia thành hai loại:
-

Thứ nhất, là loại trách nhiệm thay thế chặt chẽ (Strict vicarious liability).
Trong đó, pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với những tội phạm do đại lý
hay nhân viên thực hiện, không quan tâm đến pháp nhân đã có những biện
pháp nào khác để ngăn chặn cũng nhƣ ứng phó đối với các hành vi vi phạm
pháp luật của các cá nhân hay không. Hiện nay, loại trách nhiệm này đang

13

truy cập ngày 03/7/2013.
Học thuyết này xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào những năm 1840 khi các tòa án nƣớc này tiến hành truy
cứu TNHS đối với pháp nhân thực hiện các loại tội phạm khơng địi hỏi yếu tố lỗi. Học thuyết này cũng đánh

dấu sự phát triển ban đầu của vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân.
14


15

phát triển và đƣợc áp dụng trong Luật liên bang Hoa Kỳ và Nam Phi 15. Theo
đó, pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với các tội phạm do các đại lý hay
nhân viên thực hiện, bất chấp thứ bậc hay vai trò của họ trong pháp nhân hay
những cố gắng của pháp nhân để ngăn ngừa hành vi của cá nhân. Tuy nhiên,
các hành vi phạm tội này phải vì lợi ích của pháp nhân và trong phạm vi
nhiệm vụ của họ.
-

Thứ hai, là loại trách nhiệm thay thế hạn chế (Qualified vicarious liability).
Loại trách nhiệm này “gán” trách nhiệm cho pháp nhân về các tội phạm mà
các nhân viên cũng nhƣ các đại lý thực hiện nếu những biện pháp mà pháp
nhân thực hiện không đủ để ngăn ngừa và ứng phó đối với những hành vi
phạm tội này. Hiện nay, loại trách nhiệm này đƣợc pháp luật Anh thừa nhận
và áp dụng đối với các tội phạm khơng địi hỏi yếu tố lỗi. Bên cạnh đó pháp
nhân có thể tránh đƣợc trách nhiệm này nếu họ chứng minh đƣợc rằng họ đã
có những nỗ lực để phịng ngừa các hành vi phạm tội do nhân viên và đại lý
thực hiện.
Tóm lại, trong cả hai loại trách nhiệm thay thế nói trên, trách nhiệm pháp lý

gián tiếp đối với hành vi phạm tội của nhân viên hay các đại lý chỉ đƣợc “gán” cho
pháp nhân khi thỏa mãn các điều kiện sau:
-

Thứ nhất, giữa các nhân viên cũng nhƣ các đại lý với pháp nhân phải tồn tại

mối quan hệ trong đó, nhân viên cũng nhƣ các đại lý phải hoạt động trong
phạm vi quyền hạn của mình và thực hiện các nhiệm vụ pháp nhân đề ra.

-

Thứ hai, các hành vi do nhân viên, ngƣời làm công cũng nhƣ đại lý thực hiện
phải vì lợi ích của pháp nhân.
Nhìn chung, các quy định về trách nhiệm thay thế có những đặc điểm riêng

của nó. Trách nhiệm thay thế giúp việc khắc phục hậu quả khi có một tội phạm xảy
ra đƣợc thực hiện dễ dàng hơn. Khi vấn đề TNHS đƣợc đặt ra kéo theo là việc khắc
phục những hậu quả mà nó mang lại và với những đặc điểm về tài chính của pháp
nhân, khả năng khắc phục sẽ cao hơn khi quy TNHS cho cá nhân. Theo đó, việc quy
15

Celia Wells, “Criminal responsibility of legal persons in common law jurisdictions”; Paper prepared for
OECD Anti – Corruption Unit; Working Group on Bribery in International Business transactions, Paris 4 th
October 2000, trang 4.


16

TNHS cho pháp nhân sẽ làm pháp nhân ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong
việc quản lý, điều hành các hoạt động của mình. Mặt khác, loại trách nhiệm này làm
tăng khả năng chịu TNHS của pháp nhân. Cụ thể nhƣ đối với trách nhiệm thay thế
chặt chẽ (Strict vicarious liability), pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với tất cả
hành vi phạm tội do nhân viên cũng nhƣ đại lý của mình gây ra. Điều này có vẻ
khơng cơng bằng và hợp lý khi khơng tính đến vị trí, vai trị cũng nhƣ trách nhiệm
của họ trong pháp nhân. Hành vi của những ngƣời đứng đầu hoặc có vai trò quan
trọng trong pháp nhân sẽ phản ánh những mong muốn của pháp nhân nhiều hơn đối

với những nhân viên chỉ hành động theo sự hƣớng dẫn của những cấp trên. Chính vì
thế, việc quy định trách nhiệm đối với pháp nhân nhƣ trong loại trách nhiệm thay
thế này có phần khơng hợp lý. Đối với loại trách nhiệm thay thế hạn chế (qualified
vicarious liability), học thuyết này chỉ áp dụng đối với các loại tội phạm không cần
chứng minh yếu tố lỗi và nhƣ vậy đã giới hạn phần nào những loại tội phạm mà
pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm vì số lƣợng tội phạm này khá nhỏ16. Nhƣ
vậy, học thuyết trách nhiệm thay thế đã tạo ra phạm vi khá rộng trong trƣờng hợp
áp dụng trách nhiệm thay thế chặt chẽ (Strict vicarious liability) và thu hẹp phạm vi
các tội phạm mà pháp nhân có thể chịu khi áp dụng trách nhiệm thay thế hạn chế
(Qualified vicarious liability).
Với những đặc điểm trên, học thuyết thay thế đƣợc xem là học thuyết mang
lại những vấn đề lý luận đầu tiên của pháp nhân. Tại thời điểm tồn tại học thuyết
này ở một số quốc gia trên thế giới, các quốc gia chủ yếu áp dụng học thuyết này để
truy cứu TNHS đối với các tội phạm không yêu cầu yếu tố lỗi của hành vi phạm tội
cũng nhƣ nhận ra đƣợc sự hạn chế của học thuyết này trong việc truy cứu TNHS đối
với các tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng tại thời điểm đó17. Từ đó,
việc nghiên cứu tìm ra các học thuyết khác để có thể hồn thiện cơ sở truy cứu
TNHS đối với pháp nhân luôn đƣợc các nhà khoa học quan tâm.

16

Markus Wagner, “Coporate Criminal Liability National and International Responses”, Background paper
for the International Society for the Reform of Crminal Law 13th International Conference Commercial and
Financial Fraud: A Comparative Perspective, Malta, 8-12 July 1999, trang 2.
17
Các quốc gia theo hệ thống thông luật dần dần không thừa nhận học thuyết này. Pháp luật hình sự Anh
cũng chỉ thừa nhận học thuyết này khi truy cứu TNHS đối với pháp nhân thực hiện các tội phạm không yêu
cầu chứng minh yếu tố lỗi.



17

1.3.2 Học thuyết đồng nhất hóa (Identification Doctrine)
Với những hạn chế mà học thuyết trách nhiệm thay thế mang lại nhƣ phạm vi
các tội phạm mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS bị thu hẹp lại ở những tội khơng
địi hỏi yếu tố lỗi, năm 1940, pháp luật Anh bắt đầu dự liệu một phƣơng án khác
khả quan hơn để quy TNHS đối với pháp nhân về những tội nhƣ trộm cắp, gian lận,
giết ngƣời18. Để đạt đƣợc mục đích này, các tịa án Anh đã nghiên cứu và phát triển
học thuyết Alter Ego, còn đƣợc gọi là học thuyết đồng nhất hóa mà trong đó hành vi
của một số ngƣời quan trọng của công ty (certain key personnel) đƣợc cho là hành
vi của công ty (chứ không phải chỉ là đại diện cho công ty nhƣ trong thuyết trách
nhiệm thay thế)19. Theo đó, nhân viên đƣợc chia thành những ngƣời đại diện cho
“bộ não” của pháp nhân và những ngƣời thực hiện nhiệm vụ của mình nhƣ những
bộ phận “tay, chân” của pháp nhân.
Học thuyết đồng nhất hóa bắt nguồn từ phán quyết trong vụ việc Lennard’s
Carrying Company Ltd v. Asiatic Petroleum Company Ltd năm 191520. Đây là một
quyết định nổi tiếng của Thƣợng Nghị Viện Anh đối với việc truy cứu TNHS đối
với pháp nhân. Quyết định mở rộng phạm vi nghiên cứu dựa trên quyết định trong
vụ Salomon v. Salomon & company và lần đầu tiên đƣa ra học thuyết đồng nhất hóa
(“alter ego”).
Cơng ty vận chuyển Lennard là chủ sở hữu của một con tàu vận chuyển hàng hóa cho cơng
ty Asiatic Petroleum. Con tàu chìm và số hàng bị thất thốt bởi sự bất cẩn của ông
Lennard, giám đốc điều hành của công ty quản lý con tàu, trong việc vi phạm Luật vận
chuyển hàng hóa 1894. Cơng ty Asiatic Petroleum kiện cơng ty Lennard’s Carrying bởi sự
bất cẩn đó.
Điều 502 Của Luật Vận chuyển hàng hải năm 1894 quy định “ngƣời chủ của con tàu biển
của Anh có thể khơng phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra nằm ngoài nhận
thức và lỗi của anh ta khi hàng hóa đƣợc chất lên tàu bị thất thoát hay bị thiệt hại vì lý do
hỏa hoạn trên tàu”.


18

Celia Wells, tlđd (15), trang 5.
Celia Wells, tlđd (15), trang 5.
20
Lennard’s Carrying Company Ltd v. Asiatic Petroleum Company Ltd, (1915) A.C.705.
19


18

Vấn đề đƣợc đặt ra trong vụ việc này là ai là ngƣời phải chịu trách nhiệm đối với số hàng
hóa bị thất thốt vì ngƣời chủ của con tàu trong trƣờng hợp này là một pháp nhân và khó có
thể xác định đƣợc lỗi và nhận thức của nó theo quy định của đạo luật trên.
Trong vụ việc này, một lơ hàng chứa xăng bị thất thốt do hỏa hoạn xảy ra bởi tình trạng
khơng thể đi biển đƣợc vì thiếu những thiết bị an tồn nhất định của con tàu ( cụ thể là nồi
hơi của con tàu thiếu những điều kiện an toàn nhất định). Chủ tàu trong vụ việc này là một
công ty TNHH và ngƣời quản lý tàu lại là một công ty TNHH khác. Giám đốc điều hành
của công ty quản lý con tàu cũng là ngƣời trực tiếp thực hiện việc quản lý con tàu theo nhƣ
đăng ký với các cơ quan chức năng và đóng vai trị chủ động trong việc quản lý con tài trên
danh nghĩa của chủ tàu. Anh ta biết và có đủ khả năng để biết đƣợc những điều kiện không
thuận lợi của những nồi hơi của con tàu nhƣng lại khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào cũng nhƣ
không thực hiện biện pháp nào để ngăn ngừa việc con tàu vẫn theo đúng lộ trình mặc cho
sự thiếu sót của nó. Phán quyết của vụ việc này xác định rằng chủ tàu đã thất bại trong việc
chứng minh những thiệt hại xảy ra nằm ngoài khả năng nhận thức cũng nhƣ lỗi của họ.
Theo nhận định của các thẩm phán trong vụ việc này, pháp nhân là một thực thể trừu
tƣợng, những hành động và nhận thức của nó đƣợc tìm thấy ở những ngƣời thật sự đƣợc
xem nhƣ là những nhận thức, quyết định mang tính trực tiếp của pháp nhân. Những ngƣời
này có thể là ban giám đốc hoặc những ngƣời đƣợc chỉ định bởi các công đông trong cuộc
họp hội đồng cổ đông. Nhƣ vậy, trong vụ án này, tuy khơng biết vị trí của ông Lennard

trong pháp nhân nhƣng theo giấy đăng ký tàu biển, đây là ngƣời đại diện cho chủ tàu, đƣợc
xem nhƣ là ngƣời đại diện cho pháp nhân, thay mặt pháp nhân trong việc ra các quyết định
liên quan đến hoạt động của pháp nhân. Phán quyết của vụ việc này làm nền tảng cho việc
truy cứu TNHS đối với pháp nhân khi hành vi và nhận thức của những ngƣời đƣợc xem là
directing mind của pháp nhân đƣợc xem là hành vi và nhận thức của pháp nhân.

Một vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết vụ án là liệu có thể đồng nhất
hóa hành vi của giám đốc với hành vi của công ty hay không. Trong vụ án này,
Thƣợng nghị viện Anh đã đặt ra một nguyên tắc chung để quy lỗi cho pháp nhân,
nguyên tắc “directing mind”21 và cho rằng Lennard chính là “directing mind” của
công ty, dẫn đến hành vi vi phạm của Lennard chính là hành vi của cơng ty. Theo

21

Markus Wagner, tlđd (16), trang 3. Thuật ngữ “directing mind” ở đây đƣợc hiểu là những ý thức, nhận
thức trực tiếp, chỉ đạo các hoạt động của pháp nhân. Những ý chí này thƣờng gắn liền với bộ phận các nhà
điều hành cấp cao của công ty, những ngƣời mà hành vi của họ có thể liên quan, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt
động của cơng ty. Tuy nhiên, do khơng tìm đƣợc thuật ngữ tiếng việt tƣơng ứng, từ đây tác giả xin đƣợc phép
sử dụng thuật ngữ “directing mind” để tránh trƣờng hợp hiểu sai nghĩa của từ. Trong các bài nghiên cứu
khác, khái niệm này còn đƣợc dùng với thuật ngữ “directing mind and will”. Để tránh nhầm lẫn, từ phần này
của khóa luận sẽ chỉ dung một thuật ngữ là “directing mind” để nói đến nhóm chủ thể trên.


19

đó, hành động và nhận thức của một số “directing mind” đƣợc xem nhƣ là hành
động và nhận thức của pháp nhân và trong trƣờng hợp này, pháp nhân chịu trách
nhiệm trực tiếp thay vì trách nhiệm gián tiếp nhƣ học thuyết trách nhiệm thay thế22.
Phán quyết này đã mở ra một hƣớng mới về TNHS của pháp nhân và thúc đẩy việc
nghiên cứu của các nhà khoa học luật hình sự trong việc dựa trên học thuyết đồng

nhất hóa để quy trách nhiệm đối với các tội phạm nghiêm trọng và đòi hỏi phải
chứng minh yếu tố lỗi.
Sau phán quyết của vụ án Lennard’s Carrying Company Ltd v. Asiatic
Petroleum Company Ltd, vấn đề xác định nhận thức và hành vi của pháp nhân cũng
đƣợc các thẩm phán của Anh quan tâm và xem xét. Thẩm phán Denning trong phiên
phúc thẩm vụ án Bolton (Engineering) Co. Ltd. v T. J. Graham & Sons Ltd (1957)
cho rằng “Một cơng ty có thể đƣợc liên tƣởng nhƣ một cơ thể ngƣời với một bộ não,
trung tâm thần kinh kiểm soát hành động của nó và những cánh tay nắm giữ các
cơng cụ. Khả năng nhận thức (state of mind) của những nhà quản lý đại diện cho
những ý nghĩ trực tiếp của công ty đƣợc điều chỉnh trong luật nhƣ là của chính cơng
ty đó”. Nhƣ vậy, những phán quyết của tịa án Anh trong giai đoạn này đã chứng
minh đƣợc khả năng của việc xác minh hành vi và lỗi của pháp nhân, là nền tảng
cho các nhà khoa học luật hình sự hƣớng đến việc truy cứu TNHS đối với pháp
nhân mà không bị cản trở bởi quan điểm pháp nhân không thể thực hiện hành vi
trên thực tế cũng nhƣ khơng thể nhận thức đƣợc hành vi của mình.
Học thuyết đồng nhất hóa chính thức đƣợc thừa nhận trong pháp luật hình sự
Anh từ sau phán quyết của vụ án Tesco Supermartket Ltd v Nattrass. Phán quyết
của vụ án này đã giới hạn lại một số ngƣời cụ thể quan trọng đối với pháp nhân.
22

Về các học thuyết TNHS đối với pháp nhân, theo các thẩm phán trong vụ việc này cũng nhƣ một số nhà
khoa học khác, trách nhiệm thay thế đƣợc xem nhƣ là trách nhiệm gián tiếp khi buộc pháp nhân phải chịu
trách nhiệm cho hành vi phạm tội của nhân viên. Theo đó, hành vi phạm tội là của nhân viên nhƣng ngƣời
chịu TNHS lại là pháp nhân. Bên cạnh đó, học thuyết đồng nhất hóa đƣợc xem nhƣ là học thuyết quy trách
nhiệm trực tiếp đối pháp nhân khi cho rằng hành vi, nhận thức của những cá nhân đƣợc xem nhƣ “directing
mind” của pháp nhân đã đƣợc đồng nhất hóa với pháp nhân, theo đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm cho
chính hành vi và nhận thức của mình. Tuy nhiên, quan điểm của một số nhà khoa học nhƣ Vanja- Ivan Savic
trong bài viết “Pháp nhân có thể trở thành chủ thể của tội phạm nhƣ thế nào? Phân tích các quan điểm pháp
lý khác nhau về TNHS của pháp nhân” trong Tạp chí pháp luật và phát triển, lại cho rằng hai học thuyết này
đều thuộc nhóm học thuyết truy cứu trách nhiệm gián tiếp đối với pháp nhân. Theo ông, đối với hai học

thuyết này, điều quan trọng là xác định hành vi của cá nhân và mối liên hệ giữa cá nhân và pháp nhân, từ đó
quy trách nhiệm đối với pháp nhân chứ pháp nhân không chịu trách nhiệm bởi chính những sai phạm của
mình trong các chính sách, cơ cấu tổ chức.


×