Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.16 KB, 25 trang )



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
o0o


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013


NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
QUA KÊNH CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

MÃ SỐ: DTNH.16/2013



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. HÀ THỊ SÁU







HÀ NỘI, 2014


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


o0o


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013


NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
QUA KÊNH CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

MÃ SỐ: DTNH.16/2013

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Thị Sáu
Thư ký khoa học: ThS. Chu Khánh Lân
Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Hồng
ThS. Nguyễn Huyền Dịu
TS. Nguyễn Tường Vân
ThS. Trần Huy Tùng
Nguyễn Minh Phương
Trần Hữu Tuyến



HÀ NỘI, 2014



DANH SÁCH THÀNH VIÊN
THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


STT
Học hàm, học vị
Họ tên tác giả
Vai trò
Cơ quan, chức vụ công tác
1.
TS. Hà Thị Sáu
Chủ nhiệm đề tài
Chủ nhiệm Bộ môn tiền tệ
ngân hàng - Khoa Ngân hàng -
Học viện Ngân hàng
2.
ThS. Chu Khánh Lân
Thư ký đề tài
Học viện Ngân hàng
3.
ThS. Nguyễn Thị Hồng
Thành viên
Phó Thống đốc
- Ngân hàng Nhà nước
4.
Ths. Nguyễn Huyền Dịu
Thành viên
Trưởng phòng NCKT
- Ngân hàng Nhà nước
5.
TS. Nguyễn Tường Vân
Thành viên
Học viện Ngân hàng
6.

ThS. Trần Huy Tùng
Thành viên
Học viện Ngân hàng
7.
Nguyễn Minh Phương
Thành viên
Học viện Ngân hàng
8.
Trần Hữu Tuyến
Thành viên
Học viện Ngân hàng
i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ v
DANH MỤC PHỤ LỤC viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCHTIỀN TỆ
QUA KÊNH CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG 14
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 14
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ 14
1.2.2. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ 18
1.2.3. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ 19
1.3. CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH CHẤP NHẬN
RỦI RO 28
1.3.1. Kênh chấp nhận rủi ro 28
1.3.2. Vai trò của ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh chấp nhận

rủi ro 34
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh chấp nhận rủi ro 36
1.4. MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
QUA KÊNH CHẤP NHẬN RỦI RO 49
1.4.1. Mô hình vĩ mô 49
1.4.2. Mô hình vi mô 52
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 56
Chương 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
QUA KÊNH CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG 57
2.1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 57
2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ 57
2.1.2. Kinh nghiệm của Canada 71
2.1.3. Kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ 82
2.1.4. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha 92

ii

2.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 100
2.2.1. Bài học kinh nghiệm về nhận thức sự tồn tại và tác động của kênh chấp nhận
rủi ro trong cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ trong hoạt động điều hành của Ngân
hàng nhà nước Việt Nam 100
2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình đánh giá kênh chấp nhận rủi ro tại
Việt Nam 103
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 105
Chương 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 106
3.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2013
106
3.1.1. Khung điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 106

3.1.2. Thực trạng truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam 110
3.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ QUA KÊNH CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
VIỆT NAM 148
3.2.1. Đề xuất mô hình vĩ mô đo lường cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh
chấp nhận rủi ro 148
3.2.2. Đề xuất mô hình vi mô đo lường cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận
rủi ro 154
3.2.3. Điều kiện áp dụng mô hình 165
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 170
3.3.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ đến năm 2020 170
3.3.2. Một số khuyến nghị 173
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 186
KẾT LUẬN 187
TÀI LIỆU THAM KHẢO 193
PHỤ LỤC 198



iii

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh
BIS
Ngân hàng thanh toán quốc tế
Bank for International
Settlements

BVAR
Mô hình véctơ tự hồi quy
Bayesian
Bayesian Vector Autoregression
CBRT
Ngân hàng Trung ương
Thổ Nhĩ Kỹ
Central Bank of the Republic of
Turkey
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
Consumer Price Index
CSTK
Chính sách tài khóa

CSTT
Chính sách tiền tệ

DTI
Nợ trên Thu nhập
Debt To Income
EDF
Tần suất vỡ nợ kỳ vọng
Expected Default Frequency
FDIC
Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi
liên bang
Federal Deposit Insurance
Corporation
FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ
Federal Reserve
FOMC
Ủy ban thị trường mở liên bang
Federal Open Market Committee
FAVAR
Mô hình FAVAR
A Factor-Augmented Vector
Autoregression
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic Product
HHI
Chỉ số Herfindahl Hirschman
Herfindahl Hirschman Index
IFS
Thống kê Tài chính quốc tế
International Financial Statistics
IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
International Monetary Fund
IRF
Hàm phản ứng đẩy
Impulse Response Function
LTV
Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản
đảm bảo
Loan To Value
NHNN
Ngân hàng Nhà nước


iv

Chữ cái viết tắt
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh
NHTM
Ngân hàng thương mại

NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW
Ngân hàng Trung ương

OFHEO
Cơ quan Giám sát doanh nghiệp
phát triển nhà liên bang
Office of Federal Housing
Enterprise Oversight
OLS

Ordinary least square
PCE

Personal consumption
expenditure price index
PVAR
Mô hình véctơ tự hồi quy dữ
liệu bảng

Panel Vector Autoregression
ROA
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
Return On Assets
ROAA
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
trung bình
Return On Average Assets
ROAE
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu trung bình
Return On Average Equity

ROE
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu
Return On Equity

SVAR
Mô hình véctơ tự hồi quy cấu
trúc
Structural Vector Autoregression
TCTD
Tổ chức tín dụng

USD
Đô la Mỹ

VAR
Mô hình véctơ tự hồi quy

Vector Autoregression
VND
Việt Nam đồng


v

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

I. Danh mục bảng
1. Bảng 1.1: Các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến truyền dẫn CSTT qua kênh
chấp nhận rủi ro 48
2. Bảng 1.2: Tổng kết các nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu vĩ mô 49
3. Bảng 2.1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện hành của Fed 61
4. Bảng 2.2: Khung CSTT của NHTW Thổ Nhĩ Kỳ 84
5. Bảng 2.3: Chỉ tiêu ROA và ROE tại hệ thống NHTM Thổ Nhĩ Kỳ 88
6. Bảng 3.1: Dấu dự kiến của các hệ số hồi quy của các biến số tới việc chấp
nhận rủi ro của các TCTD trong mô hình 162
7. Bảng 3.2: Lộ trình áp dụng các mô hình hồi quy đánh giá truyền dẫn CSTT
qua kênh chấp nhận rủi ro tại Việt Nam 165
8. Bảng 3.3: Ưu, nhược điểm khi sử dụng mô hình vĩ mô và vi mô tại Việt
Nam trong việc đánh giá truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro 166

II. Danh mục hình vẽ
1. Hình 1.1: Kênh truyền dẫn CSTT qua lãi suất 20
2. Hình 1.2: Kênh truyền dẫn CSTT qua giá tài sản 22
3. Hình 1.3: Kênh truyền dẫnCSTT qua tỷ giá hối đoái trong chế độ tỷ giá hối
đoái thả nổi 24
4. Hình 1.4: Kênh truyền dẫn CSTT qua tỷ giá hối đoái trong chế độ tỷ giá cố
định 25

5. Hình 2.1: Diễn biến lãi suất quỹ liên bang từ năm đến 2000 - 2008 59
6. Hình 2.2: Khối lượng giao dịch nghiệp vụ mua bán hẳn của Fed giai đoạn
2008-2013 60
7. Hình 2.3: Khối lượng giao dịch nghiệp vụ mua bán kỳ hạn của Fed giai đoạn
2008-2013 60
8. Hình 2.4: Lãi suất chiết khấu của Fed giai đoạn 2003 - 2010 60
9. Hình 2.5: Cơ chế truyền dẫn CSTT của Mỹ 62
10. Hình 2.6: Lãi suất cơ bản của Fed, lãi suất cho vay mua nhà và tổng tín dụng
cung ra nền kinh tế Mỹ, 2000-2008 65
11. Hình 2.7: Giá nhà và tăng trưởng tín dụng tại Mỹ, 1990 - 2006 66
12. Hình 2.8: Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Mỹ, 2000-2008 67
vi

13. Hình 2.9: Diễn biến tỷ giá đô la Canada so với một số ngoại tệ chính trên thế
giới 72
14. Hình 2.10: Vùng lạm phát mục tiêu và diễn biến lạm phát tại Canada, 1970-
2012 73
15. Hình 2.11: Lạm phát của tháng t so với cùng kì năm trước tại Canada 74
16. Hình 2.12: Lãi suất qua đêm mục tiêu của NHTW Canada, 2004-2013 74
17. Hình 2.13: Cơ chế truyền dẫn CSTT tại Canada 76
18. Hình 2.14: Tăng trưởng tín dụng hộ gia đình và tín dụng doanh nghiệp tại
Canada, 1990-2013 78
19. Hình 2.15: Tăng trưởng tín dụng mua nhà và tín dụng tiêu dùng tại Canada,
2000-2007 79
20. Hình 2.16: Truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất tại Thổ Nhĩ Kỳ 85
21. Hình 2.17:Tác động tích lũy của tỷ giá tới lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ 86
22. Hình 2.18: Đòn bẩy tài chính của hệ thống NHTM Thổ Nhĩ Kỳ, 2002-2012 87
23. Hình 2.19: Tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng
tài sản tại Thổ Nhĩ Kỳ, 2002-2012 88
24. Hình 2.20: Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ và GDP tại Thổ Nhĩ Kỳ 89

25. Hình 2.21: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Thổ
Nhĩ Kỳ 89
26. Hình 2.22: Hệ thống công cụ CSTT của ECB 93
27. Hình 2.23: Các lãi suất chủ đạo của ECB và lãi suất EONIA 93
28. Hình 2.24: Tổng tiêu dùng và tổng đầu tư nền kinh tế Tây Ban Nha (giá cố
định) 94
29. Hình 2.25: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn tại Tây Ban Nha 95
30. Hình 2.26: Tỷ lệ tín dụng trên huy động vốn tại Tây Ban Nha 95
31. Hình 2.27: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phi tài chính tại
Tây Ban Nha 96
32. Hình 2.28: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản của hệ thống ngân
hàng Tây Ban Nha 97
33. Hình 2.29: Tỷ trọng dư nợ ngành bất động sản và xây dựng trong tổng dư nợ
tín dụng của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha 97
34. Hình 2.30: Diễn biến chỉ số giá nhà tại Tây Ban Nha, 1999-2009 97
35. Hình 2.31: Tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay cho khu vực doanh nghiệp
tại Tây Ban Nha, 2005-2012 98
36. Hình 2.32: Tương quan quy mô các kênh dẫn vốn tại Việt Nam 102
37. Hình 3.1: Cơ chế truyền dẫn CSTT tại Việt Nam 117
vii

38. Hình 3.2: Diễn biến lãi suất tái cấp vốn và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2006 -
2013 119
39. Hình 3.3: Diễn biến lãi suất cho vay và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2006 - 2013 119
40. Hình 3.4: Tăng trưởng tiền cơ sở, cung tiền, hệ số nhân tiền giai đoạn 2005 -
2008 126
41. Hình 3.5: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền M1, cung tiền M2 giai đoạn 2005
- 2008 126
42. Hình 3.6: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền, và tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2006 - 2008 127

43. Hình 3.7: Tăng trưởng cung tiền và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2006 - 2008 127
44. Hình 3.8: Tăng trưởng tiền cơ sở, cung tiền, hệ số nhân tiền giai đoạn 2008 -
2011 132
45. Hình 3.9: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền M1, cung tiền M2 giai đoạn 2008
- 2011 132
46. Hình 3.10: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền, và tăng trưởng kinh tế giai
đoạn 2009 - 2011 133
47. Hình 3.11: Tăng trưởng cung tiền và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2009 – 2011 133
48. Hình 3.12: Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2001 - 2013 136
49. Hình 3.13: Chênh lệch tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2001 -
2013 136
50. Hình 3.14: Tăng trưởng tín dụng nội tệ NHTM và toàn ngành giai đoạn
2011 - 2013 138
51. Hình 3.15: Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ NHTM và toàn ngành giai đoạn
2011 - 2013 138
52. Hình 3.16: Tỷ lệ ROA và ROE của nhóm NHTMNN 140
53. Hình 3.17: Tỷ lệ ROA và ROE của nhóm NHTMCP 140
54. Hình 3.18: Đòn bẩy tài chính và hệ số an toàn vốn của nhóm NHTMNN 141
55. Hình 3.19: Đòn bẩy tài chính và hệ số an toàn vốn của nhóm NHTMCP 141
56. Hình 3.20: Diễn biến lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn
và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2011 - 2014 142
57. Hình 3.21: Tăng trưởng kinh tế và tín dụng giai đoạn 2006 - 2013 147
58. Hình 3.22: Tăng trưởng cung tiền, tín dụng và tỷ lệ lạm phát giai đoạn
2007 - 2013 147


viii

DANH MỤC PHỤ LỤC


1. Phụ lục số 1.1: Ba phương pháp hồi quy mô hình vĩ mô 199
2. Phụ lục số 1.2: Tổng hợp các nhóm số liệu sử dụng trong các mô hình vĩ mô 200
3. Phụ lục số 1.3: Một số nghiên cứu sử dụng mô hình vi mô về truyền dẫn
CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro 201
4. Phụ lục số 1.4: Mô hình thời lượng thay đổi theo thời gian(time-varying
duration model) 203
5. Phụ lục số 3.1: Quy định lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn của NHNN Việt
Nam giai đoạn 2005 – 2013 206
6. Phụ lục số 3.2: Mô hình đánh giá hiệu lực kênh lãi suất trong cơ chế truyền
dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam 207
7. Phụ lục số 3.3: Mô hình đánh giá hiệu lực kênh tỷ giá trong cơ chế truyền
dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam 208
8. Phụ lục số 3.4: Mô hình đánh giá hiệu lực kênh tài sản trong cơ chế truyền
dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam 209
9. Phụ lục số 3.5: Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng 210
10. Phụ lục số 3.6: Thống kê các TCTD trong mẫu và đặc điểm của mẫu so với
tổng thể 212
11. Phụ lục số 3.7: Chỉ tiêu ROA và ROE kế hoạch và thực hiện của các TCTD
trong mẫu giai đoạn 2006 – 2008 213
12. Phụ lục số 3.8: Chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng kế hoạch và thực
hiện của các TCTD trong mẫu giai đoạn 2006 – 2008 213
13. Phụ lục số 3.9: Nợ tiềm ẩn và các cam kết tín dụng so với tổng tài sản của
các TCTD trong mẫu so giai đoạn 2006 – 2008 214
14. Phụ lục số 3.10: Tăng trưởng vốn điều lệ các TCTD trong mẫu giai đoạn
2006 – 2008 214
15. Phụ lục số 3.11: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 – 2008 215
16. Phụ lục số 3.12: Diễn biến chỉ số giá thị trường bất động sản và cổ phiếu giai
đoạn 2006 – 2008 215
17. Phụ lục số 3.13: Tăng trưởng vốn điều lệ và đòn bẩy tài chính của các TCTD

trong mẫu giai đoạn 2006 – 2008 216

ix

18. Phụ lục số 3.14: Nhóm nhân tố vi mô tác động tới quá trình truyền dẫn CSTT
qua kênh chấp nhận rủi ro giai đoạn 2006 – 2008 217
19. Phụ lục số 3.15: Chỉ tiêu nợ xấu kế hoạch và thực hiện; tăng trưởng quy mô nợ
xấu và lợi nhuận sau thuế của các TCTD trong mẫu giai đoạn 2006 – 2008 218
20. Phụ lục số 3.16: Chỉ tiêu ROA và ROE kế hoạch và thực hiện của các TCTD
trong mẫu giai đoạn 2009 – 2011 218
21. Phụ lục số 3.17: Chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng kế hoạch và
thực hiện của các TCTD trong mẫu giai đoạn 2009 – 2011 219
22. Phụ lục số 3.18: Nợ tiềm ẩn và các cam kết tín dụng so với tổng tài sản của
các TCTD trong mẫu so giai đoạn 2009 – 2011 219
23. Phụ lục số 3.19: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2011 220
24. Phụ lục số 3.20: Diễn biến chỉ số giá thị trường bất động sản và cổ phiếu giai
đoạn 2006 – 2008 220
25. Phụ lục số 3.21: Tăng trưởng vốn điều lệ và đòn bẩy tài chính của các TCTD
trong mẫu giai đoạn 2009 – 2011 221
26. Phụ lục số 3.22: Nhóm nhân tố vi mô tác động tới quá trình truyền dẫn CSTT
qua kênh chấp nhận rủi ro giai đoạn 2009 – 2011 222
27. Phụ lục số 3.23: Kết quả chấm điểm quản trị doanh nghiệp của ngành tài
chính và toàn bộ mẫu giai đoạn 2009 – 2011 223
28. Phụ lục số 3.24: Chỉ tiêu nợ xấu kế hoạch và thực hiện; tăng trưởng quy mô nợ
xấu và lợi nhuận sau thuế của các TCTD trong mẫu giai đoạn 2009 – 2011 224
29. Phụ lục số 3.25: Chỉ tiêu ROA và ROE kế hoạch và thực hiện của các TCTD
trong mẫu giai đoạn 2011 – 2013 224
30. Phụ lục số 3.26: Chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng kế hoạch và
thực hiện của các TCTD trong mẫu giai đoạn 2011 – 2013 225
31. Phụ lục số 3.27: Một số văn bản pháp lý quản lý hoạt động ngân hàng do

NHNN ban hành giai đoạn 2011 – 2013 225
32. Phụ lục số 3.28: Câu hỏi khảo sát các cán bộ tại NHTM Việt Nam 226
33. Phụ lục số 3.29: Diễn biến lãi suất liên ngân hàng và tỷ lệ lạm phát giai đoạn
2006 – 2013 229


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách tiền tệ bao gồm những quy tắc và hoạt động (rules and actions) của
NHTW nhằm hướng tới các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để những công cụ của CSTT
phát huy tác dụng đối với nền kinh tế thì chúng cần phải được truyền dẫn qua các
kênh truyền dẫn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về truyền dẫn CSTT với kênh
tín dụng, kênh lãi suất và kênh tỷ giá là các kênh nghiên cứu nổi bật tại các quốc gia
đang phát triẻn. Tuy nhiên, kể từ thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - suy
thoái kinh tế năm 2008 cho tới nay, nghiên cứu về truyền dẫn CSTT đã tập trung hơn
vào mối quan hệ giữa CSTT và sự ổn định của hệ thống TCTD. Một vài nghiên cứu
từ những năm 2004, trước thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng, về mặt lý thuyết đã
nêu lên sự phức tạp trong truyền dẫn khi công tác điều hành CSTT không chỉ tác
động tới cung tiền, tín dụng, lãi suất… mà còn có thể ảnh hưởng tới xu hướng chấp
nhận rủi ro của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là các trung gian tài chính. Qua
đó, những nền tảng đầu tiên cho sự ra đời của kênh truyền dẫn mới là kênh chấp nhận
rủi ro được hình thành.
Mặc dù việc gia tăng cung tiền có thể khuyến khích các ngân hàng tăng mức
độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động tín dụng, mục tiêu ổn định tài chính không phải
là vấn đề mà các NHTW chú trọng trong giai đoạn trước khủng hoảng vì hai lý do: (i)
các NHTW tập trung nhiều vào mục tiêu ổn định giá cả và thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế; (ii) sự quan ngại về bất ổn tài chính giảm xuống trước sự phát triển mạnh mẽ của

các công cụ phòng ngừa rủi ro. Những thay đổi về thái độ với rủi ro sẽ định hướng
hành vi của các trung gian tài chính và nếu như các hành vi này không được kiểm
soát tốt thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa khả năng cũng như
mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống trung gian tài chính này và sau đó là toàn bộ
nền kinh tế. Một CSTT nới lỏng có thể khiến các TCTD gia tăng mức độ chấp nhận
rủi ro qua mở rộng tín dụng và đầu tư vào lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động
sản với độ mở ngày càng cao. Hành vi này tạo điều kiện cho các chủ thể khác tham
gia vào các giao dịch có mức độ rủi ro cao, đẩy nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn
khả năng của nó. Sự sụp đổ của các định chế tài chính và hệ thống tài chính lớn trên
thế giới như tại Mỹ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland… kể từ năm 2008 đã cho
thấy mức độ nghiêm trọng của kênh truyền dẫn này khi không được kiểm soát tốt.
2

Tại Việt Nam, giai đoạn CSTT nới lỏng năm 2006 - 2007 và sau đó là năm
2009 - 2010 với mặt bằng lãi suất tương đối thấp đã tạo điều kiện cho hệ thống TCTD
phát huy vai trò của kênh chấp nhận rủi ro một cách khá rõ rệt. Quy mô tổng tài sản,
tín dụng cùng với việc mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh có rủi ro cao như
bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ… đã đẩy mức độ chấp nhận rủi ro của hệ
thống vượt quá năng lực và điều kiện quản trị rủi ro của hệ thống. Tăng trưởng tín
dụng luôn vượt mục tiêu đề ra của Ngân hàng Nhà nước, đẩy quy mô tín dụng trên
GDP từ 65% năm 2005 lên 125% năm 2010, gia tăng đòn bẩy tài chính của hệ thống
doanh nghiệp, các thị trường đầu cơ như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ bùng
nổ… là những chỉ báo khá rõ về diễn biến của kênh truyền dẫn này. Mặt khác, trong
thời kì 2008 và 2011 - 2012, CSTT chặt chẽ đã tác động làm lãi suất cho vay của hệ
thống TCTD tăng cao nhưng một bộ phận không nhỏ các khách hàng vẫn sẵn sàng
vay vốn. Điều này dẫn đến một thực tế là khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, hoạt động
sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì các doanh nghiệp vay vốn không thể trả được
nợ. Sự an toàn của hệ thống TCTD ngay lập tức rơi vào tình trạng báo động với tỷ lệ
nợ xấu tăng cao và thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng. Ở phạm vi rộng hơn, tỷ lệ
lạm phát tăng cao, vượt hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, hệ thống doanh nghiệp yếu

kém sau cú sốc về lãi suất tăng cao và tín dụng chặt chẽ, kinh tế suy giảm… là những
hệ quả không mong muốn sau những đợt định vị lại mức độ chấp nhận rủi ro của hệ
thống TCTD. Như vậy, ở Việt Nam, mức độ chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp,
TCTD không chỉ xảy ra trong thời kỳ lãi suất tháp mà ngay cả khi lãi suất tăng cao,
vẫn có một bộ phận không nhỏ những chủ thể kinh tế phải chấp nhận mức độ rủi ro
cao (TCTD cho vay với mức lãi suất cao đồng nghĩa với chấp nhận mức độ rủi ro cao
tiềm ẩn trong khoản vay). Trong thời gian qua, nhận thức được những yếu điểm còn
tồn tại trong việc kiểm soát mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống TCTD, Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát tốt kênh truyền
dẫn này. Một số biện pháp cụ thể như phân nhóm và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng, kiểm soát tỷ trọng dự nợ các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, tích cực triển khai
các biện pháp xử lý nợ xấu, tiến hành cơ cấu lại hệ thống TCTD…
Trên thực tế tại Việt Nam, cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về
vai trò truyền dẫn của kênh chấp nhận rủi ro về cả mật lý thuyết lẫn thực tiễn. Xuất
3

phát từ khoảng trống về mặt lý thuyết cũng như sự cần thiết phải có những nghiên
cứu mang tính thực tế về diễn biến của kênh truyền dẫn này nhằm đưa ra các khuyến
nghị có giá trị khoa học và ứng dụng vào điều hành chính sách, nhóm nghiên cứu
thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh chấp
nhận rủi ro của các tổ chức tín dụng: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho
Việt Nam” nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009 xảy ra, có một
sự đồng thuận trong cả giới học thuật và các NHTW rằng ổn định giá cả và sản lượng
sẽ thúc đẩy ổn định tài chính. Một số nghiên cứu cho rằng CSTT hướng tới ổn định
giá cả và sản lượng một cách tối ưu có thể ổn định giá tài sản, giúp ngăn ngừa sự hình
thành bong bóng giá tài sản (Bernanke và Gertler, 2001). Trên thực tế, sự thành công
của các NHTW trong việc ngăn ngừa lạm phát và giảm thiểu sự biến động của chu kỳ

kinh doanh đã khiến các nhà hoạch định CSTT hài lòng và tin tưởng vào khả năng
duy trì lãi suất thấp sẽ không gây ra những rủi ro với thị trường tài chính. Ngoài ra,
trong thời kỳ này khá nhiều NHTW điều hành CSTT theo “học thuyết Greenspan”
khi Greenspan, khi đó còn là thống đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ, nhấn mạnh rằng
CSTT không nên cố gắng làm giảm tốc độ tăng trưởng của các bong bóng giá tài sản
đang trong quá trình hình thành mà chỉ nên cố gắng làm giảm thiệt hại tới nền kinh tế
sau khi những bong bóng này đã vỡ (Greenspan, 2002). Nhiều nhà kinh tế khác như
Mishkin (2001) cũng đã từng ủng hộ quan điểm này trong việc điều hành CSTT khi
họ tin rằng chi phí để ngăn ngừa bong bóng giá tài sản là cao trong khi chi phí dọn
dẹp một vụ vỡ bong bóng giá tài sản có thể được giữ ở mức thấp. Chính vì vậy, đa số
NHTW các nước ủng hộ sự tách biệt giữa CSTT và chính sách ổn định tài chính, theo
đó họ quan niệm các công cụ của CSTT chỉ nhằm tập trung giảm thiểu lạm phát và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn việc ngăn ngừa sự chấp nhận rủi ro quá mức nhằm
đảm bảo ổn định hệ thống tài chính là việc của các chính sách giám sát và quy định
an toàn khác (Mishkin, 2011). Do đó, CSTT nới lỏng với lãi suất được duy trì ở mức
thấp trong thời gian dài mà không chú ý tới bong bóng giá tài sản của một số NHTW
trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 được thực hiện phù hợp với quan điểm này.
4

Tuy nhiên, chính sách lãi suất thấp đã ảnh hưởng tới chất lượng và quy mô cấp
tín dụng của hệ thống ngân hàng trong khi các chính sách giám sát và quy định về an
toàn ngân hàng đã không thể trung hòa rủi ro gia tăng trong hệ thống ngân hàng khi
lãi suất được duy trì ở mức thấp. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra đã
chứng tỏ rằng nền kinh tế sẽ phải chịu tổn thất rất lớn sau các cuộc khủng hoảng tài
chính và ổn định giá cả, sản lượng không đồng nghĩa với đảm bảo ổn định tài chính.
Tình hình kinh tế ổn định trước năm 2007 đã không thể bảo vệ nền kinh tế thế giới
tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, mà thậm chí có thể nó đã thúc đẩy nhanh quá
trình gây ra bất ổn tài chính. Mức độ biến động thấp của cả lạm phát và sản lượng
trong giai đoạn này đã khiến các chủ thể tham gia trên thị trường tin rằng nền kinh tế
tồn tại ít rủi ro hơn so với thực tế khi phần bù rủi ro tín dụng giảm xuống đáng kể

(Mishkin, 2011). Một số nghiên cứu lý thuyết đã gợi ý rằng điều kiện kinh tế ổn định
với lãi suất thấp được duy trì trong thời gian dài có thể khuyến khích việc chấp nhận
rủi ro quá mức và khiến thị trường tài chính dễ tổn thương hơn (Borio và Zhu, 2008;
Gambarcota, 2009). Điều này thể hiện CSTT không chỉ tác động tới lạm phát, tổng
cầu của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng tới xu hướng chấp nhận rủi ro của các chủ thể
trong nền kinh tế, gợi ý cho sự tồn tại của việc truyền dẫn của CSTT qua kênh chấp
nhận rủi ro của các TCTD như Borio và Zhu (2008) đã gọi cơ chế này là “kênh chấp
nhận rủi ro của CSTT”.
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính đã có thêm khá nhiều nghiên cứu cả về lý
thuyết và thực nghiệm tại một số quốc gia về truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận
rủi ro của các TCTD. Các nghiên cứu này cho đến nay đều xác nhận sự tồn tại của
kênh chấp nhận rủi ro với kết luận rằng lãi suất thấp được duy trì trong thời gian dài
thông qua nới lỏng CSTT không những khuyến khích ngân hàng cấp tín dụng cho
khách hàng như mô tả trong kênh cấp tín dụng truyền thống mà còn khuyến khích các
ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cao hơn (Altunbas và cộng sự, 2010).
Về cơ bản, các nghiên cứu lý thuyết đã cung cấp bốn phương thức chính mà lãi
suất thấp có thể khuyến khích việc chấp nhận rủi ro quá mức.
Thứ nhất, lãi suất thấp thúc đẩy việc chấp nhận rủi ro thông qua ảnh hưởng
của lãi suất tới định giá, thu nhập và dòng tiền. Lãi suất thấp làm tăng giá trị tài sản
ròng và giá trị tài sản thế chấp của doanh nghiệp và dân chúng, từ đó làm tăng khả
năng chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng (Borio
5

và cộng sự, 2001). Cơ chế này tương tự với kênh tín dụng với ảnh hưởng qua bảng cân
đối tài sản của khách hàng đi vay, đề xuất bởi Bernanke và Gertler (1999), ngoại trừ
việc kênh chấp nhận rủi ro tiếp cận từ phía cấp tín dụng của người cho vay chứ không
phải người đi vay.
Thứ hai, lãi suất thấp tạo ra động lực cho nhà quản lý ngân hàng và doanh
nghiệp tìm kiếm lợi nhuận (search for yield) từ đó có xu hướng chấp nhận rủi ro cao
hơn. Sự giảm xuống trong mức lãi suất danh nghĩa do NHTW thực thi CSTT nới lỏng

sẽ dẫn tới việc thay đổi trong hành vi kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế
được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này bao gồm nguyên nhân
đến từ yếu tố tâm lý, quy định trong các hợp đồng và pháp luật (Rajan, 2005). Nghiên
cứu của Ngân hàng Trung ương Canada (2012) chỉ ra thời kỳ lãi suất thấp kéo dài đã
khuyến khích các ngân hàng tăng lượng cấp tín dụng cho các khách hàng có mức độ
rủi ro cao hơn, dẫn đến tình trạng danh mục tín dụng của ngân hàng tăng lên. Hơn
nữa, các ngân hàng lại có xu hướng không điều chỉnh kỳ vọng về lãi suất trong tương
lai sẽ được điều chỉnh tăng lên (mà kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục được NHTW duy trì ở
mức thấp như hiện tại).
Thứ ba, lãi suất thấp làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu và khuyến khích tổ chức
tài chính chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Lãi suất thấp làm gia tăng biên lãi suất và tăng
giá trị của các tổ chức tài chính, từ đó làm giảm đòn bẩy tài chính và vì thế tăng khả
năng chấp nhận rủi ro (Adrian và Shin, 2009, 2010).
Thứ tư, kênh chấp nhận rủi ro bắt nguồn từ quá trình thông báo chính sách
của NHTW và mức độ hiệu quả của hàm phản ứng. Mức độ minh bạch thông tin và
cam kết chính sách của NHTW tăng lên làm giảm đi sự bất ổn định, khiến các chủ thể
tham gia trên thị trường đánh giá thấp rủi ro, từ đó làm tăng mong muốn chấp nhận
rủi ro của ngân hàng. (Altunbas và cộng sự, 2009; Gambarcota, 2009).
Các nghiên cứu thực nghiệm với các dữ liệu vi mô và vĩ mô được thực hiện
trong thời gian qua cũng đã cung cấp các bằng chứng ủng hộ sự tồn tại của kênh chấp
nhận rủi ro. Các nghiên cứu thực nghiệm này đã chứng tỏ một số vấn đề như:
Thứ nhất, lãi suất thấp thường gắn liền với việc giám sát ít hơn khi các ngân
hàng thường giảm bớt các tiêu chuẩn cấp tín dụng trong điều kiện lãi suất thấp
(Maddaloni và Peydro, 2010; Ziadeh-Mikati, 2013).
6

Thứ hai, lãi suất thấp gắn liền với việc gia tăng rủi ro của ngân hàng và định
giá các khoản vay có rủi ro cao hơn thấp hơn tương đối so với các khoản vay có rủi ro
thấp hơn (Altunbas và cộng sự, 2009; Delis và Kouretas, 2011; Gambarcota, 2009;
Ioannidou và cộng sự, 2009; và Jimenez và cộng sự, 2009). Điều này chứng tỏ rằng

trong điều kiện lãi suất thấp, các ngân hàng đánh giá rủi ro thấp hơn nên sẵn sàng
chấp nhận rủi ro cao hơn.
Thứ ba, lãi suất danh nghĩa ở mức thấp có thể làm giảm khả năng vỡ nợ của
các khoản vay trong ngắn hạn nhưng lại dẫn tới việc cho vay rủi ro hơn và khả năng
vỡ nợ cao hơn trong dài hạn (Jimenez và cộng sự, 2009; Lopez và cộng sự, 2010;
Michalak, 2010; Ozsuca và Akbostanci, 2012).
Thứ tư, hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các các
đặc điểm đặc trưng của ngân hàng bao gồm các nhân tố về bảng cân đối tài sản của
ngân hàng, các nhân tố về đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, và các nhân tố về môi
trường kinh doanh của ngân hàng (Altunbas và cộng sự, 2010; Ioannidou và cộng sự,
2009; Jimenez và cộng sự, 2009; Gambarcota, 2009; Delis và cộng sự, 2011; Delis và
Kouretas, 2011; Michalak, 2010). Điều này dẫn tới những tác động không cân xứng
của sự thay đổi trong chính sách lãi suất tới việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng, tùy
thuộc vào đặc điểm của từng ngân hàng.
Các bằng chứng về kênh chấp nhận rủi ro của CSTT gợi ý rằng việc tăng lãi
suất sẽ giúp kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng và việc chấp nhận rủi ro quá mức.
Nếu NHTW cam kết sẽ tăng lãi suất khi bong bóng tín dụng có khả năng hình thành
thì các kỳ vọng trên thị trường sẽ phát huy tác dụng làm CSTT có hiệu quả hơn. Hơn
nữa, kỳ vọng rằng lãi suất sẽ tăng cùng với chấp nhận rủi ro tăng có nghĩa rằng lãi
suất sẽ không phải tăng quá nhiều để đạt được ảnh hưởng như mong đợi.
Tuy nhiên, đáng chú ý rằng lãi suất thấp không nhất thiết cho thấy CSTT nới
lỏng đang thúc đẩy việc chấp nhận rủi ro quá mức mà NHTW cần giám sát điều kiện
thị trường tín dụng với các dấu hiệu như tăng trưởng tín dụng nhanh, đòn bẩy tài
chính gia tăng, phần bù rủi ro thấp, và các tiêu chuẩn cấp tín dụng được nới lỏng để
quyết định xem có nguy cơ hình thành bong bóng tín dụng hay không (Adrian và
Shin, 2010). Vì vậy, việc giám sát thị trường tín dụng là hoạt động có vai trò thiết yếu
của NHTW nhằm ổn định thị trường tài chính bên cạnh mục tiêu ổn định lạm phát và
sản lượng của CSTT.
7


Nhìn chung, đa số nghiên cứu thực nghiệm mới chỉ được thực hiện ở các nước
đang phát triển tại Mỹ và khu vực châu Âu và rất ít các nghiên cứu thực hiện cho các
ngân hàng ở các nước đang phát triển và nền kinh tế mới nổi. Với các nền kinh tế ở
châu Á, mới chỉ có một số nghiên cứu thực nghiệm về kênh chấp nhận rủi ro được
thực hiện như nghiên cứu của Ramayandi và cộng sự (2014) sử dụng dữ liệu của các
nước bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Đài Loan, và Hongkong và nghiên cứu của Satria và Juhro
(2011) tại Indonesia, mà chưa có nghiên cứu nào được thực hiện cho Việt Nam. Điều
này là do các dữ liệu phục vụ cho mô hình thường không sẵn có ở các quốc gia có thị
trường tài chính chưa phát triển như trường hợp của Việt Nam. Do đó, việc thực hiện
nghiên cứu về kênh chấp nhận rủi ro của CSTT tại Việt Nam nhằm bổ sung những
phần nghiên cứu còn thiếu là rất cần thiết.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Chủ đề CSTT được quan tâm hơn ở Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây khi
vai trò của hệ thống NHTM ngày càng được khẳng định trong huyết mạch của nền
kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2011 cho tới nay, đã có nhiều nghiên cứu
với mức độ chuyên sâu, phạm vi nghiên cứu, giai đoạn nghiên cứu khác nhau với các
quan điểm đánh giá khác nhau về công tác điều hành CSTT. Các nghiên cứu về
CSTT có thể được chia làm ba mảng lớn, đó là: (i) nghiên cứu bao quát về CSTT – là
những nghiên cứu về điều hành CSTT của NHNN trong các giai đoạn khác nhau; (ii)
nghiên cứu về việc lựa chọn các mục tiêu trong CSTT gồm mục tiêu hoạt động, mục
tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng; (iii) nghiên cứu về các kênh truyền dẫn của
CSTT, ví dụ như kênh tín dụng, kênh giá tài sản, kênh tỷ giá. Các nghiên cứu này,
nếu trong giai đoạn từ 2000 đến 2008, chủ yếu tập trung vào các nghiên cứu định
tính; giai đoạn từ năm 2009 trở lại đây thì các nghiên cứu dần tập trung vào mảng
định lượng. Một số nghiên cứu định tính điển hình có thể kể đến là nghiên cứu của
Trần Thị Lộc (2002), Nguyễn Thị Kim Thanh (2005). Trong khi đó, nghiên cứu định
lượng ngày càng xuất hiện nhiều hơn với các nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2010),
Tô Ngọc Hưng (2012), Tô Ngọc Hưng (2013), Phạm Thị Hoàng Anh (2013), Nguyễn
Đức Trung (2013), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013). Ngoài ba xu hướng

nghiên cứu chính về CSTT kể trên, các vấn đề liên quan tới CSTT cũng đươc quan
tâm như cầu tiền của Nguyễn Phi Lân (2010), Chu Khánh Lân (2012); phối hợp
8

CSTT và CSTK của Tô Kim Ngọc và Lê Thị Tuấn Nghĩa (2012), CSTT và quản lý
nợ công của Tô Kim Ngọc (2013), tín dụng bất động sản và sự ổn định tài chính của
Nguyễn Đức Trung (2013)…
Các nghiên cứu mang tính bao quát về điều hành CSTT nổi bật phải kể đến
như nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân (2012, 2013), Ahuja,
Duma, Ha (2013) về khung CSTT. Các nghiên cứu này đã phân tích những vấn đề đặt
ra đối với CSTT trong từng giai đoạn và đưa ra những đánh giá về công tác điều hành
của NHNN. Hầu như các nghiên cứu đã có những nhận định tích cực về khả năng
điều hành CSTT của NHNN Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013 trong việc duy trì
lạm phát và tỷ giá giữa VND và USD ổn định, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế
bền vững hơn giai đoạn 2005-2010. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn thiếu đi phân
tích “stress-test” để có sự so sánh giữa việc lựa chọn các chính sách phù hợp nhằm
khuyến nghị cho NHNN.
Các nghiên cứu về việc lựa chọn các mục tiêu trong CSTT nổi bật phải kể đến
như của Hạ Thị Thiều Dao (2012) về lạm phát mục tiêu; Lê Thị Tuấn Nghĩa và Trần
Huy Tùng (2013) về chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt; nghiên cứu của Tô Kim
Ngọc (2013) về sử dụng các công cụ CSTT cho tới các nghiên cứu về một vấn đề
riêng lẻ như chính sách lãi suất của Nguyễn Thị Minh Huệ (2011); tăng trưởng tín
dụng của Tô Ngọc Hưng (2013), Phạm Xuân Hòe (2013), đến quản lý ngoại hối của
Nguyễn Quang Huy (2013), Nguyễn Đức Trung (2013)… Các nghiên cứu này đều
thảo luận xoay quanh các vấn đề chọn lựa từng mục tiêu cụ thể trong CSTT bằng việc
phân tích từ kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới kết hợp với phân tích điều kiện
nội tại của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu chưa đưa ra được một lộ
trình cụ thể trong việc áp dụng chính sách mục tiêu nào trong giai đoạn nào.
Một số nghiên cứu khác lại tập trung vào vấn đề truyền dẫn CSTT như nghiên
cứu của Nguyễn Phi Lân (2011), Tô Ngọc Hưng (2013), Phạm Thị Hoàng Anh (2013),

Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013). Các nghiên cứu này hoặc là phân tích
truyền dẫn CSTT trên giác độ tổng thể của quá trình truyền dẫn hoặc là phân tích từng
kênh truyền dẫn riêng lẻ thông qua các mô hình kinh tế lượng. Các nghiên cứu về kênh
tín dụng phải kể đến như Camen (2006), Hung và Wade (2008), hoặc nghiên cứu riêng
về kênh tín dụng của Chu Khánh Lân (2013) thông qua sử dụng các mô hình kinh tế
9

lượng VAR và BVAR. Các kết quả đều nhận định tồn tại kênh tín dụng tại Việt Nam với
vai trò quan trọng so với các kênh truyền dẫn khác. Nghiên cứu vấn đề truyền dẫn CSTT
qua kênh giá tài sản của Phạm Thị Hoàng Anh (2013) đã kết luận tồn tại kênh này tại
Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn giá bất động sản của Việt Nam tăng cao trong giai
đoạn 2005-2011. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu về các kênh truyền tải của CSTT
đều có kết luận tồn tại kênh đang nghiên cứu tại Việt Nam, tuy nhiên, các nghiên cứu
vẫn chưa lý giải được sự truyền tải của CSTT tới các TCTD. Cụ thể, các nghiên cứu vẫn
chưa giải thích được tại sao trong giai đoạn lãi suất cho vay được công chúng cho rằng
thấp, ổn định trong giai đoạn 2006-2007 (khoảng 13%) tăng trưởng tín dụng lại rất tốt
(11-23%/năm), còn trong giai đoạn 2012-2013 trở lại đây, tuy mức lãi suất cho vay đã ở
mức thấp, ổn định (được công chúng công nhận, khoảng 7-9%) nhưng tăng trưởng tín
dụng lại yếu (chưa đến 12%/năm). Như vậy, chắc hẳn phải tồn tại một kênh khác khiến
cho các TCTD lại có hành vi khác nhau đối với cùng một hiện tượng lãi suất, nói rộng ra
là trạng thái CSTT (monetary stance) vẫn như vậy. Liệu rằng đây có phải là kênh chấp
nhận rủi ro được nhắc tới trong một số nghiên cứu của nước ngoài giai đoạn sau 2009 trở
lại đây. Ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học công phu nào
kiểm chứng được giả thuyết này. Do đó, việc nghiên cứu truyền dẫn CSTT qua kênh
chấp nhận rủi ro tại Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu tổng quan về kênh chấp nhận rủi ro (bank risk
taking channel) đặt trong mối quan hệ với các kênh truyền dẫn khác của CSTT. Cụ
thể, đề tài sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về truyền dẫn CSTT, vai trò của hệ thống
TCTD trong việc truyền tải CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro bao gồm cơ chế, mức độ

tác động, và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình truyền tải.
Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế tại một số quốc gia như Mỹ, Canada,
Tây Ban Nha, và Thổ Nhĩ Kỳ về điều hành CSTT thông qua kênh chấp nhận rủi ro
của các ngân hàng trên cơ sở nghiên cứu các số liệu thực tế cũng như thông qua các
mô hình định lượng để đưa ra một số bài học có tính thực tiễn cao khi áp dụng tại
Việt Nam.
Đề tài phân tích thực trạng truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro tại
Việt Nam, thiết lập phương pháp đo lường mức độ truyền dẫn của kênh chấp nhận rủi
10

ro, từ đó đề tài đề xuất các giải pháp để hạn chế những tồn tại của kênh chấp nhận rủi
ro và phát huy hiệu quả truyền tải CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro trong điều kiện
của Việt Nam. Những giải pháp này sẽ góp phần tăng cường mức độ hiệu quả trong
điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro tới nền
kinh tế thông qua vai trò của hệ thống TCTD.
Phạm vi nghiên cứu: truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro tại Việt Nam
giai đoạn từ năm 2006 cho tới nay, tại các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada,
Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và các định hướng, khuyến nghị điều hành CSTT cho Việt
Nam tới năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên cơ sở luận về truyền dẫn CSTT, với vai
trò quan trọng của hệ thống TCTD trong việc truyền dẫn và khuếch đại những thay
đổi trong công cụ CSTT tới nền kinh tế. Kết hợp với việc nghiên cứu kinh nghiệm
quốc tế và thực tiễn Việt Nam, đề tài đưa ra những khuyến nghị chính sách cho các
cơ quan quản lý. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân
tích, tổng hợp, kết hợp với việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng và phương pháp
khảo sát.
6. Những đóng góp mới của đề tài

Về mặt lý luận, đề tài đã tiếp cận, luận giải một cách hệ thống các vấn đề liên
quan đến CSTT, cơ chế truyền dẫn CSTT, và tập trung chủ yếu vào truyền dẫn CSTT
qua kênh chấp nhận rủi ro đặt trong mối quan hệ với các kênh truyền dẫn khác.
Đặc biệt đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về truyền dẫn CSTT qua kênh
chấp nhận rủi ro trên các khía cạnh sau: (i) sự hình thành kênh chấp nhận rủi ro; (ii)
các cấu phần của kênh chấp nhận rủi ro; (iii) mối quan hệ giữa kênh chấp nhận rủi ro
và các kênh truyền dẫn CSTT truyền thống khác; (iv) các nhân tố ảnh hưởng đến
truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro; (v) vai trò của TCTD trong truyền dẫn
CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro; và (vi) các mô hình đo lường cơ chế truyền dẫn
CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro.
Truyền dẫn CSTT là một kênh truyền dẫn mới, hình thành song song với các
kênh truyền dẫn khác và được phát hiện từ trong cuộc khủng hoảng tài chính - suy
11

thoái kinh tế năm 2008. Về mặt khái niệm, cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua
kênh chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng có thể được hiểu là sự tác động của
lãi suất tới sự nhận thức rủi ro hoặc khả năng chấp nhận rủi ro, và từ đó tới mức độ
rủi ro của danh mục tài sản của ngân hàng. Kênh chấp nhận rủi ro có mối quan hệ
khá chặt chẽ với các kênh truyền dẫn CSTT truyền thống là kênh lãi suất, kênh giá tài
sản và kênh tín dụng, góp phần giải thích những đặc điểm trong truyền dẫn CSTT mà
các kênh này còn thiếu. Hơn nữa, điểm mới của kênh truyền dẫn qua mức độ chấp
nhận rủi ro này là nó gắn kết giữa học thuyết về tiền tệ và tài chính khi xem xét mối
quan hệ giữa lợi nhuận - rủi ro và hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý thuyết tiền đề, kinh nghiệm quốc tế, đề tài đã
chỉ ra kênh chấp nhận rủi ro được thể hiện qua bốn phương thức bao gồm: (i) qua ảnh
hưởng của lãi suất tới định giá, thu nhập và dòng tiền; (ii) chính sách lãi suất thấp
khiến nhà quản lý ngân hàng và doanh nghiệp có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn
do các quy định trong hợp đồng với chủ sở hữu; (iii) lãi suất thấp làm tăng giá trị vốn
chủ sở hữu và khuyến khích ngân hàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn; và (iv) kênh chấp
nhận rủi ro bắt nguồn từ quá trình thông báo chính sách của NHTW và mức độ hiệu

quả của hàm phản ứng. Quá trình truyền dẫn này chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân
tố có thể được chia thành nhóm nhân tố vĩ mô và nhóm nhân tố vi mô.
Các kết luận này vừa cung cấp nền tảng lý thuyết vừa là bài học đúc kết từ
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng truyền dẫn CSTT qua kênh
chấp nhận rủi ro tại Việt Nam, và đề xuất các mô hình đo lường và một số khuyến
nghị liên quan đến truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro tại Việt Nam trong
thời gian tới. Đây là điểm mới nổi bật của đề tài vì cho tới hiện nay, tại Việt Nam
chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro
mà mới chỉ tập trung giải quyết các kênh truyền dẫn truyền thống.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã có nhiều đóng góp có giá trị về mặt thực tiễn trong
nghiên cứu truyền dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro tại Việt Nam.
Thứ nhất, đề tài đã nghiên cứu một cách bài bản kinh nghiệm quốc tế về kênh
chấp nhận rủi ro của CSTT tại bốn quốc gia bao gồm Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, và
Tây Ban Nha trên cơ sở nghiên cứu các số liệu thực tế cũng như thông qua các mô
hình định lượng để đưa ra một số bài học có tính thực tiễn cao khi áp dụng tại Việt
Nam bao gồm: (i) kênh chấp nhận rủi ro sẽ hiện hữu một cách rõ rệt và cho thấy rõ
12

tác động tới nền kinh tế nếu quốc gia đó có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng
(bank-based financial market); (ii) kênh chấp nhận rủi ro sẽ bị khuếch đại nếu như
kênh tín dụng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế truyền dẫn CSTT; (iii) khi mặt
bằng lãi suất được duy trì trong thời gian dài, NHNN Việt Nam và Ủy ban giám sát
cần đặc biệt chú ý đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng để giảm thiểu rủi
ro cho hệ thống ngân hàng; (iv) cần kết hợp cả mô hình vi mô và mô hình vĩ mô trong
việc xây dựng mô hình đánh giá kênh chấp nhận rủi ro; và (v) xây dựng cơ sở dữ liệu
kinh tế, ngân hàng, tài chính đầy đủ, cập nhật và đáng tin cậy.
Thứ hai, đề tài đã phân tích chi tiết thực trạng truyền dẫn CSTT tại Việt Nam,
trong đó tập trung phân tích cơ chế truyền dẫn qua kênh chấp nhận rủi ro từ năm
2006 đến nay theo ba giai đoạn nghiên cứu là (1) giai đoạn năm 2006 - 2008, (2) giai
đoạn năm 2009 - 2011, và (3) giai đoạn năm 2011 - nay. Cụ thể, trong các năm 2006

- 2007 và 2009 - 2010, kênh chấp nhận rủi ro đã góp phần mở rộng quy mô hệ thống
TCTD và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những rủi ro đó được tích lũy và
bộc lộ rõ rệt khi nền kinh tế tăng trưởng nóng và CSTT bị đảo chiều, khiến cho hệ
thống TCTD phải đối mặt với những hệ lụy lớn, đe dọa tới sự an toàn của hệ thống và
ổn định kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, nhờ các biện pháp điều
hành CSTT và quản lý hoạt động kinh doanh của hệ thống TCTD, kênh chấp nhận rủi
ro không còn phát huy những hệ lụy tiêu cực như giai đoạn trước. Đáng chú ý, các
TCTD thay vì tiếp tục mở rộng quy mô, tăng mức độ chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi
nhuận thì từ năm 2012 cho tới nay hầu hết các TCTD đã điều chỉnh lại mong muốn
và khả năng chấp nhận rủi ro của mình và tập trung vào cơ cấu lại hoạt động kinh
doanh, năng lực tài chính, quản trị… theo đúng tinh thần của Đề án Cơ cấu lại hệ
thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, góp phần vào sự ổn định của hệ
thống TCTD và đóng góp tích cực cho công tác điều hành và truyền dẫn CSTT tới
nền kinh tế tại Việt Nam.
Như vậy, sự tồn tại của kênh chấp nhận rủi ro trong cơ chế truyền dẫn CSTT
và một số bằng chứng về nó trong quá trình điều hành CSTT của Việt Nam trong các
năm 2006-2007 và 2009-2010 cho thấy việc điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng
tại Việt Nam cần có sự quan tâm đúng mức đến kênh truyền dẫn này.

13

Thứ ba, đề tài đã đề xuất các mô hình vĩ mô và vi mô đo lường cơ chế truyền
dẫn CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro tại Việt Nam cũng như các điều kiện để áp dụng
các mô hình này căn cứ trên hệ thống cơ sở lý thuyết, các bài học kinh nghiệm quốc
tế, và các kết luận rút ra từ nghiên cứu thực trạng truyền dẫn CSTT qua kênh chấp
nhận rủi ro tại Việt Nam.
Thứ tư, đề tài đã đề xuất một số khuyến nghị về điều hành CSTT và hoạt động
ngân hàng nhằm hạn chế những tồn tại của kênh chấp nhận rủi ro và phát huy hiệu quả
truyền tải CSTT qua kênh chấp nhận rủi ro như sau: (i) kiên định điều hành CSTT hướng
tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong mối quan hệ với mục tiêu ổn định tài chính; (ii)

phát triển các công cụ giám sát an toàn vĩ mô nhằm nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro,
ổn định hệ thống tài chính của các cơ quan quản lý; (iii) tạo lập cơ chế phối hợp giữa
CSTT và chính sách giám sát an toàn vĩ mô nhằm tối ưu hóa tác động lên các kênh
truyền tải CSTT. Bên cạnh đó, cần triển khai các nhóm giải pháp nâng cao năng lực
thanh tra, giám sát an toàn vi mô nhằm giảm thiểu rủi ro tại từng nhóm TCTD và tăng
cường khả năng chống đỡ rủi ro cho các TCTD; nhóm giải pháp tăng cường tính minh
bạch thông tin để thị trường có thể đánh giá đúng mức với an toàn hoạt động TCTD;
nhóm giải pháp nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các TCTD trong các quyết định
đầu tư, cho vay… Những khuyến nghị này sẽ góp phần tăng cường mức độ hiệu quả
trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục, đề tài
được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh
chấp nhận rủi ro của hệ thống tổ chức tín dụng
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh
chấp nhận rủi ro của hệ thống tổ chức tín dụng
Chương 3: Đề xuất mô hình đo lường cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua
kênh chấp nhận rủi ro của các tổ chức tín dụng Việt Nam và một số khuyến nghị

×