Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT LOGISTICS NGÀNH LOGISTICS và QUẢN lí CHUỖI CUNG ỨNG nội DUNG các TRƯỜNG hợp MIỄN NHIỄM TRÁCH NHIỆM KHI VI PHẠM hợp ĐỒNG DỊCH vụ LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.7 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT LOGISTICS
NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG
NỘI DUNG: CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN NHIỄM TRÁCH NHIỆM KHI
VI PHẠM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN NGỌC LAN
Họ và tên sinh viên : VŨ MINH ĐỨC
Mã sinh viên
: 218605109
Lớp
Khóa

: LOGISTIS D2018B
: 2018

Hà Nội, tháng 08/2021

Mục lục


Lời mở đầu....................................................................................................................... 1
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS...............................................................3
1.1 Khái quát chung về Logistics.................................................................................3
1.2 Phân loại dịch vụ Logistics.....................................................................................6
1.3 Vai trò của dịch vụ logistics..................................................................................9
PHẦN 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC
TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH
DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS..................................................................................12


2.1 Quy định pháp luật việt nam về các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm
hợp đồng kinh doanh dịch vụ logistics......................................................................12
2.2 Một số hạn chế về quy định..................................................................................13
PHẦN 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRƯỜNG
HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LOGISTICS...............16
3.1 Những yêu cầu cơ bản..........................................................................................16
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện về các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm
hợp đồng Logistics......................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………21
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐH THỦ
ĐÔ HÀ NỘI:................................................................................................................... 21



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vòng hai thập kỷ qua, nhờ sự phát triển của toàn cầu hoá, các thị trường
trên thế giới ngày càng trở nên nhạy cảm với tốc độ thời gian và sự cạnh tranh giá
cả. Yêu cầu về việc cắt giảm chi phí sản xuất, hay chi phí vận chuyển, và gia tăng
lợi nhuận luôn tạo áp lực cho các nhà quản trị. Hơn thế nữa, câu hỏi làm thế nào
cung cấp được những sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh
đáp ứng thị hiếu ngày càng khắt khe của giới tiêu dùng cũng là một vấn đề luôn
luôn tồn tại và buộc các doanh nghiệp phải đi tìm câu trả lời, nếu muốn duy trì và
phát triển. Đến cuối thập kỷ 70, sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự
ra đời của lý thuyết quản trị học đã đem lại nhiều thành tựu trong sản xuất và kinh
doanh, đồng thời sự xuất hiện của logistics trong thời kỳ này như là “một chìa khố
vàng” giúp doanh nghiệp tìm ra câu trả lời cho vấn đề nan giải đó, Nhờ vào lợi ích
của việc áp dụng logistics, xu hướng ứng dụng, khai thác và phát triển logistics
trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải biển, trở nên phổ biến và
tất yếu. Ở VN, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics nhưng

vẫn chỉ dừng lại ở vai trị là người làm th cho các tập đồn nước ngồi và chiếm
một phần rất nhỏ trong “miếng bánh khơng lồ và đang ngày càng phình to” của thị
trường dịch vụ logistics. Trước bối cảnh VN hội nhập KTQT, mở cửa hoàn toàn thị
trường này theo cam kết gia nhập WTO vào năm 2014, khi mà các cơng ty nước
ngồi có nhiều vốn và kinh nghiệm cũng như cơng nghệ được phép vào đầu tư
thành lập Cơng ty nước ngồi với số vốn 100% nước ngoài tại VN, khi mà các
doanh nghiệp trong nước vẫn còn lúng túng trong hoạt động logistics trọn gói và
non kém trong kinh nghiệm, thì vấn đề đặt ra là Chính phủ VN đã, đang và sẽ xây
dựng hành lang pháp lý như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong nước phát triển toàn diện và đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài. Để giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu về logistics, về cơ chế pháp lý liên
quan là một vấn đề mang tính cấp bách. Và hợp đồng cũng là minh chứng rõ ràng
nhất về sự ràng buộc về pháp lý giữa các doanh nghiệp. Đây cũng là lý do để tôi
chọn đề tài: “Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng kinh doanh
dịch vụ Logistics” làm đề tài bài tập lớn của mình.
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của khố luận là tìm hiểu về các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi
phạm hợp đồng kinh doanh dịch vụ Logistics và những quy định của pháp luật VN
về các trường hợp này, trên cơ sở đó, đánh giá những điểm phù hợp và chưa phù
hợp của pháp luật VN về chúng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp.
1


3. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Do tính chất đa dạng về chủ thể và nội dung của dịch vụ logistics, những vấn đề
mà bài tập cần phải nghiên cứu là rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều chuyên
ngành như kinh tế học, quan trị học, luật kinh tế, v,v... Tuy nhiên, phạm vi nghiên
cứu của khoá luận chỉ giới hạn ở pháp luật điều chỉnh mối quan hệ thương mại hình
thành trong quá trình thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng. Đối
với một số nội dung liên quan khác, bài tập chỉ để cập ở mức độ nhất định, trong

mối quan hệ cần thiết nhằm tạo lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu, tơi đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, dẫn chiếu tới các luật và các nghị định của chính phủ nhằm đạt được yêu
cầu đặt ra đối với khố luận.
4. Bố cục bài tập
Khố luận tốt nghiệp ngồi phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo có kết
cấu gồm 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về logistics.
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật việt nam về các trường hợp miễn
trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng kinh doanh dịch vụ logistics.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trường hợp miễn
trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng logistics.

CHƯƠNG 1
2


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS
1.1 Khái quát chung về logistics
1.1.1 Khái niệm về Logistics
“Logistics” là thuật ngữ mới chỉ được sử dụng trong vài thế kỷ gần đây, nhưng
sự tồn tại của logistics thì đã đồng hành cùng lồi người từ rất lâu kể từ khi con
người biết tích trữ, phân chia, trao đổi, vận chuyển... những vật phẩm mình làm ra.
Khoảng 2700 trước Cơng Ngun, kỹ thuật vận chuyển và xử lý nguyên vật liệu
trong quá trình xây dựng kim tự tháp Ai Cập - Giza – cao 146 mét, nặng 6 triệu tấn
quả là đáng kinh ngạc và chắc chắn phải có những giải pháp logistics hồn hảo mà
chúng ta chưa thể tìm hiểu hết. Như phát minh ra tàu có mái chèo - cơng cụ quan
trọng - giải pháp vận chuyển trong chuỗi hoạt động logistics vào khoảng 300 năm

trước Công Nguyên cũng là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự tồn tại
logistics. Còn nhiều các dấu mốc đánh dấu sự phát triển logistics như: Cơng trình
xây dựng nhà thờ Mezquita, Cordoba, Tây Ban Nha khoảng 700 năm sau Công
Nguyên nổi tiếng với những mái vòm theo kiểu kiến trúc Hồi Giáo và 856 cây cột
làm từ các loại đá quý được chế tác và vận chuyển về từ các nước trên thế giới;
Năm 1500 dịch vụ bưu chính với cam kết giao hàng đúng hạn lần đầu tiên ra đời tại
Châu Âu; Khoảng những năm 1800, động cơ hơi nước và các ứng dụng của nó vào
phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đã mở ra kỷ nguyên phát
triển cho ngành logistics; Phục vụ cho Chiến tranh thế giới lần thứ I và I, nhiều các
giải pháp logistics đã được các bên áp dụng rất hiệu quả trong việc điều binh, vận
chuyển lương thực, khí tài, quân trang, quân phục...
Thập niên 1970 – 1980 các công ty cung cấp dịch vụ logistics ngày càng xuất
hiện nhiều hơn và mơ hình Just-in-time được người Nhật phát kiến; Những năm
1990, thì logistics đã đánh dấu trên thị trường thương mại qua việc ứng dụng các 1
mơ hình QR (Quick Response - đáp ứng nhanh), ECR (Efficient Consumer
Response - đáp ứng người tiêu dùng hiệu năng).
Theo Hội đồng kinh tế xã hội Liên hiệp quốc (ECOSOC), quá trình phát triển
của logistics những năm gần đây được chia thành 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Phân phối vật chất (Physical Distribution): Giai đoạn này bắt
đầu từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX. Vào thời kỳ này người ta quan tâm đến
việc quản lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo hiệu
quả việc giao hàng thành phẩm và bán thành phẩm.... cho khách hàng. Đó là những
hoạt động vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý hàng tồn kho, bao bì,
đóng gói... Những hoạt động này gọi là phân phối vật chất.
3


* Giai đoạn 2: Hệ thống logistics (Logistics System): Diễn ra vào thập niên
1980s và 1990s của thế kỷ XX với điểm nổi bật chính là các cơng ty kết hợp hai
mặt: đầu vào (cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), nhằm tiết kiệm chi

phí, tăng hiệu quả của quá trình này. Sự kết hợp này chính là hệ thống logistics.
* Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): Diễn ra
vào những năm cuối của thế kỷ XX cho tới nay. Khái niệm bao trùm mang tính
chiến lược là quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp - người sản
xuất và khách hàng tiêu dùng sản phẩm cuối cùng với các giá trị gia tăng như tạo
lập và cung cấp các chứng từ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra làm gia tăng giá
trị sản phẩm. Dễ dàng nhận thấy khái niệm này sự coi trọng đối tác, phát triển đối
tác, kết hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với người cung ứng khách
hàng, cũng như những người liên quan tới hệ thống quản lý như các công ty vận tải,
kho bãi và những người cung cấp cơng nghệ thơng tin.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng
căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics khác nhau, tuy
nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:
Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP), khái niệm “logistics” được
giải thích như sau: Logistics được hiểu là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho
nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ
nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.
Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (CLM), nay đổi tên thành Hội đồng
các nhà quản trị chuỗi cung ứng chuyên nghiệp (The Council of Supply Chain
Management Professionals - CSCMP), logistics là một bộ phận của dây chuyền
cung ứng tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt cơng việc chu chuyển,
lưu kho hàng hóa, xử lý thông tin, cùng với các dịch vụ liên quan từ địa điểm xuất
phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của
khách hàng.
Logistics là một quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu
chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thơng tin liên quan từ nơi
xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Đại học Hàng
Hải thế giới - World Maritime University, D, Lambert 1998).
Theo Coyle, Bardi & Langley, logistics là phần quá trình của chuỗi cung ứng
giữ vai trị lập kế hoạch, triển khai và kiểm sốt hiệu quả dịng chảy và việc cất giữ

hàng hóa, dịch vụ và các thơng tin liên quan từ điểm nguồn tới điểm tiêu thụ với
mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
4


Ngồi ra, cịn có các cách định nghĩa khác về logistics. Tuy nhiên, qua các
khái niệm trên, có thể thấy logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một
chuỗi các hoạt động bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm, đó là q trình lưu kho,
sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng.
1.1.2 Khái niệm dịch vụ Logistics
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật
chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh
tranh truyền thống như chất lượng vàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà
sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp
lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, ... trong cả hệ
thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong q trình đó, logistics có
cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời
gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới,
mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics
đã được chun mơn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trị rất
quan trọng trong giao thương quốc tế
Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được
pháp điển hỏa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ
logistics có thể chia làm hai nhóm:

* Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005
có nghĩa hẹp, coi logistics gần tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy
nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện
trong đoạn in nghiêng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm
logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là nghĩa hẹp, tức là chỉ
bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực
quân sự). Theo quan điểm này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp 10 các
yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyên sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.
Như vậy, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ
logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch
vụ vận tải đa phương thức (MTO)
5


* Nhóm định nghĩa có phạm vi rộng. Theo quan điểm này, dịch vụ logistics gắn
liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất,
sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người
tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định
rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận,
khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý ... với một nhà
cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận tồn bộ các khâu
trong q trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như
vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chun mơn,
nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản
xuất. Đây là một cơng việc mang tính chun mơn hóa cao.
1.2 Phân loại dịch vụ logistics
1.2.1 Theo phân loại của WTO
- Dịch vụ logistics lõi (Core Logistics Service): Dịch vụ thiết yếu trong hoạt
động logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ
bao gồm: dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ

hỗ trợ khác.
- Dịch vụ có liên quan tới vận tải. Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có
hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt
động của logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biển, đường
thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và cho th phương tiện khơng có
người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ logistics gồm dịch vụ
phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng,
dịch vụ bán buôn và bán lẻ.
- Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Logistics Service): Gồm
dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản
lý.
1.2.2 Theo qui định của Luật Thương mại
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, Điều 233 qui định các dịch vụ
logistics cụ thể sau:
- Các dịch vụ logistics chủ yếu baơ gồm:
+ Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.
+ Dịch vụ kho bãi, lưu trữ hàng hóa bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.

6


+ Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa.
+ Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm các hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi
logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa, hàng hóa tồn kho, hàng bị trả lại, lỗi mốt và
tái phân phối; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải bao gồm:
+ Dịch vụ vận tải hàng hải.

+ Dịch vụ vận tải thủy nội địa.
+ Dịch vụ vận tải hàng không.
+ Dịch vụ vận tải đường sắt.
+ Dịch vụ vận tải đường bộ.
+ Dịch vụ vận tải đường ống.
Các dịch vụ logistics liên quan khác
+Dịch vụ kiểm tra, phân tích kỹ thuật.
+Dịch vụ bưu chính.
+ Dịch vụ thương mại bán buôn.
+ Dịch vụ bán lẻ bao gồm hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp,
phân loại, phân phối và giao hàng.
+ Dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Các phân loại này phù hợp với Biểu cam kết về dịch vụ vận tải của Việt Nam
với WTO nhưng chưa thể hiện được những loại hình dịch vụ hiện đại trong điều
kiện hiện nay.
1.2.3 Theo nội dung dịch vụ
Nhóm dịch vụ thiết kế và hoạch định chiến lược logistics cho các doanh
nghiệp (Designing Planning): Cung cấp dịch vụ logistics tiến hành thiết kế kế hoạch
cơ cấu lại dây chuyền cung ứng của khách hàng sao cho đạt kết quả tối ưu và phát
huy tối đa các lợi thế trong cạnh tranh. Ở đây, các công ty cung cấp dịch vụ logistics
sẽ dựa trên thực trạng tổ chức sản xuất của khách hàng để xây dựng một chuỗi cung
ứng phù hợp, xây dựng qui trình sản xuất hợp lý, đảm bảo giảm tối đa thời gian, chi
phí khơng cần thiết.
- Nhóm dịch vụ logistics đầu vào (Inbound logistics) bao gồm:
+ Kitting: Quản lý công đoạn lựa chọn, đóng góp và chuyên chở các bộ phận
linh kiện chưa lắp ráp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
7


+ Quality control/ Quality assurance: Tiến hành kiểm tra chất lượng tại kho và

loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chuyên chở ngược lại cho nhà sản xuất
thay thế các linh kiện không đảm bảo chất lượng.
+ Sequencing: Sắp xếp các bộ phận, vật tư cho một dây chuyền sản xuất theo
thứ tự cụ thể để tiện sản xuất và đóng gói.
+ Milk runs: Tối ưu hóa dịng vận chuyển hàng hóa bằng cách gom hàng và
giao hàng cho nhiều khách hàng trong cùng một thời điểm. Thiết kế một lộ trình
phức hợp với nhiều điểm bốc xếp, kết hợp nhiều đơn hàng từ nhiều khách hàng tại
cùng một thời điểm. Mục đích là sử dụng tối đa năng lực chuyên chở của phương
tiện và tiết kiệm chi phí vận tải.
+ VIM (Vendor Inventory Management): Tiến hành gom hàng từ nhiều nhà
cung cấp nhỏ lẻ những mặt hàng hay vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất kinh
doanh của khách hàng, lưu kho và phân phối tới cho khách hàng.
- Nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất (Manufacturing Support): bao gồm
+ Sub - Assembly: Áp dụng đối với các ngành điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng
nhanh. Công ty logistics sẽ đảm nhận luôn công việc lắp ráp các bộ phận cơ bản của
sản phẩm từ các linh kiện đơn lẻ.
+ Inventory Planning: Lên kế hoạch và kiểm sốt q trình lưu kho với các hệ
thống quản lý kho hiện đại nhất đảm bảo tối ưu lượng dự trữ và giảm thiểu chi phí.
+ Packing/Labeling: Đóng gói và dán nhãn hàng hóa.
- Nhóm dịch vụ logistics đầu ra (Outbound Logistics/Warehousing and
Distribution): Với hệ thống kho hiện đại và quy mơ lớn, các cơng ty logistics có thể
đảm nhiệm lưu kho thành phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng với chi phí
thấp. Ngồi ra theo u cầu của khách hàng, các cơng ty này cịn cung cấp một số
dịch vụ kho đặc biệt như: Contract warehousing (Kho thuê theo hợp đồng);
Dedicated warehousing (Kho chuyên dụng); Multi-user warehousing (Kho công
cộng); Bonded warehousing (Kho ngoại quan); Automated warehousing (Kho tự
động); Cross-docking warehousing (kho đa năng).
- Nhóm dịch vụ GNVT và gom hàng liên quan đến tồn bộ dịng lưu chuyển
của vật tư và hàng hóa bao gồm:
+ Ocean/Air freight (vận tải đường biển, đường hàng không): Vận chuyển

hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL), hàng không.
+ Dedicated contract carriage (chuyên chở hàng hóa theo hợp đồng chuyên
dụng).
+ Intermodal service (Vận tải đa phương thức).
8


+ Merge -in-Transit: Áp dụng cho các công ty nhập bộ phận hồn chỉnh từ
nhiều nhà cung cấp, cơng ty logistics sẽ kết hợp đầu vào và đầu ra của dây chuyền
cung ứng một cách ăn khớp và hiệu quả, tiến hành lắp ráp thành sản phẩm cuối
cùng và giao trực tiếp cho khách hàng.
+ Customer Service ( Dịch vụ khách hàng). Nhóm dịch vụ sau bán hàng
(Aftermarket logistics): Các LSP có thể giúp khách hàng quản lý các yếu tố phát
sinh sau giao dịch, bao gồm một số dịch vụ:
+ Retum Logistics: Quản lý quá trình thu hồi các hàng phế phẩm, tái chế hoặc
hủy bỏ giúp khách hàng.
+ Repair Logistics: Tiếp nhận và sửa chữa thành phẩm hoặc bộ phận.
+ Revers Logistics: Thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bị không sử
dụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng
+ Call Center: Tiếp nhận đơn hàng và đăng ký giao hàng giúp khách hàng
- Dịch vụ logistics hàng đầu (Lead Logistics Provider): Thay mặt khách hàng
quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc khi cần thiết thuê lại dịch vụ của một số công
ty logistics khác, khách hàng chỉ phải giao dịch với một nhà cung cấp dịch vụ duy
nhất.
1.3 Vai trò của dịch vụ logistics
- Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí
trong q trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung
Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/năm và ở Brazil là 20%/năm. Bên
cạnh đó, từ số liệu thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về dịch vụ logistics cho

biết chi phí cho hoạt động dịch vụ logistics chiếm 10-13% GDP ở các nước phát
triển, ở các nước đang phát triển cao hơn khoảng 15-20%. Điều này cho thấy chi phí
cho dịch vụ logistics là rất lớn, vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ
logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm
được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản
hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh
tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế những năm qua tại các nước Châu Âu, chi
phí logistics đã giảm xuống rất nhiều và cịn có xu hướng giảm nữa trong các năm
tới, WWW
- Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu
thống phân phối.
9


Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cơng với chi
phí lưu thơng. Chi phí lưu thơng hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ
không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng
hóa trong bn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. C. Mác đã
từng nói “Lưu thơng có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong khơng gian
được giải quyết bằng vận tải”. Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng
và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong bn bán
quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD
thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá
CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ
logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí
khác phát sinh trong q trình lưu thơng dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu
thơng. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm đóng gói, lưu
kho, vận tải, quản lý, ...) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước
phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị

xuất khẩu của một số nước khơng có đường bờ biển.
- Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh
nghiệp vận tải giao nhận.
Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mơ mở rộng và phức tạp hơn
nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh
dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản,
thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thơng, các chi tiết
của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản
phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác
nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận
phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung
cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người
cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider). Rõ ràng, dịch vụ logistics đã
góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.
Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch
vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận
đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 tháng xuống cịn 2
tháng. Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3-4 lần sản xuất và gấp
từ 1-2 lần các dịch vụ ngoại thương khác.
- Dịch vụ logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán
quốc tế.
10


Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh,
vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh
doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị
trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics, Dịch vụ
logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các
tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt

ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng
thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hồn thiện và tiêu chuẩn
hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế.
Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại
giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ
mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD.
Theo tính tốn của các chun gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng
năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch
quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. Logistics đã cung
cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy
tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh
doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục,
nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng cơng việc văn phịng
trong lưu thơng hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả bn bán quốc tế.
Ngồi ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics) sẽ tạo
ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ
trong lưu thơng hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ
logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt khơng gian và
thời gian trong dịng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích
lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.

11


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM KHI VI PHẠM HỢP
ĐỒNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về các trường hợp miễn trách nhiệm khi

vi phạm hợp đồng kinh doanh dịch vụ Logistics
Điều 237 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics
“1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này,
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải Chịu trách nhiệm về những
tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo
những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền,
c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hóa,
d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức
vận tải:
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu
nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ
Logistics giao hàng cho người nhận,
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được
thời hạn chia tháng, kể từ ngày giao hàng.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc
mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng về sự chậm trễ hoặc thực hiện
dịch vụ logistics sai địa điểm khơng do lỗi của mình.
Theo điều 294 Luật Thương mại năm 2005, các bên vi phạm hợp đồng được
hưởng miễn trách nếu như đó là những miễn trách đã được thoả thuận trước trong
hợp đồng; hoặc bên vi phạm roc vào tình huống bất khả kháng; hoặc hành vi vi
phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của phía bên kia, hoặc do bên vi phạm buộc
phải thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà tại thời
điểm ký kết hợp đồng, hai sau khơng thể lường trước được. Ngồi ra, thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không phải chịu trách nhiệm theo các trường hợp
12



quy định tại điều này. Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được
hưởng nhiều trường hợp miễn trách hơn so với kinh doanh hàng hóa hay các dịch
vụ khác.
2.2 Một số hạn chế về quy định
Tuy nhiên, về vấn đề này, pháp luật VN có những điểm quy định chưa chặt
chẽ. Chẳng hạn, tại điểm c, khoản 1 điều này, pháp luật quy định rằng tổn thất do
khuyết tật của hàng hoá sẽ thuộc miễn trách đối với thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics. Tuy nhiên, khuyết tật của hàng hố có hai loại: thứ nhất là lỗi nội tỳ,
đây là lỗi hàng hoá mà bằng mắt thường, người ta có thể nhận ra được thứ hai là lỗi
ẩn tỷ, lỗi này thì bằng mắt thường và máy móc hiện đại cũng khơng thể phát hiện ra.
Đối với lỗi ẩn tỳ, thì việc thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nhận được miễn
trách khi tổn thất xảy ra là điều dễ hiểu. Vì trong quá trình kiểm tra hàng hố để xếp
hàng vào container, phía nhà cung cấp khơng thể phát hiện ra khuyết tật của hàng
hố và do đó, khơng thể đưa ra một biện pháp nào để ngăn ngừa rủi ro, như vậy, cần
cứ vào biên bản giám định hàng hố, phía khách hàng khơng thể yêu cầu nhà cung
cấp dịch vụ bồi thường cho những thiệt hại đã xảy ra. Nhưng đối với lỗi nội tỳ, khi
thương nhân này nhận trách nhiệm vận chuyển hàng hố, họ có trách nhiệm biết và
phải biết là hàng hố có thể xảy ra hiện tượng hỏng hóc, đổ vỡ, hư hại và từ tinh
trạng của hàng hoá như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics này phải lên
phương án vận chuyển, lưu kho, bảo quản, đóng gói, v,v... sao cho phải đảm bảo
được hàng hố an tồn, không hư hại, đồ vỡ. Trong trường hợp này, nếu theo quy
định của Luật Thương mại VN năm 2005 thì dù đây là lỗi của nhà cung cấp dịch vụ,
nhưng họ vẫn được miễn trách, và phía khách hàng hồn tồn khơng được u cầu
bồi thường. Luật Thương mại VN năm 2005 nên đưa ra quy định tách biệt rõ ràng
về quyền được hưởng miễn trách đối với hai loại khuyết tật hàng hoá trên.
Việc phát sinh thiệt hại do lỗi của người được khách hàng uỷ quyền, đường
nhiên, không ràng buộc trách nhiệm của thương nhân cung cấp dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi giao dịch với người được
khách hàng uỷ quyền có nhiệm vụ phải xác minh đây có đúng là người được uỷ

quyền hợp pháp hay khơng. Vì khi tơn thất xảy ra, nếu chúng mình được đây là lỗi
của bên thứ ba, nhưng bên này lại không phải là đại diện của khách hàng, thì thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không được hướng miễn trách theo quy định
của pháp luật. Bởi vậy, việc tìm hiểu xem “người được uỷ quyền” có hợp pháp hay
khơng, về mặt pháp lý, là điều vô cùng quan trọng trước khi bắt tay giao dịch với
họ.

13


Về lĩnh vực vận tải trong logistics, thương nhân vận chuyển hàng hoá - vật tư
trong lãnh thổ của nước VN theo phương tiện nào, thì sẽ được hưởng miễn trách
theo pháp luật quy định đối với phương tiện ấy. Chẳng hạn, thương nhân vận
chuyển hàng hoá - vật tư bằng đường biển, thì được hưởng miễn trách quy định tại
điều 78 Bộ luật Hàng hải năm 2005. Theo đó, quy định nêu ra 17 miễn trách giống
Quy tắc Hague-Visby 1968(Quy tắc Hague-Visby là Công ước quốc tế về đường
biển được các quốc gia tham gia ký kết áp dụng như là một nguồn luật điều chỉnh)
trong đó có miễn trách trường hợp “lỗi hàng vận". Lỗi hàng vẫn là lỗi của thuyền
trưởng, thuyền viên, họa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển
trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu. Đây là lỗi do sơ suất của thuyền trường, họa
tiêu và thuỷ thủ trong việc quản trị tàu mà làm hư hại đến hàng hoá. Nhưng phía
khách hàng khơng được u cầu bồi thường do trường đã được quy định là miễn
trách. Có thể nói đây là quy định thiên vị bên thương kinh doanh dịch vụ logistics
liên quan đến vận tải và bất lợi cho phía khách hàng.
Ngồi ra, nếu nhà cung cấp dịch vụ sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển,
gọi là vận tải đa phương thức, thì nhà cung cấp sẽ được hưởng miễn trách hay còn
theo quy định tại điều 20 của Nghị định 125/2003/NĐ-CP về Vận tải đa phương
thức quốc tế. Ngồi những trường hợp miễn trách nói trên, thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics cũng được miễn trách khi không nhận được thông báo về khiếu nại
trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao

hàng cho người nhận hoặc sau khi bị khiếu nại, thương nhân này không nhận được
thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn 9 tháng, kể từ
ngày giao hàng. Căn cứ vào khoản này, thời hạn khiếu nại thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics theo quy định của Luật Thương mại VN năm 2005 là 14 ngày, kể
từ hàng hoá được giao và thời hạn khởi kiện là 9 tháng kể từ ngày giao hàng. Trong
khi theo Luật Thương mại VN năm 2005 khi khách hàng nhận thấy quyền lợi của
họ bị xâm phạm, chăng hạn hàng hoá bị đổ vỡ, hư hại, hoặc bên cung cấp dịch vụ
không thấy khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền dịch vụ, thì trong vòng 3
tháng kể từ ngày giao hàng (đối với trường hợp hàng thiếu), 6 tháng kể từ ngày giao
hàng (đối với trường hợp hàng chất lượng kém), 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm
phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (đối với trường hợp không thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng), bên bị vi phạm có quyền gửi đơn khiếu nại cho bên vi phạm để thông
báo về tình trạng hàng hố và đưa ra u sách giải quyết sự việc. Hết thời hạn này,
bên bị vi phạm khơng có quyền khiếu nại (căn cứ theo điều 318 Luật Thương mại
VN năm 2005). Mặt khác, về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp trong
thương mại, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện ra Tồ Án xét xử vụ tranh chấp
trong vòng 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm (căn cứ theo điều
14


319 Luật Thương mại VN năm 2005). Đối với các vụ tranh chấp thương mại thông
thường, thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện phải tuân thủ theo hai quy định
trên. Nhưng đối với dịch vụ logistics, thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện được
rút ngắn đi rất nhiều. Việc quy định như vậy có thể có hai cách nhìn nhận.
Thứ nhất, thực trạng hoạt động dịch vụ logistics cho thấy phần lớn các công ty
logistics hiện nay thuê công ty khác đảm nhận một phần hoạt động trong chuỗi
logistics. Bởi vậy khi thiệt hại xảy ra, bên sử dụng dịch vụ chỉ có thời hạn khiếu nại
và thời hiệu khởi kiện ngắn để công ty logistics có thời gian đi khiếu nại hoặc khởi
kiện các cơng ty thuê ngoài khác mà đã tham gia chuỗi logistics. Chẳng hạn, công
ty A ở Mỹ thuế Công ty logistics B. Công ty này đảm nhận cung cấp dịch vụ vận tải

chuyên chở lô hàng bằng tàu biển từ Mỹ sang VN; sau khi hàng đến VN, công ty B
tiếp tục thuê công ty logistics C ở VN làm thủ tục hải quan, cung cấp dịch vụ kho
bãi, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, marketing nhằm quảng bá hình
ảnh của cơng ty A, và th cơng ty D làm nhiệm vụ phân phối, bán buôn bán lẻ tới
người tiêu dùng. Khi có thiệt hại về hàng hố như mất mát, hư hại, hỏng hóc, chậm
trễ xảy ra, cơng ty A có quyền khiếu nại, khởi kiện các cơng ty B, sau đó cơng ty B
quay ra khiếu nại hoặc khởi kiện công ty C hoặc D và yêu cầu các công ty này bồi
thường khoản đền bù thiệt hại mà họ đã phải chịu đối với khách hàng. Bởi vậy, thời
hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện bị rút ngắn lại.
Thứ hai, quy định rút ngắn thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện có thể là
cách mà Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với các doanh nghiệp, nhằm thu
hút các nhà đầu tư rót vốn vào lĩnh vực dịch vụ này. Khả năng khiếu nại bay đâm
đơn kiện ra Toà án đối với các chủ thể kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ logistics tỷ
lệ thuận với thời gian khiếu nại hay khởi kiện. Thời gian khiếu nại khởi kiện càng
ngắn, các vụ tranh chấp sẽ được giảm bớt.

15


CHƯƠNG 3
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM KHI VI PHẠM HỢP
ĐỒNG LOGISTICS
3.1 Những yêu cầu cơ bản
3.1.1 Phải hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việc hồn thiện pháp luật về dịch vụ logistics cần phải căn cứ vào đặc điểm
nền kinh tế thị trường Việt Nam và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước.Bởi vậy, việc xây dựng, ban hành và sửa đổi bổ sung pháp luật cần phải phù
hợp với đặc điểm đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam. Quá trình hình thành, phát
triển của địch vụ logistics và pháp luật về dịch vụ logistics ln bắt nguồn từ những

địi hỏi khách quan của nền kinh tế.
Nền kinh tế thị trường VN là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
Chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Việt Nam lấy ổn định chính trị làm
tiền đề, ln nhất qn định hướng XHCN trong xây dựng kinh tế. Với chức năng
của mình, pháp luật về dịch vụ logistics là tiền đề quan trọng hoạch định bình đẳng
giữa các nhà cung cấp dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, giải quyết
mối quan hệ giữa thương nhân và khách hàng.
3.1.2 Phù hợp với thực trạng của ngành dịch vụ logistics
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong quá trình đầu tư, kinh doanh
dịch vụ này tại VN vì mục tiêu tối đa hố lợi nhuận mà có thể rơi vào tình trạng bất
chấp lợi ích của các chủ thể khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của ngành
dịch vụ logistics nói chung và lợi ích của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
nói riêng. Thực trạng hiện nay cho thấy, các thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics ở VN tuy ngày càng tăng về mặt số lượng nhưng quy mơ vốn vẫn chỉ ở
mức trung bình và nhỏ. Các cơng ty này thay vì hợp tác đồn kết hiệp lực với nhau
để trước mắt là cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư lớn và
nhận được hậu thuẫn từ phía doanh nghiệp nước ngồi và sau là cạnh tranh với các
công ty 100% vốn nước ngồi, thì lại mâu thuẫn, cạnh tranh và dùng nhiều mảnh
khoe” để giành giật hợp đồng chiêu thức để thu hút phần lớn khách hàng của các
doanh nghiệp này là hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Bằng cách cắt bớt mọi khoản
16


chi phí có thể cắt ở nhiều khâu, các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi
đấu thầu cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng đã đưa ra một mức chi phí thấp
hơm so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy đây là cách thu hút khách hàng hiệu
quả, nhưng lại không “bên”, bởi lẽ mức giá thấp dường như đồng nghĩa với chất
lượng dịch vụ kém. Khi khách hàng nhận được một dịch vụ tổi thì chắc chắn lần sau
họ sẽ không quay lại. Và các hợp đồng logistics sẽ dần dần rơi vào tay các doanh
nghiệp nước ngoài. Hậu quả cuối cùng là do doanh nghiệp gánh chịu. Bên cạnh đó,

logistics trong nước. Bởi vậy, định hướng hoàn thiện pháp luật về logistics là phải
hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp VN.
Thông qua công cụ quan trọng nhất là pháp luật, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể và đảm bảo sự phát triển lành mạnh của
nền kinh tế. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, q trình hồn thiện pháp luật về dịch
vụ logistics phải quan tâm toàn diện đến nhiều vấn đề liên quan. Cụ thể như sau:
- Cấm thương nhân thực hiện các hoạt động gây hại cho lợi ích cộng đồng,
chẳng hạn như vấn đề môi trường.
- Cấm thương nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh logistics nhằm cạnh
tranh không lành mạnh, gây hạn chế cạnh tranh.
- Cấm thương nhân thực hiện các hoạt động logistics làm thiệt hại đến quyền
lợi của khách hàng
3.1.3. Đảm bảo tính minh bạch
Đảm bảo tính minh bạch là yêu cầu hết sức quan trọng đối với toàn bộ hệ
thống pháp luật cũng như pháp luật về dịch vụ logistics. Tuy nhiên, để thực hiện
được u cầu này thì yếu tố chủ quan có vai trị quyết định. Và khi xây dựng hồn
thiện pháp luật về dịch vụ logistics, các nhà làm luật cần phải lưu ý một số vấn đề
sau:
Một là, đảm bảo tính chất nhất quán của hệ thống văn bản pháp luật về dịch vụ
logistics; văn bản hướng dẫn thi hành luật không được mâu thuẫn với đạo luật mà
chúng dựa vào; các quyết định cùng một văn bản không được trái ngược, triệt tiêu
nhau. Sự phát triển ngày càng mạnh của các quan hệ giao lưu thương mại quốc tế
đặt ra cho VN nhiều cơ hội cũng như thách thức, đồng thời để thực thi tốt các cam
kết trong điều ước quốc tế mà chúng ta đã và sẽ tham gia trong tương lai, thì những
hiện tượng thiếu nhất quán của pháp luật khơng thể có lý do nào để tồn tại. Đề pháp
luật ngày càng nhất quán, nhất thiết tăng cường hiệu quả làm việc của Quốc hội, bởi
vì đây là cơ quan có quyền lập pháp duy nhất. Pháp luật phải tạo ra một trình tự lập
pháp ngày càng nghiêm ngặt, đồng thời vẫn hạn chế đến mức thấp nhất việc ban
17



hành các văn bản pháp quy của các cơ quan hành pháp hướng dẫn thi hành pháp
luật.
Hai là, đảm bảo tính có thể dự đốn được của pháp luật về dịch vụ logistics.
Khi ban hành một văn bản pháp luật nào đó, Nhà nước phải tránh gây ra những cú
sốc, ngạc nghiên, bất ngờ cho đối tượng bị áp dụng. Việc sử dụng, bổ sung pháp
luật phải được thông báo công khai trước một thời hạn hợp lý để người dân có thời
gian chuẩn bị. Điều này càng có ý nghĩa trong việc xây dựng pháp luật về dịch vụ
logistics nhằm mục đích tạo mơi trường ổn định trong kinh doanh. Để có thể lường
trước sự thay đổi của pháp luật, trong chừng mực nhất định, những đối tượng xã hội
có liên quan đến một văn bản mới sắp được ban hành cần tạo điều kiện để họ có ý
kiến về nội dung của pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan áp dụng pháp luật phải
coi lẽ công bằng là một trong những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của mình.
Ba là, việc xây dựng, ban hành, thực hiện pháp luật phải được tiến hành công
khai, tạo điều kiện cho mọi lực lượng trong xã hội bảo vệ và cân bằng lợi ích của
minh. Sau hộ được ban hành, Luật của Quốc hội phải được công bố trên cơng báo,
văn bản hành chính của các cơ quan hành pháp phải được công bố trên các phương
tiện thông tin, dễ dàng truy cập đối với người dân.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện về các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi
phạm hợp đồng Logistics
3.2.1 Hoàn thiện quy định về trường hợp miễn trách
Quy định về các trường hợp miễn trách trong đó có trường hợp tổn thất do lỗi
của hàng hố, khuyết tật của hàng hố có hai loại, lỗi ẩn ý và lỗi nội tỳ, các loại lỗi
này dẫn đến trường hợp thiệt hại như nhau nhưng lại xuất phát từ những nguyên
nhân khác nhau, và trách nhiệm của người vận chuyển cũng khác nhau. Ứng với
từng lỗi, Nhà nước nên đưa ra những quy định miễn trách khác nhau hợp lý và công
bằng hơn cho cả hai bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics.
- Sửa đổi quy định về trường hợp miễn trách tổn thất là do khuyết tật của
hàng hoá” tại điểm c, khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại VN năm 2005, theo đó,
chia điểm này thành hai nội dung: trường hợp miễn trách đối với lỗi nội tỳ và

trường hợp miễn trách đối với lỗi ẩn tỳ.
- Quy định về trường hợp miễn trách đối với lỗi ẩn tỳ: miễn trừ trách nhiệm
đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong trưởng họp lỗi ấn tỳ hoặc do
tính chất tự nhiên của hàng hoá.
- Quy định về trường hợp miễn trách đối với lối nội tỷ, miễn trừ trách nhiệm
đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong trường hợp hàng hố có lỗi
18


nội tỷ và lỗi này y đã được phát hiện trước khi nhà cung cấp dịch vụ logistics nhận
hàng.
3.2.2 Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật về dịch vụ logistics
Đảng và Nhà nước có nghĩa vụ tuyên truyền, phổ cập các quy định của pháp
luật tới cộng đồng những đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật đó. Nói cách
khác là Chính phủ phải đảm bảo người dân nói chung cũng như các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh nói riêng tiếp cận các văn bản pháp lý qua mọi kênh thơng tin,
từ báo chí tới mạng điện tử, từ đài phát thanh tới truyền hình, từ phương pháp
truyền miệng tới giáo dục phổ cập.
Để làm được điều này, Chính phủ cần thiết lập bộ máy chính quyền từ trung
ướng tới địa phương hoạt động hiệu quả, uỷ ban nhân dân các cấp cần phải tăng
cường đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật với các hình thức sinh động và
phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương. Coi trọng cơng tác hồ
giải, lấy hồ giải tại địa phương làm trọng tâm, hạn chế thấp nhất việc khiếu nại, tố
cáo của doanh nghiệp. Trong công tác hồ giải cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ
với chính quyền, mặt trận, các đồn thể chính trị xã hội ở địa phương.
Ngoài ra, để nâng cao hiểu biết của người dân cũng như doanh nghiệp về pháp
luật, các Bộ Sở chuyên ngành cần phải chú trọng công tác củng cố, kiện tồn các bộ
làm cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp bằng cách định kỳ tổ chức các lớp
bồi dưỡng lý luận chính trị, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp
luật. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ

làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại những địa bàn liên quan. Ngồi ra,
phát huy vai trị của các luật gia, cán bộ cơng đồn, cán bộ Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, đội thanh niên tình nguyện... Bên cạnh đó, đa dạng hóa các hình
thức phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai trên diện rộng những hình thức mới
đang phát huy hiệu quả trên thực tế.
Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên
truyền miệng tới tận cơ sở như trao đổi, đổi thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu
từ phía người dân nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp
luật. Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường ở các cấp học và
trình độ đào tạo theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh, sinh viên
và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo viên. Đồng thời, tích cực huy động sức
mạnh và lợi thế sẵn có của các phương tiện thơng tin đại chúng trong việc phổ biến,
giáo dục pháp luật.
3.2.3 Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics
19


Việc các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nâng cao ý thức tuân thủ
pháp luật của là hệ quả của công tác tăng cường phổ biến, tuyên truyền và giáo dục
pháp luật Các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của dịch vụ logistics bao gồm thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics cần
phải biết pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ các bên như thế nào, giới hạn
trách nhiệm hay quy định miễn trách ra sao, vì đó là những vấn đề liên quan quyền
lợi sát sườn của họ. Bởi vậy, họ cần phải có nhận thức tốt về quy định pháp luật để
căn cứ vào đó mà hành động theo đúng pháp luật, góp phần tạo dựng mơi trường
kinh doanh trong sạch, vững mạnh, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển đến
bền vững.
Tóm lại, với tốc độ phát triển nhanh chóng của dịch vụ logistics ở Việt Nam,
hệ thống pháp luật quy định về dịch vụ logistics chắc chắn sẽ ngày càng bộc lộ

những hạn chế khó tránh khỏi. Bởi vậy, với mục đích tạo ra một hành lang pháp lý
thơng thống giúp các doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng và cùng có lợi, Đảng và
Nhà nước cần nhạy bén trong thời cuộc, nhận thức được điểm yếu kém về pháp lý,
sửa chữa và khắc phục nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

KẾT LUẬN
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại tất yếu được các thương nhân tiến
hành nhằm đáp ứng mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận
của các doanh nghiệp và cao hơn nữa là đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong nền kinh
tế thị trường
Việc nghiên cứu đề tài “Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp
đồng kinh doanh dịch vụ Logistics” nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực
trạng điều cỉinh pháp luật đối với hoạt động logistics và hướng tới hoàn thiện pháp
luật về dịch vụ logistics với một số đề xuất cụ thể, thiết thực. Trên cơ sở nghiên cứu
những vấn đề lý luận về logistics và thực tiễn pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics
ở VN, có thể rút ra những kết luận rằng, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics cịn
có một số điểm tồn tại.
Từ đó bằng tiểu luận này tơi đã cố gắng phân tích và đưa ra những nét khái
quát nhất của pháp luật về dịch vụ logistics, chỉ ra những điểm tồn tại của quy định
pháp luật này và đồng thời đưa ra một số biện pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, do hạn
chế về thời gian và vốn hiểu biết của mình, chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những
20


thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Cơ giáo Nguyễn Ngọc
Lan để tơi có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài này trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp lý
Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 do Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày

14/06/2005.
Sách và tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị hậu cần(2012) – PGS.TS. Lê Công Hoa – Đại học Kinh tế
Quốc Dân
Giáo trình Đại Cương Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng(2019) – TS. Đồng
Thị Vân Hồng – Đại học Thủ đô Hà Nội
Website
/>
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ
HÀ NỘI:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

21


22


×