TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA: LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
BỘ MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
------------------1996------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÀT
TI’. HÓCHI MINH
BÀI TIỂU LUẬN
Chủ đề: Nội dung trái pháp luật và hướng xử lý của các
văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật ở trung ương.
Đinh
Sinh
viênHoài
thựcPhi
hiện:
Nguyễn Minh Quân
Võ Hoàng Nhân
HC44A3
Lớp:
Trầnviên
Thịbộ
Ánh
Minh
Giảng
môn:
/
Ar
//
k
1
LỜI NĨI ĐẦU
Trong những năm gần đây hàng nghìn văn bản trái pháp luật được ban hành. Năm
2021, tính đến ngày 22/05/2021 đã có 660 văn bản trái pháp luật, cho thấy vấn đề này
đang ở mức độ báo động. Song đã có nhiều chế tài xử lí những trường hợp ban hành
văn bản trái pháp luật này tuy nhiên khơng mấy khả quan và khơng có động thái giảm.
Lý do gặp phải khi ban hành văn bản trái pháp luật thường đổ lỗi là do đánh máy. Ban
hành sai, rồi lại ban hành hủy bỏ, thu hồi hoặc sửa đổi cái sai. Nhưng hệ quả vẫn chưa
chấm dứt hoàn toàn.
Khiến những người ảnh hưởng bởi cái sai của văn bản nói chung và người dân nói
riêng khơng khỏi hoang man lo lắng, sự tín nhiệm vào hệ thống pháp luật bị giảm sút.
Nhóm tác giả nhận thức và thấy rõ tình trạng của vấn đề trên, quyết định nghiên cứu
phân tích, làm sáng tỏ và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương bị sai
pháp luật ảnh hưởng đến các chủ thể bị tác động do văn bản ban hành.
Thực tiễn cho thấy các văn bản trái pháp luật ngày càng nhiều cần có nhiều giải pháp
triệt để nghiêm khắc hơn, để xóa bỏ tình trạng này.
Phân tích các điểm sai trong các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, đồng thời
đưa ra các hậu quả những văn bản sai đó ảnh hưởng một cách trực quan là bước đầu để
cho các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể thấy rõ được các lỗi và sự
nguy hại tiềm ẩn của những văn bản sai đó để lấy kinh nghiệm cho những văn bản sau
này tránh sai sót ở mức thấp nhất có thể.
Kèm theo đó là nhóm tác giả đưa ra các giải pháp và các chế tài nhằm hạn chế tối đa
và để những người ban hành văn bản phải có trách nhiệm trong cái sai của mình.
2
Mục lục
LỜI NĨI ĐẦU.............................................................................................................2
I. Thực trạng & phân tích các điểm sai của những văn bản trái pháp luật....................4
1.1. Thực trạng.........................................................................................................4
1.2. Phân tích các văn bản trái pháp luật..................................................................4
1.3. Lý do chung......................................................................................................7
II. Những hậu quả của các văn bản đó ảnh hưởng đến đời sống xã hội.......................7
III. Hướng đi, giải pháp, và xử lí trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn
bản
trái pháp luật.................................................................................................................. 8
111.1. Hướng đi và giải pháp.....................................................................................8
111.2. Xử lí trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật....8
IV. Kết Luận:...............................................................................................................9
Phụ lục......................................................................................................................... 11
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................11
Văn Bản Phân Tích......................................................................................................11
I. Thực trạng & phân tích các điểm sai của những văn bản trái pháp luật.
1.1.
Thực trạng
Bộ Tư pháp cho biết: Trong nhiệm kỳ, từ năm 2016 đến ngày 15/5/2021, Bộ Tư pháp
đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền được 25.193 văn bản (gồm 3.277 văn bản của
các bộ, cơ quan ngang bộ, 21.916 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh). Kết quả đã
phát hiện và kết luận 660 văn bản có quy định trái pháp luật (gồm 108 văn bản của cơ
quan cấp bộ và 552 văn bản của chính quyền cấp tỉnh); đã xử lý được 575/660 văn bản
(chiếm 87.12%); còn 85/660 văn bản đang trong quá trình xử lý.
Riêng năm 2020, Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra 5.161 văn bản (gồm 459 văn bản
của các bộ, cơ quan ngang bộ, 4.702 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh); đã phát
hiện và kết luận 68 văn bản có quy định trái pháp luật (06 văn bản của cơ quan cấp bộ
và 62 văn bản của chính quyền cấp tỉnh).
Nhiều văn bản pháp luật chưa kịp áp dụng đã phải thu hồi hoặc bị bãi bỏ gây ra những
tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, gây bức xúc trong dư
luận xã hội. Hàng nghìn văn bản trái luật ban hành khiến đời sống xã hội ở các lĩnh
vực bị tác động một cách tiêu cực, niềm tin vào hệ thống văn bản pháp luật bị lung lay.
Đối với công tác kiểm tra xử lý văn bản, hiện cả nước có 23.000 cơ quan có trách
nhiệm nhưng hoạt động của hệ thống chưa đều, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa
thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản. Việc phát hiện
văn bản trái pháp luật chưa kịp thời, thậm chí có khi ban hành, gây tác hại rồi mới phát
hiện và xử lý, có trường hợp phát hiện chậm, xử lý cũng chậm.. .khiến cho dư luận xơn
xao và bức xúc.
Địi hỏi cần xử lý trắc nhiệm tổ chức cá nhân ban hành văn bản trái luật.
1.2.
Phân tích các văn bản trái pháp luật
Có bốn loại sai thường thấy, đó là sai về thẩm quyền nội dung của các quy định, sai về
căn cứ pháp lý, sai về thể thức kỹ thuật và sai về trình tự thủ tục.
Một số văn bản trái pháp luật được nhóm tác giả tra cứu và tham khảo tài liệu từ nhiều
nguồn nhầm phân tích làm rõ sự sai trái của các văn bản quy phạm pháp luật đó:
Nghị định 111/2013 của Bộ Tài chính và Nghị định 65/2013 có sự mâu thuẫn với Luật
thuế thu nhập cá nhân 2007, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân về điều kiện
miễn thuế khi chuyển nhượng nhà ở hoặc quyền sử dụng đất cụ thể như sau:
Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 chỉ quy định một điều kiện để được miễn thuế là nhà
ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất khi chuyển nhượng. Tuy nhiên Thông tư 111/2013
của Bộ Tài chính và Nghị định 65/2013 đã đặt thêm một loạt điều kiện mới để được
miễn thuế khi chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất như: - Phải có
quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tối thiểu 183 ngày. (điểm b khoản 2 Điều 4
Nghị định 65/2013). - Phải chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, quyền sử dụng đất ở. (điểm
c khoản 2 Điều 4 Nghị định 65/2013). - Quy định chuyển nhượng nhà ở, cơng trình
xây dựng trong tương lai duy nhất không được miễn thuế khi chuyển nhượng. (điểm
b.3 khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013 của bộ Tài chính). Tất cả các quy định trên của
Nghị định 65/2013 và Thông tư 111/2013 đều trái với Luật thuế thu nhập cá nhân
2007 được “quy định chi tiết thi hành”.
Thông tư số 32/2016 do Ngân hàng nhà nước ban hành trái với bộ luật dân sự 2015 và
bộ luật tố tụng hình sự 2015 chi tiết như sau:
Điều 11 Thông tư số 32/2016 do Ngân hàng Nhà nước ban hành nêu "đối tượng được
mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng chỉ gồm cá nhân và pháp nhân". Bộ luật dân sự
2015 quy định chỉ có hai chủ thể cá nhân, pháp nhân và khơng có chủ thể thứ ba. Thực
tế có những khách hàng của ngân hàng như tập đồn, tổng cơng ty, doanh nghiệp tư
nhân, gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân, cũng không phải
là chủ thể nhưng không được phép loại bỏ, điều này được quy định rõ trong Luật
doanh nghiệp. Cịn Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ghi rất rõ, khi giao dịch, khi kiện cáo
thì chủ doanh nghiệp là đại diện chứ không phải doanh nghiệp.
Thông tư số 83/2016/TT-BTC có một số nội dung trái với Luật Đầu tư và Nghị định số
118/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, các dự án đầu tư mới chỉ được hưởng ưu đãi khi đáp ứng điều kiện về lĩnh vực
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định của Luật Thuế TNDN,
không được hưởng ưu đãi nếu đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề ưu đãi
đầu tư
được quy định tại Luật Đầu tư và Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy
định tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
Đồng thời, Thông tư nêu trên chỉ quy định ưu đãi đối với các dự án đầu tư được cấp
phép từ ngày 1/7/2015, không ưu đãi theo Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐCP đối với các dự án đầu tư được cấp phép trước ngày 1/7/2015 (ngày Luật Đầu tư có
hiệu lực).
Như vậy, Thơng tư số 83/2016/TT-BTC đã vơ hiệu hóa các ưu đãi mới quy định tại
Luật Đầu tư về lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo hướng tiếp tục khuyến khích các dự án có
cơng nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
ngun, khống sản, đất đai, ... và các quy định về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong
trường hợp thay đổi pháp luật.
Điều 14 của Thông tư 46 Bộ LĐ-TB&XH quy định về đại hội đồng cổ đông của
trường trung cấp, cao đẳng tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên. Trong đó quy
định cụ thể quyền, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của đại hội đồng cổ đông. Như vậy,
theo hai thông tư trên, cơ cấu, tổ chức của trường trung cấp, cao đẳng tư thục từ hai
thành viên góp vốn trở lên có đại hội đồng cổ đông.
Tuy nhiên, theo Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp, trong cơ cấu tổ chức của trường
trung cấp, cao đẳng khơng có đại hội đồng cổ đơng. Mặc dù Luật Giáo dục nghề
nghiệp có quy định đề cập đến đại hội đồng cổ đông.
“Nhưng luật không quy định đại hội đồng cổ đông thuộc cơ cấu tổ chức của nhà
trường, cũng như không giao cho bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định về nội dung
này. Do đó, quy định chưa phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp ....
I.3.
Lý do chung
Có nhiều lý do dẫn đến sự sai trái pháp luật của các văn bản quy phạm pháp luật ban
hành. Một trong số đó là sự thiếu trách nhiệm và thiếu hiểu biết về việc xây dụng văn
bản pháp luật của các cá nhân tổ chức ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Sự cẩu thả trong phong cách làm việc của các nhà chức trách.
II. Những hậu quả của các văn bản đó ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Pháp luật bị ảnh hưởng, nhiều văn bản ban hành vi phạm nguyên tắc xây dựng luật, vi
phạm thẩm quyền đã thể hiện sự “nhờn luật”, không nghiêm túc trong xây dựng và ban
hành văn bản. Thậm chí có nhiều trường hợp vì văn bản trái pháp luật nên đã kiện tụng
quốc tế ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Việt Nam.
Số lượng văn bản trái pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, điều này “ảnh hưởng
khơng nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh
của nước ta.
Văn bản ban hành bị sai trái pháp luật, rồi phải bổ sung, sữa chữa, bãi bỏ, ...Khiến cho
số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật tồn đọng trong hệ thống pháp luật làm cho
các sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu về luật ,.. gặp rất nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm, tra cứu rồi xác minh tài liệu.
Từ những hậu quả trên và các con số đáng báo động liệu niềm tin về một hệ thống các
văn bản pháp luật từ trung ương liệu không bị lung lay?
Việc ban hành văn bản trái pháp luật vừa làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, vừa ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân. Một số văn bản có nội dung trái luật đưa vào thực thi gây thiệt hại về kinh tế,
thời gian, công sức của người dân, doanh nghiệp, phát sinh khiếu nại, khiếu kiện. Tại
hội nghị tồn quốc triển khai cơng tác tư pháp năm 2019, nhiều đề xuất đã được các
bộ, ngành đưa ra. Trong đó, đáng lưu ý như quy định về việc thực hiện xem
xét, đánh
giá hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra và xử lý trách nhiệm đối với
cơ quan,
người có liên quan trong việc ban hành văn bản trái pháp luật; kiểm tra
việc lãnh đạo,
chỉ đạo hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
III. Hướng đi, giải pháp, và xử lí trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành
văn bản trái pháp luật.
111.1.
Hướng đi và giải pháp
Để kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục tình trạng ban hành văn bản trái
pháp luật, thời gian tới các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục quán triệt, nâng
cao nhận thức về vai trò của cơng tác kiểm tra văn bản QPPL, vì đây là một bộ phận
quan trọng, thiết yếu của công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản
QPPL.
Bảo đảm tính tồn diện, kịp thời, khách quan, cơng khai, minh bạch; đúng thẩm quyền,
trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc
tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ
quan có liên quan.
- Khơng được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn
cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào
quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
- Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận
kiểm tra và quyết định xử lý văn bản trái pháp luật.
111.2. Xử lí trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái
pháp luật
Xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật và thực hiện
các hành vi vi phạm trong kiểm tra văn bản QPPL có ý nghĩa lớn đối với q trình xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như hiệu lực, hiệu quả của các quy định về
kiểm tra văn bản QPPL. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban
hành văn bản trái pháp luật hiện nay được quy định tại Điều 34 Nghị định
số
40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn
bản quy
phạm pháp luật.
Theo đó,đối tượng để xem xét trách nhiệm bao gồm tập thể cơ quan có thẩm quyền
ban hành văn bản; cá nhân người đứng đầu cơ quan; cán bộ, công chức trong quá trình
tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thơng qua văn bản có nội dung trái pháp
luật; Ngoài ra, cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được thơng báo, kiến nghị
của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc tự kiểm tra, xử
lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định
thì bị xử lý theo quy định.
về hình thức, các đối tượng đã nêu ở trên có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý theo
quy định của pháp luật về: Kỷ luật cán bộ, công chức và thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Trường hợp
cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây
hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật.
Có thể nhận thấy rằng, về đối tượng, hành vi, hình thức xử lý đã được quy định. Tuy
nhiên, tại sao đến nay trên thực tế hầu như vẫn chưa có trường hợp nào bị xử lý kỷ luật
và khơng có trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự do ban hành văn bản gây
hậu quả nghiêm trọng? Là bởi vì, chưa có bất kỳ một quy định nào cụ thể hơn các quy
định trên để hướng dẫn thực hiện các quy định này. Về mặt tính chất, định lượng, trình
tự, thủ tục... là chưa chi tiết, chưa đầy đủ, vì thế, khơng thể thực hiện được các quy
định này trên thực tiễn, mặc dù, điều đó là rất cần thiết và có ý nghĩa đối với công tác
soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.
IV. Kết Luận:
Từ những con số từ thực tiễn và hậu quả mà nhóm tác giả phân tích về các văn bản
quy phạm pháp luật bị trái pháp luật ở trên thì chúng ta có thể thấy rằng có nhiều lý do
để một văn bản quy phạm pháp luật bị sai đây là một vấn đề đáng báo động, và nhóm
tác giả cũng đã đề ra một số phương thức nhằm các nhà chức trách có
trách nhiệm hơn
trong việc ban hành văn bản pháp luật tránh để bị sai sót ảnh hưởng đến
các cá nhân tổ
chức và làm mất sự tín nhiệm trong lịng người dân.
Bên cạnh các phương thức hỗ trợ góp phần tránh sai sót trong việc ban hành văn bản
pháp luật thì nhóm tác giả cũng phổ biến và phân tích một số chế tài để mà xử lý trách
nhiệm với cá nhân cơ quan ban hành trái pháp luật, nhằm mục đích hạn chế tối đa văn
bản pháp luật sai.
Cuối cùng mong rằng cơ quan chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ có
trách nhiệm hơn trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam nói chung và cơng cuộc xây dựng phát triển đất nước nói
riêng.
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
[1] Báo tuổi trẻ: 13/08/2018, “Mỗi ngày ban hành 03 văn bản trái luật”.
[2] Tạp chí tòa án nhân dân, “Xử lý trách nhiệm, trong hoạt động kiểm tra văn bản
và
việc khắc phục hậu quả”.
[3] Bảo điện tử CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM, “Kết luận 660 văn bản trái pháp luật”.
[4] Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.
[5] Luật doanh nghiệp 2020.
[6] Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015.
[7] Luật Giáo dục Nghề Nghiệp.
[8] Bộ Luật Dân Sự 2015.
[9] Điều 34 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010
Văn Bản Phân Tích
Nghị Định: 65/2013/NĐ-CP
Thơng tư 46/2016/TT-BLĐTBXH
Thơng tư 83/2016/TT-BTC
Thơng tư 32/2016/TT- NHNN
THƠNG TƯ SỐ 111/2013/TT-BTC
/>usp=sharing