Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường nam cường thành phố yên bái tỉnh yên bái (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.04 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐINH HẢI NAM

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG NAM CƯỜNG,
THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THI ̣VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỢI

ĐINH HẢI NAM
KHĨA 2017-2019; LỚP CAO HỌC CH17QL7.YB

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG NAM CƯỜNG,
THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CƠNG TRÌNH
MÃ SỚ: 60.58.01.06

ḶN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THI ̣VÀ CƠNG TRÌNH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học kiến trúc Hà Nội,
các thầy cô giáo, cán bộ khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt
khố học.
Xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã nhiệt tình
giảng dạy, cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn đến cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc
Dung đã tận tâm hướng dẫn tơi thực hiện và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của tỉnh Yên Bái và đặc
biệt là phường Nam Cường, thành phố Yên Bái đã cung cấp số liệu và giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và làm luận
văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng

năm 2019

HỌC VIÊN

Đinh Hải Nam



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tơi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu luận văn này là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Hải Nam


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
PHƯỜNG NAM CƯỜNG, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI............. 6
1.1. Giới thiệu chung về phường Nam Cường, thành phố Yên Bái ...................... 6
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 10
1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh
Yên Bái ..................................................................................................................... 12
1.2.1. Hiện trạng giao thơng .............................................................................. 12
1.2.2. Hiện trạng san nền và thốt nước ............................................................ 14
1.2.3. Hiện trạng cấp nước ................................................................................ 15

1.2.4. Hiện trạng cấp điện ................................................................................. 17
1.2.5. Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường .................................. 19
1.2.6. Đánh giá tổng hợp tình hình hiện trạng .................................................. 21
1.3. Thực trạng cơng tác quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường, thành
phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ...................................................................................... 24
1.3.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật .......................... 24
1.3.2. Thực trạng về cơ chế chính sách và năng lực quản lý hạ tầng kỹ thuật.. 28


1.3.3. Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật có sự tham gia của cộng đồng dân
cư trên địa bàn ................................................................................................... 30
1.3.4. Thực trạng xã hội hóa trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ............. 31
1.3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật ............................ 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT PHƯỜNG NAM CƯỜNG, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN
BÁI… ............................................................................................................... 35
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ..................................... 35
2.1.1. Vai trị và đặc tính của hạ tầng kỹ thuật đô thị ...................................... 35
2.1.2. Một số yêu cầu về kỹ thuật .................................................................... 37
2.1.3. Cơ sở lý luận xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý ..................................... 44
2.1.4. Cơ sở lý luận về xã hội hóa trong quản lý hạ tầng kỹ thuật .................... 48
2.1.5. Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ
thuật ................................................................................................................... 50
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ......................................... 53
2.2.1. Các Văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà
nước ban hành ................................................................................................... 53
2.2.2. Các Văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý hạ tầng kỹ thuật do UBND
thành phố, UBND tỉnh Yên Bái ban hành ........................................................ 56
2.2.3. Quy hoạch phường Nam Cường ............................................................ 57
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên Thế giới

và Việt Nam ............................................................................................................. 63
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật ở Singapore ............................... 63
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai ...................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT PHƯỜNG NAM CƯỜNG, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

......................................................................................................................... 69


3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ........................................................................... 69
3.1.1. Đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp đường, vỉa hè và rãnh thoát nước
trên đường Trần Bình Trọng ............................................................................. 69
3.1.2. Đề xuất xây dựng hào kỹ thuật trên các tuyến phố chính ....................... 74
3.1.3. Đề xuất giải pháp tổ chức nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường .............................................................. 77
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ........................................................................... 80
3.2.1. Đề xuất bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật ....................... 81
3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ phụ trách hạ
tầng kỹ thuật ...................................................................................................... 84
3.2.3. Đề xuất bổ sung, sửa đổi về cơ chế chính sách quản lý hạ tầng kỹ thuật......... 86
3.2.4. Đề xuất cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ..... 88
3.3. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong cơng tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật .......................................................................................................................... 90
3.3.1. Xã hội hóa trong quản lý hạ tầng kỹ thuật .............................................. 90
3.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hạ tầng kỹ thuật94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 97
I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 97

II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ATVMT

: An tồn về mơi trường

BOT

: Build - Operate - Transfer

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

HTKT

: Hạ tầng kỹ thuật


HDV

: Hướng dẫn viên

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NĐ - CP

: Nghị định chính phủ

TT - BXD

: Thông tư Bộ Xây dựng

NXB

: Nhà xuất bản

QCXDVN

: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QCXD

: Quy chuẩn xây dựng

QĐ-TTg


: Quyết định Thủ tướng

UBND
XHCN

: Ủy ban nhân dân.
: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

11

Bảng 1.2

Thống kê hiện trạng mạng lưới cấp nước

17

Bảng 1.3


Thống kê trạm biến áp hiện trạng

18

Bảng 2.1

Thống kê chỉ tiêu các loại đường trong đô thị

37

bảng, biểu

Bảng 2.2

Chiều rộng tối thiểu của hè phố đi bộ dọc theo
đường phố

38


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1


Vị trí, ranh giới, phạm vi

7

Hình 1.2

Đặc điểm địa hình, địa mạo

8

Hình 1.3

Đường Trần Bình Trong

12

Hình 1.4

Đường Lê Chân

13

Hình 1.5

Đường Cường Bắc

14

Hình 1.6


Cầu đá

14

Hình 1.7

Cơng trình thu và trạm bơm

16

Hình 1.8

Thu gom chất thải trên địa bàn

20

Hình 1.9

Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn

21

Hình 1.10

Mơ hình quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

24

hình


Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính Cơng ty Cổ phần Cấp

26

Hình 1.11

nước và Xây dựng n Bái

Hình 2.1

Mơ hình cơ cấu tổ chức trực tuyến HTKT

46

Hình 2.2

Mơ hình cơ cấu tổ chức chức năng HTKT

47

Hình 2.3

Mơ hình cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng HTKT

48

Sơ đồ mối quan hệ khu vực phường Nam Cường trong
Hình 2.4

quy hoạch chung thành phố Yên Bái


59


Sơ đồ quy hoạch giao thông, chỉ giới đường đỏ và chỉ

60

Hình 2.5

giới XD

Hình 2.6

Thủ đơ Singapore

63

Hình 2.7

Người dân tộc sinh sống tại thị trấn Sa Pa

65

Hình 2.8

Phố Cầu Mây - Trung tâm Thị trấn Sa Pa

67


Mặt cắt ngang điển hình bố trí đường ống cấp nước và
Bảng 3.1
Bảng 3.2

thốt nước dưới lịng đường
Mặt cắt điển hình bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Mặt cắt ngang hào kỹ thuật để hạ ngầm cáp điện, thơng

Bảng 3.3

Hình 3.4

tin liên lạc
Bố trí hào đặt cáp trên các tuyến đường nội bộ phường
Mặt cắt cấu tạo bố trí các cáp và ống kỹ thuật trong các

Hình 3.5

mương kỹ thuật
Mặt cắt ngang hạ ngầm đường giây và bố trí trong hào

73

73

75

75

75


77

Hình 3.6

kỹ thuật (mặt cắt mơ tả trước và sau khi hạ ngầm)

Hình 3.7

Thùng đựng rác 2 ngăn vơ cơ và hữu cơ

80

Hình 3.8

Xe thu gom rác 2 ngăn vô cơ và hữu cơ

80

Hình 3.9

Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý HTKT

81

Hình 3.10

Quy trình quản lý HTKT có sự tham gia của cộng đồng

96



1

MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, sự nỗ lực
phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, thành phố
đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng về chính trị - kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh - quốc phòng. Tốc độ xây dựng và phát triển đô thị trên địa
bàn thành phố Yên Bái diễn ra khá nhanh, đô thị được quan tâm đầu tư phát
triển, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được tăng cường đầu tư.
Phường Nam Cường là một trong 9 phường thuộc thành phố Yên Bái.
Khu vực phường nằm ở tả ngạn Sông Hồng về phía Bắc thành phố Yên Bái là
khu vực giáp với các phường nội thị như: Phường Nguyễn Phúc, phường
Nguyễn Thái Học, phường Yên Ninh và được xác định là khu vực phát triển
mở rộng nội thị của thành phố Yên Bái. Phường Nam Cường có điều kiện quỹ
đất khá rộng, tương đối thuận lợi để xây dựng khu đô thị mới đáp ứng yêu cầu
phát triển mở rộng của thành phố Yên Bái, đồng thời bổ sung những chức
năng về dịch vụ đơ thị cho khu vực phía Bắc thành phố Yên Bái.
Nhằm tạo lập các ý tưởng về tổ chức không gian, khả năng sử dụng
khai thác quỹ đất có hiệu quả, làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng, quản
lý và kiểm soát q trình mở rộng đơ thị về phía Bắc, một trong những khu
vực có nhu cầu lớn về phát triển đô thị, Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái
đã phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu phường Nam Cường, thành phố Yên
Bái, tỉnh Yên Bái tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 1168/QĐ-UBND ngày 02
tháng 7 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống cấp điện,
cấp nước, thốt nước, thơng tin liên lạc, rác thải và cây xanh đã được đầu tư



2

xây dựng và đang từng bước hoàn chỉnh. Tuy nhiên với sự phát triển đô thị,
gia tăng dân số cùng nhiều yếu tố khách quan khác, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
này đã quá tải và xuống cấp không theo kịp tốc độ đơ thị hóa đang diễn ra
nhanh chóng. Thực tế hiện nay đã xuất hiện những vấn đề bất cập như: Mất
an tồn giao thơng, lấn chiếm lịng đường, vỉa hè, tình trạng ngập úng, mất vệ
sinh mơi trường, xử lý rác thải.... Để xảy ra những vấn đề bức xúc về hạ tầng
kỹ thuật đô thị nêu trên, một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự yếu kém
và chồng chéo trong công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý hạ tầng kỹ
thuật nói riêng của các cấp chính quyền đơ thị. Vấn đề sự tham gia của cộng
đồng, vai trò quản lý Nhà nước đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa thể
hiện được rõ nét, cũng như thiếu nguồn vốn để đầu tư và chỉnh trang hệ thống
để đảm bảo đô thị phát triển bền vững.
Đánh giá toàn diện về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật cũng như thực trạng
về công tác tổ chức quản lý để tìm ra giải pháp khắc phục cho từng lĩnh vực là
nhiệm vụ quan trọng hiện nay của các nhà quản lý cũng như của các cấp
chính quyền phường Nam Cường nói riêng và của thành phố Yên Bái nói
chung, làm cơ sở phát triển thành phố Yên Bái lên đô thị loại 2 vào năm 2020
(Theo Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2018 về việc Phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái” là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn.
• 2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
• 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.



3

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Phường Nam Cường, thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái; diện tích nghiên cứu khoảng 386,26 ha; dân số khoảng 3.000
người.
+ Phạm vi về thời gian: Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Theo
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái).
• 4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật của phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Xây dựng cơ sở khoa học trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô
thị của phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật tại phường Nam
Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
• 5. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát nhằm thu thập các tài liệu, số liệu tự nhiên, văn hoá,
lịch sử xã hội của địa phương.
- Hệ thống hố, phân tích, tổng hợp những vấn đề của dự án đã có kết
hợp với thực tiễn quản lý trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của
phường Nam Cường và thành phố Yên Bái trong thời gian tới.
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả của các đề tài
nghiên cứu khoa học và các dự án khác liên quan.
- Phương pháp chuyên gia.
• 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Từ phương pháp luận khoa học đề xuất giải pháp
quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp quản lý hiệu
quả.



4

- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng mơ hình quản lý trên địa bàn cụ thể là
phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đảm bảo tính đồng bộ,
hiện đại, văn minh, mang đặc thù riêng cho khu vực. Trên cơ sở đó có thể áp
dụng cho các phường khác có điều kiện tương tự của thành phố n Bái.
• 7. Cấu trúc đề tài
Ngồi các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Phường Nam
Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật Phường
Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hạ
tầng kỹ thuật Phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh n Bái.
• 8. Một số khái niệm có liên quan
- Hạ tầng kỹ thuật: Theo luật Xây Dựng 2014 - Hệ thống các cơng trình
hạ tầng kỹ thuật đơ thị bao gồm: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung
cấp năng lượng, chiếu sáng cơng cộng, cấp thốt nước, xử lý các chất thải,
nghĩa trang; cây xanh công viên và các cơng trình hạ tầng kỹ thuật khác.
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật: Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị được xây
dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống các
chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền Nhà nước các
cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm sốt q trình tăng trưởng, phát triển đơ
thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến.
- Cộng đồng: Là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý
được chỉ rõ, có văn hố và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung
để cùng theo đuổi một mục đích. Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ (cộng

đồng dân cư ở phường, xã, tổ dân phố, thơn, xóm) hoặc có thể là cộng đồng


5

người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với nhau, thường xuyên
gặp mặt ở địa bàn sinh sống và đều có chung nguyện vọng được tham gia
cơng tác quản lý hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở địa phương.
- Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng là một quá
trình mà cả chính quyền và cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các
hoạt động để tạo ra dịch vụ cho tất cả mọi người. Sự tham gia của cộng đồng
là sự thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án,
từ khâu lập kế hoạch dự án, chuẩn bị kế hoạch khả thi của dự án, thực hiện dự
án, kết thúc dự án và khai thác sử dụng.
- Giám sát cộng đồng: Là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống
trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm
theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan,
đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình,
dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Phường Nam Cường là một phường mới của thành phố Yên Bái,
được xác định là khu vực phát triển mở rộng nội thị của thành phố Yên Bái.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn còn hạn chế, một số cơ sở hạ tầng được
đầu tư xây dựng hiện này đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu thiết
thực sử dụng của người dân trên địa bàn cũng như chưa xứng tầm với sự phát
triển của thành phố Yên Bái.
Luận văn đề cập đến giải pháp “Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam
Cường, Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái” là mang tính thiết thực, nhằm từng
bước cải thiện góp phần xây dựng phường Nam Cường tương xứng với sự
phát triển của thành phố Yên Bái và góp phần xây dựng thành phố Yên Bái
lên đô thị loại 2 vào năm 2020. Việc đánh giá đúng thực trạng công tác quản
lý hạ tầng kỹ thuật phường và tầm quan trọng của phường với địa phương là
việc rất quan trọng để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu trong quản lý hạ tầng
kỹ thuật.
2. Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan
đến công tác quản lý hiệu quả hạ tầng kỹ thuật như: Các chỉ tiêu kỹ thuật, các
văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và địa phương và một số kinh
nghiệm tốt trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở trong nước
cũng như ở nước ngồi, để vận dụng vào cơng tác quản lý tại phường Nam
Cường. Đề xuất các giải pháp mang tính kinh tế và khả thi nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường, thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái.
3. Các đề xuất đưa ra ở Chương III như: Đề xuất giải pháp cải tạo, nâng

cấp đường, vỉa hè và rãnh thoát nước, xây dựng hào kỹ thuật trên các tuyến


98

phố chính, giải pháp tổ chức nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn phường. Đề xuất bổ sung, sửa đổi về mô hình, cơ
chế chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
phường. Đề xuất giải pháp xã hội hoá và sự tham gia của cộng đồng, hoạt
động một cách có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hạ
tầng kỹ thuật. Đây là các đề xuất, xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương
và mang tính khả thi, hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và
năng lực quản lý của địa phương.
II. KIẾN NGHỊ
Để công tác quản lý HTKT trên địa bàn thị phường Nam Cường được
hiệu quả hơn, tác giả kiến nghị:
1. Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành
- Cần ban hành bổ sung hoàn thiện hoặc thay thế những cơ chế, chính
sách cũ khơng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trên cơ sở nghiên cứu,
rà soát, đánh giá thực trạng HTKT và công tác quản lý HTKT trên địa bàn.
Nên phân định rõ và nâng cao vai trị, trách nhiệm của chính quyền địa
phương, đặc biệt UBND phường Nam Cường, UBND thành phố Yên Bái
trong công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng, vận hành và quản lý cơng trình
thuộc HTKT, vận động và khuyến khích người dân tham gia quản lý tốt
HTKT.
- Xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa hợp lý nhằm huy động tối đa
nguồn lực trong đầu tư xây dựng, cải tạo và quản lý các cơng trình thuộc
HTKT đơ thị.
- Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý hiệu quả từ tỉnh, thành phố đến cơ
sở đối với hệ thống HTKT, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các tổ

chức, người dân đô thị cùng tham gia với chính quyền đơ thị thực hiện cơng


99

tác quản lý HTKT. Tăng cường phối kết hợp trong quá trình thực hiện và
quản lý trước, trong và sau đầu tư giữa các chủ thể: Chính quyền đơ thị (trong
đó có UBND phường) - Chủ đầu tư - Đơn vị thi công - Người dân đô thị,
nhằm cân đối hài hòa giữa 3 yếu tố là trách nhiệm - lợi ích - nhu cầu, cùng
hướng tới mục tiêu chung là phát triển đơ thị bền vững.
- Khuyến khích đưa vào ứng dụng trong thực tế các thành tựu KHKT
về quản lý HTKT, áp dụng cơng nghệ tự động hóa trong quản lý để nâng cao
hiệu quả công tác. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản
lý HTKT cho cán bộ chuyên môn. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng
đồng dân cư về công tác quản lý HTKT, đặc biệt về các cơ chế chính sách xã
hội hóa cơng tác này.
2. Đối với các chủ đầu tư, đơn vị tham gia xây dựng, cải tạo và vận
hành hệ thống HTKT
Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong cơng tác đầu tư, thi
cơng, quản lý, vận hành và bảo trì HTKT đơ thị, tn thủ nghiêm các quy
định hiện hành của pháp luật; đặc biệt cần tôn trọng ý kiến tham gia, sự giám
sát của cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu.
3. Đối với cộng đồng dân cư sống trên địa bàn
Cần tham gia tích cực, đóng góp ý kiến vào tất cả các khâu trong công
tác quản lý hệ thống HTKT, từ khi lập dự án quy hoạch, thi công, vận hành,
sửa chữa… Coi đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].


Nguyễn Việt Anh (2010), Thốt nước đơ thị bền vững, Tạp chí

mơi trường.
[2].

Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch

xây dựng QCXDVN 04:2008/BXD.
[3].

Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cơng trình

Hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD.
[4].

Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà

[5].

Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, NXB

Nội.
Xây dựng, Hà Nội.
[6].

Nguyễn Thị Ngọc Dung (2012), Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị,

tài liệu giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
[7].


Nguyễn Thị Ngọc Dung (2018), Quản lý môi trường đô thị, tài

liệu giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
[8].

Nguyễn Ngọc Dung (2008), Quản lý tài nguyên và môi trường,

NXB Xây Dựng, Bộ Xây Dựng.
[9].

Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và Khu

Công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Viết Định (2013), “Quản lý chất thải rắn tại các đơ thị
Việt Nam”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 12/2013).
[11]. Mai Liên Hương (2013), “Cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý hệ
thống thốt nước đơ thị Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí khoa học Kiến trúc
- Xây dựng, (Số 10/2013).


[12]. Trần Thị Hường (2008), “Xây dựng và phát triển hệ thống hạ
tầng kỹ thuật ở nước ta. Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học
“Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam - Cơ hội và thách thức”.
[13]. Hoàng Văn Huệ (2007), Mạng lưới cấp nước, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
[14]. Nguyễn Tố Lăng (2016), Quản lý đô thị ở các nước đang phát
triển, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
[15]. Phạm Trọng Mạnh (2010), Khoa học quản lý, NXB Xây dựng,
Hà Nội.

[16]. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
[17]. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
[18]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13.
[19]. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
[20]. Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21/03/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[21]. Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố Yên Bái đến năm 2030.
[22]. Quyết định số 1168/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của Uỷ ban
nhân dân thành phố Yên Bái về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu
phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
[23]. Quyết định số 3563/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.


[24]. Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Yên Bái về việc Quy đinh
̣ quản lý, khai thác và bảo trì cơng
trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
[25]. Nguyễn Quốc Thắng (2004), Quy hoạch xây dựng và quản lý đô
thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
[26]. Nguyễn Hồng Tiến (2010), “Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ
thuật đô thị - Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”, Tạp chí khoa học kiến
trúc - Xây dựng, (số 3/2010).
[27]. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Hoàng Lân (2004), Quản lý xây
dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ

Xây dựng.
[28]. Vũ Thị Vinh (2001), “Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển đô
thị bền vững”, Tạp chí Xây dựng, (số 12), trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
[29]. Website cổ ng thông tin điê ̣n tử mô ̣t số cơ quan, đơn vi:̣
Chin
́ h phủ Viêṭ Nam: www.chinhphu.gov.vn
Website Bộ Xây dựng: www.xaydung.gov.vn
UBND tỉnh Yên Bái: www.yenbai.gov.vn
Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái: www.soxaydung.yenbai.gov.vn
Sở Giao thông vâ ̣n tải tỉnh Yên Bái: www.sogiaothong.yenbai.gov.vn
UBND Thành phố Yên Bái: www.thanhphoyenbai.yenbai.gov.vn
Và một số website khác.



×