Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Thạc sĩ báo chí học thông tin về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 87 trang )

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Thể loại bài viết về bạo hành trẻ em được khảo sát trên 3 báo điện
tử (%)............................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Độ dài tít của các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử (%).
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Số lượng hình ảnh được dùng trong các bài viết về bạo hành trẻ em
được khảo sát trên 3 báo điện tử (%)...........Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Chú thích của ảnh trong các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo
điện tử (%)....................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Hậu quả khi trẻ em bị bạo hành được đề cập trong các bài viết trên
3 báo điện tử (%)..........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.1. Chân dung nạn nhân trong các bài viết trên 3 báo điện tử (%). Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. Quan hệ của thủ phạm với nạn nhân được đề cập trong các bài viết
trên 3 báo điện tử (%)...................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.1. Loại tít của các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử.
......................................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.2. Loại ảnh được dùng trong các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3
báo điện tử....................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.3. Các nhóm nguyên nhân bạo hành trẻ em được đề cập trong các
bài viết trên 3 báo điện tử.............................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.4. Các đối tượng đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn
bạo hành trẻ em trong các bài viết trên 3 báo điện tử.. .Error: Reference source
not found


Biểu đồ 2.5. Mục đích đăng tải tin, bài về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử.
......................................................................Error: Reference source not found


MỤC LỤC


Tên bài báo...........................................................................................................................................84
10 cách dạy con phản tác dụng của mẹ Việt.......................................................................................84
Tại sao trẻ Mỹ lại tự tin hơn trẻ Việt?..................................................................................................84
Mẹ giáo dục chúng tôi bằng cách 'tra tấn' tinh thần..........................................................................84
Mẹ kế độc ác đánh con riêng của chồng đến bầm dập......................................................................84
Gần 75% trẻ em từng bị người thân bạo hành...................................................................................84
Bảo mẫu đánh chết bé trai bị đề nghị 18 năm tù...............................................................................84
Bảo mẫu đạp chết bé 18 tháng tuổi lĩnh án 18 năm tù......................................................................84
Đang xét xử bảo mẫu đạp chết bé trai 18 tháng tuổi.........................................................................84
Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị bạo hành................................................................................84
Cơ giáo dùng băng dính dán mặt, trói tay bé rồi tung ảnh lên mạng.................................................84
Hào Anh: Từ đứa trẻ bị “bạo hành” đến “ngược đãi” cha mẹ...........................................................84
Vụ Hào Anh “ngược đãi” bố mẹ: Chuyên gia nói gì?..........................................................................84
Gần 1 tỷ trẻ em trên thế giới thường xuyên bị bạo hành...................................................................84
Đề xuất dưới 18 tuổi vẫn là trẻ em......................................................................................................84
Tin nóng chiều 13/9 ở Việt Nam: Nghi bé 4 tuổi bị mẹ đánh chấn thương sọ não...........................84
Bé 4 tuổi bị cha mẹ bạo hành: Dạy con bằng cách đánh đến bất tỉnh...............................................84
Học sinh tiểu học bị giáo viên đánh đến chấn thương sọ não...........................................................84
Đôi vợ chồng bạo hành con đẻ có thể chịu án chung thân................................................................84
Cha ruột bé 4 tuổi bị hành hung bất ngờ xuất hiện............................................................................84
Bé gái 4 tuổi bị bạo hành dã man muốn ở với cha.............................................................................84
Cha ruột bé Ngân: Mẹ cháu từng doạ thuê giang hồ giết tôi.............................................................84
Đừng để bé Ngân thành "Hào Anh thứ 2"!.........................................................................................84
Bé Ngân nở nụ cười rạng rỡ trong vòng tay của cha..........................................................................84
Bé gái 4 tuổi bị bạo hành: Cháu Ngân liên tục kêu đói, địi ăn cơm...................................................84


Truy tìm gã đàn ơng "hành hạ" bé trai câm điếc 14 tuổi....................................................................84
Bắt đối tượng "dạy trẻ" bằng cách nhét băng vệ sinh vào miệng......................................................84
Vụ nhét băng vệ sinh vào mồm trẻ ở Việt Trì: Bé gãy răng, dập phổi................................................84

Vụ trẻ câm bị đánh, lạm dụng: Thơng tin chính thức từ công an.......................................................84
Bé Ngân đã hồi phục sức khỏe và được xuất viện..............................................................................85
Hình ảnh bé Ngân bị bạo hành ngày xuất viện....................................................................................85
Vụ bé Ngân bị bạo hành: Anh Tố chính thức làm đơn tố cáo.............................................................85
Cha nhu nhược để mẹ kế hành hạ 2 con.............................................................................................85
Vũng Tàu: Cháu bé 3 tuổi nghi bị cha đánh "bầm dập"......................................................................85
Vụ cha để mẹ kế hành hạ 2 con: "Chính quyền khó xử".....................................................................85
Vụ bé Ngân bị bạo hành: “Cháu đang rất hạnh phúc”........................................................................85
Bé trai 6 tuổi bị cha dượng đánh nứt sọ, gãy chân tay.......................................................................85
Bé trai 6 tuổi bị cha dượng đánh nứt sọ vẫn nguy kịch......................................................................85
Cháu bé 6 tuổi bị cha đánh: Có thể phải mổ sọ..................................................................................85
“Con bị đánh vì khơng nhường cha coi đá banh”...............................................................................85
Bé 6 tuổi bị đánh gãy tay chân: Lời khai "thú tính" của cha dượng...................................................85
Mẹ cháu bé bị cha dượng bạo hành: Lận đận vì đàn ơng..................................................................85
Ngày mai, bé 6 tuổi bị cha dượng bạo hành chuyển viện..................................................................85
Bé 7 tuổi bị bỏng nặng sau hình phạt của cha....................................................................................85
Hai chú tiểu bị thầy quản tự ở chùa đánh đập...................................................................................85
Sẽ khởi tố vụ hai chú tiểu bị thầy quản tự đánh đập dã man............................................................85
Hàng ngàn người chung sức xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em....................................................85
Bé 6 tuổi bị cha dượng bạo hành hạnh phúc khi về nhà....................................................................85
Vụ bé Ngân bị bạo hành: Lời buồn sau phiên xét xử..........................................................................85
Bé gái 6 tuổi bị cha ruột bạo hành tại Bình Dương.............................................................................85
Bé 3 tuổi bị cơ giáo đánh bầm dập vì đi tiểu nhiều............................................................................85


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1990 Việt Nam đã là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai
trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và từ năm 1991 đã
ban hành Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, được sửa đổi vào năm 2004.

Tính đến nay, Việt Nam đã có khoảng hơn 20 luật, văn bản pháp luật có liên
quan đến quyền trẻ em. Điều này cho thấy trẻ em là đối tượng được Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, những vụ bạo hành trẻ em một cách dã man và liên tiếp đang gióng lên
hồi chng cảnh báo về vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở nước
ta.Với nền kinh tế đang phát triển, mức sống của người dân còn thấp và trình
độ dân trí chưa đồng đều đã tạo điều kiện thuận lợi cho nạn bạo hành trẻ em
ngày càng tái diễn.
Theo khảo sát nhóm đa chỉ số năm 2011 của Tổng cục thống kê với sự hỗ
trợ của UNICEF, gần 74% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha mẹ/người
chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực; gần
24% số phụ nữ đã lập gia đình và có con dưới 15 tuổi cho biết chồng của họ
đã có hành vi bạo lực đối với con cái.
Mỗi năm cả nước xảy ra 3.000 - 4.000 vụ bạo lực trẻ em trong đó có
khoảng 100 trẻ em bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Có khoảng
5.600 vụ lạm dụng tình trẻ bị phát hiện từ năm 2006-2011. Đặc biệt, có nhiều
trẻ bị bạo hành bởi chính cha mẹ, người thân, thầy cơ giáo và những người có
trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc mình. Đó là những số liệu được đưa ra theo báo
cáo của Bộ Công an tại buổi tọa đàm “Vai trò của cha mẹ trong phòng chống
bạo lực và xâm hại trẻ em” do TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức
ngày 9/7/2014 tại TP. Đà Nẵng.
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã xảy ra nhiều vụ việc bạo lực với
trẻ em vô cùng thương tâm, gây nên sự phẫn nộ trong dư luận như: vụ bạo

1


hành trẻ ở mầm non Phương Anh (Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh), bé Kim
Ngân ở Bình Dương bị cha mẹ tra tấn đến biến dạng khuôn mặt, em Đỗ Doãn
Lộc ở Bắc Ninh bị cha ruột dùng điếu cày đánh chết… Những vụ việc trên

đều có sự vào cuộc của báo chí để lên tiếng giúp các em thốt khỏi nghịch
cảnh và tạo được sự đồng cảm, ủng hộ từ xã hội. Vì vậy, báo chí đã có sức
ảnh hưởng lớn đến đời sống của các em.
Trẻ em là đề tài phản ánh của báo chí, là đối tượng hưởng thụ các sản
phẩm báo chí đồng thời cũng là người có quyền tham gia vào sáng tạo tác
phẩm báo chí thơng qua những ý kiến, quan điểm riêng của bản thân. Báo chí
có một sự ảnh hưởng nhất định đến đời sống của trẻ em và góp phần bảo vệ
chúng trước những ảnh hưởng xấu của đời sống. Bằng việc tạo dư luận xã
hội, báo chí đã giúp xã hội phát hiện, lên án, tố cáo các hành vi bạo hành cũng
như giúp trẻ em tìm lại cơng bằng và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó với vấn
đề bạo hành trẻ em nói riêng, nhà báo cần lắng nghe, đồng cảm, viết trên tinh
thần vì các em và bảo vệ các em để bài viết có thể phản ánh một cách khách
quan, trung thực nhất. Ngoài ra, báo chí cịn có nhiệm vụ giám sát việc thực
hiện các quyền trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay với với sự phát triển của công nghệ thông tin, báo
mạng điện tử ngày càng chiếm ưu thế bởi có tính thời sự, tương tác cao. Tuy
nhiên, chính vì chạy theo số lượng mà nhiều tờ báo điện tử đăng tải các bài
viết về bạo hành trẻ em chưa đạt chất lượng với những phân tích nguyên
nhân, hậu quả thiếu chính xác, một số bài cịn có cái nhìn phiến diện, mang
nặng tính chủ quan của tác giả. Ngồi ra, cịn có những trường hợp nhà báo
không nắm vững các kỹ năng, nguyên tắc cơ bản khi tác nghiệp nên đã gây
tổn hại tới danh dự, cuộc sống của các em.
Vì vậy, “Thơng tin về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử ở Việt
Nam hiện nay” là một đề tài vô cùng cấp thiết để đem đến cho mọi người cái
nhìn chung nhất về thực trạng đăng tải các bài viết trên báo mạng điện tử. Từ

2


đó có thể rút ra những ưu điểm và hạn chế, đề ra các giải pháp để chất lượng

các bài viết về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử được cải thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng năm 2009, tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Hà Nội của Nguyễn Ngọc Oanh: “Kỹ năng làm báo cho trẻ
em hiện nay”. Luận án nêu lên hệ thống khái niệm, lý thuyết chuyên sâu về kỹ
năng, phương pháp làm báo cho trẻ em ở nhiều thể loại khác nhau. Đồng thời
đề cập đến các yếu tố tác động đến q trình hình thành các kỹ năng, phương
pháp đó.
Luận văn thạc sĩ báo chí học năm 2012 của Vũ Thị Thúy Huyền: “Báo
chí với vấn đề phịng chống bạo lực trẻ em hiện nay (Khảo sát báo Giáo dục
và thời đại, báo Lao động và Xã hội, báo Pháp luật Việt Nam, báo Hoa học trò
và báo Thiếu niên Tiền phong từ tháng 6/2011 đến tháng 5/2012)”. Luận văn
đi sâu vào các nội dung lý luận liên quan đến bạo lực trẻ em và phản ánh thực
trạng đăng tải các bài viết về bạo lực trẻ em. Từ đó nêu lên vai trị, nhiệm vụ
của báo chí trong việc phòng chống bạo lực cho trẻ em.
Luận văn thạc sĩ báo chí học năm 2012 của Đặng Thị Mai Việt: “Vấn đề
phịng chống bạo lực gia đình trên báo chí (Khảo sát mục “Thức đêm cùng
bạn” trên VOV, mục “Gia đình” của giadinh.net.vn năm 2011)”. Đề tài đã
phản ánh thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trên các tác phẩm báo chí
mà trong đó phụ nữ và trẻ em là nạn nhân chính. Nội dung chính tác giả muốn
đề cập đó là các biện pháp, phương thức nhằm nâng cao hiệu quả truyền
thơng về phịng chống bạo lực gia đình trên báo chí hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2014 của Phạm Lan Anh: “Vấn đề bảo
vệ quyền riêng tư của trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay (Khảo sát Dân
trí, Hoa học trị Online, Hà Nội Mới online từ tháng 1 đến tháng 3/2014)”.
Khóa luận tập trung chỉ ra các nội dung về vấn đề bảo vệ quyền riêng tư của
trẻ em, các nguyên tắc viết báo cho trẻ đặc biệt là trên báo mạng điện tử. Qua

3



đó, nêu lên các ưu khuyết điểm để đề ra các giải pháp khắc phục cách đăng tải
của báo chí về vấn đề bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em. Ngồi ra, tác giả cịn
thu thập ý kiến và thái độ của một số nhà báo về việc lộ thông tin của trẻ em
trên báo mạng điện tử và những giải pháp, kiến nghị của họ với tư cách là độc
giả để khóa luận có được cái nhìn sâu sắc và đa chiều.
Có thể thấy, đã có nhiều đề tài, cơng trình khoa học nghiên cứu về các
vấn đề liên quan tới bạo lực và trẻ em. Tuy nhiên, trong các đề tài viết về bạo
lực gia đình thì bạo lực giữa vợ chồng luôn được nghiên cứu sâu và có sức
khái qt hơn bạo lực trẻ em. Cịn những tác phẩm đi sâu khai thác vấn đề bạo
hành trẻ em thì chủ yếu phản ánh trên một trong phương diện chính như cách
phịng chống nạn bạo hành, cách viết báo về trẻ em… chứ chưa phản ánh
được bức tranh tồn cảnh của vấn đề với những phân tích về nguyên nhân,
hậu quả mà trẻ phải gánh chịu cũng như sức ảnh hưởng của các bài viết đối
với cuộc sống của trẻ. Vì vậy có thể nói, luận văn “Bạo hành trẻ em trên
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” không bị trùng lặp ý tưởng với các
công trình nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đăng tải thông tin về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện
tử VnExpress, VietNamnet và Giadinhvn (từ ngày 1/1/2013 đến ngày
31/12/2014). Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp khắc phục, nhằm thay đổi cách
đưa tin để tăng hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của báo chí nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra các cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và cơ sở thực tiễn của
việc nghiên cứu cách đưa tin của báo chí về vấn đề bạo hành trẻ em hiện nay.
- Mơ tả, khảo sát và phân tích nhằm làm rõ được thực trạng phản ánh
thông tin của báo chí về bạo hành trẻ em.
- Tìm ra những điểm hạn chế trong cách đưa tin về bạo hành trẻ em của
báo mạng điện tử.


4


- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục những điểm hạn chế
trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Báo mạng điện tử phản ánh vấn đề bạo
hành trẻ em.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: báo điện tử VnExpress.net, VietNamnet.vn,
giadinhvn.vn.
Thời gian: Từ 1/1/2013 đến 31/12/2014
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích nội dung văn bản
Tất cả các bài viết về bạo hành trẻ em đều được xem xét kỹ lưỡng trên 3
báo điện tử: VnExpress.net, VietNamnet.vn và giadinhvn.vn trong thời gian
năm 2013 và 2014. Tờ báo điện tử được lựa chọn theo tiêu chí ngẫu nhiên
nhưng theo tiêu chí:
-

Nội dung phong phú bao gồm các bài viết về nhiều góc độ khác

nhau.
-

Có thể theo dõi theo tháng, thuận tiện cho việc nghiên cứu.

5.2. Phương pháp chọn mẫu
Tất cả các bài báo có liên quan, đề cập tới vấn đề bạo hành trẻ em trong
khoảng thời gian lấy mẫu (01/01/2013-31/12/2014) đều được sưu tầm, lựa

chọn Trong 2 năm, tìm thấy 156 bài viết về các vấn đề bạo hành trẻ em
(VnExpress: 52 bài, VietNamnet: 53 bài, Giadinhvn: 51 bài). Tìm các bài báo
bằng một số từ khóa: bạo lực trẻ em, bạo hành trẻ em, hành hạ trẻ em, đánh
đập trẻ em.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Bạo hành nói chung và bạo hành trẻ em nói riêng là đề tài được nhiều
lĩnh vực, tổ chức xã hội quan tâm, nghiên cứu. Việc nghiên cứu vấn đề này

5


giúp làm phong phú thêm các nội dung lý luận, khung lý thuyết về bạo hành
trẻ em. Từ đó, giúp mọi người có cách nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ
đồng thời giúp trẻ em nâng cao nhận thức để có khả năng tự vệ trước các hành
vi bạo lực.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi hồn thành, khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo của
sinh viên báo chí, các nhà báo, nhất là những người yêu thích, muốn viết
chun sâu về trẻ em nói chung và bạo hành trẻ em nói riêng.
7. Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương, 12 tiết, 66 trang.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.1. Hệ thống khái niệm

1.1.1. Khái niệm trẻ em
“Từ điển Xã hội học” định nghĩa: “Trẻ em là nhóm ở trong q trình xã
hội hóa (tiếp nhận những kỹ năng và tri thức để có thể tham gia hoạt động xã
hội độc lập), nói đúng hơn đó là nhóm ở trong giai đoạn đầu tiên của xã hội
hóa”. [13, tr.299]
Theo cuốn “Pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam”, trong phần “Công
ước quốc tế về quyền trẻ em”, điều 1 có nêu rõ: “Trong phạm vi của Cơng
ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp
dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. [16, tr.208]
Còn ở chương I, điều 1 của “Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ
em” định nghĩa rằng : “trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam
dưới mười sáu tuổi” [17, tr.7]
Có thể nhận thấy sự mâu thuẫn giữa một số khái niệm nhưng có thể rút ra
một khái niệm phù hợp nhất trong phạm vi của đề tài nghiên cứu: Trẻ em là đối
tượng dưới mười sáu tuổi, đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý,
nhân cách con người nên dễ chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố bên ngoài.
1.1.2. Khái niệm bạo hành/bạo lực
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo lực là việc đe
dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác
hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng, người mà gây ra hay làm
gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng
đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát”.
Ở Việt Nam, Luật phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa:
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có

7


khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình”.

Theo Thơng tư Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực,
bị xâm hại tình dục (số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010 của Bộ Lao
động – Thương binh và xã hội ban hành): “Trẻ em bị bạo lực là nạn nhân của
một trong các hành vi sau đây:
a) Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua
đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần,
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
b) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến
sức khỏe, tính mạng của trẻ em;
c) Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho
hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội;
d) Cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công
việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc
trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm”.
1.1.3. Khái niệm báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh
và truyền hình nhưng mang trong mình sức mạnh nhiều ưu điểm vượt trội hơn
các thể loại khác nhờ khả năng tương tác cao, tính thời sự cập nhật thơng tin
nhanh, tính đa phương tiện, dễ lưu giữ, tìm kiếm, chi phí đọc báo thấp…
Loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như: báo điện tử, báo
mạng, báo trực tuyến, báo internet, báo mạng điện tử…
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Báo điện tử” đã được sử dụng trong Luật báo chí
năm 1999. Theo định nghĩa trong luật này,“báo điện tử là loại hình báo chí
được thực hiện trên hệ thống máy tính”.
Dự thảo Luật Báo chí trình Quốc hội năm 2015 có nêu ra khái niệm:
“Báo chí điện tử” là loại hình báo chí sử dụng chữ viết là chủ yếu, hình ảnh,

8



âm thanh được truyền dẫn trên môi trường mạng, bao gồm báo điện tử và tạp
chí điện tử”.
Theo Nghị định số 51/2002 NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ,
chương 1, điều I có nêu: “Báo điện tử” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện
trên mạng thơng tin máy tính (Internet, Intranet)”.
Theo TS. Nguyễn Thị Trường Giang: “Báo mạng điện tử là một loại
hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành
trên mạng Internet”. [5, tr. 53]
Còn theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững: “Báo mạng điện tử tức là báo
điện tử tồn tại, phát triển và quảng bá trên mạng Internet”. [3, tr.123]
Từ các khái niệm trên, có thể rút ra: Báo mạng điện tử là một loại hình
báo chí tồn tại, phát triển gắn với mạng internet. Tuy ra đời sau nhưng với
nhiều ưu thế nổi trội, báo mạng điện tử có sức cạnh tranh cao với các loại
hình báo chí khác.
1.2. Những nội dung về bạo hành trẻ em
1.2.1. Nội dung liên quan đến bạo hành trẻ em trong một số văn
bản luật
Quyền trẻ em đã được đề cập tới trong nhiều văn bản luật để có thể bảo
vệ lợi ích một cách toàn diện nhất cho trẻ. Điều 65, Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 xác định: “Trẻ em được gia đình, Nhà
nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
Điều 12, chương II, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em nêu rõ:
“Trẻ em có quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ
và tinh thần đạo đức”.
Khơng chỉ gia đình mà nhà trường và tồn xã hội phải có trách nhiệm
cùng chung tay bảo vệ trẻ em trước các tình huống xấu, tạo mơi trường tốt
nhất để trẻ có thể được hưởng các quyền và lợi ích của bản thân một cách tối
đa. Ngồi việc được chăm sóc về thể chất để phát triển khỏe mạnh, trẻ em còn

9



có quyền được tạo điều kiện thuận lợi để học tập, trau dồi kiến thức và rèn
luyện đạo đức. Nhờ vậy, trẻ mới hiểu biết và có khả năng tự vệ trong các
trường hợp bất lợi.
Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị bạo hành là rất cần thiết, hỗ trợ trẻ khi
đang là nạn nhân của bạo hành là vô cùng cấp bách nhưng giúp đỡ trẻ phục
hồi các tổn thương và tái hòa nhập cộng đồng cũng là điều vơ cùng quan
trọng. Để trẻ em có thể hưởng trọn vẹn quyền và lợi ích hợp pháp của mình
thì trách nhiệm của mỗi quốc gia, tổ chức đều được quy định rõ trong văn bản
luật. Trong phần I, Công ước quốc tế về quyền trẻ em có ghi:
Điều 19: “Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp
chế, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình
thức bạo lực về thể xác hoặc tâm thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc
hoặc sao nhãng trong sự chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm
phạm về tình dục, trong khi đứa trẻ vẫn nằm trong vịng chăm sóc của cha mẹ
hoặc cả cha và mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ
người nào khác được giao việc chăm sóc đứa trẻ”.
Điều 34: “Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống mọi
hình thức bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục”.
Điều 36: “Các quốc gia thành viên sẽ bảo vệ trẻ em chống mọi hình
thức bóc lột khác gây hại về bất kỳ phương diện nào cho phúc lợi của trẻ em”.
Điều 37: “Các quốc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng: a) Khơng có trẻ
em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử, trừng phạt, độc ác, vô nhân đạo hay làm
mất phẩm giá”.
Điều 39: “Các quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích
hợp để thúc đẩy sự hồi phục về thể chất và tâm lý và sự tái hòa nhập xã hội
của một trẻ em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặt, bóc lột hay xúc
phạm nào; tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt độc ác, vơ nhân
đạo và nhục hình nào khác”.


10


Điều 26, chương III, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em có quy
định: “1.Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân
thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai
nạn cho trẻ em. 2.Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh
dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
Bạo hành trẻ em không những gây ra những tổn hại về mọi mặt cho trẻ,
đi ngược lại với các giá trị nhân văn cao đẹp mà còn vi phạm nhiều quy định
của pháp luật. Trong điều 7, chương I, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ
em có nêu các hành vi bị nghiêm cấm:
“4.Dụ dỗ, lừa dối, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm
hại tình dục trẻ em;
6.Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt có, mua bán, đánh tráo
trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ,
người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của
người khác;
9.Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân
phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật”.
Tuy các hành vi về bạo hành trẻ đã được nêu rất cụ thể và bị nghiêm cấm
trong các văn bản pháp luật nhưng thực tế, các vụ hành hạ, tra tấn, làm nhục
trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên, khiến trẻ phải chịu nhiều tổn thất nặng nề về
mọi mặt. Một trong các nguyên nhân khiến thực trạng đáng buồn này liên tục
tái diễn có thể do công tác tuyên truyền pháp luật tới người dân chưa sâu
rộng, thiếu hiệu quả nên họ không nắm được luật và chưa hiểu được những
hậu quả nặng nề phải gánh chịu khi sử dụng bạo lực với trẻ em.
1.2.2. Nguyên nhân trẻ em bị bạo hành
Trong thời gian qua, ở nước ta đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc bạo hành

trẻ em gây phẫn nộ trong dư luận. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ
nhiều phía.

11


- Nguyên nhân từ phía trẻ em:
Do trẻ quá lười ăn, nghịch ngợm, trộm cắp tài sản… nên bị người lớn
đánh, mắng như một hình thức răn đe. Một lý do khác là trẻ chưa nắm vững
được các kiến thức về pháp luật cũng như chưa có khả năng tự vệ nên hầu hết
các em đều cam chịu khi bị bạo hành mà không dám lên tiếng kêu gọi sự giúp
đỡ từ xã hội.
- Nguyên nhân từ phía nhà trường, giáo viên:
Nhiều cơ sở mầm non chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động chui, cơ
sở vật chất thiếu thốn, giáo viên khơng có trình độ nên khơng đảm bảo trong
việc chăm sóc, ni dạy trẻ dẫn tới xảy ra nhiều vụ việc thương tâm.
- Do bản tính hung hăng, ưa bạo lực của người lớn:
Với nhiều người, sự ác độc đã ngấm vào từng suy nghĩ, hành động nên
họ coi việc đánh đập trẻ em là điều vô cùng bình thường. Bản tính ấy kết hợp
với việc lạm dụng quyền cha mẹ để dạy dỗ con cái dễ dẫn tới tình trạng xảy ra
các vụ bạo hành thương tâm.
- Do cha mẹ quá yêu thương, chiều chuộng con cái:
Mặc dù trong trường hợp này, cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất để trẻ
được học tập, vui chơi nhưng cách yêu thương, quan tâm chưa đúng cách,
nhiều khi áp đặt suy nghĩ của người lớn hoặc đặt kỳ vọng quá cao vào trẻ nhỏ
khiến chúng không áp lực, tù túng, bí bách khi khơng được bộc lộ cái tơi cá
nhân. Từ đó trẻ dễ có các suy nghĩ, hành vi tiêu cực.
- Do cách dạy con:
Quan niệm “thương cho roi cho vọt” ăn sâu vào lối suy nghĩ khiến người
Việt Nam chúng ta coi chuyện giáo dục trẻ bằng roi là điều vô cùng hiển

nhiên. Nhiều phụ huynh thường xuyên dùng bạo lực để dạy dỗ con cái và coi
đó là cách hữu hiệu nhất để trẻ em nghe lời và không tái phạm lỗi. Một
nguyên nhân khác dẫn đến tư tưởng dạy con lạc hậu này vẫn còn tồn tại đến
hiện nay có thể là do quá khứ của cha mẹ cũng bị bạo hành và tiếp tục truyền
lại cho con cái.

12


- Các giá trị gia đình bị băng hoại, phân biệt đối xử về giới:
Gia đình là tế bào của xã hội nên khi các giá trị truyền thống của mỗi gia
đình khơng cịn thì rất dễ xảy ra các hành động bạo lực hoặc hành vi trái với
đạo lý. Khi đó, trẻ em và phụ nữ thường là nạn nhân chính của các vụ bạo
hành dã man.
- Nguyên nhân kinh tế:
Gánh nặng mưu sinh khiến các gia đình có hồn cảnh khó khăn thường
xảy ra mâu thuẫn, cha mẹ trút áp lực lên con cái mà không ý thức được hậu
quả mà cả bản thân và trẻ phải gánh chịu.
Chính sự thiếu thốn về vật chất dẫn tới thiếu thốn về tinh thần bởi cha mẹ
khơng có thời gian để chăm sóc, quan tâm tới con cái. Nhiều gia đình điều
kiện khó khăn, khơng đủ chi phí để gửi con vào các trường mầm non đạt chất
lượng nên chấp nhận giao con cho những bảo mẫu tại gia thiếu chun mơn
nghiệp vụ. Thực tế cho thấy tình trạng này rất phổ biến và kéo theo những hậu
quả đáng tiếc. Tiêu biểu là vụ bảo mẫu Nhờ đánh đập tàn nhẫn, dẫn tới cái
chết thương tâm của cháu bé 18 tháng tuổi ở quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí
Minh. Vụ việc đã réo lên hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh trong việc
lựa chọn và gửi con cho các nơi trơng giữ tự phát, thiếu an tồn.
- Do mâu thuẫn, xung đột của cha mẹ:
Với những trẻ phải sống cùng mẹ kế/cha dượng hoặc sống trong gia đình
khơng hịa thuận, trẻ có nguy cơ bị bạo hành cao hơn do cha mẹ thiếu quan

tâm, chăm sóc. Nhiều trẻ bị đánh khơng phải vì chúng mắc lỗi mà vì cha mẹ
cần giải tỏa áp lực, bực tức nên đã “giận cá chém thớt”. Một số trường hợp,
trẻ em còn bị giết bởi chính cha mẹ ruột khi họ cảm thấy quá bế tắc trong
cuộc sống.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bạo lực trẻ em chưa có
hiệu quả:

13


Việc tuyên tuyên truyền, thực thi các quyền trẻ em hiện nay hầu hết chỉ
được thực thi sau khi các vụ việc đau lịng xảy ra cịn trước đó vẫn chỉ mang
tính hình thức do đó nhiều người chưa hiểu biết về pháp luật nên liên tục vi
phạm các quyền về trẻ em.
1.2.3. Hậu quả trẻ em phải gánh chịu khi bị bạo hành
1.2.3.1. Hậu quả về mặt thể chất:
Bạo lực về thể chất sẽ làm tổn hại đến sức khỏe, thậm chí là cướp đi tính
mạng của các em. Các hành vi này khiến trẻ chịu nhiều đau đớn và thương tật
ở các mức độ khác nhau.
1.2.3.2. Hậu quả về mặt tinh thần:
Đối với trẻ bị bạo hành, chúng thường tỏ ra sợ hãi, mất ngủ, giận dữ, gắt
gỏng, buồn chán, sợ phải ở một mình… Khả năng trầm cảm tăng cao khi
nhiều em bị chính người trong gia đình tra tấn, đánh đập. Bạo lực về tình dục
cũng gây ra nhiều tổn hại tâm lý nghiêm trọng cho các em về sau này, nhiều
trường hợp cịn có ý định tự tử vì khơng chịu được áp lực
Đối với trẻ mầm non, dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành có thể là: sợ hãi
khi ngủ, đêm hay mơ sảng, khóc khi ăn, lo sợ khi nhắc tới cơ giáo, trở nên
trầm tính, nhút nhát, ít hiếu động hơn trước…
1.2.3.3. Ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách về
sau của trẻ:

Trẻ em là đối tượng non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần nên những hình
ảnh về bạo lực khơng những in sâu trong thời ấu thơ của các em mà con ám
ảnh trong tâm trí các em về sau này. Sống trong mơi trường bạo lực nên chúng
khó tránh khỏi việc bị tiêm nhiễm nếp sống bạo lực. Những trẻ phải chứng kiến
hoặc bị bạo lực có nguy cơ sử dụng bạo lực cao hơn khi lớn. Nhiều đứa trẻ hiền
lành nhưng sau khi bị bạo hành dã man đã trở nên tàn ác và tiếp tục sử dụng
các hành vi bạo lực với người khác. Chúng thường học hành giảm sút, dễ sa đà
vào các vấn nạn xã hội như rượu chè, hút chích, mại dâm…

14


1.3. Một số lưu ý dành cho nhà báo khi viết về đề tài trẻ em:
Trẻ em là đối tượng phản ánh của báo chí, là đối tượng hưởng thụ các
sản phẩm báo chí đồng thời cũng tham gia vào q trình sáng tạo tác phẩm
báo chí. Viết về trẻ em là đề tài khó nhà báo cần trang bị cho mình những kỹ
năng cần thiết đó là:
1.1.1. Giao tiếp cởi mở, thân thiện với trẻ em:
Không giống với người lớn, hầu hết trẻ em khơng có mục đích giao tiếp
rõ ràng nên thường ngại giao tiếp với những người xa lạ cho nên việc làm
quen và tạo được cảm tình với trẻ là yếu tố quan trọng quyết định đến việc
khai thác thơng tin có thành cơng hay khơng của nhà báo.
Trước khi tiến hành hoạt động giao tiếp với trẻ, cần xác định rõ những
nội dung thông tin cần trao đổi hoặc thẩm định để cuộc nói chuyện có trọng
tâm, tránh lãng phí thời gian. Ngồi ra, cần chuẩn bị địa điểm, bối cảnh phù
hợp với mục đích cuộc trị chuyện. Ví dụ muốn tìm hiểu những thơng tin bí
mật, hạn chế người biết thì cuộc giao tiếp thường diễn ra ở những nơi vắng
vẻ, có khơng gian kín. Tuy nhiên, những địa điểm này thường tạo cảm giác lo
sợ, ái ngại cho trẻ em trong việc chia sẻ thơng tin. Để tạo khơng khí gần gũi,
thân thiện, nhà báo nên chọn những nơi có khơng gian bộc lộ cá tính tự nhiên

của trẻ như ở nhà, lớp học, sân trường, khu vui chơi… Khi trẻ cảm thấy thoải
mái thì cuộc nói chuyện mới thực sự đạt hiệu quả.
Khi tiếp xúc với trẻ, cần thể hiện thái độ vui vẻ, thân thiện, nên bắt đầu
câu chuyện bằng những lời hỏi han nhẹ nhàng hoặc bằng vấn đề khác khơng
liên quan đến mục đích chính để trẻ dễ hịa nhập và không bị áp lực. Một số
nhà báo không thành công khi thực hiện giao tiếp với trẻ bởi q nóng vội khi
muốn đi vào mục đích chính của mình, điều này khiến trẻ cảm thấy khơng
thoải mái và khó chia sẻ. Do đó, cần dành nhiều thời gian để trị chuyện, thậm
chí là chơi cùng trẻ để có thể dễ dàng làm quen, tạo sự thân mật, niềm tin với
các em.

15


Khi làm quen với đối tượng có hồn cảnh đặc biệt như trẻ em đường phố,
trẻ vi phạm pháp luật, trẻ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục… các nhà báo
thường gặp phải nhiều trở ngại. Những trường hợp này rất khó tiếp xúc vì các
em thường cảm thấy tự ti, mặc cảm, có xu hướng muốn né tránh, che giấu
những tổn thương mình phải chịu đựng. Một số trẻ cịn có thể tỏ ra hung hăng
như một kiểu phản xạ tự vệ với người lạ, có thái độ bất hợp tác, tỏ ra nghi ngờ
với mọi thứ, nói dối khi cung cấp thông tin cho nhà báo. Khi ấy, nhà báo có
thể khơng thu thập được thơng tin như kế hoạch hoặc chỉ nhận được thông tin
không đúng sự thật.
Do vậy, muốn trẻ em bày tỏ suy nghĩ của mình thì nhà báo cần giới thiệu
ngắn gọn về bản thân và lý do diễn ra cuộc nói chuyện để tạo sự tin tưởng với
các em. Ngoài ra, nhà báo cần hòa đồng, hiểu biết cuộc sống đời thường và
hiểu được những tổn thương mà các em phải gánh chịu để có thái độ và cách
sử dụng ngơn ngữ phù hợp nhất. Đặc biệt, không nên tra xét các em khi tiến
hành cuộc giao tiếp.
1.1.2. Nắm được đặc điểm tâm lý trẻ em:

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, trẻ em lại có những đặc thù về nhận thức, tình
cảm, hành vi và các phẩm chất nhân cách khác nhau. Nhà báo cần nắm vững
đặc điểm tâm lý lứa tuổi để có thể khéo léo nhập cuộc trị chuyện cũng như
chủ động trong việc điều khiển cuộc giao tiếp với trẻ.
Ví dụ về một trong các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi nhi đồng: “Hành vi
bắt chước kiểu “noi gương”của trẻ phát triển mạnh. Cần giúp cho trẻ có
những tấm gương tốt, những mẫu người lý tưởng, gần gũi trong cuộc sống để
trẻ học tập. Trẻ thích thể nghiệm trong cuộc sống, do đó dễ có những thử
nghiệm “dại dột”, cần sự cảm thông và cách cư xử, giáo dục khéo léo của
người lớn” [6, tr.53]. Khi tiếp xúc với các em, nếu nhà báo tỏ ra nóng giận,
cáu gắt khi trẻ ngang ngược hoặc có thái độ truy xét khi trẻ mắc lỗi thì cuộc
giao tiếp dễ bị gián đoạn. Do vậy, nếu nắm được các đặc điểm tâm lý cơ bản

16


của từng lứa tuổi thì nhà báo sẽ dễ dàng nhận ra được tính cách, con người
thật của mỗi đối tượng.
1.1.3.

Nắm vững luật về trẻ em:

Một trong các chức năng quan trọng của báo chí là giám sát việc thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, trong đó có việc thực
thi các luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhà báo cần nghiên cứu,
nắm vững các quyền của trẻ em được quy định đầy đủ trong Công ước Quốc
tế về Quyền trẻ em, Hiến pháp và nhiều văn bản luật khác. Đây là những quy
định cụ thể, thiết thực giúp cho nhà báo có định hướng rõ ràng trong suy nghĩ,
hành động và tránh được những sai sót khơng đáng có trong khi tác nghiệp.
Ngoài ra, những người nắm vững các luật về trẻ em sẽ có nhiều bài viết nhìn

nhận vấn đề dưới góc độ pháp luật. Từ đó, có thể bảo vệ trẻ một cách dễ dàng,
thiết thực hơn.
1.1.4. Giữ bí mật để bảo vệ nguồn tin:
Với những trẻ bị xâm hại tình dục, bị nhiễm HIV, vi phạm pháp luật, là
nhân chứng vụ việc… thì việc giữ bí mật thơng tin của đối tượng là nguyên
tắc được đặt lên hàng đầu. Tuyệt đối khơng cung cấp tên, tuổi, hình ảnh trẻ bị
xâm hại tình dục lên báo, khơng tiết lộ những thơng tin mà theo đó người
khác có thể biết được tên và địa chỉ nạn nhân. Trong một số trường hợp, nếu
có đưa tên và hình ảnh thì cần thay đổi tên, địa chỉ, làm mờ hình ảnh nạn nhân
để tránh việc trẻ có thể bị những tổn hại nặng nề về tinh thần hoặc có nguy cơ
bị trả thù.
1.1.5. Hòa nhập và đồng cảm với trẻ:
Nhà báo cần đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được hồn cảnh và suy
nghĩ của chúng, từ đó mới có cách nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý và tồn
diện. Khi coi mình ngang hàng với trẻ em, chúng sẽ cảm nhận được sự thân
thiện trong cuộc giao tiếp và sẽ chia sẻ thông tin với nhà báo một cách thoải
mái như trò chuyện với một người bạn. Điều đó giúp nhà báo đưa ra các câu

17


hỏi phù hợp với trẻ và tìm ra những luận điểm khoa học thích hợp để bảo vệ
trẻ khi cần thiết. Đối với trẻ ở lứa tuổi nhi đồng hoặc trẻ chậm phát triển,
không nên đặt ra những vấn đề q phức tạp địi hỏi sự phân tích, khái qt.
1.1.6. Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của trẻ em:
Nhà báo cần lắng nghe ý kiến của trẻ với thái độ chân thành. Ngoài ra, họ
cần quan sát sự thay đổi thái độ của trẻ để đưa ra các ý kiến nhận xét, cử chỉ
thích hợp để chứng tỏ mình ln chú ý lắng nghe điều chúng đang nói, kể cả
khi câu trả lời khơng đúng với mục đích mà mình muốn hỏi. Hiện nay, nhiều
nhà báo thường áp đặt suy nghĩ của mình một cách máy móc nên đã biến cuộc

trị chuyện trở thành hình thức chiếu lệ, thiếu thiết thực. Một số trường hợp
còn tưởng tượng, thêm các chi tiết khơng có thật để bài viết giật gân, câu
khách hơn. Đây là cách làm không những đi ngược lại với đạo đức nghề báo
mà còn khiến cho quyền lợi của trẻ khơng được bảo đảm.
Ngồi việc lắng nghe thì việc tôn trọng ý kiến riêng của trẻ là điều kiện
quan trọng giúp nhà báo có thẻ hiểu và gần gũi với trẻ hơn. Trẻ em có cách
suy nghĩ và hành động riêng, không giống với người lớn nên ý kiến của chúng
cũng được nhìn nhận dưới góc độ đơn giản và có đơi chút ngây ngơ. Đặc biệt,
các em nhỏ thường cảm thấy lo ngại và tự ti khi câu trả lời của chúng không
đúng nên nhà báo không nên cười, chế giễu hay có thái độ phán xét mà nên
tôn trọng tất cả ý kiến của trẻ em.
1.1.7.

Tôn trọng sự thật:

Nhà báo cần khai thác đầy đủ thông tin và đưa tin một cách chính xác,
khách quan vì nếu bài viết sai sự thật không những làm mất uy tín của nhà
báo mà cịn ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Do đó, nhà báo cần thẩm định
tính chính xác trong câu trả lời của trẻ. Nên có một số câu hỏi để kiểm tra độ
chính xác của thông tin mà trẻ đang cung cấp hoặc sử dụng thêm ý kiến từ các
nguồn tin khác để đối chiếu. Khi các em nói dối thường là có những lý do
nhất định (như chưa tin tưởng nhà báo, muốn che đậy những tổn thương…)

18


nên khi phát hiện các em nói dối, khơng nên tỏ thái độ tức giận, ép buộc trẻ
nói ra sự thật mà hãy từ từ để trẻ hiểu mình đã biết sự thật ra sao và việc trẻ
nói thật có ích lợi như thế nào.
Những điều trên đã phần lớn được khái quát trong 6 nguyên tắc mà

UNICEF đưa ra khi đưa tin về trẻ em để các bài viết đạt hiệu quả xã hội cao
mà quyền trẻ em vẫn được đảm bảo:
1. Nhân phẩm và các quyền của trẻ em phải được tôn trọng trong mọi
trường hợp.
2. Khi phỏng vấn và đưa tin về trẻ em, cần đặc biệt chú ý đến quyền
riêng tư và bí mật của trẻ, chúng cần được lắng nghe, tham gia vào các quyết
định có ảnh hưởng tới chúng và được bảo vệ trước mọi hành vi lạm dụng và
trừng phạt.
3. Lợi ích tốt nhất của mỗi trẻ em phải được ưu tiên trước bất kỳ lợi ích
nào khác.
4. Trong q trình xác định những lợi ích tốt nhất của trẻ, quyền được
lắng nghe của trẻ phải được tôn trọng phù hợp với độ tuổi và mức trưởng
thành của chúng.
5. Những người hiểu rõ nhất hồn cảnh của trẻ em và có khả năng đánh
giá chính xác nhất hồn cảnh đó cần được tham vấn về những vấn đề chính
trị, văn hố, xã hội khi đưa tin về trẻ em.
6. Không đăng tải một câu chuyện hoặc hình ảnh có thể đưa trẻ, anh em
hoặc bạn bè của trẻ vào tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm ngay cả khi
những yếu tố nhận dạng được thay đổi, giấu đi hoặc không được sử dụng.

19


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trẻ em là đối tượng dưới mười sáu tuổi, đang trong giai đoạn đầu của sự
phát triển tâm lý, nhân cách con người nên dễ chịu sự tác động sâu sắc của
các yếu tố bên ngoài. Bạo hành trẻ em là hành vi đe dọa hoặc dùng sức mạnh
thể chất gây ra các tổn hại thể chất, tinh thần, ảnh hưởng tới quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của các em.
Bạo hành trẻ em không những gây ra những tổn hại về mọi mặt cho trẻ,

đi ngược lại với các giá trị nhân văn cao đẹp mà còn vi phạm nhiều quy định
trong các văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 1992, Công ước Quốc tế về
quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em…
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trẻ em bị bạo hành là: thiếu
thốn về mặt kinh tế, cha mẹ hay ra xung đột, nhà trường chưa được cấp giấy
phép hoạt động nhưng vẫn hoạt động chui, giáo viên thiếu tình yêu với trẻ và
khơng có chun mơn nghiệp vụ, cơng tác tun truyền, phổ biến thực thi
pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em chưa có hiệu quả.
Do vậy, tồn xã hội cần chung tay để bảo vệ lợi ích của trẻ em nhằm
giảm thiểu các vụ việc đau lòng xảy ra. Hơn ai hết, nhà báo cần phát hiện, tìm
hiểu và đưa tin về bạo hành trẻ em một cách chính xác, đúng đắn trên tinh
thần viết vì các em và để bảo vệ các em.

20


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẠO HÀNH TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu về các tờ báo chọn khảo sát
2.1.1. Báo điện tử VnExpress (VnExpress.net)
Báo điện tử VnExpress thành lập ngày 26/02/2001 (giấy phép: Số
511/GP – BVHTT ngày 25/11/2002) với cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học
Công nghệ.
Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, VnExpress vẫn ln giữ vị trí là
một trong số các tờ báo dẫn đầu về số lượng người truy cập. Theo Google
Analytics, trung bình mỗi ngày, hệ thống Báo VnExpress có hơn 30 triệu lượt
truy cập (pageviews).
VnExpress cung cấp thông tin về mọi vấn đề của đời sống qua các
chuyên mục: Xã hội, Thế giới, Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Đời sống, Khoa

học, Kinh doanh… VnExpress cung cấp thơng tin nhanh nhạy, kịp thời, chính
xác cho độc giả. Số lượng hình ảnh, video độc lập hoặc đi kèm tin, bài của tờ
báo cũng rất phong phú. Ảnh của VnExpres có màu sắc và góc độ chụp rất
đẹp nên thu hút được lượng lớn độc giả.
Báo hướng tới đối tượng độc giả chủ yếu là những người trẻ, có tuổi đời
từ 18 đến 40 tuổi, có khả năng và trình độ tiếp cận cơng nghệ thơng tin.
Những năm gần đây, Báo đã chú ý hơn tới tính tương tác với độc giả thơng
qua các hình thức như: comment, vote, chia sẻ hình ảnh, video clip… Điều
này không những giúp cho tờ báo tăng số lượng người truy cập mà cịn khiến
cho thơnng tin trở nên thiết thực hơn. Ngồi ra, VnExpress cịn thường xun
tổ chức các cuộc thi ảnh, video đẹp về đất nước, con người Việt Nam thu hút
được sự quan tâm của đông đảo các đối tượng trong và ngoài nước.
Giao diện của VnExpress đề cao sự rõ ràng, dễ đọc và tiếp nhận chứ không
đặt nặng vấn đề màu sắc bắt mắt nên có bố cục và màu sắc khá đơn giản.

21


×