Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 48 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đáp ứng u cầu đổi mới giáo dục chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung  
sang dạy học tiếp cận năng lực, giáo viên (GV) phải thiết kế  và tổ  chức các  
hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của học  
sinh (HS); bồi dưỡng phương pháp tự  học, rèn luyện năng lực vận dụng kiến 
thức (NL VDKT) vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng 
thú học tập cho HS.
Ở trường phổ  thơng, có thể xem học Sinh học là học vận dụng sáng tạo 
kiến thức, kĩ năng (KN), năng lực (NL) của người học để  giải thích các hiện 
tượng thực tiễn liên quan đến thế giới sinh vật, thơng qua đó phát triển ý tưởng 
nghiên cứu khoa học cho HS. Dạy Sinh học là tổ chức các hoạt động nhằm hình  
thành kiến thức, KN từ  đó phát triển các phẩm chất và NL cho HS. Hơn nữa,  
Sinh học là mơn khoa học thực nghiệm, mang tính đặc thù riêng của khoa học 
Sinh học nên chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển NL VDKT vào thực tiễn.
Thực hiện chỉ  đạo của Bộ  Giáo dục và Đào tạo, trong  những năm gần 
đây, hoạt động dạy học Sinh học ở các trường  phổ thơng đã có nhiều đổi mới, 
đáp ứng phần nào các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, để  thực sự  hình  
thành và phát triển năng lực cho HS, đặc biệt NL VDKT vào thực tiễn thì vẫn 
cịn gặp rất nhiều khó khăn. 
Phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng  (CHVC và NL) ở thực vật ­ Sinh 
học 11 nghiên cứu về các q trình  trao đổi vật chất, vận chuyển và chuyển hóa 
vật chất trong cơ thể thực vật.  Nội dung phần này gắn với cuộc sống của mỗi 
HS, có nhiều  ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt trong việc bảo vệ  và chăm sóc 
rau, củ, hoa, quả; tăng năng suất cây trồng phục vụ đời sống hàng ngày. Vì vậy,  
việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn khi dạy chương này là việc hết sức phù 
hợp và cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “Rèn luyện năng lực 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần Chuyển  
hóa vật chất và năng lượng ở thực vật ­ Sinh học 11 THPT ”.
Những điểm mới trong đề tài của chúng tơi là: 
1. Xây dựng được hệ thống 61 câu hỏi, bài tập; 20 tình huống; 8 bài tập  


thực nghiệm (BTTN) theo các mức độ  thơng hiểu, vận dụng, vận dụng cao và 
thiết kế được 2 chủ đề STEM sử dụng trong dạy học phần CHVC và NL ở thực  
vật nhằm rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS. Đồng thời, chúng tơi xây  
dựng hướng dẫn giải cho hệ thống câu hỏi, bài tập; tình huống; BTTN đã thiết  
kế.
2. Đề  xuất được qui trình rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn trong dạy  
học Sinh học.
1


3. Xây dựng được các tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.  Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là gì?
a. Khái niệm về năng lực
­ Năng lực được hiểu là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và 
thái độ  để  thực hiện tốt các nhiệm vụ  học tập, giải quyết có hiệu quả  những 
vấn đề có thực trong cuộc sống của các em trên nền kiến thực được học.
­ Vận dụng được hiểu là “Đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn” . Vận 
dụng được hiểu là khả năng con người biết cách xử lý các tình huống từ những  
tri thức đã được hình thành.
­ Thực tiễn là những hoạt động của con người trước hết là lao động sản  
xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội. 
  
Trong các năng lực cơ bản của con người thì NL VDKT vào thực tiễn là 
một trong các  năng lực  quan trọng nhất. Và trong các cấp độ  tư  duy của con  
người thì năng lực này được xem là năng lực cao nhất.
Dựa vào các định nghĩa khái niệm trên, chúng tơi cho rằng NL VDKT vào 
thực tiễn là khả năng người học huy động các kiến thức đã được học hoặc tìm  
tịi, khám phá kiến thức nhằm giải thích, phân tích, đánh giá và giải quyết các  

vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
1.2. Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 
Để  VDKT vào thực tiễn, HS cần phải xác định được vấn đề  thực tiễn, huy  
động được kiến thức đã học hoặc khám phá kiến thức để  giải quyết vấn đề 
thực tiễn. Vì vậy, theo chúng tơi, NL VDKT vào thực tiễn gồm các tiêu chí sau:
Bảng 1. Cấu trúc của NL VDKT vào thực tiễn
Tiêu chí

Biểu hiện

Nhận biết được  
vấn đề thực tiễn

HS nhận diện được vấn đề  thực tiễn, nhận ra được những 
mâu thuẫn phát sinh từ  vấn đề. Có thể  đặt được câu hỏi có 
vấn đề.

Xác định được các   ­ HS phân tích, làm rõ nội dung của vấn đề.
kiến thức liên  
­ Thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc kiến  
quan đến vấn đề  thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn.
thực tiễn
Tìm tịi, khám phá   ­ HS thu thập, lựa chọn và sắp xếp những nội dung kiến thức  

2


kiến thức liên  
liên quan đến vấn đề thực tiễn.
quan vấn đề thực   ­ HS điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, quan sát,…  

tiễn (nếu cần  
để nghiên cứu sâu vấn đề. 
thiết)
Giải thích, phân   ­ HS giải thích vấn đề  thực tiễn dựa trên kiến thức đã học/ 
tích, đánh giá vấn   khám phá.
đề thực tiễn
­ HS phân tích, đánh giá và phản biện vấn đề nghiên cứu. 
Đề xuất biện  
pháp, thực hiện  
giải quyết vấn đề  
thực tiễn và đề  
xuất vấn đề mới.

­ HS đề  xuất các biện pháp để  giải quyết vấn đề  trong thực 
tiễn,  ở  mức độ  cao hơn HS có thể  thực hiện các giải pháp 
giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan.
­ Đề  xuất các ý tưởng mới về  vấn đề  đó hoặc các vấn đề 
thực tiễn liên quan.

1.3. Vai trị của việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 
trong dạy học Sinh học 
    ­ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức 
vừa góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống.
   ­ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn phản ánh được khả năng học tập và nhân 
cách của HS. 
   ­ Vận dụng được kiến thức vào thực tiễn là mức độ  nhận thức cao nhất của  
con  người.
   ­ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thúc đẩy gắn kết kiến 
thức trong nhà trường với thực tiễn đời sống.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trong q trình thực hiện đề  tài, chúng tơi tiến hành quan sát sư  phạm, 
tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số GV, dùng phiếu thăm dị ý  
kiến của GV một số trường THPT của tỉnh Nghệ An nhằm thu th ập s ố li ệu c ụ 
thể về thực trạng dạy ­ học Sinh học ở trường THPT hiện nay.
Qua các số liệu điều tra chúng tơi nhận thấy:
Hầu hết GV đều nhận thức được sự  cần thiết của việc  rèn luyện NL 
VDKT vào thực tiễn cho HS. Tuy nhiên, đa số  GV cịn lúng túng vì chưa nắm  
vững cơ sở lí luận cũng như chưa tìm ra các biện pháp cụ thể.
Hiểu biết của đa số  GV về  việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cịn 
chưa đầy đủ. Phần lớn GV gặp khó khăn trong việc thiết kế  các cơng cụ  dạy  
học và tiêu chí đánh giá việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn. Nhiều GV cịn  
lúng túng trong việc thiết kế câu hỏi, bài tập; tình huống, bài tập thực nghiệm… 
sử  dụng để rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn ở mức vận dụng/vận dụng cao.  
3


Đa số GV chưa có những hiểu biết đầy đủ  và cịn lúng túng trong việc tổ chức  
dạy học dự án cũng như thiết kế các chủ đề dạy học STEM.
Đa số GV đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS  ở mức trung bình. Vì  
vậy, chúng tơi lần nữa khẳng định rằng việc rèn luyện  NL VDKT vào thực tiễn  
cho HS là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
3. CẤU TRÚC, NỘI DUNG PHẦN CHVC VÀ NL Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11    

Trong chương trình Sinh học 11,  phần CHVC và NL  ở  thực vật thuộc 
chương I (CHVC và NL) giới thiệu về sự trao đổi nước, trao đổi khống, quang  
hợp, hơ hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động đó cũng như ứng dụng 
kiến thức vào tăng năng suất cây trồng.
Qua phân tích cấu trúc nội dung và mục tiêu, chúng tơi thấy một số  nội  
dung  ở  các bài có thể  thiết kế  cơng cụ  và tổ  chức hoạt động dạy học để  rèn  
luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS như sau:


4


4.  RÈN   LUYỆN  NL   VDKT  VÀO   THỰC   TIỄN   TRONG   DẠY   HỌC  PHẦN 
TT

Tên bài học

Nội dung bài học

­ Hấp thụ nước và ion khống từ đất vào tế bào lơng hút.
1.

2.

Sự hấp thụ nước và  ­ Dịng nước và ion khống từ đất vào mạch gỗ của rễ.
muối khống ở rễ
­  Ảnh hưởng c ủa điều kiện mơi trường đố i vớ i q 
trình hấp thụ n ướ c và ion khống ở rễ cây.
Vận chuyển các chất  ­ Dịng mạch gỗ.
trong cây
­ Dịng mạch rây.
­ Vai trị và cơ chế của q trình thốt hơi nước.

3.

Thốt hơi nước

­ Các nhân tố ảnh hưởng đến q trình thốt hơi nước.

­ Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí.

4.

Vai trị của các 
ngun tố khống

­ Vai trị của các ngun tố khống đối với cây trồng.

5.

Dinh dưỡng nitơ ở 
thực vật

­ Q trình chuyển hóa nitơ và vai trị đối với cây trồng.

6.

­ Nguồn cung cấp các ngun tố dinh dưỡng khống.

­ Phân bón với  năng suất cây trồng và mơi trường.

Thí nghiệm thốt hơi  ­ Sự thốt hơi nước ở 2 mặt của lá.
nước và vai trị của  ­ Vai trị của phân bón NPK.
phân bón

7.

Quang hợp ở  thực 
vật


­ Vai trị của q trình quang hợp.

 Các nhân tố ngoại cảnh đến ảnh hưởng đến quang hợp.

8.

Ảnh hưởng của các 
nhân tố ngoại cảnh 
đến quang hợp

9.

Quang hợp và năng 
suất cây trồng

­ Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.

10.

Hơ hấp ở  thực vật

­ Quang hợp ở 3 nhóm  thực vật  C3, C4 và CAM.

­ Điều khiển quang hợp tăng năng suất cây trồng.
­ Con đường hơ hấp ở  thực vật.
­ Mối quan hệ giữa hơ hấp và quang hợp.

11.


Phát hiện diệp lục và   Chiết rút diệp lục và carơtenơit.
carơtenơit

12.

Thực hành: Phát hiện  Phát hiện hô hấp ở  thực vật .
hô hấp ở  thực vật

5


Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã xây dựng và triển khai một số giải  
pháp để rèn luyện các năng lực trong đó có NL VDKT vào thực tiễn cho HS như sau:

4.1. Xây dựng quy trình rèn luyện cho HS năng lực vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn trong dạy học phần CHVC và NL ở thực vật  ­ Sinh học 11
4.1.1. Ngun tắc xây dựng quy trình tổ  chức rèn luyện cho HS NL VDKT  
vào thực tiễn
Khi xây dựng quy trình tổ  chức rèn luyện cho HS NL VDKT vào thực 
tiễn, theo chúng tơi cần đảm bảo  tính khoa học, tính hệ  thống, tính vừa sức,  
tính cụ thể, tính thực tế và tính hiệu quả.
4.1.2.  Quy trình tổ chức rèn luyện cho HS NL VDKT vào thực tiễn
Từ thực tiễn dạy học của bản thân và đồng nghiệp, qua tham khảo một số tác giả, 
chúng tơi đề xuất quy trình rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn như sau:
Bước 1: Tiếp cận với tình huống thực tiễn/tình huống có vấn đề

Bước 2: Khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề thực tiễn

Bước 3:  Báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận


Bước 4:  Vận dụng nâng cao

Bước 5:  Đánh giá và đề xuất vấn đề mới

Bước 1) Tiếp cận với tình huống thực tiễn/tình huống có vấn đề
­ Mục đích: HS tiếp cận được với tình huống có vấn đề, nhận ra mâu thuẫn giữa  
cái đã biết và cái chưa biết, HS có nhu cầu giải quyết vấn đề và có hứng thú học 
tập.
­ Cách thực hiện: GV sử  dụng các tình huống có vấn đề  hoặc thơng qua chiếu 
video, tranh  ảnh, thí nghiệm, kể  chuyện cho HS và nêu ra tình huống hoặc tạo  
bối cảnh vấn đề để HS nhận diện tình huống. 

6


HS đặt các câu hỏi nêu vấn đề  (nếu có) và phân tích các kiến thức liên  
quan đến tình huống. Thiết lập các mối quan hệ  giữa kiến thức đã học hoặc 
kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn.
* Lưu ý:  Tình huống thực tiễn  ở  bước 1 phải là tình huống khái qt, xun 
suốt bài học. Tình huống này HS khơng trả  lời ngay được mà cần phải có các  
kiến thức bổ sung, vì vậy ở bước này, GV cũng khơng u cầu HS phải có đáp  
án đầy đủ mà chỉ cần HS trả lời sơ bộ, có thể đúng hoặc sai và HS sẽ tìm được 
câu trả lời hồn chỉnh sau khi học bước 2.
Bước 2) Khám phá kiến thức liên quan và giải quyết tình huống thực tiễn
­ Mục đích: HS thu thập được tài liệu, bằng chứng liên quan với tình huống và 
xử  lí thơng tin nhằm giải quyết tình huống được tiếp cận  ở  bước 1, thơng qua  
đó HS chiếm lĩnh được một lượng kiến thức mới.
­ Cách thực hiện:   HS tìm tài liệu, đọc tài liệu, làm thí nghiệm, quan sát mẫu 
vật, khảo sát thực địa, thảo luận, đóng vai, thực hiện dự  án,… để  tìm hiểu các  
phương án và giải quyết tình huống thực tiễn.

GV đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi mở, các gợi ý (nếu cần) và cung cấp  
tài liệu, tranh ảnh cho HS hoặc thiết kế các nhiệm vụ giao cho HS.
Bước 3) Báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận
­ Mục đích:  HS báo cáo được kết quả  giải quyết tình huống thực tiễn của cá 
nhân hoặc nhóm qua đó, rèn luyện được các kĩ năng như: thuyết trình, lắng 
nghe, tranh luận, phản biện,… đồng thời học hỏi được kiến thức, cách làm việc  
của bạn bè. Trên cơ sở đó, rút ra kết luận cho tình huống thực tiễn và khái qt  
kiến thức.
­ Cách thực hiện: HS báo cáo kết quả  khám phá, nghiên cứu bằng các phương  
tiện phù hợp (dùng tranh ảnh, dùng lời, PowerPoint, video…) và thảo luận rút ra 
kiến thức mới. 
Bước 4) Vận dụng nâng cao
­ Mục đích: HS vận dụng được kiến thức vừa học vào các tình huống thực tiễn  
khác với các mức độ khác nhau, từ VDKT đơn giản đến kiến thức tổng hợp và 
đề xuất vấn đề mới.
­ Cách thực hiện: GV đặt ra một số câu hỏi, bài tập, tình huống với các mức độ 
phức tạp khác nhau tăng dần từ dễ đến khó. HS giải quyết vấn đề. Các vấn đề 
được 
giải quyết sẽ  là tiền đề  cho việc có thể  giải quyết được các vấn đề  nảy sinh  
mới.
Bước 5) Đánh giá và đề xuất vấn đề mới
7


­ Mục đích: HS tự đánh giá, đánh giá bạn, các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV đánh  
giá HS. Trên cơ sở kiến thức đã học, HS có thể đề xuất được các vấn đề mới.
­  Cách thực hiện: GV thiết kế, giao cho HS các câu hỏi, bài tập, bảng tiêu chí 
đánh giá/phiếu chấm điểm. HS tự đánh giá, đánh giá bạn, các nhóm đánh giá lẫn  
nhau dựa vào tiêu chí. GV đánh giá q trình học tập, làm việc và kết quả  của  
từng nhóm HS, từng HS cụ  thể. HS đề  xuất các vấn đề  mới, phương án giải 

quyết các vấn đề khác trong thực tiễn. 
Quy trình này được lặp đi lặp lại qua các bài khác nhau với mức độ  khó  
của các tình huống, câu hỏi vận dụng tăng dần, giúp HS phát triển được NL  
VDKT vào thực tiễn. Sau vài lần thực hiện dạy học theo quy trình này chúng tơi  
đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của người học theo hệ thống các tiêu chí cụ 
thể.
* Ví  dụ minh họa: Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khống ở rễ (Sinh học  
11)
Bước 1. Tiếp cận với tình huống thực tiễn/tình huống có vấn đề
GV đưa ra 2 tình huống thực tiễn
­ Tình huống 1: Sau trận lụt, vườn rau nhà Hoa ngập nước mấy ngày liền và rau  
bị chết. Hoa cho rằng, do q nhiều nước nên rau bị thừa nước. Lan khơng đồng 
tình với ý kiến này và cho rằng do rau thiếu nước. Theo em, ai đúng? Vì sao?
­ Tình huống 2:  Hùng được mẹ  giao nhiệm vụ  tưới phân đạm cho luống rau  
muống. Do lỡ  tay, Hùng pha đạm với nồng độ  cao. Tưới được một lúc, Hùng  
thấy luống rau bị héo. Hãy giải thích vì sao rau bị héo và cách xử lí ngay lúc đó là 
gì?
HS trả lời dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của bản thân đưa ra câu trả 
lời (có thể chưa đầy đủ) → HS cần khám phá tiếp kiến thức để giải quyết tình 
huống  một cách trọn vẹn nhất.
Bước 2. Khám phá kiến thức liên quan và giải quyết tình huống thực tiễn
Hoạt động 1. Tìm hiểu về cơ chế hấp thụ nước và ion khống ở rễ. 
* Nhắc lại kiến thức về cơ quan và bào quan hút nước của cây.
GV chia nhóm và u cầu HS nghiên cứu kênh hình và kênh chữ mục I của  
bài, tìm hiểu và giải quyết tình huống 1.
GV có thể  đưa ra một số câu hỏi gợi nhớ sau:
­ Cơ quan, tế bào của cây chun hóa thực hiện chức năng hút nước là gì?
­ Khi lơng hút  của cây trên cạn tồn tại trong mơi trường ngập nước mấy ngày  
liền sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
8



­ Rễ  cây có đặc điểm gì thích nghi với chức năng hút nước? Tế  bào lơng hút  
hoạt 
động thuận lợi trong điều kiện nào?
HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận, đưa ra phương án giải quyết tình huống 1.
* Tìm hiểu về cơ chế hấp thụ nước và ion khống ở rễ. 
GV chia nhóm, u cầu HS đọc và nghiên cứu mục II.1.  Hấp thụ nước và ion 
khống từ đất vào tế bào lơng hút để trả lời tình huống 2.
GV có thể  đưa ra một số câu hỏi gợi mở sau:
­ Nước và ion khống xâm nhập từ đất vào tế bào lơng hút theo cơ chế nào?
Tiêu chí

Hấp thụ nước

Hấp thụ ion khống

Cơ chế
­ Trong những điều kiện nào, nước xâm nhập từ  đất vào tế  bào lơng hút? Có 
trường hợp ngược lại (nước di chuyển từ  tế  bào lơng hút ra đất) khơng? Nếu 
xảy ra, cây có những biểu hiện gì?
­ Các ion khống xâm nhập vào rễ cần những điều kiện gì?
HS đọc và nghiên cứu  mục II.1, trả lời các câu hỏi gợi ý.  
HS thảo luận và đưa ra phương án giải quyết tình huống của nhóm.
* Ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường đối với q trình hấp thụ nước và ion  
khống ở rễ cây.
GV u cầu HS thảo luận nhóm để  hồn thành sơ  đồ  về sự  tác động qua 
lại giữa mơi trường và hệ rễ của cây.
Mơi trường


Hệ 
rễ

Hoạt động 2. Tìm hiểu sự  di chuyển của nước và các ion khống từ  đất vào  
mạch gỗ của rễ
GV u cầu HS đọc mục II.2, quan sát hình 1.3 (SGK)  và hồn thành PHT sau:
Tiêu chí

Con đường gian bào

Con đường tế bào 
chất

Mơ tả đường đi
Tốc độ di chuyển
9


Khả năng chọn lọc các 
chất
Bước 3. Báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận
GV tổ chức cho HS báo cáo các nội dung vừa nghiên cứu và thảo luận ở bước 2.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về cơ chế hấp thụ nước và ion khống ở rễ
* Về cơ quan và bào quan hút nước của cây
HS báo cáo phương án giải quyết tình huống 1
­ Cơ quan, tế bào chun hóa thực hiện chức năng hút nước lần lượt là rễ, lơng 
hút.
­ Rễ  cây có đặc điểm thích nghi với chức năng hút nước: có hệ  thống lơng hút 
dày đặc, có khả năng đâm sâu, lan rộng trong đất…
­ Tế bào lơng hút dễ bị gãy và sẽ tiêu biến trong mơi trường q ưu trương, q 

axit hay thiếu ơxi. Chúng hoạt động thuận lợi trong điều kiện đất tơi xốp, giàu  
chất mùn, đảm bảo độ ẩm, khơng q chua, q kiềm…
­ Khi lơng hút  của cây trên cạn tồn tại trong mơi trường ngập nước mấy ngày  
liền (thiếu O2) sẽ bị tiêu biến làm cây mất khả năng hút nước → thiếu nước. Do  
đó, trong tình huống nêu trên, Hoa trả lời sai cịn Lan trả lời đúng.
* Về cơ chế hấp thụ nước và ion khống ở rễ. 
Tiêu chí

Hấp thụ nước

Hấp thụ ion khống

Cơ chế

­   Cơ   chế   thụ   động:   di 
chuyển   từ   môi   trường 
nhược   trương   (thế 
nước cao) trong đất vào 
tế bào lơng hút và các tế 
bào   biểu   bì   cịn   non 
khác nơi có dịch bào  ưu 
trương.

­ Cơ chế thụ động: đi từ đất (nơi có nồng độ ion 
cao) vào tế bào lơng hút (nơi có nồng độ của ion 
đó thấp hơn).
­   Cơ   chế   chủ   động:  di   chuyển  ngược   gradien 
nồng độ, đi từ  đất (có nồng độ  ion thấp) vào tế 
bào lơng hút (có nồng độ  của ion đó cao hơn).  
Theo   cơ   chế   này,   đòi   hỏi   phải   tiêu   tốn   năng 

lượng ATP.

­ Khi Hùng tưới đạm cho rau muống với nồng độ cao, cây bị héo vì lúc đó đất có 
mơi trường ưu trương nên nước di chuyển từ tế bào ở rễ ra ngồi đất. Tế bào ở 
rễ tiếp tục lấy nước của các tế  bào bên cạnh. Cứ  như  thế, cây mất nước và bị 
héo.
­ Cách xử lí ngay: Tưới thật nhiều nước, đồng thời tháo nước khỏi luống và tiếp 
tục tưới để  giảm nồng độ  phân đạm trong đất, đưa đất về  mơi trường nhược 
trương.
10


*  Ảnh hưởng của mơi trường đối với q trình hấp thụ  nước và ion khống  ở  
rễ.
Hệ rễ

Mơi trường

­  Hấp  thụ  và  tích  lũy  các  ion  kim  loại 
nặng… → giảm ô nhiễm môi trường.
­  Thải  CO2,  dịch  tiết…  →  Thay  đổi  tính 

  Độ  ẩm,  độ  tơi  xốp, 
thống  khí,  độ  mặn,  độ 
axit  của  đất…  →  ảnh 
hưởng hoạt động của h
ệ ất vào  
chấạt lí hóa c
ủa đất
Ho

t động 2. Tìm hi
ểu sự  di chuyển của nước và các ion khống t
ừ  đ
rễ.
­ Ho
ạt đỗộ cng c
m
ạch g
ủa rủễa rễ   → Thay đổi kết cấu 
đất
Con đường tế bào 
Tiêu chí
Con đường gian bào
chất
Từ  đất  →  khoảng khơng gian giữa các tế 
bào (lơng hút, biểu bì, vỏ) và theo khoảng 
Mơ tả đường  khơng   gian   giữa   các   bó   sợi   xelulơzơ   bên 
đi
trong thành tế bào. Đến nội bì bị đai Caspari 
chặn lại và chuyển sang con đường tế  bào 
chất.
Tốc độ 
Tính chọn 
lọc 

Nhanh hơn

Từ  đất  →  xun qua tế 
bào chất của các tế bào 
(lơng   hút,   biểu   bì,   vỏ, 

nội bì) rồi vào mạch gỗ 
ở tầng trung trụ. 
Chậm

Khả  năng chọn lọc kém, khơng kiểm sốt  Khả năng chọn lọc cao, 
được lượng nước và ion khống.
kiểm   sốt   được   lượng 
nước và ion khống.

Bước 4. Vận dụng nâng cao
GV u cầu HS trả  lời câu hỏi, vận dụng kiến thức đã học để  giải quyết tình 
huống.
Tình huống 3: Sau khi học bài “Hấp thụ  nước và muối khống  ở  rễ”, 2 nhóm  
HS đưa ra 2 quan điểm khác nhau về việc bón phân hóa học cho rau
­ Nhóm 1 cho rằng: chỉ cần bón phân hóa học vừa đủ.
­ Nhóm 2 lại cho rằng: muốn rau nhanh tốt cần phải bón nhiều phân hóa học.
 Theo em, cách chăm sóc của nhóm nào hợp lí, nhóm nào chưa hợp lí. Giải thích.
HS cần trả lời được các ý sau:
* Trường hợp bón phân vừa phải:
­ Ban đầu, khi mới bón, nồng độ chất tan trong dung dịch đất tăng, áp suất thẩm  
thấu trong đất cao hơn trong dịch tế bào ở rễ → cây khơng hút được nước.
11


­ Sau đó, cây hút khống làm tăng nồng độ  chất tan trong dịch bào ở rễ, tăng áp  
suất thẩm thấu → cây hút được nước dễ dàng hơn.
* Trường hợp bón q nhiều (tương tự tình huống 2 ở phần trên).
→ cách chăm sóc rau của nhóm 1 là hợp lí
Bước 5. Đánh giá và đề xuất vấn đề mới
GV u cầu HS trả lời câu hỏi và bài tập. Trước hết, cho HS khác đánh giá, sau  

đó
GV kết luận vấn đề. HS nghe và tự điều chỉnh.
Câu 1. Phần lớn các chất khống được hấp thụ vào cây theo cách chủ động, tức 

A. vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ  cao ở  rễ, cần  
tiêu 
hao năng lượng.
B.  vận chuyển từ  nơi có nồng độ  thấp  ở  đất đến nơi có nồng độ  cao  ở  rễ, 
khơng cần tiêu hao năng lượng.
C. vận chuyển từ nơi có nồng độ cao ở đất đến nơi có nồng độ thấp ở  rễ, cần  
nhiều năng lượng.
D. vận chuyển từ nơi có nồng độ cao ở đất đến nơi có nồng độ thấp ở  rễ, cần  
ít năng lượng.
Câu 2. Sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước
A. vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

B. vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

C. vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
giảm.

D.  vì   áp   suất   thẩm   thấu   của   đất 

Tình huống 4:  Có ý   kiến cho rằng khi nhiệt độ  hạ  thấp, cây non thường bị 
giảm sự  hút nước và có thể  dẫn đến chết. Em có đồng tình với ý kiến đó 
khơng? Tại sao?
Hướng dẫn
+ Khi nhiệt độ  thấp, độ  nhớt chất ngun sinh tăng  →  cản trở  di chuyển của  
nước → cản trở sự hấp thụ nước ở rễ → cây thiếu nước.
+ Khi nhiệt độ thấp, hơ hấp của rễ giảm → rễ giảm khả năng hút nước.     

+ Rễ giảm khả năng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp q, lơng hút sẽ bị chết và  
phục hồi rất chậm → giảm khả năng hút nước
­ GV u cầu HS hồn thành bài tập: Em hãy đề xuất các biện pháp cải tạo đất 
mặn vùng ven biển để trồng rau.       
12


­ GV u cầu các nhóm HS về  nhà nghiên cứu, tìm hiểu chủ  đề STEM: “Thiết 
kế hộp xốp trồng rau sân thượng”.
4.2. Một số  biện pháp để  rèn luyện cho HS năng lực vận dụng kiến thức 
vào thực tiễn trong dạy học phần CHVC và NL ở thực vật (Sinh học 11)
NL VDKT vào thực tiễn là loại năng lực mà để rèn luyện và thực hiện tốt 
thì địi hỏi HS phải sử dụng thành thạo nhiều kĩ năng khác nhau . Trong q trình 
dạy học địi hỏi người GV phải sử  dụng nhiều PPDH khác nhau, nhất là các 
PPDH tích cực. Chúng tơi đề  xuất một số biện pháp để  rèn luyện NL này cho 
HS như sau:
4.2.1. Thiết kế câu hỏi, bài tập để rèn luyện cho HS năng lực vận dụng kiến  
thức vào thực tiễn trong dạy học phần CHVC và NL ở thực vật, Sinh học 11
Các câu hỏi, bài tập được chúng tơi thiết kế  theo 3/4 mức độ  nhận thức  
(mức 
1: nhận biết; mức 2: thơng hiểu; mức 3: vận dụng; mức 4: vận dụng cao) theo  
hướng dẫn biên soạn ma trận đề kiểm tra.
Trong đề tài này, chúng tơi thiết kế hệ thống các câu hỏi, bài tập; q trình  
tổ chức các hoạt động dạy học để rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn , GV có thể  
vận dụng linh hoạt với từng bài, từng lớp và từng đối tượng HS cũng như  mục  
đích dạy
 học.
TRAO ĐỔI NƯỚC
Mức độ 


Hệ thống câu hỏi, bài tập

Mức độ   Câu 1. Tại sao nói, lơng hút là loại tế bào được biệt hóa làm chức năng hút 
2
nước? Số lượng lơng hút thay đổi trong những điều kiện nào? 
(Thơng   Câu 2. Cây bèo tây, cây thơng rễ khơng có lơng hút. Đối với những cây này,  
hiểu)
chúng hút nước bằng cách nào?
Câu 3. Quan sát hệ rễ của cây trên cạn, em hãy cho biết, rễ có những đặc 
điểm   nào   thích   nghi   với   chức   năng   tìm   nguồn   nước,   hút   nước   và   ion 
khống?
Câu 4. Tại sao nói, đất tơi xốp, đủ độ ẩm thuận lợi cho cả hút nước và ion  
khống ở rễ?
Câu 5. Các ống mạch gỗ trong cây liên quan với nhau qua cấu trúc nào? Ý  
nghĩa của sự có mặt cấu trúc đó trong vận chuyển dịch mạch gỗ là gì? 
Câu 6.  Ở một số loại cây, mặt trên của lá khơng có khí khổng nhưng ở đó 
vẫn có sự thốt hơi nước diễn ra, tại sao?

13


Câu 7. Tại sao, mặt trên của lá có số lượng khí khổng ít hơn ở mặt dưới?
Câu 8.  Lá cây có những đặc điểm thích nghi nào giúp hạn chế  sự    mất 
nước do hiện tượng thốt hơi nước?
Câu 9. Tại sao nói, thốt hơi nước ở thực vật là một sự thiệt hại nhưng là  
sự
thiệt hại cần thiết?
Mức độ   Câu 10. Vì sao cây trên cạn bị  ngập úng, mặc dù sống trong nước nhưng 
3
vẫn bị thiếu nước và dẫn đến cây bị chết?

(Vận  
dụng)

Câu 11. Trong điều kiện trời mưa một vài ngày liên tục, q trình thốt hơi  
nước của cây biến đổi như  thế  nào? Các cơ  chế  nào đã làm biến đổi q  
trình thốt hơi nước của cây trong điều kiện trên?
Câu 12. Vì sao, ở vùng đất mặn chỉ trồng được một số ít các loại cây (VD:  
Cói, Đước, Sú)?
Câu 13. Những ngày khơng khí có độ   ẩm cao, vào lúc  sáng sớm, trên các 
cây rau cải, rau khoai, cỏ dại… thường có những giọt nước xuất hiện trên 
đầu tận cùng của lá. Hãy giải thích vì sao?
Câu 14.  Khả  năng hút nước của rễ  cây sẽ  như  thế  nào trong các trường  
hợp:
+ Bón phân hóa học vừa phải.
+ Bón phân hóa học quá nhiều.
Câu 15. Tại sao, những cây bụi  ở ven các khu rừng nhiệt đới, có rễ  ngắn  
nhưng những cây bụi ở sa mạc lại có rễ rất dài?
Câu 16.  Những bằng chứng nào chứng tỏ   ở  rễ  có lực đẩy dịng nước đi 
lên? Nêu những biện pháp để giúp rễ hút nước và ion khống thuận lợi.
Câu 17. Dựa vào cơ sở nào để chúng ta tưới nước hợp lí cho cây?
Câu 18. Vì sao các cây có bản lá rộng thường rụng lá vào mùa đơng?
Câu 19.  Vì sao những lồi  thực vật  chưa có mạch dẫn hoặc mạch dẫn  
chưa phát triển thường có kích thước nhỏ?
Câu 20. Trồng cùng một loại cây trong 2 hộp xốp có kích thước bằng nhau  
và đặt ở cùng một nơi có cường độ  chiếu sáng, chế độ  nước, khối lượng  
đất như nhau. Một hộp trồng bằng cát, một hộp trồng bằng đất sét. Hỏi:
a. Hộp nào sẽ cung cấp cho cây nhiều nước hơn?
b. Hộp nào có nước dự trữ tốt hơn?
Câu 21. Khi chuyển cây lớn để trồng chỗ khác người ta thường cắt bớt lá.  


14


Vì sao?
Câu 22. Trong khu rừng, cây  ở  bìa rừng và cây  ở  tầng dưới tán của tâm 
rừng, cây nào có cường độ thốt hơi nước qua cutin mạnh hơn? Vì sao?
Câu 23.  Tại sao cây xanh đứng giữa trời nắng nóng nhưng vẫn khơng bị 
chết do nắng nóng, nếu được tưới đủ độ ẩm.
Mức độ   Câu 24.  Tại sao, về  mùa đơng, khi trời rét đậm, cây mạ  non thường bị 
4
chết? Em hãy đề xuất một số biện pháp chống rét cho cây.
(Vận  
dụng  
cao)

Câu 25. Em hãy đề xuất các biện pháp cải tạo đất mặn vùng ven biển để 
trồng rau.  

DINH DƯỠNG KHỐNG Ở THỰC VẬT
Mức độ 

Hệ thống câu hỏi, bài tập

Mức độ   Câu 26.  Thành phần nitơ  trong khí quyển chiếm đến 78,1% nhưng thực 
2
vật vẫn khơng sử dụng được. Tại sao? 
(Thơng   Câu 27. Để bón phân hợp lí cần dựa vào những cơ sở nào?
hiểu)
Mức độ   Câu   28.  Cho   các   loại   đạm   sau:   Phân   Urê   CO(NH4)2,   phân   Amơn   nitrat 
3

(NH4NO3), phân Sunphat  (NH4)2SO4, phân đạm Clorua (NH4Cl), loại phân 
(Vận   nào có hàm lượng nitơ cao nhất? Ý nghĩa của việc xác định hàm lượng các 
chất dinh dưỡng trong phân bón là gì?
dụng)
Câu 29. Nếu dư  lượng nitrat trong rau, củ vượt ngưỡng cho phép sẽ  gây  
những hậu quả gì cho sức khỏe con người?
Câu 30. Trình bày khái qt các phương thức sử dụng nitơ trong khơng khí 
và trong đất của cây xanh bằng sơ đồ.
Câu 31. Tại sao,  ở những nơi đất có độ  pH thấp thường nồng độ  các ion  
khống cần thiết cho cây rất thấp?
Câu 32.  Vì sao, cây xanh sẽ  tươi tốt hơn sau khi trời mưa có nhiều sấm  
sét?
Câu 33. Tại sao khi trồng cây mà thiếu thành phần dinh dưỡng là N, Mg, 
Fe thì lá cây thường bị vàng?
Câu 34. Tại sao, khi lúa đã trổ bơng, người ta khơng bón phân đạm nữa?
Câu 35. Để tránh hiện tượng cây lúa bị lốp đổ khi bơng sắp chín, người ta  
thường bón phân gì? Giải thích.

15


Câu 36.  Khơng nên dùng các loại phân bón NH4NO3, (NH4)2SO4  cho loại 
đất nào (chua, kiềm hay trung tính)? Giải thích. 
Câu 37.  Vì sao, hàm lượng nitơ  trong khí quyển rất cao nhưng thực vật 
vẫn khơng sử  dụng được. Em hãy đưa ra một số  biện pháp để  giúp thực 
Mức độ   vật sử dụng được nguồn nitơ này.
4
Câu 38. Vườn nhà chị  Hải đất cằn cỗi, cứng và bị  chua, em hãy đề  xuất  
(Vận   các biện pháp giúp chị cải tạo mảnh vườn đó.
dụng  

Câu 39. Dư lượng nitrat là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ 
cao)
sạch của rau, củ. Em hãy đề  xuất các biện pháp hạn chế  dư  lượng nitrat 
trong mơ thực vật.

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Mức độ 

Hệ thống câu hỏi, bài tập
Câu 40. Tại sao nói, năng suất cây trồng sẽ giảm đáng kể nếu thiếu hoặc 
thừa q nhiều CO2?
Câu 41.  Hãy cho biết, cây xanh có những đặc điểm gì để  điều chỉnh số 
lượng và chất lượng ánh sáng chiếu vào?
Câu 42. Vào buổi trưa nắng to, nếu đo cường độ quang hợp của cây trồng 
thì theo em, giá trị này sẽ tăng hay giảm so với bình thường? Giải thích.

Câu 43. Những nhóm thực vật nào thích hợp với ánh sáng nơi quang đãng 
Mức độ   và ánh sáng dưới tán? Tại sao?
2
Câu 44. Hiện tượng thốt hơi nước  ở  lá có mối quan hệ  như thế  nào với 
(Thơng   q trình quang hợp?
hiểu)
Câu 45. Bằng quan sát của em, hãy cho biết lá cây có những đặc điểm gì 
về hình thái thích nghi với chức năng là cơ quan quang hợp?
Câu 46. Cấu trúc của lục lạp rất phù hợp với chức năng là bào quan quang  
hợp. Em hãy chứng minh điều đó.
Câu 47. Quang hợp  ở  thực vật CAM có những đặc điểm gì thích nghi với  
điều kiện khơ hạn?
Câu 48.  Nước  ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng thơng qua tác  
động đến q trình quang hợp. Em hãy làm rõ vấn đề này.

Mức độ 
3
(Vận 

Câu 49. Tại sao, để  lấy màu đỏ  phần thịt của quả  gấc, tạo màu cho xơi, 
các bà nội trợ thường lấy ruột gấc và hạt gấc tươi bóp kỹ với một ít rượu  
trắng?

16


Câu 50. Làm thế nào để biết được lá của một số cây cảnh có màu tím đỏ 
hay   màu   đỏ   nhưng   vẫn   có   diệp   lục   và   vẫn   tiến   hành   quang   hợp   bình 
thường?
dụng)

Câu 51. Theo em, cây họ đậu cần tia sáng xanh tím hay tia sáng đỏ hơn? Vì 
sao?
Câu 52. Tại sao, các cây lấy củ, quả, hạt, muốn có năng suất kinh tế  cao  
cần bón đủ lượng kali?

Mức độ   Câu 53. Bằng những hiểu biết về q trình quang hợp, em hãy đề xuất các 
4
biện pháp nâng cao năng suất cho cây lúa ở Tỉnh Nghệ An.
(Vận  
dụng  
cao)

HƠ HẤP Ở THỰC VẬT
Mức độ 


Hệ thống câu hỏi, bài tập

Mức độ   Câu 54. Nhiệt độ cần thiết để duy trì các hoạt động sống ở thực vật được 
2
lấy từ đâu?
(Thơng   Câu 55. Tại sao hơ hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp?
hiểu)
Câu 56. Vì sao, muốn bảo quản các loại hạt được lâu, cần phải phơi thật  
khơ?
Mức độ  Câu 57. Khi ủ giá, người ta cho hạt đậu ngâm nước ngày 1 đến 2 lần, mỗi  
3
lần 3­ 5 phút, tại sao?
(Vận  
dụng)

Câu 58. Hãy chỉ ra những lợi ích của q trình hơ hấp đối với quang hợp và 
q trình dinh dưỡng khống.
Câu 59.  Vì sao cây bần sống  ở  vùng đầm lầy thiếu ơxi nhưng vẫn sống  
được bình thường?

Mức độ  Câu 60. Vận dụng các yếu tố   ảnh hưởng đến hơ hấp  ở  thực vật, em hãy 
4
chỉ ra cách hạn chế hơ hấp để bảo quản nơng sản.
(Vận  
dụng  
cao)

Câu 61. Bằng kiến thức đã học, hãy tư vấn cho bà con nơng dân những lưu 
ý khi ủ hạt giống để tăng tỷ lệ nảy mầm.


(Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập trên được trình bày ở phần phụ lục  
4)
17


4.2.2. Thiết kế  một số  tình huống để  rèn luyện cho HS năng lực vận dụng  
kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần CHVC và NL  ở  thực vật ­ Sinh  
học 11
Tình huống  1  (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Hình thành kiến thức mới về  
Hấp thụ nước và muối khống ở rễ)
        Quan sát q trình chăm sóc rau của mẹ, Lan phổ biến kinh nghiệm với các  
bạn: Muốn rau phát triển nhanh, các bạn cần xới đất thường xun để đảm bảo  
đất tơi xốp. Em có đồng tình với kinh nghiệm mà Lan phổ biến khơng? Tại sao? 
Tình huống 2 (Sử dụng để tổ  chức hoạt động Luyện tập về Hấp thụ nước và  
muối khống ở rễ)
             Trồng cây đậu bằng phương pháp 
thủy canh trong phịng thí nghiệm sao cho 
rễ  gần chạm nước. Hoa và Mai cùng dự 
đốn kết quả  sau vài ngày. Theo Hoa, rễ 
cây sẽ  dừng lại  ở  vị  trí đó rồi cây dần 
héo và chết. Mai thì cho rằng, rễ cây phát 
triển   chạm   tới   nước   và   hút   nước   bình 
thường. Theo em, dự  đốn của bạn nào 
Tình huống 3 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Hình thành kiến thức mới/Luyện  
tập/Vận dụng/KTĐG về Hấp thụ nước và muối khống ở rễ)
Sau   trận   lụt,   vườn   rau 
nhà Hoa ngập nước mấy ngày 
liền   và   rau   bị   chết.   Hoa   cho 
rằng,   do   quá   nhiều   nước   nên 

rau   bị   thừa   nước.   Lan   khơng 
đồng tình với ý kiến này và cho 
rằng   do   rau   thiếu   nước.   Theo 
em, ai đúng? Vì sao?
Tình huống 4 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Hình thành kiến thức mới/Luyện  
tập/Vận dụng/KTĐG về Hấp thụ nước và muối khống ở rễ)
Hùng được mẹ giao nhiệm vụ tưới phân đạm cho luống rau muống. Do lỡ
tay, Hùng pha đạm với nồng độ  cao. Tưới rau được một lúc, Hùng thấy luống 
rau bị héo. Hãy giải thích vì sao rau bị héo và cách xử lí ngay lúc đó là gì?
Tình huống 5 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Luyện tập về dịng mạch gỗ)
               Thành cho rằng, nếu một  
         
ống mạch gỗ  bị  tắc thì nước và 
ion   khống   trong   mạch   đó   sẽ 
18
khơng  được  vận   chuyển   đi   lên. 
Theo   em,   Thành   nói   như   vậy 
đúng chưa? Giải thích.


Tình huống 6 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Hình thành kiến thức mới về Áp  
suất rễ)
Hùng cho rằng, tất cả các 
lồi   cây   đều   có   hiện   tượng   ứ 
giọt nếu trong điều kiện khơng 
khí bão hịa hơi nước. Theo em, 
Hùng nói như  vậy đúng chưa? 
Vì sao?
Tình huống 7 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng về hấp thụ  
nước ở rễ)

Mẹ  nhắc Hoa, khơng được tưới cây vào buổi trưa, lúc trời nắng nóng. 
Hoa chưa hiểu vì sao phải làm vậy. Em hãy hóa giải nỗi băn khoăn của Hoa.
Tình huống 8 (Sử  dụng để tổ  chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng/KTĐG về  
Hấp thụ nước và muối khống ở rễ)
 

Về   quê,   Lan   thấy   người 
nông   dân   dùng   chiếc   cào   nhỏ 
kéo đi kéo lại giữa các hàng lúa, 
mặc dù ruộng lúa khơng có cỏ 
dại. Lan thắc mắc hỏi mẹ. Em  
hãy giúp mẹ  Lan giúp giải thích 
ý nghĩa việc làm đó của các bác 
nơng dân.

Tình huống 9 (Sử dụng để tổ  chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng về Vai trị  
của các ngun tố khống)
 

Với vụ lúa hè thu thì lượng phân đạm cần bón được khuyến cáo trên đất 

phèn trung bình hay phèn nhẹ là 60­70kg đạm/ha. Chị Hồng cịn lúng túng trong 
việc tính tốn lượng phân đạm urê 46% N bón cho cho 1 hecta lúa hè thu. Em hãy 
tính tốn giúp chị.
Tình huống 10 (Sử dụng để KTĐG về phần CHVCNL ở TV)
19


Nếu là một cán bộ  kĩ thuật nơng nghiệp nói chuyện với bà con nơng dân  
về chủ đề bón phân hợp lí cho cây trồng để tăng năng suất cây trồng và bảo vệ 

sức khỏe con người thì em cần truyền đạt những nội dung chính nào?
Tình huống 11 (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng về  Dinh  
dưỡng nitơ)
Hùng   hỏi   mẹ:   “Mẹ 
ơi!   Tại   sao,   sau   khi   người 
nông   dân   trồng   ngô   thì   vụ 
tiếp   theo   họ   thường   trồng 
lạc hoặc đậu”. Em hãy giúp 
mẹ  Hùng hóa  giải  nỗi  băn 
khoăn của Hùng.
Tình huống 12 (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng về  Dinh  
dưỡng nitơ)
Hùng đố Nam: theo bạn, ở những vùng đất có độ mùn cao, lúc lúa sắp làm 
chín, người ta thường bón thêm một loại phân gì? Tại sao? Em hãy giúp Nam trả 
lời câu đố của Hùng nhé!
Tình huống 13 (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Hình thành kiến thức mới về  
các ngun tố đa lượng, vi lượng)
Quan sát hình vẽ sau, hãy cho biết đưa vào gốc hoặc phun lên lá những ion  
nào trong các loại ion sau: Ca2, Fe3+, Mg2+ để lá cây xanh trở lại? Giải thích.

Tình huống 14 (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Hình thành kiến thức mới về  
Thốt hơi nước)
           Có người nói rằng: “Thốt hơi nước ở thực vật là một sự thiệt hại nhưng là sự 
thiệt 
hại cần thiết”. Hà cho rằng người này nói sai vì khơng thể  “thiệt hại” mà lại “cần  
thiết” được. Theo em, ý kiến Hà đúng khơng? Tại sao?

Tình huống 15 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Tìm tịi mở rộng về Quang hợp)
Mạnh   thắc   mắc:   Khơng   biết 
những cây có lá màu đỏ  hoặc màu 

vàng có quang hợp được khơng? Em 
hãy   hóa   giải   nỗi   băn   khoăn   của 

20


Tình huống 16 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng về Quang  
hợp) 
         Lan thắc mắc: Tại sao,  
khi nhai lá cây thuốc bỏng vào 
buổi sáng sớm thì mình thấy 
có   vị   chua   nhưng   vào   buổi 
chiều muộn thì vị  chua giảm 
hơn nhiều? Em hãy giúp Lan 
giải đáp thắc mắc trên.
Tình huống 17 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng về Quang  
hợp) 
          Giả  sử  có 2 cây đậu A và B giống hệt nhau được trồng trong phịng thí 
nghiệm với mọi điều kiện giống nhau trừ  chế  độ  ánh sáng. Sau 1 tuần, khối 
lượng cây A tăng lên cịn khối lượng cây B khơng đổi. Kết quả  đó nói lên điều  
gì?
Tình huống 18 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng/KTĐG về  
Quang hợp) 
Bạn Hoa cho rằng, những cây có lá màu đỏ  hoặc tím đỏ  thì khả  năng 
quang hợp kém hơn ở cây lá xanh. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích.
Tình huống 19 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng/KTĐG về  
Quang hợp) 
Khi quan sát việc trồng rau trong 
nhà kính, Nam thấy bác mình thường bổ 
sung CO2 vào thời điểm sau khi mặt trời 

mọc   và   trước   khi   mặt   trời   lặn.   Nam 
khơng hiểu tại sao nhưng chưa kịp hỏi 
bác. Em hãy gi
ải thích giúp Nam.
 
Tình huống 20  (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng/Tìm tịi  
mở rộng/KTĐG về Quang hợp) 
Một nhà sinh lí học  thực vật  làm thí nghiệm để  xác định cường độ 
quang 
21


hợp ở 2 cây thực vật C3 và C4. Thí nghiệm được bố trí như sau: 
Đặt cây A và cây B trong 2 phịng thí nghiệm có các điều kiện nhiệt 
độ, ánh sáng… giống nhau, chỉ khác nhau về nồng độ ơxi (0% và 21%). 
Kết quả thu được như sau: cường độ quang hợp (mgCO 2/dm2/giờ) của 
cây A thay đổi nhiều cịn cây B thay đổi khơng đáng kể.
Qua thí nghiệm trên, em hãy cho biết cây nào thuộc thực vật C3, C4? Giải thích?
  (Hướng dẫn trả  lời các tình huống trên được chúng tơi trình bày  ở  phần  
phụ lục 4)
4.2.3. Thiết kế một số  BTTN để  rèn luyện cho HS NL VDKT vào thực tiễn  
trong dạy học phần CHVC và NL ở thực vật ­ Sinh học 11
BTTN 1 (Sử dụng để  tổ  chức hoạt động Hình thành kiến thức mới về  Áp suất  
rễ) 
Nếu có 1 chậu cà chua thì 
có   thể   thiết   kế   thí   nghiệm   để 
xác định ở cây có áp suất rễ như 
thế nào?

BTTN 2 (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng/KTĐG về  Hấp  

thụ nước và muối khống ở rễ) 
Trồng vào 3 chậu, mỗi chậu cùng 1 loại cây rau cải. Các chậu được đặt ở 
cùng một chế độ chiếu sáng, độ ẩm,... như nhau nhưng chúng chỉ khác nhau về 
đất trồng: 
­ Chậu 1: đất trung tính, tơi xốp, nhiều mùn
­ Chậu 2: đất chua
­ Chậu 3: đất có kết cấu chặt
Sau 3 tuần, em hãy mơ tả đặc điểm của hệ rễ ở mỗi cây. Từ đó rút ra kết luận.
BTTN 3 (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Hình thành kiến thức mới về  Quang  
hợp ) 
 

Cho các dụng cụ và hóa chất sau:

+ 100ml dung dịch phenol, một cốc thủy tinh 150ml, miệng rộng, một cái chng 
thủy tinh kín.
+ Một chậu cây nhỏ
22


Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh CO2 là ngun liệu của quang hợp.
Theo em, nên lựa chọn loại cây C3, C4 hay thực vật CAM để dễ quan sát.
Biết dung dịch phenol có màu đỏ khi  mơi trường khơng có CO2 và có màu 
vàng khi mơi trường có CO2.                                         
BTTN 4 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng/KTĐG Cân bằng  
nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng) 
Chuẩn bị:
­ Hai cây chuối nhỏ cùng giống và có kích thước tương đương
­ Hai chậu đất có thành phần và tỷ lệ chất dinh dưỡng như nhau.
Nếu trồng 2 cây này, bằng cách nào em chứng minh được cân bằng nước ở thực 

vật là mối tương quan giữa q trình hút nước ở rễ và thốt hơi nước ở lá.
BTTN 5 (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Hình thành kiến thức mới về  Hơ hấp  ở  
TV ) 

 

Cho   các   dụng   cụ   và   hóa   chất 

sau:
+   Một   cốc   thủy   tinh   250ml   miệng 
rộng, một cái chng thủy tinh kín.
+ 200ml dung dịch nước vơi trong 
+ Một bình thủy tinh có nắp đậy đựng 
hạt nảy mầm
Hãy bố  trí thí nghiệm để  chứng 
minh q trình hơ hấp  ở  thực vật thải 
khí   CO2.     Biết   dung   dịch   nước   vôi 
trong   bị   vẫn   đục   khi   môi   trường   có 
BTTN 6 (Sử dụng để tổ chức hoạt động Tìm tịi mở rộng về Quang hợp) 
Cho 2 chậu cây nhỏ, một ưa bóng, một ưa sáng. Có thể sử dụng dung dịch  
phenol và dựa vào điểm bù ánh sáng để phân biệt được 2 cây này được khơng?
BTTN 7 (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Vận dụng/tìm tịi mở  rộng về  Quang  
hợp) 
          Cho 2 chậu cây, một cây là thực vật C3, một cây là thực vật C4. Dùng nước 
có thể phân biệt được 2 cây này được khơng? Giải thích?
BTTN 8  (Sử  dụng để  tổ  chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng/KTĐG về  Hô  
hấp ở thực vật)
23



Có 2 cốc đựng hạt lúa, một cốc đựng hạt lúa đang nảy mầm (chưa nhú 
rễ), 
một cốc đựng hạt lúa chưa nảy mầm. Hạt ở 2 cốc, nếu dựa vào hình dạng, rất 
khó
phân biệt. Em hãy thiết kế thí nghiệm để phân biệt 2 cốc này.
 (Hướng dẫn giải các BTTN trên được chúng tơi trình bày ở phần phụ lục 4)
4.2.4. Thiết kế một số  kế hoạch dạy học chủ đề  STEM để  rèn luyện cho HS 
NL VDKT vào thực tiễn trong dạy học phần CHVC và NL  ở  thực vật ­ Sinh 
học 11

Trong q trình thực hiện đề  tài, chúng tơi đã thiết kế  được 2 chủ  đề  
STEM và sử dụng để rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS. Trong giới hạn  
của đề tài, chúng tơi chỉ trình bày 1 chủ đề, cịn 1 chủ đề được trình bày ở phần  
phụ lục 2.
4.2.4.1. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề  STEM, chủ  đề: “Thiết kế  hộp  
xốp trồng rau sân thượng”
I. MƠ TẢ CHỦ ĐỀ
1. Địa điểm tổ chức: lớp học
2. Thời gian thực hiện: 3 tiết ở lớp và thời gian ở nhà
3. Kiến thức khoa học trong chủ đề
Kiến thức mới

Kiến thức đã biết

Kiến thức liên quan

­   Sự   hấp   thụ   nước 
và muối khống ở rễ
(Bài 1, Sinh học 11)
­ Thốt hơi nước ở lá

(Bài 3, Sinh học 11)
­ Hơ hấp ở TV
(Bài   12,   Sinh     học  
11)

­ Cấu tạo miền hút 
của rễ
(Bài 10, Sinh học 6)
­   Sự   hút   nước   và 
muối khoáng của rễ
(Bài 11, Sinh học 6)
­   Cây   có   hơ   hấp 
được khơng?
(Bài 23, Sinh học 6)
­ Các ngun tố  hóa 
học và nước
(Bài 3, Sinh học 10)

­ Biện pháp sử  dụng cải tạo và bảo vệ 
đất
(Bài 6, Cơng nghệ 7)
­ Các biện pháp chăm sóc cây trồng
(Bài 19, Cơng nghệ 7)
­ Một số tính chất của đất trồng
(Bài 7, Cơng nghệ 10)
­ Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám 
bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá
(Bài 9, Cơng nghệ 10)
­ Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, 
đất phèn

(Bài 10, Cơng nghệ 10)

4. Vấn đề thực tiễn
24


Với thực trạng an tồn thực phẩm như  hiện nay, việc trồng rau trên sân  
thượng mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu thiết kế  hộp trồng khơng  
đúng, sau khi tưới, nước bị chảy ra sàn khiến đất trồng khơng giữ được ẩm và 
sàn bị bẩn và tệ hơn nữa là nhà bị thấm dột; hoặc đất sẽ bị úng bí, kết cấu đất  
hư  dần và khiến cây dần dần bị  chết; hoặc đất rất dễ  bị  khơ nếu khơng tưới 
ẩm  thường xun… Vậy, làm thế  nào  để  thiết  kế   được hộp trồng rau sân 
thượng sao cho thuận lợi nhất đối với sự  sinh trưởng, phát triển của cây, giảm  
thời gian chăm sóc, đảm bảo an tồn cho ngơi nhà và tiết kiệm được khơng gian 
sân thượng?
Để thực hiện được dự  án này, HS phải huy động kiến thức của các mơn 
học liên quan như:
+ Sinh học: đặc điểm của tế bào, cơ quan làm nhiệm vụ hút nước, cơ chế
trao đổi nước và ion khống, dinh dưỡng khống, cơ chế hơ hấp của cây xanh.
+ Tốn học: Tính tốn khoảng cách lỗ đục, kích thước hộp phù hợp.
+ Cơng nghệ: tính chất đất, các biện pháp cái tạo đất và chăm sóc cây 
trồng.
+ Tin học: Tạo bảng biểu, sử  dụng mạng cho việc khai thác kiến thức, 
thiết kế bài báo cáo…
+ Hóa học: tính chất lí hóa của nước, ơxi.
+ GDCD: Ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tạo ra các sản phẩm phục 
vụ gia đình và mọi người.
II. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất
­ u và chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bảo vệ mơi trường sống.

­ Tích cực trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thơng tin về đặc điểm của hệ rễ,  
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của rễ, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng 
và phát triển của cây; mối liên quan giữa cấu trúc hộp xốp trồng rau sân thượng  
với khả năng giữ ẩm, giữ phân và tăng hàm lượng ơxi trong đất.
­ Có ý thức, trách nhiệm trong xây dựng, thực hiện kế hoạch dự án hợp lí, khoa  
học và giữ gìn an tồn trong q trình làm ra sản phẩm.
­ Chịu trách nhiệm về sản phẩm mình làm ra.
2. Năng lực chung
2.1. Năng lực tự chủ và tự học
­ Tự tìm kiếm các thơng tin liên quan kĩ thuật tạo hộp xốp trồng rau sân thượng.
25


×