Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

skkn mầm nonMột số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4>5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.23 MB, 37 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
bậc học quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngơn ngữ, tình cảm
kĩ năng xã hội, nhận thức góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Để đạt được
mục tiêu giáo dục mầm non thì việc đổi mới các hoạt động giáo dục là rất cần
thiết.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm hiện nay
khơng chỉ là tiêu chí đề ra mà cịn là một nhiệm vụ bắt buộc với giáo viên mầm
non. Khi tổ chức các hoạt động trên lớp hay các hội thi giáo viên giỏi, tất cả giáo
viên đều nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên không phải
giáo viên nào cũng thành công như mong muốn. Trên thực tế khi tổ chức các
hoạt động học tập, vui chơi vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm, trẻ
thụ động và chưa phát huy được tính tích cực. Cơ hướng dẫn nhiều, nói nhiều,
trẻ ít có cơ hội được thực hành, trao đổi thí nghiệm, trải nghiệm.
Là một giáo viên mầm non – tổ phó chuyên mơn khối 4 tuổi tơi ln suy
nghĩ tìm tịi các biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc
tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là nhiệm vụ hết
sức quan trọng, đảm bảo sự phát triển toàn diện với từng cá nhân trẻ góp phần
nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Tổ chức hoạt động theo
định hướng lấy trẻ làm trung tâm tạo không gian hoạt động mở cho trẻ, tạo cơ
hội cho trẻ được tham gia khám phá trải nghiệm, hoạt động cá nhân, hoạt động
theo nhóm qua đó phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. Hàng ngày trực tiếp chăm
sóc giáo dục trẻ nên tôi ý thức được rằng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là rất
cần thiết, tôi luôn muốn trẻ của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tịi những
gì mà trẻ cịn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, khơng gị bó. Vậy
làm thế nào để có thể thực hiện điều đó? Tơi đã tham khảo một số tài liệu và
cũng tìm hiểu về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, làm thế nào để trẻ
của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả như
1



mục tiêu đề ra. Vì vậy tơi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mơ tả giải pháp kĩ thuật.
II.1. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến.
Trước đây phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm thì trẻ chỉ
ngồi nghe cơ dạy và trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của cô nên khơng phát
huy được hết tính chủ động , vai trò trung tâm của trẻ. Những kiến thức trẻ nhận
được là trên lý thuyết, trẻ hoạt động theo sự hướng dẫn của cô, phụ thuộc vào cô
giáo rất nhiều.
- Về phía trẻ: Trẻ chưa được tự khám phá, trải nghiệm, chia sẻ, bày tỏ ý
kiến quan điểm của mình một cách chủ động. Trẻ chủ yếu là quan sát, xem xét,
tìm hiểu, phỏng đốn, trẻ được hoạt động ít, thụ động theo sự hướng dẫn của cô.
Những kiến thức trẻ học được cịn cứng nhắc trên lý thuyết là chính, khi trẻ
tham gia vào các hoạt động cịn gị bó, hạn chế.
- Về phía giáo viên: Các bài dạy với kiến thức còn cứng nhắc theo sách
gợi ý, giáo viên phải giải thích nhiều, đóng vai trị chủ đạo, chưa chủ động, linh
hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành. Giáo viên thực hành nhiều hơn trẻ. Giáo viên
phụ thuộc vào những đồ dùng, đồ chơi sẵn có trong trường mầm non, chưa có
nhiều đồ chơi mở phát huy tính tích cực của trẻ. Giáo viên chưa có nhiều kinh
nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, khả năng
xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế.
II. 1.1. Khảo sát trẻ.
Đầu năm học 2020 – 2021 tơi tiến hành khảo sát thực trạng tình hình thực
tế của lớp trên 25 trẻ với kết quả như sau:
* Bảng 1: Khảo sát khả năng giao tiếp của trẻ:
Khả năng giao tiếp của trẻ

Mức độ thực hiện
Số trẻ


Tỷ lệ ( %)

Trẻ rất tự tin

5

20 %

Trẻ tự tin

7

28 %

Trẻ không tự tin

13

52 %


=> Nhìn vào bảng trên ta thấy khả năng giao tiếp của trẻ cịn nhiều hạn chế,
chính vì vậy giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách thụ động
mà cần tạo ra các điều kiện, cơ hội để trẻ được chủ động sáng tạo tích cực hoạt
động tăng khả năng giao tiếp.
* Bảng 2: Khảo sát mức độ tích cực của trẻ trong các hoạt động :
Khảo sát trẻ

Mức độ tích cực của trẻ

trong các hoạt động

Số trẻ

Tỷ lệ ( %)

Mức độ tốt

4

16 %

Mức độ khá

8

32 %

Mức độ trung bình

7

28 %

Mức độ yếu

6

24 %


=> Nhìn vào bảng trên ta thấy mức độ tích cực của trẻ trong các hoạt động
còn thấp nguyên nhân là do giáo viên chưa xây dựng các hoạt động giáo dục
khơi gợi được sự tích cực của trẻ.
II.2. Mơ tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến:
II.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
- Để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, trong
thời gian đảm nhiệm lớp mẫu giáo Nhỡ tơi đã tìm tịi các tài liệu về giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm phù hợp với trẻ 4 tuổi. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
mầm non là tư duy trực quan hình tượng, những kiến thức giáo dục cho trẻ phải
cụ thể, gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ cùng kết quả khảo sát đầu năm. Tơi đã tìm
hiểu 1 số tài liệu:
+ Phương pháp tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm – Nhà xuất bản
giáo dục mầm non
+ Tạp chí giáo dục mầm non
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
+ Tham khảo trên mạng internet những vấn đề về phương pháp giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.
+ Kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục 4 – 5 tuổi


+ Chương trình giáo dục Mầm non – Nhà xuất bản giáo dục mầm non
+ Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ
mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 4 tuổi.
- Khi xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ ngoài việc chú trọng đưa nội
dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào các mơn học hàng ngày nhằm hình
thành cho trẻ sự tự tin mạnh dạn, thói quen và hành vi có văn hóa, tơi cịn dạy kỹ
năng sống cho trẻ thơng qua các tình huống cụ thể của từng chủ đề với tiêu chí “
lấy trẻ làm trung tâm”.
* Ví dụ: Với mơn học làm quen với tốn khi đưa ra nội dung bài học tôi
cho trẻ thời gian để suy nghĩ, để chơi và giải quyết vấn đề, quan sát đưa ra ý

kiến của mình
+ Tơi khơng thúc giục trẻ, không làm hộ, làm thay trẻ
+ Tôi không đưa ra câu trả lời ngay mà để trẻ có thời gian suy nghĩ, tơi
khuyến khích trẻ chia sẻ và nói lên những điều trẻ phát hiện ra và diễn đạt bằng
ý hiểu của mình.
- Khi xây dựng kế hoạch, tôi chú trọng việc xây dựng mục tiêu, nội dung
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
+ Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, sở thích của trẻ tơi xây dựng mục
tiêu kế hoạch giáo dục luôn hướng đến trẻ, để hiểu được trẻ làm được những gì,
và làm như thế nào.
* Ví dụ: Ở chủ đề: “ Trường mầm non” Tôi đưa mục tiêu 45 (trẻ biết tên
trường, nhớ tên lớp, tên cô giáo cũng như biết một số hoạt động ở trường) Qua
mục tiêu này trẻ mạnh dạn tự tin nói tên lớp, tên trường và tên cô giáo, tên các
bạn, tên đồ dùng, đồ chơi cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi và các hoạt động của
trẻ trong trường mầm non .
+ Lựa chọn nội dung: Khi tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm giáo
viên phải luôn gợi mở hỗ trợ và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được chia
sẻ, trao đổi ý kiến của mình, giáo viên cũng cần quan sát để đáp ứng nhu cầu
ham hiểu biết, tìm tịi khám phá qua các câu hỏi, thắc mắc của trẻ.


* Ví dụ: Ở chủ đề “ Thực vật” với nội dung nhận biết các món ăn, nhóm
thực phẩm và lợi ích của chúng đối với sức khỏe
+ Xác định cụ thể các món ăn, các loại thực phẩm nào thuộc 4 nhóm thực
phẩm quen thuộc với trẻ.
+ Lựa chọn món ăn, đồ uống có dạng chế biến đơn giản dễ làm để trẻ
được thực hành, trải nghiệm.
+ Tổ chức cho trẻ thông qua hoạt động trong giờ học khám phá hoặc hoạt
động góc, hoạt động chiều tại lớp học. Cũng có thể tổ chức trong những ngày lễ
hội như sinh nhật, tết thiếu nhi, trung thu, Noel....

+ Thức ăn tơi thích: trẻ có thể cắt, dán, tơ màu tranh vẽ những món ăn mà
trẻ đã biết, trang trí cho đẹp hơn theo sở thích của trẻ.
+ Khám phá món ăn mới: Giúp trẻ khám phá những thức ăn mới mà trẻ
chưa biết đến như các loại quả, các loại rau, các món ăn khác nhau
Qua đó trẻ biết ích lợi của các món ăn và các nhóm thực phẩm đối với
sức khỏe. Khi ăn uống đầy đủ, ăn nhiều loại món ăn khác nhau giúp cơ thể khỏe
mạnh mau lớn, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, nhanh nhẹn để học tập và làm việc.
- Khi xây dựng kế hoạch tôi dựa trên nhu cầu và nhận thức của trẻ lớp tôi
để đưa ra mục tiêu phù hợp với khả năng của trẻ. Tôi căn cứ vào đặc điểm của
trẻ như: Khả năng, nhu cầu học tập, sở thích của trẻ mà tôi đã quan sát được
trong thời gian hai tuần đầu trẻ đến trường để xác định mục tiêu cho phù
hợp. Tôi căn cứ vào nội dung giáo dục theo từng độ tuổi (trong chương
trình giáo dục mầm non) để xác định mục tiêu.
- Chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ giúp trẻ học để
hiểu sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh mà trẻ còn được học để tự làm
những việc gần gũi và phù hợp với trẻ. Ở đây trẻ học cách làm như thế nào?
( học cách tìm hiểu và khám phá, phát hiện ra sự thay đổi của sự vật hiện tượng;
học cách biểu đạt những suy nghĩ, hiểu biết và cảm nhận của mình; học cách
làm đồ dùng đồ chơi). Vì vậy tơi căn cứ vào nhu cầu học tập của trẻ, những điều


kiện sẵn có ở lớp để tơi lựa chọn nội dung xây dựng tổ chức các hoạt động lấy
trẻ làm trung tâm cho phù hợp đối với thực tế.
II. 2.2. Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.
II.2.2.1. Thông qua hoạt động học:
a, Thông qua hoạt động làm quen âm nhạc:
- Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen âm nhạc tôi dạy trẻ hát, nghe
nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc hoặc là biểu diễn âm nhạc tôi giúp trẻ cảm
thụ giai điệu bài hát, thể hiện qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ cử chỉ minh họa
bài hát. Khi trẻ được vận động theo nhạc sẽ giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp

điệu âm nhạc bằng các vận động của cơ thể phù hợp với nhịp điệu của các bài
hát, bản nhạc qua đó tơi sẽ kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của
mình, khả năng sáng tạo, tưởng tượng và kỹ năng biểu diễn….Khi tổ chức hoạt
động, tôi thường cho trẻ lựa chọn hình thức biểu diễn, nhạc cụ biểu diễn để phát
huy tính tích cực của trẻ.
* Ví dụ: Trong tiết dạy vận động theo nhạc ở chủ đề Bản thân, trẻ vận
động theo nhạc bài “Cái Mũi”
+ Tôi giới thiệu bài hát, vừa hát và vận động theo nhạc bài hát. Sau đó tơi
cho cả lớp hát để trẻ nhớ giai điệu bài hát. Tôi hát và vận động kết hợp phân tích
động tác để trẻ dễ nhớ và dễ hiểu.
+ Khi trẻ lên vận động tôi cho trẻ tự chọn hình thức biểu diễn và tự chọn
bạn hay nhóm các bạn của mình để trẻ chủ động tự tin, mạnh dạn và phát triển
khả năng sáng tạo giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Tôi chuẩn bị
các dụng cụ âm nhạc cho trẻ chọn hình thức, dụng cụ để biểu diễn cùng. Trẻ có
thể vận động theo nhạc bài “ Cái Mũi” hoặc các dụng cụ kết hợp để biểu diễn.
+ Khi tổ chức dạy vận động theo nhạc cho trẻ để trẻ ln hứng thú tơi đã
linh hoạt thời gian khơng gị bó trẻ mà tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ để kéo
dài hơn hoặc khi thấy trẻ có thái độ khơng hào hứng thì tơi sẽ khéo léo chuyển
hoạt động để trẻ có nhiều sự lựa chọn cho mình hơn.


Trẻ vận động theo nhóm
* Ví dụ: Trong tiết biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề ngành nghề.
+ Tôi cho trẻ tự mặc quần áo biểu diễn, tự chuẩn bị đồ dùng như các nhạc
cụ, mic…Trẻ cùng cơ trang trí sân khấu.
+ Sau khi đã chuẩn bị xong các đồ dùng cần thiết. Tôi cho trẻ tự chọn bài
hát và các hình thức biểu diễn bài hát đó. Trẻ đã chia 3 nhóm và tự chọn bài hát
“ Chú bộ đội” biểu diễn với hình thức hát và vận động theo nhạc; bài hát “ Cháu
hát về đảo xa” biểu diễn với hình thức múa minh họa.
+ Trẻ sẽ cùng nhau thảo luận để tự lựa chọn các bài hát, hình thức vân động

phù hợp. Qua đó rèn trẻ kỹ năng phối hợp cùng các bạn, trẻ mạnh dạn, tự tin khi
biểu diễn.

Trẻ biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề ngành nghề


b. Thông qua hoạt động làm quen văn học:
- Cho trẻ làm quen với văn học sẽ giúp trẻ có khả năng phát triển
ngôn ngữ, tư duy, ghi nhớ được hồn thiện thơng qua các bài thơ, câu
chuyện giúp trẻ mở mang và hiểu biết kiến thức về xã hội, thiên nhiên,
yêu quê hương đất nước, hình thành nhân cách con người của trẻ và phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.Ở hoạt động này tôi luôn đặt trẻ vào trung
tâm, tạo cơ hội để trẻ được thể hiện phát triển những xúc cảm tích cực cho
trẻ.
- Như thể loại kể chuyện, trọng tâm là dạy kể truyện sáng tạo thì tơi
ln tận dụng khơng gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện
như , sắp đặt tranh và các con rối sao cho dễ sử dụng, kích thích trẻ tính
cực hơn. Tơi cịn dùng máy tính, slide hình ảnh câu chuyện khi kể với
những hình ảnh nhân vật phong phú để trẻ hứng thú hơn. Bản thân tôi
trước khi tổ chức hoạt động cũng phải luyện đọc, giọng kể, cách sử dụng
hình ảnh trên máy, tranh, sách tranh, con rối, mơ hình để giúp trẻ cảm thụ
được tác phẩm văn học đó một cách tốt nhất.
*Ví dụ : Cô kể câu chuyện: Gấu con bị sâu răng
Tôi dùng tivi, máy tính có slide hình ảnh những nhân vật trong câu chuyện:
+ Có bạn Gấu con thích ăn kẹo nhưng lại lười đánh răng (tơi đưa
hình ảnh nhân vật ra)
+Vì ăn nhiều kẹo lại khơng chịu đánh răng nên Gấu con đã bị sâu
răng tấn cơng (hình ảnh Gấu gào khóc vì bị đau răng)
+ Gấu mẹ đã đưa Gấu con đến gặp bác sĩ để khám răng? (bác sĩ khám răng
cho Gấu)

+ Gấu đánh răng hàng ngày và ăn đầy đủ các loại thức ăn ( răng Gấu
trắng bóng khơng bị sâu nữa)


Cô kể truyện : Gấu con bị sâu răng
- Hướng dẫn trẻ kể lại chuyện thì trẻ sẽ được đóng vai vào những
nhân vật trong câu chuyện. Khi đóng vai theo chủ đề, trẻ tham gia vào
cuộc nói chuyện với bạn để phân vai trao đổi với nhau, trong khi chơi, trẻ
bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của
trẻ thêm phong phú và đa dạng. Trẻ tự tin hơn khi nhận vai chơi và đứng
đối thoại trước cô giáo và các bạn...
* Ví Dụ: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”:
Trong hoạt động làm quen văn học thì hoạt động trẻ được đóng kịch
và kể lại truyện là trẻ hứng thú và thích nhất vì thơng qua đóng vai trẻ
được hịa mình được nhập vào vai những nhân vật mà trẻ yêu thích và
cũng là hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ nhiều nhất.
Tôi cho trẻ tự nhận vai của từng nhân vật theo nội dung câu chuyện:
Bác Gấu đen, Thỏ trắng, Thỏ nâu. Tôi cho trẻ cùng bàn bạc với cô giáo,
nêu ý tưởng về trang phục, sân khấu cho phù hợp với câu chuyện (tơi có
thể gợi ý hoặc cho trẻ tự do thảo luận).


Trẻ đóng vai nhân vật trong câu truyện
c. Thơng qua hoạt động khám phá:
Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu
các đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối,
con vật, các hiện tượng tự nhiên....Trẻ ở lứa tuổi này cần có cơ hội nhìn, nghe,
tiếp xúc, nếm, ngửi,....để trẻ phán đoán và đưa ra ý kiến của mình. Tơi khơng
giải thích một cách máy móc mà chỉ đưa ra những câu hỏi gợi mở, chủ động,
linh hoạt và tạo cơ hội cho trẻ thực hành giúp trẻ nói lên suy nghĩ của mình để

trẻ tự tìm hiểu những gì trẻ nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem
xét, phỏng đốn, thảo luận, chia sẻ những điều trẻ nhìn thấy
* Ví dụ: Chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên. Đề tài : Tìm hiểu về trời
nắng
+ Tơi cho trẻ xem hình ảnh trời nắng cho trẻ nhận biết và phân biệt nắng
buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều
+ Để trẻ hứng thú hơn tơi cho trẻ chơi trị chơi “ Tạo hình các con vật
bằng bàn tay dưới nắng”
+ Tơi tận dụng ánh nắng buổi sáng để tổ chức hoạt động thực hành dưới
nắng cho trẻ tự do thể hiện sự sáng tạo của mình.
+ Với đơi bàn tay khéo léo cùng với sự sáng tạo, trẻ có thể tạo bóng hình
bàn tay thành hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu một cách dễ dàng.
Từ đó trẻ hứng thú với hoạt động khám phá hơn.


Trẻ thực hành dưới nắng
Qua hoạt động này trẻ của tơi có thêm nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm
qua hình thức quan sát và bắt chước cách làm của cô giáo, của các bạn và của
người khác.
d. Thông qua hoạt động tạo hình:
- Hoạt động tạo hình là dạng hoạt động nghệ thuật mà trẻ ưa thích là
phương tiện giáo dục phát triển thẩm mĩ hiệu quả nhất. Tôi thường cho trẻ quan
sát, đàm thoại, xem tranh hoặc đồ vật thật, đồ dùng, đồ chơi để trẻ nhận ra vẻ
đẹp riêng biệt của màu sắc, hình dáng, đường nét, cấu trúc, bố cục của đồ vật,
con vật... Tôi thường sưu tầm những đồ dùng, phế liệu, lá cây khô, lõi giấy vệ
sinh….để trẻ tự tạo nên những sản phẩm có ý nghĩa như tạo hình các con vật,
tạo hình bạn trai, bạn gái, tơ màu ngơi nhà....Qua đó trẻ cùng cô trao đổi cách
thực hiện và tự lựa chọn nguyên liệu cách làm để làm tranh hoặc nặn. Trẻ có thể
làm tranh, vẽ trên giấy, trên đất, cát, nền gạch. Trẻ cũng có thể nặn các đồ dùng,
đồ chơi hoặc các loại quả, con vật mà trẻ thích. Trẻ tự dùng keo, kéo để xé, dán

những đồ dùng, đồ chơi..
* Ví dụ: Chủ đề Bản thân trẻ vẽ tô màu, cắt dán trang phục của bạn trai bạn
gái và dán lên
+ Tôi chuẩn bị giấy màu, keo, kéo, tạp chí cũ, báo, lịch cũ,... để trẻ thỏa sức
tưởng tượng và sáng tạo theo cách riêng của mình.


Trẻ vẽ tô màu cắt dán trang phục bạn trai, bạn gái
* Ví dụ: Chủ đề Thế giới động vật trẻ cắt dán tạo thành các con vật mà trẻ
yêu thích.
+ Tơi chuẩn bị giấy màu, keo, kéo bút màu để trẻ tự do sáng tạo làm thành
tác phẩm của mình.

Trẻ cắt dán hình con vật ngộ nghĩnh
II.2.2.2. Qua hoạt động vui chơi.
a. Thơng qua hoạt động chơi ngồi trời.
- Khi tổ chức các hoạt động chơi ngồi trời, tơi thường tận dụng các
ngun vật liệu sẵn có ngồi trời để trẻ tự khám phá tìm tịi. Trẻ được làm từ
thực tế, từ đó trẻ chủ động chia sẻ nói ra những điều mà trẻ cảm nhận được đưa
ra những nhận xét cá nhân.


Ví dụ: Tơi cho trẻ nhặt lá cây và đặt câu hỏi với trẻ:
+ Con có nhận xét gì chiếc lá này?
+ Đó là lá cây gì?
+ Ý tưởng của con như thế nào?
Trẻ của tôi sẽ tự suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình và trẻ sẽ tự mình thực
hiện như làm các con vật ngộ nghĩnh.... Tơi khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều
càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ. Nhờ đó mà trẻ của tơi rất tự tin nói lên
những hiểu biết, những cảm nhận của mình về thế giới xung quanh. Qua hoạt

động này tôi muốn trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu trả lời của
bạn và qua việc trực tiếp được làm và được nhìn.Trẻ được tự suy ngẫm và đánh
giá hiểu biết kỹ năng của mình.

Trẻ dùng lá cây làm những con vật để chơi
* Ví Dụ: Tơi cho trẻ được làm thí nghiệm “ Vật chìm vật nổi”, tơi phát cho
trẻ các viên sỏi, miếng xốp, thìa inox .
+ Cho trẻ đốn xem khi thả các vật xuống nước vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ
chìm?
+ Khi thả miếng xốp xuống con thấy nó như thế nào?
+ Thả viên sỏi thì sao?
+ Tơi cho trẻ thảo luận xem tại sao miếng xốp lại nổi?
+ Vì sao viên sỏi lại chìm?


Trẻ làm thí nghiệm vật nổi – vật chìm
*Ví Dụ: Tìm hiểu về nước và hiện tượng tự nhiên. Tơi đưa ra đề tài mở
để trẻ trị chuyện:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu khơng có nắng?
+ Điều gì xảy ra nếu cây khơng có nước?...
+ Tơi chia nhóm cho trẻ thảo luận sau đó cho trẻ nói lên phán đốn hoặc
suy nghĩ của mình. Từ đó trẻ của tơi được thu hút vào việc suy nghĩ tìm nguyên
nhân
- Qua hoạt động chơi ngoài trời khi để trẻ làm trung tâm trong mọi trò chơi
trẻ sẽ chủ động linh hoạt tham gia vào các trị chơi.
* Ví dụ: Cơ tổ chức các trò chơi dân gian như: “ Kéo mo cau, ơ ăn quan,
Mèo đuổi chuột….” Các trị chơi sáng tạo như bắn pháo hoa,….. Mỗi đội ln
tự tin mình sẽ chiến thắng, động viên khích lệ nhau đồn kết để giành chiến
thắng.




Trẻ chơi trị chơi ngồi trời


b. Thơng qua hoạt động góc
- Trẻ lứa tuổi mẫu giáo thì hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo, thơng qua
hoạt động chơi đóng vai trẻ có thể tự tin mạnh dạn trao đổi với các bạn, trẻ làm
chủ trong mọi tình huống. Diện tích lớp nhỏ, hẹp nên tơi phải tận dụng, bố trí
khơng gian lớp học sao cho hợp lí, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng,
ngăn nắp, từng góc riêng biệt thuận lợi cho trẻ hoạt động góc ồn ào xa góc yên
tĩnh để không làm phân tán sự chú ý của trẻ,...Tôi trang trí góc theo từng chủ đề
để trẻ nắm bắt được kiến thức mới tránh sự nhàm chán, tạo sự hấp dẫn tính tị
mị khám phá ham hiểu biết của trẻ. Hoạt động góc là hoạt động chơi mà trẻ u
thích nhất và cũng là hoạt động phát huy tính tích cực chủ động của trẻ nhiều
nhất. Để trẻ chơi tốt ở các góc chơi, tơi lưu ý đến cách bố trí các góc chơi hợp
lý. Đóng mở các góc chơi và sắp xếp đồ chơi phù hợp với chủ đề đang thực hiện
(cất đồ chơi chủ đề cũ đi) tạo cho trẻ cảm giác mới mẻ tại các góc chơi.

*Ví dụ: Ở góc phân vai cho trẻ tập làm đầu bếp
+ Con đang làm gì?
+ Con đang nấu món gì đấy?
+ Con nấu như thế nào?
+ Khi ăn những món này có tác dụng gì?


Trẻ làm đầu bếp nấu các món ăn
- Qua góc phân vai trẻ được làm chủ mọi tình huống khi chơi, thể hiện
được vai trị khi chơi của mình. Trẻ được đóng vai trị là trung tâm của cuộc
chơi từ đó phát triển tư duy, nhận thức, khả năng quan sát của trẻ.

* Ví dụ: Ở góc xây dựng với chủ đề thực vật
- Tôi cho trẻ làm vườn rau của bé. Trẻ tự chọn vai chơi, phân công công
việc để các thành viên cùng hoàn thành.
+ Con đang làm gì đấy?
+ Con định trồng những cây gì?
+ Đây là rau gì?
+ Con có ý tưởng như thế nào khi làm vườn rau của bé?

Trẻ trồng cây, rau làm vườn rau của bé


- Khi tổ chức cho trẻ chơi ở các góc như vậy, tôi luôn hướng tới hoạt động
lấy trẻ làm trung tâm. Tôi chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ
lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng khơng gị bó cứng nhắc.
c. Thơng qua hoạt động chiều:
- Khi tổ chức hoạt động chiều tôi hướng trẻ làm trung tâm, tôi luôn tôn
trọng đảm bảo sự tự nguyện của trẻ. Vì thế tơi đưa ra những nội dung phù hợp
khả năng của trẻ, tôi lên kế hoạch dạy trẻ cách gấp quần áo, gấp chiếu, chải
đầu…. Qua đó trẻ của tơi biết làm những việc để tự phục vụ bản thân, tự tin thể
hiện.

Trẻ cài khuy áo, gấp quần áo
d. Thơng qua hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm:
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch trải nghiệm phù hợp với
các hoạt động giáo dục của lớp và của nhà trường.
Hoạt động trải nghiệm là cách học thơng qua thực hành thí nghiệm, là
những tri thức trẻ nhận được qua một số trải nghiệm thực tế. Qua hoạt động trải
nghiệm trẻ được cung cấp kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành phẩm chất, năng
lực và kinh nghiệm cho bản thân. Do đó tôi thường tổ chức các hoạt động trải
nghiệm để phát huy tính tích cực để trẻ làm trung tâm của các hoạt động.



* Ví dụ: Tổ chức trải nghiệm làm bánh dẻo nhân dịp Tết Trung thu.
Ngày tết Trung Thu nhà trường đã tổ chức cho các lớp làm bánh dẻo. Tôi
tổ chức cho trẻ lớp tôi làm bánh dẻo tại lớp. Tôi đã cho trẻ nặn bánh dẻo. Trước
khi nặn tôi đã khơi gợi trí tị mị của trẻ bằng cách làm cho trẻ đoán xem làm
cách nào để bột bánh dẻo khơng dính tay. Tơi hỏi trẻ làm thế nào cho nhân được
vào bánh và làm sao để bánh có các hình dạng hình trịn, hình vng. …Khi đó
trẻ sẽ tị mị và đốn. Sau đó tơi cho trẻ tự làm bánh và cho trẻ thưởng thức luôn
những chiếc bánh do mình làm ra. Được thưởng thức món bánh dẻo do chính tay
mình làm ra trẻ rất thích thú.

Trẻ thực hành làm bánh dẻo tại lớp
* Ví dụ: Trải nghiệm gói bánh chưng nhân dịp Tết Nguyên Đán.
Hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết do nhà trường tổ chức
nhân dịp tết Nguyên Đán năm nào cũng được tổ chức tại các lớp. Đây là một
hoạt động mang đậm tính chất dân tộc, qua đó trẻ hiểu biết hơn về phong tục tập
quán quê mình. Mỗi trẻ đều được tham gia lau lá, xếp lá và cùng cơ gói những
chiếc bánh chưng xinh xắn cho riêng mình.


Trẻ lau lá, gói bánh chưng
*Tham quan nhà văn hóa lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định
Tham quan nhà văn hóa lực lượng vũ trang nhân dân của tỉnh Nam Định
nhằm thực hiện hiệu quả chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm”, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với thực tế. Qua đó phát triển
khả năng ngơn ngữ, nhận thức, kỹ năng vận động cho trẻ. Đồng thời phát huy
tính sáng tạo, tích cực học tập và tình thần đồn kết trong khi tham gia các hoạt
động.


Tham quan nhà văn hóa LLVT tỉnh


* Tổ chức cho trẻ tham quan Hồ Vị Xuyên


* Tổ chức cho trẻ ăn Buffet nhân dịp tết thiếu nhi 1 - 6
Tết thiếu nhi là ngày tết của trẻ nên nhà trường đã tổ chức cho trẻ ăn tiệc
Buffet tại các lớp. Tiệc buffet là hình thức ăn uống tự phục vụ tự do và phong
phú nhất nhằm tạo ra sự thoải mái trong thói quen ăn uống của trẻ. Việc tổ chức
cho trẻ ăn Buffet trước hết giúp trẻ được thưởng thức các món ăn vừa lạ vừa
quen giúp trẻ hiểu thêm những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt.
Hơn nữa, tổ chức cho trẻ ăn Buffet còn giúp trẻ giao lưu, trao đổi, trị chuyện với
nhau về các món ăn, cách ăn, cách sử dụng dụng cụ trong ăn uống. Qua đó dạy
trẻ thói quen tự phục vụ, tự lựa chọn giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin giao tiếp,
ứng xử tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ một cách toàn diện.

Trẻ ăn tiệc Buffet tại lớp
e. Hoạt động mọi lúc mọi nơi:
Ngoài các hoạt động học, hoạt động vui chơi ra tơi cịn hướng trẻ làm
trung tâm mọi lúc mọi nơi.
* Trong giờ đón trả trẻ:
- Tơi và giáo viên cùng lớp trò chuyện với trẻ, để trẻ làm trung tâm trong
mọi tình huống như tự giao tiếp, tự phục vụ. Từ đó khi trẻ đến lớp biết tự chào
hỏi cô giáo, bố mẹ và các bạn. Trẻ tự biết cất đồ dùng của mình trước khi vào
lớp, nó khơng cịn là “hành động”, mà trở thành “ ý thức”, trẻ tự thực hiện mà


không cần phải để bố mẹ và cô giáo nhắc nhở hay kiểm tra. Ngồi ra tơi cịn dạy
trẻ tự biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, tự biết nói cảm ơn khi ai đó giúp mình.


Tự cất đồ dùng của mình đúng nơi quy định


* Trong giờ thể dục sáng:
Khi xuống sân trường tập thể dục tơi kết hợp dạy trẻ có ý thức khi đi lên,
xuống cầu thang phải đi sát bên phải, đi theo hàng lối, không chen lấn xô đẩy.
Xuống sân biết tự xếp hàng, khi tập tự mình lấy dụng cụ để tập, tập xong trẻ tự
cất dụng cụ và về đúng hàng của mình.
* Trong giờ vệ sinh:
Tơi để trẻ tự phục vụ như: rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, giặt khăn, phơi
khăn lên giá, cách gấp quần áo, tự mặc quần áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định….

Tự vệ sinh cá nhân
* Trong giờ ăn:
Tôi và giáo viên cùng lớp để trẻ tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như tự
đi lấy bát thìa, tự lấy cơm canh…biết ăn uống lịch sự, khơng nói chuyện trong
khi ăn. Và chỉ ăn uống tại bàn của mình, biết ăn hết xuất, khơng làm rơi vãi thức
ăn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, biết giúp cơ
giáo dọn dẹp như lau bàn,....


×