Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đạo đức công vụ Phòng chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.27 KB, 29 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2018

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
_______________
Nhóm 2 – Lớp K5E
Môn: ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ KIỂM SÁT
Chủ đề 9: Làm thế nào để nâng cao đạo đức công chức trong thực thi cơng vụ. Vì sao
nâng cao đạo đức cơng chức trong thực thi cơng vụ có thể góp phần phòng, chống
tham nhũng.
I. Địa điểm
Tầng 8 và Tầng 11 Ký túc xá Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Thành phần tham dự:
1
2
3
4
5
6
7
8

Đinh Xuân Quang ( Nhóm trưởng )
Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Thị Thu Ngân (Thư ký)
Vũ Mạnh Tiến


Nguyễn Thị Hà Anh
Vũ Minh Đức
Nguyễn Văn Dương
Lưu Ngọc Phúc
II. Thời gian và nội dung họp
Lần 1: 19h – 22h ngày 31/03/2018: Nhóm họp, phân tích đề, tìm hướng giải quyết,
phân chia nội dung bài cho các thành viên, chỉ ra các tài liệu cần sử dụng tham khảo
Lần 2: 19h – 21h ngày 01/04/2018: Nhóm họp, tổng hợp bài của các thành viên,
các thành viên đưa ra hướng giải quyết tình huống của mình, từng thành viên nhận xét,
đóng góp, xây dựng bài.
Lần 3: 17h - 19h ngày 03/04/2018:. Nhóm chỉnh sửa bài, xem xét nội dung bài
Lần 4: 14h- 17h ngày 08/04/2018: Nộp bài cho nhóm trưởng hồn thiện bản Word.

III. Nội dung công việc của từng thành viên
1. Nguyễn Thị Hà Anh : Công vụ.
2. Nguyễn Thị Thu Ngân: Đạo đức công chức trong thực thi công vụ.


3 Vũ Minh Đức: Một số yêu cầu trong vấn đề nâng cao đạo đức công chức trong
thực thi công vụ ( Theo quan điểm của đảng cộng sản).
4

Đinh Xuân Quang : A. Lời mở đầu.
II. 3, Nâng cao đạo đức công vụ trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
III.1, Tham nhũng. 1.1 Khái niệm
2, Nâng cao đạo đức cơng chức trong thực thi cơng vụ
góp phần phòng, chống tham nhũng

5. Nguyễn Văn Dương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cơng chức trong thực

thi công vụ
6. Vũ Mạnh Tiến: Nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức công chức (theo quan
điểm của Đảng Cộng Sản)
7. Lưu Ngọc Phúc: Công chức.
8. Nguyễn Thị Hằng: Kết luận, Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, Liên hệ với
việc học tập của sinh viên đại học Kiểm Sát.
IV. Đánh giá
Thành viên

Tham gia nhiệt tình

Chất lượng bài

Đánh giá

Nguyễn Thị Hà Anh

Cao

Tốt

A

Nguyễn Thị Thu Ngân

Cao

Tốt

A


Nguyễn Thị Hằng

Cao

Tốt

A

Vũ Minh Đức

Cao

Tốt

A

Đinh Xuân Quang

Cao

Tốt

A

Lưu Ngọc Phúc

Cao

Tốt


A

Nguyễn Văn Dương

Cao

Tốt

A

Vũ Mạnh Tiến

Cao

Tốt

A

THƯ KÝ

NHÓM TRƯỞNG

MỤC LỤC



A.

LỜI MỞ ĐẦU


Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận,
xác định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau, đối với xã hội, với tự
nhiên và với bản thân. Đạo đức của con người là phẩm chất tốt đẹp của con
người dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức và trải qua quá trình tu dưỡng, rèn
luyện của từng người. Bàn về đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Người có tài
mà khơng có đức là người vơ dụng, người có đức mà khơng có tài thì làm việc
gì cũng khó.” Người cũng nói: “ Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì khơng lãnh đạo được
quần chúng nhân dân….Mọi việc thành hay bại chủ chốt là do người cán bộ có
thấm nhuần đạo đức cách mạng hay khơng”.
Cán bộ cơng chức là lực lượng xã hội có vị trí , vai trị quyết định trong
việc thể hiện và giữ vững bản chất chính trị của nhà nước, của xã hội. Muốn thể
hiện được vị trí và vai trị quyết định đó, người cán bộ cơng chức trước hết phải
hội tụ đủ hai yếu tố: đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là cái gốc, là nguồn
của mọi vấn đề liên quan đến con người. Trên thực tế, bước vào thời kỳ hội nhập
toàn cầu, thời kỳ của cách mạng 4.0, vai trò của đạo đức càng được đề cao trong
nền công vụ của mọi quốc gia. Ở Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, thế nhưng
bên cạnh những công chức đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, có tinh
thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng thì
vẫn cịn nhiều thành phần tiêu cực trong giới cơng chức có biểu hiện suy thối
đạo đức, biến chất, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống. Đặt biệt là những
vụ đại án tham nhũng trong năm 2017 và đầu năm 2018 đã càng làm trăn trở
thêm về vấn đề đạo đức công chức trong thực thi công vụ của nước ta.
Vậy làm cách nào để nâng cao đạo đức công chức trong thực thi công vụ,
và liệu rằng nâng cao đạo đức công chức trong thực thi công vụ có góp phần
phịng chống tệ nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay? Phần nội dung dưới đây sẽ
giúp cho chúng ta giải quyết những vấn đề trên.

4



B.

NỘI DUNG

I. Đạo đức công chức trong thực thi công vụ
1.
1.1

Khái niệm công vụ và công chức
Công vụ

Khái niệm công vụ gắn chặt với cơng việc của nhà nước. Đó là một loại
lao động đặc thù thể hiện bổn phận quản lý nhà nước; thực thi pháp luật, đưa
pháp luật vào đời sống; quản lý và sử dụng hiệu quả công sản và ngân sách nhà
nước phục vụ cho nhân dân, phục vụ cho xã hội...của các cơ quan công quyền.đề
cập tới công vụ là dề cập đến nghĩa vụ, đạo đức của công chức nhân danh quyền
lực nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm mục tiêu phục vụ cho
người dân và xã hội.
Từ góc độ chính trị, cơng vụ bao giờ khi nào cũng nhằm phục vụ chính
trị. Trong tiến trinh phát triển của xã hơi lồi người đã trải qua nhiều chế độ
cơng vụ. Công vụ luôn được nảy sinh trên một cơ sở xã hội nhất định, do cơ sở
kinh tế xã hội sinh ra nó.cho nên xét đến cùng cơng vụ bao giờ cũng phục vụ lợi
ích của một nhà nước, một chế độ chính trị và một giai cấp thống trị nhất định,
nó ln mang bản chất của giai cấp thống trị. Công vụ là quy chế, là nguyên tắc
hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm thực hiện bổn phận quản lý xã hội trên tát
cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống nhằm đảm bảo ký cương xã hội, thực hiện
các quyền và lợi ích hợp hiến, hợp pháp của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân
dân.

Từ góc độ đạo đức, cơng vụ là bổn phận của nhà nước phục vụ nhân dân,
có trách nhiệm với dân.cơng vụ hình thành, tồn tại và phát triển nhờ sự đóng
thuế của nhân dân nó được xây dựng trên một cơ sở kinh tế xã hội và phản ánh
cơ cấu kinh tế- xã hội sinh ra nó. Đồng thời cơng vụ xác lập và điều chỉnh các
quan hệ nhà nước với nhân dân, nhà nước và công chức - người đảm nhận chức
vụ nhà nước mà nghề nghiệp của họ là thưc hiện các công việc của nhà nước
hoặc các chức năng khác được nhà nước trao cho và thay mặt nhà nước để thực
hiện quyền lực nhà nước.

5


Tóm lại khái niệm cơng vụ được xem xét, hiểu ở nhiều cấp độ, phạm vi
khác nhau. Thứ nhất, công vụ được hiểu là hoạt động của công chức trong các
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước và lực lượng vũ trang. Thứ
hai, công vụ được hiểu là cơng việc nhà nước, có nghĩa là hoạt động của mọi
thiết chế, tổ chức nhà nước từ những tổ chức quyền lực đến tổ chức sự nghiệp,
tổ chức kinh tế vủa nhà nước đến thực thi công vụ. Thứ ba, công vụ được hiểu
là hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, những người làm hợp đồng trong
mọi cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước và cả các sĩ quan, hạ sĩ
quan, binh sĩ, cơng nhân quốc phịng trong các cơ quan, đơn vị cơng an nhân
dân.
Như vậy có nhiều quan niệm với các cấp độ, mức độ khác nhau về công
vụ nhưng điểm chung nhất của các quan niệm đó là cho rằng tính chất phục vụ
xã hội của cơng vụ đều gắn với nhà nước quyền lực cơng.tóm lại cơng vụ là tồn
bộ hoạt động của cơng chức trong quản lý xã hội theo chức trong quản lý xã hội
theo chưcs năng được quy định trong pháp luật thực định nhằm mục đính phục
vụ nhân dân, xã hội nhà nước.
1.2


Cơng chức
Cơng chức là bộ phận quan trọng cấu thành quyền lực công cũng như nền
công vụ. Khái niệm công chức phụ thuộc vào thể chế chính trị và trong từng giai
đoạn phát triển của mỗi quốc gia. Cho nên, khơng có một định nghĩa chung về
công chức cho tất cả các nước trên thế giới.
Khái niệm công chức bao giờ cũng song hành và gắn liền với sự hình
thành, phát sinh, phát triền của nền công vụ. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của nền công vụ được quyết định bởi trình độ, năng lực của cơng chức.
Cơng chức được hiểu một cách chung nhất là những người thừa hành quyền lực
nhà nước trong thực thi cơng vụ.
Có thể nói, quan niệm như trên về công chức đã đặt nền tảng pháp lý cho
việc xây dựng chế độ công vụ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng của công
chức.

6


Công chức là thuật ngữ được dùng để chỉ những người được tuyển dụng,
bổ nhiệm, giao giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trong một cơ quan nhà
nước (hoặc cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng), được
phân loại theo trình độ đào tạo, nghành chun mơn, được xếp vào một ngạch
hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2.

Đạo đức công chức trong thực thi công vụ
Đạo đức công chức là khái niệm liên quan tới mức độ hài lòng của nhân
dân về hành vi của công chức trong thực thi công vụ, trên cơ sở các định chế
pháp lý ở mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử. Đạo đức công chức là một bộ
phận đạo đức của người công chức bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, các

qui tắc hành vi, xử sự trong công vụ, nhằm điểu chỉnh thái độ, hành vi, cách xử
sự của công chức trong thực thi công vụ.
Đạo đức công chức được xem xét ở hai phương diện: Theo nghĩa rộng là
đạo đức của người công chức, theo nghĩa hẹp là đạo đức công chức trong hoạt
động thực thi cơng vụ. Khi nói tới đạo đức công chức không thể chỉ dừng lại ở
sự nhận thức về bổn phận, trách nhiệm của họ trong thực thi cơng vụ, mà cịn
bao gồm những chuẩn mực về đạo đức cơng chức được pháp điển hóa trong nền
cơng vụ, thể hiện ở các cơ quan công quyền.
Biểu hiện của đạo đức công chức:
Thứ nhất, đạo đức công chức chính là những phẩm chất mà người cơng
chức cần phải có trong q trình thực thi cơng vụ. Những phẩm chất đạo đức đó
được biểu hiện ở mục tiêu, lý tưởng, đạo đức, lối sống, tinh thần, thái độ đối với
xã hội, đối với con người.
Thứ hai, đạo đức công chức cịn thể hiện thơng qua đạo đức cá nhân, đạo
đức với cơ quan, đạo đức trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp
dưới; đạo đức trong thực hiên mục tiêu, lý tưởng của bản thân người cơng chức.
Tiêu chí đánh giá đạo đức cơng chức:

7


Thứ nhất, chấp hành pháp luật, quy chế làm việc trong thực thi cơng vụ là
tiêu chí đầu tiên để đánh giá đạo đức cơng chức, vì chính cơng chức là những
người thực hiện, áp dụng pháp luật để đưa ra các quyết định quản lí khác nhau.
Thứ hai, hiệu quả thực thi công vụ của công chức.
Thứ ba, quan hệ của cơng chức với đồng nghiệp. Cơng chức có đạo đức
công vụ tốt là người phải biết thiết lập quan hệ với đồng nghiệp trong công vụ,
phải biết chia sẻ kinh nghiệp, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm
vụ, công vụ.
Thứ tư, quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp trên.

Thứ năm, quan hệ giữa công chức với nhân dân. Người công chức phải
tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải đặt mình vào vị trí của
nhân dân để giải quyết các công việc của dân, hết sức phục vụ nhân dân với thái
độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy; giải quyết công việc một cách đứng đắn,
hiệu quả, không vụ lợi cá nhân, luôn liêm chính, quan tâm thiết thực đến đời
sống nhân dân, thực sự gần gũi nhân dân, hiểu bết nguyện vọng chính đáng của
nhân dân và khiêm tốn học hỏi nhân dân.
Việt Nam ta hiện nay chưa có một văn bản pháp luật riêng nào về đạo đức
công chức, hay đạo đức của công chức trong thực thi công vụ, thế nhưng vấn đề
đạo đức cũng đã được đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau, tồn tại ở dạng một số
văn bản pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Chẳng hạn như:
- Sắc lệnh số 76-SL ngày 20-5-1950 và các văn bản liên quan. Đây là các
văn bản pháp luật đầu tiên liên quan đến việc quy định đối với công chức những
giá trị, chuẩn mực hành vi ứng xử, quan hệ công việc. Nội dung đạo đức công
chức Việt Nam cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản này.
- Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), trên hết là hiến pháp
2013 với 11 chương, 120 điều đã phản ánh đúng bản chất, nguyên tắc của nền
công vụ/ Việt Nam, đồng thời thể hiện trách nhiệm cơng vụ địi hỏi mọi cơng
/chức trong q trình thực thi cơng vụ, khơng những có nghĩa vụ hồn thành các
u cầu cơng vụ mà cịn phải có thái độ đúng đắn, có đạo đức trong quan hệ với
nhân dân khi thực thi công vụ.
8


- Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (đã được sửa đổi bổ sung năm
2000 và 2003) và các văn bản pháp luật có liên quan
- Luật cán bộ, công chức 2008. Đây là văn bản pháp luật cao nhất liên
quan đến vấn đề cán bộ, công chức. Cùng với việc quy định cụ thể hơn đối
tượng, đó là: cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp cơ sở, thì luật cũng
quy định một số nội dung mang tính "định hướng về cách ứng xử của cán bộ,

công chức". Thuật ngữ "đạo đức" lần đầu tiên được đưa vào văn bản pháp luật
về cán bộ, công chức.
- Các văn bản pháp luật khác liên quan đến công vụ nhà nước: Quy chế
văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết
định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02-08-2007 của thủ tướng chính phủ. Bên cạnh
đó cũng cịn nhiều văn bản pháp luật liên quan.
II. Nâng cao đạo đức công chức trong thực thi công vụ
1.
1.1

Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và nâng cao đạo đức
công chức trong thực thi công vụ
Nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức công chức
Nâng cao đạo đức công chức nhằm xây dựng nền cơng vụ phục vụ là địi
hỏi tất yếu trong q trình phát triển kinh tế xã hội. Nền cơng vụ phục vụ nhân
dân thì nhất thiết cơng chức trong nền cơng vụ ấy phải có đạo đức trong thực thi
cơng vụ, phải vì nhân dân, đáp ứng nhu cầu chung của nhân dân, phản ánh đúng
xu thế tiến bộ của thời đại; cương quyết chống lại những căn bệnh quan liêu, xa
dân, vô trách nhiệm.
Trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước, đội ngũ cán bộ,
công chức của nước ta ngày càng phát triển về năng lực trình độ song cũng nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp thuộc phạm trù đạo đức. Công chức trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đang được xem là hình mẫu lý
tưởng cho những sinh viên tốt nghiệp ra trường muốn cống hiến công sức nhỏ
bé của mình vào sự phát triển của xã hội, đưa đất nước hội nhập thế giới, vì vậy
nền kinh tế càng phát triển, đạo đức của người công chức càng cần được coi
trọng và gìn giữ.
9



Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng
đội ngũ công chức. Một đội ngũ cơng chức có phẩm chất đạo đức tốt và trách
nhiệm cao, luôn trung thành với chế độ, tận tâm với nhân dân và dân tộc, liêm
chính,hết long, hết sức phục vụ nhân dân là một trong những cơ sở quan trọng
nhất để hiện thực hóa mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của nhà nước.
Những nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức công chức đã thể hiện rõ
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, được phản anh trong các văn kiện,
nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước;
Thứ nhất, về phẩm chất chính trị. Đây là nguyên tắc hàng đầu đối với đội
ngũ công chức trong nền công vụ. Mọi công chức phải vững vàng, kiên định,
không dao động, bi quan; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của
Đảng, nhà nước và của nhân dân; đấu tranh bảo vệ uy tín của nền cơng vụ vì
nhân dân phục vụ.
Thứ hai, về năng lực chuyên môn. Biết vận dụng đúng đắn đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sáng tạo và thực hiện có
hiệu quả các quyết định của Nhà nước, thực thi công vụ có hiệu quả, khơng chây
lười; có trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm, biết tổ chức thực hiện và hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao trong quá trình phục vụ nhân dân.
Thứ ba, về đạo đức. Phải ln cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Cơng chức phải có quan hệ mật thiết với nhân dân, ln xác định phục vụ nhân
dân là mục đích trên hết và trước hết.
Thứ tư, về tính hiệu quả trong thực thi công vụ. Đối với công chức, kết
quả công tác thực thi công vụ phải đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân;
làm lợi cho dân cho nước nhằm phục vụ nhân dân.
1.2 Một số yêu cầu trong vấn đề nâng cao đạo đức công chức trong
thực thi công vụ
Để nâng cao đạo đức công chức, nhằm xây dựng nền công vụ phục vụ cần
quán triệt một số yêu cầu:


10


- Thứ nhất, coi trọng thực sự và phát huy tốt hơn nữa, thực chất hơn nữa
quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện dân chủ hoá tất cả các mặt, các lĩnh vực
đời sống xã hội; đảm bảo Nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân,do dân, vì
dân. Muốn vậy, một mặt, phải giữ vững bản chất của nền cơng vụ vì dân, có
trách nhiệm với dân, phục vụ nhân dân; mặt khác, thực hành dân chủ ngày càng
thiết thực, rộng rãi, động viên sức mạnh của nhân dân nhằm ngăn chặn, đẩy lùi
tình trạng suy thối đạo đức, tham nhũng, sách nhiễu của công chức, của nền
công vụ.
- Thứ hai, phải kiên quyết chấn chỉnh nghiêm khắc tổ chức bộ máy công
chức, làm cho bộ máy ấy ngày càng trong sạch hơn, liêm chính hơn và thể hiện
trọng trách của nền cơng vụ có trách nhiệm với dân, phục vụ nhân dân. Về thể
chế, nền công vụ phải thực sự vì dân, phục vụ nhân dân, khơng gây phiền hà cho
dân. Các chính sách, pháp luật không được chồng chéo, mọi thủ tục phải dễ
dàng và thuận lợi để tạo điều kiện cho người dân làm ăn sinh sống sao cho ngày
càng thịnh vượng, hạnh phúc. Thực hiện nghiêm trách nhiệm của công chức;
công chức theo chức phận mà thi hành, chức phận càng cao càng phải nêu
gương trách nhiệm... Cụ thể phải xây dựng nền cơng vụ theo hướng:


Một là, xây dựng nền cơng vụ có khả năng phịng ngừa, ngăn chặn



quan liêu, tham nhũng, lợi ích nhóm, thượng tơn pháp luật.
Hai là, xây dựng nền công vụ đảm bảo cho công chức tuy không
tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn thoả




mãn được nhu cầu tồn tại, phát triển.
Ba là, xây dựng nền công vụ đặt trên nguyên tắc công chức chỉ
được làm những việc mà pháp luật cho phép, làm tốt nhất có thể
với tinh thần liêm chính, tự giác phục vụ nhận dân một cách có



trách nhiệm.
Bốn là, xây dựng nền cơng vụ đảm bảo sự kiểm sốt của nhân dân
đối với cơng chức; nền cơng vụ có tính minh bạch cao, dân chủ,



triệt để thực hiện trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân.
Năm là, xây dưng nền công vụ tạo điều kiền cho việc xây dựng đạo
đức trong sáng, liêm chính của người cơng chức; khơng có đạo đức,
11


liêm chính thì có tài giỏi đến đâu cũng khơng phục vụ được nhân
dân và dân tộc.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cơng chức
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người
cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sơng nước. Người cách
mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh khơng có
nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà khơng
có đức là người vơ dụng nhưng có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó.

Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành
nhiệm vụ cách mạng. Có the nói, sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và hành
động cách mạng, giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành nét đặc trưng nổi bật
của đạo đức Hồ Chí Minh.
Cơng chức chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước
cơ quan tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.Đạo đức của cơng chức là vì dân, phục vụ nhân dân với tinh thần liêm
chính. Cơng chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự,
nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiêp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc
và không được hách dịch, cửa quyền gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi
thực thi công vụ. Chú trọng việc rèn luyện, giáo dục, phê bình cơng chức về
đạo đức, Người đã chỉ ra những lỗi lầm mà công chức dẽ mắc phải, như làm
trái phép , cậy thế, hủ hóa, lãng phí, chia rẽ, kiêu ngạo, đặc biệt là bệnh tham ô,
xa hoa lãng phí, quan liêu và hách dịch, thậm chí dùng pháp cơng đề báo thù
tư.
Những sai lầm thiếu sót đó của cơng chức trong thực thi cơng vụ sẽ dân
đến hậu quả làm mất lòng tin chủa dân và ảnh hưởng xấu tới uy tín của Chính
phủ. Hồ Chí Minh cịn nhấn mạnh đến việc chống chủ nghĩa bè phái, cục bộ
địa phương, hẹp hịi trong cơng tác và trong chính sách cán bộ; chỉ rõ tác hại
hậu quả khơn lường do những căn bệnh đó đem lại. Theo người , những bệnh
chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa cá nhân, dìm người giỏi,… đều là bệnh hẹp
12


hịi mà ra. Người phê bình một cách nghiêm khắc những cán bộ, cơng chức đã
khơng làm trịn trách nhiệm, bổn phận của mình, nhất là những người tìm cách
lợi dụng chức quyền để đưa anh em họ hàng bạn bè thân quen vào chức này,
chức nọ. Ngày nay, đạo đức cách mạng của người cơng chức chỉ có thể được
thể hiện thông qua những hành vi hoạt động của họ vì sự nghiệp cách mạng
chung xây dựng Việt Nam trở thành xã hội:“ Dân giàu , nước mạnh , dân chủ ,

công bằng, văn minh; do dân làm chủ”. Cơng chức phải là những người có đức
có tài.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ
bản mà người cán bộ nhà nước cần phấn đấu đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư, u thương con người, sống có nghĩa có tình, có tinh thần trách
nhiệm cao với công việc, thi hành công vụ có sáng tạo, chấp hành nghiêm kỷ
luật, có ý chí phấn đấu, có tinh thần đồn kết, thân ái, hợp tác với đồng nghiệp
để hoàn thành nhiệm vụ. Những chuẩn mực này có sự quan hệ, tác động lẫn
nhau trong một hệ thống chuẩn mực thống nhất. Có lịng trung với nước hiếu
với dân, có lịng u thương con người thì mới hết lịng, hết sức đem tài đức của
mình phục vụ nhân dân. Có như vậy mới thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư, tận tụy vì cơng việc chung. Nhờ vậy mới giữ được kỷ luật của cơ
quan, tổ chức, mới rèn được tinh thần trách nhiệm cao với cơng việc và ý chí
phấn đấu vươn lên không ngừng. Khi giữ được phẩm chất trong sạch, khơng
tham địa vị, danh vọng, tiền tài, có lịng chính trực thì chắc chắn sẽ có tình thân
ái, hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.
Chúng ta cần đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh vào sinh hoạt thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể. Tiếp
tục tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao gồm cả
việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác, thể hiện cụ thể trong
công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp... Tư
tưởng Hồ Chí Minh ln là kim chỉ nam cho mọi hành động, đồng thời phải tiếp
tục đào sâu suy nghĩ, kiên trì phấn đấu và noi theo. Đó cũng chính là mục tiêu
13


của tồn Đảng, của hệ thống chính trị, nhằm góp phần xây dựng thành công một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
3.


Nâng cao đạo đức công vụ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những
thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học, giáo dục
và đời sống xã hội, tạo ra những bước khởi sắc mới. Tuy nhiên, những tác
động từ mặt trái của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh những vấn đề xã hội
nhức nhối, như: tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội gia tăng, lối sống thực
dụng, kiếm tiền bằng mọi giá,... dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức,
nhiều giá trị xã hội biến động, đảo lộn, mất phương hướng, phai nhạt lý tưởng,
niềm tin,… trong đó có một số khá lớn cán bộ công chức, làm ảnh hưởng không
tốt đến niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội hiện nay.
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta ngày càng nhận thức
đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa vào vai trị quan trọng của đạo đức cơng chức. Cán
bộ cơng chức là một lực lượng có vị trí và vai trị quan trọng trong cơng cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đòi hỏi mỗi cán bộ
công chức phải thấm nhuần quan điểm tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cội nguồn tư tưởng và sự định hướng giá
trị đạo đức của cán bộ công chức, và ngay cả điều này, cũng cần phải được làm
sáng tỏ để xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay. Thêm vào đó, qua
một số vụ án tham nhũng lớn gần đây, khiến chúng ta càng trăn trở về vấn đề
đạo đức của cán bộ công chức. Nâng cao đạo đạo đức công vụ cho đội ngũ công
chức nước ta hiện nay là nâng cao lịng u nghề, tinh thần tận tụy với cơng
việc; nâng cao thái độ tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe
ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; là thực hành cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động cơng vụ; là nâng cao chủ nghĩa tập
thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng pháp luật, tôn trọng đồng nghiệp trong thực thi
công vụ.

14



Trong hai thành tố cơ bản cấu thành nhân cách con người nói chung,
người cơng chức nói riêng là phẩm chất và năng lực, hay nói cách khác nhân
cách là sự thống nhất giữa phẩm chất đạo đức và năng lực chun mơn, trong đó
phẩm chất đạo đức được coi là gốc. Cùng với việc nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực thích ứng với xã hội của cơng chức (năng
lực xã hội hóa; năng lực chủ thể hóa; năng lực hành động) v.v. thì nâng cao đạo
đức cơng vụ cho cơng chức có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là bởi vì:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trị, vị trí của đội ngũ cơng chức trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong q trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn luôn quan niệm “Cán bộ là cái gốc của công
việc”; “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, cán bộ
là cái dây chuyền của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt hoặc khơng chạy thì
động cơ dù tốt mấy, bộ máy cũng bị tê liệt. Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân
tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của
đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”.
Là “công bộc” của nhân dân, đội ngũ công chức có vai trị quan trọng
trong việc xây dựng và phát triển đất nước; trong việc bảo vệ pháp luật và công
lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơng dân, bảo đảm trật tự xã hội, chống lại các hành vi vi phạm pháp luật,
tùy tiện, vô nguyên tắc. Ngay trong Bộ quy tắc ứng xử quốc tế dành cho công
chức, Liên Hợp quốc đã đề ra 3 nguyên tắc chung, trong đó nguyên tắc thứ ba
quy định: trong thực thi công vụ, người công chức phải chú tâm, công bằng,
không thiên vị, đặc biệt trong quan hệ với nhân dân. Công chức không được lợi
dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đối xử ưu tiên cho một nhóm người hoặc
một cá nhân nào, và cũng khơng được đối xử phân biệt với một nhóm người
hoặc một cá nhân khác. Ngồi ra, đội ngũ cơng chức cịn là người đóng vai trị
tiên phong trong cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng và các tiêu cực khác
để làm cho bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả hơn.
15



Thứ hai, xuất phát từ thực trạng đạo đức của đội ngũ công chức nước ta
hiện nay. Đánh giá một cách khách quan, đại bộ phận công chức nước ta hiện
nay có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có thái
độ tơn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện
vọng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, được nhân dân tin tưởng;
thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “anh em viên chức bây giờ cần
có bốn đức tính là cần, kiệm, liêm, chính” trong hoạt động cơng vụ; ln ln
nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể; có lịng u nghề, tận tụy với cơng
việc; tơn trọng đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh
những ưu điểm cần được khẳng định, thì theo như đánh giá của Đảng ta tại Đại
hội XI - vẫn còn “một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm
chất ... quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ
cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng, chưa được đẩy
lùi”.
Tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công
vụ, công chức, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ:“Chúng ta hiện đang
có 2,8 triệu cơng chức, nhưng thực sự 2,8 triệu cơng chức ấy có cống hiến hết
mình hay khơng?... Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số cơng chức khơng có
cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại
bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Đây là một thực tế cần được tháo gỡ càng
sớm càng tốt để đội ngũ công chức thực sự trở thành “công bộc” của dân, chăm
lo phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mọi
người dân.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ mới. Sự nghiệp đổi mới đã thu
được những thắng lợi vô cùng to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh những thành
tựu to lớn, cơng cuộc Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa cịn khơng ít khó khăn,
thách thức, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa
chủ quyền quốc gia. Trong đó, thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân

lực là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển đất nước hiện nay.
16


Để góp phần nâng cao đạo đức cơng vụ cho đội ngũ công chức hiện nay,
trước mắt cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phát huy hơn nữa vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, các
tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công
chức. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới rất coi trọng hệ thống quản lý đạo đức
công vụ, trong đó chú trọng khung pháp lý và khung tổ chức(hệ thống tổ chức
chuyên trách hay kiêm nhiệm từ trung ương đến địa phương để quản lý về đạo
đức công vụ). Việt Nam chưa có hệ thống quản lý chuyên biệt này nhưng hệ
thống chính trị đã và đang tích cực góp phần tham gia vào việc nâng cao đạo
đức cơng vụ cho đội ngũ cơng chức. Vai trị này của các chủ thể cần được phát
huy và có hiệu quả hơn nữa.
Thứ hai, đổi mới công tác đánh giá công chức dựa trên một hệ giá trị
chuẩn mực làm tiêu chí, tránh đánh giá một cách hình thức, tùy tiện, cảm tính.
Hiện nay, việc đánh giá cán bộ, cơng chức của nước ta chủ yếu dựa vào
Điều 28 trong Luật cán bộ, công chức. Tuy nhiên, những nội dung này cũng cần
được cụ thể hóa để phù hợp với ngạch công chức cũng như ngạch của ngành
chuyên môn mà công chức đảm nhiệm.
Cùng với chủ trương “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con
người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo
đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ
công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc,
lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng
đồng, xã hội và đất nước”, thiết nghĩ chúng ta cần chú ý đến việc hoàn thiện các
chuẩn mực giá trị đạo đức cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhằm cụ thể hóa ngun tắc đạo
đức cơng vụ. Lấy đó làm hệ quy chiếu để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ

của công chức.,

17


Thứ ba, phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, tinh thần tiên phong,
gương mẫu của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Vận động là một quá
trình tự thân kết hợp với sự tác động của nhân tố bên ngồi để nâng cao đạo đức
cơng vụ cho công chức là hết sức quan trọng. Tuy nhiên nhân tố quyết định quá
trình ấy phải là nhân tố bên trong, từ chủ thể đạo đức. Bởi lẽ, đạo đức cách mạng
của đội ngũ công chức “Không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường,
những tác động tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức,
đan xen hết sức phức tạp, nhiệm vụ chính trị mới lại rất nặng nề, đòi hỏi Đảng
và Nhà nước ta phải đào tạo được một lực lượng lao động có chất lượng cao;
xây dựng cho bằng được đội ngũ công chức ngang tầm, toàn tâm, toàn ý phục vụ
sự nghiệp cách mạng càng trở nên cấp bách. Nâng cao đạo đức công chức trong
thực thi công vụ là công việc thường xun, lâu dài, địi hỏi sự tham gia tích cực
khơng chỉ của đội ngũ cơng chức mà cịn của các cấp, các ngành cũng như của
toàn thể nhân dân. Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như
tồn xã hội, đạo đức cơng vụ của đội ngũ công chức nước ta sẽ đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ mới mà cách mạng đặt ra.
III. Nâng cao đạo đức cơng chức góp phần phịng chống tham nhũng
Việt Nam ta đang có nhiều chuyển biến, phát triển hội nhập nền kinh tế
quốc tế, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, xã hội ngày càng phát
triển đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về nhiều mặt đến lực lượng cán bộ, công
chức, viên chức, tạo sự chuyển biến lớn về tư tưởng, đạo đức lối sống của cán
bộ, cơng chức, viên chức do vậy đã có một bộ phận cán bộ, cơng chức, viên

chức có biểu hiện suy thoái, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống.
Có thể thấy những việc liên quan sai phạm về đạo đức của cán bộ, công
chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay xuất hiện chủ yếu tập trung vào các
lĩnh vực như: đất đai, xây dựng, công an, kinh tế, y tế, giao thơng... Trong đó,
18


có nhiều vụ việc cán bộ, cơng chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ, đạo
đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng, như một số vụ công chức kiểm
lâm, viên chức làm công tác quản lý, bảo vệ rừng lơ là, thiếu trách nhiệm để
cho "lâm tặc" phá rừng trong nhiều năm; một số viên chức ngành y tế lợi
dụng vị trí việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, xâm
phạm nhân phẩm, danh dự và thể xác của người khác; một số cán bộ dự án
"rút ruột" cơng trình xây dựng; một số công chức, viên chức thanh tra giao
thông, công an giao thông nhận tiền “mãi lộ” của lái xe và doanh nghiệp; một
số cơng chức địa chính cố ý sai phạm để trục lợi cá nhân; có cán bộ làm cơng
tác đền bù, giải tỏa thiếu quản lý, tắc trách để cấp dưới gây ra những sai phạm
gây nhiều dư luận, bức xúc cho người dân; thậm chí cơng chức làm công tác
văn thư, lưu trữ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND địa phương cũng hách
dịch, rề rà, gây khó dễ cho các cá nhân đến liên hệ công tác... Bên cạnh đó,
tình trạng cán bộ, cơng chức, viên chức bớt xén thời gian làm việc, đùn đẩy
trách nhiệm, giải quyết cơng việc sai quy định, hướng dẫn, giải thích cơng
việc cho người dân một cách lịng vịng, khó hiểu, thái độ làm việc hời hợt,
thiếu nhiệt tình và thiếu hẳn tính thân thiện hoặc thiếu nhiệt tình trong việc
tiếp công dân.
Các cơ quan chức năng đã chủ động phối hợp trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng; nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng,
phức tạp đã được khẩn trương xét xử nghiêm minh theo quy định pháp luật, có
tác dụng răn đe, phịng ngừa tham nhũng. Tính trong năm 2017, đầu năm 2018
nước ta đã có hơn chục vụ đại án liên quan tới vấn đề tham nhũng, điều đáng nói

ở đây là ngay cả những cán bộ cấp cao, ủy viên bộ chính trị, những đồng chí
từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành cơng an,... cũng đã rơi vào vịng
lao lý này. Tất cả đều xuất phát từ bốn chữ: "Hữu tài vơ hạnh"
Sinh thời Hồ Chủ tịch đã nói: "Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ
trung thành của nhân dân", tuy nhiên, trong thực tế vẫn cịn nhiều cán bộ,
cơng chức, viên chức giải quyết cơng việc cho dân, thậm chí cho cán bộ, cơng
chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị khác theo kiểu "ban ơn, làm phúc”
19


chưa thực sự đúng nghĩa là “công bộc” của dân, chưa đúng nghĩa là quan hệ
giữa người phục vụ và người được phục vụ mà cịn đặt nặng tính thủ tục,
ngun tắc cứng nhắc, thiếu bình đẳng, thiếu tơn trọng. Trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công tác tiếp xúc, tiếp nhận hồ sơ giải quyết công việc cho nhân dân,
một số cán bộ, công chức, viên chức tỏ rõ thái độ hách dịch, nhũng nhiễu khi
giải quyết công việc, gợi ý, vòi vĩnh trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực
đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước. Trước những lợi
ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán
bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Cán bộ,
công chức khi thực hiện hành vi tham nhũng đã không cịn làm việc vì mục đích
phục vụ nhân dân mà hướng tới việc thu được các lợi ích bất chính, bất chấp
việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp.
Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính,
ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà cịn có xu hướng lan
sang các lĩnh vực mà từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn
hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao. Tham nhũng còn xảy ra ở một số cơ quan
bảo vệ pháp luật, những cơ quan đại diện cho công lý và công bằng xã hội.
1.
1.1


Tham nhũng
Khái niệm
Tham nhũng, tham ô là mối quan tâm lớn, thường xuyên nhất của chủ
tịch Hồ Chí Minh. Người chỉ rõ bản chất của tham ô: là lấy của công làm của tư,
là gian lận tham lam, tham ô là trộm cướp. Hồ Chí Minh nêu ra một khái niệm
khái quát, làm rõ bản chất tham ô như sau:
- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ơ là: Ăn cắp của công làm của tư,
đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của
chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng
là tham ơ.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian,
lậu thuế”. Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng của hành vi tham ơ là biến "của công"
20


thành "của tư". "Của cơng" chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp,
phục vụ mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. "Của công"
thành "của tư" tức là tài sản chung khi khơng nhằm phục vụ mục đích chung mà
chỉ dành làm của riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa phương. Bất cứ hành
vi lấy "của công" làm "của tư" nào cũng đều bị Hồ Chí Minh coi là hành vi tham
ơ. Đây chính là hành vi tham ơ hiểu theo nghĩa rộng.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) cho rằng
tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của
dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng
và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh
tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện
tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền
lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Như vậy, nghĩa của từ tham nhũng có thể được hiểu theo nhiều cách diễn

đạt khác nhau nhưng tóm lại ta có thể khái quát chúng theo hai nghĩa sau:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ
người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển
Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của
. Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham
nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi
dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng...
Thứ hai, theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy
định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi .
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ
chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như
vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy
ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các
21


biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng
đầu.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng
Sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế - chính trị tạo ra tiền đề khách quan
cho tham nhũng nảy sinh, phát triển. Nói cách khác, tham nhũng cịn được coi là
“sản phẩm của sự tha hóa quyền lực”.
Tham nhũng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh
tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém, tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành
quyền lực kinh tế. Thực tế cho thấy, ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển,

quản lý cơng khai, minh bạch thì tham nhũng xảy ra ít hơn. Ngược lại, ở các
quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý và dân trí chưa cao, thì
ở đó tham nhũng phức tạp hơn.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ cũng là một nguyên nhân
và điều kiện nảy sinh tham nhũng. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ,
thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hở” tạo cho những người có chức
vụ, quyền hạn điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính.
Phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thối,
đặc biệt là suy thối tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức, lối sống. Họ sẵn sàng
bỏ qua lợi ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho bản thân,
gia đình, họ hàng mình.
Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo điều
kiện cho những người có chức vụ, quyền hạn có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân
chúng, vịi vĩnh nhận q biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ. Thực tế, ở
các nước phát triển có trình độ dân trí cao thì tham nhũng ít xảy ra hơn là những
nước đang phát triển và kém phát triển với trình độ dân trí thấp, người dân chưa
có điều kiện tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hoặc thiếu tự tin,
cam chịu, chấp nhận sống cùng với tham nhũng.

22


Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, với nhiều thủ tục hành chính
phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức sách
nhiễu, nhận hối lộ của người dân, doanh nghiệp. Một số nước tồn tại cơ chế xin cho, là điều kiện phát sinh tham nhũng.
Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ, công
chức chưa thỏa đáng. Một khi cán bộ, công chức nhà nước chưa thể sống bằng
tiền lương của mình thì tất yếu họ sẽ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập từ
chính cơng việc, chức vụ mà nhà nước giao cho mình kể cả tham nhũng.
Mặt trái của cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập tác động mạnh

làm thối hóa, biến chất một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu rèn
luyện. Sự suy thoái niềm tin, lối sống thực dụng đã chi phối hành vi của họ. Đi
đơi với sự suy thối này là cơng tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên còn yếu
kém…
2. Nâng cao đạo đức công chức trong thực thi công vụ góp phần
phịng chống tham nhũng
Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đang trở thành
điểm nóng trong sinh hoạt chính trị, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Chưa
bao giờ vấn đề này lại trở nên cấp bách, được công luận đề cập đến nhiều như
hiện nay. Một trong những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng tham nhũng
chính là nguyên nhân xuất phát từ con người hay nói cách khác là đội ngũ cơng
chức, chính là sự suy thối đạo đức của những người có chức, có quyền, của
những người có tài mà khơng có đức.
Suy thối đạo đức cơng chức vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của tham
nhũng. Tham nhũng dẫn đến biến thái nhân cách, đạo đức, sa đọa trong lối sống.
Sự suy đồi về đạo đức đã nuôi dưỡng, kích thích lịng tham sinh sơi. Trước
những đam mê, cám dỗ của đồng tiền, của quyền thế, của danh vọng, những cán
bộ, công chức này đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ,
không coi việc phục vụ nhân dân là nghĩa vụ thiêng liêng mà hướng tới các lợi
ích phi pháp, bất chấp việc vi phạm pháp luật, lũng đoạn luật pháp, làm trái công
23


vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Và khi sức mạnh của luật pháp, của
đạo đức đã nhường chỗ cho lòng tham, khi lòng tham đã trở thành lẽ sống, là
thước đo giá trị của những kẻ có quyền thế thì hiểm nguy của dân tộc khơng cịn
là nguy cơ, là khả năng nữa mà nó đã hiển hiện ra trong hiện thực. Theo
Montesquieu - một nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị cách đây ba thế
kỷ, rằng: “Một khi đạo đức của nền dân chủ đã mất, tính tham lam lọt vào các
trái tim, cái hư hỏng lồng vào tất cả mọi ngóc ngách của xã hội. Các ước vọng

bị đổi mục tiêu: cái người ta vốn u thì người ta khơng u nữa, người ta thấy
mình vẫn tự do, nhưng tự do làm trái pháp luật” chắc chắn làm cho người ta
phải suy ngẫm.
Có rất nhiều giải pháp cho vấn đề chống tham nhũng đã được đưa ra. Việt
Nam đã ban hành khung chính sách pháp luật về phịng, chống tham nhũng
tương đối tồn diện. Luật Phòng, chống tham nhũng đã được ban hành lần đầu
tiên năm 2005 và sửa đổi các năm 2007, năm 2012. Chính phủ đã thơng qua
Chiến lược phịng, chống tham nhũng tới năm 2020. Tuy nhiên, thực tế, nhiều
biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiện nay còn dừng lại ở khẩu hiệu hơ hào
mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng được một hệ
thống văn bản pháp luật khá hoàn chỉnh và đội ngũ cán bộ chống tham nhũng
hùng hậu từ trung ương tới địa phương, nhưng tình hình tham nhũng vẫn chưa
được đẩy lùi, thậm chí ngày càng trầm trọng. Thêm vào đó, cùng với tính chất
manh động, sự giấu mặt một cách tinh vi, kín đáo của tội phạm này đã gây
khơng ít khó khăn cho việc điều tra, phát giác và xử lý chúng.
Đề cập đến vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nói: “
“Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang đất phật đã
phải hối lộ, nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt”. Những giải pháp
mang tính định hướng như thế đang được triển khai, song điều quan trọng nhất
là cần có cơ chế và con người thích hợp. Thiết nghĩ, trong điều kiện tình trạng
tham nhũng vừa nóng vừa diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, sẽ khơng có
giải pháp nào hiệu quả hơn là sự kết hợp hai yếu tố - nâng cao hiệu quả của hệ
24


thống phản biện xã hội, cơ chế giám sát của nhân dân và tăng cường một cách
hiệu quả tính pháp quyền của nhà nước, nghĩa là đổi mới hệ thống chính trị,
nhận thức và xác định rõ ràng hơn chức năng của từng thành tố, mối quan hệ
giữa các thành tố. Lập cơ quan điều tra độc lập về phòng, chống tham nhũng,
tách biệt hóa chức năng của nó trong quan hệ với bộ máy quyền lực; trở lại với

nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện đầy đủ, đồng
bộ quy chế dân chủ cơ sở; tơn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, dám nói sự
thật.
Tất nhiên, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, vấn đề đạo đức chính
trị của Đảng, đạo đức quan chức một lần nữa lại được đặt ra. V. I. Lenin từng
nhấn mạnh Đảng là “trí tuệ - danh dự - lương tâm”; Hồ Chí Minh ca ngợi “Đảng
ta là đạo đức, là văn minh”. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng tỏ thái độ
dứt khốt, nói “khơng” với hiện tượng suy thoái, biến chất, lợi dụng Đảng để
làm những điều trái với ý Đảng, lòng dân, biến Đảng thành nơi cố thủ cuối cùng
nhằm che đậy những việc làm đối lập với lợi ích của Đảng, của dân tộc.
Liêm, chính là cái gốc của mọi nền cơng vụ trên thế giới. Giáo dục lịng
liêm chính từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới xem như một trụ cột trong
chính sách phịng, chống tham nhũng. Liêm nghĩa là “trong sạch, khơng tham
lam…”, nói rộng hơn là trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Chính nghĩa là
“khơng tà, thẳng thắn, đứng đắn”. Hành động bất liêm, bất chính đều có hại đối
với dân, với nước phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ
cương vị gì, làm nghề gì. Hơn ai hết, những người cán bộ cần phải đặt nặng hai
đức tính này. Người có quyền lực phải hiểu rõ định nghĩa và ý nghĩa của liêm
chính và mặt đối lập của nó là tham nhũng, và phải nêu gương trong lãnh vực
liêm chính. Người tham nhũng phải được loại khỏi vị trí và dân chúng cần được
khuyến khích chống tham nhũng. Các hành vi tham nhũng, dù ở mức biểu hiện
nhỏ, cần được nêu lên để thuyết phục cả xã hội cùng tham gia phòng chống.
Chống tham nhũng cần được xem là chống lại một tệ nạn xã hội, chứ không phải
được dùng cho thanh toán phe phái.
25


×