Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Doanh nghiệp khởi nghiệp: Từ chính sách của chính phủ đến kinh nghiệp quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.64 KB, 10 trang )

DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP: TỪ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN KINH NGHIỆP QUỐC TẾ
VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Nguyễn Thị Việt Nga*

1

TÓM TẮT: Trong thời gian qua, doanh nghiệp khởi nghiệp và chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp phát triển được Đảng và nhà nước ta dành nhiều sự quan tâm đặc biệt. “Khởi nghiệp” không chỉ
đơn thuần là “bắt đầu sự nghiệp kinh doanh” như nghĩa gốc của nó. Hiện nay có nhiều khái niệm và cách
hiểu về doanh nghiệp khởi nghiệp, có khái niệm cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp được hiểu là một
doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu hoạt động bằng vốn từ chính người sáng lập, đang nỗ lực để tận
dụng phát triển một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà họ cho rằng thị trường đang có nhu cầu, tuy nhiên
do doanh thu hạn chế hoặc do chi phí cao nên hầu hết các hoạt động quy mơ nhỏ này không bền vững và
thường thiếu sự đầu tư vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong khuôn khổ nghiên cứu nhỏ này, tác giả sẽ
tổng hợp những cơ chế, chính sách của Chính phủ, đến những thuận lợi, khó khăn của Doanh nghiệp khởi
nghiệp, cùng một vài kinh nghiệm từ thế giới từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách cho doanh nghiệp
khởi nghiệp của Việt Nam.
Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển bền vững, sáng tạo. công nghệ sáng tạo.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào những năm 1990, doanh nghiệp khởi nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ dotcom, và một
trong doanh nghiệp khởi nghiệp thành công là amazon.com và eBay1. Gần đây (tháng 2/2016) Bộ Thương
mại và công nghiệp Ấn độ đã đưa ra khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp nếu hội đủ các điều kiện như
được thành lập, đăng ký hoạt động chưa quá 05 năm; Doanh thu tài chính mỗi năm không vượt quá 250 triệu
Rupi; Hoạt động nhằm hướng tới sự đổi mới, phát triển, triển khai và thương mại hóa các sản phẩm mới,
quy trình hoặc các dịch vụ dựa trên cơng nghệ hoặc sở hữu trí tuệ2. Tựu chung lại, doanh nghiệp khởi nghiệp
thường được hiểu là doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, thường là 5 năm
đầu, có quy mơ nhỏ, hoạt động nhằm hướng đến đổi mới, sáng tạo, sử dụng công nghệ để tạo ra sự đột phá,
nhưng chưa chắc chắn về khả năng tạo doanh thu. Ở Việt nam hiện nay chưa thực sự có văn bản pháp luật
nào chuẩn hóa khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp. Dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang
xin ý kiến đã đưa ra khái niệm về khởi nghiệp và start up3, trong đó doanh nghiệp khởi nghiệp được hiểu là


doanh nghiệp đang trong quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập, vận hành,
2

3

4



2

3

*
1

Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam.
/> />Theo Dự thảo Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Khái niệm “ Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao
gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp lần
đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán”. Khái niệm start up được sử dụng đối với khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình
khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng
cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.


INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION

1093

với thời gian 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, chưa được niêm yết trên thị trường chứng
khốn; cịn doanh nghiệp startup được hiểu là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong phạm vi bài

viết, doanh nghiệp khởi nghiệp được dùng để chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start up).
2. MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân, trong
đó lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Nối tiếp chủ trương trên, ngày 18/3/2002,
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 14-NQ/TW về tiếp
tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Ngày 9/2/2010 ban
hành Kết luận số 64- KL/TW về kết quả kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TW...
Nội dung các văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng đã chỉ rõ: Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến
khích, để hỗ trợ cho phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, tạo động lực
quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể là: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, DN khởi nghiệp; Tạo mọi điều kiện thuận
lợi phát triển mạnh DN tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Hoàn thiện
pháp luật, cơ chế, chính sách để DN tư nhân tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn,
đất đai, tài nguyên; Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh DNNVV, kinh tế hộ gia đình; Hỗ trợ DN khởi
nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cải thiện mơi trường kinh
doanh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển DNNVV như: Luật Đầu tư sửa đổi, Luật DN sửa đổi, Luật Thuế giá
trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập DN, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Hải quan
(sửa đổi), Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật Đầu tư công....
Triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành một số văn bản hỗ trợ như:
- Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV, quy định chính sách hỗ trợ DNNVV ở từ
Trung ương tới địa phương;
- Ngày 23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế
hoạch phát triển DNNVV 05 năm giai đoạn 2006 - 2010, đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu
tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên cơ sở huy động các nguồn lực
trong và ngồi nước;
- Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV
(thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP) quy định 8 nhóm hỗ trợ phát triển DNNVV (Hỗ trợ tài chính,  mặt
bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tham
gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; vườn ươm
DN). Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương cũng đã tập trung xây dựng và triển khai những chương

trình hỗ trợ DNNVV.
- Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 1231/QĐ-TTg, đề ra một số giải pháp, chương trình hỗ
trợ DNNVV trọng tâm sau:
(i) Hồn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN;
(ii) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
(iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới;
(iv) Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị;
(v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành cơng nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai;
(vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường;


1094

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA

(vii) Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển;
(viii) Quản lý thực hiện kế hoạch phát triển. Trong đó, nhấn mạnh vào những giải pháp về thành lập
Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình
quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
thí điểm xây dựng vườn ươm DN; thí điểm xây dựng mơ hình hỗ trợ tồn diện cho DNNVV trong một số
lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.
Trong Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến 2020, Chính phủ nhấn mạnh: Nhà
nước sẽ có những chính sách đặc thù để hỗ trợ DNNVV, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm
năng tăng trưởng cao phát triển. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng
Luật Hỗ trợ DNNVV. Công tác đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV hiện nay cũng đã được
đưa vào kế hoạch hàng năm của các bộ, ngành và địa phương; Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
đã thu hút được sự tham gia tích cực của các địa phương, tổ chức hiệp hội DN ngành nghề, đã hỗ trợ cho
hàng nghìn DNNVV; Chợ Techmart và những chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ đã giúp DN kết nối
cung - cầu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh… Nhờ các chương trình
trợ giúp trên, DNNVV cũng như các DN khởi nghiệp đã phần nào tiếp cận được nguồn tài chính, tín dụng;

tự tin trong kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh... phát triển ổn định, đóng góp vào phát triển
kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động... Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cho thấy, giai đoạn 2009-2014, DNNVV đóng góp khoảng 48 - 49% GDP. Vốn đầu tư chiếm 50% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực DN.
3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Xem xét trên tiêu chí số lượng doanh nghiệp (DN) và số vốn đăng ký thành lập mới trong suốt giai
đoạn 1991-2016 có thể nhận thấy, DN khởi nghiệp không ngừng phát triển, đặc biệt trong 6 năm trở lại đây
(2011-2016). Ngay trong thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn (20112013) nhưng cả nước vẫn có thêm 224.200 DN thành lập mới, bằng 41% tổng số DN được thành lập trong
suốt 20 năm trước đó (1991 - 2010).
Giai đoạn 2014-2016, nền kinh tế thoát khỏi đáy suy thối, cùng với khung chính sách ngày càng hoàn
thiện (Luật DN 2015, Luật Đầu tư 2015…) tạo điều kiện thuận lợi cho DN khởi sự hoạt động kinh doanh,
số lượng DN đăng ký thành lập mới tiếp tục tăng lên. Theo đó, năm 2014 có thêm 74.800 DN đăng ký thành
lập mới và năm 2015 có số DN thành lập mới đạt 94.750, tăng 26,6% so với năm 2014. Sáu tháng đầu năm
2016, cả nước có 54.501 DN đăng ký thành lập mới, tăng 20% về số DN so với cùng kỳ năm 2015 (so với
cùng kỳ năm trước, số DN thành lập mới 6 tháng đầu năm 2015 tăng 21,7%).
Bên cạnh số lượng DN thành lập mới ngày càng tăng lên, số vốn của DN cũng dần phục hồi và theo
xu hướng tăng. Năm 2014, số vốn đăng ký thành lập mới DN tăng 8,4% so với năm 2013 và năm 2015 tăng
39,1% so với năm 2014. Sáu tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký thành lập mới là 427,8 nghìn tỷ đồng,
tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2015. Xét về quy mô vốn/DN cũng có sự cải thiện đáng kể từ 5,13 tỷ đồng
năm 2013 lên 6,3 tỷ đồng vào năm 2015. Với làn sóng khởi nghiệp đang tăng tốc và ngày càng mạnh mẽ,
số lượng DN thành lập mới sẽ ngày càng tăng, kỳ vọng đạt 1 triệu DN vào năm 2020.
3. MỘT SỐ KHÓ KHĂN THÁCH THỨC
Mặc dù được sự hỗ trợ bằng nhiều cơ chế chính sách từ chính phủ, tuy nhiên, môi trường khởi nghiệp
Việt Nam cũng đang gặp không ít những hạn chế, thách thức, cụ thể:


INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION

1095


Thứ nhất, các chỉ số về khởi nghiệp khơng có nhiều thay đổi trong 3 năm 2013-2015 cả về mức độ
và thứ tự xếp hạng của các chỉ số. Theo Báo cáo khởi sự Việt Nam 2014, ba chỉ số: Cơ sở hạ tầng, sự năng
động của thị trường nội địa, văn hóa và chuẩn mực xã hội có điểm số cao nhất trong số 12 nhân tố nhưng
cũng chỉ đạt mức trung bình với giá trị lần lượt là 3,75; 3,71 và 3,13 điểm theo thang điểm 1- 5,9, chỉ số
còn lại được đánh giá dưới mức trung bình và chỉ số về Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông đạt điểm
thấp nhất ở mức 1,83.
Thứ hai, tâm lý lo ngại về thất bại trong kinh doanh dẫn đến tỷ lệ khởi nghiệp thấp. Theo Báo cáo
Khởi nghiệp Việt Nam 2014 (VCCI), tỷ lệ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam năm 2014, chỉ đạt 2%, giảm so
với mức 4% của năm 2013 và thấp hơn nhiều so với mức bình quân 12,4% ở các nước phát triển dựa trên
nguồn lực.
Cũng theo báo cáo này, mặc dù tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam lo sợ thất bại trong kinh doanh đã
giảm từ 56,7% năm 2013 xuống còn 50,1% năm 2014, song vẫn còn rất cao so với mức 31,4% ở các nước
phát triển dựa trên nguồn lực và 31,6% ở các nước dựa trên hiệu quả.  Chỉ có 18,2% người trưởng thành ở
Việt Nam có ý định khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới, thấp hơn mức trung bình 40,2% ở các nước
phát triển dựa trên nguồn lực.
Thứ ba, năng lực của các DN khởi nghiệp còn hạn chế. Nhiều nhà sáng lập DN khởi nghiệp chưa thể
thuyết trình mạch lạc dự án kinh doanh của mình, họ vẫn cịn q đề cao ý tưởng của mình mà chưa hiểu
về việc phát triển một mơ hình kinh doanh hiệu quả.
Thứ tư, năng lực sáng tạo của các DN Việt Nam còn rất hạn chế. Theo Lương Minh Hà, Đỗ Thu Hằng,
Vương Thu Trang (2015), chỉ có chưa tới 7% trong tổng số bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam trong giai
đoạn 1995-2014 là của người Việt, cấp cho các cá nhân và DN nước ngoài. Bên cạnh đó, các tác giả cũng
dẫn chứng kết quả từ khảo sát trong nghiên cứu của Napier, Vu và Vuong (2012) cho thấy, có tới 42,3% các
dự án khởi nghiệp tự nhận thấy khơng có – hoặc khơng cần đến – năng lực sáng tạo nào và chỉ có 14,1% tự
đánh giá rằng, hàm lượng ý tưởng đổi mới sáng tạo trong kế hoạch khởi nghiệp là đáng kể.
Thứ năm, huy động vốn cho khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn. Với bản chất rủi ro lớn, thiếu tài sản đảm
bảo của các DN khởi nghiệp thì dường như kênh phù hợp và hiệu quả nhất là các kênh đầu tư mạo hiểm.
Tuy nhiên, số lượng các quỹ đầu tư trong và ngồi nước cho khởi nghiệp ở Việt Nam khơng nhiều. Trung
bình mỗi năm chỉ có khoảng 10-20 DN khởi nghiệp Việt Nam nhận được đầu tư từ những quỹ đầu tư này.
Trong khi đó, việc hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đang gặp khơng ít khó khăn cả về khía cạnh
quy định pháp luật cũng như trên thực tế triển khai.

Thứ sáu, nhiều quốc gia khác (Singapore, Hồng Kơng…) có chính sách thu hút DN khởi nghiệp, đặc
biệt là khởi nghiệp sáng tạo với nhiều ưu đãi hơn rất nhiều so với Việt Nam, dẫn đến tình trạng một số DN
khởi nghiệp sáng tạo chỉ sau một thời gian ngắn đã chuyển sang đăng ký hoạt động tại các quốc gia này.
4.CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở CÁC NƯỚC
Ở các quốc gia trên thế giới, doanh nghiệp khởi nghiệp cũng nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ phát
triển từ chính phủ bao gồm các chính sách ưu đãi trực tiếp như ưu đãi về thuếđối với doanh nghiệp khởi
nghiệp (Thái Lan, Singapo, Ấn độ, Nhật bản, Úc…); trợ cấp tiền mặt, hoặc Chính phủ hậu thuẫn tài trợ vốn
chủ sở hữu cho chủ doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng được
tiếp cận nguồn vốn như ở Singapo…; hoặc ưu đãi gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm như ở Thái
Lan; hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp (Ấn Độ, Malaysia) hoặc vườn ươm công nghệ (Nga, Thái Lan)…; ưu
đãi đối với các nhà đầu tư thiên thần, các nhà đầu tư mạo hiểm (Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…)


1096

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA

4.1.Ưu đãi trực tiếp
Các nước hầu hết sử dụng hình thức ưu đãi trực tiếp để thúc đầy sự phát triển của doanh nghiệp start
up, vì đây là những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp.
Thứ nhất, ưu đãi trực tiếp thông qua chính sách thuế
 Miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp theo lĩnh vực đầu tư
Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khởi nghiệp theo lĩnh vực đầu tư bao
gồm các lĩnh vực liên quan đến phát triển đổi mới như ở Thái Lan, Ấn Độ.
Tháng 4/2016, Chính phủ Thái lan đã ban hành nghị định số 603, theo đó cho phép miễn giảm TNDN
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lấy mục tiêu sử dụng công nghệ và đổi mới cộng nghệ là mục tiêu
kinh doanh nếu thỏa mãn các điều kiện như thành lập từ 1/10-2015 đến 31/12/2016; có vốn đăng kí khơng
vượt q 5 triệu bạt; thu nhập từ bán hàng hóa và dịch vụ khơng vượt q 30 triệu bạt và khơng ít hơn 80%
thu nhập nhận được từ bán hàng hóa và dịch vụ là từ doanh nghiệp động cơ mới của sự tăng trưởng“ New
Engine of Growth”.1

Ở Ấn Độ2, doanh nghiệp startup được thành lập trước 1/4/2019, liên quan đến phát triển đổi mới, triển
khai hoặc thương mại hóa các sản phẩm mới, tài sản trí tuệ thì được giảm trừ 100% lợi nhuận từ kinh doanh
trong năm tính thuế.
Ở Trung Quốc, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có thu nhập hàng năm khơng vượt q 200.000 nhân
dân tệ thì được áp dụng thuế suất TNDN 20%, thấp hơn mức thuế suất TNDN thông thường (25%).
Malaysia3: Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mới đầu tư vào cơng nghệ cao4, Malaysia đưa ra ưu
đãi: Miễn thuế 100% thuế TNDN trong thời gian 5 năm hoặc khấu trừ thuế 60% tổng chi phí vốn đạt tiêu
chuẩn sẽ được thực hiện trong vịng 5 năm kể từ khi chi phí vốn được thực hiện.
Miễn giảm thuế theo đối tượng
Một số nước đưa ra chính sách cắt giảm thuế theo đối tượng thành lập doanh lập start up. Như đối
với doanh nghiệp khởi nghiệp do sinh viên làm chủ, Trung Quốc cắt giảm thuế và lệ phí hành chính để hỗ
trợ sự phát triển doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nhằm thúc đẩy kinh doanh và đổi mới5. Hoặc ở Singapore,các
doanh nghiệp khởi nghiệp ở Singapo đáp ứng đủ các điều kiện nhất định6 thì được miễn thuế thu nhập trong
3 năm đầu tiên hoạt động.
Doanh nghiệp động cơ mới của sự tăng trưởng là một doanh nghiệp công nghiệp sử hữu cơng nghệ dựa trên sản
xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ mà nhưng doanh nghiệp này được chứng nhận bởi Cục phát triển khoa học và
công nghệ quốc gia, trong các lĩnh vực Thực phẩm và nông nghiệp, Tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng thay
thế; cơ sở công nghệ sinh học; Y tế và sức khở cộng đồng; Du lịch dịch vụ và kinh tế sáng tạo; Vật liệu nâng cao;
Dệt may và trang trí; Ơ tơ và phụ tùng; Điện tử, máy tính, phần mềm và dịch vụ thông tin; nghiên cứu, phát triển và
đổi mới hoặc công nghệ mới ( />2
/>articlesh
3
/>4
Bao gồm: Sản xuất, phát triển và sản xuất các thiết bị điện tử tiên tiến và máy tính; các thiết bị, bộ phận đo lường,
y tế, khoa học; công nghệ sinh học; vật liệu tiên tiến; công nghệ năng lượng thay thế
5
/>6
Đáp ứng đủ các điều kiện: Được thành lập tại Singapo, là cư dân thường trú tại Singapo, có khơng q 20 cổ đơng,
trong đó có ít nhất một cổ đông cá nhân nắm giữ 10% cổ phần).
1



INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION

1097

Thứ hai, trợ cấp bằng tiền mặt
Chính phủ Singapo cho phép trợ cấp bằng tiền mặt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp
trong đầu tư đổi mới, nghiên cứu và phát triển. Thông qua hình thức này, các doanh nghiệp khởi nghiệp của
nước này được tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn, thuận lợi hơn trong hoạt động.1Hay Chính phủ Đài Loan2
và chính quyền địa phương cung cấp nhiều ưu đãi cho các công ty quốc tế và các doanh nghiệp để thành
lập một công ty hoặc chi nhánh tại Đài Loan, bao gồm tài trợ để hỗ trợ R & D và đổi mới. Các khoản tài
trợ có thể lớn đến NTD100 triệu, nhưng hầu hết các khoản tài trợ trong khoảng 3-5 triệu NTD là phổ biến
hơn. Ngoài ra cịn có các khoản trợ cấp để giúp chi trả cho tiền thuê nhân viên và cũng có những ưu đãi về
thuế đối với các khoản đầu tư nhất định.

4.2.Ưu đãi gián tiếp
Thứ nhất, ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần và đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp khởi
nghiệp, chính phủ các nước đã dành nhiều sự ưu đãi về thuế cho nhóm đối tượng này như miễn thuế thu
nhập cá nhân, cho phép bù lỗ từ hoạt động đầu tư start up, hoặc cho phép khấu trừ thuế…
Chính phủ Thái lan cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 năm đối với thu nhập từ cổ tức
từ việc đầu tư hoặc từ việc chuyển giao cổ phần của các thành viên thuộc công ty đầu tư mạo hiểm3, đầu
tư vào các doanh nghiệp start up hoạt động trong 10 ngành công nghiệp hỗ trợ bao gổm lương thực, năng
lượng, công nghệ sinh học, điều trị y tế, dịch vụ, điện, phụ tùng ô tô…4.
Nhật Bản5cho phép các nhà đầu tư thiên thần được trích trừ lỗ từ hoạt động đầu tư start up đối với
các khoản đầu tư khác. Mặt khác, quốc gia này còn khuyến khích các nhà đầu tư mạo hiểm mở rộng vốn
liên kết với cơng ty nước ngồi để đầu tư vào Start up, theo đó cho phép miễn thuế TNCN đối với người
Đài Loan trong công ty tham gia liên kết với công ty đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản.
Úc6 miễn thuế thu nhập từ vốn (capital gain tax) đối với nhà đầu tư vào start up cho: Cổ phiếu được

nắm giữ dưới 12 tháng; cổ phiếu có thời hạn nắm giữ từ 1-10 năm; cổ phiếu có thời hạn nắm giữ hơn 10
năm nhận được miễn trừ đối với chỉ 10 năm đầu tiên.
Chính phủ Hàn Quốc7cho phép giảm thuế cho các nhà đầu tư thiên thần và đầu tư mạo hiểm đầu tư
vào doanh nghiệp start up cơng nghệ cao thơng qua các hình thức như (i) Khấu trừ thuế đối với khoản đầu
tư lên tới 50 triệu won (US $ 44,800) sẽ được tăng từ 30 phần trăm đến 50 phần trăm; (ii) Giới hạn khấu
trừ vào thu nhập hàng năm sẽ tăng từ 40 phần trăm đến 50 phần trăm. (iii) Trong trường hợp sáp nhập hoặc
mua lại các doanh nghiệp start up công nghệ cao hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chi phí đầu tư cho
R & D hơn 5 % doanh thu hàng năm, và được mua với giá trị 150 % hoặc cao hơn giá trị đánh giá thì được
giảm 10% TNDN. Ước tính, các ưu đãi mới được dự báo sẽ tăng số lượng các nhà đầu tư thiên thần từ hơn
2.600 năm 2012 lên 12.000 trong năm 2017. Tổng vốn liên doanh là ước đạt 2 nghìn tỷ won vào năm 2017,
tăng từ 1,2 nghìn tỷ won vào năm 2012. 
/>
1



2

/>
Thành lập từ 1/1/2016-31/12/2016 và đăng ký tại Ủy ban chứng khoán Thái Lan,
4
/>5
/>3Fdoi%3D10.1.1.727.4222%26rep%3Drep1%26type%3Dpdf+&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=vn
6
/>7
/>3


1098


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA

Thứ hai, khuyến khích phát triển các khu đổi mới, vườn ươm, hệ sinh thái khởi nghiệp
Vườn ươm doanh nghiệp hay hệ sinh thái khởi nghiệp, khu đổi mới… được thành lập nhằm ưu tiên
cho các doanh nghiệp/ cá nhân kinh doanh với các mơ hình, chiến lược kinh doanh có sự sáng tạo, độc đáo.
Tùy từng mục đích mà vườn ươm, hệ sinh thái có những ưu đãi thuế khác nhau cho những lĩnh vực ưu tiên
như: khoa học công nghệ, R&D, công nghiệp, nông nghiệp…Ở Thái Lan có các khu đổi mới đặc biệt SIZ1,
bao gồm: Công viên khoa học miền Bắc, Công viên khoa học Đông Bắc, Công viên khoa học Thái Lan, Khu
vực nghiên cứu lương thực Asean, Công viên đại học công nghiệp, cơng viên khơng gian gistda, cơng viên
khoa học phía Nam. Các khu đổi mới này được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia trong 5 năm
đầu tiên, và chỉ chịu một mức thuế 10% thay vì thuế suất lũy tiến sau 5 năm; và được miễn TNDN trong
vòng 10 năm. Ấn Độ, năm 2016, nhằm mục đích thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, Chính phủ
dự tính trong ‘Kế hoạch hành động Ấn Độ khởi động’ thiết lập một Quỹ của với số tiền tăng Rs 2500 crore
hàng năm, trong bốn năm để tài trợ cho các startup2.Ngoài ra, với mục tiêuphát triển ngành công nghệ phần
mềm Ấn độ đã thành lập Khu vực công nghệ phần mềm (STP) với hơn 4.000 đơn vị doanh nghiệp đăng ký
theo đề án STP và khơng có hạn chế dành cho đối tượng đăng ký hoạt động, với những ưu đãi về thuế nhập
khẩu bao gồm:(-) Miễn hồn tồn thuế nhập khẩu;(-) Tất cả các hàng hóa, thiết bị có liên quan bao gồm cả
thiết bị cũ cũng có thể được nhập khẩu (trừ các mặt hàng cấm);(-) Sử dụng máy tính nhập khẩu với mục
đích đào tạo trong điều kiện nhất định3. Trung Quốc4, các vườn ươm và cơng viên đại học khoa học được
khuyến khích thành lập ở Trung Quốc nhằm tổ chức nghiên cứu, phát triển lĩnh vực KH&CN, các tổ chức
này như một doanh nghiệp cơng nghệ có quy mơ nhỏ và vừa5. Để khuyến khích phát triển đối với loại hình
này, Trung Quốc cho phép miễn thuế TNDN cho thu nhập từ cho thuê trang web, cung cấp dịch vụ cho các
công ty… Bên cạnh đó theo Theo thơng tư về chính sách thuế đối với Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
(Technology Business Incubators) từ 1/1/2013 đến 31/12/2015, thì Vườn ươm doanh nghiệp cơng nghệ có
chất lượng (hoặc trung tâm dịch vụ vườn ươm đối với công ty công nghệ cao) khi sử dụng bất động sản và
đất đai để hoạt động hoặc các tổ chức cung cấp bất động sản và đất cho cơng ty vườn ươm miễn phí sẽ được
miễn thuế bất động sản và thuế sử dụng đất đô thị.Nga6: Trung tâm đổi mới Skolkovo (Skolkovo Innovation
Center) là một khu cơng nghệ cao nhằm khuyến khích phát triển của các công ty khoa học – công nghệ
được thành lập vào năm 2009.Các doanh nghiệp tham gia vào trung tâm này sẽ được hưởng ưu đãi thuế:
Thuếthu nhập(13,5%); thuế bất động sản(0% trong 10 năm kể từngày đăng kýtài sản); thuếphương tiện giao

thông vận tải(0% trong 5 năm kể từngày đăng kýxe);thuế đất(0% trong 5 nămvào những ngàyvề việc có
đượcquyền sở hữu củatừng thửađất); giảm khoản phải đóng góp về an sinh xã hội…
Thứ ba, thành lập các quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp start up hoặc chính sách trợ cấp tài chính
Nhờ có khởi động chương trình đầu tư mạo hiểm, số lượng doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Thái
Lan đã tăng nhanh chóng từ 1 doanh nghiệp (2012), đến 56 doanh nghiệp ( 2015) và 60 doanh nghiệp (
2016). Cộng đồng nhà đầu tư thiên thần cũng gia tăng 30 nhà đầu tư thiên thần (2016), tăng gấp nhiều lần
so với năm 2012 chỉ có 2 nhà đầu tư. Các công ty đầu tư mạo hiểm hoạt động nhiều ở Thái Lan là 500 Start
up, số tiền tài trợ tăng mạnh qua các năm, từ 9,7 triệu $ năm 2013, 43 triệu $ năm 2014 và 32 triệu $ năm
/> />articlesh

1
2



3

/>
/>5 />6
/>4


INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION

1099

2015, 100 triệu $ năm 2016. Ngồi chính sách thuế, Chính phủ Thái lan đang có kế hoạch thành lập quỹ có
trị giá 500 triệu bạt, hợp tác với công ty đầu tư mạo hiểm, tập trung vào đầu tư đổi mới và công nghệ, tập
trung vào 10 ngành công nghiệp cơ bản như xe thế hệ mới; điện tử thông minh; tiền tệ; y tế và chăm sóc
sức khỏe; du lịch; nơng nghiệp và nông nghệ sinh học; nhà hàng; robot cho ngành công nghiệp; hàng khơng

nhiên liệu sinh học và hóa sinh; kỹ thuật số; các dịch vụ y tế1. Trong năm 20162, thủ tướng Ấn Độcũng ban
hành chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho đất nước, bao gồm quỹ 100 tỷ rupi giành để đầu tư vào các quỹ
trong khoảng thời gian 4 năm, được tài trợ bởi chính phủ và tập đồn bảo hiểm của Nhà nước. Việc thành
lập các cơng ty start up sẽ được nhanh chóng bởi một ứng dụng di động..
Thứ tư, phát triển chương trình cho vay vốn.
Điển hình là Malaysia3, các bộ ngành có từng chương trình vay vốn cho doanh nghiệp start up trong
lĩnh vực của bộ, ngành kiểm sốt.
Bộ Thương mại và Cơng nghiệp Quốc tế (MITI) đưa ra Chương trình  Phát triển cơng nghiệp Malaysia
Berhad (MIDF) cho ngành dịch vụ, cung cấp hỗ trợ tài chính cho cơng ty mới bắt đầu thành lập, doanh
nghiệp start up - sáng tạo phát triển dịch vụ mới và mở rộng / nâng cấp / hiện đại hóa/ đa dạng hóa đối với
các nhà cung cấp dịch vụ hiện có vào hoạt động giá trị gia tăng cao hơn và cải thiện năng suất và hiệu quả
trong cung cấp dịch vụ.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế (MITI) có chương trình Phát triển cơng nghiệp Malaysia Tài
chính Berhad (MIDF) cho doanh nghiệp nhỏ: cung cấp hỗ trợ cho các cơng ty startup hiện có và thành lập
mới về tài sản cố định và tài trợ vốn lưu động; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động trong các trang web
khơng có giấy đến các trang web cơng nghiệp hợp pháp và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng
lực cạnh tranh, hiệu quả và năng suất của họ thông qua việc áp dụng các công nghệ thông tin trong quản lý
kinh doanh và hoạt động.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế (MITI), Ngân hàng Perusahaan Kecil dan Sederhana Malaysia
Berhad (Ngân hàng SME) đưa ra chương trình “Tabung Usahawan Siswazah (TUS)” cung cấp nhiều cơ
hội hơn cho các sinh viên đại học dấn thân vào kinh doanh với Quỹ Doanh nghiệp trẻ hỗ trợ doanh nhân trẻ
tham gia vào các hoạt động kinh doanh và mở cửa cho tất cả thanh niên 18-30 tuổi tại thời điểm nộp đơn.
Bộ Tài chính (Bộ Tài chính), Tổng cơng ty Phát triển Cơng nghệ Malaysia (MTDC), đưa ra Quỹ “Business
Startup” khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nhân công nghệ và các công ty start
up.
Như vậy, có thể thấy, đồng hành cùng các doanh nghiệp start up, Chính phủ các nước đã đưa ra nhiều
chính sách quan tâm, khuyến khích doanh nghiệp, có thể thơng qua hình thức ưu đãi thuế trực tiếp hoặc ưu
đãi thuế gián tiếp thông qua các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, hoặc thành lập các vườn ươm, hệ sinh thái khởi
nghiệp… Mỗi chính sách có những ưu điểm khác nhau, Việt Nam cần lựa chọn chính sách phù hợp với bối
cảnh đất nước cũng như tính đặc thù của doanh nghiệp start up.

Đặc thù của Việt Nam: Năm 2016 được xem là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam định hướng và
quan tâm mạnh mẽ đến việc xây dựng Việt Nam trở thành “Quốc gia khởi nghiệp”. Một trong những mục
tiêu và nguyên tắc quan trọng của Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về Hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp đến năm 2020 đã xác định: Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,
/> />3
/>1
2


1100

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA

doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Đến
tháng 06 năm 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức được Quốc hội thơng qua với nhiều
chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát
triển kinh tế của đất nước.Về điều kiện kinh doanh, số lượng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được
cắt giảm từ 267 xuống cịn 243 ngành nghề và đang tiếp tục xem xét cắt giảm xuống còn 223 ngành nghề.
Đối với vấn đề đầu tư cho Khởi nghiệp sáng tạo, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đầu tư vào khởi
nghiệp sáng tạo đã và đang được xem xét thông qua trong thời gian tới.Như vậy, không thể phủ nhận được
những động thái tích cực mà Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã và đang nỗ lực tạo điều kiện giúp cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng dễ dàng phát triển và
tăng trưởng đột phá. 
Tuy nhiên, tồn tại song song cùng các thuận lợi kể trên, vẫn còn nhiều thách thức mà cộng đồng
Startup Việt Nam đang phải đối mặt như: 
- Thủ tục hành chính vẫn phức tạp, việc đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định của Startup vẫn
còn nhiều khó khăn.
- Mơi trường đầu tư chưa hấp dẫn. Cơ chế ưu đãi đầu tư cho Startup chưa rõ nét, thủ tục dành cho nhà
đầu tư nước ngồi cịn phức tạp, kéo dài.
- Cơ chế mở cho các mô hình kinh doanh mới - chưa có tiền lệ - vẫn cịn q nhiều rào cản, thậm chí

dẫn đến các rủi ro về mặt hình sự khiến Startup “chùn chân”.
- Việc triển khai chính sách ưu đãi, hỗ trợ trên văn bản vào thực tế vẫn cịn là bài tốn có nhiều khó khăn.
5.MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Cán cân chính sách thăng bằng mà Việt Nam và nhiều quốc gia đang hướng tới chính là giữ sự linh
hoạt cho mơi trường chính sách nhưng lại phải đảm bảo được sự kiểm sốt nhất định từ phía Nhà nước…
Xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới nghiêng về việc tạo môi trường “mở” cho Startup phát triển, từ đó
tạo giá trị cốt lõi cho sức mạnh đặc thù của từng quốc gia. Vì vậy, việc lựa chọn quốc gia để phát triển kinh
doanh của Startup trở nên dễ dàng hơn. Nói chính xác hơn là Startup hồn tồn có khả năng lựa chọn “quốc
tịch” cho dự án của mình. Khơng chỉ nguồn vốn đầu tư, số lượng và chất lượng Startup sẽ có xu hướng dịch
chuyển nhanh chóng sang những mơi trường có chính sách quản lý linh hoạt, dễ dàng cho việc thử nghiệm
án kinh doanh, đặc biệt với các Startup phát triển dựa trên nền tảng cơng nghệ.
Điểm dễ nhận thấy trong q trình ban hành chính sách cho Startup chính là sự mâu thuẫn giữa tốc độ
phát triển và khả năng kiểm soát của Nhà nước. Vấn đề chính là sự đào thải của các hoạt động kinh doanh
truyền thống, kéo theo bài toán nan giải về lượng nhân sự bị thay thế, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất,
vận tải, nông nghiệp và ngân hàng. Sự phát triển mạnh mẽ của các thiên đường thuế (Tax Heaven), những
công cụ thanh tốn hoặc tài sản vơ hình mới chưa được Nhà nước công nhận nhưng lại được thị trường đầu
tư chấp nhận, những mơ hình kinh doanh rơi vào vùng xám (Grey Area) của pháp luật đang khiến khơng
ít quốc gia phải “đau đầu” tìm cách xử lý.Cán cân chính sách thăng bằng mà Việt Nam và nhiều quốc gia
đang hướng tới chính là giữ sự linh hoạt cho mơi trường chính sách nhưng lại phải đảm bảo được sự kiểm
sốt nhất định từ phía Nhà nước. Để làm được điều này, quả thật khơng dễ dàng. Vì thế, việc điều chỉnh và
thay đổi chính sách cho Startup Việt Nam là cần thiết, tuy nhiên cần có lộ trình và các giải pháp cũng như
điuề kiện thực hiện cụ thể hơn như:
- Đưa ra lộ trình cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục - điều kiện kinh doanh; Hướng tới cơ chế “hậu kiểm”
để “mở đầu vào” cho hoạt động kinh doanh của Startup.


INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION

1101


- Có chính sách mở cửa và ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong việc đầu tư vào Startup.
- Trên cơ sở môi trường kinh doanh  đầu tư cho Startup được mở rộng, nhanh chóng tiến tới việc xây
dựng hồn chỉnh hệ sinh thái hỗ trợ xung quanh hoạt động của Startup. Việc xây dựng nên đứng dưới góc
độ hỗ trợ, Nhà nước khơng nên trực tiếp can thiệp mà đóng vai trò là “trọng tài” để Startup và hệ sinh thái
hỗ trợ tự bổ sung và liên kết với nhau.
 - Mở rộng liên kết quốc gia về việc hợp tác khu vực nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp xun
biên giới, từ đó hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”. Mặt khác góp phần kiểm sốt và hạn chế hiệu
quả hơn những hoạt động kinh doanh, sự dịch chuyển dòng tiền và cơ chế đầu tư bất hợp pháp nhằm trục
lợi của một số cá nhân, tổ chức.
- Tiến hành điều chỉnh và cập nhật chính sách liên tục trên cơ sở nghiên cứu sự vận động phát triển
của làn sóng Startup thế giới; Từ đó bắt kịp xu hướng phát triển của đối tượng này và dần chuyển xu hướng
quản lý nội bộ sang việc kiến tạo môi trường kinh doanh dành cho Startup quốc tế tại Việt Nam.
- Hỗ trợ tiền mặt: dựa trên cân đối thu, chi NSNN, Chính phủ nghiên cứu, xem xét giải pháp  hỗ trợ
các DN khởi nghiệp thông qua hỗ trợ một lượng tiền mặt theo một tỷ lệ nhất định trên vốn tự có của DN;
- Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh thơng qua các chính sách khuyến khích về các nhà đầu tư
xây dựng các khu dịch vụ dùng chung cho các DN khởi nghiệp, DN nhỏ và vừa như hỗ trợ một phần chi
phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí vận hành, chi phí thuê mặt bằng.
-  Phát triển thêm các kênh huy động vốn cho DN khởi nghiệp, chú trọng huy động vốn thơng qua thị
trường chứng khốn. Nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch chứng khoán dành cho các DN khởi nghiệp,
giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ xã hội góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho
DN khởi nghiệp. Mơ hình này đã rất thành cơng trong việc hỗ trợ cho DN khởi nghiệp, góp phần giảm bớt
áp lực huy động nguồn tài chính - thường là gánh nặng đối với các DN mới thành lập.  
Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách quốc gia ln đồng thời phải cân nhắc đến sự hài hịa với lợi
ích khu vực và các quan hệ chính trị - xã hội với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Chính vì vậy, bài tốn
chính sách cho Startup chưa bao giờ là bài toán dễ dàng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Senor, D., và Singer, S (2013), Quốc gia khởi nghiệp, Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel, NXB Thế giới,
Hà Nội 2013;
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2015), Báo cáo khởi nghiệp Việt Nam 2014;
Lương Minh Hà, Đỗ Thu Hằng, Vương Thu Trang (2015), Khởi nghiệp Việt Nam: Từ niềm tin tới thực tế, Tạp chí

Kinh tế và Dự báo, số 19/2015;
Lê Minh Hương. (2016). “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.
Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa;
/> /> /> />


×