Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.42 KB, 14 trang )

Phân tích mối quan hệ giữa sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí
A: Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí
I.
1.

Sự kiện
Khái niệm

+ theo từ điển tiếng việt: là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã,
đang, sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn
+ 1 số định nghĩa khác: sự kiện là trạng thái tồn tại khác thường của hiện
thực trong giới hạn không gian và thời gian nhất định được nhà báo quan
tâm, phản ánh trong tác phẩm.
+ chỉ có những sự kiện có ảnh hưởng tác động hoặc gây được sự quan
tâm, hứng thú đối với công chúng mới trở thành sự kiện báo chí.
+ Khơng có sự kiện thì khơng thể có tác phẩm báo chí. Sự kiện chính là
khởi điểm của sáng tạo tác phẩm báo chí
2.

Phân loại sự kiện

+ Sự kiện khách quan hay bản thể:
-

Xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của
con người
Là một lát cắt, 1 trạng thái, 1 phần của cuộc sống hiện thực đang
vận động khơng ngừng.
Mang tính cụ thể: được xác định rõ về không gian, thời gian, bối
cảnh tự nhiên và bối cảnh xã hội, những nhân chứng có liên quan


+ Sự kiện báo chí ( nhận thức)
-

Là những sự kiện hằng ngày xảy ra trong tự nhiên và xã hội chỉ
được thông tin trên báo chí, khi có nhà báo tiếp cận với sự kiện ấy,
tư duy, xem xét nó có ý nghĩa như thế nào đấy với xã hội, công
chúng báo chí sẽ đón nhận, quan tâm đến nó như thế nào, rồi sau
đó mới lựa chọn để làm tác phẩm


-

-

3.
-

-

II.
1.

Sự kiện báo chí là 1 phần, 1 bộ phận, hoặc toàn bộ hiện thự khách
quan đã đang và sẽ xảy ra, được nhà báo nhận thức và lựa chọn để
phảm ánh trong tác phẩm của mình
Sự kiện báo chí là những vấn đề gắn với hơi thở của cuộc sống,
được nhà báo lựa chọn để có thể truyền tải tới người đọc những
thơng tin quan trọng, chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
Tiêu chí cụ thể của sự kiện báo chí:
Mới lạ, độc đáo, hấp dẫn, chứa đựng những điều mà con người tị

mị muốn biết
Có liên quan đến quyền lợi của mỗi con người
Có khả năng chứng minh hay lí giải về một phần tiến trình vận
động mang tính quy luật của tự nhiên, xã hội.
Cụ thể xác thực, khơng bịa đặt. Một sự kiện báo chí thường phản
ánh cụ thể về sự việc gì xảy ra, xảy ra ở đâu, xảy ra như thế nào, có
liên quan đến ai. Tất cả những thông tin ấy phải được kiểm chứng
chính xác.
Mang tính thời điểm. Nó được quy định bởi tính chất nóng nguội
của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra. Sự kiện chỉ có ý nghĩa khi
xem xét nó trong thời điểm mà nó xảy ra hoặc trong giai đoạn lịch
sử mà nó xảy ra.
Vấn đề
Khái niệm

+ Bản chất của vấn đề là những câu hỏi, những mâu thuẫn, những góc
khuất cần được lí giải, cần được giải quyết bằng ngòi bút của nhà báo.
Giải quyết được vấn đề khúc mắc một cách triệt để sẽ góp phần thúc
đẩy xã hội phát triển.
+ Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết.
+ Vấn đề có thể tồn tại trong thời gian dài, bản chất của vấn đề có thể
khơng đổi hoặc nâng lên cấp độ mới; hình thức biểu hiện của vấn đề
có thể khơng đổi nhưng cũng có thể đổi rất nhiều so với trước.
2.

Tiêu chí của vấn đề báo chí:


-


III.

Mang tính khái qt, gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp
thành
Chứa đựng mâu thuẫn về cả bề rộng lẫn bề sâu cần được giải
quyết. nhưng có thể giải quyết ngay hoặc khơng giả quyết lập tức
mà cần có thời gian để nghiên cứu và giải quyết, cần có sự vào
cuộc đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng.
Mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử
Điểm giống nhau giữa sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí

+ Sự kiện và vấn đề đều là yếu tố căn bản, đầu tiên làm nên diện mạo
của tác phẩm báo chí về mặt nội dung.
+ Sự kiện và vấn đề đều lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, những sự
việc có thực đang diễn ra hằng ngày.
+ Sự kiện và vấn đề giống nhau về bản chất nhằm đảm bảo u cầu
thơng tin chính xác, khách quan đến cơng chúng. Chúng được nhìn
nhận, thu thập một cách tồn diện, khách quan nhất từ nhà báo.
+ Sự kiện và vấn đề cùng có ý nghĩa với xã hội khi định hướng dư luận
có sự hiểu biết căn bản đến sâu sa về sự việc. Thông qua thu thập thông
tin, phân tích về sự kiện, vấn đề, báo chí thể hiện rõ vai trò giám sát và
phản biện xã hội
IV.

Khác nhau

Mục đích chính

Tính chất


Khía cạnh, bình diện

Sự kiện
Thơng báo, mang đến
cho công chúng thông
tin cơ bản nhất về sự
việc đã, đang và sẽ
diễn ra
Thơng báo nhanh

Vấn đề
Phân tích, bàn luận,
đưa ra những đánh
giá, tác động đến xã
hội và đưa ra hướng
giải quyết
Được nghiên cứu kĩ
càng, phân tích, làm
sáng tỏ những mâu
thuẫn, nảy sinh.
+ Là 1 lát cắt, 1 trạng + Khai thác chiều sâu


thái, 1 phần của đời
sống hiện thực đang
vận động.
+ Nội dung của sự
kiện chỉ dừng lại ở
việc phản ánh bề nổi
của sự việc đang diễn

ra.
+ sự kiện được nhìn
nhận qua 1 góc độ nào
theo sự quan sát, lắng
nghe và thu thập
thông tin của nhà báo.
Trả lời câu hỏi

của sự việc
+ Phân tích, khai thác
cái bên trong của sự
việc trên nhiều góc độ
khác nhau.

Ai? Cái gì? Xảy ra khi Phân tích chuỗi các sự
nào? Xảy ra như thế kiện xảy ra như thế
nào và xảy ra ở đâu? nào? Tác động như
thế nào đến xã hội?
Ngun nhân, mục
đích là gì? Hướng giải
quyết ra sao?
Thể loại báo chí thực Tất cả các thể loại báo Các loại hình báo chí
hiện
chí, song để thông tin thường phản ánh vấn
1 cách nhanh nhất, đề 1 cách rõ ràng nhất
thời sự nhất thì nhà là bình luận, phóng
báo sử dụng thể loại sự, đảm thoại. Các
tin để phản ánh sự loại hình này đảm bảo
kiện
tính chất chuyên sâu

cho việc phân tích vấn
đề với nhiều gics cạnh
thể hiện
Thời gian, không gian Thời gian, không gian Vấn đề có thể biểu
được xác định rõ ràng hiện trong thời gian
dài, kéo dài, dai dẳng.
Không gian bao quát,


có thể bao hàm tất cả
khơng gian mà sự
kiện, sự việc diễn ra
Như vậy sự kiện và vấn đề đều làm nên chất liệu của báo chí. Nếu với sự
kiện là những sự việc diễn ra trong cuộc sống với tính thời sự, rõ ràng về
thời gian, địa điểm, bản chất thì vấn đề là những mâu thuẫn từ những sự
kiện tạo nên. Vấn đề thể hiện bản chất sâu xa, kéo dài do cách mà sự
kiện biểu hiện . Mỗi tác phẩm báo chí có những cách đưa tin, tư duy
phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau về sự kiện và vấn đề nhưng
đều hướng đến việc định hướng thông tin, tác động như thế nào đến xã
hội.
B: Mối quan hệ giữa sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí
Sự kiện và vấn đề có nhiều điểm giống và khác nhau. Vấn đề mang tính
chất nội tại, bao quát hơn sự kiện. Mặc dù vậy, sự kiện và vấn đề có mối
quan hệ biện chứng cho nhau, ln song hành với nhau để góp phần làm
sáng tỏ nội dung của tác phẩm báo chí. Với cách tư duy, nhìn nhận, phân
tích trên nhiều góc cạnh của nhà báo, Vấn đề có thể bao hàm, sâu chuỗi
của nhiều sự kiện có liên quan đến nhau hoặc từ 1 sự kiện có thể nhìn
nhận thấy nhiều vấn đề có thể tác động đến xã hội
I.
1.


Thơng qua việc sâu chuỗi các sự kiện có liên quan đến nhau có
thể làm nổi bật vấn đề liên quan.
Khái quát

+ Sự kiện ở đây là những biểu hiện cụ thể, các sự việc diễn ra mà đều
liên quan đến 1 vấn đề.
+ Vấn đề ở đây đã, đang, và sẽ là 1 hiện trạng có tác động đến xã hội.
Qua việc sâu chuỗi các sự kiện, phân tích, đánh giá trên nhiều góc độ, có
thể phát hiện và phản ánh vấn đề cụ thể nhất.
VD: Vấn đề biến đổi khí hậu ở Miền Trung Việt Nam mà xoay quanh
vấn đề này là các sự kiện nổi bật như bão lũ, hạn hán trong những


khoảng thời gian, khơng gian được xác định có những tác động đến xã
hội.
-

Trong năm 2016, các sự kiện nổi bật phản ánh tình trạng bão lũ ở
miền Trung
• Trên Vnexpress ngày 5/10/2016, có bài “ 27 người chết vì mưa
lũ, trực thăng tham gia cứu trợ”
• Vnexpress ngày 15/10/2016, có bài “ mịn mỏi chờ chồng, con
mất tích sau lũ”.
 Sự kiện điều động máy báy ứng cứu, những mất mát của người
dân là những sự kiện nổi bật nhất để phản ánh về vấn đề tình
trạng khó khăn của người dân miền Trung sau lũ.
• Vnexpress ngày 11/10/2016, có bài phản ánh vấn đề: “ Cái đói
bủa vây người miền Trung sau lũ”. Đây có thể là vấn đề thấy rõ
khi miền Trung phải hứng chịu nhiều trận mưa lớn và lũ lụt. 1

số hình ảnh, chi tiết lấy trong bài báo.


Hình ảnh đói khát, thiếu lương thực của người dân miền Trung
Đây được xem là 1 góc độ vấn đề mà nhà báo phản ánh và bình luận, sự
kiện có tác động lớn để làm nảy sinh vấn đề.
2.

Với nhà báo

+ Bằng những cách thức tiếp cận thông tin, bằng tư duy, cách nhìn nhận
của nhà báo về vấn đề và các sự kiện xoay quanh vấn đề ấy, cùng với
việc tìm hiểu, phân tích thơng qua nhiều cơ quan có chức năng, thì nhà
báo có thể định hướng cơng chúng nhìn nhận đúng đắn về vấn đề trên
nhiều khía cạnh khác nhau.
+ Nhà báo phải biết cách lựa chọn sự kiện sao cho có ý nghĩa, mang tính
thời sự và liên quan trực tiếp tới vấn đề để từ đó phân tích vấn đề sao


cho có tác động cao tới nhận thức của cơng chúng. Như vậy, tác phẩm
báo chí đó mới thành cơng
+ VD:
-

II.
1.

Sau khi những sự kiện bão lũ ở miền trung xảy ra với thông tin
quan trọng như thiệt hại, cách thức ứng phó của người dân và Nhà
nước. Nhà báo bằng cách tìm ra nguyên nhân do những thay đổi

bất thường của khí hậu có thể phân tích về vấn đề “ biến đổi khí
hậu tác động tiêu cực đến Miền Trung
• Tại sao mơi trường lại trở nên thay đổi tiêu cực như vậy?
• Đảng và Nhà nước cần có biện pháp gì để giảm thiểu thiệt hại ?
• Đánh giá về những biến đổi, tác động tiếp theo của thay đổi thời
tiết đến miền Trung.
Thông qua 1 sự kiện có thể phát hiện nhiều vấn đề mới, sẽ có
ảnh hưởng tới xã hội:
Khái quát

+ Sự kiện ở đây là 1 sự việc có ý nghĩa quan trọng với đời sống xã hội,
tác động đến nhiều người dân.
+ Vấn đề ở đây có thể là những ảnh hưởng, mẫu thuẫn sẽ diễn ra, có tác
động lớn đến xã hội.
2.

Với nhà báo:

+ Từ 1 sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn đến, bằng khả năng tư duy, nhìn
nhận đánh giá, tìm ra ngun nhân và tiếp cận trên nhiều góc độ khác
nhau thì nhiều vấn đề bắt đầu xuất hiện và tạo tầm ảnh hưởng lớn đến xã
hội.
+ Các sự kiện như vậy thường thuộc những lĩnh vực quan trọng như
kinh tế, chính trị,….
+ VD: Từ sự kiện Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây
dựng thủ đơ và quy hoạch phịng chống lũ đê điều sơng Hồng, sơng Thái
Bình, 1 số vấn đề mà nhà báo có thể phát hiện ra trong quá trình thực
hiện quy hoạch:



-

Hà nội có chấp thuận tư vấn Trung quốc tham gia quy hoạch
Những biến động của bất động sản khi thực hiện quy hoạch chung
thủ đơ,….
• Trên báo Tiền Phong số ra ngày 22/3/2017, 2 nhà báo Tú Anh –
Trường Phong có bài “ Hà Nội chưa chấp thuận tư vấn Trung
Quốc”, 2 nhà báo thông qua trao đổi với Geleximco, 1 trong ba
đơn vị được thành phố Hà Nội chấp thuận đầu tư dự án, đã mời
nhà tư vấn Trung Quốc, đã có đánh giá về việc nhà tư vấn Trung
Quốc được mời và tác động đến với dự án. Đây là một vấn đề
trên 1 góc độ phân tích từ sự kiện lớn: quy hoạch chung thủ đơ.
Ở đây qua phân tích vấn đề nhà báo muốn cơng chúng, cơ quan
liên quan thấy rõ về điểm nhà tư vấn Trung quốc có “sự tương
đồng” để tạo nên 1 quy hoạch tốt cho thủ đơ. Đồng thời phân
tích về 1 vài quan điểm( hình ảnh trong bài báo)


Nhà tư vấn Trung Quốc tạo sự e ngại về tính khả thi và chất lượng,
tiến độ làm việc



Như vậy, sự kiện và vấn đề là 2 yếu tố không thể tách rời, 2 yếu
tố bổ sung, tác động đến nhau để qua đó nhà báo có thể có
những lựa chọn, phân tích cụ thể sự kiện, vấn đề đó để tạo nên 1
tác phẩm báo chí hay, có chất lượng.

C: Những ví dụ trong báo chí hiện nay cho thấy mối quan hệ song hành,
gắn kết giữa sự kiện và vấn đề

1.

Vấn đề thực phẩm bẩn trong tác phẩm báo chí “ Nói khơng với
thực phẩm bẩn” của Trung tâm tin tức VTV24

+ Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành mối nguy hại, mối lo lớn đối với
người dân Việt Nam. Các sự kiện về việc phát hiện thực phẩm bẩn, chế
biến thực phẩm bẩn gần đây mà người dân, báo chí, cơ quan cơng an


phát hiện đang ngày một cho thấy vấn đề thực phẩm bẩn có tác động lớn
như thế nào đến xã hội.
+ 1 số sự kiện nổi bật về thực phẩm bẩn được VTV24 phát sóng.
-

-

-

Chun mục “ nói khơng với thực phẩm bẩn” ngày 10/1/2017, nói
về việc các hộ dân ở Văn Lâm, Hưng Yên sơ chế, sản xuất bóng bì,
bì lợn làm thực phẩm. Một số hộ dân sử dụng chất oxi già được sử
dụng trong sản xuất giấy để tẩy trắng bóng bì. Khi chất ấy tồn dư
trong bóng bì có thể gây ra viêm liêm mạc, dạ dày, vấn đề hơ hấp
của người sử dụng
Chun mục “nói khơng với thực phẩm bẩn” ngày 23/1/2017, nói
về quy trình sản xuất miến thủ cơng ở Ngun Bình, Cao Bằng.
Sản xuất miến ở đây cịn thủ cơng, sản lượng thấp và chưa có
thương hiệu, nên mặc dù được đảm bảo là an tồn nhưng các sản
phẩm đều khơng được biết đến rộng rãi.

Chun mục “ nói khơng với thực phẩm bẩn” ngày 7/3/2017, nói
về câu chuyện phụ gia thực phẩm, nếu khơng hiểu biết về nó, sử
dụng với liều lượng quá mức thì ảnh hưởng đến sức khỏe con
người là rất lớn

+ Như vậy, thông qua rất nhiều sự việc, sự kiện như phát hiện chất cấm,
quy trình sản xuất mất vệ sinh, sử dụng thực phẩm ơi thiu thì vấn đề
thực phẩm bẩn được phản ánh 1 cách chân thực nhất qua nhiều khía
cạnh: cảnh báo về việc sử dụng các loại sản phẩm như thế nào; khuyến
cáo sử dụng sản phẩm như thế nào; cách thức giải quyết của các cơ quan
chức năng.


Vấn đề có thể được tạo nên, sâu chuỗi từ nhiều sự kiện nổi bật
được nhà báo lựa chọn và phân tích. Sự kiện đem đến cho công
chúng thông tin: thông tin, hiểu biết về thực phẩm bẩn, quy trình
thiếu vệ sinh; khi được nhà báo tổng hợp lại, phân tích dựa trên
những đánh giá có chuyên môn từ cơ quan y tế, cơ quan môi
trường, vấn đề thực phẩm bẩn được phơi bày, tác động mạnh đến
nhận thức của người dân về lựa chọn và sử dụng thực phẩm. Ngoài


2.

ra, nhà báo còn đặt ra các vấn đề về ý thức của con người, trách
nhiệm của các cơ quan chức năng và phân tích đưa ra hướng giải
quyết.
Sự kiện cái chết của Kim Jong Nam và những vấn đề xoay quanh
vụ việc.


+ Ngày 13/2/2017, một người đàn ông mang hộ chiếu ngoại giao của
Triều tiên tên là Kim Chol đã bị sát hại tại sân bay ở Kuala Lumpur.
Theo Malaysia thì người đàn ơng này là Kim Jong Nam, người anh em
cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, cịn về phía
Triều Tiên thì bác bỏ thông tin này. Đây được xem là 1 sự kiện có tầm
ảnh hưởng lớn tới ngoại giao, an ninh khu vực mà các bên liên quan có
cả Triều Tiên, Malaysia, Hàn Quốc và Việt Nam.
+ Một số vấn đề mà có thể xảy ra từ vụ việc trên.
-

-

-

Ngày 16/3/2017, Vnexpress đăng bài “ Triều tiên nói vụ ám sát
Kim Jong Nam là mưu đồ lật đổ của Hàn- Mĩ”. Báo chí đã nhanh
chóng đề cập đến vấn đề an ninh đứng sau vụ sát hại. Mà đó là
những cao buộc lẫn nhau giữa triều tiên và Hàn Quốc và Mĩ khi
quan hệ giữa triều Tiên với Hàn-Mĩ có nhiều bất ổn, chống đối
nhau.
Liên quan đến nghi phạm Đoàn Thị Hương, báo chí có đăng bài về
vấn đề: “ Đồn Thị Hương có thể bị nghi phạm Triều Tiên dụ dỗ”.
Vấn đề này có liên quan đến quyết định của tòa án đến nghi phạm
người Việt Nam
Ngày 27/2, BBC tiếng Việt đã đặt ra câu hỏi về vấn đề: “ Ai có thể
đứng sau vụ ám sát Kim Jong Nam”. Theo BBC tiếng Việt nhận
định, vụ án có liên quan đến nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Bộ tư
lệnh cảnh vệ Bắc Hàn.

+ Như vậy, chỉ thông qua 1 sự kiện là cái chết của một người Triều Tiên

là Kim Chol mà đã có rất nhiều vấn đề liên quan đến vụ việc. Những vấn
đề liên quan đến quan hệ chính trị phức tạp của Triều Tiên, giữa Triều
Tiên với Hàn Quốc chính là nguyên nhân mâu thuẫn trong vụ sát hại.




3.

1 sự kiện dưới nhiều góc độ khác nhau có thể nảy sinh nhiều vấn
đề, những vấn đề có thể xảy ra, tác động đến xã hội như thế nào
chính là qua cách định hướng của nhà báo. Cách nhìn nhận đưa ra
các vấn đề của nhà báo phải thực sự khách quan
Đưa ra 1 sự kiện quan trọng nhất, thơng qua nghiệp vụ báo chí,
thu thập thơng tin từ các cơ quan chức năng, các bên liên quan để
phản ánh vấn đề. Báo Tiền Phong số ra ngày 22/3/2017 có cách thể
hiện như vậy

+ Trong tác phẩm: “ Lộ dấu hiệu thao túng của nhóm lợi ích” nhà báo
Sỹ Lục đã dựa trên các thông tin từ sự kiện “ Thanh tra bộ Giao thông
vận tải đưa ra kết luận về việc tận thu cát từ doanh nghiệp tư nhân”
với những con số “ 71 dự án nạo vét tận thu thì có 47 dự án có vị trí
do nhà đầu tư tự đề xuất ngoài doanh mục được phê duyệt”; nhà báo
phân tích ngun nhân do từ cơng tác quản lí, phân cơng khơng được
cơng khai, cơng tác giám sát có rất nhiều tiêu cực. Từ những thơng tin
ấy, nhà báo Sỹ Lục đã phân tích, đưa ra khẳng định về vấn đề nhóm
lợi ích đã thao túng, tận thu nguồn cát.


Bằng việc lựa chọn sự kiện cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, qua góc

nhìn về mặt tiêu cực và những bằng chứng đưa ra, nhà báo đã định
hướng công chúng biết về những tiêu cực về việc khai thác, quản lí
cát.

+Trong tác phẩm: “ Khơng ai chịu trách nhiệm về cảng cá lậu” nhà
báo Hoàng Nam nhận định và đưa ra những dẫn chứng về các cơ
quan liên quan về cảng cá ở Hòn La, Quảng Bình là Trạm biên phịng
Hịn La, BQL khu kinh tế Hịn La và UBND huyện Quảng Trạch đều
khơng đưa ra trách nhiệm của mình về những sai phạm ở cảng cá lậu
do Tưởng Văn Thịnh xây dựng trái phép. Sự kiện quan trọng ở đây
chính là việc ngày 20/3, dù đã có biên bản hiện trường xác định của
UBND huyện Quảng Trạch “ Khơng có hoạt động kinh doanh, bn
bán tại cảng” nhưng thực tế phát hiện có 4 tàu cá cập cảng .




Như vậy sự kiện đóng vai trị căn bản trong việc nhà báo có thể
phân tích, phát hiện ra vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau.

+ Đối với báo Tiền Phong, việc lựa chọn sự kiện, đánh giá vấn đề
được dựa trên tiêu chí sự kiện căn bản, cốt lõi nhất. Sự kiện và vấn đề
song hành với nhau, làm nổi bật nội dung của tác phẩm của báo chí
và đóng vai trị trong việc định hướng, giám sát và phản biện xã hội.


Mỗi cơ quan báo chí có những tiêu chí đánh giá, lựa chọn sự kiện
vấn đề khác nhau theo mục đích tác động đến cơng chúng. Song
trên hết, sự kiện và vấn đề đều đóng vai trị định hướng nội dung,
thơng tin đến nhận thức của độc giả. Sự kiện miêu tả lớp vỏ bên

ngoài, để phát hiện và giải quyết vấn đề thì nhà báo cần phải có
năng lực nắm bắt tổng thể, nhìn nhận thấu đáo mới có thể làm sáng
tỏ vấn đề đó.

D: Kết luận
Sự kiện và vấn đề là 2 yếu tố song hành, gắn kết với nhau để tạo nên
nội dung cho tác phẩm báo chí. Mỗi sự kiện báo chí đều được lựa
chọn kĩ càng, cụ thể, không chỉ mang tính thời sự, đem nhiều thơng
tin đến cơng chúng mà sự kiện còn giúp nhà báo phát hiện vấn đề và
tạo tác động lớn đến nhận thức xã hội. Và khi phát hiện được vấn đề,
nhà báo phải dùng mọi kinh nghiệm phân tích, đánh giá để làm rõ bản
chất bên trong của vấn đề, như vậy có thể định hướng nhận thức cho
công chúng, tạo tác động lớn đến xã hội.



×