Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.06 KB, 11 trang )

Họ và tên: Phùng Minh Hương

Mã sinh viên: 2073402010148

Khóa/Lớp (tín chỉ): 5802.2LT1

Niên chế: CQ58/02.02

STT: 24

ID phòng thi: 5820581211

Ngày thi: 23/12/2021

Ca thi: 9h15

BÀI THI MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày

Đề bài (chẵn): Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thức xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
hiện nay.

BÀI LÀM


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ


CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC......................................................................................................... 1
1.1. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ................................ 1
1.2. Yêu cầu của phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ........... 2
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG
THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG XÂY
DỰNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY .......................... 3
2.1. Yêu cầu của đổi mới đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ................... 3
2.2. Thực trạng............................................................................................. 3
2.2.1. Ưu điểm .......................................................................................... 3
2.2.2. Hạn chế ........................................................................................... 5
2.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 6
2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm.............................................................. 6
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................. 6
2.4. Giải pháp............................................................................................... 7
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 8


1

MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc
của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là sự vận
dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mac - Lenin vào thực tiễn nước nhà;
là kim chỉ nam dẫn lối cho cách mạng và các hoạt động của Đảng. Tư tưởng
Hồ Chí Minh khơng chỉ có giá trị đối với nước ta mà cịn mang ý nghĩa và giá
trị thời đại.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc có
vị trí và vai trị vơ cùng quan trọng. Đây là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược,
quyết định thắng lợi của cách mạng và là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách

mạng. Trong thời đại ngày nay, quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thức
xây dựng khối đại đồn kết dân tộc khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị mà cịn
gắn với sự phát triển tồn diện của đất nước. Vì vậy, em thực hiện tiểu luận
“Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thức xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay” để
nghiên cứu và làm rõ nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức xây
dựng khối đại đồn kết dận tộc, từ đó vận dụng trong việc xây dựng Mặt trận
Tổ Quốc Việt Nam. Bài tiểu luận cũng đánh giá thực trạng của vấn đề, nêu rõ
những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục hạn chế đối với
thực tiễn đất nước ta.
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài
tiểu luận gồm có hai chương:
Chương 1: Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phương
thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Chương 2: Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC
Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là phương pháp tổ chức,
tập hợp lực lượng quần chúng cho sự nghiệp cách mạng, bao gồm: Làm tốt
công tác vận động quần chúng; Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù
hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng; Các đoàn thể, tổ chức quần
chúng được tập hợp và đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất.
Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vừa là tiền đề, vừa là
động lực để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và thúc đẩy sự phát triển
1.1.



2

kinh tế, xã hội. Nó có vai trị là đường lối đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân
dân; tạo ra sự đồng thuận xã hội, giúp người dân tìm ra những tương đồng
chung, gác lại sự khác biệt và hành động trên cơ sở những tương đồng chung
ấy, từ đó tạo cơ sở xây dựng khối đại đồn kết toàn dân tộc.
Yêu cầu của phương thức xây dựng khối đại đồn kết dân tộc
Một là, làm tốt cơng tác vận động quần chúng (dân vận). Vận động, thu
hút quần chúng là để đoàn kết mọi người, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã
hội và văn hóa. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để phát huy đầy đủ vai trị, trí tuệ,
khả năng to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến, kiến
quốc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước cùng mọi cán bộ,
Đảng viên phải biết làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn, giúp
đỡ và vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; phải giúp nhân dân hiểu biết đầy đủ, sâu
sắc về quyền lợi, trách nghiệm và nghĩa vụ của người công dân với Đảng, với
Tổ quốc và với dân tộc, từ đó mà tích cực, chủ động, tự giác phấn đấu và cống
hiến cho sự nghiệp cách mạng. Người dặn: “Cần phải chịu khó tìm đủ cách giải
thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm” [2,
tr.286]. Theo Hồ Chí Minh, mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần chúng
đều phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, phải xuất phát từ
thực tế trình độ dân trí và văn hóa, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồm
cả phong tục, tập quán và cụ thể đối với từng địa phương, từng đối tượng của
nhân dân.
Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối
tượng để tập hợp quần chúng. Đây là những tổ chức để tập hợp, rèn luyện, giáo
dục quần chúng cho phù hợp với từng giai cấp, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, giới
tính, vùng miền,... Có thể kể đến các tổ chức: Cơng đồn, Hội Nơng dân, Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... Các đoàn thể, tổ chức quần chúng ra đời, dưới sự
lãnh đạo của Đảng có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, vận động, tập

hợp các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, đấu tranh bảo vệ quyền và lợi
ích của mình. Vì vậy mà trong suốt tiến trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ
đất nước, các tổ chức, đồn thể khơng ngừng lớn mạnh về số lượng, hoạt động
ngày càng hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng, là hạt nhân
của khối đại đoàn kết toàn dân.
Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong
mặt trận dân tộc thống nhất. Theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể, tổ chức quần
chúng phải hợp thành Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất
càng rộng rãi, chặt chẽ, thống nhất bao nhiêu thì khối đại đồn kết dân tộc càng
mạnh mẽ, bền vững bấy nhiêu. Các đoàn thể, tổ chức quần chúng và Mặt trận
dân tộc thống nhất là sợi dây gắn kết Đảng với nhân dân. Người khẳng định:
1.2.


3

“Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của
dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ” [3, tr.397]. Như vậy, bản chất
của đoàn thể nhân dân, các tổ chức quần chúng là tổ chức của dân. Do đó vai
trị của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng bao
gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của mình.
Cơng tác vận động quần chúng phải dựa trên chiến lược: “Đồn kết, đồn kết,
đại đồn kết, Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng!” [4, tr.119]. Đối với các
đồn thể, tổ chức quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng được tập hợp và đoàn kết
trong Mặt trận dân tộc thống nhất, do vậy đều có sự chỉ đạo trong công tác vận
động, thu hút, tập hợp quần chúng tham gia sinh hoạt trong tổ chức của mình.
Người chỉ rõ: “Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng
to lớn của cách mạng Việt Nam...Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể,
các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp
đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau

xây dựng Tổ quốc... Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào
các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc”
[4, tr.453].
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG
THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÂY
DỰNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY
Yêu cầu của đổi mới đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trải qua 90 năm hình thành và phát triển, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã
không ngừng củng cố và vững mạnh, khẳng định vai trò cũng như tầm quan
trọng của hệ thống chính trị, góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển của
đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của Mặt trận cùng các đồn thể
thành viên càng có ý nghĩa quan trọng. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế đã tạo nên khơng ít thách thức, đặt ra những
yêu cầu bức xúc trong vận động quần chúng, địi hỏi hệ thống chính trị phải
ngày càng hồn thiện, phát huy sức mạnh của mình, đồng thời tăng cường mối
quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân trong điều kiện hiện giờ. Thực tế đó
đã yêu cầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải đổi mới nội dung, phương thức
xây dựng và hoạt động nhằm tăng cường năng lực của khối đại đoàn kết, xây
dựng và bảo vệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là vấn đề cấp
bách, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc đối với cách mạng hiện nay.
2.1.

2.2. Thực trạng
2.2.1. Ưu điểm


4

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã có sự đổi mới và đạt được

những kết quả quan trọng:
Một là, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các cấp tập trung lực lượng không chỉ bằng việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nhân dân, đảm bảo mỗi người dân đều được hưởng thành quả
cách mạng hay qua công tác tuyên truyền, tổ chức mà còn qua các cuộc vận
động, phong trào như: “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn
minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Đồn kết sáng tạo”,...
Ví dụ: Hoạt động “Quỹ vì người nghèo” năm 2021 (diễn ra từ
17/10/2020 – 17/10/2021) ở tỉnh Quảng Bình đã vận động được 22,6 tỷ đồng;
hỗ trợ sửa chữa, xây mới 212 nhà đại đoàn kết; hỗ trợ 1188 người nghèo khám,
chữa bệnh; hỗ trợ 871 học sinh nghèo vượt khó;...
Hai là, phát huy và thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân. Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể đã đề xuất các chủ trương, chính sách
liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân, tích cực vận động nhân dân xây
dựng cơ chế, đường lối, chính sách pháp luật, đề án, dự án, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Các hoạt động thực hiện góp ý xây
Đảng và chính quyền được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai dưới nhiều
hình thức: tổ chức hội nghị, gửi xin ý kiến vào dự thảo văn bản, thông qua tiếp
xúc cử tri, tập hợp kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh với Đảng, Nhà
nước,…
Ví dụ: Từ năm 2017, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An cùng Mặt
trận Tổ quốc ở cơ sở phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Hội
đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã với nhân dân mỗi năm 2
lần. Kết quả đạt được là góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bức xúc của nhân
dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giúp giảm tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh từ
13% (năm 2014) xuống 5,54% (cuối năm 2018).
Ba là, phát huy sự bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Thực hiện lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi
một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng tồn dân”
[3, tr.232], bên cạnh việc tập hợp các giai cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chú

trọng giải quyết các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, ngăn chặn các hành vi lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo các dân
tộc và tơn giáo tự do, bình đẳng, đồn kết với nhau để cùng phát triển. Ở các
địa phương có đặc thù và các vùng sâu, vùng xa, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
vận động các dân tộc, tôn giáo phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp,
đồng thời vận động nhân dân bỏ các hủ tục lạc hậu, các tín ngưỡng cực đoan
khơng phù hợp.


5

Ví dụ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế tổ chức 3 hội nghị toàn
quốc biểu dương, phát huy vai trị các tơn giáo tham gia phát triển giáo dục
mầm non, tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề, tham gia chăm sóc
sức khỏe, khám chữa bệnh cho người nghèo,…
Năm 2018, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc và đối thoại với Tòa
Giám mục, Đại chủng viện Thánh Giuse, trường Cao đẳng Nghề Hịa Bình
thuộc Giáo phận Xn Lộc thành cơng, tập hợp và đồn kết đồng bào Cơng
giáo với khối đại đồn kết dân tộc.
Bốn là, vai trò lãnh đạo của Đảng và nhận thức về vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền được nâng cao. Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh tun truyền vai trị của mình trên
các kênh thơng tin, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các cuộc hội thảo,
tập huấn, quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nâng
cao nhận thức Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Nhà
nước cũng ban hành Luật Cơng đồn (năm 2012), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam (năm 2015), Luật Thanh niên (năm 2020),…nhằm tạo điều kiện cho Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể phát triển, thực hiện tốt hơn các
nhiệm vụ, chức năng của mình.

2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam vẫn còn những hạn chế:
Một là, công tác xây dựng và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam còn những điểm bất cập, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được những
yêu cầu của giai đoạn mới và nhu cầu, nguyện vọng của các đồn, hội viên.
Cơng tác tun truyền, vận động thiếu hấp dẫn với nhiều đối tượng và cịn mang
tính hình thức nên không đem lại hiệu quả cao, dẫn đến tỉ lệ tập hợp đoàn viên,
hội viên ở một số nơi còn thấp, nhất là đối với khu vực kinh tế ngồi nhà nước,
khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số hoặc theo đạo.
Ví dụ: Nhiều nơi chưa chú trọng các giá trị văn hóa truyền thống khi vận
động xây dựng nông thôn mới, hay chưa nắm rõ phương thức, tiêu chí đánh giá
khi vận động xây dựng đơ thị văn minh nên phong trào “Tồn dân đồn kết xây
dựng nơng thôn mới, đô thị văn minh” chưa đạt hiệu quả cao; phong trào “Đoàn
kết sáng tạo” chưa thực sự phát triển ở địa bàn cơ sở,…
Hai là, công tác giám sát và phản biện xã hội còn lúng túng, đặc biệt là
trong việc góp ý xây dựng Đảng và chính quyền. Hoạt động giám sát ở các cấp
cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, thiếu các chương trình giám sát độc lập và chưa


6

phát huy được vai trò giám sát thường xuyên của nhân dân. Việc xử lí các kiến
nghị sau giám sát cũng chậm trễ, thiếu quyết liệt.
Ba là, năng lực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các địa
phương còn hạn chế, khi mà nhiều cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài
bản để đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ. Vì vậy mà ở nhiều địa phương, cơ
sở, việc tư vấn và tập hợp, phản ánh kiến nghị của nhân dân còn kém hiệu quả.
Việc củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam các cấp cũng chưa được thống nhất trong toàn hệ thống.
Bốn là, điều kiện hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nhiều nơi
cịn khó khăn do hạn chế về kinh phí và chính sách. Tình trạng khốn kinh phí
gắn với biên chế không phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của Mặt trận và các
đồn thể chính trị - xã hội diễn ra phổ biến, thường xuyên kéo dài đã ảnh hưởng
đến công tác vận động, tập hợp quần chúng nhân dân.
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, Đảng đã vận dụng đúng đắn quan điểm của Hồ Chí Minh về
phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vào thời kì mới và nhận thức
được yêu cầu phải đổi mới nội dung, phương thức xây dựng và hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đảng giữ vai trị lãnh đạo nhưng đồng thời cũng
tơn trọng các hoạt động độc lập của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ đó mà tìm
ra các hình thức tập hợp quần chúng phù hợp với điều kiện hiện nay.
Hai là, các tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước giữ vững tinh thần
yêu nước và niềm tin với Đảng, luôn hưởng ứng, thực hiện theo các chủ trương
của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ba là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
thành viên và chính quyền. Điều đó giúp cho Mặt trận phát huy tốt hơn vai trò
của mình, đồng thời tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, một số cấp Uỷ Đảng chưa đề cao vị trí, vai trị của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, chưa toàn tâm toàn ý đổi mới nội dung và phương thức xây
dựng Mặt trận. Chính quyền các cấp cũng chưa chủ động phối hợp cũng như
tạo điều kiện để công tác của Mặt trận được tiến hành hiệu quả.
Hai là, chế độ, chính sách đối với cán bộ thực hiện công tác của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức để
có thể phát hiện, bồi dưỡng những người có đủ phẩm chất và năng lực. Chương
trình giảng dạy, đào tạo ở các trường cũng chưa gắn liền với thực tiễn phong
trào cách mạng của quần chúng.



7

Ba là, vẫn cịn những chính sách chưa đồng bộ hoặc chưa được hướng
dẫn kịp thời, thiếu sự phù hợp, cản trở đời sống và các hoạt sản xuất, kinh doanh
khiến cho khơng chỉ hội viên, đồn viên mà cả nhân dân bức xúc, từ đó mà ảnh
hưởng đến việc vận động, tập hợp quần chúng.
Bốn là, nước ta là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế - chính trị chưa
thực sự vững mạnh, nay bước vào thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế gặp phải khơng ít thách thức, lại phải đối mặt với dịch bệnh
Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu nên công tác của Mặt trận Tổ Quốc Việt
Nam cũng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung, phương thức xây
dựng và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng là một vấn đề mới mẻ,
chưa tìm được giải pháp phù hợp, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không
tránh khỏi một vài sai sót.
2.4.

Giải pháp
Một là, tăng cường chỉ đạo cơng tác chính trị tư tưởng, quán triệt tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về phương thức xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc một cách bài bản, cụ thể, phù hợp với thực tiễn của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
Hai là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động
quần chúng, áp dụng khoa học kĩ thuật vào các công tác của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở theo phương châm rõ người, rõ
việc, rõ nội dung, đi vào trọng tâm, tránh dàn trải, hành chính hóa.
Ba là, coi trọng giáo dục hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân về
trách nhiệm xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, về ý thức và năng lực làm
chủ, tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng và các chính sách, pháp luật

của Nhà nước về xây dựng khối đại đồn kết dân tộc, đồng thời khuyến khích,
cổ vũ nhân dân chủ động, tự giác hoạt động trong các đoàn thể, tích cực hưởng
ứng các phong trào thi đua yêu nước, các đường lối của Đảng và Nhà nước.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, coi đây
là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời quyết liệt hơn nữa trong cơng tác phịng chống
tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy Nhà
nước, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.
Năm là, cần xây dựng và ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống
chính trị, hồn thiện chính sách, pháp luật về việc thực hiện dân chủ của nhân
dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới phương
thức xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nâng cao sự gương mẫu của cán bộ, Đảng
viên nhưng vẫn duy trì được tính độc lập, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.


8

Bảy là, tổ chức bộ máy và các cơ quan chuyên trách của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cần được củng cố theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu
của nhiệm vụ trong thời kì mới, đặc biệt cần nâng cao bồi dưỡng các cán bộ
dân tộc thiểu số hoặc công tác ở các vùng khó khăn.
Tám là, Nhà nước phải đảm bảo kinh phí hoạt động cho Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, có thể xem xét hình thành quỹ hoạt động cho Mặt trận thơng
qua các dự án góp vốn hoặc kêu gọi sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, tổ chức
khác, tránh để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí cản trở cơng tác của Mặt trận.
Chín là, thường xun tổng kết các phong trào, các cuộc vận động, sơ
kết phương thức xây dựng và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hàng

năm hoặc khi cần thiết để phát hiện các hạn chế cịn tồn đọng, từ đó rút kinh
nghiệm và đồng thời tìm ra các hướng đi, giải pháp mới phù hợp hơn.
KẾT LUẬN
Phát huy sức mạnh của khối đại đồn kết dân tộc khơng chỉ là nội dung
mang tính chiến lược trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà
cịn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện nhiệm vụ ấy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
với vai trò là tổ chức đại diện cho nhân dân và là một bộ phận của hệ thống
chính trị nước ta, đã vận động, tập hợp quần chúng nhân dân, xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc. Trong bối cảnh đất nước không ngừng chuyển mình, đón
nhận cả cơ hội lẫn thách thức của q trình hội nhập, tư tưởng Hồ Chí Minh về
phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vẫn giữ nguyên giá trị, có ý
nghĩa sâu sắc và tiếp tục được Đảng ta vận dụng vào công cuộc xây dựng Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định
song nhiều hạn chế vẫn cịn tồn đọng. Vì vậy mỗi cán bộ, Đảng viên, mỗi người
dân đều cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn nữa về vấn đề đại đoàn kết toàn
dân tộc và trong việc xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tìm ra các giải
pháp, hướng đi đúng đắn để công tác của Mặt trận diễn ra hiệu quả, phù hợp
với định hướng phát triển của đất nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội
3. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội
4. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 13, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội

5. Thu Huyền (2011), Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp
khối Đảng, đồn thể năm 2011, chun đề 6, Tạp chí Xây dựng Đảng,
/>6. Vương Văn Nam (2021), Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của
MTTQ Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, Tạp
chí Mặt trận, />


×