Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA kỳ môn LUẬT HIẾN PHÁP đề bài tổ chức và hoạt động của chính phủ những vấn đề, thách thức và xu hướng cải các

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.41 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI <
KHOA LUẬT

L

—^^^Q^D—

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Đề bài:

Tổ chức và hoạt động của Chính phủ:
Những vấn đề, thách thức và xu hướng cải cách

Sinh viên thực hiện: Đinh Thu Hằng
Lớp: K13 - Luật học
Mã sinh viên: 20040293
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Tuấn

- Hà Nội, 2022 1


MỤC LỤC
A.TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH

2


A. TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
PHỦ
I. Tổ chức của Chính Phủ


1. Tổ chức của Chính Phủ
Theo điều 95 Hiến pháp nước Cộng Hịa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy
định:
-

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên
Chính phủ do Quốc hội quyết định.

-

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước
Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo
công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

-

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự
phân cơng của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng
Chính phủ về nhiệm vụ được phân cơng. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng
mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm
thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo cơng tác của Chính phủ.

-

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước
Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân
công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm
tập thể về hoạt động của Chính phủ.


2. Nhận xét về tổ chức của Chính phủ:
Việc quy định này xuất phát từ địa vị hiến định của các thể chế nhà nước trong
nấc thang quyền lực nhà nước, đồng thời xác định mối quan hệ chức năng của
các cơ quan nhà nước.

II. Hoạt động của Chính phủ
1. Hoạt động của Chính Phủ

3


-

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Nhiệm kỳ của
Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính
phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính
phủ.

-

Theo Điều 96 Hiến pháp 2013 Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn
sau đây:

1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,

nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ
tịch nước.
2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy Ban Thường vụ Quốc


Hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà
nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy
Ban Thường vụ Quốc Hội.
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học,

công nghệ, môi trường, thơng tin, truyền thơng, đối ngoại, quốc phịng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên, lệnh
ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ
quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân.
4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành

lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy Ban
Thường vụ Quốc Hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều
chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.

4


5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán

bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức
công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân,
chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác
của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy Ban Nhân
dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội Đồng Nhân dân trong việc thựchiện văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội Đồng
Nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.

6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền

công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy

quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc
chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước
quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và cơng dân Việt
Nam ở nước ngồi;
8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và cơ

quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Nhận xét về hoạt động của Chính Phủ:
-

Những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Chính phủ, tương ứng với vị trí, tính
chất hiến định của Chính phủ đã được Hiến pháp quy định. Trên cơ sở
những quy định của Hiến pháp về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Luật
Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã thể hóa, chi tiết hóa nhiệm vụ và quyền hạn
của Chính phủ trong các lĩnh vực: kinh tế; khoa học, cơng nghệ và mơi
trường; văn hố, giáo dục, thơng tin, thể thao và du lịch; y tế và xã hội; quốc
phịng, an ninh và trật tự, an tồn xã hội; dân tộc và tôn giáo; đối ngoại; tổ
chức và hoạt động của chính quyền địa phương; về hành chính tư pháp...,
được quy định từ Điều 6 đến Điều 25.

5



-

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 96 Hiến pháp 2013,
Chính phủ cịn có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật (Điều 100 Hiến
pháp). Hiến pháp 2013 có cách tiếp cận mới khi quy định về quyền ban hành
văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, khơng
chỉ rõ tên văn bản do những cơ quan này ban hành, mà quy định một cách
khái quát: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái phápluật
theo quy định của luật (Điều 100). Khác với các Hiến pháp trước đây,
Hiến pháp 2013 không quy định tên gọi hay các văn bản do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành, việc
này sẽ do luật định. Việc không quy định tên văn bản

-

trong Hiến pháp các văn bản pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành nhằm bảo đảm sự ổn
định lâu dài của Hiến pháp, đồng thời bảo đảm cho sự thay đổi một cách linh
hoạt của luật, khi thực tiễn đòi hỏi cần phải thay đổi

B. NHỮNG VẤN ĐỀ, THÁCH THỨC CỦA TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CHÍNH PHỦ
I. Những vấn đề trong tổ chức của Chính phủ
1. Thành viên Chính phủ là Đại Biểu Quốc Hội
-

Việc quy định Thủ tướng Chính phủ là Đại biểu Quốc Hội, một mặt bảo đảm
cho Thủ Tướng Chính phủ - nhà hoạt động chính trị cao nhất trong bộ máy

hành chính nhà nước, đứng đầu Chính phủ có được mối liên kết chặt chẽ với
Quốc hội, đồng thời có điều kiện thảo luận các chính sách, đường hướng
quyết sách lớn của phát triển đất nước, các luật do Quốc hội ban hành để kịp
thời triển khai thực hiện trên thực tế bằng bộ máy hành chính nhà nước.
Đồng thời, việc quy định các thành viên khác của Chính phủ khơng nhất
thiết là Đại biểu Quốc Hội cũng là nhằm hạn chế những ảnh hưởng của
Chính phủ đến hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là hoạt động giám sát của
Quốc hội đối với Chính phủ.

6


-

Tuy vậy, thực tiễn là hầu như không một Bộ trưởng nào không là Đại biểu
Quốc Hội trong những nhiệm kỳ gần đây. Điều này diễn ra trên thực tế là do
sự không rõ ràng của pháp luật, mà cái sâu xa của nó là về những triết lý tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta chưa thực sự rõ ràng, chịu ảnh
hưởng của nhiều dòng lý thuyết về tổ chức bộ máy. Một mặt chịu ảnh hưởng
của tư tưởng "Xô viết là một thiết chế hành động vừa lập pháp, vừa hành
pháp", cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực nhà nước nên thành phần của cơ quan hành chính phải do cơ
quanquyền lực nhà nước bầu nên và mặt khác chịu ảnh hưởng của lý thuyết phân
quyền trong thiết lập các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước.

II. Những vấn đề trong hoạt động của Chính phủ.
1. Mối quan hệ của các thành viên trong Chính Phủ.
-

Các quy định của pháp luật hiện hành chưa phân định rõ nhiệm vụ, quyền

hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, chưa bao quát hết các lĩnh vực
quản lý nhà nước của tập thể Chính phủ và chưa tương xứng với vị trí, vai
trị của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Các quy định
về địa vị pháp lý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là
thành viên Chính phủ chưa được luật hóa theo hướng Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan
ngang bộ chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực được phân công chịu trách
nhiệm báo cáo trước nhân dân về ngành, lĩnh vực.

2. Quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng
-

Thủ tướng Chính phủ chưa thực sự trở thành một thiết chế hữu hiệu để giải
quyết các vấn đề cụ thể và mới phát sinh trong hoạt động của Chính phủ.
Chưa xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính
phủ với tư cách là người lãnh đạo Chính phủ; của Bộ trưởng với tư cách là
thành viên Chính phủ và là người đứng đầu một cơ quan của Chính phủ.

3. Mối quan hệ của Chính phủ với chính quyền địa phương
-

Mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương (Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân) chưa được xác định cụ thể, chưa có sự gắn bó chặt
7


chẽ, nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đối với chính quyền địa phương; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa
nghiêm, chưa thực hiện tốt nguyên tắc cơ quan cấp dưới phải phục tùng sự
chỉ đạo, lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp

trên.
4. Sự phân chia rành mạch về thẩm quyền của Chính Phủ và Quốc Hội

8


-

Các dự án phát triển kinh tế xã hội, ngân sách, an ninh, quốc phịng và các
chương trình dự án quan trọng khác cịn chưa có sự phân định rành mạch
thẩm quyền quyết định của Quốc hội và của Chính phủ.

-

Hoạt động của Chính phủ cịn tập trung nhiều về hoạt động hành chính mà
chưa chú trọng đúng mức cho hoạt động khởi xướng, hoạch định chính sách,
xây dựng và thực hiện chiến lược ở tầm quốc gia.

5. Trách nhiệm tiêu cực của Chính phủ với tư cách tập thể
-

Chính phủ - cơ quan thực thi quyền hành pháp - có nhiệm vụ hoạch định
chính sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước chính sách đã đưa ra. Hiến
pháp xác định trách nhiệm của Chính phủ đối với chính sách của mình
nhưng cơ chế trách nhiệm chưa được làm rõ. Đặc biệt, vấn đề trách nhiệm
tiêu cực của Chính phủ với tư cách tập thể thì vẫn chưa được quy định rõ
ràng. Chức năng của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành
pháp - hoạch định và thực thi chính sách quốc gia - địi hỏi phải có cơ chế
cộng đồng trách nhiệm rất cao.


6. Những vướng mắc của việc triển khai chính phủ điện tử trong tình hình
dịch COVID - 19
-

Việc triển khai Chính phủ điện tử chưa đạt được như mong muốn của lãnh
đạo Đảng, lãnh đạo Chính phủ. Vị trí của Việt Nam trong Bảng xếp hạng
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc vẫn ở mức trung
bình, theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, 2 năm qua, Việt Nam tăng
1 bậc, đang xếp thứ 88 trong tổng số 193 quốc gia và lãnh thổ được đánh giá.
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ được xếp hạng khiêm tốn ở vị trí thứ
6. Kết quả triển khai nhiều nhiệm vụ về Chính phủ điện tử cịn rất chậm và
nhiều nơi thực hiện mang tính hình thức.

9


-

Việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ
thông tin làm nền tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử rất chậm so với
tiến độ cần có; các hệ thống thơng tin dữ liệu cịn cục bộ, chưa có kết nối,
chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin
chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thơng tin đã triểnkhai
chưa bảo đảm an tồn, an ninh thơng tin, mức độ tin cậy của quốc gia
trong giao dịch điện tử thấp. Việc cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến cịn chạy
theo số lượng trong khi tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến cịn rất
thấp; việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ cơng việc cịn mang
nặng tính thủ cơng, giấy tờ. Cịn những rào cản trong cơ chế đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong triển khai các
dự án. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành, địa

phương cịn chưa có đầy đủ thông tin dữ liệu số của các đối tượng mình
quản lý.

C. NHỮNG XU HƯỚNG CẢI CÁCH CỦA TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CHÍNH PHỦ
1. Các phiên họp Chính phủ giải quyết trách nhiệm tiêu cực của Chính
phủ với tư cách tập thể
-

Các phiên họp Chính phủ cần được tổ chức bảo đảm để các thành viên thẳng
thắn bàn thảo các vấn đề gai góc của quốc gia, giải quyết những xung đột về
lợi ích trong hoạch định chính sách. Tính trách nhiệm tập thể thể hiện một
Chính phủ thực thi quyền lực “mạnh mẽ và sáng suốt”. Đương nhiên, đi
cùng với tính trách nhiệm tập thể đồn kết, thống nhất này phải là cơ chế
cùng chịu trách nhiệm tập thể chung - bị bất tín nhiệm. Cơ chế đó chính là
góp phần đề cao vị trí của Chính phủ đúng với tính chất thực hiện quyền
hành pháp.

2. Kiểm sốt việc phân cơng nhiệm vụ giữa Quốc hội và Chính phủ

10


-

Bảo đảm sự phối hợp trách nhiệm như là một hình thức kiểm sốt của hành
pháp đối với hoạt động lập pháp, quyết định chính sách của Quốc hội. Cần
bảo đảm Chính phủ chịu trách nhiệm đến cùng đối với các dự thảo dự án, đề
án do Chính phủ chuẩn bị, tránh tình trạng sau khi chuyển giao cho Ủy ban
thường vụ Quốc hội là hết nhiệm vụ; sự tham gia sát sao của Chính phủ cịn

bảo đảm khơng xảy ra việc có thể lạm dụng quyền lập pháp, làm sai lệch nội
dung tư tưởng chính sách trong các dự án mà Chính phủ đã soạn thảo. Việckiểm
sốt này cần được thực hiện cả trong quá trình xem xét, thảo luận,
thông qua và sau khi dự luật được thông qua, trước khi được cơng bố. Trong
q trình Quốc hội xem xét, thơng qua dự án luật do Chính phủ trình, Hiến
pháp cần trao cho Chính phủ quyền khi thấy cần thiết thì được rút lại dự án
luật đó để hồn chỉnh lại, cân nhắc thêm. Nếu dự án, chính sách mà Chính
phủ trình khơng bảo vệ được trước Quốc hội thì phải quy trách nhiệm.

3. Những hoạt động đẩy mạnh tổ chức chính phủ số
-

Để quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả, Chính phủ
đã chú trọng đến những hoạt động như:



Tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách dựa trên
luận cứ khoa học và thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.



Cơng khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình.



Thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh
thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số. “Phấn đấu đến năm 2030,
hồn thành xây dựng chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia

hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chỉnh phủ
điện tử”.



Đặc biệt coi trọng an ninh mạng và an ninh phi truyền thống.

4. Phát triển đồng bộ và thúc đẩy sự tác động tương hỗ trong ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thơng với cải cách hành chính
-

Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thông tin - truyền thông cho các cơ quan
hành chính nhà nước các cấp, kết nối liên thông giữa các bộ phận hành
11


chính trong hệ thống hành chính cơng quốc gia.

12


-

Hồn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thơng tin điện tử hành
chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để
đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ
quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; ứng dụngcông
nghệ thông tin - truyền thơng trong quy trình xử lý cơng việc của cơ
quan hành chính nhà nước;


-

Cơng bố danh mục các dịch vụ hành chính cơng trên Mạng thơng tin điện
tử hành chính của Chính phủ trên Internet; thực hiện có hiệu quả hệ
thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;

-

Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức các cấp trong việc sử dụng
hiệu quả công nghệ thông tin - truyền thông nhằm đáp ứng các nhiệm vụ
cải cách hành chính.

5. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng
các hình thức phù hợp, có hiệu quả
-

Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức
danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên
chức trong từng cơ quan, tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa
phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế.

-

Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác cải
cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
chính quyền địa phương các cấp.

-


Tăng cường tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm của công chức trong
hoạt động công vụ.

-

Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức, viên
chức hồn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người
khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; có
chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách
làm công tác cải cách hành chính các cấp

13


6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính
-

Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính ở các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.

14


Quy định kết quả thực hiện cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá
cơng tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

7. Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ,
công chức, viên chức thực hiện cơng vụ có chất lượng và hiệu quả cao
-


Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội
ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục thực hiện cải cách chế độ tiền lương, rút
gọn bậc trong các thang, bảng lương hiện tại, thực hiện lương chun
mơn cộng phụ cấp để khuyến khích cơng chức phấn đấu theo con đường
chun mơn, khi khơng cịn giữ chức vụ thì thơi hưởng phần phụ cấp
chức vụ.

-

Thực hiện từng bước tiền tệ hố tiền lương, tính đủ các bộ phận cấu
thành tiền lương để cán bộ, công chức sống được bằng lương. Nghiên
cứu có chính sách, chế độ thích hợp về nhà ở cho cán bộ, công chức.

8. Những chính sách linh hoạt của Chính Phủ trong đại dịch COVID - 19
-

Ngồi ra, Chính phủ đã chủ động, khẩn trương, kịp thời ban hành trên 100
văn bản (bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, công điện, công văn...) để đáp ứng
yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch với mục tiêu bảo đảm sức khỏe,
tính mạng của nhân dân lên trên hết và trước hết; đặc biệt là Nghị quyết
128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng
an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19” với mục tiêu bảo vệ
sức khỏe, tính mạng của người dân, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội,
bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, đưa cả nước chuyển sang trạng thái
bình thường mới sớm nhất có thể.

15



-

Khẩn trương hồn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội;
hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phịng, chống COVID-19; tăng cường
kiểm tra, kiểm sốt vật tư đầu vào cho sản xuất nơng nghiệp; hướng dẫn và
có giải pháp phù hợp cho việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên; chủ
động mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm... là những nội dung quan trọngtại
Nghị quyết 138/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm
2021.

9. Nhận xét về những xu hướng cải cách của Chính phủ

Chính phủ Tiếp tục kiện tồn tổ chức theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu
lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện
đại. Phân định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của tập thể và cá nhân
trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng: Thủ tướng
Chính phủ phải chịu trách nhiệm chung về hoạt động điều hành, quản
lý nhà nước của Chính phủ; từng Bộ trưởng chịu trách nhiệm về lĩnh
vực quản lý nhà nước do mình phụ trách. Tập trung đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính, tạo sự chuyển biến căn bản trong mối quan hệ giữa
cơ quan hành chính với người dân và doanh nghiệp, phát huy mạnh mẽ
dân chủ, tạo điều kiện để người dân và xã hội tham gia vào hoạt động
quản lý của Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy hành chính.

D. KẾT LUẬN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ, THÁCH THỨC VÀ XU HƯỚNG
CẢI CÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

16



Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Chính phủ tập trung và chủ động hơn
trong việc xây dựng và điều hành chính sách, tổ chức thi hành pháp luật
và lãnh đạo hệ thống hành chính quốc gia; thực hiện cải cách hành chính
theo hướng xây dựng nền hành chính phục vụ. Vì vậy, trong thời gian qua,
chức năng của Chính phủ và các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà
nước từng bước được đổi mới, điều chỉnh, bảo đảm sự phù hợp với yêu
cầu quản lý nhà nước trong điều kiện cơ chế kinh tế mới và chủ động hội
nhập kinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế. Chính phủ tập trung nhiều hơn
vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước, điều hành vĩ mô trên các lĩnh
vực đời sống kinh tế - xã hội theo pháp luật trong phạm vi cả nước. Bên
cạnh đó, cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà
nước từ trung ương đến địa phương ln được cải tiến, từng bước
khắcphục tình trạng phân tán, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, nhiều tầng
nấc
trung gian. Phương thức hoạt động của Chính phủ có nhiều đổi mới quan
trọng, cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh hành chính được thay thế bởi cơ chế
quản lý bằng pháp luật. Thủ tục hành chính trong giải quyết cơng việc của
cá nhân, tổ chức được chú trọng cải cách và được xác định là khâu đột phá
trong cải cách hành chính; vị trí và vai trị của cơ quan hành chính nhà
nước trong mối quan hệ với người dân và doanh nghiệp đã được đổi mới
theo hướng phục vụ và quản lý. Có thể nói, hoạt động của Chính phủ, các
bộ ngày càng chuyên nghiệp hơn, công khai, minh bạch hơn, đáp ứng tốt
hơn các nhiệm vụ quản lý và điều hành đất nước theo các yêu cầu, đòi hỏi
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa đất
nước vượt qua những giai đoạn khó khăn, vượt qua khủng hoảng kinh tế
để đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội trong giai
đoạn vừa qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiến Pháp năm 2013.
17


2. Giáo trình Luật Hiến Pháp, Khoa Luật - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
3. Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở
Việt

Nam. (2022). Retrieved 7 January 2022, from

/>4. Thực trạng và giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử. (2022). Retrieved 7
January 2022, from />5. Thực trạng và giải pháp hồn thiện sự phân cơng giữa Quốc hội và Chính
phủ trong lĩnh vực lập pháp ở nước ta hiện nay. (2022). Retrieved 7
January 2022, from />
18


6. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng
11/2021.

(2022). Retrieved 7 January 2022, from

/>
19



×