Tải bản đầy đủ (.docx) (266 trang)

giáo án lớp 9 học kì 1 năm học 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 266 trang )

Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

Ngày soạn: 3/9/2022
CHỦ ĐỀ 1

VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Tổng số tiết 02; từ tiết 01 đến tiết 02
* Giới thiệu Chủ đề/Bài học:
Cuộc sống hiện đại đặt ra một vấn đề mà mọi người đều phải quan tâm là vấn đề hội nhập với
thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế
kỉ XX sẽ là chủ đề bài học giúp cho các em tìm hiểu vấn đề này.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Nhận biết các thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại.
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá
dân tộc.
* Kĩ năng:
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá,
lối sống.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
* Thái độ:
- Bồi dưỡng cho các em lịng tự hào, kính u Bác, biết học tập theo gương Bác.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

* Tích hợp: Tích hợp KNS, TT HCM, GD ANQP
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
* Năng lực chung:


- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy phê phán, tư duy logic
- Năng lực sáng tạo, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực làm việc nhóm, quan hệ với người khác
- Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu
- Năng lực công nghệ thông tin, truyền thông
* Năng lực chuyên biệt:
-Năng lực giao tiếp tiếng Việt
-Năng lực thưởng thức văn học
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, máy chiếu
-Dự kiến phương án tích hợp – Liên hệ:
+ Văn :Văn bản'' Đức tính giản dị của Bác Hồ''
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

+ Văn - Tập làm văn:văn nghị luận
PHIẾU HỌC TẬP (5 phút)
Nhóm...................................... Nhóm trưởng:.......................
- Cách tiếp cận nền văn hóa các nước:

.....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
- Phương pháp học tập:
.....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. ..................
..........................................................................................................................................
- Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn?
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
2. Học sinh:
- Đọc văn bản và nắm chú thích sgk, trả lời nội dung câu hỏi phần tìm hiểu văn bản
-Soạn bài và tóm tắt được nội dung văn bản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT/ KHỞI ĐỘNG

(Dự kiến thời lượng: 5 phút)
Mục tiêu hoạt động:
- Tạo tâm thế học tập cho học sinh.
- Hướng học sinh đến nội dung trong chủ đề.
- Biết chia sẻ và làm việc cá nhân, nhóm.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động hoc tập của học
sinh

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết
quả hoạt động

PP: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
-HS chuẩn bị tâm thế vào bài học
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
Phương tiện: máy chiếu, clip

-GV giới thiệu(...) Chiếu đoạn clip về hình ảnh Hồ Chí Minh
Những mẫu chuyện trong cuộc đời của Hồ Chủ Tịch là tấm
gương mà mỗi chúng ta phải học
- HS quan sát những hỉnh ảnh sau và cho biết cảm nhận của
em qua những hình ảnh đó?

GV:Phạm Đào Lệ Qun

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

(Dự kiến thời lượng: 70 phút)
NỘI DUNG : Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
Mục tiêu hoạt động: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề
học tập nêu ra ở hoạt động khởi động
- Biết tiếp cận một văn bản nhật dụng, nhận biết các thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại, nắm
bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân
tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá,
lối sống, học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Bồi dưỡng cho các em lịng tự hào, kính u Bác, biết học tập theo gương Bác, tìm hiểu và biết
được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động hoc tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,

đánh giá kết quả hoạt
động
* Phương pháp: thuyết trình, phát vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,
giảng bình, thảo luận nhóm, hợp đồng.
Văn bản: PHONG
* Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao
CÁCH
HỒ
CHÍ
nhiệm vụ
MINH( Lê Anh Trà)
*Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
Nội dung :Văn bản “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” ( Lê Anh Trà)
NỘI DUNG I- ĐỌC -TÌM HIỂU CHUNG: (15 phút)
* Phương pháp: hợp đồng, gợi mở –vấn đáp, trực quan, dùng lời văn
có nghệ thuật
I. Đọc, tìm hiểu
*Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
chung:
Nhóm 1, 2 Thanh lí hợp đồng (tác giả, tác phẩm)
- Học sinh nắm tác giả,
GV:Phạm Đào Lệ Quyên
Ngữ văn 9


Trường THCS Ngơ Mây

Năm học: 2022 - 2023

Nhóm 3,4 Đặt câu hỏi phản biện với nhóm 1,2

1.Tác giả : Lê Anh Trà
GV:Giới thiệu vài nét về tác giả.
2.Tác phẩm
? Văn bản được trích trong tác phẩm nào?
a.Hồn cảnh ra đời và xuất xứ
- Vb được trích trong HCM và văn hóa Việt Nam ( 1990)
? Theo em vb này cần được đọc với giọng đọc ntn?
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu
- Gọi 2 HS đọc
- Yêu cầu HS khác theo dõi và nhận xét
- Gv yêu cầu HS giải thích nghĩa củ atừ:phong cách, truân chuyên, uyên
thâm.
?Bài viết trên thuộc kiểu loại văn bản nào?
b.Văn bản nhật dụng
? Chủ đề chính của vb ?
c.Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
? Để giúp người đọc hiểu rõ nội dung đó tác giả sử dụng phương thức biểu
đạt chính nào?
- PTBĐ: Nghị luận + tự sự, biểu cảm.
? Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu rõ giới hạn và nội dung từng
phần?
d. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 ( Đoạn 1 ): Q trình tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí
Minh.
- Phần 2 ( Đoạn 2,3,4 ): Lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhóm 3,4 thanh lí hợp đồng phần tác phẩm
Nhóm 1,2: đặt câu hỏi phản biện nhóm 3,4
NỘI DUNG II. TÌM HIỂU VĂN BẢN; (50 Phút)
1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
-Yêu cầu HS chú ý phần1

? Em biết danh hiệu cao quý nào của Hồ Chí Minh về văn hố?
*Hồ Chí Minh: Danh nhân văn hố thế giới (UNEECO-1990)
? Q trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh gắn với một cuộc đời như
thế nào?
* Con đường hình thành phong cách vh của Bác
?Trong cuộc đời ấy, vốn tri thức văn hoá của Bác được thể hiện ra sao?
?Tìm những câu văn nêu bật q trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh?
?Tác giả đã sử dụng bp nghệ thuật nào qua các chi tiết trên?
? Qua đó em hiểu gì về Hồ Chí Minh?
- Q trình ấy gắn với cuộc đời đi tìm đường cứu nước đầy '' truân
chuyên ''
GV:Phạm Đào Lệ Qun

tác phẩm
( Hồn cảnh sáng tác,
bố cục, PTBĐ)

II.Tìm hiểu văn bản
1.Vẻ đẹp trong phong
cách văn hố của Bác.
HS trình bày được vẻ
đẹp trong phong cách
của Bác

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023


-Người tiếp xúc với văn hố của nhiều nước, nhiều vùng (phương
Đơng, phương Tây)
- '' Trên những ... châu Mĩ ''
- '' Người đã từng sống... Anh ''
- '' Người nói ... nghề ''
-'' Có thể nói ... Hồ Chí Minh ''
- '' Đến đâu ... uyên thâm ''
+ NT: kể xen lẫn bình luận, so sánh
-> Bác là người đi nhiều, biết nhiều, có vốn sống sâu sắc, am hiểu văn
hóa thế giới uyên thâm. Người có vốn văn hóa sâu rộng.
GV:giảng và cung cấp tư liệu về cuộc đời HCM trong quá trình người tìm
đường cứu nước.
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi
? Cách tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? Và đây là cách
tiếp thu ntn?
- GV gọi HS trình bày, nhận xét.
* Cách tiếp thu văn hóa của Bác:
-> Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ vững giá trị
vh dân tộc.
-GV giảng
? Cách lập luận của tác giả trong đoạn văn trên?
+Lập luận chặt chẽ; kết hợp giữa bình luận, kể.
- GV sử dụng kĩ thuật động não
? Qua đv trên, em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của
HCM?
=> Một nhân cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng đồng thời
rất mới, rất hiện đại.
? Điều này có ý nghĩa như thế nào với q trình hội nhập và phát triển của
chúng ta?

- GV khái quát
* GV sử dụng phiếu học tập
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của chủ tịch Hồ Chí Minh
GV cung cấp clip thể hiện phong cách sinh hoạt của Bác.
* Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối
chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ
thuật, hoạt động nhóm...
* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
-GV yêu cầu HS chú ý phần 2
? Tác giả đã giới thiệu về nơi ở và nơi làm việc, của Bác qua các chi tiết
nào ?
? Em hiểu gì về nơi ở và nơi làm việc của Bác ?
-Nơi ở, làm việc: chiếc nhà sàn gỗ cạnh chiếc ao ,chỉ vẻn vẹn vài
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

2.Vẻ đẹp trong phong
cách sinh hoạt của chủ
tịch Hồ Chí Minh
HS phát hiện vẻ đẹp
trong đời sống của Bác.
Ngữ văn 9


Trường THCS Ngơ Mây

Năm học: 2022 - 2023

phịng
->Nơi ở, làm việc đơn sơ.
- GV giảng+ cung cấp thơ

?Trang phục của Bác được giới thiệu ra sao ?
? Đây là những trang phục ntn ?
-Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
->Trang phục giản dị, khi là người nông dân, khi là người chiến sĩ.
? Em hãy tìm những chi tiết nói về bữa ăn của Bác,và nx về những món
ăn đó ? GV giảng
-Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...->dân dã,
khơng cầu kỳ.
? Những chi tiết nào nói về tư trang của Bác ?
-Tư trang: ít ỏi, một chiếc va ly con, vài bộ quần áo.
? Phương thức lập luận nào được tg sử dụng ở những chi tiết trên ?
+Dẫn chứng tiêu biểu. Bình luận xen chứng minh.
? Với cách lập luận chặt chẽ em hiểu gì về lối sống của Bác ?
-> Lối sống giản dị, thanh đạm, trong sáng.
?Em hãy hình dung về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các
nước trên thế giới ?
(Giáo viên lấy VD: Tổng thống Mỹ Bin Clintơn:sang trọng - bảo vệ -uy
nghiêm.)
-Gv giảng, liên hệ với văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
? Về phía tác giả, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá nào về lối sống
của Bác?
*Bác có vẻ đẹp riêng trong phong cách văn hóa và trong lối sống :
-Truyền thống - hiện đại
-Dân tộc - nhân loại
-Thanh cao - giản dị
? Em hiểu như thế nào về nội dung lời nhận xét, bình luận ấy ?
*Tự hào, kính u, ngưỡng mộ
? Em đã được học, đọc bài thơ bài văn nào nói về cuộc sống giản dị của
Bác ?
-Tức cảnh Pác Bó.

-Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng).
-Thăm cõi Bác xưa (Tố Hữu).
-GV:giảng, chốt
- GV yêu cầu HS chú ý Đ3, Đ4
? Lối sống của Bác còn được thể hiện qua những chi tiết nào?
-GV cho HS thảo luận theo 4 nhóm
(1)Khi viết về lối sống của Bác, tác giả đã dùng bpnt nào?
(2) Qua đó em hiểu ntn về lối sống của Bác ?
(3)Cách sống đó có ý nghĩa như thế nào ?
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

-GV gọi đại diện HS trình bày, HS nhận xét -> GV chốt kiến thức
-GV: yêu cầu hs cảm nhận cái đẹp của lối sống giản dị qua hai câu thơ /
sgk.
? Cảm nhận chung của em về Bác qua văn bản ?
? Tình cảm của tg đối với Bác được thể hiện ra sao ?
? Qua văn bản này, em học tập được điều gì ở Bác ?
* Học sinh trao đổi, sử dụng phiếu học tập
-Mở rộng giao lưu, học hỏi những tinh hoa của nhân loại, có ý thức tự
học...
-Tiếp thu có chọn lọc,...lối sống giản dị.
GV:khái quát, liên hệ, giáo dục đạo đức
-ăn mặc, vật chất, nói năng, ứng xử


NỘI DUNG III- TỔNG KẾT ( 5 phút)
III- TỔNG KẾT
H.Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM? Giá HS chốt lại được nội
trị nghệ thuật của văn bản?
dung, nghệ thuật
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- GV liên hệ, giáo dục tư tưởng cho HS : thế nào là lối sống có văn
hố, là mốt,…?
- Liên hệ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
PHIẾU HỌC TẬP (5 phút)
Nhóm...................................... Nhóm trưởng:.......................
- Cách tiếp cận nền văn hóa các nước:
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
- Phương pháp học tập:
.................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................... ..........
..................................................................................................................................................
- Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn?
................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

(Dự kiến thời lượng: 10 phút)
Mục tiêu hoạt động:
Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết
các tình huống /vấn đề trong học tập:
Rèn luyện kĩ năng cảm nhận về Bác Hồ.

Biết đối chiếu, so sánh.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
hoc tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
* Phương pháp: Vấn đáp
* Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Dựa vào câu trả lời
Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

* Phương tiện: tài liệu Ngữ văn 9, tập một, máy chiếu
Học sinh thảo luận.
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi (thế kỷ 15)?
Theo em giống và khác nhau giữa hai lối sống của Bác và
Nguyễn Trãi ?
+ Giống: giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó, chia sẻ khó khăn, gian khổ cùng dân. Các vị
hiền triết khác sống ẩn dật, lánh đời
GV sử dung câu hỏi để luyện tập và củng cố bài học.
1. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh
với cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước khơng
được biểu hiện ở khía cạnh nào?
A. Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.

C. ăn uống rất đạm bạc.
B. Phương tiện làm việc rất đơn sơ.
D. Trang phục rất giản dị.
2.Lựa chọn từ ngữ thích hợp trong nhóm từ: gắn bó, hài hồ, dân
tộc, đất nước, văn hoá, tri thức, thanh cao, vĩ đại để điền vào chỗ
chấm trong nhận xét sau:
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp……(1)…… giữa
truyền thống văn hố ……(2)……và tinh hoa ………(3)..……
nhân loại, giữa ….…...(4)......... và giản dị.
Gv tổng hợp- kết luận:
hài hoà- (2) dân tộc - (3) văn hoá (4) vĩ đại
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

+ Giống: giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó, chia sẻ khó
khăn, gian khổ cùng dân. Các vị
hiền triết khác sống ẩn dật, lánh
đời

hài hồ- (2) dân tộc - (3) văn
hố (4) vĩ đại

(Dự kiến thời lượng: 5 phút)
Mục tiêu hoạt động:
Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương
tự tình huống/vấn đề đã học.
- HS vận dụng được kiến thức vào thực tế.
-Tìm tịi đọc T.Phẩm.
- Biết nhận diện, thông hiểu và chia sẻ để làm bài tập.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động

Dự kiến sản phẩm, đánh giá
hoc tập của học sinh
kết quả hoạt động
* Phương pháp: Vấn đáp
-SP: Bài HS sưu tầm...
* Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ
Sưu tầm những chuyện kể về
*Phương tiện: GV và HS linh hoạt trong sử dụng phương tiện
đức tính giản dị của Bác
dạy học.
Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(a)
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn
( Theo chân Bác- Tố Hữu)
(b)
Cái nhà sàn của Bác chỉ vẻn ven có vài ba phịng, và trong lúc
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

tâm hồn Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó ln lộng gió và
ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống

như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.
(Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đạiPhạm Văn Đồng)
+ Hai đoạn trích trên có cùng nội dung với đoạn nào trong văn
bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”?
+ Sự khác nhau về phương thức biểu đạt giữa các đoạn đó?
-Sưu tầm những chuyện kể về đức tính giản dị của Bác
- Chuẩn bị:
+ CĐ 2: Văn bản thuyết minh
Thực hiện các câu hỏi sgk
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH:

1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1
Tác giả
Lối sống giản dị Viết đoạn văn
Biết sống giản dị
2. Câu hỏi/Bài tập
1.Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về lối sống của Bác.
2. Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác và biết sống giản dị
3.Vẽ bản đồ tư duy khái quát về văn bản : Tác giả, tác phẩm, nội dung chính, nghệ thuật tiêu biểu
V. PHỤ LỤC:
1.Từ nhận thức về phong cách HCM, em có nhận xét gì về lối sống của một số thanh thiếu niên hiện
nay? Phương pháp rèn luyện bản thân để trở thành công dân toàn cầu?
HƯỚNG DẪN:
*Nội dung:

-Một số sống theo phong tục, văn hóa nước ngồi một cách thụ động, máy móc, rập khn. Đó là
đánh mất chính mình.
-Một số bảo thủ, khơng tiếp thu cái mới, cái tích cực từ thế giới nên lỗì thời, lạc hậu. Đó là tự đào
thải chính mình.
- Liên hệ bản thân
*Hình thức: Đoạn văn nghị luận khoảng 250 từ.
2. Trao đổi với người thân về lối sống giản dị?
3- Nội dung bài học:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)

I/ Đọc –tìm hiểu chung
-Xuất xứ: trích “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà.
- Văn bản nhật dụng.
-Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp biểu cảm.
-Bố cục:
II. Tìm hiểu văn bản :
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngơ Mây

Năm học: 2022 - 2023


1.Con đường hình thành phong cách văn hố Hồ Chí Minh:
- Đi nhiều, tiếp xúc văn hóa nhiều nước ,nhiều dân tộc.
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề…)
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hố nước ngồi.
+Khơng chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+Tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán cái hạn chế, tiêu cực.
+Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế.
- Giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc.
 Sự kết hợp hài hoà: truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, xưavà nay, dân tộc và quốc tế.
2. Lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
+ Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.
+ Ăn uống đạm bạc.
-Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại vơ cùng thanh cao, sang trọng.
+ Đây không phải là lối sống hác khổ.
+ Cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, làm cho khác đời.
+Đây là một cách sống có văn hóa, trở thành quan điểm thẩm mĩ.
(- Kết hợp giữa kể và bình luận.)
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập, so sánh.)
 Lối sống rất thanh cao và giản dị , rất Việt Nam, rất Phương Đông.
III. Tổng kết :
Ghi nhớ SGK

Ngày soạn: 4/9/2022
CHỦ ĐỀ 2


VĂN BẢN THUYẾT MINH
Tổng số tiết 04; từ tiết 03 đến tiết 06
* Giới thiệu Chủ đề/Bài học:

GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngơ Mây

Năm học: 2022 - 2023

Trong chương trình NV8 các em đã được học kiểu bài TM. Lên lớp 9 các em lại tiếp tục
học làm kiểu VB này với một số yêu cầu cao hơn đó là sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu
tố miêu tả trong văn thuyết minh . Tiếp học hôm nay các em sẽ tìm hiểu chủ đề “Văn bản thuyế
minh”
-Tiết 3: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tiết 4: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Tiết 5: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Tiết 6: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
*Kiến thức
- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Hiểu vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Hiểu tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh là làm cho đối tượng thuyết minh hiện
lên cụ thể, gần gũi.

*Kĩ năng:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả khi dựng đoạn văn trong văn bản thuyết
minh.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ
dùng.
- Rèn luyện kỹ năng kết hợp thuyết minh với miêu tả trong bài văn thuyết minh
- Kĩ năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể
*Thái độ:
- Qua giờ luyện tập, giáo dục HS tình cảm gắn bó với q hương - u thương lồi vật.
- Tham gia các hoạt động trong bài học theo hướng phát triển năng lực.
-HS có ý thức sử dụng tốt ,các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả khi viết văn thuyết minh
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy phê phán, tư duy logic
- Năng lực sáng tạo, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực làm việc nhóm, quan hệ với người khác
- Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu
- Năng lực công nghệ thông tin, truyền thông
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
-Năng lực tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu
- Các bài tập: đoạn văn bản
GV:Phạm Đào Lệ Quyên


Ngữ văn 9


Trường THCS Ngơ Mây

Năm học: 2022 - 2023

- Các đề tập làm văn
- Bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh:
- Đọc văn bản và nắm chú thích sgk, trả lời nội dung câu hỏi phần tìm hiểu văn bản
-Soạn bài và tóm tắt được nội dung văn bản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT/ KHỞI ĐỘNG

(Dự kiến thời lượng: 5 phút)
Mục tiêu hoạt động:
- Tạo tâm thế học tập cho học sinh.
- Hướng học sinh đến nội dung trong chủ đề ;
- Biết hoạt động, chia sẻ trong nhóm, nhận diện, quan sát.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động hoc tập của học Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết
sinh
quả hoạt động
Hoạt động cá nhân, nhóm
-HS chuẩn bị tâm thế vào bài học
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
GV sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để vào bài:
1. Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
A. Trình bày diễn biến sự việc.
B. Tái hiện đối tượng.

C. Trình bày kiến thức chính xác, khoa học về đối
tượng.
D. Bàn bạc về đối tượng.
2. Phương pháp nào không thường sử dụng trong văn bản
thuyết minh?
A. Liệt kê
B. Lập luận
C. Định nghĩa
D. Đưa số liệu.
Ngồi kiến thức trên, em cịn hiểu gì về văn bản Thuyết
minh? Bài thuyết minh em đã làm để lại trong em ấn tượng
nhất?
GV: Văn bản Thuyết minh rất phổ biến trong đời sống. Một
hướng dẫn viên du lịch, một đầu bếp hướng dẫn chuyên mục “
khéo tay, hay làm” trên Ti vi... đều sử dụng phương pháp thuyết
minh. Vậy làm thế nào để kiểu văn bản này có sự hấp dẫn? Đó
là sử dụng yếu tố nghệ thuật...
*Vào bài mới: GV giới thiệu bài bằng một clip về Hạ Long

GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
(Dự kiến thời lượng: 120 phút)

NỘI DUNG 1:
A. SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
(Dự kiến thời lượng: 30 phút)
Mục tiêu hoạt động:
- Văn bản thuyết minh và các phhương pháp thuyết minh thường dung, hiểu vai trò của các biện
pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi dựng đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Qua giờ luyện
tập, giáo dục HS tình cảm gắn bó với q hương - u thương lồi vật, tham gia các hoạt động trong
bài học theo hướng phát triển năng lực.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động hoc tập của học
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
sinh
kết quả hoạt động
- Phương pháp dạy học: nêu phát hiện và giải quyết vấn đề...
Nội dung 1: A. Sử dụng
- Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực , đặt câu hỏi, hỏi và trả lời hs, một số biện pháp
đọc tích cực...
nghệ thuật trong
- Năng lực : tự học, tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá, tự nhận
VBTM
thức.
a)Nội dung 1: A. Sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật trong VBTM
I.Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong
I.Tìm hiểu việc sử dụng một số
văn bản
biện pháp nghệ thuật trong
1.Ôn tập văn thuyết minh
văn bản
* Gv tổ chức trò chơi, chia 2 đội để kiểm tra kiến thức

1.Ôn tập văn thuyết minh
* GV chuẩn bị câu hỏi phát vấn với cá nhân, đội thi
-Nắm vững kiến thức cũ
? Văn bản thuyết minh là gì?
-Khái niệm: là kiểu vb thông dụng trong đời sống nhằm cung
cấp tri thức về đặc điểm , tính chất, nguyên nhân
...của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương
thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh?
-Đặc điểm : Cung cấp tri thức tri thức khách quan có tính phổ
thơng.
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây
? Kể tên các phương pháp thuyết minh chủ yếu?
-Phương pháp thuyết minh: Phương pháp định nghĩa, liệt kê,
nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.
- Gv yêu cầu HS nhận xét và bổ sung
2.Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật
- GV yêu cầu HS
đọc văn bản
a.Đọc văn bản: Hạ
Long - Đá và Nước
b.Nhận xét:
? Bài văn thuyết
minh về đối tượng

nào?
? Bài viết thuyết minh về đặc điểm nào của Hạ Long ?
b.Nhận xét:
-Bài văn thuyết minh về vịnh Hạ Long
? Hãy tìm câu văn nêu khái quát về sự kỳ lạ của Hạ Long?
Đặc điểm:Sự kì lạ của Hạ Long là nước và đá
-“Chính nước…tâm hồn”
? Nx về vần đề được thuyết minh qua câu văn trên?
->Vấn đề trừu tượng, không dễ dàng thuyết minh bằng đo
đếm, liệt kê.
? Theo em văn bản đã sử dụng những phương pháp thuyết minh
nào ?.
-Phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt

? Nếu chỉ có những phương pháp đó bài văn có nêu bật được sự
kì lạ của Hạ Long không?
- GVyêu cầu hs chú ý vào đoạn 2
? Theo tg, nước Hạ Long có gì kỳ lạ?
+Nước Hạ Long.
? Sự di chuyển của nước sẽ tạo nên hoạt động của con thuyền ra
sao?
-Nước: tạo sự di chuyển,di chuyển theo mọi cách.
-Con thuyền có thể hoạt động một cách tuỳ ý,du khách có thể
thưởng ngoạn.
-Tác giả tưởng tượng ra khả năng hoạt động của con thuyền
?Với từ “có thể’’, ta thấy có phải tg trực tiếp nhìn thấy các hoạt
động đó hay khơng?
? Như vậy khi viết văn bản thuyết minh,ta có thể sử dụng bpnt
gì?
GV:Phạm Đào Lệ Quyên


Năm học: 2022 - 2023

2.Viết văn bản thuyết minh có
sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật

Phát hiện các biện pháp nghệ
thuật trong văn bản thuyết minh

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây
+Bpnt tưởng tượng
? BPNT tưởng tượng giúp hình ảnh nước Hạ Long hiện lên ntn?
-> Sự kì lạ của nước Hạ Long
? Vẻ đẹp nào khác của Hạ Long được tg thuyết minh?
+Đá Hạ Long
- GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm
? Sự kỳ lạ của đá Hạ Long được hiện lên qua các chi tiết nào ?
+Già đi,trẻ lại...vui hơn
-Hướng ánh sáng...khơng cịn có tuổi
-Những con người bằng đá toả ra
-Dưới ánh sao …cuộc tụ họp
? ở phần này tg đã sử dụng bpnt nào để thuyết minh?
+Biện pháp nhân hoá, miêu tả,liên tưởng
? BPNT đó giúp em thấy đá Hạ Long hiện lên ntn?
-> Đá có tâm hồn và tri giác
-HS trình bày -> bổ sung

? Nx về đoạn văn mà tg thuyết minh về đá và nước?
+Đoạn văn sống động, hấp dẫn
? Làm thế nào để vb thuyết minh sinh động, hấp dẫn?
=>ghi nhớ –ý1(sgk)
II. Luyện tập.
*Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Đặt và giải quyết vấn đề, so
sánh đối chiếu, thực hành luyện tập, hoạt động nhóm.
*Kĩ thuật: Thảo luận nhóm,đặt câu hỏi.
Bài tập 1 ( SGK/14 )
? Theo em văn bản '' Ngọc Hồng xử tội Ruồi xanh '' có phải là
văn bản thuyết minh khơng. Ngồi yếu tố thuyết minh cịn có
yếu tố nào ?
- Gv u cầu HS thảo luận theo 5 nhóm.
? Vậy tính chất thuyết minh được thể hiện như thế nào. ?
a. Tính chất thuyết minh được thể hiện: Giới thiệu lồi ruồi rất
có hệ thống ( những t/c chung về họ, giống, loài, về các tập tính
sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp kiến thức chung
các tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phịng
bệnh, ý thức diệt ruồi.
? Trong văn bản những phương pháp thuyết minh nào được sử
dụng. Các phương pháp đó được thể hiện như thế nào ?
b. Phương pháp thuyết minh:
-Định nghĩa: Thuộc họ cơn trùng 2 cánh
-Phân loại: Các lồi ruồi
-số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản
-Liệt kê: Mắt lưới, chân tiết ra chất dính
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Năm học: 2022 - 2023


II. Luyện tập.
Bài tập 1 ( SGK/14 )
- Tính chất thuyết minh được thể
hiện: Giới thiệu loài ruồi rất có
hệ thống..

- Phương pháp thuyết minh:
Định nghĩa, Phân loại, số liệu,
liệt kê:

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì ?
- HS trình bày -> NX
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng
+ Nhân hóa
+ Có tình tiết
NỘI DUNG 2:
B. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH

(Dự kiến thời lượng: 30 phút)
Mục tiêu hoạt động:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi dựng đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
- Kĩ năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể, qua giờ luyện tập, giáo dục HS tình cảm gắn bó với q

hương - yêu thương loài vật, tham gia các hoạt động trong bài học theo hướng phát triển năng lực.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động hoc tập của học
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
sinh
kết quả hoạt động
b) Nội dung 2: B.Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ B. Luyện tập: Sử dụng một số
thuật trong văn bản thuyết minh
biện pháp nghệ thuật trong
* Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, văn bản thuyết minh
PP luyện tập thực hành.
HS thực hiện theo yêu cầu của
*Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi
GV
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
I.Chuẩn bị
I.Chuẩn bị
-Đối tượng thuyết minh: cái quạt, chiếc nón
-Nội dung thuyết minh : lịch sử của đồ dùng, chủng loại, cấu tạo,
công dụng, cách sử dụng và bảo quản.
-Hình thức thuyết minh: vận dụng các bpnt như kể chuyện, nhân
hoá, hỏi đáp.
II. Luyện tập
II. Luyện tập
-GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận -> trình bày -> NX
+ Nhóm 1,3: Cái quạt
Các dàn bài của hS
+ Nhóm 2,4: Chiếc nón (GVcó thể gợi ý theo câu hỏi:
- Cần mở bài như thế nào?
- Các ý chính nào được triển khai trong phần thân bài?
- Kết bài em phải làm gì?)

1. Trình bày dàn ý
* Nhóm 1 ,3: Thuyết minh về cái quạt
a.
Mở bài: Nêu định nghĩa về cái quạt
b.
Thân bài:
- Các loại quạt: quạt giấy, quạt nan, quạt hòm, quạt kéo, quạt
điện
- Cấu tạo và công dụng ( theo từng loại)
-Bảo quản: Của bền tại người
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

+ Quạt điện: Lau bụi, tra dầu, rút điện ( an toàn và tiết kiệm )
+ Quạt giấy: Dồn dẻ quạt lại, tránh nước, tránh lửa
+ Quạt nan: Phơi kĩ, tránh nước...
c. Kết bài: Khẳng định vai trị của chiếc nón
* Nhóm 2,4: Thuyết minh về chiếc nón
a. Mở bài: Định nghĩa về chiếc nón ( Từ điển )
b.Thân bài:
- Các loại nón: Nón bài thơ, nón dấu, nón chóp, nón quai thao.
-Cấu tạo: Thường làm bằng lá, có hình một vịng trịn nhỏ dần
lên đỉnh ( trừ nón quai thao ).
- Cơng dụng: Chính là che mưa, che nắng, ngồi ra cịn làm quạt

mát, làm vật kỉ niệm.
-Bảo quản: Quang dầu, cất nơi khơ ráo
c.Kết bài: Chiếc nón lá một biểu tượng của văn hóa Việt Nam
-GV: Yêu cầu HS viết phần mở bài. Sau đó u cầu HS trình bày.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV đưa ra một số kiểu mở bài để HS tham khảo
NỘI DUNG 3:
C. SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

(Dự kiến thời lượng: 30 phút)
Mục tiêu hoạt động:
- Vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, hiểu tác dụng của yếu tố miêu tả trong
văn thuyết minh là làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi.
- Sử dụng yếu tố miêu tả khi dựng đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
- HS có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả khi viết văn thuyết minh.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động hoc tập của học
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
sinh
kết quả hoạt động
c) Nội dung 3 : C. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản C. Sử dụng yếu tố miêu tả
thuyết minh
trong văn bản thuyết minh
- Phương pháp dạy học: Nêu phát hiện và giải quyết vấn đề...
- Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực , đặt câu hỏi, hỏi và trả lời hs,
đọc tích cực...
- Năng lực : Tự học, tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá, tự nhận
thức.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
*Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, PP trong văn bản thuyết minh

phân tích mẫu, PP luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm.
*Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não.
1.Ví dụ;
1.Ví dụ;
Văn bản :“Cây chuối trong đời sống Việt Nam.”
? Giải thích nhan đề VB ?
* Nhan đề của văn bản:
- HS năm được nội
-Vai trò của cây chuối đối với đời sống của người dân Việt Nam.
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây
? Chỉ ra những câu văn, từ ngữ
thuyết minh về đặc điểm của cây chuối.
-Đi khắp Việt Nam …núi rừng
-Cây chuối rất ưa nước.
-Cây chuối là thức ăn…hoa ,quả.
-Giới thiệu quả chuối và cơng dụng của nó.
+Quả chuối là một món ăn ngon.
+Nào là chuối hương, chuối ngự…
? Chỉ ra những câu văn, từ ngữ có
yếu tố miêu tả về cây chuối?
*Yếu tố miêu tả.
-Cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng.
-Vịm tán lá xanh cho rợp...
-Chuối trứng quốc...
-Chuối xanh...gỏi...

? Các yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào cho văn bản thuyết
minh?
- HS thảo luận, trình bày, bổ sung.
=> Làm cho h/a cây chuối nổi bật, gây ấn tượng- bài văn
thêm sinh động, hấp dẫn.
? Theo yêu cầu chung của bài văn thuyết minh bài này có thể bổ
sung những nội dung gì?
* Có thể bổ sung:
-Về phân loại: Chuối tiêu, chuối hột, chuối ngự...
-Cấu tạo: Thân, lá, nõn, hoa, bẹ, củ.
-Tác dụng:
+ Thân( chuối non): ăn ghém
+ Quả: Làm thuốc
+ Lá: Gói bánh
- Miêu tả: + Thân cây: Trịn, mọng nước.
+ Tàu lá: Xanh rờn, bay xào xạc,…
+ Củ chuối: Gọt vỏ thấy một màu trắng mỡ màng như màu
củ đậu đã bóc vỏ.
? Em hãy thử thêm các yếu tố m.tả cho những nội dung trên ?
? Vậy các yếu tố miêu tả trong vb
thuyết minh có ý nghĩa gì?
2Ghi nhớ/ SGK/25
II. Luyện tập:
Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, PP
luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
*Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
? Yêu cầu HS trả lời câu hỏi/ SGK
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Năm học: 2022 - 2023

dung và các yếu tố
miêu tả trong văn
bản :“Cây chuối
trong đời sống
Việt Nam.”
- Hiểu được vai trò
yếu tố miêu tả
trong văn thuyết
minh

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngơ Mây

Năm học: 2022 - 2023

Thảo luận nhóm, trình bày
* Nhóm 1 thực hiện
Bài 1.
+ Thân cây chuối có hình dáng thẳng trịn như một cái trụ cột
mọng nước, gợi ra cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
+ Lá chuối tươi xanh rờn, uốn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh
thoảng lại vẫy lên phần phật theo gió.
+ Lá chuối khơ dùng lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thoảng mùi
thơm.
+ Nõn chuối màu xanh non, cuốn tròn như một bức thư cịn
phong kín...
Gv u cầu HS làm việc cá nhân
? Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn?

-HS trình bày, nx
* Nhóm 2 thực hiện
Bài 2:
+ Tách là loại chén ... có tai.
+ Chén của ta khơng có tai.
+ Khi mời ai ...rất nóng.
- HS thảo luận theo 5 nhóm
? Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
* Nhóm 3 thực hiện
Bài 3 :
+ Qua sơng Hồng... mượt mà.
+Những con thuyền thúng nhỏ... tình.
+ Lân được trang trí...chạy...
+ Kéo co ... thu hút mỗi người.
+ Bàn cờ ...che lọng.
+ Với khoảng thời gian nhất ...khê.
+ Sau hiệu lệnh ...bờ sông

II. Luyện tập:

HS trả lời câu hỏi/ SGK
Làm theo nhóm và trình bày sản
phẩm của nhóm

NỘI DUNG 4:
D. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

(Dự kiến thời lượng: 30 phút)
Mục tiêu hoạt động:
- Vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, hiểu tác dụng của yếu tố miêu tả trong

văn thuyết minh là làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn thuyết minh (có sử dụng yếu tố miêu tả) về một đồ dung, rèn luyện
kỹ năng kết hợp thuyết minh,, kĩ năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể.
- Qua giờ luyện tập, giáo dục HS tình cảm gắn bó với q hương - yêu thương loài vật, tham gia
các hoạt động trong bài học theo hướng phát triển năng lực, có ý thức sử dụng tốt, các biện pháp
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây
nghệ thuật và yếu tố miêu tả khi viết văn thuyết minh.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động hoc tập của học
sinh
d)Nội dung 4: D. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn
bản thuyết minh
Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích, Dùng lời có
nghệ thuật, PP thuyết trình
*Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
*Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp
tác, giao tiếp, thẩm mĩ, cảm thụ.
I.Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
1. Tìm hiểu đề: '' Con trâu ở làng quê Việt Nam
? Đọc yêu cầu đề bài ?
? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì ?
- Đề yêu cầu trình bày về vai trị, vị trí của con trâu trong đời
sống của người nông dân trong nghề nông của người Việt Nam.
-GV yêu cầu HS thảo luận theo 5 nhóm
-Gv : Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi -> trả lời câu hỏi -> NX
(1) Cụm từ '' Con trâu ở làng quê Việt Nam'' bao gồm những ý

gì ?
2. Tìm ý:
- Con trâu là con vật như thế nào?.
-Con trâu có vai trị, vị trí gì trong đời sống sản xuất và sinh hoạt
của người nông dân ?
-Người nông dân đối xử với con trâu như thế nào ?
? Từ các ý đã tìm được em hãy sắp xếp thành dàn bài cho hợp lí?
3.Lập dàn ý:
? Nhiệm vụ của phần MB ?
a.Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt
Nam, làng quê Việt Nam.
b.Thân bài:
? Con trâu trong việc làm như thế nào?
1.Con trâu trong việc làm ruộng:
-Trâu kéo cày: mỗi ngày kéo cày 2-3 sào Con khỏe cày 3 sào )
-Trâu kéo xe: đường xấu cũng kéo khỏe, đường tốt kéo trên
một tấn.
-Trâu kéo gỗ, trục lúa...
2. Con trâu trong lễ hội
? Con trâu trong lễ hội ra sao ?
.-Chọi trâu: Theo từng cặp, đeo số, dùng sừng để tấn công, bỏ
chạy là thua cuộc.
-Đua trâu: trâu thi chạy
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Năm học: 2022 - 2023
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
D. Luyện tập sử dụng yếu tố
miêu tả trong văn bản thuyết

minh

I.Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý

-Hs biết phân tích đề
-Trình bày được dàn ý

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

? Con trâu đem lại giá trị kinh tế gì?
3. Con trâu đem lại giá trị kinh tế
-Cung cấp thịt, sữa ( thực phẩm )
-Cho da để thuộc làm đồ da
-Cho sừng để làm đồ mĩ nghệ
-? Tình cảm của con trâu với người nông dân, trẻ thơ và
ngược lại?
4., Con trâu là bạn của nhà nông, là người bạn của trẻ thơ ở nông
thôn: ngồi, ngủ trên lưng trâu, cưỡi trâu tắm hồ...
? Phần kết bài cần thể hiện được điều gì ?
c.Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nơng dân
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

(Dự kiến thời lượng: 45 phút)
Mục tiêu hoạt động:
Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết

các tình huống /vấn đề trong học tập: Rèn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh có sử dụng các
biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
hoc tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
- Phương pháp dạy học: nêu phát hiện và giải quyết vấn đề...
- Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực , đặt câu hỏi, hỏi và trả lời hs,
đọc tích cực...
- Năng lực : tự học, tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá, tự nhận
thức.
+Thực hành
-Yêu cầu HS đọc đoạn mở bài cho đề của mỗi nhóm.
-Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét, uốn nắn.
-GV giới thiệu một đoạn mở bài:

Thu nhận được qua bài viết,
trình bày của học sinh, nhóm.
-Nhóm 1: Con trâu trong làm
ruộng...
-Nhóm 2: Con trâu trong lễ
hội...
-Nhóm 3: Con trâu mang lại giá
trị kinh tế
-Nhóm 4: Con trâu với người
Chiếc nón trắng Việt Nam khơng phải chỉ dùng để che mưa, che nông dân, trẻ em

nắng, mà dường như nó cịn là một phần khơng thể thiếu đã góp phần
làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón

trắng từng đi vào ca dao: “Qua đình ngả nón trơng đình/Đình bao
nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu!”. Vì sao nó lại được người Việt
Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như
vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo,
cơng dụng của chiếc nón trắng nhé!

+Xây dựng đoạn văn thuyết minh có yếu tố miêu tả.
HS thảo luận -> trình bày, bổ sung
? Nội dung cần thuyết minh trong phần mở bài là gì. Cần sử
dụng yếu tố miêu tả nào?
-GV nêu ví dụ một số cách mở bài để HS viết có thể viết theo
cách đó?
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

1.Xây dựng đoạn mở bài:
-Con trâu xuất hiện ở làng quê Việt Nam
-Miêu tả hình ảnh con trâu
-Giới thiệu hình ảnh con trâu...
* Một số cách mở bài:
-Dẫn ca dao, tục ngữ về con trâu...
-Tả cảnh trẻ em chăn trâu...
GV trình bày phần mở bài để HS tham khảo:Bao đời nay hình ảnh
con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc,

gần gũi đối với người nông dân VN. Vì thế , đơi khi con trâu trở thành
người bạn tâm tình của người nơng dân:
“Trâu ơi ta …

…mà quản công”
2.Xây dựng đoạn thân bài
-GV chia lớp thành 4 nhóm ứng với 4 ý trong phần thân bài
-Nhóm 1: Con trâu trong làm ruộng...
-Nhóm 2: Con trâu trong lễ hội...
-Nhóm 3: Con trâu mang lại giá trị kinh tế
-Nhóm 4: Con trâu với người nơng dân, trẻ em
GV trình bày mẫu:Khơng có ai sinh ra và lớn lên ở các làng q VN
mà lại khơng có tuổi thơ gắn với con trâu. Thuở nhỏ đưa cơm cho cha
đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm
cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cỡi trên lưng
trâu trong những buổi chiều đi chăn thảtrở về.Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi
trâu lội xuống sông , cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu đi nước đại …
Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành ngoan ngỗn đã để lại trong kí ức
tuổi thơ của mỗi con người bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào.

3.Xây dựng đoạn kết bài
VD: Ngày nay, công nghệ hiện đại dù đã góp phần quan trọng
trong sản xuất nơng nghiệp nhưng hình ảnh chú trâu mãi mãi gắn
bó với người nơng dân Việt Nam.
-Yêu cầu HS viết, đọc và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

(Dự kiến thời lượng: 10 phút)
Mục tiêu hoạt động:
Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương

tự tình huống/vấn đề đã học.
Luyện tập viết bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
hoc tập của học sinh
kết quả hoạt động
- Phương pháp dạy học: nêu phát hiện và giải quyết vấn đề...
- Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực , đặt câu hỏi, hỏi và trả lời hs,
đọc tích cực...
- Năng lực : tự học, tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá, tự nhận
thức.
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngơ Mây

Năm học: 2022 - 2023

THẢO LUẬN NHĨM
1.Tìm hiểu một di tích lịch sử/ danh lam thắng cảnh của quê
hương em?
2.Nhập vai một hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn cho du
-SP: Bài HS sưu tầm...
khách hiểu biết về di tích / danh lam ấy?
3. Mỗi tổ một sản phẩm có hình ảnh minh họa, có thể sử 1.Tìm hiểu một di tích lịch sử/
dụng phần mền trình chiếu, tranh ảnh từ mạng Internet để danh lam thắng cảnh của quê
hương em?
trưng bày, giới thiệu trong tiết luyện tập.

2.Nhập vai một hướng dẫn viên
? Tiết luyện tập giúp em nắm được điều gì ?
du lịch, hướng dẫn cho du khách
-Rèn kĩ năng xây dựng đề, lập dàn ý, biết cách sử dụng các BP
hiểu biết về di tích / danh lam
nghệ thuật và miêu tả vào bài văn thuyết minh.
ấy?
-Sưu tầm các bài tập về văn thuyết minh có sử dụng BPNT và 3. Mỗi tổ một sản phẩm có hình
miêu tả.
ảnh minh họa, có thể sử dụng
phần mền trình chiếu, tranh ảnh
-Viết bài văn hồn thiện cho đề bài trên.
-Ôn tập kiểu văn bản thuyết minh và sự kết hợp các yếu tố mtả từ mạng Internet để trưng bày,
giới thiệu trong tiết luyện tập.
và các biện pháp nghệ thuật trong vb TM.
Chuẩn bị: Chủ đề:Chiến tranh và hịa bình
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH:

1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Nội dung 1

Khái niệm

Nội dung 2
Nội dung 3

Thông hiểu


Vận dụng

BPNT trong
VBTM
BPNT trong
VBTM

Viết văn bản
thuyết minh
Yếu tố miêu tả
trong VBTM

Khái niệm
Yếu tố miêu tả
trong VBTM

Nội dung 4

Vận dụng
cao

Viết văn bản
thuyết minh

2. Câu hỏi/Bài tập
1.Nêu các phương pháp thuyết minh.2.Các biện pháp thường được sử dụng trong văn bản thuyết
minh? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy?
3.Lập dàn ý cho các đề còn lại trong sgk.

V. Phụ lục

1- Sơ đồ văn thuyết minh:

Khái niệm

Đặc điểm

GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Văn bản thuyết minh

Phương pháp

Cách làm

Dạng bài

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngô Mây

Năm học: 2022 - 2023

2- Nội dung các bài học:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NỘI DUNG 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH
I.Ôn tập văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh
- Đặc điểm: Là loại văn bản thông dụng, phổ biến.
- Mục đích: cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự việc

trong xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu
- Các phương pháp thuyết minh: định nghĩa, liệt kê, ví dụ, số liệu, phân loại, so sánh.
II. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ví dụ: Văn bản: “Hạ Long đá và nước
* Nhận xét:
Bài văn thuyết minh về sự kỳ lạ của Hạ Long
- Liên tưởng ,tưởng tượng: khả năng di chuyển của nước:
- Nhân hóa: Tác giả tưởng tượng sự hố thân không ngừng của đá…
 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: nhân hoá, tưởng tượng, liên tưởng
2.Ghi nhớ: (Sgk, trang 13)
III. Luyện tập:
Bài 1: Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh.
a. Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về lồi
ruồi.
- Tính chất ấy thể hiện:
+ “Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, măt lưới…
+ Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn…
+ Một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ..
- Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng: giải thích, nêu số liệu, so sánh…
b. Bài thuyết minh có một số nét đặc biệt
- Về hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
- Về cấu trúc: giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lý.
- Về nội dung: câu chuyện kể về loài ruồi.
- Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ.
c. Các biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Nội dung 2: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
DÀN Ý: Thuyết minh chiếc nón
* Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón: là vật dụng quen thuộc của người phụ nữ VN truyền

thống.
* Thân bài:
- Lịch sử chiếc nón.
- Tác dụng của nón:
GV:Phạm Đào Lệ Quyên

Ngữ văn 9


Trường THCS Ngơ Mây

Năm học: 2022 - 2023

+ Nón dùng để che nắng, che mưa, rất tiện lợi trong đời sống.
+ Tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ.
- Cấu tạo của chiếc nón.
+ Nón Bắc ngày xưa trịn phẳng như cái mâm, ngồi cùng có đường thành nhơ cao. Sau này, nón
được thay đổi hình dáng, có hình chóp nhọn và trở thành phổ biến.
+ Định hình cho nón là khung nón gồm nhiều vành tre chốt nhỏ, mỏng, dễ uốn.
+ Quai nón có tác dụng giữ cho nón cân bằng và chắc.
- Qui trình làm ra chiếc nón.
+ Chọn tre cật chẻ thật nhỏ, thật mượt, kết thành nhiều vành lớn nhỏ khác nhau, có định khung
nón theo hình chóp nhọn.
+ Lá nón được phơi khơ, là phẳng nhẹ và trắng nõn, xếp đều dưới từng lớp một lên khung nón và
khâu bằng những sợi móc, sợi dừa hoặc sợi cước trong suốt, mảnh mà chắc.
+ Cách khâu : khâu từ đỉnh rồi mới khâu xuống các vành nón. Đuường khâu phải đều đặn, tỉ mỉ, kín
đáo.
+ Lịng nón được trang trí hoa văn đẹp mắt, hoặc kết chỉ màu, thêu hình giữa hai lớp lá mỏng
+ Cuối cùng là buộc quai nón
- Giá trị kinh tế, văn hố, nghệ thuật của chiếc nón.

*Kết bài:
- Cảm nghĩ chung về chiếc nón đối với đời sống hiện tại và tương lai.
DÀN Ý: Thuyết minh chiếc quạt
1. Mở bài: - Nhân hoá cái quạt →tự xưng – giới thiệu khái quát về họ hàng mình.
- Giới thiệu tên gọi – Là dụng cụ quen thuộc, hữu ích.
- Khi thời tiết nóng nực → mọi người tìm đến chúng tơi.
2. Thân bài:
+ Nguồn gốc: Có từ rất xa xưa khi lồi người cảm nhận được sức nóng của mặt trời…
- Cùng với sự phát triển của KHKT họ nhà quạt càng đơng đúc…
+ Các chủng loại: Có 3 dịng họ lớn:- Quạt tay,- Quạt điện,- Quạt kéo; gió.
+ Cấu tạo, công dụng :
- Quạt giấy, quạt nan, quạt mo.
- Làm từ tre, giấy, phẩm màu hoặc mo cau, mo dừa bằng thủ cơng.
- Có nhiều hình dáng, cách trang trí, tiện dùng.
- Cấu tạo các loại quạt khác nhau.
- Quạt giấy xoè ra, gấp vào nhỏ, gọn,
- Quạt điện -> quay bằng động cơ điện.
- Quạt bàn hình dáng nhỏ, gọn đặt ở mọi vị trí.
- Quạt cây : cao lênh khênh thường có mặt nơi phịng khách, cơng sở. Các bác quạt trần, cơ quạt
treo, cậu quạt gió.
+ Cách bảo quản :
- Quạt tay : đơn giản, giữ gìn cẩn thận, khơng làm rách nát.
- Quạt điện, gió : định kì lau dầu động cơ.
+ Giá thành ntn?
3. Kết luận:
- Khẳng định giá trị của các loại quạt.
- Có ý thức khi sử dụng, bảo quản, để dùng được lâu, bền và có ý thức tiết kiệm điện.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NỘI DUNG 3 : SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

1.Tìm hiểu văn bản: SGK/ 24
GV:Phạm Đào Lệ Quyên
Ngữ văn 9


×