Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

báo cáo thực tập Công ty TNHH Fusho Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.06 KB, 36 trang )

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

MỤC LỤC:

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………… 02
TÌM HIỂU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP…………………………… 03
1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ...…………………… 03
1.1 Thơng tin chung………………………………………………… 03
1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển……………………… 03
1.3 Nghành nghề và lĩnh vực kinh doanh…………………………... 04
1.4 Chức năng ,nhiệm vụ của công ty……………………………… 05
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty……………………………... 06
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức …………………………………………......06
2.2 Nhận xét mơ hình cơ cấu tổ chức…………………………………07
2.3 Chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban………………………….06
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty……………………....10
3.1 Đặc điểm sản phẩm,dịch vụ……………………………………....10
3.2 Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc……………………………….14
3.3 Đặc điểm vốn …………………………………………………….16
3.4 Đặc điểm lao động………………………………………………..18
3.5 Đối thủ cạnh tranh………………………………………………...21
3.6 Thị trường và khách hàng…………………………………………23
3.7 Kết quả sản xuất kinh doanh ……………………………………..27
4. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty…………………………30
4.1 Thuận lợi………………………………………………………….30
4.2 Khó khăn………………………………………………………….31
5. Phương hướng phát triển của cơng ty……………………………32
5.1 Mục tiêu…………………………………………………………..32
5.2 Chiến lược,kế hoạch trong tương lai……………………………...32
KẾT LUẬN: ………………………………………………………….. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO:……………………………………………35



Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 1

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động xuất khẩu ,từ xưa đến nay được hiểu là việc bán hàng
hóa,dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện so
sánh.

Mục đích của hoạt động kinh doanh XNK là khai thác được lợi thế của
từng Quốc Gia,và phân công lao động Quốc Tế.Khi việc trao đổi hàng hóa
giữa các Quốc Gia có lợi,các Quốc Gia đều tích cực tham gia hoạt động này
và thực tế cũng cho thấy nếu một Quốc Gia chỉ đóng cửa nền kinh tế của
mình,áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì khơng có cơ hội vươn lên khẳng
định vị trí của mình.

Phương thức cơ bản nhất để mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị
trường nước ngồi là thơng qua xuất khẩu.Kinh doanh xuất khẩu cũng là một
hoạt động kinh doanh Quốc Tế đầu tiên của doanh nghiệp .Hoạt động này tiếp
tục cả khi doanh nghiệp đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.

Trong những năm qua XNK đã đóng góp vai trị khơng nhỏ trong việc
làm tăng nguồn thu nhập quốc dân .Vì vậy trong thời gian qua ,trong quá trình
tìm hiểu,em đã chọn một công ty hoạt động trong lĩnh vực XNK làm đơn vị
thực tập cho mình: Cơng ty TNHH Fusho Việt Nam.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo/TH.S Ngô Thị
Việt Nga và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ em trong

quá trình thực tập!

Sinh viên:
Phạm Thanh Quỳnh

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 2

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

TÌM HIỂU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH
Fusho Việt Nam.

1.1 Thông tin chung :
- Tên tiếng Việt : Công ty TNHH FUSHO Việt Nam
- Tên giao dịch : FUSHO VIETNAM COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: FUSHO VN CO.,LTD
- Trụ sở chính : Số 5/53 Định Cơng – Hồng Mai – Hà Nội

1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển :
- Lịch sử hình thành :
Công ty TNHH Fusho Việt Nam được thành lập theo quyết định số

2082/ QĐ- UB ngày 13/10/2000 của UBND thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 036125
( Đăng kí lần đầu ngày 18/10/2000, Đăng kí lại lần thứ 5 ngày 01/03/2007 )

- Quá trình phát triển :
Q trình phát triển của cơng ty có thể chia làm 2 giai đoạn chính :
+ Giai đoạn 1: Từ năm 2000 – 2003 :

Đây là giai đoạn hình thành của cơng ty,giai đoạn này cơng ty đã gặp
phải một số khó khăn vì bước đầu mới thành lập và bỡ ngỡ ra nhập vào thị
trường đã có khá nhiều doanh nghiệp đang hoạt động.
Ngồi ra,cơng ty là doanh nghiệp có qui mơ nhỏ,nguồn vốn huy động
khơng nhiều,kinh nghiệm chưa có và thương hiệu cơng ty chưa được hình
thành.
+ Giai đoạn 2: Từ 2004 đến nay :
Đây là giai đoạn phát triển của công ty.Hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty đã từng bước đi vào ổn định và có lợi nhuận.Các mặt hàng xuất

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 3

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

khẩu truyền thống của công ty ngày càng tăng về kim nghạch xuất
khẩu,dẫn đầu là mặt hàng may mặc,và nông sản.Những mặt hàng này đã dần
chiếm lĩnh và có được uy tín trên thị trường.

Cùng với cố gắng liên tục và không ngừng,công ty đã đạt được những
thành tích đáng kể,trong những năm gần đây công ty đã mở rộng được thị
trường xuất khẩu sang các nước như Mỹ,Châu Âu,bên cạnh đó cũng tạo được
mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các thị trường cũ như: Hàn Quốc,Trung Quốc
và Nhật Bản.

Lãnh đạo công ty cùng cán bộ các phịng ban,nhân viên cơng ty đặc biệt
là phịng kế hoạch - kinh doanh đang nỗ lực nghiên cứu để mở rộng hơn nữa
về qui mô và nghành nghề kinh doanh,mở rộng thị trường,đẩy mạnh thương
hiệu của công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhằm tạo thêm nhiều việc làm
và tăng thu nhập cho người lao động.Đóng góp cho sự phát triển của nền kinh
tế nước nhà.


1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh :
Tiền thân là doanh nghiệp nhỏ : Công Ty TNHH Fusho Việt Nam với
hai thành viên góp vốn ( vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng), hoạt động trong lĩnh vực
xuất khẩu,đã trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, với các mặt hàng:
- Mặt hàng may mặc:
+ Áo sơ mi nam nữ
+ Quần áo thể thao
+ Quần áo trẻ em
+ Áo jacket
+ Găng tay
- Mặt hàng nông sản:
+ Gạo
+ Cà phê
+ Hạt tiêu

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 4

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD
+ Lạc nhân

+ Sắn lát

+ Đậu xanh

+ Ngô hạt

- Mặt hàng thủ công mỹ nghệ:

+ Gốm sứ


Trong những năm vừa qua,mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kim

nghạch xuất khẩu của cơng ty nhìn chung vẫn tăng,năm sau cao hơn năm

trước. Điều đó chứng tỏ cơng ty đã có được uy tín đối với khách hàng , có chỗ

đứng trong trên thị trường .Các hợp đồng xuất khẩu của công ty đều đảm bảo

tiến độ, chất lượng kỹ,mỹ thuật và trong những năm qua đã được các Sở,Ban

nghành tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen…..

Hai mặt hàng chủ lực của công ty trong nhiều năm liền là may mặc và

nông sản.

1.4: Chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của công ty :

- Chức năng,nhiệm vụ:

Công ty TNHH Fusho Việt Nam có tư cách pháp nhân,có con dấu

riêng,có tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo qui

định của pháp luật .Cơng ty có tài sản riêng,thực hiện chế độ hạch toán kinh

doanh độc lập và đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là

khơng trái với pháp luật ,thực hiện mọi chế độ kinh doanh theo luật thương


mại Việt Nam ,chịu mọi trách nhiệm về hành vi kinh doanh.

Chức năng chính của cơng ty là sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao

trị giá vốn có mà ngân sách cấp,đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho

người lao động,tạo môi trường giáo dục,rèn luyện cho người lao động.Mặt

khác thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.Cụ thể:

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 5

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

+ Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra,
kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh
nghiệp.

+ Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý quá trình
thực hiện kinh doanh với các bạn hàng.

+ Quản lý và sử dụng vốn theo đúng qui định , đảm bảo có lãi.

+ Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm
quyền theo đúng qui định của pháp luật

+ Công ty có nhiệm vụ giữ bí mật Quốc Gia,giữ uy tín của Nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khi giao dịch,hợp tác đi các nước.


- Quyền hạn:

+ Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng mua bán,
hợp đồng kinh tế. Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về
quyền lợi, nghĩa vụ hoạt động kinh doanh của công ty theo qui định của
pháp luật hiện hành.

+ Được quyền sử dụng vốn,quỹ của cơng ty vào các mục đích phát
triển,đổi mới theo phương thức ,dịch vụ,khen thưởng và cải thiện đời sống
cho cán bộ và người lao động

+ Được quyền tuyển lựa và ký kết hợp đồng lao động hoặc cho thôi
việc,bồi dưỡng và đào tạo cán bộ công nhân viên của công ty.

+ Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh như:
Quảng cáo,tiếp thị sản phẩm,mở các đại lý bán hàng.

+ Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập,tự chủ về tài chính.

2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Fusho Việt Nam

2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty :

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 6

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

Hình 1: Mơ hình cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Fusho Việt Nam

Giám Đốc


Phó Giám
Đốc

Khối sản Khối quản
xuất lý

Phân Phân Phân Phòng Phòng Phòng
xưởng xưởng xưởng kế hành kế toán
chính –
I II III hoạch - nhân – tài
kinh chính
doanh sự

2.2 Nhận xét mơ hình cơ cấu tổ chức :
Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Fusho Việt Nam được xây dựng và hoạt
động với mơ hình cơ cấu trực tuyến – chức năng .Cơ cấu tổ chức này khá phù
hợp với công ty,phát huy được các ưu điểm là linh hoạt,chi phí quản lý
thấp,hạn chế tình trạng quan liêu giấy tờ.Các phịng chức năng góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng nhân sự trên cơ sở tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát
huy năng lực sở trường của mình,đồng thời có điều kiện để tích lũy kiến thức
và kinh nghiệm cho bản thân.Trong sản xuất đảm bảo sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực vật chất, kỹ thuật như máy móc,trang thiết bị kỹ thuật,tiết kiệm chi
phí trong việc mua sắm tài sản thuê mượn và sử dụng chúng.
2.3 Chức năng,nhiệm vụ của từng phòng ban :
- Giám đốc : Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty,chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động của công ty.Giám đốc phụ trách các phòng ban,điều hành và
chỉ đạo chung.

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 7


Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

- Phó giám đốc :
Giúp việc cho giám đốc, giải quyết các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực chun
mơn,Phó giám đốc cịn là trợ thủ đắc lực tư vấn,tham mưu cho giám đốc trong
các công việc hàng ngày và là người thay mặt giám đốc khi cần thiết.
- Khối quản lý bao gồm 3 phòng:
+ Phòng kế hoạch - kinh doanh :
* Nhiệm vụ :
a/ Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo thực hiện triển khai mẫu mã theo đúng
yêu cầu của hợp đồng đã ký kết.
d/ Thu nhập,phân tích,tổng hợp thơng tin trị trường,xây dựng và triển khai
thực hiện kế hoạch tiếp thị,quảng cáo của công ty.
d/ Tìm kiếm đối tác,giải quyết các khâu thu mua trong nước.Bên cạnh đó giải
quyết các khâu xuất nhập khẩu trực tiếp,xuất nhập khẩu ủy thác.
f/ Nghiên cứu,xây dựng chiến lược kinh doanh về sản xuất sản phẩm theo định
kỳ
g/ Tham mưu cho Giám đốc về việc giao chỉ tiêu kinh doanh cho các đơn vị
trực thuộc công ty.Theo dõi,thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh.
h/ Tổng hợp,phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh
doanh tháng,q,6 tháng,cả năm và theo u cầu của Ban Giám đốc cơng ty.
+ Phịng hành chính nhân sự :
* Nhiệm vụ:
a/ Quản lý hồ sơ của cán bộ cơng nhân viên,đảm bảo tính bảo mật.
b/ Thực hiện công tác tuyển dụng,sa thải nhân sự theo lệnh của Giám đốc.
c/ Thực hiện các chế độ liên quan đến quyền lợi người lao động,theo dõi giờ
giấc làm việc,chấm công cho nhân viên công ty.
d/ Báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về lao động,tiền lương và các hình thức bảo
hiểm với các cơ quan quản lý khác.


Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 8

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

g/ Tiến hành tổ chức hội thảo,hội nghị ,tiếp khách của cơng ty khi có u cầu

h/ Chịu trách nhiệm tiếp nhận công văn đến,xử lý công văn đi,mua và phân bổ
văn phòng phẩm phục vụ các phòng ban.
i/ Quản lý con dấu theo quy định và được sự ủy nhiệm của Ban giám
đốc.Đồng thời chịu trách nhiệm về con dấu.
k/ Quan hệ đối ngoại với các cơ quan quản lý hành chính.
+ Phịng kế tốn tài chính:
* Nhiệm vụ:
a/ Phản ánh chính xác,kịp thời về số liệu và tình hình biến động về tài chính
cơng ty: tiền vốn, tình hình thanh tốn,chi phí sản xuất,tổng sản phẩm,kết quả
lỗ lãi và các khoản thanh toán với Giám đốc theo đúng chế độ kế toán đồng
thời đảm bảo yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của cơng ty.
b/ Thu thập,tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của cơng
ty, ,phục vụ cho cơng tác hạch tốn kinh tế thơng tin kinh tế phân tích hoạt
động kinh tế và lập báo cáo theo qui định hiện hành.
c/ Kiểm tra việc thực hiện các chế độ hạch toán,chế độ quản lý kinh tế tài
chính của nhà nước trong phạm vi công ty nhằm phát hiện,ngăn chặn các hiện
tượng tham ơ,lãng phí,xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa.
d/ Thực hiện công tác kiểm kê định kỳ và đột xuất
g/ Được phép đề nghị duyệt các phương án kinh doanh, đề nghị cấp vốn, cho
vay vốn đối với các phương án của từng đơn vị lên công ty đúng thời hạn và
theo chỉ số quy định.
i/ Trả lương hàng tháng cho công nhân viên thông qua tài khoản của ngân
hàng sau khi nhận được ký duyệt của Giám đốc

- Khối sản xuất:
Bao gồm ba phân xưởng,đứng đầu mỗi phần xưởng là một Quản đốc:
+ Phân xưởng I :
Thực hiện tổ chức may gia công theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng.

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 9

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD
+ Phân xưởng II :

Thực hiện tiếp nhận,phân loại,chế biến các mặt hàng nơng sản,hồn thiện các
qui trình đảm bảo kỹ,mỹ thuật đạt tiêu chuẩn của công ty.
+ Phân xưởng III: Sản xuất các mặt hàng gốm sứ với đội ngũ thợ giỏi,lành
nghề.

3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty :

3.1 Đặc điểm sản phẩm,dịch vụ :

- Sản phẩm may: Xưởng may mặc xuất khẩu là nơi sản xuất gia công hàng may
mặc, thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu may mặc (chủ yếu là áo jacket,sơ
mi,đồng phục,…) ,hoặc nhận xuất khẩu ủy thác của đơn vị khác tuy không
nhiều.Hoạt động của xưởng gắn liền với công ty kể từ khi công ty mới thành lập
và hoạt động rất có hiệu quả.

- Sản phẩm nơng sản : Nguồn hàng cung cấp cho công ty chủ yếu ở khu vực miền
Bắc và trên cả nước,các khâu chế biến,phân loại được thực hiên tại xưởng một
cách tỉ mỉ,đảm bảo tiêu chuẩn của công ty .
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Xưởng được đặt tại làng gốm Bát Tràng.Mặt hàng
Gốm được công ty đầu tư sản xuất từ công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối

cùng.Công đoạn sản xuất gồm bao gồm từ khâu: chọn đất,xử lý pha chế đất cho
đến tạo dáng,phơi sấy,sửa hàng mộc rồi đến quá trình trang trí hoa văn,phủ men,
… và sau cùng là nung.Từ những ý tưởng sáng tạo từ đôi bàn tay của các nghệ
nhân ,và sự tìm tịi khơng ngừng cải tiến mẫu mã ,thiết kế,thời gian qua công ty đã
làm nên những sản phẩm gốm độc đáo từ truyền thống đến hiện đại,.
tạo được dấu ấn riêng.
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp hay còn gọi là tự
doanh và xuất khẩu ủy thác.Các phòng nghiệp vụ chức năng của cơng ty đã và
đang có nhiều cố gắng tìm kiếm khách hàng,thực hiện ngày càng nhiều hợp

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 10

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD
đồng xuất khẩu có hiệu quả.

Trong ba năm qua may mặc và nông sản là hai mặt hàng luôn nhận được những

hợp đồng lớn từ các đối tác uy tín của cơng ty như Châu Âu, Nhật Bản,…cũng
chưa phải tiếp nhận khiếu nại cũng như phản hồi không tốt nào.

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 11

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 12

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

Nhìn vào bảng trên ta thấy,nhìn chung kim nghạch xuất khẩu các mặt
hàng của công ty qua các năm đều tăng. Hai mặt hàng chủ đạo của công ty là

may mặc và nông sản (đều chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công
ty). Hai mặt hàng này luôn là hai mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong số
những mặt hàng xuất khẩu của Công ty.

Trong ba năm 2007,2008 và 2009 tỷ lệ kim nghạch xuất khẩu của các
mặt hàng có tăng nhưng không đáng kể.Tuy nhiên đến năm 2010 đã khả quan
hơn.

Về mặt hàng may mặc ,so với năm 2007 đến năm 2008 đã tăng 9.933
USD tương đương 2,63%,và cứ tăng dần cho đến năm 2010 đã tăng 90.330
USD tương đương 22,01% so với năm 2009.

Về mặt hàng nông sản, tỷ lệ so sánh cho ta thấy ,mức tăng khá chậm ở
các năm 2007-2008 và 2008-2009.Tuy nhiên đến năm 2010 đã có khởi sắc khi
tăng 83.381 USD tương đương 20,10% so với năm 2009.

Mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ có thay đổi rõ nét hơn,so với năm
2007,năm 2008 chỉ tăng 2.528 USD tương đương 1,26 %.Đến năm 2010 đã
tăng được 81.722 tương đương 26,27% so với năm 2009.

Trong những năm 2008,2009 nền kinh tế Thế Giới rơi vào cuộc khủng
hoảng lớn. Những thị trường truyền thống của công ty là Nhật Bản,Châu
Âu,Trung Quốc,… cũng chịu ảnh hưởng.Do đó,kim nghạch xuất khẩu của
cơng ty ở những năm này khơng tăng nhiều,thậm chí tăng khơng đáng kể.Có
thể nói tổng kim nghạch xuất khẩu của cơng ty cũng chỉ tương đương những
năm về trước.Do vậy có thể thấy đây là giai đoạn khó khăn của cơng ty.Tuy
nhiên đến năm 2010 kim nghạch xuất khẩu và tỉ trọng các mặt hàng nhìn
chung đã đi vào ổn định,tăng nhiều và đều hơn.Đây là kết quả khả quan và để

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 13


Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

có được kết quả này cơng ty đã hết sức cố gắng,với đội ngũ cán bộ,công -

nhân viên năng nổ,bám sát thông tin,nắm bắt kịp thời những tiến bộ kỹ thuật

chuyên nghành.Vì vậy,tồn cơng ty đã vượt qua được thời điểm khó
khăn, giữ vững ,đảm bảo ổn định được đời sống cho cơng ,nhân viên trong
tồn cơng ty.
3.2: Đặc điểm cơ sở vật chất,máy móc thiết bị :
- Cơ sở vật chất :
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sáng tạo cũng như năng
suất làm việc của người lao động.Hiểu được điều này,công ty Fusho luôn cố
gắng để hoàn thiện về mặt cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu làm việc
cũng như sinh hoạt ở công ty cho công – nhân viên.
Cơ sở vật chất ban đầu của công ty khá thiếu thốn.Tổng số vốn ban đổng là
1,5 tỷ đồng mà chủ yếu là tài sản cố định như : ô tô,máy sản xuất ,nhà xưởng
và đất đai).Ba năm sau thành lập,tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đã
tăng.Cụ thể năm 2000, kim nghạch xuất khẩu đạt 189.879 USD.Nhưng đến
năm 2003, kim nghạch xuất khẩu của công ty đã đạt 305.116 USD.Cùng với
sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu,công ty đã chú trọng việc mở rộng sản
xuất,đầu tư về trang thiết bị ,cơ sở vật chất,máy móc,tìm kiếm bạn hàng và
chú trọng vào các mặt hàng truyền thống.Qua đó cũng đã giải quyết được
nhiều việc làm cho người lao động thông qua hợp tác .

Trụ sở làm việc chính của cơng ty là tịa nhà 4 tầng với gần 300 m2
thuộc sở hữu của công ty tại Định Cơng – Hồng Mai – Hà Nội.Trụ sở chính
bao gồm các phịng hành chính,phịng kế tốn, phịng thị trường – kinh
doanh,phịng giám đốc và phó giám đốc,…..Là trụ sở giao dịch của công ty.


Các phòng làm việc đều được thiết kế khoa học,phù hợp với yêu cầu
làm việc cá nhân hay làm việc nhóm.Các phịng đều được lắp hệ thống máy
chiếu,máy điều hòa hai chiều.Mỗi nhân viên đều được trang bị đầy đủ trang

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 14

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

thiết bị làm việc như bàn làm việc riêng,máy tính,điện thoại để bàn,v..v,…Bên

cạnh đó cơng ty cũng dành một khu vực thống mát,rộng rãi trên sân thượng

của tịa nhà để làm phòng ăn và nơi nghỉ trưa cho nhân viên,tạo khơng khí

sinh

hoạt thoải mái và thuận tiện.Mục tiêu của công ty là đem đến giá trị tinh thần
thật sự ,đó chính là chất keo gắn kết giữa nhân viên và công ty.

Về ba xưởng sản xuất :
Phân xưởng I với diện tích 500 m2 ,là nơi tập kết nguyên vật liệu và là
nơi làm việc của hơn 150 công nhân may.
Phân xưởng II với diện tích 400 m2, là phân xưởng chế biến nông sản
xuất khẩu,tại đây sản phẩm được thực hiện qua các khâu chế biến,đóng gói và
xuất khẩu theo tiêu chuẩn đề ra,với phương châm: “ cạnh tranh sản phẩm bằng
chất lượng”,các sản phẩm đều được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 – 2008.
Phân xưởng III với tổng diện tích 550 m2, tại Bát Tràng ,Bát Tràng là
làng gốm nổi tiếng và lâu đời của nước ta,phân xưởng đặt tại đây rất thuận lợi

cho việc giao lưu,buôn bán với các đối tác,giảm thiểu được chi phí vận chuyển
nguyên vật liệu.Phân xưởng với nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng gốm sứ,gia
công theo hợp đồng .
- Máy móc thiết bị :
Trong những năm gần đây nhằm tạo ưu thế trong cạnh tranh,công ty đã mạnh
dạn đầu tư chiều sâu bằng việc tăng cường mua sắm,thay mới trang thiết bị
máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất .
Trước đây,do tài chính cơng ty khó khăn,máy móc thiết bị tại các xưởng
đa phần được mua lại từ máy cũ.Từ năm 2005 đến nay,tồn bộ máy móc thiết
bị đã được thay mới và đồng bộ, được nhập khẩu mới 100% từ các nước Nhật
Bản,Anh và Đức với công nghệ hiện đại và cho năng xuất cao.Điển hình như
hệ thống dây chuyền chế biến gạo với máy xát –lau bóng gạo cho năng suất 16

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 15

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

-25T/giờ,hệ thống sấy lúa và hệ thống dây chuyền bóc vỏ lúa năng suất 10-

15T/giờ,hệ thống đấu trộn năng suất 500T/ngày ,….

Công ty cũng đều đặn nâng cấp những kỹ thuật mới nhập cho dây chuyền sản

xuất Gốm sứ như :kỹ thuật đánh bóng,kỹ thuật tơ màu,kỹ thuật nung và sấy,vẽ

đồ họa kết hợp giữa kinh nghiệm và truyền thống.Sản phẩm ra lò đáp ứng
được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về quản lý,mơi trường và an tồn lao động,


Việc đưa kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất có ý nghĩa to lớn

trong việc giảm thời gian gián đoạn,rút ngắn chu kỳ sản xuất và đẩy mạnh
vòng quay của vốn lưu động.

Khi mới thành lập cơng ty mới chỉ có 42 chiếc các loại máy móc thiết bị
thuộc quyền sở hữu của cơng ty,đến tháng 12/2010 đã là 410 chiếc.

Với phương thức sản xuất theo phương pháp kinh tế khoán sản phẩm
cho từng phân xưởng,các phân xưởng tự hoàn thành sản phẩm nhưng theo sự
quản lý của cơng ty và thơng qua cơng ty.Nhìn chung việc điều phối thiết bị đã
đáp ứng về cơ bản cho q trình sản xuất góp phần khơng nhỏ vào việc hồn
thành các kế hoạch đặt ra của cơng ty.
3.3 Đặc điểm vốn của công ty :

Trong 4 năm gần đây,tình hình tài chính của cơng ty đã có những biến
động theo chiều hướng tốt.Cụ thể với việc phân tích về tài sản và vốn của
công ty qua các năm như sau:

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 16

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 17

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

Bảng trên cho thấy tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm, trong
năm 2007 là 24.267.112 (nđ) ,năm 2008 là 23.574.430 (nđ). Năm 2009 là
23.905.087(nđ) và đến năm 2010 đã tăng lên 25.104.942 (nđ).

Trong đó TSCĐ :

+ Năm 2007 là 13.707.879, chiếm tỷ trọng 56,49 %.
+ Năm 2008 là 13.805.964 chiếm tỷ trọng 58,56 %
+ Năm 2009 là 14.110.123 chiếm tỷ trọng 59,02 %
+ Năm 2010 là 14.230.990 chiếm tỷ trọng 56,69 %
TSLĐ :
+ Năm 2007 là 10.559.233, chiếm tỷ trọng 43,51 %.
+ Năm 2008 là 9.768.466 chiếm tỷ trọng 41,44 %
+ Năm 2009 là 9.794.964 chiếm tỷ trọng 40,98 %
+ Năm 2010 là 10.873.952 chiếm tỷ trọng 43,31 %
Ta nhận thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhiều hơn tài sản lưu
động.Tuy tỷ lệ chênh lệch không quá cao nhưng nếu tỷ trọng TSLĐ cao hơn
TSCĐ thì sẽ tốt hơn cho một công ty hoạt động về lĩnh vực xuất khẩu như
cơng ty Fusho.
Trong cơ cấu nguồn vốn có thể thấy rõ tổng nguồn vốn tăng dần theo các
năm.Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần theo các
năm,ngược lại nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn điều đó chứng tỏ
cơng ty đã có được sự tự chủ về tài chính.
3.4 Đặc điểm về lao động :
- Khái quát về lao động của công ty:
Đối với bất kỳ một xí nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào thì lực lượng lao
động ln là yếu tố đóng vai trị quan trọng,then chốt trong việc thực hiện quá

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 18

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

trình sản xuất kinh doanh.Nhận thức rõ điều này ngay từ khi thành lập,công ty

Fusho đã chú trọng vấn đề tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý,khoa


học,khơng ngừng đào tạo,bồi dưỡng,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

cho đội ngũ lao động của công ty.

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 19

Báo cáo tổng hợp ĐH KTQD

Qua kết cấu lao động ở cơng ty có thể rút ra một số nhận xét sau:
Do đặc thù của công ty là sản xuất hàng xuất khẩu nên đội ngũ lao động chiếm
phần lớn.
Đội ngũ cán bộ có trình độ ĐH tăng dần từ 18 người tức 6,74% năm 2007 đến
38 người tương đương 11,66 %
Đội ngũ cán bộ có trình độ Cao đẳng cũng tăng dần từ 23 người tương đương
8,61% năm 2007 lên đến 45 người năm 2009 và năm 2010 là 50 người tương
đương 15,33 %.
Đội ngũ cơng nhân có trình độ Trung cấp,sơ cấp và nghề tương tự cũng tăng
lên theo các năm.Tuy nhiên có giảm ở một số năm cụ thể như: năm 2010 số
người có trình độ trung cấp giảm 10 người so với năm 2009.Số cơng nhân có
trình độ Sơ cấp/nghề giảm ở các năm 2008,2009 TL giảm lần lượt là -2,21 %
và -6,02 %.
,Qua đó ta có thể thấy với cơ cấu lao động như trên là hoàn toàn hợp lý với
hình thức hoạt động,nghành nghề xuất khẩu của cơng ty.

Độ tuổi bình quân của lao động trong công ty tập trung chủ yếu ở độ
tuổi 25-40 như thống kê trên.Qua đó cho thấy cơng ty có một đội ngũ lao động
khá trẻ. Độ tuổi trên chính là độ tuổi chin muồi của cơng nhân.Ở độ tuổi này
họ đã tích lũy được kinh nghiệm,đây là điều kiện rất tốt để nâng cao năng
suất,cho ra những sản phẩm chất lượng cao.


Ban lãnh đạo công ty là những người giàu kinh nghiệm,có năng lực quản lý và
không ngừng học tập,trau dồi,năng động, không ngừng tiếp thu những phương
pháp quản lý tiên tiến,hiện đại ,biết sử dụng tốt các biện pháp khuyến

Phạm Thanh Quỳnh - QTKDTH B K11 20


×