Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH hiểu thế nào là quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB chứng minh rằng việt nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.12 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ HỌC
----------------

Bài Tập Lớn

CNXHKH

ĐỀ TÀI: Phân tích tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH?
Hiểu thế nào là quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB .Chứng minh rằng Việt Nam
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản là một tất yếu khách
quan?

Sinh viên thực hiện : Bùi Duy Hậu
Lớp

: Kinhtehoc-61

Mã sinh viên

: 11191797

Hà Nội-2021

Mục lục
I.

Lời mở đầu.....................................................................................

II.



Phân tích tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH ..
1


III. Hiểu biết về thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB...................10
IV. Việt Nam quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản là
một tất yếu khách quan.........................................................................11
V.

Kết luận........................................................................................……17

2


Đề tài :Phân tích tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH?
Hiểu thế nào là quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB .Chứng minh rằng Việt Nam quá
độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản là một tất yếu khách quan.
I.

Lời mở đầu

Nhận thức về thời kỳ quá độ (TKQĐ) lên CNXH liên quan trực tiếp đến việc
xác định đặc điểm của đất nước, của thời đại và những cải biến xã hội tất yếu diễn ra;
đồng thời, là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và
phương pháp tổ chức thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Từ thập niên 60
của thế kỷ XX đến nay, trong Đảng, trong giới lý luận thường xuyên có những đợt
tranh luận về TKQĐ lên CNXH, nhất là những dịp chuẩn bị Đại hội toàn quốc của
Đảng.Trước đây, đa số các ý kiến đều khẳng định: nước ta đang trải qua TKQĐ lên
CNXH, chỉ khác trong cách đề cập những vấn đề về hình thức, bước đi và chính sách,

trước hết là về kinh tế. Hiện nay, bối cảnh quốc tế và trong nước đã thay đổi nhiều,
thậm chí khá sâu sắc, phức tạp. Mặc dù, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
hệ thống XHCN thế giới khơng cịn, nhưng Việt Nam và một số nước vẫn kiên định
con đường XHCN, tiến hành đổi mới và đã giành được những thành tựu quan trọng;
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang dần hồi phục. Tuy nhiên, các nước
theo con đường XHCN, phong trào cách mạng thế giới vẫn đứng trước nhiều thách
thức nghiêm trọng; các thế lực thù địch tìm mọi phương kế để đẩy mạnh thực hiện
chiến lược “Diễn biến hịa bình”, nhằm xố bỏ CNXH. Vì vậy qua bài luận : “Phân
tích tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH. Hiểu thế nào là quá độ lên
CNXH bỏ qua CNTB .Chứng minh rằng Việt Nam quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chủ nghĩa tư bản là một tất yếu khách quan” sau đây em mong rằng mọi người sẽ
có cái nhìn rõ nét, sâu sắc hơn về con đường Đảng, Nhà nước, Bác Hồ đã lựa chọn
qua đó kiên định niềm tin, góp
3


một phần sức lực của mình để xây dựng đất nước, đưa đất nước Việt Nam ta đến
được đích mà mình đã chọn.
AI.

Phân tích tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ
sau đây:
Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác
đều nhất định phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Đó là thời kỹ cịn có
sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau. Có
thể nói đây là thời kỳ của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà
nói chung theo tính tất yếu phát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ,
cái lạc hậu. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử.

Theo V.I. Lênin tất yếu xảy ra quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời
phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định. Chu
nghia tư ban va chu nghia xa hôịkhac nhau vê ban chât. Chu nghia tư ban được xây
dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư ban chu nghia về các tư liệu sản xuất, dựa trên
chế độ áp bức và bóc lột. Chu nghia xa hôịđược xây dựng trên cơ sở chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể,
khơng cịn các giai cấp đối kháng, khơng cịn tình trạng áp bức, bóc lột.
Muc tiêu cua chu nghia xa hôịla xoa bo chê đô ̣ ngươi boc lôṭngươi. Nhưng
không thê ngay tưc khăc tươc quyên sơ hưu cua giai câp đia chu va giai câp tư san.
Hơn nưa, chi riêng viêc ̣ tươc đoat quyên sơ hưu cung chưa giai quyêt đươc vân đê,
ma con phai thay thê sư quan ly cua giai câp boc lôṭbăng sư quan ly khac do giai
câp công nhân đam nhiêm.
Hơn nưa, giai câp boc lôṭthông tri đa bi đanh đô, nhưng no vân se con giư
đươc nhiêu ưu thê thưc sư va lơn lao, vi ho con co tiên, bât đông ̣ san, con nhưng

4


môi liên hê, ̣nhưng kinh nghiêm vê tô chưc quan ly, trinh đô ̣hoc vân cao hơn va co
ca nhưng môi liên hê ̣quôc tê.
Xoa bo giai câp la môṭviêc ̣ lâu dai, muôn thưc hiêṇ đươc viêc ̣ đo phai đat
đươc môṭbươc tiên không lô trong sư phat triên lưc lương san xuât, chiên thăng tan
dư cua san xuât nho, phân tan, kha năng xoa bo giai câp chi xuât hiêṇ tư nhưng
điêu kiêṇ vâṭchât cua nên san xuât lơn tư ban chu nghia hiêṇ đai ma thơi.
Cách mạng vơ sản có điểm khác biệt căn bản so với cách mạng tư sản.
Đối với cách mạng tư sản, quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa đều dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lịng xã hội phong kiến; nhiệm vụ của nó chỉ
là giải quyết về mặt chính quyền nhà nước làm kinh tế thị trường thích ứng với cơ
sở hạ tầng của nó.

Sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kì lâu
dài, khơng thể ngay một lúc có thể hồn thiện được. Để phát triển lực lượng sản
xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần khơng ít thời gian.
Như vậy, sự hình thành chế độ mới có thể ví như một cơn đau đẻ kéo dài do
đó nó cần phải có thời gian, có những sự chuẩn bị và những tích lũy vật chất cần
thiết đủ cho nó lọt lịng và phát triển.
Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất
định từ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế
thừa đối với chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất
đại cơng nghiệp với trình độ khoa học kỹ thuật cao. Quá trình phát triển của chủ
nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội,
nhưng muốn cho cơ sở vật chất kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có
thời gian sắp xếp lại. Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình cơng nghiệp
5


hóa muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật
chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là tiến
hành công nghiệp hóa xa hơịchu nghia.
Nền sản xuất đại cơng nghiệp với trình độ khoa học kỹ thuật cao đưa năng
xuất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo
đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, khơng ngừng nâng cao
phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền đại cơng nghiệp đó phát triển trên cơ sở khoa
học - công nghệ, là hiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại. Lực
lượng sản xuất hiện đại sẽ quyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất yếu tố quy định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới. Trên
cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển.
Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật
tương ứng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố

vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (cơng nghệ)
tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội
là sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học - kỹ
thuật; tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội; đặc biệt là quan hệ sản xuất
thống trị
Nói cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ
sở vật chất - kỹ thuật đó đã đạt đến một trình độ nhất định làm đặc trưng cho
phương thức sản xuất đó.

6


Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội khơng tự phát nảy sinh
trong lịng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả quá trình xây dựng và cải tạo xã hội
chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể
tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội
chủ nghĩa, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển
những quan hệ đó.
Chủ nghĩa tư bản, dưới hình thức hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự do
mới, đã bị phê phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy mơ tồn cầu. Đảng ta
hồn tồn có căn cứ khi khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức,
bóc lột và bất cơng. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là
mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà
ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy
ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân
dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”, đó là con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế các
phương thức sản xuất, nhưng không phải phương thức sản xuất này kết thúc hoàn
toàn rồi mới ra đời phương thức sản xuất khác. Giữa phương thức sản xuất cũ và
phương thức sản xuất mới sẽ thay thế nó bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, mà ở
đó kết cấu kinh tế - xã hội cũ bị suy thoái dần, kết cấu kinh tế - xã hội mới ra đời,
lớn mạnh dần và tiến tới giữ địa vị thống trị.
Sự phát triển của xã hội lồi người là một q trình lịch sử tự nhiên. Đó là
sự biến đổi và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp. Nghiên cứu tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng
lập chủ nghĩa Mác khẳng định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn
7


sẽ bị thay thế bằng phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Đó là một quy luật
khách quan của lịch sử và thời đại ngày này chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Sở dĩ nói thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên toàn
thế giới là vì, thực tiễn lịch sử cho thấy, từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười thành công ở nước Nga năm 1917, nhân loại đã thực sự bước vào một giai
đoạn phát triển mới - giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, mặc dù hệ
thống chủ nghĩa xã hội thế giới đã bị sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa nhìn
chung đang trong giai đoạn thoái trào "...nhưng một số nước theo con đường xã hội
chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải
cách, đổi mới, giành được những thắng lợi to lớn, tiếp tục trỗi dậy, phát triển mạnh
mẽ; phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế có những bước phục hồi... Hiện tại,
chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất vẫn là chế độ áp bức
bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là
mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà
ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy

ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân
dân lao động quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản".
Đó là xu thế, là tiến trình vận động tự nhiên của lịch sử thế giới. Chủ nghĩa
tư bản mặc dù vẫn còn tiềm năng tồn tại và phát triển nhưng những mâu thuẫn nội
tại của nó ngày càng trở nên gay gắt khơng thể dung hòa được, những cuộc khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội những năm đầu thế kỷ XXI báo
hiệu chủ nghĩa tư bản đang ở thời kỳ suy thối tồn diện; bên cạnh đó, cùng với sự
cải cách, đổi mới thành công của Việt Nam và Trung Quốc, phong trào cánh tả và
xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ. Hơn nữa, nhiều
nước tư bản phát triển theo xu hướng xã hội dân chủ cũng cho thấy nhiều dấu hiệu
8


thực tế của một xã hội tương lai thay thế chủ nghĩa tư bản đang hình thành và ra
đời ở chính trong lịng những nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Với những ý nghĩa
trên, rõ ràng, xã hội loài người đang chuyển mình mạnh mẽ sang một xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa như một tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên.

Bốn là, cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó
khăn và phức tạp. Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và
nhân dân lao động khơng thể ngay lập tức có thể đảm đương được cơng việc ấy, nó
cần phải có thời gian nhất định.
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế
rất phát triển. Bởi lẽ, ở các nước này tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao,
nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền
văn hóa mới. Đối với những nước thuộc loại này, có nhiều thuận lợi hơn, do vậy
thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn. Đối với nước ta, từ một nước nông
nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì càng phải
trải qua thời kỳ quá độ lâu dài.
V.I. Lênin từng nói, chúng ta biết rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên

chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh vơ cùng khó khăn. Nhưng chúng ta sẵn sàng
chịu hàng nghìn khó khăn, thực hiện hàng nghìn lần thử, và, khi chúng ta đã thực
hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng ta sẽ thực hiện cái lần thử thứ một
nghìn lẻ một.
Chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cũng có nghĩa là chưa có
đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở xã hội và con người để tiến lên chủ nghĩa xã
hội một cách nhanh chóng và vững chắc. Tuy nhiên, đối với những nước chưa trải
9


qua quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản thì, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội, nhất thiết phải thực hiện thời kỳ quá độ một cách lâu dài với những bước đi
thích hợp và với một khối lượng cơng việc to lớn bao gồm trong đó khơng chỉ
những nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội, mà hơn thế, còn phải đồng thời đạt được cả những thành tựu căn bản mà chủ
nghĩa tư bản phải mất hàng trăm năm mới có được.
C. Mác cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài có nghĩa là
tiến trình q độ khơng dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua nhiều khúc
quanh; những quãng cách mới đi đến kết quả cuối cùng. Điều đó cũng được Lênin
khẳng định rằng: Trong thời kì q độ, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có khi
phải “ làm lại nhiều lần” mới xong và trong thực tế diễn biến của tiến trình quá độ
trong gần chín mươi năm qua với những thất bại thăng trầm cũng đã chứng minh
điều đó. Như vậy, chắc chắn thời kỳ q độ khơng chỉ vơ cùng khó khăn, phức tạp
mà còn là một giai đoạn phát triển rất lâu dài đối với những nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa

BI.

Hiểu biết về thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB


Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về cơ bản là
“bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN trong nền sản
xuất xã hội đang vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức
10


độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác
động đến sự phát triển của nền kinh tế – xã hội đang định hướng đi lên CNXH.
Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ này vận
động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của
chúng.
IV.

Việt Nam quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản là một
tất yếu khách quan

Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nơ lệ thực dân của nước ta chứng
minh rằng, quá độ lên CNXH là con đường duy nhất để nước ta thoát khỏi ách đô hộ
của thực dân đế quốc, để thực hiện thành cơng cách mạng giải phóng dân tộc. Trước
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi
nổi, không ngừng khắp Bắc, Trung, Nam. Các phong ấy thấm đượm tinh thần yêu
nước, bất khuất, song đều lâm vào bế tắc và cuối cùng thất bại. Đó là sự bế tắc và thất
bại về đường lối chiến lược. Và như vậy, tất cả các phương án chính trị của các giai
cấp, từ đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, đến những đường lối theo
lập trường nông dân, lập trường tiểu tư sản, lập trường tư sản, đều đã áp dụng và trải

qua khảo nghiệm của lịch sử, rốt cuộc đều thất bại. Trong bối cảnh sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đế quốc ở Việt Nam bị bế tắc về đường lối
chiến lược, thì chính Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng trúng nhu cầu lịch sử dân tộc, đưa
đất nước đi vào đúng quỹ đạo thời đại mới. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ
sản”, “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Người lập ra Đảng
Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đường lối đã đưa sự

11


nghiệp Cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển đi lên, không thế lực nào
ngăn cản nổi.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã
tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Sau Cách mạng
Tháng Tám, Đảng ta và nhân dân ta thiết tha mong muốn hịa bình để xây dựng đất
nước, song bọn thực dân đế quốc đã đem quân xâm lược nước ta một lần nữa. Vì
độc lập tự do của Tổ quốc, nhân dân ta buộc phải tiến hành 9 năm kháng chiến
chống thực dân Pháp, 20 năm chống đế quốc Mỹ. Với chiến thắng oanh liệt mùa
Xuân năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng, từng
bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1975, sau khi nước ta đã hoàn thành độc lập và thống nhất, cách
mạng dân tộc - dân chủ đã hoàn thành thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước
cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng qua đô ̣ lên chu nghia xa hội.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng
ta đã xác định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản”. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên
của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản”.
Thời kì quá độ là một thời kì lịch sử, thời kì chuyển biến cách mạng mà bất

cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều cũng phải trải qua. Nước ta quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử, cũng là một
tất yếu khách quan . Bởi vì:
Thời đại chúng ta đang sống là thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định chủ nghĩa tư
bản là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay
đổi bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai
12


đoạn xã hội chủ nghĩa. Cho dù hiện nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm vững
ưu thế về vốn, khoa học và cơng nghệ, thị trường… nên nó có tiềm năng phát triển,
song chủ nghĩa tư bản khơng thể khắc phục nổi mà chỉ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn
vốn có của nó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất
với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Nó nhất định sẽ bị thay thế bởi một
chế độ xã hội vượt nó, mà C. Mác gọi là chủ nghĩa tư sản với giai đoạn đầu là chủ
nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân
ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của
nhân loại, đại diện cho lợi ích của người lao động, là hình thái kinh tế xã hội cao
hơn chủ nghĩa tư bản. Nó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát
triển tự do và toàn diện của con người, vi tiến bộ chung của lồi người. Đi theo
dịng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.
Cần nhận thức rõ rằng, chủ nghĩa xã hội tuy bị thất bại tạm thời, song nó là
chế độ xã hội tiến bộ, là tương lai của loài người, phù hợp với quy luật phát triển
của lịch sử. Cái sụp đổ, thất bại là sự sụp đổ, thất bại của một mơ hình của chủ
nghĩa xã hội, mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Chủ nghĩa
xã hội hiện thực đã và đang thử nghiệm qua nhiều loại mơ hình của nó. Khoa học
và thực tiễn của lồi người sẽ tiếp tục khẳng định, sáng tạo và phát triển các mơ
hình hợp quy luật của chủ nghĩa xã hội. Vì thế, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ

những bài học thành công và thất bại cũng như khát vọng và sự thức tỉnh của các
dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến
hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.
Đảng ta ngay từ khi mới ra đời, trong cương lĩnh (năm 1930) đã khẳng định
mục tiêu, lí tưởng đấu tranh của nước ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nhờ đi con đường ấy nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, đã

13


tiến hành thắng lợi hai cuộc khánh chiến chống quân xâm lược, hồn thành sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong bối cảnh những thuận lợi và khó khăn hiện nay, Đảng ta chỉ rõ mục
tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là, chúng ta xây dựng được về
cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,
tư tưởng, văn hóa phù hợp tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Cụ thể hơn, Đảng ta chỉ rõ, đến giữa thế kỷ
XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây quả là những nhiệm vụ nặng nề bởi trước hết "xây dựng được về cơ bản
nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội" nghĩa là nền kinh tế của chúng ta phải liên
tục phát triển vượt bậc để đến khi kết thúc thời kỳ quá độ chúng ta đạt được nền
kinh tế phát triển rất cao đủ cơ sở hiện thực để đưa xã hội ta bước vào thời kỳ phát
triển xã hội xã hội chủ nghĩa; thứ hai, phải xây dựng được kiến trúc thượng tầng về
chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp với hạ tầng cơ sở phát triển cao như thế. Đây
quả là vấn đề không đơn giản như các nhà kinh điển đã chỉ ra. Bởi vì, thời kỳ quá
độ là thời kỳ diễn ra những cuộc biến đổi hết sức sâu sắc và căn bản, nó diễn ra
cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội, giữa giai cấp tư sản, những thế lực phản động và giai cấp cơng nhân,
nhân dân lao động. Nghĩa là, ở đó chúng ta khơng chỉ có xây dựng mà cơ bản hơn
là phải đấu tranh quyết liệt để giữ chính quyền, bảo vệ chế độ và xây dựng những

"cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh
phúc".
Nhận thức đúng những thời cơ và thách thức đang đặt ra để thực hiện được
mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ, Đảng ta chỉ rõ chúng ta phải quán
triệt và thực hiện tốt các phương hướng, nhiệm vụ cơ bản: Đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
14


nguyên, môi trường; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Xây dựng con người,
nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công băng xã hội; Bảo đảm vững
chắc quốc phịng và an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội; Thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, dân chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại
đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; Xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Đặc biệt, trong Đại hội XI, vấn đề mơ hình phát triển xã hội - mơ hình chủ
nghĩa xã hội Việt Nam đã được Đảng ta trình bày một cách vừa cụ thể vừa hết sức
sâu sắc, toàn diện. Đảng ta khẳng định, "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh; do
nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
tồn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng đồn kết, tơn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với các nước trên thế giới”.
Đây là mơ hình chủ nghĩa xã hội đặc thù Việt Nam mang tính định hướng

trong suốt thời kỳ quá độ. Sở dĩ nói định hướng là vì, như đã nêu trên, thời kỳ quá
độ là một giai đoạn phát triển mang tính độc lập và nằm trong giai đoạn chuyên đổi
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, xã hội trong thời kỳ quá độ chưa
phải là xã hội xã hội chủ nghĩa mà chỉ là xã hội quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

15


Những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta khái quát trên phản
ánh thực trạng xã hội ta hiện nay với tư cách là những bước đi ban đầu của thời kỳ
quá độ. Khác với những nước tư bản phát triển, khi tiến lên chủ nghĩa xã hội, họ
trực tiếp thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản, Việt Nam khi bước vào thời
kỳ quá độ chúng ta chưa trải qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dĩ nhiên,
chúng ta có đủ cơ sở thực tiễn khách quan và chủ quan như Đảng ta đã chỉ rõ để
thực hiện thành công sự quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Những đặc trưng của mơ hình xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang
tính chất định hướng lâu dài vừa mang tính chất những nhiệm vụ cụ thể cần đạt tới
trong từng bước đi, từng giai đoạn, từng thời kỳ của cả thời kỳ quá độ. Điều này
mang ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng không chỉ đối với thực tiễn mà cả
lý luận. Về mặt thực tiễn, mơ hình chủ nghĩa xã hội không phải là một hệ chuẩn cố
định, cứng nhắc, bất biến mà là một hệ thống giá trị phổ quát, sinh động luôn vận
động và biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của thực tiễn lịch sử. Về mặt lý
luận, nhận thức là một q trình và do đó, chân lý cũng là quá trình. Nhận thức về
chủ nghĩa xã hội với tư cách là nhận thức về một thực thể đang hình thành, đang
vận động và phát triển càng là một quá trình phức tạp với nhiều bất ngờ, mới mẻ.
Do đó, nhận thức về mơ hình chủ nghĩa xã hội càng phải tuân thủ các phương pháp
nhận thức biện chứng duy vật. Quan điểm của Đảng ta về mơ hình chủ nghĩa xã
hội xã hội Việt Nam chính là thành tựu to lớn về tư duy lý luận của Đảng ta mấy
chục năm lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là hai mươi lăm
năm đổi mới vừa qua. Nhưng có thể khẳng định rằng, đó là mơ hình tổng qt,

trong thời kỳ q độ, nhiều đặc trưng mới, cụ thể và phù hợp hơn với thực tiễn, với
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chắc chắn sẽ được Đảng ta tiếp tục bổ sung
và hoàn thiện.

16


Ngày nay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do
dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho mọi người được ấm no, tự do, hạnh
phúc. Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta,
như vậy là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại phù hợp với xu thế của thời
đại. Điều đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan .
V.

Kết luận

Như vậy, cả từ phương diện lý luận, cả từ phương diện thực tiễn vận động
của lịch sử nhân loại suốt thế kỷ XX, thập niên đầu thế kỷ XXI và đặc biệt từ thực
tiễn lịch sử đấu tranh giải phóng, xây dựng đất nước ở Việt Nam, việc nước ta quá
độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan,
là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại, với đặc điểm lịch sử - cụ thể của
cách mạng Việt Nam, đáp ứng đúng khát vọng của nhân dân ta.

17



×