Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo thực tập VTV5 đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.42 KB, 17 trang )

I. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập
1. Đài truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam, (tiếng Anh: Vietnam Television) gọi tắt là
VTV, là Đài Truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hịa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cổng Đài truyền hình Việt Nam – số 43, Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà
Nội. Ảnh: Báo điện tử VTV news
Đêm 7 tháng 9 năm 1970, Đài Tiếng nói Việt Nam có buổi phát sóng
truyền hình đầu tiên. Đây cũng được coi là ngày thành lập Đài truyền hình
Việt Nam.
Ơng Trần Bình Minh hiện nay là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương
Đảng, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.
Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay có 10 kênh Quảng bá là:
ST
T
1
2
3
4
5
6

Kênh

Nội dung

VTV1 và VTV1 HD
VTV2 và VTV2 HD
VTV3 và VTV3 HD
VTV4 và VTV4 HD


VTV5 và VTV5 HD
VTV5 Tây Nam Bộ

Kênh Thời sự - Chính trị - Tổng hợp
Kênh Khoa học, công nghệ và xã hội
Kênh thể thao và giải trí
Kênh truyền hình đối ngoại quốc gia
Kênh truyền hình tiếng dân tộc
Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Đồng
1


7
8
9

HD
VTV6 và VTV6 HD
VTV7 và VTV7 HD
VTV8 và VTV8 HD

10

VTV9 và VTV9 HD

bằng sông Cửu Long
Kênh Thể thao – Giải trí dành cho giới trẻ
Kênh truyền hình giáo dục quốc gia
Kênh truyền hình quốc gia khu vực miền
Trung và Tây Nguyên

Kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam Bộ

2. Kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5
VTV5 là kênh truyền hình tiếng dân tộc thiểu số (có phụ đề tiếng Việt)
của Đài truyền hình Việt Nam. VTV5 chủ yếu phục vụ các dân tộc vùng sâu
vùng xa. Người dân có thể xem qua hệ thống truyền hình số vệ tinh DTH
hoặc qua cáp Truyền hình cáp Việt Nam.

Phịng làm việc của VTV5. Ảnh: Xn Sỹ
VTV5 được lên sóng quảng bá chính thức từ ngày 10 tháng 2 năm
2002, với thời lượng 24 giờ/ngày. Kênh được truyền dẫn miễn phí trên hạ tầng
truyền hình số mặt đất (DVB – T2) và Truyền hình số vệ tinh K+.
VTV5 cung cấp các thơng tin, chính sách của chính phủ, các sự kiện
lớn và quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nội dung của VTV5 bao

2


gồm các chương trình thời sự, chính trị, và một phần nhỏ về các chương
trình giải trí, trong đó thời sự chiếm phần lớn thời lượng phát sóng.
Hiện nay, VTV5 khơng chỉ sản xuất các chương trình tiếng dân tộc mà
cịn được biết đến với chương trình Dân tộc Phát triển và sắc màu văn hoá các
dân tộc Việt Nam phát sóng trên VTV1 và VTV2 vào chủ nhật hàng tuần.
3. Phịng Biên dịch VTV5
Phịng Biên dịch VTV5 có nhiệm vụ chính là biên tập phụ đề tiếng
Việt, biên dịch tiếng Việt thành tiếng dân tộc thiểu số và sản xuất một số
chương trình về văn hóa dân tộc thiểu số.
Phịng Biên dịch có 15 cán bộ, nhân viên, gồm 2 chức danh là Biên tập
viên và Biên dịch viên.
Các Biên tập viên có nhiệm vụ lấy tư liệu (Video hoặc văn bản) từ các

phịng: Biên tập, Chính luận – chuyên đề, Văn hóa,.. để biên tập thành phụ đề
tiếng Việt.
Văn bản biên tập phụ đề hoàn chỉnh sẽ được chuyển cho các Biên dịch
viên để đọc thành tiếng dân tộc thiểu số. Tác phẩm phát sóng của phịng biên
dịch bao gồm: Phần dẫn chương trình bằng tiếng dân tộc thiểu số, phần đọc
lời bình bằng tiếng dân tộc thiểu số chạy song song với phụ đề tiếng Việt.

3


II. Những bài học rút ra trong quá trình học tập và sáng tạo tác
phẩm báo chí của bản thân trong thời gian thực tập.
Những kiến thức và kỹ năng được trang bị ở Học viện đã giúp cho các
sinh viên có một nền tảng quan trọng về kiến thức nền và chuyên môn nghiệp
vụ.
Trong thời gian thực tập ở VTV5, em đã áp dụng những điều thầy cô
dạy để sáng tạo tác phẩm báo chí. Những điều em làm đã được các anh chị
nhà báo phóng viên ở VTV5 ghi nhận.
Trong khuôn khổ của bài báo cáo, em xin được trình bày sự vận dụng
những kiến thức, kỹ năng được trang bị ở học viện trong thời gian thực tập.
Qua đó cũng trình bày những điều mới mẻ đã học được từ VTV.
1. Phóng sự truyền hình – Đề tài và cách thực hiện.
Những bài giảng của Thạc sĩ Đinh Ngọc Sơn về Phóng sự truyền hình
đã giúp em vận dụng vào việc sáng tạo tác phẩm báo chí ở VTV5.
Trong chuyến đi sản xuất tại xã Quảng La, huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng
Ninh. Em được Phóng viên Sỹ Hịa hướng dẫn làm tác phẩm báo chí. Trong
q trình thực hiện phóng sự về Khu du lịch sinh thái “Thiên đường hoa
Quảng La”, em thấy rằng khu du lịch này trưng bày và giới thiệu rất nhiều sản
vật đặc sắc như: Rượu bâu, tinh dầu xả chanh, ổi, táo,… Em đã đến bắt
chuyện với hướng dẫn viên du lịch ở đó.

Khi nghe hướng dẫn viên chia sẻ về rượu bâu thì em đã rất ấn tượng và
nảy ra ý tưởng sẽ làm thêm 1 phóng sự về loại rượu quý này.
Rượu Bâu (hay còn gọi là rượu chua) là loại rượu truyền thống có từ
lâu đời của người Dao Thanh Y sống ở xã miền núi Bằng Cả. Chính vì thế,
hầu hết gia đình người Dao nào ở vùng này cũng biết cách ủ và nấu rượu
Bâu.
Em đã trình bày ý tưởng cho phóng viên Sỹ Hịa, sau một hồi thuyết
phục thì bác đã đồng ý. Ngay buổi hơm đó, em cùng anh quay phim Ngọc
Minh đi làm phóng sự về rượu bâu.
4


Được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo UBND và đồng bào Dao Thanh
Y xã Quảng La. Cùng với lợi thế em cũng là dân tộc Dao nên quá trình thực
hiện phóng sự đã diễn ra thuận lợi.
Em rất vui vì đây là tác phẩm đầu tiên em thực hiện cho VTV5. Phóng
sự cũng giúp quảng bá cho sản phẩm rượu bâu cho đồng bào Dao Thanh Y ở
Quảng La.

Thực hiện phóng sự “Rượu bâu – sản vật quý của đồng bào Dao Thanh Y
Quảng Ninh”. Ảnh: Xuân Sỹ
Trong q trình thực hiện phóng sự “Rượu bâu – Sản vật quý của đồng
bào Dao Thanh Y Quảng Ninh” em đã áp dụng phương pháp tư duy hình ảnh
theo cụm cảnh của Thạc sĩ Đinh Ngọc Sơn. Em bảo anh quay phim quay ở 3
điểm: Nhà người dân đang nấu rượu, khu sản xuất và khu trưng bày tiêu thụ.
Với mỗi cụm cảnh em có 3 đoạn phỏng vấn: Phỏng vấn người dân sản xuất
rượu về bí quyết nấu rượu, phỏng vấn chủ sản xuất về quy trình sản xuất đến
tiêu thụ, phỏng vấn lãnh đạo về tiềm năng phát triển.
Sau đó, khi về dựng hình, với cách tư duy hình ảnh như trên thì lời bình
và hình ảnh hồn toàn ăn khớp với nhau.

5


Dẫn hiện trường trong phóng sự
Trong phóng sự, phần dẫn hiện trường của phóng viên rất ngắn, khoảng
20 đến 30 giây, tuy nhiên lại đóng một vai trị vơ cùng quan trọng.
Dẫn hiện trường giúp cho khán giả có một cái nhìn trực quan, chân
thực nhất về những gì đang diễn ra ở hiện trường qua lời kể của phóng viên.
Điều này giúp tang sự thuyết phục trong thông tin của tác phẩm, khán
giả sẽ tin thơng tin ấy vì đã nhìn thấy phóng viên có mặt trực tiếp tại hiện
trường. Khán giả tin rằng những cảnh quay đó là do quay phim, phóng viên
thực hiện chứ khơng phải lấy tư liệu của một ai khác.
Trong tạp chí “Hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo ở xã Quảng
La”, em đã được giao dẫn một đoạn về hiện trường.

Dẫn hiện trường tại Quảng Ninh. Ảnh: PV Lê Sỹ Hòa
Được sự chỉ bảo của Phóng viên Sỹ Hịa và quay phim Ngọc Minh, em
đã đúc rút được một kinh nghiệm quý trong việc dẫn hiện trường là: Hãy chọn
một nơi mà mình thấy ấn tượng nhất và nói về nó. Cách làm này sẽ hạn chế

6


tối đa việc trùng lặp thơng tin trong lời bình tác phẩm. Điều này cũng giúp
cho khán giả thấy được vấn đề tại hiện trường là gì.
2. Phỏng vấn – Giá trị cốt lõi là sự chân thực.
Trong thời gian thực tập, em được tiếp xúc với hầu hết các thể loại báo
chí. Trong thể loại phỏng vấn em đã đúc rút được nhiều bài học cho bản thân
mình.
Phỏng vấn trong phóng sự


Phỏng vấn ơng Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam. Ảnh: Xn Sỹ
Trong thể loại phóng sự, khơng thể thiếu được các đoạn phỏng vấn.
Đoạn phỏng vấn giúp cho tư tưởng chủ đề của tác phẩm trở nên khách quan,
tin cậy và thuyết phục hơn. Nếu khơng có phỏng vấn thì tác phẩm báo chí rất
dễ bị coi là “nói sng”.
Góc máy quay phim trong phỏng vấn đẹp và ấn tượng với cơng chúng
truyền hình là góc máy qua vai. Vị trí máy quay phim trong phỏng vấn là góc

7


máy nằm ngang với tầm mắt của nhân vật. Các cỡ cảnh cần thay đổi vào thời
điểm nhà báo đặt câu hỏi. nói cách khác máy quay phim thay đổi cỡ cảnh
khác nhau như trung cảnh, cận cảnh.
Thể loại phỏng vấn
Trong thời gian thực tập em ít được tiếp xúc với thể loại phỏng vấn
truyền hình. Tuy nhiên, với việc quan sát 1 lần BTV Hồi Đảm phỏng vấn
ơng Trần Hữu Sơn – Phó chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam về việc bảo tồn lễ hội Gầu tào của người H’Mơng Lào Cai thì em đã rút
ra một số bài học như sau:
Thứ nhất, người dẫn chương trình phỏng vấn cần nắm được vấn đề
mình sẽ trao đổi với khách mời. Trước cuộc phỏng vấn cần tìm hiểu những
thơng tin về vấn đề đó, như vậy mới có thể khai thác được nhiều thơng tin hay
từ khách mời.
Thứ hai, Trước cuộc phỏng vấn cần gửi câu hỏi cho khách mời. Như
vậy, khách mời sẽ có thời gian chuẩn bị nội dung trả lời và chia sẻ được nhiều
thơng tin hữu ích cho chương trình.
Thứ ba, Người phỏng vấn phải làm chủ được chương trình, xử lý được

các tình huống phát sinh. Khi khách mời trả lời lan man, cần ngắt lời một
cách lịch sự và đưa ra một câu hỏi khác để đi đúng hướng của chương trình.
Khi khách mời trả lời ngắn gọn nhưng cảm thấy vẫn có thể khai thác thơng tin
sâu hơn thì cần tiếp tục đưa ra câu hỏi khác.
3. Tin truyền hình – Đặc sản của VTV
Tin truyền hình là một thể loại chủ lực của VTV. Tất cả các kênh quảng
bá của VTV đều có chương trình tin tức, trong đó nổi bật hơn cả là VTV1 với
những chương trình “đóng đinh” trong lịng khán giả như: Chào buổi sáng,
Chuyển động 24h, Bản tin tài chính – tiêu dùng, bản tin thời sự 19h,…
Ở Kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 nơi em thực tập có Phịng tin
tức chun sản xuất tin và khai thác tin từ các ban khác.

8


Đặc thù của tin tức VTV5 là cung cấp các thơng tin, chính sách
của chính phủ, các sự kiện lớn và quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Có một điều dễ dàng nhận thấy là các tin truyền hình có thời lượng
ngày càng ngắn hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả trong bối
cảnh phải cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí khác, nhất là báo
mạng điện tử.

9


III. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực tập
Trong thời gian thực tập em đã gặp những thuận lợi và khó khăn như
sau:
1. Thuận lợi
*Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Phát thanh – truyền

hình
Chúng em được Học viện và Khoa chủ quản tạo mọi điều kiện thuận lợi
để thực tập. Được Học viện hỗ trợ chi phí thực tập, các thầy cơ giúp làm thủ
tục thực tập hết sức nhanh gọn.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là Trường đại học trọng điểm quốc
gia, là một cơ sở đào tạo báo chí uy tín trên cả nước. Học viện có mối quan hệ
hợp tác rất tốt với các cơ quan báo chí. Điều này đã giúp cho việc thực tập của
sinh viên báo chí cũng thuận lợi hơn.
Các sinh viên báo chí được đào tạo bài bản về báo chí nên khi được
giao việc tại cơ quan đều không bị “ngợp” mà rất chủ động và kỷ luật. Các
sinh viên được cơ quan báo chí đánh giá cao về năng lực và phẩm chất đạo
đức. Điều đó đã góp phần tạo nên uy tín đào tạo của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
*Về phía cơ quan thực tập: VTV5
Phịng tổ chức của VTV5 giúp em làm thủ tục nhanh gọn, làm thẻ ra
vào cơ quan ngay trong tuần đầu tiên thực tập.
Ngay từ ngày đầu thực tập em đã được giao công việc nghe băng và
làm phụ đề cho phòng biên dịch. Trong tuần đầu tiên em đã nghe được 5 bài
và làm phụ đề 3 bài. Lúc đầu thực hiện công việc cịn lúng túng, mắc lỗi về
chính tả và diễn đạt ngơn ngữ báo chí nhưng đến tuần thứ 2 em đã làm tốt hơn
và các anh chị Biên tập viên ghi nhận những cố gắng.
Làm việc ở phòng biên dịch, mặc dù là sinh viên thực tập nhưng vẫn
được trả lương theo bài và hỗ trợ chi phí khi đi tác nghiệp. Điều này giúp em

10


có kinh phí để làm tác phẩm và cũng có động lực để thực hiện tác phẩm tốt
hơn.
Khi làm việc ở phịng, các anh chị phóng viên chia sẻ cho nhiều kinh

nghiệm quý về làm truyền hình.
*Về cá nhân sinh viên thực tập
Sinh viên thực tập có sự năng động, tự tin của tuổi trẻ nên không sợ lao
vào những cơng việc khó nên được các anh chị phóng viên tin tưởng giao
việc.
Được trang bị những kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ tại
Học viện nên không gặp nhiều trở ngại trong việc bắt nhịp ở VTV.
Vì là người dân tộc Dao nên em hiểu biết về văn hóa dân tộc mình,
cùng với việc được đào tạo nghiệp vụ báo chí nên em làm truyền hình về
mảng này rất phù hợp.
2. Khó khăn
Mặc dù có nhiều thuận lợi trong thời gian thực tập nhưng em cũng đã
gặp phải những khó khăn nhất định.
Thứ nhất, Đài truyền hình Việt Nam nói chung và Ban truyền hình
tiếng dân tộc nói riêng đòi hỏi rất cao về chất lượng tác phẩm. Những chương
trình về văn hóa địi hỏi rất cao cả về hình ảnh và nội dung nên với một sinh
viên thực tập sẽ gặp nhiều khó khăn để đáp ứng được u cầu đó.
Thứ hai, các sinh viên thực tập khơng có một chức danh cụ thể trong cơ
quan như: Quay phim, phóng viên, Biên tập viên,… nên rất khó làm việc độc
lập. Các sinh viên rất khó lấy thơng tin từ những cơ quan Nhà nước hay tư
nhân chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề mà sinh viên báo chí muốn phản
ánh.
Em đề xuất đề tài phim tài liệu về “Cuộc di cư của người H’Mông
những năm đầu của thế kỷ XX” cho Ban biên tâp. Ban biên tập nói đề tài này
hay nhưng nếu thực hiện thì phải bỏ ra rất nhiều kinh phí vì phải ghi hình ở

11


nhiều tỉnh khác nhau như: Lào Cai, Thanh Hóa. Kon Tum,.. và em là sinh

viên thì sẽ rất khó liên hệ được với các cơ quan chuyên trách.
Thứ ba, sinh viên thực tập còn gặp nhiều lúng túng khi làm tác phẩm.
Do thời gian học tập tại trường sinh viên khơng chủ động xin cộng tác trước
đó với các cơ quan báo chí nên sẽ lung túng khi bắt tay vào làm việc trong
môi trường chuyên nghiệp như VTV.

12


IV. Khảo sát, đánh giá một chương trình truyền hình
Khảo sát, đánh giá “chương trình tiếng H’Mơng 5h30” phát sóng từ
14/3 đến 14/4/2017
1. Khảo sát
Khung giờ phát sóng: 5h30 sáng
Thời lượng: 30 phút
Dẫn chương trình: Giàng Ly
Kết cấu chương trình: gồm 2 -3 phóng sự hoặc phim tài liệu
Số lượng thể loại: 47 phóng sự và 20 phim tài liệu
Số lượng chương trình: 30
Nội dung:
ST
T
1
2
3
4
5
6
7


Nội dung

Số lượng

Xây dựng nơng thơn mới
Gương người tốt việc tốt
Văn hóa dân tộc thiểu số
Kinh tế nông thôn
Giáo dục
Sức khỏe
Môi trường

20
18
14
7
4
3
1

2. Đánh giá
Về nội dung:
Nội dung của các chương trình tiếng H’Mơng tập chung vào việc cung
cấp các thơng tin, chính sách của chính phủ, các sự kiện lớn và quan trọng của
đồng bào các dân tộc thiểu số.
Chương trình có nhiều phóng sự về văn hóa dân tộc thiểu số, gương
người tốt việc tốt, phong trào xây dựng nơng thơn mới,..
Như vậy có thể thấy, chương trình tiếng H’Mơng phát sóng lúc 5h30
sáng có thơng tin khá phong phú, trong đó có nhiều nội dung chuyên sâu.


13


Nội dung của chương trình đã đáp ứng được nhu cầu thơng tin cho
đồng bào dân tộc H’Mơng nói riêng và đồng bào dân tộc cả nước nói chung.
Thơng tin của chương trình giúp đồng bào nắm được chủ trương, chính sách
của Đảng và nhà nước. Chương trình cũng giúp nâng cao dân trí, đưa được
nhiều chính sách hay về kinh tế, văn hóa, xã hội đến người dân.
Tuy nhiên, trong một số chương trình, nội dung cịn q dài, chưa tập
chung vào một vấn đề cụ thể để bà con được tiếp nhận sâu sắc thơng điệp của
chương trình. Các chương trình nên trình bày ngắn gọn và khoa học hơn.
Về hình thức:
Trong mỗi chương trình tiếng H’Mơng 5h30 đều có từ 2 đến 3 phóng
sự hoặc phim tài liệu, lời bình bằng tiếng H’Mơng và có phụ đề tiếng Việt.
Trong khoảng 30 số khảo sát thì hầu hết chương trình đều do BTV
Giàng Ly dẫn dắt. BTV Giàng Ly có khn mặt khả ái khi lên hình, giọng nói
hay đã giúp thỏa mãn phần nhìn và nghe của khán giả.
Phụ đề tiếng Việt được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp cho
tất cả mọi đối tượng khán giả đều có thể nắm được nội dung.
Tuy nhiên, việc trình bày, thể hiện của chương trình cịn bị dập khn
theo một phong cách, cả 30 số đều có bố cục giống nhau, khơng có điểm mới.
Điều này dễ gây nhàm chán cho người xem, nhất là người xem khơng hiểu
tiếng H’Mơng thì họ rất dễ chuyển kênh. Nhưng do mục đích của chương
trình chủ yếu phục vụ cho đồng bào H’Mơng nên điều này có thể chấp nhận
được. Tuy nhiên, chương trình cũng cần có cách làm mới hơn, sáng tạo hơn
để khán giả có hứng thú tiếp nhận thơng tin hơn.
Kết luận
Chương trình tiếng Mơng 5h30 sáng có nội dung phong phú, đáp ứng
được nhu cầu tiếp nhận thơng tin của đồng bào dân tộc H’Mơng nói chung và
đồng bào dân tộc cả nước nói chung.

Nội dung chương trình được trình bày một cách ngắn gọn, khoa học.

14


Tuy nhiên chương trình cần phải có thêm những sáng tạo trong việc
truyền tải thơng tin để khán giả có thể tiếp nhận tốt hơn, chính xác hơn và đầy
đủ hơn.

15


V. Kết luận
Thời gian thực tập tại Kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5, em đã học
hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong việc làm báo.
Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng em đã cố gắng hoàn thành chỉ
tiêu của Khoa phát thanh – truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền.
Chuyến thực tập tại VTV thực sự bổ ích cho sinh viên báo chí khi họ
được làm việc trong một mơi trường chun nghiệp, dưới sự dẫn dắt của các
nhà báo, phóng viên giỏi.
Các sinh viên cần tiếp tục vận dụng những điều học được từ Học viện
và Đài truyền hình Việt Nam để phát triển năng lực làm báo. Các sinh viên
cần vận dụng những điều đó một cách sáng tạo để định hình một phong cách
làm báo cho mình.
Một lần nữa xin cảm ơn Ban giám đốc, các thầy cô giáo trong khoa
Phát thanh – truyền hình và Đài truyền hình Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để sinh viên hoàn thành tốt việc thực tập.

16



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1
I. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập........................................................2
1. Đài truyền hình Việt Nam............................................................................2
2. Kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5........................................................3
3. Phòng Biên dịch VTV5................................................................................4
II. Những bài học rút ra trong quá trình học tập và sáng tạo tác phẩm
báo chí của bản thân trong thời gian thực tập..............................................5
1. Phóng sự truyền hình – Đề tài và cách thực hiện......................................5
2. Phỏng vấn – Giá trị cốt lõi là sự chân thực................................................8
3. Tin truyền hình – Đặc sản của VTV............................................................9
III. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập.....................11
1. Thuận lợi.....................................................................................................11
2. Khó khăn.....................................................................................................12
IV. Khảo sát, đánh giá một chương trình truyền hình...............................14
1. Khảo sát......................................................................................................14
2. Đánh giá.....................................................................................................14
V. Kết luận......................................................................................................17

17



×