Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận: Tổng quan về chuỗi cung ứng sản phẩm gạo thơm ST24 của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An: Thực trạng và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.65 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tiểu luận học phần Quản trị chuỗi cung ứng
Tổng quan về chuỗi cung ứng sản phẩm gạo thơm ST24 của Công
ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An: Thực trạng và phát
triển


Mục Lục

Danh mục ký hiệu từ viết tắt
CP

Cổ phần

TP. Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ

TNHH

Trách nhiêm hữu hạn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng



Phân NPK

Phân hỗn hợp

CN

Công nghệ

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

SCM

Supply Chain Management

GDP

Gross Domestic Product

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn


Danh mục hình vẽ, đồ thị



Lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay, thì ngành sản xuất lúa gạo chiếm tỉ
trọng cao trong nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ gạo là một loại thực phẩm không thể
thiếu trong những bữa cơm Việt Nam, với dân số sấp sĩ 98 triệu dân thì đây là
nguồn tiêu thụ lớn đầy tiềm năng trong ngành sản xuất lúa gạo và Việt Nam vẫn
giữ vững xếp hạng thứ ba về xuất khẩu gạo. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng
doanh số từ các công ty sản xuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu tăng ổn định qua
các năm.
Trước tình hình thực tế, khi Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức thương mại thế
giới WTO thì đã mang lại cho ngành sản xuất lúa gạo những cơ hội mới, đưa sản
phẩm gạo thơm ST24 Việt Nam ra mắt với bạn bè quốc tế. Đồng thời đây cũng là
thử thách đối với Việt Nam khi trên thị trường gạo xảy ra cạnh tranh về giá mà còn
đòi hỏi khắt khe về chất lượng gạo mang lại. Chính vì thế, Cơng ty CP Nơng
nghiệp Cơng nghệ cao Trung An đã và đang có những chính sách phát triển đưa sản
phẩm gạo thơm ST24 ra mọi miền tổ quốc và vươn xa khỏi dải đất hình chữ S này.
Trong những chính sách cơng ty đang thực hiện, thì chính sách phát triển chuỗi
cung ứng tốt rất được công ty quan tâm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó
nâng cao khả năng cạnh tranh.
Nhận thấy được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đối với Công ty CP Trung
An, nên em đã chọn đề tài “Tổng quan về chuỗi cung ứng sản phẩm gạo thơm
ST24 của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An”. Với mong muốn
đưa những kiến thức đã học từ trên nhà trường, từ đó có thể đưa ra cái nhìn khách
quan về chuỗi cung ứng sản phẩm gạo thơm cũng như xu hướng phát triển của
ngành nghề triệu đô này.

4


Nội dung
Câu 1. Lý thuyết

Câu A: Giải thích sự khác nhau giữa chuỗi cung ứng hoạt động theo hệ thống
đẩy và theo hệ thống kéo. Cho ví dụ minh họa một loại hệ thống.
Câu 2. Thực trạng về chuỗi cung ứng sản phẩm gạo thơm ST24 của Công ty
CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An.
1. Giới thiệu chung về Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An
2. Sơ đồ chuỗi cung ứng gạo của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao
Trung An
3. Nội dung hoạt động chính trong chuỗi cung ứng gạo
4. Nhận định về tiềm năng, những thách thức và xu hướng phát triển ngành
nghề sản xuất gạo ở Việt Nam.
5. So sánh xu hướng phát triển ngành nghề sản xuất gạo ở Việt Nam với Thái
lan và Campuchia

5


Câu 1. Lý thuyết
Câu A. Giải thích sự khác nhau giữa chuỗi cung ứng hoạt động theo hệ
thống đẩy và theo hệ thống kéo. Cho ví dụ minh họa một loại hệ thống.
Sự khác nhau:


Chuỗi cung ứng hoạt động theo hệ thống đẩy:

- Định nghĩa: Doanh nghiệp chủ động sản suất dựa trên dự báo nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm và khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Hàng hóa được lưu kho và
thông qua kênh phân phối đẩy sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
- Công dụng: Thông qua các nhà bán lẻ, xúc tiến thương mại,...nhằm quảng bá
và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.
- Mục tiêu: Tiếp cận những khách hàng chưa biết đến sản phẩm và làm cho họ

nhận thức được sản phẩm hay thương hiệu của nó.
- Nhấn mạnh: Phân bổ sản phẩm.
- Thời gian: Phải mất một thời gian dài để kịp thời phản ứng lại sự thay đổi của
nhu cầu thị trường.


Chuỗi cung ứng hoạt động theo hệ thống kéo:

- Định nghĩa: Doanh nghiệp hoạt động chỉ khi có khách hàng đặt mua sản
phẩm, thì doanh nghiệp mới bắt tay vào sản xuất. Điều này sẽ giảm thiểu số lượng
hàng hóa tồn kho, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí của hệ thống và chỉ tập
trung vào việc giao hàng.
- Công dụng: Sử dụng các phương pháp thu hút khách hàng bằng việc viết
blog, đăng thông tin trên các trang mạng xã hội hay những chương trình quảng cáo,
khuyến mãi. Nhằm thúc đẩy khách hàng chủ động tìm kiếm và mua sản phẩm từ
các kênh phân phân phối.
- Mục tiêu: Khuyến khích khách hàng chủ động tìm kiếm sản phẩm cũng như
về thương hiệu.
- Nhấn mạnh: Thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm
- Thời gian: Thời gian chuỗi cung ứng hoạt động theo hệ thống kéo ngắn hơn
so với hệ thống đẩy, là do tiếp nhận thông tin trực tiếp từ nhu cầu của khách hàng
đến các thành viên của chuỗi cung ứng.
Ví dụ về chuỗi cung ứng hoạt động theo hệ thống đẩy:
Dựa vào dự báo nhu cầu thời trang của khách hàng vào mùa thu đơng, từ đó
cơng ty thời trang sẽ chủ động sản xuất. Sau đó, đẩy các sản phẩm là quần áo thu

6


đông, áo ấm xuống các nhà bán lẻ vào thời điểm mùa hè đã kết thúc và chuẩn bị

bước sang mùa thu đông để tiêu thụ sản phẩm.
Câu 2. Thực trạng về chuỗi cung ứng sản phẩm gạo thơm ST24 của Công
ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An.
1. Giới thiệu chung về Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An
1.1. Tổng quan về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An
Tên tiếng anh: Trung An Hi – Tech Farming JSC
Mã số thuế: 1800241736
Quản lý: Cục thuế Thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: 649A Quốc lộ 91 – Kv.Qui Thạnh 1 – P.Trung Kiên – Q. Thốt Nốt –
Tp. Cần Thơ
Người đại diện: Phạm Thái Bình
Điện thoại: (84.292) 3857336
Số Fax: (84.292) 38 57 199
Website:
Email:
Mã chứng khoán: TAR
Vốn điều lệ của cơng ty hiện nay là 419.999.770.000 đồng
Khi tính theo doanh số và sản lượng của công ty qua các kỳ, thì có thể thấy
được Cơng ty CP Nơng nghiệp Cơng nghệ cao Trung An là nhà sản xuất và xuất
khẩu gạo hàng đầu Việt Nam. Dù có thâm niên kinh nghiệm trong lĩnh vực không
nhiều so với các công ty lớn như Tổng công ty Lương thực miền Nam, nhưng
những sản phẩm của công ty lại mang đến cho người tiêu dùng chất lượng gạo sạch
và tốt nhất. Điều này rất được lòng người tiêu dùng, khi giờ đây họ rất quan tâm
đến sản phẩm sạch được chế biến đạt chuẩn quốc tế, có thể nói cơng ty đã và đang
làm rất thành công trên con đường sản xuất gạo sạch này.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Nông nghiệp
Công nghệ cao Trung An
Tổng công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An là một công ty tiên
phong về nghiên cứu và sản xuất gạo sạch tại thị trường Việt Nam. Không những

thế, Công ty cịn là nhà thu mua lúa lớn và có uy tín trên thị trường. Với 25 năm
hình thành và phát triển của công ty được xác định qua những mốc thời gian sau:

7


Công ty được thành lập vào ngày 16/08/1996 với tên gọi là Công ty TNHH
Trung An tại Ấp Thạch Phước 1, Xã Trung An, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần
Thơ, sau đổi tên thành Công ty Cổ phần Nông nghiệp Cơng nghệ cao Trung An và
hoạt động chính của cơng ty là kinh doanh chế biến và xay xát gạo.
Tiền thân là một Công ty kinh doanh chủ yếu về xay xát gạo, thì giờ đây cơng
ty có tốc độ tăng trưởng chóng mặt chỉ sau vài năm thành lập với trữ lượng xuất
khẩu gạo đạt tỷ lệ trên 20% vào năm 2004. Ngồi cung cấp gạo sạch trong nước,
cơng ty còn xuất khẩu gạo ra quốc tế và rất được các nước khó tính đánh giá cao
như: Trung quốc, Australia, Dubai, Canada, Abu Dhabi,...Chính vì những thành tựu
mà cơng ty đã gặt hái được thì vào năm 2009, cơng ty đã nhận được cúp vàng
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu uy tín do Ban Tổ chức Festival Lúa Gạo Việt
Nam lần II trao tặng.
Sau những thành tích đã được, thì vào năm 2011 – 2015 cơng ty đã mạnh dạn
đầu tư mở rộng quy mô cung ứng nội địa và xuất nhập khẩu và trở thành đơn vị
tiên phong đầu tiên về thực hiện mơ hình cánh đồng lớn với diện tích trồng lúa
sạch, hữu cơ lớn nhất ở Việt Nam. Khơng dừng lại ở đó vào năm 2017, công ty đã
nghiên cứu và phát triển thương hiệu gạo, trà gạo lứt tím than Trung An với
phương châm mang đến sức khỏe cho khách hàng. Chính bởi sự ưu tiên khách
hàng lên hàng đầu nên công ty nhận rất nhiều sự ưu ái tin dùng sản phẩm.
Nhờ sự tin dùng đó mà cơng ty khơng ngừng lớn mạnh để có thể đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng, thì vào năm 2018 công ty đã tăng vố điều lệ từ
200.000.000.000 đồng lên 350.000.000.000 đồng bằng hình thức góp vốn bằng tiền
cho cổ đông hiện hữu. Đến năm 2019, công ty đã chính thức niêm yết trên sàn
chứng khốn điện thử với mã TAR. Chỉ sau hơn 2 năm vốn điều lệ đã tăn lên tới

419.999.770.000 đồng bằng hình thức chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ
5:1, đánh dấu một bước chuyển mới của công ty.
1.3. Quy mô Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An
Là một doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ
cao, mang lại những giá trị lớn cho thương hiệu gạo Việt cũng như xuất khẩu sang
các thị trường khó tính. Vào năm 2011 đến nay, diện tích cánh đồng lớn liên kết với
người nơng dân ở các tỉnh thành ĐBSCL đã đạt gần 10 ngàn ha và mỗi năm công
ty đẩy ra thị trường 250 ngàn tấn gạo phục vụ nhu cầu của người dân.
Với 24 năm kinh doanh cơng ty đã có cho mình ba nhà máy chuyên xay xát
gạo như: nhà máy chế biến xuất khẩu số 4, nhà máy chế biến xuất khẩu số 5, nhà

8


máy xay lúa và chế biến xuất khẩu số 2 và 3. Tồn bộ các nhà máy có nhiệm vụ tồn
trữ và chế biến lương thực phục vụ cho xuất khẩu và nội địa.
Với quy mô của công ty cũng đã thấy được phần nào chặng đường phát triển
của công ty qua những dự án táo bạo cùng với phong thái kinh doanh mới mẻ, đây

là tiền đề cho sự phát triển cho ngành nơng nghiệp của Việt Nam.
Hình 1. Nhà máy chế biến xuất khẩu số 4
( nguồn: Ảnh Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An chụp năm 2015)
1.4. Sản phẩm chính của cơng ty
Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, đáp ứng đủ nhu cầu dùng của
khách hàng. Có những sản phẩm rất được các khách hàng ăn kiêng tin dùng như:
gạo lứt hữu cơ tím than, gạo hữu cơ hương sữa, bên cạnh đó cũng có các sản phẩm
tiêu biểu làm nên tên tuổi công ty là: gạo thơm ST24, gạo thơm trắng tép, gạo thơm
lài sữa, gạo thơm Việt Đài,...Nhờ công nghệ cao được áp dụng vào nông nghiệp
nên sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao và được nhiều người tin dùng.
Các nhóm sản phẩm chính:

- Gạo thơm trắng tép: Đây là gạo cao cấp nhất có mặt trên thị trường Việt Nam
hiện nay và rất được các nước trên thế giới ưa chuộng. Vì đây là loại gạo khi nấu
lên có một mùi thơm rất đặc trưng, cơm mềm dẻo và có vị ngọt thanh vừa phải.
Đặc biệt khi cơm nguội vẫn không gây cảm giác ngán khi ăn, giống những cơm
dẻo thông thường khác.

9


- Gạo thơm lài sữa: Nếu ai là tín đồ cơm dẻo, thì đây là lựa chọn sáng suốt
nhất. Vì gạo thơm lài sữa hội tụ đầy đủ những yếu tố tạo thành nên như hương vị tự
nhiên, ngọt nhẹ và đặc biệt cơm mềm dẻo.
- Gạo lứt hữu cơ tím than: Đây là sản phẩm mang tính đột phá của công ty khi
giữ được nguyên vẹn thành phần B1 trong lớp cám, mang đến cho người dùng sản
phẩm gạo nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc việt là những người thiếu
vitaminB1, thì đây là lựa chọn hàng đầu.
- Gạo thơm ST24: Được bình chọn là gạo ngon nhất thế giới do Hội nghị quốc
tế về thương mại gạo. Có thể nói đây sản phẩm mang tên tuổi công ty ra mọi miền
tổ quốc và vương xa ra quốc tế, với chất lượng gạo sạch không sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật bằng hóa chất.
1.5. Sứ mệnh và mục tiêu của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao
Trung An


Mục tiêu

Cơng ty hướng tới mục tiêu là dẫn đầu về nông sản Việt Nam với chất lượng
đạt chuẩn quốc tế, Trung An đã bắt đầu triển khai những chiến lược mở rộng quy
mô phát triển bền vững và dự án nghiên cứu những giống lúa mới, sản xuất sản
phẩm, mang lại hiệu quả và thành công cho công ty. Đồng thời đây cũng là một

trong những dự án trọng điểm nhằm mang lại sự phát triển lâu dài cho cơng ty.
Ngồi ra, cơng ty cịn có mục tiêu mang chất lượng gạo sạch từ giống lúa Việt
Nam ra mắt với bạn bè quốc tế, vì trong tương lai người tiêu dùng ln quan tâm
đến chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm, thế nên gạo sạch của công ty đang
nghiên cứu và áp dụng sản xuất là bước tiến vững chắc khi bước chân ra thị trường
lương thực trong nước cũng như mơi trường quốc tế.


Sứ mệnh

Với thơng điệp “ Cánh chim đầu đàn” trong lĩnh vực sản xuất gạo với mơ hình
lúa gạo hữu cơ thuần tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa học.
Đây là được coi là bước phát triển vượt bậc trong ngành lúa gạo của Việt Nam, khi
mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn sức khỏe và thân thiện với
mơi trường. Cũng chính nhờ những sản phẩm đạt chuẩn quốc tế này đã và đang
nâng tầm giá trị và thương hiệu gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đi đôi với sứ mệnh đem đến sản phẩm thuần tự nhiên thì cơng ty cũng rất chú
tâm vào q trình trồng trọt của người nơng dân. Hiểu rõ được sự vất vả của người
nông dân ngày đêm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất để làm ra những hạt lúa
thơm ngon, nên công ty đã ra chính sách cung cấp cho họ giống lúa, phân bón và

10


cách thức canh tác, đem đến thu nhập ổn định cho người nơng dân. Nhờ những
chính sách gần gũi với nông dân, đã tạo được niềm tin xây dựng con đường mang
thương hiệu gạo sạch Việt Nam phủ sóng trên tồn cầu.
Ngồi những chính sách quan tâm đến người nơng dân, Trung An cũng đang
rất nỗ lực tạo giá trị gia tăng và bền vững cho cổ đông, những người lao động và
cộng đồng. Cùng nhau phát triển một thương hiệu gạo sạch mang tên Trung An ra

toàn thế giới, đóng góp một phần trong việc nâng tầm nơng sản Việt.
2. Sơ đồ chuỗi cung ứng gạo của Công ty Cp Nơng nghiệp Cơng nghệ cao
Trung An


Mục tiêu chuỗi cung ứng

Xuất phát từ một công ty chuyên sản xuất xay xát gạo và đang dần trở thành
đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo và đã thu được những thành tựu lớn từ quốc tế.
Với hơn 24 năm hoạt động trong ngành gạo, cơng ty đã hình thành cho mình một
mạng lưới vững chắc từ người nông dân đến các nhà cung ứng, mang đến một
chuỗi cung ứng hoàn hoản như ngày nay. Giúp công ty phát triển các sản phẩm mới
theo hướng dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cơng ty cịn hợp tác với công ty CP Quốc tế P&G cùng xây dựng hệ thống
logistic, nhằm phân phối sản phẩm ra thị trường quốc tế, mở ra con đường phát
triển thương hiệu gạo mang tên Việt Nam.

11




Sơ đồ chuỗi cung ứng
Hình 2. Sơ đồ chuỗi cung ứng

3. Nội dung hoạt động chính của chuỗi cung ứng
3.1. Nguồn cung ứng
Khâu đầu vào gồm 5 nhà cung cấp sau đây:
- Cơng ty CP phân bón Mùa Vàng: đây là cơng ty cung cấp phân bón NPK
hiệu con lười cho công ty với những ưu điểm vượt trội là bón 2 đến 3 lần cho cả

vụ, giảm sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng, tơi xốp đất và thân thiện với môi
trường. Nhờ những ưu điểm này đã giúp tăng sản lượng lúa, hạn chế được sâu bệnh
khi cánh tác nơng nghiệp hữu cơ.
- Cơng ty CP bao bì Hưng Thành: là một đối tác in bao bì cho cơng ty, mang
đến màu sắc tươi mới cho bao bì sản phẩm, đem đến cho quý khách hàng những
trải nghiệm thú vị và mới lạ khi sử dụng sản phẩm gạo của công ty.
- Công ty TNHH CN bao C.P Việt Nam: Trung An rice cam kết sử dụng vật
liệu làm bao dệt là loại chuyên dụng đựng thực phẩm và phải ln được kiểm sốt
nghiêm ngặt, có giấy chứng nhận của quốc tế. Thế nên công ty đã tin tưởng chọn
công ty TNHH CN bao C.P là đối tác kinh doanh, bởi với kinh nghiệm hơn 40 năm

trong lĩnh vực sản xuất bao tải và là nhà sản xuất lớn nhất Đông Nam Á, hứa hẹn sẽ

12


giúp những sản phẩm gạo chinh phục thị trường trong nước lẫn thị trường nước
ngồi.
- DNTN vật tư nơng nghiệp Hịa Thành: là đối tác chiến lược của cơng ty,
chun cung cấp những vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
- Công ty TNHH Lương thực Thành Lợi: là cơng ty lưu trữ hàng hóa cho cơng
ty Trung An rice.
3.2. Sản xuất
Công ty liên kết với người nông dân, cung cấp cho họ giống lúa, vật tư nông
nghiệp và phân bón, tạo ra những hạt lúa chất lượng được trồng với phương pháp
hữu cơ trên các cánh đồng mẫu lớn. Những hạt lúa ấy được thu gom và chuyển đến
nhà máy chế biến của cơng ty với quy trình sản xuất gạo nghiêm ngặt như: loại bỏ
khỏi lúa gạo, khử trấu – nơi mà lớp vỏ trấu bị loại bỏ khỏi lúa bằng ma sát, sau đó
gạo trắng được sản xuất theo hai dạng là phải đầy đủ chiều dài và không bị hỏng
khi đã tháo vỏ than. Bước cuối cùng đó là q trình đóng gói và chuyển cho trung

tâm phân phối.
3.3. Phân phối
Công ty đã xây dựng một hệ thống nhà phân phối đa dạng trải dài khắp mọi
miền đất nước. Trong các siêu thị, cửa hàng tập hóa, nhà hàng và khách sạn, chính
vì hệ thống đa dạng này, đã mang sản phẩm gạo “sạch” chất lượng đến với bữa
cơm của mọi gia đình Việt Nam. Hệ thống SCM đảm bảo vận chuyển nhanh chóng,
di chuyển nhanh chóng, nhằm duy trì sản phẩm ln được tươi mới, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, trung tâm phân phối sẽ có trách nhiệm tiêu
thụ sản phẩm qua hai thị trường đó là nội địa và xuất khẩu. Trong thị trường nội
địa, các nhà bán lẻ sẽ nhận những hàng hóa đã được trung tâm phân phối vận
chuyển và những nhà bán lẻ đóng vai trò trong việc đưa sản phẩm đến gần hơn
khách hàng. Với hệ thống nhà phân phối rộng rãi này đã giúp cho Trung An rice
tiếp cận được đâ dạng khách hàng.
Bên cạnh đó, hiểu được nhu cầu mua sắm online của khách hàng đang tăng lên
công ty đã đăng bán những sản phẩm của mình trên các diễn đàn thương mại điện
tử như tiki, sieuthigao.vn, shopee. Cùng với đó là những chính sách khuyến mãi,
miễn phí vận chuyển giao hàng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng sản phẩm của công
ty.
3.4. Thị trường tiêu thụ
Với danh hiệu gạo ngon nhất thế giới đã giúp công ty tiếp cận được những thị
trường khó tính trên thế giới. Mở ra cuộc chạy đua trên thị trường đầy màu mở này,

13


được thể hiện qua sản phẩm gạo thơm ST24 luôn cháy hàng khi tung ra thị trường
nội địa lẫn thị trường quốc tế. Đặc biệt là thị trường khó tính như mỹ, theo thống
kê có hơn 100 triệu người, họ ăn gạo rất nhiều và đây chính là thị trường tiêu thụ
tiềm năng. Việc chinh phục thị trường này, từ trước đến nay chỉ có gạo Thái Lan
được sử dụng rộng rãi trên đất nước tỷ đô này và giờ đây gạo thơm ST24 đã đánh

bại được gạo Thái Lan, đánh dấu bước phát triển nền nông nghiệp hữu cơ công
nghệ cao.
Về thị trường nội địa, với câu chuyện “người Việt dùng hàng Việt” là tiền đề
thúc đẩy lượng tiêu thụ gạo thơm ST24. Với hệ phân phối phân phối rộng rãi đã
đưa sản phẩm có mặt hầu hết các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng bán
lẻ như: Vinmart, Bách hóa xanh,..
4. Nhận định về tiềm năng, những thách thức và xu hướng phát triển
ngành nghề sản xuất gạo ở Việt Nam
4.1. Tiềm năng về phát triển ngành nghề sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Lực lượng lao động



Hiện nay, lực lượng lao động làm nơng, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm số lượng
đông đảo so với các ngành nghề trong nền kinh tế ở Việt Nam, điều này được thể
hiện qua số liệu được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hằng năm theo phân
ngành kinh tế qua các năm (%)
Ngành/Năm
Nông,

2005

2006

2007

2008

2009


lâm, 57,1

55,4

53,9

52,6

51,9

ngư nghiệp
Dịch vụ

24,7

25,3

26,2

26,6

26,7

Công nghiệp

18,2

19,3


19,9

10,8

21,4

Tổng

100

100

100

100

100

( Tổng hợp số liệu trên Tổng cục thống kê)
Qua bảng tổn hợp số liệu ta dễ dàng thấy được lực lượng lao động làm trong
nông, lâm, ngư nghiệp nhỉnh hơn các ngành nghề cịn lại, với số lượng lao động
đơng đảo này cơ hội phát triển ngành nghề mang lại nguồn thu nhập triệu đô này.
Lao động được sử dụng trong ngành nông nghiệp đa phần là người nông dân với số
lượng lớn và đây là nguồn lao động quan trọng đóng góp rất lớn trong sự phát triển
của nền nơng nghiệp nước nhà. Đặc biệt xét trên khu vực nông thơng thì chiếm tới

14


63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc, nông dân chiếm tỷ trọng 13.96%

trong GDP (Tổng cục thống kê, 2019).
Nghề nông được coi là một nghề truyền thống và được người Việt rất coi
trọng, được xem là nguồn của mọi thứ trong xã hội. Chính vì thế, khơng quá ngạc
nhiên khi các kết quả thu được lực lượng lao động làm trong ngành này đều cao.
Nhưng con số này, cũng đã có nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, nhờ vào những chính sách kịp thời đúng đắn của Đảng và nhà nước thì nền
nơng nghiệp được hồn tồn thốt khỏi khó khăn, từng bước khôi phục lại và đưa
người nông dân quay trở lại tăng gia sản xuất đảm bảo duy trì lương thực trong
nước và xuất khẩu.


Lượng gạo tiêu thụ ở Việt Nam

Theo thống kê của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ
NN&PTNT) “khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 năm 2021 ước đạt 290 nghìn tấn
với giá trị đạt 160 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm
2021 đạt 638 nghìn tấn với giá trị 352 triệu USD, giảm 31.4% về khối lượng và
giảm 18.3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020” (VietnamBiz, 2021).
Lượng tiêu thụ gạo bình quân trên mỗi đầu người cả nước đã tăng mạnh trong
những năm gần đây, điều này đóng dấu cho sự phát triển của ngành sản xuất lúa
gạo, là tiền đề cho nghiên cứu và cho ra những giống lúa mới cao cấp đảm bảo về
chất lượng như gạo thơm ST24, ST25.
4.2. Thách thức
Bên cạnh những tiềm năng về ngành sản xuất lúa gạo mang lại, là những mặt
hạn chế có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế bởi lí do như:
Thứ nhất, nơng nghiệp là một ngành nghề có thu nhập thấp, mang tính rủi ro
cao, chính vì thế những lao động trẻ thường khơng cịn làm trong nghề nơng nữa,
mà bỏ lên trên các thành phố lớn lập nghiệp hay tham gia các công việc khác như
thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến. Đa số, những người cịn ở lại nơng thơn
canh tác đều có trình độ dân trí chưa cao, vì đây là cơng việc khơng địi hỏi bằng
cấp cao như những ngành nghề khác. Bởi do ít được đào tạo chuyên môn nên thiếu

kiến thức về khoa học, chưa nắm rõ về thông tin thị trường và đa phần đều trồng
trọt theo số đơng, thấy hàng xóm nói trồng giống lúa này cho năng suất cao thì
trồng, mà vẫn chưa biết mai đây phải bán cho ai, ở đâu, giá cả có ổn định khơng.
Đây là dấu hiệu đáng báo động, khi lực lượng lao động dân trí tham gia vào sản
xuất đang ngày một giảm đi, vì thế cần có những chính sách khuyến khích họ quay
lại sản xuất, nhằm tăng sản lượng lúa gạo.

15


Thứ hai, thách thức từ điều kiện khí hậu đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp và Việt Nam là một nước chịu sự thay đổi khí hậu nặng nề
nhất. “Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà khơng có biện pháp nào phịng
ngừa, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện
tích Đồng bằng sơng Hồng (ĐBSH) và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng
ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nơng nghiệp vùng
ĐBSCL bị ngập mặn và chìm trong nước khơng thể nào canh tác” (TP.HCM,
2020). Chính vì thế, cần có những chính sách phù hợp kết hợp với cơng nghệ cao,
để có thể thích ứng được với sự biến đổi của môi trường. Từ đây mang lại năng
suất cao, cải thiện được cuộc sống của người nông dân.
Thứ ba, về chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, khả năng cạnh tranh còn kém
khi mang ra bàn cân về chủng loại cũng như chất lượng ra ngoài thế giới. Gạo
mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới cịn rất hạn chế, ngun nhân
bởi việc nơng nghiệp hết hợp với cơng nghệ cao cịn chưa đồng bộ, chính quyền
địa phương vẫn chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng cũng như
yếu tố bảo vệ mơi trường, mà chủ yếu mang tính quảng canh, dựa trên tài nguyên
thiên nhiên, lấy sản lượng, năng suất là chính. Mặc khác những dụng cụ phục vụ
cho sản xuất nơng nghiệp đa phần đều nhập từ nước ngồi với chi phá khá đắt đỏ
so với mức thu nhập của người nơng dân, điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất lúa gạo. Thế nên rất cần các hợp tác xã, nhà nước hỗ trợ và phát triển

ngành nghề mang lại gia trị cao này.
Thức tư, xây dựng thương hiệu gạo Việt còn nhiều gian nan, hiện vẫn chưa
nhiều lô gạo xuất khẩu mang lô-gô Việt Nam. Để xuất khẩu được gạo thì phải đạt
được chất lượng quốc tế, phải đồng bộ về chủng loại, nhưng đa số diện tích sản
xuất lúa tập trung cịn ít, mang tính nhỏ lẻ, dẫn đến chất lượng gạo cũng như chủ
loại không được đồng nhất. Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua là “cha” của
gạo ST24 nó rằng: “Hàng chục hộ nông dân ĐBSCL đang thụ hưởng dự án chuyển
đổi nông nghiệp bền vững do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tuy nhiên vẫn cịn nhiều
nơng dân đang được các công ty thuốc bảo vệ thực vật khuyến khích sử dụng thuốc
nên vẫn khó phát triển được nền nơng nghiệp sạch. Chính những điều này đã và
đang cẩn trở con đường sản xuất gạo sạch mang thương hiệu Việt” (Ánh Tuyết,
Nguyễn Phong và Nghĩa Dũng, 2021).
4.3. Xu hướng phát triển ngành nghề sản xuất gạo ở Việt Nam
Công nghê cao – xu hướng tất yếu trong nông nghiệp Việt Nam. Đúng vậy,
hiện nay với sự phát triển vượt bậc của các thiết bị hiện đại, rô bốt phục vụ trong

16


đời sống của con người, thì trong nơng nghiệp cũng vậy. Đây được coi là bước tiến
mới trong chính sách phát triển nền nông nghiệp Việt Nam, khi đã áp dụng cơng
nghệ cao vào sản xuất gạo, từ đó có thể giảm thiểu được những tác hại bên ngoài
như biến đổi môi trường, sâu bệnh. Việc áp dụng khoa học tiên tiến vào nông
nghiệp nhằm phát minh ra giống lúa mới, ít chịu tác động từ yếu tố bên ngồi, lại
mang đến giá trị cao và gạo ST24 đã ra đời đáp ứng được đầy đủ yếu tố đã đề ra,
do kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu và được bình chọn là gạo ngon nhất thế giới.
Ngày nay, xã hội càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu về chất lượng sản
phẩm của người dân được tăng cao, đặc biệt chất lượng gạo “sạch” được người dân
quan tâm nhất, bởi lẽ gạo là một nhu yếu phẩm không thể thiếu của mọi nhà, trong
mỗi bữa cơm gia đình. Hiểu được điều này, đảng và nhà nước đã có những chính

sách phát triển nơng nghiệp hữu cơ, nhằm sản xuất ra gạo hữu cơ an toàn với sức
khỏe của người dân cũng như nâng cao được vị thế sản phẩm gạo Việt.
Bởi những chính sách kịp thời của Đảng và nhà nước đã thay đổi bước phát
triển cho ngành sản suất lúa gạo, được thể qua dự án giảm diện tích trồng lúa và
sản lượng thu hoạch mà thay vào đó là tập trung vào chất lượng gạo và giá bán. Vì
đây là ngành chiến lược ở nước ta, góp phần mang lại GDP cao cho nền kinh tế
cũng như bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia. Để duy trì được ngành sản
xuất gạo, cần phải đẩy mạnh lại cơ cấu ngành để có thể phát huy được hết những
thành quả đạt được.
5. So sánh xu hướng phát triển ngành nghề sản xuất gạo ở Việt Nam với
Thái Lan và Campuchia
Việt Nam luôn luôn nằm trong top những nước xuất khẩu gạo cao nhất trên thế
giới, nhưng những năm gần đây đã xuất hiện đối thú đáng gờm từ các nước láng
giềng Thái Lan và Campuchia. Điều này được thể hiện rõ qua cách sản xuất và
chính sách của hai nước.
Xét về kinh tế của Campuchia và các yếu tố sản xuất lúa gạo không bằng Việt
Nam. Thế nhưng những năm lại gần đây, Campuchia nổi lên trên thị trường xuất
khẩu gạo “sạch” cao cấp cho thế giới. Với hệ thống canh tác ít cơ giới hóa, sử dụng
ít phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa chất, mùa kéo dài đến 6 tháng...đã
mang lại cho Campuchia những hạt gạo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn của thế
giới. Chính cái được gọi là thơ sơ và lạc hậu đó đã giúp Campuchia chinh phục
những nước khó tính nhất thế giới và ghi tên tuổi trên thị trường sản xuất gạo cao
cấp. Đặc biệt các doanh nghiệp ở Maylaysia trước đây mua khá nhiều gạo thơm
Việt Nam nhưng giờ đây đã chuyển sang mua gạo thơm Campuchia.

17


Trong khi Campuchia mang gạo tham gia các cuộc thi thế giới về chất lượng
gạo, thì Việt Nam vẫn đang chạy đua với sản lượng. Điều này đã phản ánh được

phần nào những bất cập cần phải thay đổi trong khâu sản xuất lúa gạo ở Việt Nam,
khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng tất yếu.
Thái Lan là một nước với nền sản xuất lúa gạo lâu đời và là một nước xuất
khẩu gạo cao nhất nhì thế giới, với những chính sách và đường lối đúng đắn của
nhà nước Thái Lan đã đưa nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng. Chính điều này
đã giúp Thái Lan vượt xa Việt Nam về sản lượng lẫn xuất khẩu gạo.
Biểu đồ 1. So sánh sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái
Lan
(Hải Minh, 2019)
Qua biểu đồ, có thể thấy được sự chênh lệnh về sản lượng lẫn xuất khẩu và để
nâng cao được việc cạnh tranh của gạo Việt với Thái Lan trên thị trường quốc tế,
Việt Nam cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp xen lẫn nghiên cứu cho ra
đời những giống tốt thu được gạo chất lượng, tích cực trồng lúa bằng công nghệ
cao hữu cơ, bắt kịp với xu thế của thị trường quốc tế.

18


Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nơng
nghiệp nhiệt đới đã nói: “Người tiêu dùng càng ngày lo sợ hóa chất dùng trong
nơng nghiệp đã tác động đến thực phẩm, nên họ chấp nhận bỏ ra nhiều tiền hơn
cho gạo Thái, gạo Campuchia và cho rằng an toàn hơn khi sử dụng chúng. Nguy cơ
thua chính trên sân nhà của gạo Việt Nam là có thật”.

Kết luận
Gạo là nhu cầu thiết yếu được tiêu thụ như một loại thực phẩm ở Việt Nam và
nó đóng góp lớn cho GDP của nước nhà. Chính vì thế việc vận hành một chuỗi
cung ứng rất được quan tâm trong các doanh nghiệp sản xuất gạo cũng như xuất
khẩu, là tiền đề phát triển ngành sản xuất gạo ở nước ta. Góp phần đưa thương hiệu
gạo Việt ra thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, cần có những chính sách quan


19


tâm của Đảng và nhà nước, những doanh nghiệp lớn nhỏ liên kết cùng người nông
dân sản xuất và nâng tầm giá trị gạo Việt.
Ngồi ra, cần tích cực canh tác hữu cơ nhằm tạo ra những hạt gạo “sạch” đạt
chất lượng và Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã thành công khi
kết hợp công nghệ cao trong canh tác nơng nghiệp, từ đó sản xuất ra gạo thơm
ST24 cao cấp, phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của nội địa cũng như trên thị trường
quốc tế. Đây là bước tiến quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp công nghệ
cao ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo
1. Tổng cục thống kê. (2019). Niên giám thống kê 2019. Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội.

20


2. Ánh Tuyết, Nguyễn Phong và Nghĩa Dũng. (27/4/2021). Báo Nhân Dân.
/>3. Hải Minh. (23/4/2019). Tuổi Trẻ Cuối Tuần. />4. TP.HCM, C. C. (2020). Bảo vệ thực vật trong điều kiện biến đổi khí hậu
(BĐKH).
5. VietnamBiz. (Tháng 2/2021). báo cáo thị trường gạo tháng 2/2021.
/>
21




×