Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỦ PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.91 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CHỦ ĐỀ
TRÌNH BÀY MỘT SỐ THỦ PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU
CẢM CỦA NGƠN NGỮ BÁO CHÍ. LẤY VÍ DỤ MINH HỌA CỤ THỂ

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 01 NĂM 2022


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn............................................................................................................4
5. Kết cấu của tiểu luận......................................................................................................................4
II. NỘI DUNG.................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỦ PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGƠN NGỮ BÁO CHÍ....................................................5
1.1 Vai trị, tác dụng của các các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngơn ngữ báo chí........5
1.2 Một số thủ pháp nhằm nhằm tạo giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí..............................6
1.2.1 Sử dụng từ ngữ hội thoại.....................................................................................................6
1.2.2 Sử dụng từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài.......................................................................7
1.2.3 Sử dụng từ ngữ địa phương.................................................................................................8
1.2.4 Sử dụng chất liệu văn học – nghệ thuật...............................................................................9
1.2.5 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn.............................................................................9
1.2.6 Sử dụng cách chơi chữ.......................................................................................................10
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
HỒ CHÍ MINH..............................................................................................................................11


2.1 Sử dụng nhuần nhuyễn khẩu ngữ, từ ngữ hội thoại................................................................11
2.2 Sử dụng cẩn trọng từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.......................................................11
2.3 Sáng tạo và sử dụng hiệu quả thuật ngữ..................................................................................12
2.4 Sử dụng hiệu quả phương ngữ..................................................................................................13
2.5 Vận dụng khéo léo yếu tố văn học............................................................................................13
2.6 Sử dụng linh hoạt và hữu hiệu hình thức chơi chữ..................................................................14
III. KẾT LUẬN.............................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................16


3

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Báo chí là sản phẩm tinh thần con người, nó cung cấp thơng tin cho công
chúng một cách nhanh nhất và giúp công chúng hiểu rõ hơn về những gì đang diễn
ra trong cuộc sống. Báo chí lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh nhằm
mang đến cho công chúng bức tranh toàn cảnh, đúng đắn về mọi sự kiện, hiện
tượng liên quan đến đời sống, góp phần định hướng, hoạt động và nhận thức của
cơng chúng báo chí. Báo chí là phương tiện cần thiết giúp ích cho xã hội trong thời
đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Khi đất nước bước vào hội nhập thế giới
thì ngơn ngữ truyền thơng cũng có phần nào bị ảnh hưởng. Nhưng nếu người viết
chỉ sử dụng những từ ngữ, lối diễn đạt rập khn trong ngơn ngữ báo chí để phản
ánh các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thì thơng tin chắc chắn sẽ khơ khan, đơn điệu,
thậm chí gây nhàm chán cho người đọc. Để khắc phục những nhược điểm này, các
nhà báo đã sử dụng nhiều thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm làm cho thơng
tin trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ đọc, dễ tiếp thu. Để góp phần hiểu sâu hơn về
việc sử dụng ngơn ngữ trên báo chí, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ trên báo in ở
Việt Nam hiện nay, tôi đã thực hiện một bài tiểu luận về “ Một số thủ pháp nhằm
tăng cường tính biểu cảm của ngơn ngữ báo chí” thơng qua khảo sát việc sử dụng

tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí của Hồ Chí Minh từ 1945-1969, được xuất
bản trên các tờ báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc (CQ), Nhân Dân (ND).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tiểu luận là thơng qua việc khảo sát tình hình sử dụng tính biểu
cảm trong ngơn ngữ của Hồ Chí Minh trên các báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc (CQ),
Nhân Dân (ND) về chất lượng, tác dụng của ngôn ngữ biểu cảm trong báo chí, qua
đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận nhằm nâng cao chất lượng của
ngôn ngữ được sử dụng trong bài báo, đặc biệt là đối với cơ quan báo chí được khảo
sát trong bài này là báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc (CQ), Nhân Dân (ND).
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành khảo sát thực tế tại báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc (CQ), Nhân Dân
(ND), đánh giá cách sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, số lượng sử dụng trong mỗi tờ


4

báo cũng như cách thức sử dụng từ đó rút ra được những ưu điểm hạn chế của việc
sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong tờ báo được khảo sát.
Nghiên cứu tài liệu, khảo sát, tìm kiếm trong các tờ báo của Hồ Chí Minh từ
1945-1969 để đánh giá được tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong tờ báo, từ đó có
thể thấy được ý nghĩa cũng như vai trị của ngơn ngữ biểu cảm trong việc thể hiện
thông tin sự kiện trên báo in và đặc biệt là với báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc (CQ),
Nhân Dân (ND),
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí của Hồ Chí Minh từ 1945-1969, đăng
trên các báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc (CQ), Nhân Dân (ND).
Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay đề tài này đã được một số tiểu luận, luận án đưa ra bàn bạc và làm

rõ. Tuy nhiên đa phần là nghiên cứu, đi sâu vào ngôn ngữ trên báo chí nói chung
chứ ít có tiểu luận nào đề cập đến và nghiên cứu sâu vào vấn đề tính biểu cảm trong
ngơn ngữ báo chí nói riêng. Bên cạnh đó các tiểu luận, đề án bàn bạc về vấn đề này
vẫn còn nặng về phần lý thuyết chứ chưa có những khảo sát thực tế. Và trong bài
tiểu luận này, tôi sẽ đưa ra những thủ pháp cùng những ví dụ tiêu biểu thể hiện đặc
trưng của tính biểu cảm trong ngôn ngữ trên báo in mà đặc biệt là trong tờ báo được
khảo sát là báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc (CQ), Nhân Dân (ND).
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Khảo sát về ngơn ngữ mang tính biểu cảm trong báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc
(CQ), Nhân Dân (ND), để từ đó rút ra ý nghĩa và cách sử dụng ngơn ngữ trên báo
in. Bên cạnh đó đưa ra một số những kiến thức lý thuyết cơ bản về tính biểu cảm
của ngơn ngữ báo chí. Bài tiểu luận cũng đưa ra được một số thủ pháp tăng cường
tính biểu cảm cũng như những đóng góp trong việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm
trong việc truyền tải thơng tin trên báo chí.
5. Kết cấu của tiểu luận
Gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết khái quát về các thủ pháp nhằm tăng cường tính
biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí.


5

Chương 2: Kết quả khảo sát tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí Hồ Chí
Minh.
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỦ PHÁP
NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGƠN NGỮ BÁO
CHÍ
1.1 Vai trị, tác dụng của các các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngơn
ngữ báo chí

Macxin Gorki nói: “Khơng có mặt trời khơng có hoa nở, khơng có bà mẹ
khơng có anh hùng” khẳng định trong ngơn ngữ nói chung và ngơn ngữ báo chí nói
riêng việc khơng dùng các thủ pháp để tạo giá trị biểu cảm là đã làm mất đi một nữa
thông tin, một nữa sự thành công (trừ một số dạng không thể sử dụng đặc điểm này
do tính chất, thể loại của nó quy định) bởi báo chí có nhiệm vụ phải truyền tải thơng
tin nhanh chóng, cập nhật khơng chỉ đến cái đầu của cơng chúng mà cịn đến cả trái
tim của cơng chúng.
Vai trị
Thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho ngơn ngữ báo chí là phương tiện truyền tải
thơng tin đến độc giả một cách hữu hiệu. Không thể thay thế phương tiện này bằng
bất kỳ phương tiện nào khác, vì khơng có gì có thể so sánh được. Với tính chất dễ
sử dụng, đa nghĩa và giàu thông tin (thủ pháp biểu cảm), giúp người đọc dễ dàng có
thêm kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ.
Tạo điều kiện cho các báo cáo viên có kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng
ngơn ngữ.
Do có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên các thủ pháp tạo giá trị biểu cảm là
người bạn đồng hành khơng thể thiếu của ngơn ngữ báo chí, các thủ pháp biểu cảm
làm tăng giá trị và tầm quan trọng của ngơn ngữ báo chí, cịn ngơn ngữ báo chí tạo
điều kiện cho các thủ pháp này có “cơ hội” xuất hiện và giúp hình thành các phong
cách viết khác nhau.
Tác dụng
Tạo sự đa dạng, phong phú, sinh động và hấp dẫn trong cách trình bày nội
dung tác phẩm báo chí. Tạo nên tính biểu cảm, súc tích, tính năng động và chiều sâu


6

của tác phẩm báo chí, tăng sức thu hút người đọc, đánh thức niềm đam mê báo chí
của tác giả, phát triển các giải pháp tốt hơn cho việc sử dụng ngơn ngữ báo chí nói
riêng và ngơn ngữ báo chí nói chung.

Tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ,
lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn
hay ít nhất cũng gây được ấn tượng đối với độc giả.
Ví dụ:
"Sơng Tơ mà khơng lịch". (Văn hố, 17/5/1999 ).
Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí là vơ cùng phong phú và
đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự vay mượn
các hình ảnh, từ ngữ, diễn đạt từ tác phẩm văn học nghệ thuật là cách chơi chữ, câu
nói lái, ẩn dụ, ... hoặc đơn giản là thể hiện một nhận định cá nhân.
Nếu ngơn ngữ báo chí khơng có tính biểu cảm, những thơng tin khơ khan mà
nó chuyển tải khó có thể được cơng chúng tiếp nhận như mong muốn, vì chúng
mới chỉ tác động vào lý trí của họ. Chính tính biểu cảm vốn là hiện thân
của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố tác động mạnh mẽ tới tâm hồn của người
nghe, người đọc, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm xúc nhất định, để
rồi từ đó thực hiện những hành động mà người viết vẫn chờ đợi.
1.2 Một số thủ pháp nhằm nhằm tạo giá trị biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí
1.2.1 Sử dụng từ ngữ hội thoại
Từ " hội thoại" ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là nó khơng chỉ bao hàm
các từ thuộc vốn từ vựng của ngơn ngữ văn hố được dùng đặc biệt trong lời nói
miệng, trong sinh hoạt hàng ngày, mà cịn gồm cả một số từ thơng tục và từ lóng, vì
những từ thuộc hai loại sau này cũng chỉ được chuyên dùng trong khẩu ngữ.
Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là hội thoại hố ngơn ngữ báo chí để
nó đơn giản hơn, gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày. Chính vì thế, từ ngữ (và
thậm chí cả cú pháp) của ngơn ngữ hội thoại được dùng để tăng cường tính biểu
cảm trong các bài viết ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hội thoại hố
ngơn ngữ báo chí khơng có nghĩa là chúng ta được phép bê nguyên xi ngôn ngữ đời
thường với tất cả cái dáng vẻ thơ ráp, xù xì, gai góc của nó vào trong tác phẩm báo
chí. Vì dù thế nào đi chăng nữa, ngôn ngữ trên trang báo phải là một thứ ngôn ngữ



7

đã được gọt giũa, được trải qua sự nhào nặn của tác giả và phải đạt tới một sự chuẩn
mực nhất định về văn hố. Vì thế, tình trạng lạm dụng quá mức các từ ngữ thuộc
tiếng lóng hay các từ ngữ thô tục đang diễn ra ở một số nhà báo và ở một số tờ báo (
nhất là các tờ báo dành cho thiếu niên nhi đồng là rất đáng lo ngại, cần được quan
tâm đúng mức và khơng chậm trễ.
Ví dụ:
Bằng cấp đầy người, anh vẫn chỉ là một nhân viên quèn (Hà Nội mới, chủ
nhật, 22/11/1998).
Đã qua ngày rằm mà nhiều cơng sở vẫn cịn vắng hoe. Điện thoại réo mệt nghỉ
vẫn khơng có ai trả lời (Nhà báo và cơng luận số 10/1998)
Vịng đấu thứ 17 là một vòng đấu bốc mùi nhất kể từ đầu giải (lao động,
25/5/2001)
Thực tế thì Tú chẳng cịn xu gỉ nào để mà góp vốn (An ninh thế giới,
6/3/1998)
Tơi vội nháy anh bạn đồng nghiệp uống một hơi hết li cà phê đen, hấp tấp nổ
máy, dông thẳng (Lao động, 4/3/1998)
1.2.2 Sử dụng từ ngữ vay mượn tiếng nước ngồi
Những từ ngữ vay mượn từ các ngơn ngữ Ấn – Âu có thể được giữ nguyên
dạng hay phiên âm.
Các từ Hán Việt được dùng quá phổ cập và đã trở thành một bộ phận không
thể thiếu của tiếng Việt. Song khơng vì thế mà người ta khơng nhận thấy khả năng
tăng cường tính biểu cảm của chúng. Việc sử dụng các từ ngữ vay mượn từ tiếng
nước ngoài cần có chừng mực để tránh gây phản cảm cho người đọc, vì sự xuất hiện
q nhiều các từ khơng thuần Việt trong một văn bản báo chí khơng chỉ làm cho
ngơn ngữ của nó có vẻ khơng trong sáng mà còn tạo ấn tượng rằng người viết muốn
"khoe chữ". Bên cạnh đó, những từ ngữ được lựa chọn phải có những ưu thế thật sự
nổi trội so với các từ hoặc những cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt (chẳng
hạn như diễn đạt khái niệm rõ ràng, đầy đủ, chính xác hơn, hoặc có vỏ âm thanh

nghe gợi cảm hơn) và đồng thời phải tương đối quen thuộc đối với công chúng (tức
được dùng thường xuyên trong giao tiếp) để khơng gây cản trở gì đáng kể cho q
trình nhận thức của độc giả.


8

Ví dụ:
Hơn một chút… họ sẽ là “speaker” (Văn hóa, 18/1/1998)
Tơi thấy khơng ít người giản dị mang những bộ đồ rất đẹp nhưng quả thực đó
khơng phải là cái modern hiện đại mà là một nét rất riêng, cái đẹp của một phong
cách giản dị (Văn hóa, tết 1999)
Ơng ta không làm cho một tờ báo cụ thể nào mà chỉ hợp tác làm những chuyên
san về đời tư các nghệ sĩ, thậm chí cịn bới móc hay lăng xê vơ tội vạ cho một ai đó
với mục đích chỉ là để có tiền (Tiền phong, 21/5/2002)
Tơi vốn khơng thích táo nhưng thấy táo ngon mua vài quả dùng làm đét xe cho
bữa cơm chiều (Lao động, Xuân 1998)
Quý hồ tinh bất q hồ đa (Văn hóa, 25/2/1998)
Về phía chủ quan, cũng nên thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, bất cập của
ta trong lĩnh vực này (Tuổi trẻ thủ đô, số 6, 1998)
1.2.3 Sử dụng từ ngữ địa phương
Các từ ngữ địa phương luôn mang đậm dấu ấn riêng về lời ăn tiếng nói của
một cộng đồng người gắn liền với một vùng đất, vì thế chúng làm cho câu văn có
sắc thái mới lạ, đơi khi khá giàu sức gợi. Các từ ngữ địa phương có thể gặp trong
ngôn ngữ của tác giả cũng như trong ngôn ngữ nhân vật. Dễ dàng nhận thấy là trong
ngôn ngữ nhân vật, từ ngữ địa phương xuất hiện một cách tự nhiên như là sự phản
ảnh chân xác lời ăn tiếng nói của họ, vì thế tính biểu cảm của chúng có vẻ như
khơng được cao bằng so với các từ ngữ địa phương được chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi
phương diện trong ngơn ngữ tác giả.
Ví dụ:

Ước mong sao đến đâu ta cũng gặp những cái chạnh (xóm, tiếng Nghệ An)
như ở Liên Trì, bắt gặp những con người từ chạnh ra đi (Lao động, 4/4/2002)
Huế ơi, biết về mơ bây chừ ? (Gia đình, số 5/2000)
Bà Ngơ Thị Của – 67 tuổi, hội trưởng hội phụ nữ - cố giấu sự xấu hổ: “Đúng
là có chuyện đó thiệt, cũng là do đời sống mà ra cả. Nói mơ xa, chỉ nhìn sang mấy
làng bên tê núi là đêm nằm tủi thân muốn khóc hết nước mắt” (Lao động,
20/3/2003)


9

1.2.4 Sử dụng chất liệu văn học – nghệ thuật
Vay mượn tiêu đề, cốt truyện, hình ảnh hay từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác
phẩm văn học – nghệ thuật. Thực hiện sự vay mượn các chất liệu văn học – nghệ
thuật có tính điển hình, nổi tiếng, phổ biến rộng rãi; tránh dùng các điển tích từ các
tác phẩm khơng phổ biến.
Ví dụ:
Cảng Sài Gịn: đâu là gót chân A-sin ? (Tuổi trẻ, 27/5/2001)
Bản quyền âm nhạc: cuộc chiến của chàng Donkihote chống lại cối xay gió
(Gia đình và xã hội, số 34, 2002)
Ngày 15/5 Leverkusen sẽ chơi trận chung kết tranh cúp Đức với Schaltre 04
trước khi gặp real madrid trong trận cúp C1. Không biết câu lạc bộ này thi đấu ra
sao. Cầu chúc cho ước mơ ban đầu của họ không trở thành “Miếng da lừa” (Tiền
Phong, 12/5/2012)
Buồn vui cũng một hội này chùa Hương (Hà Nội mới, 21/2/1998)
Nghề chơi cũng lắm công phu (Đầu tư, 9/3/1998)
Điều lệ bảo hiểm có những quy định theo kiểu sống chết mặc bay (Gia đình và
xã hội, số 68/2001)
1.2.5 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn
Các phương tiện ngơn ngữ này thường có ý nghĩa rõ ràng, dễ hiểu, lại xuất

hiện với tần số cao trong hoạt động giao tiếp thường ngày. Qua khảo sát cho thấy,
việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ đang là thủ pháp tăng cường giá trị biểu cảm được
ưa dùng nhất hiện nay trên nhiều tờ báo.
Ví dụ:
Giận cá chém thớt (Lao động, 14/5/2001)
Nhất cận thị, nhị cận giang (Nhân dân, tháng 5/1998)
Cái nết đánh chết không chừa (Thanh niên, 15/3/1998)
Làm vua chơi lan, làm quan chơi trà (Tuổi trẻ, 22/1/2001)
Đầu xuôi, đuôi chưa lọt (Nhà báo và công luận số 10/1998)
Tên cướp Nguyễn Văn Thi vừa ra tù được vài tháng, mặc dù có sức khỏe
nhưng vẫn khơng chịu lao động kiếm sống một cách lương thiện mà vẫn mắc chứng
ngựa quen đường cũ (Tiền phong, 21/5/2001)


10

Xung quanh vấn đề nhà đất này, cả cán bộ nhà nước và nhân dân đều kêu khổ,
kêu cực vì còn những kẻ cơ hội đục nước béo cò (Tuổi trẻ, 20/1/2002)
Thế đấy, mua danh ba vạn nhưng bán danh chỉ cần năm bảy năm tổ chức lễ
hội không ra gì (Thể thao và văn hóa, số 18/2001)
Hãy nói cho tơi biết bạn u như thế nào, tơi sẽ nói bạn là người ra sao (Thế
giới trẻ số 34/1997)
Có một danh nhân đã nói, đại ý rằng; Hạnh phúc là một thứ nước hoa mà khi
ban phát cho người khác vẫn còn vương lại vài giọt (Thanh niên, 16/10/2000)
1.2.6 Sử dụng cách chơi chữ
Chơi chữ là một thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho ngôn từ khá hiệu quả; nhờ
nó, lời nói của chủ thể phát ngơn trở nên sinh động, hấp dẫn và sâu sắc hơn, để lại
dấu ấn nhất định trong lòng người nghe, người đọc.
Các trường hợp chơi chữ gặp không nhiều trong các tác phẩm báo chí. Vì
so với các thủ pháp tạo giá trị biểu cảm khác, việc chơi chữ khó khăn hơn, địi

hỏi người viết nhiều phải có sự tìm tịi, khám phá công phu hơn. Thực tế khảo
sát cho thấy, trong báo chí cách mạng Việt Nam, người chơi chữ thường
xuyên, hiệu quả và tạo nên hẳn một phong cách riêng, là Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Cịn ở các tác giả khác, việc chơi chữ thường được dùng rất hạn chế, mang
nặng
tính ngẫu hứng.
Ví dụ:
Đại học có phải là.. Học đại?
Những kẻ chỉ đào mà khơng tạo (Văn nghệ trẻ, 13/5/2001)
Hội ít mà thảo nhiều (Văn hóa, 1/3/1998)
Thời oanh đã qua nay tới thời liệt (Thế giới, 25/3/2002)
Những chuyến xe hành…khách (Hà nội mới cuối tuần, 28/5/1995)
Trường thọ đang giảm thọ (Lao động, 14/5/2001)
Hóa đơn đỏ trên thị trường đen (Thanh niên, 19/4/1999)
Sinh nhật – sinh chuyện (Hà nội mới, 22/2/1998)


11

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGƠN
NGỮ BÁO CHÍ HỒ CHÍ MINH
2.1 Sử dụng nhuần nhuyễn khẩu ngữ, từ ngữ hội thoại
“Hội thoại hóa” ngơn ngữ báo chí là một xu hướng được thúc đẩy của báo chí
hiện đại. Những từ ngữ hội thoại vốn chỉ là được dùng trong cuộc sống hàng ngày
như tiếng lóng và một số từ ngữ thông dụng được sử dụng trong tác phẩm báo chí
để đưa báo chí gần gũi hơn với cuộc sống.
Đặc biệt nhiều yếu tố ngôn từ được sử dụng rất hiệu quả mang tính biểu cảm
cao. Những từ lóng trong các tiêu đề bài báo của Bác đã bộc lộ bản chất của những
kẻ xâm lược: Bọn Diệm láo toét (ND, 10/10/1955), Đế quốc Mỹ rúc xuống hầm

(ND, số 3770, 26/7/1964), Quân Mỹ chết nhăn răng, tướng Mỹ nhăn răng cười (ND,
số 4292, 4/1/1966), (Đại) bại tướng vét mỡ lợn đã cút về nước mẹ Hoa Kỳ (ND, số
5175, 13/6/1968)…
Bác Hồ sử dụng các thán từ và các từ ngữ phán đoán trực tiếp khi muốn bộc lộ
thái độ, bộc lộ cảm xúc của mình một cách trực tiếp trước những tình huống, sự
việc trong cuộc sống như: Ơ hơ! Tinh thần Mỹ (ST, 12/1/1952), Quốc hội ta vĩ đại
thật (ND, 10/7/1960)… Ngồi ra, khơng ít lần bác sử dụng các từ tượng thanh mang
tính khẩu ngữ trong tít báo: Uỵch (ND, số 41, 17/1/1952), Ầm (ND, 06/12/1955)
miêu tả sinh động sự sụp đổ thảm hại của Chính quyền Pháp, Đốp! Đốp! (được
dùng 3 lần trong 3 bài báo khác nhau: Cứu Quốc, số 1875, 3/8/1951, ND,
18/12/1953, ND, 1/2/1963) để miêu tả tiếng vả miệng khi Bác dùng lý lẽ để “giáng
một cái tát” vào luận điệu xuyên tạc, mị dân của ngụy quyền, tay sai và giặc ngoại
xâm của thực dân Pháp.
Yếu tố khẩu ngữ được sử dụng hiệu quả đã rút ngắn khoảng cách giữa người
viết là một lãnh tụ với quần chúng nhân dân, khơi dậy trí tị mị, tạo sự phấn chấn
tinh thần cho người đọc nhờ nụ cười hóm hỉnh và ánh mắt châm biếm sâu sắc của
người viết.
2.2 Sử dụng cẩn trọng từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài
Bác luôn phê phán hiện tượng sử dụng quá nhiều tiếng nước ngồi trên báo chí
nước ta. Bác chủ trương chỉ dùng những từ mượn của tiếng Anh, Pháp và Hán-Việt
khi tiếng Việt khơng có gì thay thế tốt hơn. Vì vậy, từ ngữ nước ngoài trong tác


12

phẩm báo chí của Bác ln mang ý nghĩa nghệ thuật và chính trị rõ ràng, có giá trị
biểu đạt đặc biệt.
Trong bài báo đăng trên báo Cửu Quốc, số 58, ngày 4-10-1945, Thiếu óc tổ
chức - một khuyết điểm lớn trong các Ủy ban nhân dân, người viết: Cán bộ lao
động chăm chỉ chưa đủ, cần phải biết cách làm việc có phương pháp. Phải cần mà

phải cẩn nữa. Bác Hồ dùng hai từ Hán Việt “cần” và “cẩn” theo lối đồng âm, vừa
để gọi tên đồ vật vừa tạo cảm xúc.
Hay trong bài Taylo rồi chân cũng lo! (ND, số 3764, 20/7/1964), sau khi lên
án đế quốc Mỹ vì phá vỡ hiệp định Geneve, Bác viết: Nghe nói Taylo biết nhiều
tiếng nước ngoài và sẽ học tiếng Việt Nam. O.K. Như thế, ông ta sẽ hiểu rõ và thấm
thía khi nghe ND Việt Nam hơ to “đế quốc Mỹ cút đi!”. Cịn trong bài Mỹ hoạt
động hịa bình giả để mở rộng chiến tranh thật (ND, số 4296, 8/1/1996), sau khi
vạch trần bộ mặt “u chuộng hịa bình” giả tạo của Mỹ và Johnson, Bác (với bút
danh Chiến Sĩ) đã đe doạ: Đế quốc Mỹ xâm lược Nam Việt Nam và “leo thang”
miền Bắc. Chúng tự động cút khỏi VN một cách có thể diện, thì hịa bình trở lại
ngay, cần gì phải đi tìm. Nếu chúng chần chừ khơng tự động cút đi thì ND cả nước
ta đồn kết một lịng, kiên quyết chiến đấu, nhất định sẽ tống cổ chúng đi. Do you
understand, Zoon? Dùng ngôn ngữ của kẻ thù để đả kích kẻ thù, vạch mặt kẻ thù, đe
dọa kẻ thù, từ “O.K” (Được thôi), hay câu hỏi “Do you understand, Zoon? (Có hiểu
khơng, Zơn?) Người dùng mới thật dứt khoát, hào hứng, tự tin, tỏ rõ tâm thế của
người viết cũng như làm lan truyền mạnh mẽ tâm thế quyết chiến ấy đến toàn dân
tộc.
2.3 Sáng tạo và sử dụng hiệu quả thuật ngữ
Bản thân các thuật ngữ là những từ ngữ trung tính, khơng có sắc thái biểu cảm.
Tuy nhiên, chính trong các bài báo của Bác, lần đầu tiên xuất hiện nhiều thuật ngữ,
do chính Người đặt ra để biểu thị tên gọi của các đồ vật, hiện tượng, sự việc trong
đời sống nhằm mục đích tuyên truyền cho sự nghiệp cách mạng được quần chúng
nhân dân chấp nhận và sử dụng làm tiếng nói hàng ngày.
Từ những bài báo của Bác, chúng ta đã xác định rõ ràng và chính xác những từ
ngữ mà Chánh mật thám Pháp - Louis Marty gọi là “ngữ vựng cộng sản mới”: dân
vận, phê bình và tự phê bình, giặc đói, giặc dốt, tết trồng cây, trồng người, quỹ đen,


13


quỹ trắng, bệnh máy móc, bệnh quan liêu… Ngay cả với những thuật ngữ tưởng
như quá quen thuộc với chúng ta, nhưng như nhà báo Thép Mới đã ghi nhận "“Bác
là người đầu tiên nhào nặn ngôn ngữ Việt Nam hiện đại mà chúng ta ngày nay vận
dụng”, “những từ ngữ như vật chất, tinh thần, tuyên truyền, tổ chức, phản cách
mệnh, hoạt đầu, bãi công, bạo động, dân chủ, tập trung, đảng, chi bộ, tổ trưởng,
đồng chí, tổ chức ngang, tổ chức dọc, kinh tế, hợp tác xã mua bán, tiền vốn, lưu
thơng, tín dụng, tư bản… đều đã vận dụng trong sách Đường kách mệnh và báo
Thanh Niên” [2, 95]. Bác đã có cơng lao vơ cùng to lớn trong việc tìm tịi, trau dồi
và gìn giữ ngơn ngữ Tiếng Việt của dân tộc.
2.4 Sử dụng hiệu quả phương ngữ
Để nhân dân cảm thấp gần gũi hơn với vấn đề tuyên truyền, Bác đã sử dụng
nhiều phương ngữ trong các bài viết của mình.
Trong bài Dinh Tê (NĐ số 46, 21/2/1952), Bác dùng từ dinh tê để chỉ những
người “kém lòng tin tưởng vào lực lượng tất thắng của dân tộc”, “kém lòng tin
tưởng vào sức chịu đựng của mình”. Dinh tê vốn bắt nguồn từ hai chữ “renter,”
dùng để chỉ sự từ bỏ vùng kháng chiến trở vào thành phố bị tạm chiếm. Bác Hồ đã
lí giải dưới góc nhìn của người làm cách mạng, chỉ ra nguyên nhân, tình trạng hiện
tại và tương lai của những người "dinh tê" để cảnh tỉnh, khuyên họ đi theo kháng
chiến, tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cách mạng.
Trong bài Lễ cưới (Bút danh Chiến sĩ), sau khi kể câu chuyện về một lễ cưới
xa hoa ở Phú Thọ, Bác Hồ đã đặt câu hỏi bằng câu thơ sau: “Cơ cán bộ, cậu sinh
viên/ Xa hoa lãng phí, khơng phiền lịng ru?”. Ru là phương ngữ của một số địa
phương vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khi hỏi “không phiền lịng ư?”, “khơng phiền
lịng sao?”, “khơng phiền lịng chăng?"...câu thơ đã mất hẳn sự đôn hậu của Bác.
Lời phê phán nhẹn nhàng và nụ cười hài hước, đồng thời nhờ từ để hỏi "ru" mà
người dân đồng bằng Bắc Bộ rất thích, họ sẽ nhớ và thuộc lịng ngay. Những bài thơ
của Bác Hồ để truyền tụng và nói về sự cần kiệm, tránh lãng phí trong tổ chức đám
cưới trong hoàn cảnh kháng chiến.
2.5 Vận dụng khéo léo yếu tố văn học
Trong các bài báo của mình, Bác Hồ khơng chỉ sử dụng có hiệu quả chất liệu

văn học, nhất là văn học dân gian, mà còn sáng tác văn học phục vụ mục đích tuyên


14

truyền. Thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao hiện đại được Bác Hồ biến tấu, vận dụng rất
linh hoạt, sáng tạo xen kẽ với các bài báo đã in đậm trong tâm trí quần chúng nhân
dân và được lưu truyền mãi.
Về việc sử dụng chất liệu văn học, chất liệu văn học mà Bác sử dụng trên báo
chí từ năm 1945 đến năm 1969 chủ yếu là văn học dân gian do ảnh hưởng mạnh mẽ
của tư tưởng tuyên truyền phải phù hợp với đối tượng được quần chúng nhân dân
biết đến. Tục ngữ dân gian, tục ngữ, câu đối, bài đồng dao không chỉ sử dụng
nguyên dạng mà thường xuyên được Bác sáng tạo, bổ sung, loại bỏ, thay thế để có
diện mạo mới, tạo ra những thú vị bất ngờ, hiệu quả tuyên truyền, chỉ trích mạnh
mẽ.
Bác thường đưa những câu thơ ngắn gọn, có vần điệu vào bài viết của mình để
người đọc dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo. Có thể nói đây là chất thơ trong ngơn ngữ
báo chí của Bác.
Có bài người sử dụng đến 3 - 4 câu thơ, mỗi câu đều được dẫn dắt súc tích,
mạch lạc và logic, biểu cảm rõ ràng. Chẳng hạn, Bác kể hai câu chuyện đọc được
trên báo trong bài Lễ cưới. Câu chuyện đầu tiên là về cặp đơi Hảo - Thắng tạm hỗn
đám cưới để tham gia kháng chiến. Bác khen: "Thật là: Việc công trước, việc tư sau/
Chữ duyên càng đượm, càng sâu chữ tình". Câu chuyện thứ hai kể về đám cưới tốn
kém của chị Th và anh B. Người trách móc bằng hai câu thơ: "Xin hỏi: Cô cán bộ,
cậu sinh viên/ Xa hoa lãng phí, khơng phiền lịng ru?".
Có thể kể đến rất nhiều bài báo được Bác tô điểm bằng những câu thơ hay là
những câu ca dao hiện đại như là: Thư gửi binh sĩ thuộc chính quyền miền Nam
(ND, số 3578, 14/1/1964): Trên vì nước, dưới vì nhà/ Một là đắc hiếu, hai là đắc
trung; Trong trần ai, ai cũng ghét ai (ND, số 2498, 20/1/1961): Chẻ hết tre rừng cao,
ghi không hết tội/ Múc hết nước biển cả, rửa không sạch thù; Đế quốc Mỹ rúc

xuống hầm (ND, số 3770, 26/7/1964) ): Lại thêm chứng cớ rõ ràng/ Đồng bào miền
Nam càng đánh càng mạnh và càng thắng to;…
2.6 Sử dụng linh hoạt và hữu hiệu hình thức chơi chữ
Điểm độc đáo trong cách viết của Bác Hồ nói chung và ngơn ngữ báo chí nói
riêng có lẽ là cái nhìn châm biếm, nụ cười hài hước nhưng thâm thúy, được sử dụng


15

đúng lúc, đúng chỗ và đầy ẩn ý, dường như nhiều hơn. Để có được phong cách này,
Bác sử dụng hiệu quả nhất là chơi chữ.
Hình thức này thường được Bác sử dụng trong các tiêu đề bài báo, tạo được
sức biểu đạt cao, khơi dậy trí tị mị và thỏa mãn tâm lý người xem bởi sự gần gũi và
tài tình của tác giả và sức mạnh tuyên truyền, tố cáo nội dung bài báo. Đơi khi đó là
một hình thức chơi chữ gần với âm: Quốc hội tạm thời hay Quốc hội làm thối (ND,
16/12/1954). Đơi khi nó là một cách chơi chữ gần với âm và kết hợp các yếu tố văn
hóa dân gian: Hịa bình kiểu Mỹ tức là binh họa (ND, 29/6/1963), Đại bợm Giônxơn miệng nói hịa bình, tay vung binh hỏa (ND, số 4029, 14/4/1965). Có khi là
chơi chữ đồng âm, đây là hình thức Bác hay dùng nhất: Trong trần ai, ai cũng ghét
ai (ND, số 2498, 20/1/1961). Từ ai thứ ba dùng để ám chỉ Aixenhao (Eisenhower);
Taylo rồi chân cũng lo! (ND, số 3746, 20/7/1964), Mỹ mà phong không thuần, tục
không mỹ (ND, số 2031, 28/10/1959)…
Có rất nhiều thủ pháp khác được sử dụng trong các bài báo của Bác để tăng
tính biểu cảm của ngơn ngữ như: sử dụng số liệu, sử dụng dấu câu, hình thức câu
hỏi, trích dẫn văn bản để phục vụ nội dung bài viết, sử dụng ẩn dụ. .. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ bài viết, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu những thủ pháp tiêu biểu nhất để
làm nên phong cách báo chí Hồ Chí Minh một phong cách báo chí độc đáo, mới mẻ,
hiện đại còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
III. KẾT LUẬN
Gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, ngơn từ giàu hình ảnh in
đậm dấu ấn cá nhân. Cách biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí vơ cùng phong phú và

đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao; hay vay mượn các
hình ảnh, nhân vật, dùng tên các tác phẩm văn học, các bài hát; dùng lối chơi chữ,
nói lái, dùng ẩn dụ; dùng các cách nói chệch chuẩn. Nếu ngơn ngữ báo chí khơng có
tính biểu cảm thì những thơng tin khơ khan khó có thể được công chúng tiếp nhận
như mong muốn; là nhân tố tác động mạnh tới tâm hồn người đọc, người nghe. Có
nhiều nhà báo đã bộc lộ rõ sắc thái cảm xúc của tác giả ngay từ tiêu đề: Góc tối ở
thành phố Cảng; Bông hoa thủ đô giữa núi rừng Tây Bắc; Lặng lẽ quá…liên hoan
phim; Giai điệu buồn của một đêm nhạc trẻ; Đó cũng là một cách sống đẹp…Trong
các phần khác (cả mở đầu, triển khai lẫn kết luận) những câu văn mang sắc thái


16

đánh giá của người viết còn gặp thường xuyên hơn nhất là ở các thể loại như: bình
luận, xã luận, phóng sự, kí.
Nét hiện đại và nét thời gian trong phong cách báo chí Hồ Chí Minh, cũng như
phong cách ngơn ngữ báo chí của Bác vẫn cịn ngun vẹn. Bác đã từng căn dặn các
nhà báo: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng phải học cách nói của quần
chúng mới lọt tai quần chúng”, “Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn
mà lại có duyên, các chú phải học cách kể chuyện của nhân dân " và cách viết phải
phù hợp với đối tượng, luôn là sợi dây trong sự nghiệp báo chí cách mạng của ơng.
Do đó, điều quan trọng là sử dụng ngơn ngữ để đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề được
Người quan tâm đặc biệt.
Qua các bài báo viết bằng tiếng Việt của Bác trên báo Sự Thật (ST), Cứu Quốc
(CQ), Nhân Dân (ND) từ 1945-1969, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các thủ pháp
mà lý luận ngơn ngữ báo chí hiện đại đề cập nhằm tăng tính biểu cảm của ngơn ngữ
báo chí đã được Người sử dụng một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn và hài hòa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo chí & những thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngơn ngữ báo chí Tài liệu, ebook, giáo trình . (2013). Retrieved 11 January 2022, from
/>2. Bùi Khắc Việt, Phong cách ngôn ngữ trong tên các bài báo của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, Tạp chí Ngơn ngữ, số 3.1973.
3. Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế | Tạp
chí Tuyên giáo. Retrieved 11 January 2022, from />4. Hà Minh Đức, Cơ sở lí luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, NXB
ĐH Quốc gia, H, 2000.
5. Hoàng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB LĐ, H,
2003.
6. Hồ Chí Minh tuyển tập, Tập 2, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, H, 2002.


17

7. Nguyễn Sơng Lam, Bình Minh (tuyển chọn), 120 bài báo của chủ tịch Hồ
Chí Minh, NXB Thanh Niên, H, 2010.
8. Tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí Hồ Chí Minh . (2022). Retrieved 11
January 2022, from
/>9. Phan Vĩnh Phúc (Tập thể biên soạn), Giáo trình ngơn ngữ báo chí.



×