Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.75 KB, 37 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn 16 năm
hoạt động, đến nay TECHCOMBANK đã trở thành một trong những ngân hàng thương
mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng (tính đến hết
tháng 6/2010). TECHCOMBANK có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20%
cổ phần.
Với mạng lưới hơn 400 chi nhánh ( tính đến ngày 31/12/2010), phòng giao dịch trên
hơn 40 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự kiến đến cuối năm 2011,
TECHCOMBANK sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên
trên 500 điểm trên toàn quốc.
TECHCOMBANK còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng
danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội
ngũ nhân viên lên tới trên 5000 người, TECHCOMBANK luôn sẵn sàng đáp ứng mọi
yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. TECHCOMBANK hiện phục vụ trên 1 triệu
khách hàng cá nhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp.
 Các cột mốc phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
1994-1995
• Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.
• Thành lập Chi nhánh TECHCOMBANK Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình
phát triển nhanh chóng của TECHCOMBANK tại các đô thị lớn.
2001
• Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.
• Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên
thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng
GLOBUS cho toàn hệ thống TECHCOMBANK nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng.
2002
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 1
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn


• Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội.
Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành
phố lớn trong cả nước.
• Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng.
2003
• Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với
Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
• Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.
2004
• Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
• Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.
• Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với
Compass Plus.
2005
• Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu
• Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch tại Đà Nẵng, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội.
• Ngày 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng.
• Ngày 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng
Compass Plus.
• Ngày 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới
nhất Tenemos T24 R5.
• Cuối 2005, HSBC mua 10% cổ phần của TECHCOMBANK.
2006
• Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank,
Wachovia.
• Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố
xếp hạng tín nhiệm của TECHCOMBANK, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam
được xếp hạng bởi Moody’s.

SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 2
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
• Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010;
Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ.
• Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.
2007
• Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD.
• Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng
TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.
• Ngày 01/10/2007 HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực
trong quá trình hoạt động của TECHCOMBANK.
• Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.
• Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights
công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
• Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của
các giao dịch viên và điểm giao dịch của TECHCOMBANK.
• Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải
thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương
mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương
trao tặng.
2008
• Tháng 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc
giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn
• Tháng 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng TECHCOMBANK Visa Credit
• Tháng 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM tại một vài điểm thử.
• Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần
mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn
nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển
khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822
• Tháng 08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản

TECHCOMBANK AMC
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 3
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
• Tháng 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh
nghiệp trẻ trao tặng
• Tháng 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20%
và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng
• Ngày 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và
“Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng.
2009
• Tháng 07/2009: Tăng vốn điều lệ lên 4.337 tỷ đồng
• Tháng 09/2009: Tăng vốn điều lệ lên 5.400 tỷ đồng
• Tháng 09/2009: Ký kết hợp đồng tài trợ vốn vay bắc cầu dự án 16 máy bay
A321 với Vietnam Airlines.
• Nhận giải thưởng “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009” do Việt
Nam Report trao tặng
• Nhận giải thưởng “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế” do
ngân hàng Wachovina trao tặng.
• Bắt đầu khởi động chiến lược chuyển đổi với sự hỗ trợ của nhà tư vấn hàng đầu
thế giới McKinsey.
2010
• Tháng 04/2010: Đạt giải thưởng “Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản lý chất
lượng” (International Star for Leadership in Quality Award) do BID – Tổ chức Sáng
kiến Doanh nghiệp quốc tế trao tặng.
• Tháng 05/2010: Nhận Danh vị “Thương hiệu quốc gia 2010”
• Tháng 05/2010: Nhận giải Ngân hàng Tài trợ Thương mại năng động nhất khu
vực Đông Á do IFC, thành viên của Ngân hàng Thế giới trao tặng
• Tháng 06/2010: Nhận giải thưởng Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm
2009 do Citi Bank trao tặng
• Tháng 6/2010: Tăng vốn điều lệ lên 6.932 tỷ đồng

• Tháng 7/2010: Nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp
chí Euromoney trao tặng.
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 4
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
• Tháng 8/2010: Nhận Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2010” do Hội doanh nhân
trẻ trao tặng và Giải thưởng Thương hiệu Việt được ưu thích nhất năm 2010 do Báo Sài
gòn Giải phóng trao tặng
1.2 Tình hình hoạt động của Techcombank
Trong vòng 3 năm, TECHCOMBANK đã mở rộng hoạt động của mình từ 29 tỉnh
thành với 169 chi nhánh và phòng giao dịch lên hơn 40 tỉnh thành với hơn 400 chi
nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc ( tính đến ngày 31/12/2010) nhằm mục đích
tiếp cận và hướng tới thị trường địa phương (mang tiện ích, sản phẩm, dịch vụ tới tận
khách hàng). Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 62%. Với sự phát triển nhanh
chóng về mạng lưới hoạt động của mình, đặc biệt là trong năm 2010,
TECHCOMBANK đã trở thành ngân hàng TMCP dẫn đầu về tốc độ phát triển mạng
lưới với việc mở mới 212 chi nhánh (tăng 113%) – một bước đột phá vì con số này
bằng số tổng các chi nhánh mới của 3 năm trước đó ( 2007 – 2008 – 2009 ) cộng lại.
Ngoài ra, 505 điểm ATM mới là con số ấn tượng về số máy ATM mới phát triển trong
2010 (tăng 191% ) đưa con số toàn hệ thống lên 1020 điểm ATM lan rộng trên 40 tỉnh
thành.
Hiện nay, TECHCOMBANK đang nằm trong Top những ngân hàng có mạng lưới phân
phối rộng khắp toàn quốc.
Bảng 1.1 : Tình hình hoạt động kinh doanh của TECHCOMBANK trong giai đoạn 2008 -
2009
Năm 2009 Năm 2008 Tốc độ tăng
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 5
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
(triệu VNĐ) ( triệu VNĐ) trưởng (%)
Thu nhập lãi thuần 2.451.119 1.744.302 40.52
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 612.210 482.877 26.78

Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và
vàng
48.089 21.793 120.66
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh
147.038 2.587 5583.73
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu

372.165 780.197 (52.29)
Lãi thuần từ hoạt động khác 156.203 5.450 2766.11
Thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần 36.531 78.864 (53.68)
Chi phí hoạt động (1.195.673) (904.015) 31.93
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng
2.627.682 2.212.055 18.79
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (481.485) (611.707) (21.29)
Tổng lợi nhuận trước thuế 2.146.197 1.600.348 34.11
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (527.417) (427.119)
Lợi nhuận sau thuế 1.618.780 1.173.229 37.98
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(VNĐ/cổ phiếu)
2.998 2.274 31.84
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của TECHCOMBANK năm 2008 – 2009
Từ kết quả hoạt động trên cho thấy, TECHCOMBANK đã có sự tăng trưởng cao trong
năm 2009, đã đưa lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đến 37.98% mặc dù tình hình kinh tế
trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ
nền kinh tế đứng đầu thế giới – Mỹ. Trong đó :
- Thu nhập lãi thuần ( từ hoạt động kinh doanh chính) tăng từ 1.760.743 triệu đồng lên
2.499.820 triệu đồng, tương đương với tốc độ 40.52%.

- Thu nhập từ những hoạt động khác cũng có sự tăng trưởng đáng kể, chẳng hạn như :
+ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ từ 482.877 triệu đồng lên 641.059 triệu đồng, tỷ lệ
tăng là 26.78% tương đương với 158.182 triệu đồng.
+ Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng và hoạt động mua bán chứng
khoán kinh doanh đã cho thấy sự gia tăng lợi nhuận vượt bậc, như hoạt động kinh
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 6
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
doanh ngoại hối, vàng tăng 120.66% và hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh là
5583.73% - 1 con số ấn tượng.
+ Mặt khác, trong hoạt động khác cũng mang lại lợi nhuận thuần đáng kể, tăng từ 5.450
triệu đồng lên 156.203 triệu đồng với tốc độ tăng 2766.11%.
Tuy nhiên, trong hoạt động ngân hàng, không phải lúc nào mọi hoạt động đều có được
sự tăng trưởng như mong muốn, chẳng hạn như trong lãi thuần từ hoạt động mua bán
chứng khoán đầu tư giảm 408.032 triệu đồng, tương đương với 52.29% ; thu nhập từ
góp vốn và mua cổ phần giảm 42.333 triệu đồng, tương đương với 53.68%.
Chính vì vậy mà lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước khi trích lập Dự phòng
rủi ro tín dụng cũng không tăng nhiều, chỉ có 415.627 triệu đồng tương ứng với
18.79%. Mặc dù sự gia tăng lợi nhuận không nhiều, nhưng do chi phí Dự phòng rủi ro
tín dụng đã giảm được 130.222 triệu đồng ( tương đương với 21.29%) nên Lợi nhuận
trước thuế của TECHCOMBANK tăng 545.849 triệu đồng, tốc độ tăng là 34.11% gần
gấp đôi tốc độ tăng của lợi nhuận trước chi phí Dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này
chứng tỏ, trong năm 2009, TECHCOMBANK đã có sự cải thiện trong việc kiểm soát
rủi ro tín dụng. Và cũng dẫn đến Lợi nhuận sau thuế đạt được 1.618.780 triệu đồng,
tăng 445.551 triệu đồng tương ứng với 38%. Điều này đã đưa TECHCOMBANK đứng
vào vị trí những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với lợi nhuận sau thuế đứng thứ nhì
trong khối các Ngân hàng TMCP. Chính sự hiệu quả này, TECHCOMBANK đã mang
lại cổ tức cao cho các nhà đầu tư, cổ tức tăng 31.84%.
Tóm lại, trong năm 2009, TECHCOMBANK đã có được tốc độ tăng trưởng cao trên
mặt bằng chung trong hệ thống các NH TMCP ( đứng thứ nhì), vì vậy tiềm lực phát
triển của TECHCOMBANK trong tương lai sẽ rất mạnh.

1.3 Định hướng và chiến lược phát triển của Techcombank trong tương lai
Định hướng phát triển năm 2011 là “ Phát triển theo chiều sâu, ổn định bộ máy ngân
hàng, tạo được sự bứt phá mạnh mẽ trong khi vẫn cần củng cố nền tảng để đảm bảo sự
phát triển bền vững”. Với các tiêu chí cụ thể như sau :
- Phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng khách hàng mà còn về cả phong cách
làm việc chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động để có thế phục vụ được khối
lượng lớn khách hàng và xây dựng văn hóa dịch vụ TECHCOMBANK.
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 7
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
- Khai thác mạnh mẽ các kênh bán hàng : đẩy mạnh hoạt động bán hàng, nâng cao
hiệu quả hoạt động của mạng lưới ngân hàng.
- Tăng hiệu quả toàn bộ hệ thống hỗ trợ và kiểm soát nhằm tạo sự bứt phá và chiếm
ưu thế cạnh tranh trong chất lượng và thời gian phục vụ.
- Phát triển và tiêu chuẩn hóa các chương trình sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm có
chất lượng tốt nhất, đáp ứng tối đa như cầu của khách hàng.
- Phát triển về nhân sự để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngân hàng về cả số
lượng và chất lượng.

SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 8
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
TECHCOMBANK-
TRUNG TÂM KINH DOANH MIỀN NAM
2.1 Tổng quan Trung tâm kinh doanh Miền Nam
2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và cơ cấu tổ chức TTBMN
2.1.1.1. Sự hình thành
Trung tâm Kinh doanh trực thuộc khối S&D ( Sales and Development) là một trung
tâm lớn trong hệ thống tổ chức của TECHCOMBANK, có địa bàn hoạt động rộng ở
Bắc - Nam. Trung tâm có 2 trụ sở chính: phía Bắc đặt 57 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà

Nội; và phía Nam tại 06 Nguyến Thị Minh Khai, Phường ĐaKao, Quận 1, TP Hồ
Chí Minh.
Về quy mô, hiện nay, Trung tâm Kinh doanh có hơn 500 cán bộ công nhân viên,
gồm 6 trung tâm nhỏ : Trung tâm Kinh doanh miền Bắc, Trung tâm Bán trả lương
miền Bắc, Trung tâm Kinh doanh miền Nam, Trung tâm Bán trả lương miền Nam,
Trung tâm Telesales (có 2 bộ phận Telesales miền Bắc và Telesales miền Nam), và
Trung tâm Hỗ trợ kinh doanh (gồm 2 bộ phận Hỗ trợ kinh doanh miền Bắc và Hỗ
trợ kinh doanh miền Nam).
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức TTB
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 9
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Sơ đồ 2.1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH
Nguồn : Tài liệu nội bộ của TECHCOMBANK
2.1.2 Chức năng của Trung Tâm Kinh doanh
Chức năng của Trung tâm kinh doanh:
- Là kênh trực tiếp khai thác và bán các sản phẩm cho vay nhà, ô tô, tiêu dùng thế
chấp bất động sản, và các sản phẩm cho vay khác, hoặc huy động theo định hướng
của ngân hàng.
- Tham mưu, đề xuất các chính sách, cải tiến với các Khối, các bộ phận liên quan
về chính sách, sản phẩm quy trình đối với các sản phẩm cho vay.
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 10
Giám đốc khối S&D
Telesales miền Nam
Hỗ trợ KD miền Nam
Giám đốc Trung tâm
kinh doanh
Hỗ trợ KD miền Bắc
TT kinh doanh miền Bắc
TT bán trả lương miền Nam
TT kinh doanh miền Nam

TT bán trả lương miền Bắc
TT Telesales
Telesales miền Bắc
TT Hỗ trợ kinh doanh
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Nhiệm vụ của Trung tâm kinh doanh :
- Bán các sản phẩm chính về cho vay có thế chấp như : nhà, ô tô, tiêu dùng thế
chấp bất động sản, cho vay khác …
- Quản lý nguồn dữ liệu, các quan hệ với chủ đầu tư bất động sản, sàn giao dịch
bất động sản, showroom auto, và các quan hệ hợp tác khác liên quan đến các sản
phẩm cần bán.
- Hỗ trợ và phối hợp các hoạt đông đào tạo cho đội ngũ RBO chuyên nghiệp, có
chuyên môn, nghiệp vụ về sản phẩm được yêu cầu cho Trung tâm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá định kỳ về khách hàng tiềm năng cũng như
đối thủ cạnh tranh đối với các sản phẩm bán.
- Phối hợp với các phòng/ban đơn vị trong việc bán chéo sản phẩm.
- Thực hiện các công việc khác được giao từ ban lãnh đạo theo từng thời kỳ.
2.1.3 Tình hình hoạt động của Trung tâm kinh doanh miền Nam
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm kinh doanh
miền Nam 2008 – 2009 - 2010
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu hoạt động thuần 1.631 3.094 6.008
Doanh thu thu lãi 3.072 5.091 10.263
Chi phí lãi và phí bảo hiểm tiền gửi 1.743 2.369 5.053
Thu nhập lãi thuần 1.329 2.722 5.210
Doanh thu hoạt động dịch vụ 391 475 941
Chi phí hoạt động dịch vụ 89 103 143
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 302 372 798
Chi phí hoạt động 876 1.859 3.744

Lợi nhuận trước khi trích Dự phòng
rủi ro
755 1.235 2.264
Dự phòng rủi ro 428 853 1.175
Lợi nhuận trước thuế 327 382 1.089
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTBMN năm 2008 – 2009 – 2010 )
Với tình hình kinh doanh của Trung tâm, ta có thể thấy rõ sự chuyển biến rõ
rệt của Trung tâm trong 2 giai đoạn 2008 – 2009 và 2009 – 2010. Giai đoạn 2008 –
2009, trung tâm hoạt động tương đối tốt. Mặc dù doanh thu và lơi nhuận từ các hoạt
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
động tín dụng cá nhân và dịch vụ đều tăng nhanh, tốc độ tăng của Thu nhập lãi
thuần là 104% và Thu nhập từ dịch vụ là 23.18% ; nhưng đổi lại đó, chi phí dành
cho hoạt động lai tăng nhiều hơn so với Doanh thu thuần mang lại, chi phí tăng tới
112% với con số tuyệt đối là 983 triệu đồng. Điều này dẫn đến Lợi nhuận trước khi
trích Dự phòng rủi ro tín dụng có tốc độ tăng trưởng ít chỉ có 63%. Mặt khác, do
tình hình tài chính năm 2009 không ổn định, hoặc có thể do rủi ro từ những khoản
cho vay cao nên Trung tâm đã trích lập Dự phòng rủi ro tín dụng nhiều đến 853
triệu đồng, tăng 99% so với năm 2008. Vì vậy mà vào năm 2009, Trung tâm hoạt
động với kết quả là lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 382 triệu đồng, chỉ tăng được 55
triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 17%. Tốc độ này chỉ bằng
một nửa so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của toàn TECHCOMBANK vào năm
2009 là 34%
Thế nhưng, vào năm 2010, ta thấy được sự chuyển biến rõ rệt trong hiệu quả
kinh doanh của Trung tâm. Trung tâm đã cho thấy được sự bứt phá của mình, Lợi
nhuận trước thuế đạt được 1.089 triệu đồng, tăng 707 triệu đồng – một con số ấn
tượng. Hầu hết thu nhập thuần từ các hoạt động của Trung tâm đều có tốc độ tăng
kỷ lục, chẳng hạn như :
+ Thu nhập lãi thuần đạt 5.210 triệu đồng, tăng 2.488 triệu đồng tương ứng với
91%. Hầu hết các khoản thu nhập này đều xuất phát từ Thu lãi cho vay cá nhân.

+ Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 798 triệu đồng, tăng 426 triệu đồng
tương ứng với tốc độ 115%. Trong đó, gần 84% doanh thu có được từ thu dịch vụ
thanh toán trong nước, 15.7% là từ dịch vụ thẻ và 0.3% còn lại là từ dịch vụ thanh
toán quốc tế cụ thể là phí chuyển tiền nước ngoài.
Tất cả đều có sự gia tăng ấn tượng. Mặt khác, do Trung tâm đã ấp dụng những
biện pháp tốt hơn để cải thiện cũng như kiểm soát được rủi ro trong những khoản
cho vay của mình mà Dự phòng rủi ro trong năm 2010 cũng có tốc độ tăng rất ít chỉ
là 38%, tốc độ chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng vào năm 2009. Chính vì vậy mà Lợi nhuận
trước thuế của Trung tâm tăng đến 185% với con số tuyệt đối là 707 triệu đồng.
Với những gì đã làm được trong năm 2010, Trung tâm Kinh doanh miền Nam đã
chứng minh rằng Trung tâm thật sự là một đơn vị hoạt động có hiệu quả cao. Có thể
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
nói, năm 2010 là một năm đánh dấu sự bứt phá lớn của Trung tâm Kinh doanh miền
Nam. Kết quả kinh doanh này đã đưa Trung tâm Kinh doanh miền Nam đứng vào
danh sách những chi nhánh, trung tâm mang lại lợi nhuận cao cho TCB trong năm
2010.
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại TTB MN
2.2.1 Khái quát chung về các sản phẩm cho vay cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Trung tâm Kinh doanh miền
Nam
Mặc dù được thành lập muộn hơn so với các khối khác trong hệ
thống của TECHCOMBANK nhưng Trung tâm Kinh doanh miền Nam
đã thực hiện tốt chức năng của mình. Hoạt động tín dụng cá nhân
ngày càng thu hút nhiều khách hàng hơn với doanh số cho vay ngày
càng lớn. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và cũng nhằm phục
vụ khách hàng tốt hơn nữa, bên cạnh những sản phẩm vay thông
thường, TECHCOMBANK đã triển khai những sản phẩm mới khác.
Hiện nay, hệ thống các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Trung tâm kinh
doanh miền Nam rất đa dạng và được phân loại theo tiêu chí tài sản

đảm bảo và khách hàng như sau:
 Sản phẩm tín dụng có tài sản đảm bảo:
 Dành cho khách hàng cá nhân :
 Cho vay mua bất động sản
 Cho vay mua ô tô
 Cho vay ứng trước tài khoản cá nhân có tài sản đảm bảo (F1)
 Cho vay tiêu dùng có thế chấp bất động sản
 Cho vay du học
 Dành cho khách hàng là Hộ kinh doanh :
 Cho vay linh hoạt đối với hộ kinh doanh
 Cho vay hạn mức xoay vòng đối với hộ kinh doanh
 Sản phẩm tín dụng không có tài sản đảm bảo:
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 13
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
 Cho vay tín chấp
 Cho vay ứng trước tài khoản cá nhân không có tài sản đảm bảo (F2)
Nhìn chung, các sản phẩm tín dụng cá nhân tại TECHCOMBANK cũng như
tại các ngân hàng khác cũng có nhiều điểm giống nhau. Nếu xét về mặt lãi suất, có
lẽ mặt bằng lãi suất của TECHCOMBANK thấp hơn so với các ngân hàng khác.
Việc điều chỉnh lãi suất và biên độ điều chỉnh cũng nằm ở mức phổ biến trong hệ
thống các NHTM, ở mức 5.5%. Nếu xét về các điều kiện ràng buộc đối với khách
hàng thì các quy định tại TECHCOMBANK có vẻ thông thoáng hơn. Về mức tài
trợ cho nhu cầu vốn thì TECHCOMBANK có mức tài trợ như các ngân hàng khác
70% nhu cầu vốn và có thời gian tài trợ tối đa là 25 năm.
Tóm lại, nếu đánh giá dựa trên những đặc điểm về sản phẩm thì
TECHCOMBANK đang có một vị thế tốt trên thị trường tín dụng cá nhân. Các sản
phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Các điều
kiện đòi hỏi từ khách hàng cũng ít khắt khe hơn. Mức lãi suất tốt, tương đối phù
hợp với mặt bằng chung của các NH TMCP.
2.2.2 Quy trình cho vay

Bước 1: Tiếp nhận, thu thập hồ sơ, xử lý kết quả
CVKH thực hiện :
- CVKH tìm kiếm và trực tiếp liên hệ, làm việc với khách hàng.
- CVKH tiếp nhận Đề nghị vay từ khách hàng và hướng dẫn khách hàng cung cấp
các hồ sơ liên quan cần thiết theo quy định tại danh mục hồ sơ vay vốn.
Nhận diện và kiếm tra thông tin khách hàng
- Nhận diện và đánh giá sơ bộ thông tin khách hàng.
- Đánh giá sơ bộ khách hàng.
- Kiểm tra, xem xét các điều kiện cấp tín dụng đối với khoản vay theo quy định
hiện hành.
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 14
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
- Kiểm tra, đánh giá sơ bộ TSĐB của khách hàng trong bộ hồ sơ vay vốn và lập
phiếu Đề nghị định giá.
- CVKH xem xét tính hợp lý giữa phương án vay và mục đích sử dụng vốn, thẩm
định nhu cầu vốn là có thực trên cơ sở xem xét phương án vay vốn và thẩm định các
thông tin liên quan ; tính toán, cân đối nguồn trả nợ dựa trên tỷ lệ PTI – tỷ lệ tổng
nợ vay phải trả trên tổng thu nhập.
Xử lý hồ sơ :
- Đối với hồ sơ không đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định hiện hành của
TECHCOMBANK :
CVKH yêu cầu khách hàng khai, cung cấp giẩy tờ bổ sung đầy đủ thông tin (nếu
có) hoặc chứng minh thông tin. Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay, CVKH
thông báo cho khách hàng về lý do từ chối khoản vay hoặc hướng dẫn khách hàng
bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
- Đối với hồ sơ đủ điều kiện được xem xét tín dụng:
CVKH lập Đề nghị cấp tín dụng theo mẫu biểu quy định.
Trình lãnh đạo CN/PGD/TPPKD kiểm soát và ký duyệt đề xuất.
Bước 2 : Kiểm soát, ký duyệt đề xuất
- Lãnh đạo CN/PGD/TPPKD kiểm soát nội dung, hồ sơ vay vốn và ký xác nhận đề

nghị cấp tín dụng của CVKH.
- CVKH hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục về định giá TSĐB cho khoản
vay theo quy định của TECHCOMBANK.
Bước 3 : Thực hiện định giá TSĐB
Có sự phân luồng hồ sơ Thẩm định TSĐB như sau
- Dựa theo bảng giá quy định của Nhà nước, nếu TSĐB đủ để đảm bảo cho nhu
cầu vốn của khách hàng thì sẽ sử dụng bảng giá này và CVKH sẽ tự định giá.
- TSĐB được chuyển cho bộ phận Thẩm định miền Nam xử lý hồ sơ, chuyên
viên thẩm định TSĐB sẽ đi thực tế và định giá tùy theo nhu cầu vốn của khách hàng
( 50% - 65% - 70% giá trị TSĐB).
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 15
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
- Kết hợp với các công ty định giá bên ngoài như Saigon Land, Savils … Đây là
những công ty đã có liên kết với Ngân hàng và sẽ chịu trách nhiệm trên giá trị tài
sản mà công ty đã định giá.
Bước 4 : Kiểm tra, thẩm định và phân loại hồ sơ
CVXLHS thực hiện :
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo Checklist
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ : CVXLHS thông báo và trả lại hồ sơ cho CVKH.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ : CVXLHS thông báo cho CVKH và tiếp tục các bước sau.
- Thẩm định hồ sơ vay vốn
- Thu thập thông tin từ CIC
- Kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng tại TECHCOMBANK.
- Liên hệ khách hàng qua điện thoại để xác định tính chính xác, trung thực của các
thông tin khách hàng cung cấp.
- Lập báo cáo thẩm định khách hàng.
- Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng trên T24.
Trường hợp các hồ sơ đáp ứng các điều kiện theo quy định của
TECHCOMBANK,CVXLHS căn cứ vào giá trị của khoản vay mà chuyển cho
CGPD phê duyệt khoản vay theo đúng thẩm quyền phê duyệt.

Bước 5 : Phê duyệt tín dụng
Phê duyệt theo mức phán quyết được ủy quyền của HĐQT/ Tổng giám đốc từng
thời kỳ.
- Nếu khoản vay trong mức phán quyết được ủy quyền, CGPD tiến hàng phê duyệt
khoản vay :
+ Nếu chấp nhận khoản vay, CVXLHS lập thông báo tín dụng chấp thuận.
+ Nếu không chấp nhận khoản vay, CVXLHS lập thông báo tín dụng từ chối.
- Nếu khoản vay có điều kiện khác biệt ( hồ sơ ngoại lệ), CGPD cho ý kiến
+ Nếu đồng ý với đề xuất thì chuyển lại hồ sơ cho CVXLHS để trình lên CGPD có
thẩm quyền hồ sơ ngoại lệ.
+ Nếu không đồng ý thi CGPD gửi trả lại hồ sơ cho CVXLHS và trả lại cho
CN/PGD.
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 16
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Trường hợp được CGPD có thẩm quyền hồ sơ ngoại lệ phê duyệt,CN/PGD lập
thông báo tín dụng chấp thuận ; nếu không thì gửi thông báo tín dụng từ chối.
Bước 6 : Gửi thông báo tín dụng về CN/PGD
- CVXLHS lập thông báo tín dụng theo kết quả phê duyệt đảm bảo tuân thủ các
điều kiện phê duyệt theo mẫu biểu do TECHCOMBANK quy định theo từng thời kì
và tập hợp các giấy tờ khác thành Hồ sơ phê duyệt chuyển cho CN/PGD để trực tiếp
chuyển cho khách hàng.
- CVXLHS tiến hành lưu Báo cáo thẩm định bản gốc.
- Đối với các trường hợp hồ sơ được phê duyệt, sau khi khách hàng đã đồng ý
chấp thuận vay vốn, CVKH chuyển bản scan hồ sơ vay vốn đã phê duyệt sang CCA
để thực hiện theo đúng quy trình.
Bước 7 : Kiểm soát hồ sơ tập trung tại CCA
- Scan hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt dửi CCA.
- Kiểm tra hồ sơ, soạn hồ sơ.
+ Kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ pháp lý, hồ sơ TSĐB, hồ sơ mục đích sử dụng
vốn, hồ sơ phê duyệt đúng theo quy định của TECHCOMBANK và quy định của

pháp luật.
+ Kiểm tra giấy tờ và chữ ký của khách hàng đảm bảo thống nhất, đầy đủ, hợp lệ.
+ Kiểm tra phù hợp về thẩm quyền ủy quyền phê duyệt, theo lãi suất đúng quy định.
+ Kiểm tra tính phù hợp của điều kiện giải ngân theo phê duyệt.
+ Xác nhận nghĩa vụ của khách hàng tại TECHCOMBANK để phục vụ công tác
kiểm soát trước giải ngân.
+ Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện theo quy định, yêu cầu CVKH bổ sung các hồ
sơ/ thông tin còn thiếu.
- Kiểm soát hồ sơ soạn thảo
Bước 8 : Thỏa thuận ký kết hợp đồng với khách hàng và hoàn tất thủ tục về TSĐB
- Thỏa thuận ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Hoàn tất thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Nhập kho TSĐB và gửi hồ sơ giải ngân.
Bước 9 : Giải ngân khoản vay
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 17
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
- Tiếp nhận, kiểm soát hồ sơ giải ngân
- Hạch toán, duyệt TSĐB và giải ngân trên T24.
- Chuyển tiền giải ngân cho khách hàng.
- Kiểm soát sau giải ngân.
- Hạch toán thu nợ, gia hạn và tất toán khoản vay.
Bước 10 : Quản lý, lưu trữ hồ sơ khách hàng, hồ sơ TSĐB
* Nhận xét về Quy trình:
Quy trình của TECHCOMBANK rất chặt chẽ, được phân cấp nhiệm vụ cho từng bộ
phận rất rõ ràng, không có sự chồng chéo nhiệm vụ, cũng như không có việc lợi ích
của cá nhân ảnh hưởng đến kết quả xử lý, phê duyệt hồ sơ. Tuy nhiên, sẽ có xuất
hiện trường hợp một chuyên gia phê duyệt phải cùng 1 lúc giải quyết quá nhiều hồ
sơ dẫn đến thời gian xử lý sẽ bị kéo dài không cần thiết.
Thêm một ưu điểm nữa, sau khi giải ngân xong thì theo như quy trình RBOs sẽ
không cần theo dõi khách hàng nữa, nhưng thực tế RBOs vẫn phải chịu trách nhiệm

về khách hàng của mình, đây là một quy định tốt để ràng buộc trách nhiệm của
RBOs vào chất lượng của khoản tín dụng mà mình đã bán.
2.2.3 Tình nợ dư nợ cho vay tại TTB MN
Khi đề cập tới hoạt động tín dụng thì những nội dung cần chú ý đến là tình
hình dư nợ cho vay mà các sản phẩm mang lại và số lượng các sản phẩm đã được
bán ra ; để từ đó có thể phân tích được những sản phẩm nào đang là thế mạnh của
Ngân hàng.
Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay của các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Trung tâm kinh
doanh miền Nam năm 2008 - 2009 - 2010
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
F1 26.285 29.624 51.028
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 18
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Tiêu dùng thế chấp 42.496 45.708 80.187
Cho vay mua nhà 79.596 114.584 134.860
Cho vay mua ô tô 23.174 34.281 29.159
Cho vay hộ kinh doanh 3.264 2.228 3.645
F2 23.609 26.282 21.869
Tiêu dùng trả góp 19.170 32.338 36.449
Tổng dư nợ cho vay 217.593 285.674 364.486
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTBMN năm 2008 – 2009 – 2010 )
Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Trung tâm Kinh doanh miền
Nam năm 2008 – 2009 - 2010 theo dư nợ cho vay
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTBMN năm 2008 – 2009 – 2010 )
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 19
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Qua các năm, dư nợ cho vay của hầu hết các sản phẩm đều tăng, riêng chỉ có
sản phẩm F2 và cho vay ô tô giảm và tỷ trọng của chúng trong cơ cấu cũng giảm
theo. Chẳng hạn như F2 từ 10.85% năm 2008 xuống còn 6% năm 2010 và Cho vay

mua ô tô từ 10.65% năm 2008 xuống còn 8% năm 2010. Thế nhưng, nếu nhìn vào
con số tuyệt đối thì dư nợ cho vay mua ô tô không giảm mà còn tăng, và dư nợ của
F2 chỉ giảm rất ít. Chứng tỏ rằng, tổng dư nợ cho vay của trung tâm tăng nhanh hơn
dư nợ của 2 sản phẩm này khiến cho tỷ trọng của 2 sản phẩm giảm xuống.
Nhìn chung, sản phẩm mang lại dư nợ cho vay nhiều nhất là Cho vay mua nhà
chiếm tỷ trọng từ 37% - 40% với con số tuyệt đối lên tới 134.860 triệu đồng trong
năm 2010. Điều này có thể dễ dàng lý giải vì đây là sản phẩm Cho vay mua nhà, bất
động sản, do tính chất của bất động sản là có giá trị cao nên dư nợ do sản phẩm này
mang lại cũng có giá trị cao. Tiếp theo đó là sản phẩm Tiêu dùng có thế chấp chiếm
tỷ trọng 22% vào năm 2010. Hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại hơn nên nhu
cầu tiêu dùng của người dân cũng nhiều hơn, dẫn đến việc họ đi vay vì mục đích
này cũng nhiều hơn.
2.2.4 Tình hình nợ quá hạn
Một trong những tiêu chí đầu tiên đế đánh giá về chất lượng tín dụng của một
ngân hàng chính là tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng đó. Tỷ lệ này càng thấp thì càng
chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. Theo lý thuyết, người ta quy định các Ngân hàng
có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 5% được coi là có chất lượng tín dụng tốt ; và
ngược lại, nếu vượt quá 5% thì có dấu hiệu xấu, hoạt động của Ngân hàng đó bị coi
là không an toàn và có nguy cơ rủi ro cao.
Bảng 2.4 : Nợ quá hạn tại Trung tâm kinh doanh miền Nam năm 2008 – 2009 -
2010
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ 217.593 285.674 364.486
Nợ quá hạn 4.287 6.142 5.613
Tỷ lệ nợ quá hạn 1.96% 2.16% 1.54%
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTBMN năm 2008 – 2009 – 2010 )
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 20
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Từ năm 2008 đến 2010, do nhu cầu đi vay của cá nhân ngày càng tăng nên dư

nợ cho vay cũng tăng theo. Dư nợ năm 2009 gấp 1.32 lần so với năm 2008 và năm
2010 gấp 1.28 lần so với năm 2009. Trong năm 2009, do tình hình tài chính chung
không tốt, dẫn đến những rủi ro trong các khoản cho vay của Trung tâm nên 2009 là
năm mà tỷ lệ nợ quá han của Trung tâm là cao nhất 2.16%. Sang năm 2010, do tình
hình chung cũng như công tác thu nợ được Trung tâm xúc tiến tốt hơn nên tỷ lệ nợ
quá hạn đã giảm còn 1.54%. Nhìn chung, trong 3 năm, tỷ lệ nợ quá hạn đều được
kiềm chế dưới con số 2% - đây là tỷ lệ tốt so với lý thuyết là 5% - cho Ngân hàng
có chất lượng tín dụng tốt.
2.2.5 Nguồn nhân lực của Trung tâm kinh doanh miền Nam
Trung tâm kinh doanh miền Nam có một đội ngũ các RBOs năng động, nhiệt tình
với trình độ học vấn cao, kiến thức chuyên môn vững chắc.
Ngoài ra, Trung tâm kinh doanh miền Nam còn luôn được sự hỗ trợ từ bộ phân Hỗ
trợ kinh doanh miền Nam. Bộ phận Hỗ trợ kinh doanh có chức năng :
- Hồ trợ cho các hoạt động kinh doanh chung.
- Tham mưu, đề xuất phương pháp quản lý rủi ro, các chính sách, cải tiến cho
Trung tâm.
- Theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả bán hàng của đội ngũ chuyên viên bán tại
các phòng trong Trung tâm,
Và các nhiệm vụ cụ thể như sau :
- Hỗ trợ các báo cáo về bán hàng chung cho toàn Trung tâm, kiếm soát năng suất,
hiệu quả bán hàng.
- Hỗ trợ Collection về thông tin khách hàng, sales để thực hiện công tác nhắc
nợ/thu nợ.
- Hỗ trợ các báo cáo về nợ xấu, quản lý, theo dõi nợ.
- Đầu mối quản lý, giao nhận, xin dấu các văn bản của Trung tâm kinh doanh. Các
công việc quản lý chung như quản lý văn phòng phẩm, thanh toán hoa hồng cộng
tác viên, thanh toán tiền điện thoại, các hỗ trợ thông tin khác…
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 21
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
- Hỗ trợ các RBOs trong các công việc như công chứng, đăng ký giao dịch đảm

bảo ; lưu kho hồ sơ và tài sản đảm bảo ; đăng ký lưu hành ; các thủ tục giải ngân, tất
toán khoản vay ; hỗ trợ kiểm soát sau vay.
Nhờ có sự hỗ trợ từ các bộ phận đó mà công tác tín dụng tại Trung tâm Kinh doanh
miền Nam có chất lượng ngày càng cao hơn.
2.2.6 Công nghệ thông tin của Trung tâm kinh doanh miền Nam
Hệ thống T24 R7
TECHCOMBANK là NH đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phần mềm Hệ thống Ngân
hàng lõi T24 Core Banking của hãng Temenos của Thụy Sỹ.vào hệ thống quản lý
của mình. Cũng chính nhờ đầu tư vào Teminos, TECHCOMBANK là NH Việt
Nam đầu tiên cho phép kết nối ngay lập tức giữa tài khoản tiền gửi vào tài khoản
ATM ngay khi NH phát hành thẻ ATM. Và cũng chính TECHCOMBANK là NH
Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet Banking toàn diện (cho phép khách
hàng chuyển khoản qua Internet với số tiền lên tới 500 triệu đồng/ngày);
TECHCOMBANK cũng đồng thời là NH Việt Nam đầu tiên cho phép thanh toán
bằng tin nhắn điện thoại di động…
Và cũng chính nhờ quyết định đầu tư này vào năm 2001 mà TECHCOMBANK giờ
đã đứng trong số 3 NH cổ phần hàng đầu Việt Nam xét về mặt quy mô (vượt hẳn
những NH xếp ngang hàng với TECHCOMBANK thời đó), và là NH đứng đầu xét
về mặt công nghệ.
T24 Core Banking là công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đang được triển khai tại hơn 400 tổ chức tài
chính-ngân hàng trên thế giới.T24 Core Banking là 1 giải pháp mang tính tùy biến
cao, sẽ cho phép TECHCOMBANK nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời
cải tiến các quy trình hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường. T24 có thể tự động hóa
các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh các yêu cầu của khách
hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phẩm mới,
tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng… sẽ rất nhanh chóng và có hệ thống. Với hệ
thống T24, TECHCOMBANK có thể quản lý số liệu của các chi nhánh trong cùng
một sever tổng. Tiết kiệm được rất nhiều chi phí về máy móc, nhân sự.
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 22

Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Ngoài ra, hệ thống này sẽ giúp cho NH quản trị rủi ro ngân hàng trên 4 lĩnh vực:
Quản trị rủi ro về thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp với
9 mức quản lý khác nhau.
Đến nay, hệ thống Teminos như của TECHCOMBANK cũng đã được một số NH
khác triển khai, nhưng có lẽ họ sẽ còn phải mất nhiều thời gian để có thể làm chủ và
biến hệ thống mà họ đầu tư trở thành sức mạnh cạnh tranh như TECHCOMBANK
đã từng làm.
2.3 Những kết quả đạt được và những khó khăn trong việc cho vay khách hàng
cá nhân tại TTB MN
2.3.1 Những kết quả đạt được
Có thể đánh giá TECHCOMBANK là 1 trong những ngân hàng có quy trình
tín dụng chặt chẽ nhất hiện nay ; cũng như là các quy định, quy chế phù hợp, có khả
năng đảm bảo an toàn, phòng ngừa các rủi ro trong tín dụng.
Các sản phẩm tín dụng cá nhân thì ngày càng phong phú và đa dạng, đặc biệt
có các sản phẩm mới như cho vay mua nhà mới, ô tô hạng sang trọng, du học thu
hút ngày càng nhiều khách hàng. Các sản phẩm luôn có những điểm tạo nên sự khác
biệt so với những sản phẩm của các ngân hàng khác nên TECHCOMBANK luôn
thu hút được nhiều khách hàng.
Doanh thu và các khoản tiền lãi cho những khoản cho vay mang lại đều rất
cao. Hoạt động kinh doanh cho vay và dịch vụ của Trung tâm đều có những sự tăng
trưởng đáng khích lệ. Đặc biệt năm 2010 là năm đánh dấu sự tăng trưởng tuyệt vời
trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
Đối tượng khách hàng : lúc đầu, đa phần là khách hàng quen thuộc của Trung
tâm và người thân của nhân viên của Trung tâm. Thời gian gần đây, nhờ Trung tâm
đã tích cực thực hiện các chiến dịch tiếp thị cũng như mở rộng những mối quan hệ
của Trung tâm với các Sàn giao dịch bất động sản, các showroom … nên đã thu hút
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 23
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
được nhiều khách hàng quan trọng, đặc biệt là khách hàng vay tiêu dùng, vay mua

xe và mua nhà mới.
Thời gian giải quyết hồ sơ rất nhanh chóng, luôn thực hiện đúng như cam kết
về thời gian với khách hàng. Vì vậy, khách hàng luôn hài lòng với thời gian xử lý
của Trung tâm và hình ảnh, uy tín của Trung tâm cũng được nâng cao trong mắt
khách hàng.
Công tác kiểm soát và thu hồi nợ : Nhờ thực hiện tốt công việc kiểm soát sau
khi vay, tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu xử lý, phê duyệt hồ sơ nên tỷ lệ
nợ quá hạn ở Trung tâm Kinh doanh miền Nam nhỏ, cao nhất là 2.16% vào năm
2009 và năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn 1.54%. Đây là 1 tỷ lệ tốt so với mặt bằng
chung của TECHCOMBANK cũng như là của hệ thống NH TMCP hiện nay.
Với đội ngũ nhân viên RBOs, các chuyên gia phê duyệt, nhân viên xử lý hồ sơ đông
đảo, có trình độ chuyên môn cao, hầu hết đều là cử nhân đại học và sự nhiệt tình
đam mê trong công việc đã giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Trung tâm Kinh
doanh miền Nam nói riêng và của cả TECHCOMBANK nói chung.
2.3.2 Một số khó khăn
Mặc dù, gần đây việc phát triển tín dụng dành cho khách hàng cá nhân đã
được TECHCOMBANK coi trọng và đề ra những chiến lược phát triển, nhưng do
yếu tố lịch sử của TECHCOMBANK nên suy nghĩ về dịch vụ tín dụng cá nhân vẫn
còn hạn chế.
Cơ cấu tỷ trọng của các sản phẩm được bán tại Trung tâm chưa đồng đều, hầu
hết đều tập trung vào các sản phẩm Cho vay mua bất động sản và Thấu chi F2. Điều
này chứng tỏ Trung tâm chỉ có thế mạnh ở những sản phẩm này. Đối với những sản
phẩm khác, nhu cầu trên thị trường còn rất nhiều vì vậy Trung tâm dường như đang
bỏ qua 1 phân khúc thị trường mang lại nhiều doanh thu, lợi nhuận cho Ngân hàng.
Tỷ lệ từ chối hồ sơ của Trung tâm vẫn còn khá cao, mặc dù mục đích của việc này
là để bảo đảm an toàn tín dụng cho Trung tâm. Có lẽ vì quá cẩn trọng trong việc
xem xét những hồ sơ mà nhiều lúc có thể bỏ qua những khách hàng tiềm năng.
2.3.3 Nguyên nhân
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 24
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn

Mặc dù hoạt động tín dụng cá nhân trong những năm vừa qua đã phát triển
nhanh chóng nhưng nếu đem so sánh với dư nợ chung của cả TECHCOMBANK thì
tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ, tương ứng với nó là doanh thu từ hoạt động
này cũng không cao. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay nhỏ song tỷ lệ từ chối hồ sơ lại
quá cao, điều này cũng ảnh hưởng tới doanh thu của Trung tâm, dẫn đến chất lượng
tín dụng cũng kém đi.
* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng :
- Việc triển khai các sản phẩm còn nhiều hạn chế do Trung tâm chưa trải đều thế
mạnh của mình trên tất cả các sản phẩm. Trung tâm chỉ tập trung vào các sản phẩm
Cho vay mua nhà, Tiêu dùng có tài sản đảm bảo mà bỏ qua các sản phẩm dành cho
hộ kinh doanh. Sản phẩm dành cho các hộ kinh doanh chưa được mở rộng, quan
tâm đúng mức mặc dù TECHCOMBANK có những chính sách ưu tiên cho các hộ
kinh doanh. Đây là một thiếu sót lớn vì đối tượng khách hàng này có nhu cầu vay
rất lớn để duy trì cũng như đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của mình
- Việc liên kết, hợp tác với các Công ty sản xuất ô tô hay các Công ty hỗ trợ du
học vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Riêng về sản phẩm cho vay du học, thật sự Ngân
hàng vẫn chưa thu hút được số lượng lớn khách hàng bởi vì bắt buộc phải chuyển
tiền qua TECHCOMBANK. Điều này gây khó khăn cho các khách hàng vì nhiều
người đã có tài khoản ở ngân hàng khác hoặc đơn giản họ chỉ muốn vay tiền tại
TECHCOMBANK và thực hiện chuyển tiền tại ngân hàng khác. Vì vậy, khách
hàng tìm tới ngân hàng vay tiền đi du học chưa cao.
- Hạn chế về mặt nhân lực : các cán bộ nhân viên tại Trung tâm phần lớn còn rất
trẻ hoặc mới ra trường vì vậy kinh nghiệm cũng như những mối quan hệ trong xã
hội vẫn chưa cao. Mặt khác, số lượng nhân sự của các bộ phận như RCC, CCA hay
là Phòng định giá lại ít, hay bị biến động, dẫn đến việc 1 nhân viên phải giải quyết,
thẩm định quá nhiều hồ sơ, có thể khiến cho chất lượng thẩm định có thể không
cao.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng :
SVTH: Nguyễn Đăng Khoa Trang 25

×