Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN CCCT - LỊCH SỬ ĐẢNG - Đảng lãnh đạo mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ, tỉnh Long An trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.3 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TÊN MƠN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN BÀI THU HOẠCH:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN
ĐỨC HUỆ TỈNH LONG AN TRONG XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN DÂN TỘC
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
PHẦN THỨ NHẤT ............................................................................................................. 2
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TỒN
DÂN TỘC ......................................................................................................................................... 2
1. Đại đồn kết tồn dân tộc là gì: ................................................................................. 2
2. Những quan điểm lớn của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi
mới ................................................................................................................................................. 2
PHẦN THỨ HAI ................................................................................................................. 4
VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐỨC HUỆ TRONG
XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC ............................................................ 4


1. Thực trạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ ................................ 4
2. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ trong xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc .................................................................................................... 5
2.1 Vị trí, vai trị của MTTQVN ................................................................................ 5
2.2 Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam huyện trong xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc
2.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được ....................................................... 11
2.4 Một số hạn chế ..................................................................................................... 12
2.5 Một số nhiệm vụ cần thực hiện để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời gian tới .................................... 13
PHẦN KẾT LUẬN…
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc ln giữ vị trí đặc biệt quan
trọng, nhất quán và xuyên suốt trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ khi chưa có chính quyền tới khi
giành được chính quyền. Qua các thời kỳ cách mạng, nhận thức, quan điểm
của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã khơng ngừng được
hồn thiện, bổ sung, phát triển, được khẳng định là nguồn sức mạnh, động lực
chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt lịch sử hơn 91 năm đầy tự
hào của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Công
Sản Việt Nam, Mặt trận đã khơng ngừng nỗ lực góp phần củng cố, phát huy
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ có vai trị rất quan trọng
trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời gian qua, dưới sự lãnh

đạo của Đảng, sự đóng góp của MTTQ mà huyện Đức Huệ đã vượt qua nhiều
khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan
trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng, đối ngoại; góp phần cải thiện,
nâng cao đời sống nhân dân, giữ ổn định chính trị - xã hội; quốc phòng, an
ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ. MTTQ đã chăm lo đời sống nhân dân, nhất là quyết tâm
chính trị trong cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phịng, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí đã củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, củng cố
vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện luôn bám sát nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, ra sức phấn đấu
thực hiện kế hoạch, chương trình hành động đề ra và đã đạt được nhiều kết
quả thiết thực, góp phần tích cực vào thành tựu chung của huyện nhà.
Với những lý do nêu trên và qua thời gian tiếp thu kiến thức của quý
thầy, cô đã truyền đạt và sự nghiên cứu bổ sung các tài liệu có liên quan mơn
học “Lịch sự Đảng cộng sản Việt Nam”, bản thân em chọn chủ đề “
Đảng lãnh đạo mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” để nghiên cứu viết bài
thu hoạch hết mơn trong chương trình học Cao cấp lý luận chính trị. Trong
q trình hồn thiện bài thu hoạch, bản thân khơng tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong quý thầy, cô thông cảm.


2

PHẦN THỨ NHẤT
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI
ĐỒN KẾT TỒN DÂN TỘC
1. Đại đồn kết tồn dân tộc là gì:
Đại đồn kết tồn dân tộc – di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu

của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước. Đại đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt
Nam. Tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc
yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân,
trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam.
2. Những quan điểm lớn của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc
trong thời kỳ đổi mới
Đại hội VI của Đảng (năm 1986) khởi xướng cơng cuộc đổi mới tồn
diện, với nhiều quan điểm, chủ trương đổi mới đề cập trực tiếp đến vấn đề đại
đoàn kết toàn dân tộc, như xác định quan điểm “lấy dân làm gốc”, xử lý các
quan hệ lợi ích giữa các giai cấp trong thời kỳ quá độ, xác định các đối tượng
cần đoàn kết, tập hợp trong thời kỳ mới. Đại hội khẳng định, phải coi trọng xử
lý hài hịa lợi ích giữa các giai cấp và đổi mới chính sách xã hội trong giai
đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - cơ sở quan trọng bảo đảm
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã khẳng định các quan điểm đổi
mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, đồng thời phát triển thêm các vấn đề: Thực
hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng đoàn kết với một số đối tượng, với
đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo, trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc
(KĐĐKTDT). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, do Đại hội VII thơng qua, có hai bài học kinh nghiệm về vấn đề
đoàn kết: 1- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân...; 2- Khơng ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng,
đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) xác định, đất nước ta đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc, đồng
thời quyết định chuyển đất nước sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện



3

đại hóa. Theo đó, vấn đề đại đồn kết tồn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc được xác định bằng các quan điểm, chủ trương: Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện bằng sức mạnh của toàn dân, khai
thác tiềm năng của mọi thành phần kinh tế. Phương châm thực hiện là hướng
mạnh về cơ sở; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với
các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước.
Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã bổ sung và phát triển một số quan
điểm mới về đại đoàn kết toàn dân tộc: Xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng KĐĐKTDT gắn với phát huy dân chủ trong đời
sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7
khóa IX, “Về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh” đã làm rõ thêm đối tượng đồn
kết, cơ chế, phương thức thực hiện, vai trị các chủ thể... trong xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại hội X và Đại hội XI của Đảng đã phát triển một số luận điểm mới,
có ý nghĩa bổ sung cho chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội X của
Đảng (năm 2006) nhấn mạnh đặc điểm đại đoàn kết toàn dân tộc khi khoảng
cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các
vùng có xu hướng dỗng ra; Văn kiện cũng nhấn mạnh vị trí, vai trị của tầng
lớp doanh nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đồng bào dân tộc
thiểu số, đồng bào các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
bổ sung chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam (MTTQVN). Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định coi trọng
đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân, là cơ sở vững chắc cho đại đoàn kết toàn
dân tộc; đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan
hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.

Đại hội XII của Đảng (năm 2016) khẳng định: Tiếp tục thể chế hóa và
cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết
toàn dân tộc; hồn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát
huy vai trị của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất
nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đại đoàn kết
toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích giữa các
thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đều vì lợi ích của nhân dân.


4

Chủ đề Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng
định: phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức
mạnh thời đại. Các văn kiện của Đại hội đều quán triệt sâu sắc quan điểm
“dân là gốc” và xác định: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của
đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức
mạnh đại đồn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc... Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa
nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực
con người là quan trọng nhất”.
PHẦN THỨ HAI
VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐỨC HUỆ
TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
1. Thực trạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ là đơn vị trực thuộc Đảng
bộ huyện, có 11 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thị trấn (10 xã, 01 thị trấn),
có 49 Ban cơng tác Mặt trận ấp, khu phố. Đối với MTTQVN huyện có 6 biên
chế gồm 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 Ủy viên thường trực và 03 cán bộ;

Đối với MTTQVN xã, thị trấn có 01 chủ tịch và 01 phó chủ tịch chun trách;
có 49/49 trưởng ban cơng tác Mặt trận ấp, khu phố chuyên trách. MTTQVN
huyện là 51 vị Ủy viên là trưởng các tổ chức thành viên của MTTQ và các
phịng, ban, ngành huyện; Đặt biệt đồng chí Phó bí thư thường trực Huyện ủy
tham gia là Ủy viên UBMTTQVN huyện, thuận lợi trong công tác chỉ đạo và
tham gia góp ý cho MTTQ huyện thực hiện nhiệm vụ.
Hàng năm, Ban Thường vụ huyện ủy đều ban hành Nghị quyết về thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh; trên cơ sở đó
Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện xây dựng Chương trình phối hợp
và thống nhất hành động của mình cụ thể như năm 2021 MTTQVN huyện đã
cụ thể hóa xác với tình hình thực hiện nhiệm vụ các nghị quyết sau: Thực
hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 28/3/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ
huyện khóa XII về xây dựng và phát triển nông thôn mới giai đoạn 20212025. Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 28/3/2021 của Ban chấp
hành Đảng bộ huyện khóa XII về xây dựng thị trấn Đơng Thành đạt chuẩn
văn minh đô thị giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU
ngày 28/3/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XII về thực hiện
cơng trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025.Thực hiện Nghị quyết số 09-


5

NQ/HU ngày 28/3/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XII về phát
triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp đối với cây chanh và con bò giai đoạn 2021-2025. Xác định nhiệm vụ
MTTQ là trung tâm của khối đại đoàn kết tồn dân tộc là cơ quan đại diện cho
ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đối với đảng, nhà nước. Phát huy
được sức mạnh tổng hợp, thế mạnh của các phong trào thi đua yêu nước và
quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ tổ quốc ở địa phương.
2. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ

trong xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc
2.1 Vị trí, vai trị của MTTQVN
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng,
tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi
hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đồn kết tồn dân,
tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền,
động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát
hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà
nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng
và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà
nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia
phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các
nước trong khu vực và trên thế giới. 'Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc,
các tơn giáo, người Việt Nam ở nước ngồi. Tổ chức và hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp
thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động.
2.2 Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam huyện trong xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc


6

2.2.1 Vai trò của MTTQVN huyện Đức Huệ trong xây dựng Cuộc vận

động “Tồn dân đồn kết xây dựng Nơng thôn mới, đô thị văn minh” và các
phong trào thi đua yêu nước
Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện tiếp tục thực hiện chương
trình phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện về việc thực hiện giảm nghèo bền
vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2016-2020; vận
động nhân dân tham gia xây dựng các công trình xây dựng nơng thơn mới
như: hiến đất; làm các tuyến đường giao thông nông thôn như đường tỉnh
838c (Mỹ Q Tây-Mỹ Q Đơng); Kênh 61, kênh Mỹ Bình, Rạch Tràm; Bờ
kè cặp sông vàm cỏ Đông, xây dựng cầu bê tơng xóa dần cầu khỉ...Qua thực
hiện đã xây dựng, sửa chữa 8 cầu bê tông trị giá trên 2,2 tỷ đồng, nâng cấp và
sửa chữa, dặm vá, bê tông hóa 2.525m đường trị giá 2,5 tỷ đồng, nhân dân
đóng góp tiền, hiến đất, vật dụng làm cơng trình trị giá 1,2 tỷ đồng.
Ban Thường trực UBMTTQVN huyện phối hợp với MTTQVN xã Bình
Hịa Nam tổ chức Hội nghị triển khai “về lấy ý kiến sự hài lòng của người
dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới xã Bình Hịa Nam năm 2020”; kết
quả có
1.550/2.057 hộ được lấy ý kiến (chiếm 75,4%); Đa số các hộ dân được hỏi ý
kiến đều phấn khởi, hài lòng với kết quả xây dựng nơng thơn mới của xã cho
rằng: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương
đúng đắn, đem lại nhiều thành quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, ổn định chính trị,
xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, giữ gìn an ninh trật tự; các hoạt
động văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh; chất
lượng giáo dục ngày càng tăng; cơng tác phịng bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân đạt kết quả tốt; hệ thống chính trị cơ sở khơng ngừng được củng cố và
phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tỷ lệ hộ dân được hỏi trả
lời “hài lòng”
19 nội dung đạt theo đúng quy định. Đến hiện nay có 02/10 xã được cơng
nhận xã nơng thơn mới.
Thời gian qua Ban vận động phối hợp với trung tâm văn hóa và truyền
thanh huyện tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của các hoạt động quỹ “Vì

người nghèo” nên đã phát huy tốt hiệu quả tuyên truyền và tạo được sự hưởng
ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Kết quả, thực hiện quỹ “vì người
nghèo” tính đến ngày 15/11/2021 cấp huyện, xã, thị trấn vận động được với
số tiền là 1,1 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng được 08 căn nhà Đại đoàn kết, sữa
chữa 10 căn nhà, hỗ trợ vốn, phương tiện sản xuất, hỗ trợ học sinh nghèo.


7

Thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban MTTQVN tỉnh Long An vận động cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân ủng hộ cơng tác phịng, chống dịch Covid19 gồm tiền mặt và các nhu yếu phẩm với số tiền 9,9 tỷ đồng.
Công tác chăm lo cho các gia đình chính sách và các đối tượng xã
hội được thực hiện tốt, tổ chức thăm hỏi và tặng quà tết từ nguồn ngân sách
nhà nước gồm: 2.591 phần quà cho đối tượng chính sách với số tiền 1,1 đồng;
856 phần quà cho hộ nghèo với số tiền 428 triệu đồng. Ngoài ra huyện vận
động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện hỗ trợ 6.032 phần quà trị giá
3,2 tỷ đồng.
Ngoài ra MTTQ đã phối hợp với các tổ chức thành viên, các tổ chức
tôn giáo xây dựng chương trình hưởng ứng phong trào chung tay ứng phó với
biến đổi khí hậu; chung tay vì người nghèo, phong trào đồn kết, sáng tạo đã
góp phần vào xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc. Đồng thời thơng qua
kỷ niệm ngày thành lập MTTQ (18/11)hàng năm, ở mỗi khu dân cư Ban công
tác Mặt trận ấp, khu phố tổ chức ngày hội qua đó đã tạo sự lan tỏa trong các
tầng lớp nhân dân, nhân dịp ngày hội các hộ gia đình có sự tham gia góp ý
kiến vào trong quy ước, hương ước để toàn thể nhân dân khu dân cư thực
hiện. Thông qua ngày hội cũng biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá
nhân có sự đóng góp trong xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2.2.2 Phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng
Đảng và chính quyền vững mạnh.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện, xã, thị trấn phối hợp với
các tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức giám sát theo Quyết định 217QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị; cấp huyện giám sát việc thực hiện
Quyết định 45/2018/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
Ban hành quy định mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa
sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Long
An. Giám sát về công tác tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối
với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn. MTTQVN xã, thị trấn chọn
nội dung giám sát như quản lý đất công và xây dựng trái phép trên địa bàn,
giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm ở trường học; giải quyết đơn tư, khiếu nại
táo cáo của cơng dân; quy trình bình xét phúc tra hộ nghèo….Ngoài ra trong
năm 2021 MTTQ huyện đã tổ chức đồn kiểm tra, giám sát cơng tác bầu cử


8

đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
được 3 cuộc với 25 ý kiến, kiến nghị.
Trên địa bàn huyện có 52 tổ hịa giải với 364 hòa giải viên đã tiếp nhận
54 đơn, số vụ hòa giải thành 52 đơn đạt tỷ lệ 96,3% đang giải quyết 02 đơn;
nội dung chủ yếu như về tranh chấp đất đai, hợp đồng sang nhượng, khiếu nại
về quyết định hành chính và tố cáo về hành vi làm trái quy định pháp luật.
2.2.3 Vai trò của MTTQVN huyện trong công tác đối ngoại nhân


9

dân.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã ban hành hướng dẫn số
45/HD-MTTQ-BTT, ngày 24/02/2021 về thực hiện một số nội dung trọng tâm

về công tác đối ngoại nhân dân, công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài năm 2021; xây dựng Kế hoạch số 29/KH-MTTQ-BTT ngày 5/3/2021
của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện về hoạt động văn hóa
đối ngoại với nhân dân giữa huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam với
huyện Chanhtria, tỉnh SvâyRiêng, Vương quốc Campuchia năm 2021, triển
khai thực hiện từ huyện đến MTTQ 5 xã biên giới. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam huyện phối hợp với Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây,
đồn biên phòng Mỹ Thạnh Tây tuyên truyền trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc
các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tầng lớp nhân dân tiếp tục
thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về đối ngoại và thông tin đối ngoại; tuyên truyền về vai trò lãnh
đạo của Đảng, thành tựu mà huyện Đức Huệ đã đạt được trong thời gian qua ,
về khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là Nghị quyết số 22-NQ/TW của
Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế”; Chỉ thị số 04-CT/TW của Bộ Chính trị
về đổi mới và nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại nhân dân trong tình hình
mới. Chương trình hành động số 4 (Đại hội IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện Đức Huệ nhiệm kỳ 2019-2024) về tăng cường đoàn kết quốc tế, mở
rộng hoạt động đối ngoại nhân dân.
Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban MTTQVN huyện phối
hợp với chính quyền huyện Chanhtria, tỉnh SvâyRiêng, Vương quốc
Campuchia tổ chức Hội thi “nét đẹp biên giới” nhằm củng cố mới quan hệ
hữu nghị giữa 2 huyện với nhau. Nhân dịp tết cổ truyền dân tộc Campuchia,
lãnh đạo huyện tổ chức đoàn đến thăm tặng quà cho nhân dân nghèo với
2.582 phần quà, khám chữa bệnh cho hộ nghèo, chính sách và phát thuốc
miễn phí với số tiền trên 1,2 tỷ đồng.


2.2.4 Vai trò của MTTQVN huyện trong xây dựng khối đại đồn kết
trong đồng bào tơn giáo, dân tộc thiểu số.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã đổi mới nội dung, phương thức

hoạt động về công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ thường
xuyên, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong việc tập hợp, đồn kết các tơn
giáo, đồng bào có đạo và các tầng lớp nhân dân, do đó, Ban Thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đều có kế hoạch tổ chức triển khai,
quán triệt sâu sắc Kết luận này với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu
quả. Đã quán triệt triển khai Kết luận số 02 đến MTTQVN các cấp và các tổ
chức thành viên; cụ thể hóa nội dung của Kết luận trong Chương trình hành
động và các văn bản hướng dẫn hàng năm của tổ chức thành viên về cơng tác
vận động hội viên, đồn viên có đạo và các tầng lớp nhân dân. Các tổ chức
chính trị - xã hội đã quan tâm chỉ đạo các cấp hội ở địa phương cụ thể hóa
nhiệm vụ của Hội phù hợp với đối tượng và yêu cầu thực tiễn của các vùng
tôn giáo trên cơ sở phát huy các nguồn lực và thế mạnh vốn có của mỗi tổ
chức. Đặt biệt là MTTQVN huyện đã hỗ trợ cho Ban đồn kết cơng giáo
huyện; Ban trị sự giáo hội phật giáo huyện, Tổ nghi lễ Cao đài huyện trong
các hoạt động; phối hợp tốt trong công tác an sinh xã hội ở địa phương đã hộ
trợ xây dựng 25 nhà đại đồn kết, tình thương; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ có hồn cảnh khó khăn với số tiền trên 2,5 tỷ đồng.
Đối với huyện Đức Huệ chủ yếu người dân tộc Khơme, Hoa, Tày…
Hàng năm Ban Thường trực MTTQVN huyện điều xây dựng nhiều chương
trình liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai hiệu quả. Cụ
thể là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số về vốn, phương tiện sản xuất, giúp đào
tạo nghề nông thôn kết quả đã hỗ trợ được 115 hộ với số tiền trên
2,1 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn được 250 người.
Nhân dịp ngày hội toàn dân tộc 18/11 hàng năm, Ban công tác Mặt trận
ấp, khu phố điều mời các hộ gia đình dân tộc thiểu số đến tham dự, tham gia
đóng góp thiết thực vào quy ước, hương ước để toàn thể người dân trên địa
bàn khu dân cư thực hiện.
2.2.5 Vai trò của của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức Huệ trong
cơng tác phịng chống dịch Covid-19.
Năm 2021 xác định việc tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là

nhiệm vụ chính trị cấp bách, cần tập trung thực hiện một cách quyết liệt, đồng
bộ, từ MTTQ huyện đến cơ sở cùng cả hệ thống chính trị đã và đang triển


khai nhiều hoạt động tích cực, kịp thời, chung sức phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 trên địa bàn huyện. Từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát ở nước ta,
trên cơ sở hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh,
Thường trực Huyện ủy; MTTQVN huyện đã kịp thời ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn MTTQ các xã, thị trấn các tổ chức thành viên tập trung đẩy mạnh
cơng tác tun truyền cho cán bộ, đồn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân
dân về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Với phương châm “chống
dịch như chống giặc”Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tích cực phối hợp
tun truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa truyền thanh xã,
phường, thị trấn, khu dân cư; trên hệ thống mạng xã hội, viết tin, bài đăng tải
trên Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
Đặc biệt, MTTQ các cấp đã phát huy vai trò của các tổ tự quản, tổ Covid19 cộng đồng, Ban công tác Mặt trận, tổ dân phố, các chi hội đoàn thể, các vị
chức sắc, người có uy tín trong cộng đồng… trong việc vận động Nhân dân
tích cực tham gia phịng, chống dịch tại từng khu dân cư; đồng thời, thường
xuyên thông tin tình hình, diễn biến và các biện pháp phịng, chống dịch bệnh
Covid-19 trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân nâng cao ý
thức, trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh; giám sát, kịp thời phát hiện
sớm các trường hợp công dân về trên địa bàn; các trường hợp vi phạm quy
định về phòng, chống dịch; hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và cách ly y tế
đầy đủ... Nhất là, khi trên địa bàn huyện xuất hiện các trường hợp đầu tiên
nhiễm Covid-19, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã chỉ
đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, thị trấn phát huy vai trị
tích cực tham gia các tổ tun truyền, giám sát dịch ở khu dân cư, thực hiện
“đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà soát từng đối tượng”, phối hợp cùng lực lượng
chức năng truy vết các trường hợp tiếp xúc với F0, F1; giám sát các trường

hợp F2 cách ly tại gia đình... Qua đó, góp phần kịp thời phát hiện, ngăn chặn,
khống chế dịch Covid-19 trên địa bàn huyện. Đi đôi với việc đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện thực hiện
lời kêu gọi của Mặt trận Trung ương và tỉnh, MTTQVN huyện tổ chức lễ phát
động đợt cao điểm qun góp ủng hộ phịng, chống dịch Covid-19.
Đến thời điểm này, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tiếp nhận được
gần 35 tỉ đồng tiến mặt và nhu yếu phẩm như Gọa, mì, rau, củ quả và hàng
nghìn khẩu trang, chai nước sát khuẩn...Với số tiền và hàng hóa tiếp nhận,
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã đề xuất với Thường trực


Huyện ủy, phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện và
các ban ngành, địa phương có liên quan tổ chức đoàn đi thăm, động viên, chia
sẻ những khó khăn với các lực lượng tuyến đầu phịng, chống dịch bệnh; hỗ
trợ kinh phí cho khu cách ly, phong tỏa, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế
thiết yếu phục vụ cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh.
Đối với khu vực vùng biên giới thuộc huyện Đức Huệ đã làm công tác
kiểm dịch y tế cho gần 45 người dân nhập cư đi từ vùng Campuchia về và đã
đưa về cách ly tập turng. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và
để kịp thời phòng, chống ngăn chặn dịch bệnh ngay từ cửa ngõ, Ban chỉ huy
Đồng biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, Đồn biên phòng Mỹ Thạnh Tây đã
thành lập 32 chốt chặn trên khu vực biên giới, kịp thời ngăn chặn và hướng
dẫn người dân đi lại đúng đường theo quy định và làm tốt các thủ tục về y tế.
Đồng thời, bố trí mỗi cán bộ, chiến sĩ trực canh kiểm sốt 100 m đường biên
và đường mòn 24/24 giờ, gắn trách nhiệm cho chốt trưởng nếu để sót lọt
người dân nhập cảnh vào Việt Nam khơng khai báo. Địa hình đường biên giới
giữa huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam với huyện Chanhtria, tỉnh
SvâyRiêng, Vương quốc Campuchia tương đối bằng phẳng có nhiều đường
mịn, lối mở rất thuận tiện qua lại. Trước tình hình này, cán bộ, chiến sĩ biên
phịng đã triển khai, tăng cường các chốt trên biên giới. Các chốt này có

nhiệm vụ ngăn chặn, hướng dẫn người dân đi lại đúng đường theo quy định,
làm tốt các thủ tục về tờ khai y tế nhằm kịp thời phát hiện và phòng ngừa dịch
Covid-19. Đồng thời MTTQVN huyện phối hợp với MTTQVN 5 xã biên giới
và Ban chỉ huy Đồn biên cửa khẩu Mỹ Quý Tây, Đồn biên phòng Mỹ Thạnh
Tây tổ chức tuyên truyền cho người dân sinh sống trên tuyến biên giới không
tiếp tay cho việc đưa người qua lại trái phép, đồng thời kịp thời phát hiện và
báo cáo các cơ quan chức năng khi phát hiện người qua lại trái phép nhằm
ngăn chặn việc lây lan dịch Covid-19, kết quả trong thời gian qua các cơ quan
chức năng đã phát hiện được 15 vụ người qua lại biên giới trái phép.
2.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp đồng bộ của chính
quyền và các ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong
huyện và các tổ chức thành viên đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc triển
khai thực hiện các kế hoạch chương trình liên quan đến phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã chủ động cụ thể hóa các Nghị
quyết của Huyện ủy liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó tập


trung xây dựng đề cương tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân tích cực
tham gia và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Hàng năm Mặt trận Tổ quốc các cấp từ huyện đến cơ sở xây dựng
chương trình phối hợp và thống nhất hành động gắn Cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh” và Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Công tác phối hợp quản lý, giúp đỡ người đồng bào tôn giáo, dân tộc
thiểu số đã được Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên tiếp tục
phát động sâu rộng phong trào thi đua yêu nước.
Thông qua ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm (18/11) nhân
dân sinh sống trên địa bàn khu dân cư được bày tỏ ý kiến, kiến nghị của mình

nhằm đóng góp vào quy ước, hương ước để nhân dân cùng thực hiện, góp
phần quyền dân chủ của nhân dân.
2.4 Một số hạn chế
Chưa đánh giá và dự báo đầy đủ, kịp thời những diễn biến, thay đổi cơ
cấu trong xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân khác nhau
để có chủ trương phù hợp;
Chưa kịp thời thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng liên
quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; chưa thực hiện
nghiêm chính sách, pháp luật đã được ban hành.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên, cán bộ cấp cao của Đảng và nhà nước
suy thoái về đạo đức chính trị, tham ơ, tham nhũng, tiêu cực, đạo đức trong
lối sống, sống xa hoa, xa rời quần chúng nhân dân, đặt biệt là nhân dân nơi
mình cư trú, do đó nhân dân chưa tin tưởng vào cán bộ, đảng viên, làm suy
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Công tác tập hợp nhân dân của MTTQ và các tổ chức đồn thể cịn
mang tính hình thức, chưa đi sâu, sát đến từng người dân để nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản ánh với Đảng và nhà nước.
Một vài cán bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở xã, khu dân cư đa số
lớn tuổi, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nên việc kịp thời
tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước đến các tầng
lớp nhân dân còn chậm.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tính chất là liên minh chính trị, các tổ
chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội với chức năng đại diện cho các tầng
lớp nhân dân cịn chưa thực sự theo kịp tình hình mới, chưa phản ánh đầy đủ
ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; một bộ phận đảng viên, cán bộ, công


chức, viên chức vẫn chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe, giải quyết kịp thời, có
hiệu quả những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thậm chí cịn
xa rời nhân dân, quan liêu, nhũng nhiễu, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân

dân đối với Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ngày càng quyết liệt
chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, làm ảnh
hưởng không nhỏ tới thành tựu xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân tộc của chúng ta. Đặt biệt là hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), Kinh tế tri thức và kinh tế số giúp cho
nhiều quốc gia phát triển vượt bậc. Các thế lực thù địch lợi dụng những biến
đổi này để tuyên truyền, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân, do
đó đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân.
2.5 Một số nhiệm vụ cần thực hiện để phát huy vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
thời gian tới
Quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tiếp tục
phát huy truyền thống 91 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam MTTQVN qua các thời kỳ cách mạng; thực hiện sứ mệnh và chức năng,
nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, MTTQVN các cấp
cần thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm là:
Tăng cường sự chủ động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của MTTQVN: Phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, xây dựng
KĐĐKTDT với tư cách là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn nhất, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân, MTTQVN cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia đề
xuất, xây dựng, phản biện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nhất là những chủ trương, chính sách, pháp luật có
liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Thực hiện
chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân
dân, MTTQVN các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
lắng nghe nhân dân nói”, đa dạng hóa các kênh tập hợp ý kiến, nguyện vọng,
hiến kế của nhân dân, phản ánh định kỳ và đột xuất để các cơ quan của Đảng,
Nhà nước có cơ sở và thông tin giải quyết kịp thời, hiệu quả; đồng thời, quan

tâm theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị, đề nghị chính đáng của
nhân dân.


Phát huy dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội và KĐĐKTDT: Phát
huy mạnh mẽ vai trò của MTTQVN trong việc thực hành dân chủ và phát huy
quyền dân chủ của nhân dân trong đời sống xã hội. Trọng tâm là, triển khai
hiệu quả, toàn diện nhiệm vụ giám sát của MTTQVN, nhất là những vấn đề
liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là thực hành dân chủ ở cơ sở
thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, bầu trưởng
ấp, khu phố, tổ chức đối thoại của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân;
giám sát cán bộ, đảng viên ở địa bàn dân cư; đánh giá sự hài lòng của nhân
dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước và về kết quả
xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả giám sát của ban thanh tra nhân
dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng...
Kết hợp, xử lý hài hịa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai tầng
xã hội, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cần chủ động góp phần cùng Đảng, Nhà nước xây dựng
một cơ chế kết hợp hài hòa, hợp lý giữa lợi ích vật chất và tinh thần, lợi ích
chung và lợi ích riêng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài... của các thành
phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt
Nam ở nước ngồi; qua đó, tạo động lực mạnh mẽ cho việc tập hợp, phát huy
sức mạnh tổng hợp của KĐĐKTDT trong tình hình mới. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cụ thể hóa việc bảo đảm hài hịa lợi ích hợp pháp, chính đáng thơng
qua vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết tham gia phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà trực tiếp
là triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào lớn, như “Tồn dân
đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam”, “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”...
Phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc làm động lực và điểm
tương đồng để tập hợp, xây dựng KĐĐKTDT: Trong tình hình hiện nay, để
tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc làm động lực tập hợp,
xây dựng và củng cố KĐĐKTDT, MTTQVN với tư cách là tổ chức liên minh
chính trị, liên hiệp tự nguyện duy nhất, rộng lớn nhất trong hệ thống chính trị
nước ta, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, khơi dậy trong các tầng lớp nhân
dân về truyền thống hào hùng của dân tộc và khát vọng phát triển, từ đó phát
huy chủ nghĩa u nước, ý thức dân tộc, lịng tự tơn, khí phách và khát vọng
của dân tộc trong mỗi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ; qua đó, xây


dựng niềm tin, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới.
Chăm lo và phát huy vai trò của người tiêu biểu trong xã hội, trong các
dân tộc, tơn giáo, nhân sĩ, trí thức và người Việt Nam ở nước ngồi, góp phần
xây dựng KĐĐKTDT: Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó
MTTQVN có vai trị rất quan trọng. Ủy ban MTTQVN các cấp và các tổ chức
thành viên cần thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, lắng nghe ý kiến, tâm tư
nguyện vọng của các cá nhân tiêu biểu, trí thức, người có uy tín ở cộng đồng
dân cư, trong các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Tham gia
xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách
liên quan đến đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, người Việt Nam ở
nước ngoài.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống MTTQVN các
cấp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng KĐĐKTDT trong tình hình mới:Coi
trọng đổi mới mạnh mẽ về nội dung, bảo đảm thực chất, có trọng tâm, trọng
điểm, có kết quả cụ thể, tránh dàn trải, chung chung, hình thức; trong đó, ưu
tiên nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của nhân dân trong

thực hiện dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, phịng, chống tham nhũng, lãng
phí, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; vận động nhân dân
tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống mới, góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về phương thức hoạt động, cần coi trọng và nâng cao tính hiệu quả,
thực chất hoạt động hiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất hành động của
các tổ chức thành viên trong MTTQVN để phát huy được sức mạnh tổng hợp
của các giai tầng, lực lượng trong xã hội, tránh sự chồng chéo, hạn chế bệnh
thành tích cũng như gây quá tải cho cơ sở. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần
thực hiện tốt chức năng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nâng cao
chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế, chương trình phối hợp giữa
MTTQVN với các cơ quan nhà nước; coi trọng đổi mới phương thức quan hệ
với nhân dân, trong đó cần thường xuyên gặp gỡ, có cơ chế, cách thức để lắng
nghe, tập hợp và phản ánh ý kiến của nhân dân; làm cầu nối của nhân dân với
Đảng và chính quyền.


PHẦN KẾT LUẬN
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ của tồn Đảng,
tồn dân, do đó phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với MTTQ và các tổ chức thành viên. Đảng ta vừa là người lãnh
đạo, vừa là thành viên của Mặt trận; Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua việc
phát huy vai trò thành viên của Mặt trận chứ khơng đứng ngồi, đứng trên để
lãnh đạo Mặt trận. cần tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối
với cơng tác Mặt trận và các đồn thể nhân dân. Trong bối cảnh tình hình mới
hiện nay, cơng tác vận động, đồn kết nhân dân cần phải có sự đầu tư xứng
đáng và dựa trên cơ sở nhận thức mới.
Có thể khẳng định, đồn kết là bài học vô cùng quý giá không bao
giờ cũ trong mọi thời kỳ. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, quyết định thành cơng của cách mạng. Trong thời đại cách mạng công

nghiệp 4.0, để đánh bại các thế lực thù địch, diễn biến hịa bình, bạo loạn lật
đổ, âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đồn kết tồn dân tộc nếu
chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành
công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây
dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững như lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Khối đại đồn kết tồn dân tộc khơng ngừng được củng cố và phát
huy, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự ổn
định và phát triển đất nước thơng qua việc phát huy vai trị của MTTQ các
cấp trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được triển khai trong
các Cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước có trọng tâm, trọng
điểm, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần thi đua, lao động sáng tạo của nhân dân và
sự chung sức của cả cộng đồng tham gia phát triển kinh tế, giải quyết các vấn
đề xã hội. Kết quả đạt được thời gian qua có ý nghĩa to lớn và quan trọng, góp
phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đức
Huệ năm 2020,2021.
2. Báo cáo cơng tác phịng chống dịch Covid-19 của Ban chỉ đạo phòng
chống dịch Covid-19 huyện năm 2021.
3. Báo cáo kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2021 của Ủy ban
nhân dân huyện Đức Huệ.
4. Báo cáo kết quả công tác đối ngoại nhân dân năm 2021 của Ủy ban
nhân dân huyện.
5. Báo cáo tình hình cơng tác dân tộc – tôn giáo năm 2021 của Ban chỉ
đạo dân tộc – tơn giáo huyện.

6. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (năm 2021) dùng cho
hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị: nxb Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
7. Văn kiện Đại hội VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII,XIII của Đảng cộng sản
Việt Nam.



×