lOMoARcPSD|11558541
z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
Học Phần: Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin
ĐỀ TÀI:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Hà nội, tháng 5 năm 2021
1
lOMoARcPSD|11558541
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................... 3
Nội Dung .............................................................................................. 4
I- Cơ Sở Lý Luận ............................................................................. 4
1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam ............................................................................ 4
2. Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. .................................................................... 5
II- Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay. ......................................................................... 8
1. Thực trạng: .............................................................................. 8
2. Thành tựu và hạn chế .............................................................. 8
III- Giải pháp hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. ....................................................................... 9
Kết luận .............................................................................................. 11
Tài Liệu Tham Khảo: ....................................................................... 12
2
lOMoARcPSD|11558541
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội lồi người hiện nay đang khơng ngừng phát triển. Điều đó được chứng
minh thơng qua nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội trong đó có sự
phát triển về kinh tế. Từ một nền kinh tế sơ khai thuở ban đầu- nền kinh tế tự
nhiên, con người đã không ngừng phát triển qua hàng vạn năm để biết dùng
lửa, dùng các công cụ lao động sơ khai, biết sản xuất ra các sản phẩm phục vụ
nhu cầu cuộc sống. Nhưng khi việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó quá
nhiều sẽ dẫn tới dư thừa và từ đó xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hóa. Điều đó
đã đánh dấu cho sự hình thành và xuất hiện của nền kinh tế hàng hóa. Khi nền
kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển, đến một trình độ nhất định trở thành nền
kinh tế thị trường
Ở mỗi quốc gia, mơ hình kinh tế thị trường được xây dựng khác nhau và phù
hợp với giai đoạn phát triển, phản ánh tình hình kinh tế- xã hội của quốc gia
đó. Đối với Việt Nam hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đang được Đảng và Nhà Nước ta thực hiện.
Sau đây em xin trình bày về đề tài:
“ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
3
lOMoARcPSD|11558541
I-
Cơ Sở Lý Luận
Nội Dung
1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
1.1. Khái niệm
Theo quan điểm P. Samuelson, nền kinh tế thị trường là “nền kinh tế trong đó
các cá nhân đưa ra các quyết định chủ yếu về sản xuất và tiêu dùng.” Nền
kinh tế thị trường được hình thành từ sự phát triển qua các trình độ khác nhau
của nền kinh tế hàng hóa với nền tảng sơ khai là nền kinh tế tự nhiên, tự túc.
Vậy nên, có thể nói nền kinh tế thị trường chính là trình độ phát triển cao
nhất của nền kinh tế; là thành quả của nền văn minh nhân loại, của lực lượng
sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế.
Như đã nói ở trên, mỗi quốc gia sẽ xây dựng cho mình một nền kinh tế thị
trường riêng phù hợp với bối cảnh lịch sử của quốc gia đó. Nếu như ở Hoa
Kỳ áp dụng mơ hình kinh tế thị trường tự do mới, ở Nhật Bản là nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa thì ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn
và áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của thị trường đồi thơi góp phần hướng tới từng bước xác
lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh;
có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.”
1.2. Tính tất yếu khách quan của sự phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kết quả của quá trình
phát triển từ nền kinh tế hàng hóa ở trình độ cao. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ
hình kinh tế chủ chốt, nhất q gắn liền với thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta. Vì vậy, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một điều tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tính
tất yếu khách quan đó là bởi:
• Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù
hợp với quy luật vận động và phát triển của nền kinh tế: Như đã trình
bày ở phía trên, nền kinh tế hàng hóa xuất hiện bởi nhu cầu trao đổi
hàng hóa khi đã xuất hiện nhu cầu bán một loại hàng hóa do sản xuất
quá nhiều và mua một loại hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của con
4
lOMoARcPSD|11558541
người. Nền kinh tế hàng hóa là thành quả của sự vận động và phát
triển của nền kinh tế tự nhiên, tự túc. Nó tiếp tục vận động và phát
triển đến một trình độ nhất định sẽ trở thành nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt, ở Việt Nam – nơi mà các điều kiện để hình thành và phát
triển nền kinh tế hàng hóa ln tồn tại thì sự xuất hiện của nền kinh tế
thị trường là một điều tất yếu. Thêm vào đấy, nền kinh tế thị trường ở
mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh, định hướng xác lập các
giá trị khác nhau của mỗi nước. Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nên sự lựa chọn mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – mơ hình có thể khắc
phục các hạn chế của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, là định
hướng đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại, phản ánh đúng đặc
điểm phát triển, bề dày lịch sử của dân tộc.
• Tính ưu việt của kinh tế thị trường: Khắc phục hạn chế về việc phân
bổ nguồn lực chưa đồng đều của các mơ hình kinh tế phi thị trường,
nền kinh tế thị trường là nơi nguồn lực được phân bố hiệu quả, thúc
đẩy và tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến
bộ của khoa học – kỹ thuật, hướng tới đầu ra là nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, giảm giá thành các sản phẩm. Bước vào thời kỳ
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế thị trường sẽ trở thành
động lực, phương tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
• Đây sẽ là mơ hình thiết thực và phù hợp nhất với mong muốn của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta về việc xây dựng một đất nước “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Có thể cho rằng mơ
hình này sẽ là mơ hình gắn bó lâu dài trong sự phát triển của đất nước
ta.
2. Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Lênin từng nói: “ Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng trên cơ
sở xác định được nền tảng của chủ nghĩa xã hội”. Liên hệ tới nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là nền kinh tế phản
ánh đúng điều kiện lịch sử khách quan, hình thái nhà nước hiện nay. Nó
khơng phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nhưng đồng thời nó
cũng khơng hồn tồn là một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa bởi Việt
5
lOMoARcPSD|11558541
Nam hiện nay đang bước vào thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa. Vậy
nên, nền kinh tế thị trường của chúng ta sẽ có sự kết hợp giữa một vài đặc
trưng của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và một vài đặc trưng kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bao hàm các đặc trưng chung của nền
kinh tế thị trường thế giới, bên cạnh các đặc trưng riêng phản ánh bối cảnh
đất nước ta.
2.1. Đặc trưng chung:
+ Đa dạng về chủ thể kinh tế với nhiều hình thức sở hữ. Các chủ thể kinh tế
có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và có quyền bình đẳng
trước pháp luật.
+ Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực xã hội.
Giá cả được hình thành theo nguyên tắc của thị trường và tuân theo quy luật
cung- cầu.
+ Thị trường vận hành theo cơ chế tự điều tiết, tuân theo lý thuyết “bàn tay
vơ hình”.Hiện nay, bên cạnh cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tuân theo
các quy luật như quy luật cung- cầu; quy luật cạnh tranh,…. thì Nhà nước
trong vai trị là chủ sẽ có sự điều tiết vĩ mô, can thiệp vào nền kinh tế để khắc
phục những khuyết tật thị trường.
+ Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở.
2.2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
❖ Về mục tiêu:
Nền kinh tế thị xã hội chủ nghĩa trở thành phương thức phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất hiện đại, hoàn thiện cơ sở
vật chất- kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân, hướng đến
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
❖ Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần cụ
thể: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư
bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi. Trong đó kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân
đóng vai trị nịng cốt. Các thành phần kinh tế trên tồn tại khách quan,
độc lập, cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, tạo động lực phát triển
nền kinh tế. Tuy nhiên, khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa, trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhà nước
đóng vai trò chủ đạo, là nhà quản lý đối với các quan hệ kinh tế, sử
6
lOMoARcPSD|11558541
dụng các chính sách vĩ mơ cần thiết để khắc phục các khuyết tật thị
trường nhằm đảm bảo thực hiện tốt định hướng xã hội chủ nghĩa trong
nền kinh tế thị trường trong bối cảnh Việt nam đang bước vào thời kỳ
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
❖ Về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội:
Đây là đặc trưng quan trọng, phản ánh tính định hướng xã hội chủ nghĩa
của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nền kinh tế thị trường ở nước ta
luôn gắn liền tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội bởi công bằng xã
hội vừa là cơ sở vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền
kinh tế đồng thời đó cũng là mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta luôn
hướng tới trong công cuộc xây dựng đất nước. Việt Nam ln thực hiện
chính sách phát triển kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa- xã hội, từng
bước xây dựng xã hội công bằng, văn minh.
❖ Về quan hệ phân phối:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phân
bổ nguồn lực công bằng và đa dạng hình thức phân phối trong đó phân
phối theo lao đơng là chủ yếu. Bên cạnh đó cịn có cách phân phối theo
vốn, phân phối theo sức lao động và phân phối theo hệ thống an sinh xã
hội. Bản chất của sự phân phối ở đây chính là thực hiện các lợi ích kinh
tế cho xã hội. Vậy nên, việc thực hiện nhiều hình thức phân phối như ở
nước ta hiện nay sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân
dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội.
❖ Về quan hệ quản lý nền kinh tế:
Nền kinh tế ở mọi quốc gia trên thế giới đều có sự can thiệp và điều
chỉnh của nhà nước bên cạnh cơ chế tự điều tiết dựa trên quy luật cung –
cầu. Riêng đối với Việt Nam, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa do Nhà nước quản lý và thực hiện quản lý là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền làm
chủ Đất nước của nhân dân. Đảng lãnh đạo qua các cương lĩnh, chính
sách phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ. Nhà nước tiến hành
can thiệp và quản lý nền kinh tế thị trường thông qua các chiến lược, kế
hoạch, các cơng cụ vĩ mơ, các chính sách như chính sách tiền tệ, chính
sách tài khóa… nhằm khắc phục các khuyết tật của thị trường, hỗ trợ
doanh nghiệp khi cần thiết, giải quyết các tình trạng như khủng hoảng
kinh tế hay làm phát có thể xảy ra, đảm bảo sự công bằng xã hội và làm
giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội từ đó đảm bảo sự phát triển
bền vững của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
7
lOMoARcPSD|11558541
II- Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
1. Thực trạng:
Ở Việt Nam hiện nay, sau hơn 30 năm cải cách đổi mới, nền kinh tế thị
trường đang dần hình thành và phát triển, đã có những đặc trưng của một
nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập với quốc tế, vận hành theo đúng
quy luật của nền kinh tế thị trường, gắn liền với định hướng xã hội chủ
nghĩa theo các thời kỳ của đất nước. nền kinh tế thị trường của nước ta
hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều quan hệ sở hữu; quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong đó
kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo cịn kinh tế tư nhân đóng vai trò là
động lực của nên kinh tế đúng như phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng vào phiên khai mạc Đại hội XII của Đảng (21/01/2016).
Thị trường đang từng bước phát huy hiệu quả trong việc điều tiết và phân
bổ hàng hóa cũng như các nguồn lực trong thị trường, xác định giá cả theo
quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh,… theo lý thuyết “bàn tay vơ
hình”. Bên cạnh đó, Nhà nước đang phát huy tốt vai trị chủ đạo trong việc
đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường, kịp
thời có những chính sách vĩ mơ cùng các cơng cụ điều tiết phù hợp nên đã
khắc phục được cơ bản các khuyết tật thị trường.
2.
Thành tựu và hạn chế
1.2.1. Thành tựu:
Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước toàn diện về mọi mặt, thực hiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đất nước
đang bước vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu nổi bật về kinh tế:
+ Việt Nam đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc từ một đất nước nghèo đến
nay nước ta đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
+ Giai đoạn 2002 – 2019, GDP bình quân đầu người tăng 2,7 lần, tỷ lệ hộ
ngèo giảm mạnh xuống còn dưới 6%.
+ Đặc biệt là trong năm 2020, mặc dù phải chịu tác động nghiêm trong do
đại dịch Covid- 19 gây ra nhưng nền kinh tế của Việt Nam là một trong số
rất ít các nước trên thế giới vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương, GDP
năm 2020 tăng 2,91%.
+ Giá cả trong nước giữ ở mức ổn định, an ninh lương thực quốc gia được
đảm bảo
8
lOMoARcPSD|11558541
+ Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017 tăng 21% so với cùng kì
năm 2016.
+ Cán cân thương mại năm 2020 thặng dư, ghi nhận kỷ lục xuất siêu ước
đạt 19,1 tỷ đồng.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, đạt trên 10 tỷ USD.
+ Nền kinh tế thị trường vẫn phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa, tính cơng bằng, dân chủ trong xã hội về cơ bản được đảm bảo, hội
nhập quốc tế sâu rộng, chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng được đảm
bảo.
Điều đó cho thấy rằng, mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là mô hình phù hợp với thực tiễn của đất nước.
1.2.2. Hạn chế:
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tự đã đạt được, vẫn còn tồn tại một số
hạn chế cần khắc phục để bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế trên tồn thế
giới:
+ Phân hóa xã hội sâu sắc về nguồn lực cũng như thu nhập khiến kéo dài
khoảng cách giàu nghèo.
+ Việc phân bổ nguồn lực chưa thực sự đồng đều tạo ra thất nghiệp.
+ Trên thị trường còn tồn tại nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng… gây ra sự rối loạn trong thị trường.
+ Lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng chưa thực sự triệt để. Theo tổng
cục thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2020 lạm phát tăng 3,96% so với
cùng kỳ năm 2019.
+ Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, điều đó tạo tiền đề cho nền kinh
tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, có thể nhìn thấy rõ sự cách
biệt khá lớn về trình độ cơng nghệ thơng tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo
vào sản xuất của nước ta so với các nước khác trên thế giới đặc biệt là các
nước phương Tây.
+ Tình hình ơ nhiễm mơi trường ngày càng nghiêm trọng và trở thành vấn
đề nhức nhối hiện nay.
III- Giải pháp hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Cải thiện mơi trường kinh doanh, duy trì tăng trưởng bền vững, kiềm
chế lạm phát ở mức tối đa.
- Xây dựng và phát triền mơ hình kinh tế nhiều thành phần với trung
tâm là nhà nước.
- Vận dụng linh hoạt các quy luật của nền kinh tế thị trường thúc đẩy
sự phát triền nhanh và bền vững.
9
lOMoARcPSD|11558541
- Phát động tinh thần khởi nghiệp ở các bạn trẻ, đa dạng hóa các mơ
hình kinh tế.
- Đảm bảo việc thực hiện các chính sách vĩ mơ phù hợp, hạn chế các
khuyết tật thị trường, phân bổ nguồn lực hiệu quả để từ đó rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
- Cải thiện môi trường pháp lý nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề, hó
khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế.
- Tăng cường việc áp dụng chính sách thúc đẩy cá lĩnh vực kinh tế
phát triển, kích thích sự chuyển dịch cơ cấu đặc biệt ở nông thôn.
- Đẩy mạnh việc xuất khẩu và hội nhập quốc tế, tham gia vào các tổ
chức trên thế giới.
- Khuyến khích việc phát triển và ứng dụng khoa học- kĩ thuật, trí tuệ
nhân tạo vào các hoạt động sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận và giảm
bớt chi phí đầu vào.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ nước ngoài.
10
lOMoARcPSD|11558541
Kết luận
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực sự đã
phát huy hiệu quả rõ rệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và việc thực hiện các
chính sách can thiệp kịp thời đúng đắn của nhà nước, nền kinh tế Việt nam
ghi nhận nhiều chuyển biến rõ rệt. Tăng trưởng GDP ở mức cao đặc biệt là
trong năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid19 gây ra khiến nền kinh tế bị ứ đọng, hoạt động sản xuất có phần bị đình
trệ nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương đồng thời ghi nhận mức
xuất siêu kỉ lục.
Điều đó cho thấy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta là một mơ hình kinh tế hiệu quả, phản ảnh được bối cảnh lịch sử
của dân tộc cũng như phù hợp với hình thái kinh tế- xã hội mà đất nước ta
hướng tới vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Bên cạnh những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế mà chúng ta đã đạt
được, vẫn ghi nhận nhiều hạn chế, khuyết tật thị trường còn tồn tại. Cần
nhanh chóng áp dụng các giải pháp kịp thời, đồng bộ để đảm bảo sự phát
triền nhanh và bền vững cho nền kinh tế nước nhà.
11
lOMoARcPSD|11558541
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin
2. Tạp chính kinh tế tài chính online ( />3. Báo cáo tình hình kinh tế của tổng cục thống kê
4. Tạp chí cộng sản ( />
12
Downloaded by quang tran ()