Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận hoàn thiện quy định của pháp luật việt nam về kết hôn quốc tế cũng như xây dựng chính sách hợp tác liên quốc gia giữa hai chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.21 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................4
3. Lịch sử vấn đề....................................................................................................4
4 Đối tượng và phạm vi..........................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:...........................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................5
7. Bố cục :..............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC KẾT HÔN HÀN-VIỆT...........7
1.1 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc kết hôn Hàn – Việt...................................7
1.1.1. Nguyên nhân khách quan..............................................................................7
1.1.2 Nguyên nhân chủ quan.................................................................................10
1.1.3 Tổng kết:......................................................................................................14
1.2 Nhận xét chung..............................................................................................15
CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG VIỆC HỢP TÁC CỦA LIÊN
CHÍNH PHỦ VỀ HÔN NHÂN ĐA VĂN HÓA HÀN- VIỆT.................................17
2.1 Vấn đề quốc tịch.............................................................................................17
2.2 Vấn đề ly hôn.................................................................................................18
2.3 Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam khi lợi ích đó bị
xâm hại................................................................................................................. 19
2.4 Vấn đề buôn bán phụ nữ.................................................................................21
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LIÊN CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC ĐIỀU
CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LÝ KẾT HÔN HÀN - VIỆT.............................24
1


3.1 Giải pháp hợp tác liên chính phủ Hàn Việt.....................................................24
3.2 Giải pháp điều chỉnh và hoàn thiện pháp lý kết hôn Hàn – Việt.....................25
3.3 Giải pháp khác...............................................................................................25


3.3.1Tuyên truyền về pháp luật hôn nhân của Việt Nam.......................................25
3.3.2 Giải pháp về phía Sở tư pháp.......................................................................26
3.3.3 Đối với các cơ quan chức năng....................................................................26
3.3.4 Các đoàn thể, tổ chức xã hội........................................................................27
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................31

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ,nhất là trong bối
cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, Việt Nam đã cải thiện tốc độ tăng
trưởng GDP, môi trường kinh tế dần được cải thiện,thị trường lao
động ngày cành được mở rộng, và thu nhập bình quân đầu người
tăng nhanh đã thu hút các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Đặc biệt,
sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO (07/11/2006),
được đánh dấu là một sự kiện quan trọng để thúc đẩy nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đến Việt Nam một cách triệt để hơn. Đây là một sự
kiện có sức ảnh hưởng và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô
vào nước ta . Được xem như một cột móc đánh dấu sự phát triển
vượt bật cho Việt Nam phát triển nguồn lực. Trong số các nhà đầu tư
ở nước ta, trong những năm gần đây, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn
nhất nên việc đẩy nmạnh cuộc hôn nhân giữa Hàn Quốc và Việt Nam
như là một phương pháp hội nhập quốc tế.
Hôn nhân với người nước ngoài là một hiện tượng phổ biến ở tại
Việt Nam, đặc biệt là xu hướng kết hôn với người Hàn Quốc của các
cô gái nông thôn. Trong thực tế, phụ nữ Việt kết hôn với một người
Hàn Quốc không phải lúc nào cũng suông sẻ và lãng mạn như tưởng

tượng trong các bộ phim Hàn Quốc về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở
một chân trời mới, mà thực ra đã có nhiều câu chuyện đau lòng xảy
ra xung quanh việc các cô dâu Việt kết hôn với chồng Hàn Quốc như
bị người môi giới lừa bán vào các ổ mại dâm , bị bóc lột sức lao động,
bị đánh đập và tra tấn thậm chí đạ có nhiều cái chết bi thảm xảy ra ở
tại Hà Quốc mà báo chí vẫn thường đăng tải.
Việc kết hôn nói chung và kết hôn với người nước ngoài nói riêng
là một vấn đề rất phổ biến trong tất cả các xã hội, và mọi người đều
có quyền lựa chọn hạnh phúc của riêng mình cũng như người mà
mình mong muốn làm chồng, vợ.
3


Tuy nhiên, việc quyết định kết hôn cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác. Có nhiều câu hỏi dược đặt ra liệu họ có được đảm bảo
cuộc sống không? Họ có được tình yêu thật sự của chồng không?
Hay họ có nhận được sự giúp đỡ khi cần không hay khi có chuyện gì
xảy ra thì lại đổ lỗi ,trách móc cô dâu thiếu hiêu biết ? trước vấn đề
nhức nhối này, có rất nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo và bài
viết về chủ đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục đích nghiên cứu của đề tài tiểu luận này là nhằm sáng tỏ
các quy định của Việt Nam và Hàn Quốc trong các chính sách

-

hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Đề xuất các giải pháp thích hợp để điều chỉnh và hoàn thiện

quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn quốc tế cũng như
xây dựng chính sách hợp tác liên quốc gia giữa hai chính phủ.

3. Lịch sử vấn đề
Năm 1992, khi Việt Nam-Hàn Quốc xây dựng tình tình hữu nghị
giữa hai nước và nhất là khi xu hướng toàn cầu hoá có ảnh hưởng
lớn đến Việt Nam, hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với Hàn Quốc
bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ đó và hợp tác giữa hai nước ngày càng
phát triển về lịnh vực kinh tế . Như đã đề cập ở trên, việc thúc đẩy
hôn nhân giữa Hàn Quốc và Việt Nam là một cách hội nhập quốc tế.
Đỉnh điềm là vào năm 1995, một số công nhân nữ Việt Nam đã
đến Hàn Quốc làm việc và kết hôn với người Hàn Quốc. một số khác
kết hôn thông qua dịch vụ môi giới hôn nhân quốc tế đang dần phát
triển.
Theo thống kê vào năm 2003 của Hàn Quốc, chỉ riêng vào năm
2003, các cặp đôi kết hôn Hàn- Việt đã lên đến trên 5822 và đến
2007 là 20523 cặp
Trước tình trạng trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo ,
bài viết về vấn đề này. Theo một bài báo về “hiện tượng lấy chồng
4


Hàn của phụ nữ Việt Nam”của nữ tác giả Trần Văn Phương, tác giả đã
nêu lên tình cảnh chung của phụ nữ Việt Nam trước phong tràoo lấy
chồng ngoại quốc trong những năm gần đây, mà chủ yếu là phong
trào lấy chồng Đài Loan nở rộ vào khoảng thời gian năm 2005 thì sau
đó đã muốn hạ nhiệt, thay vào đó là trào lưu "giấc mơ Hàn Quốc" và
điều đó cũng dẫn tới nhiều chuyện tiêu cực xảy ra.
Theo một nguồn tin khác, "phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn
Quốc, cuộc hôn nhân không tình yêu và nhiều khó khăn," tác giả chỉ

ra một trong những lý do tại sao phụ nữ Việt Nam gặp nhiều khó
khăn khi lấy chồng ngoại quốc nói chung và Hàn Quốc nói riêng là do
cả hai lúc đầu vốn không hề quen biết nhau . chú rể chỉ cần liên hệ
với Trung tâm môi giới và gặp tìm kiếm một người xa lạ mà mình vừa
mắt họ nhanh chóng chấp nhận một cuốc hôn nhân không tình yêu
và tất nhiên không có thời gian tìm hiểu về văn hóa, giao tiếp, tính
cách và thói quen của nhau…Kết quả là cả hai sau khi thành vợ
chồng thường xuyên xung đột cãi vã. Những cuộc hôn nhân chóng
vánh này thường có những kết cục không nằm ngoài dự đoán như
không có tính lâu dài, ly hôn hay là gây nên những chuyện thương
tâm làm đau lòng cho gia đình và xã hội .
4 Đối tượng và phạm vi
-

Đối tượng: Vấn đề hôn nhân Hàn Việt
Phạm vi: Đề tai tập trung nghiên cứu trong vấn đề kết hôn có
yếu tố nước ngoài Hàn Việt

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Ý nghĩa khoa học: tiểu luận này giúp các nhà phân tích phân tích
các tư liệu sẵn có, bài viết sẽ góp phần bổ sung các phương pháp
phân tích khoa học trong việc nghiên cứu phát triển cộng đồng,
những lý luận cũng như các lý thuyết về Giới và phát triển.
Ý nghĩa thực tiễn: : tiểu luận này giúp các bạn sinh viên hiểu rõ
hơn về Hàn Quốc sẽ góp phần làm rõ các vấn đề đã và đang được
5


bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp chỉ
ra những nhận định chưa chính xác, qua đó giúp cho mà còn cho

những nhà công tác xã hội có cái nhìn đúng đắn về vấn đề hôn nhân
đa văn hóa này và đưa ra những phương thức hỗ trợ có hiệu quả cho
cộng đồng có phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc nói riêng và của
phụ nữ lấy chồng ngoại nói chung.
6. Phương pháp nghiên cứu:
trong suốt quá trình nghiên cứu, hai phương pháp được tác giả sử
dụng chủ yếu là phương pháp phương lịch sử và phương pháp liên
ngành (văn hóa học, xã hội học, luật học) phân tích về thực trạng
pháp luật Việt Nam nhằm rút ra những ưu điểm,nhược điểm và góp
phần xây dựng chính sách hợp tác lien chính phủ về hô nhân đa văn
hóa Hàn-Việt.
7. Bố cục :
Chương 1: Nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn hàn-việt
Chương 2: Các vấn đề pháp lý trong việc hợp tác của liên chính phủ
về hôn nhân đa văn hóa Hàn - Việt
Chương 3: Một số giải pháp liên chính phủ trong việc điều chỉnh và
hoàn thiện pháp lý kết hôn Hàn - Việt

6


CHƯƠNG 1: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC KẾT HÔN HÀN-VIỆT
1.1 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc kết hôn Hàn – Việt
Toàn cầu hóa hiện nay đã trở thành một xu thế tất yếu của đời
sống xã hội, nó tác động đến tất cả các quốc gia, các khu vực trên
thế giới mà hệ quả của nó là sự giao lưu quốc tế trên tất cả mọi mặt
từ kinh tế, thương mại, đầu tư tới văn hóa...Hôn nhân quốc tế tự thân
nó phát triển và trở thành trào lưu ở nhiều nước trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, chỉ đến những năm đầu của thập niên 90 của thế kỉ
20 trở lại đây, hiện tượng này mới thực sự phổ biến và gây sự chú ý

trong dư luận xã hội. Hàng năm có khoảng 10.000 phụ nữ Việt Nam
kết hôn vói người nước ngoài, chủ yếu là với người Đài Loan và Hàn
Quốc.
Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, trong vòng năm năm gần đây, tỉ lệ
kết hôn với người nước ngoài của Hàn Quốc tăng lên ba lần, trong đó
tì lệ đàn ông Hàn Quốc lấy vợ Việt Nam tăng đến 43 lần. Con số này
chiếm 1/5 tồng số người Hàn Quốc kết hôn với người nước ngoài,
đứng thứ hai sau Trung Quốc 8.527 người). Nhưng hầu hết phụ nữ
Trung Quốc này có gốc là người Hàn. Như vậy, chiếm số lượng nhiều
nhất trong tổng số người nước ngoài mà đàn ông HQ kết hôn là phụ
nữ Việt Nam. Những hậu quả của các cuộc hôn nhân Việt - Hàn trong
thời gian qua đã được dư luận xã hội lên tiếng và trở thành vấn đề
nhức nhối trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này cần tìm ra nguyên
nhân tại sao lại có sự gia tăng một cách nhanh chóng như vậy, từ đó
tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đồng thời bảo vệ một
cách tốt nhất quyền lợi của phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng Hàn quốc.
1.1.1. Nguyên nhân khách quan
* Do Đảng và Nhà nước ta thực hiện chỉnh sách đổi ngoại
mở cửa, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới,
trong đó có đất nước Hàn Quốc

7


Có thể thấy trong những năm vừa qua, nền kinh tế Hàn quốc phát
triển trên hầu hết các lĩnh vực, điều đó tạo nên sự giao lưu hợp tác
của công dân Hàn quốc với các nước mà đặc biệt là các nước nằm ở
khu vực Đông Nam Á, trong đó quan hệ với Việt Nam ngày càng được
tăng cường. Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập là sự giao lưu, đi
lại, hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh giữa công dân Hàn quốc với

công dân Việt Nam, do đó tạo nên sự quen biết, gặp gỡ từ đó đi đến
kết hôn với nhau. Việc nhà nước ta ban hành Luật HN&GĐ 2000,
trong đó dành hẳn một chương quy định về quan hệ HN&GĐ có yếu
tố nước ngoài, đồng thời với đó là việc Chính phủ ban hành nghị định
68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật HN&GĐ về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài và
nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bồ sung một số
điều nghị định 68/2002/NĐ-CP cho thấy Nhà nước ta luôn khuyến
khích các quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài phát triển, đồng thời
có chính sách nhằm bảo đảm quyền lợi cho các đương sự khi tham
gia quan hệ đó
* Do chính sách của Hàn quốc
Hiện nay Hàn quốc đang đứng trước nguy cơ suy giảm dân số và
mất cân bằng giới tính. Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng nên gia
đình tmyền thống Hàn Quốc theo chế độ gia trưởng. Mục đích lớn
nhất của hôn nhân trong gia đình Hàn Quốc là duy trì hậu duệ và thở
cúng tổ tiên với biểu hiện cụ thể là sinh ra những người con trai để
nối dõi, thừa kế gia sản, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Mặc dù trong
xã hội hiện đại chế độ này đã phai nhạt đi khá nhiều nhưng vẫn còn
tồn tại ở nông thôn hay những nơi vùng sâu vùng sa, đây cũng chính
là nguyên nhân dẫn đến tinh trạng mất cân bằng giới tính khiến cho
nhiều nam giới Hàn Quốc ở nông thôn không lấy được vợ vì phụ nữ
Hàn không muốn kết hôn với nam là nông dân, người có thu nhập

8


thấp. Để khắc phục tình trạng này, Hàn quốc đã đề ra chính sách
khuyến khích công dân nước mình kết hôn với người nước ngoài để
giảm tình trạng suy giảm dân số, chẳng hạn như chính quyền một số

tỉnh Hàn Quốc hỗ trợ cho các chàng trai kết hôn với người nước ngoài
là 6000 đô la Mỹ một trường hợp.
Bên cạnh đó, các trung tâm môi giới kết hôn được nhà nước
khuyến khích phát triển đã tích cực tim nguồn khắp nơi, trong đó có
phụ nữ Việt Nam với nhiều lý do ưu việt như hình thức ưa nhìn, khỏe
mạnh, có khả năng sinh con duy trì nòi giống, chịu khó lao động
không đòi hỏi nhiều vật chất là một điểm hấp dẫn để đáp ứng nhu
cầu trong nước. Hoạt động của các trung tâm môi giới hết sức mạnh
mẽ bởi vốn ít nhưng lợi nhuận cao. Ngược lại, ở Việt Nam môi giới kết
hôn là loại hình dịch vụ bị pháp luật ngăn cấm, cho nên các tổ chức
và cá nhân Hàn tìm mọi cách để móc nối với các tổ chức trong nước
với nhiều hình thức lẩn tránh pháp luật Việt Nam. Đặc biệt pháp luật
Hàn Quốc quy định việc kết hôn không cần sự có mặt của hai bên
nên cô dâu Việt chỉ cần gửi hồ sơ sang là cơ quan có thẩm quyền sẽ
cho phép kết hôn. Sau khi kết hôn, giấy kết hôn đã được đăng ký tại
Hàn Quốc được chuyển sang Việt Nam để làm thủ tục công nhận và
xuất cảnh. Có lẽ, đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng gia tăng số lượng các trường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam
với công dân Hàn quốc trong những năm qua.
* Do quản lý nhà nước còn nhiều bất cập
Việc quản lý của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức làm dịch
vụ môi giới kết hôn chưa chặt chẽ, đồng bộ. Có thể thấy, tính phức
tạp của hôn nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay phần lớn là do hoạt
động của những tổ chức, cá nhân môi giới bất hợp pháp. Ở Việt Nam
hiện nay nhà nước cấm các công ty tư nhân mở các trung tâm hành
nghề môi giới nhưng ở Hàn Quốc, chính phủ Hàn khuyến khích các

9



trung tâm môi giới phát triển, các tổ chức này đã tràn sang Việt Nam
nhưng không quảng cáo một cách chính thức mà thường thông qua
các tầng nấc người Việt Nam, vì vậy ở trong nước, hoạt động môi giới
hôn nhân bất hợp pháp vẫn tiếp tục diễn ra không chỉ tại các thành
phố mà còn mở rộng về vùng sâu, vùng xa. Trong một bài viết được
đăng trên báo điện tử VnExpress ra ngày 7/4/2008, một vị chủ tịch
xã ở huyện Thủy Nguyên/' Hải Phòng )cho hay “ thu nhập của những
người môi giới hôn nhân rất cao, có người kiếm được gần chục tỷ chỉ
trong vài năm. Chuyện thay ôtô với họ như thay áo”. Cũng theo vị
chủ tịch xã này, vì thu nhập cao nên người môi giới thường tìm mọi
cách để trốn tránh pháp luật. "Có mấy khi họ tổ chức tuyển dâu trực
tiếp tại nhà đâu. Chỉ khi chỉnh quyền sơ hở (thứ bảy, chủ nhật nghỉ
làm), họ tổ chức chớp nhoáng, khi biết tin chúng tôi đến mọi việc đã
xong... ”. Những người môi giới hôn nhân bất hợp pháp khi gặp
những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì ra sức tô vẽ, ca ngợi cảnh
giàu có của các nước phát triển hơn Việt Nam trong đó có đất nước
Hàn
Quốc, dựng lên viễn cảnh giàu sang khi kết hôn với các chàng trai
Hàn Quốc. Một mặt do hoàn cảnh khó khăn trước mắt, cộng với sự lôi
kéo của môi giới nên nhiều phụ nữ đã đã đồng ý kết hôn với người
mà họ chưa từng quen biết. Trước tình hình đó, những Trung tâm hỗ
trợ kết hôn do Hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh thành lập đã ra đời nhằm
thay thế cho các công ty tư nhân, có nghĩa là Nhà nước sẽ tham gia
trực tiếp quản lý hoạt động kết hôn có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên
thực tế hiện nay các trung tâm này hoạt động rất kém hiệu quả, các
hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vẫn được
tiến hành nằm ngoài vòng kiểm soát của nhà nước và tình trạng môi
giới bất hợp pháp vẫn tiếp tục ra tăng ngày càng cao.

10



1.1.2 Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân kinh tế
Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài và xuất cảnh ra sinh
sống ở nước ngoài vốn dĩ được nhìn nhận như một hiện tượng tất yếu
về sự chuyển dịch nhân khẩu trong xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên
sự gia tăng nhanh chóng, tạo thành làn sóng phụ nữ Việt Nam lấy
chồng Hàn quốc trở thành một hiện tượng xã hội bất bình thường bởi
phần lớn, việc xác lập các quan hệ hôn nhân này xuất phát từ mục
đích kinh tế. Đa số các cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc là người
không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập không cao, hoàn
cảnh gia đĩnh khó khăn dẫn đến tâm lý phổ biến là hy vọng việc kết
hôn với người Hàn Quốc sẽ giúp thay đổi hoàn cảnh sống và tạo điều
kiện giúp đỡ gia đình bớt khó khăn về kinh tế. Không ít người quyết
định kết hôn trong tình trạng gia đình túng quẫn, thiếu nợ, trong tình
trạng ấy, việc kết hôn để có ngay một khoản tiền là biện pháp duy
nhất được lựa chọn để giúp gia đình giải quyết ngay khó khăn trước
mắt. Mặt khác, có nhiều phụ nữ do nhẹ dạ cả tin hoặc lười nhác lao
động cho rằng lấy chồng nước ngoài sẽ có cuộc sống sung sướng,
nhàn hạ, đầy đủ nên tìm mọi cách lấy chồng nước ngoài, kể cả qua
trung gian, môi giới. Có ý kiến nhận xét về đặc điểm hôn nhân với
người Hàn Quốc hiện nay là “Xu hướng lấy chồng Hàn Quốc tăng lên,
trẻ hoả cô dâu. Trước đây lấy chồng thì được tiền, nay các cô thôn nữ
bỏ tiền ra cưới chồng ngoại quốc”. Báo chí vừa qua cũng đã phản
ánh một trường hợp cô gái trẻ ở phía Bắc “cưới chồng” Hàn quốc với
số tiền quy ra khoảng mười tấn thóc. Bởi lý do kết hôn là ra nước
ngoài có việc làm: “ Đi lao động Hàn Quốc thì phải tổn tiền môi giới,
mà hợp đồng lao động lại có hạn, chỉ phù hợp với những phụ nữ đã
có gia đình. Nếu các cô lấy chồng, tờ hôn thú sẽ đảm bảo cho các cô

việc ở lại Hàn Quốc làm việc tới già. Thu nhập của các cô là niềm

11


mong đợi của gia đình ở quê nhà. Đó là những cuộc hôn nhân hai
trong một, vừa có chồng, vừa có việc làm. sỗ tiền các cô vay mượn
bỏ ra mua chồng, sang đến Hàn quốc, đi làm vài thảng là dư trả “
Về phía Hàn Quốc, một thực tế không thể phủ nhận là Hàn Quốc
ngày càng phát triển và là một trong bốn con rồng Châu Á, cho nên
đời sống của người dân Hàn Quốc ngày càng được cải thiện về cả vật
chất và tinh thần. Ví dụ: Thu nhập của Hàn Quốc khoảng 19000 đô la
một năm, còn Việt Nam chỉ khoảng 600 đô la một năm [17], do đời
sống cao cộng với sự du nhập của vãn hóa phưoug tây nên nhiều
phụ nữ đã chuyển đổi nhận thức về cuộc sống gia đình với tiêu
chuẩn tìm bạn đời cao hon, đa số phụ nữ lấy chồng muộn và không
muốn lấy chồng là nông dân, thu nhập thấp. Vi vậy, nhiều nam giới ở
nông thôn không thể lấy được vợ, họ buộc phải chuyển hướng ra bên
ngoài đất nước, với thu nhập thấp của họ nhưng đang là ưu thế đối
với công dân các nước kém phát triển, họ đã dùng điểm mạnh này
để lấy vợ nước ngoài, trong đó có cô dâu Việt là phù hợp với kinh tế
của họ
* Do phụ nữ Việt Nam có nhiều ưu điểm.
Do truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của nhiều vùng
miền có sự khác nhau
Do tiếp thu những tinh hoa đạo đức của văn hóa phưong Đông
nên người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay đều được ca ngợi có đức
tính cần cù, chịu thương chịu khó, một lòng vi chồng, vì con. Điều
này hết sức được coi trọng ở đất nước Hàn quốc bởi lẽ do chịu ảnh
hưởng của văn hóa nho giáo nên người Hàn Quốc quan niệm rằng,

phụ nữ lập gia đinh thi họ hoàn toàn phải theo nhà chồng. Cũng
chính vì vậy mà tại website của các trung tâm môi giới kết hôn quốc
tế Việt Hàn có thể thấy những lời quảng cáo như “ Việt Nam có nền
văn hóa ảnh hưởng nho giảo tương đồng với Hàn Quốc nên phụ nữ

12


Việt Nam rất có tư tưởng phục tùng, tôn kỉnh cha mẹ và đề cao gia
đình, vì vậy phụ nữ Việt Nam chính là nàng dâu tốt nhất”
Một nguyên nhân khác cũng được coi là yếu tố không nhỏ dẫn đến
tình trạng gia tăng của hôn nhân Việt- Hàn đó là do tập quán, lối
sống ở mỗi khu vực khác nhau. Thực tế cho thấy, tinh trạng kết hôn
với người Hàn Quốc chủ yếu xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh miền tầy Nam Bộ. Ở nước ta, thành phố Hồ Chí Minh là một
tmng tâm vãn hóa, kinh tế, thương mại, xã hội có nhiều điểm thuận
lợi: có cảng rộng lớn, giao thông thuận tiện...Vói ưu thế đó, cộng với
chính sách mở cửa thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác của của
chính quyền thành phố làm gia tăng mối quan hệ hợp tác, giao dịch
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam và các nước,
trong đó có quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Hàn
Quốc. Có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên từ lâu,
quan niệm của mọi người về việc kết hôn với người nước ngoài cũng
cởi mở hơn, dư luận ít khắt khe hơn. So với cả nước, thành phố Hồ
Chí Minh là địa phương có số lượng kết hôn có yếu tố nước ngoài cao
nhất nước với trên 60 quốc gia có công dân là chủ thể tham gia vào
mối quan hệ hôn nhân với công dân Việt Nam. Những năm gần đây,
tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với công dân Hàn Quốc lại có
chiều hướng tăng nhưng không đáng kể, tính từ 2003 đến 2007 có
734 người lấy chồng Hàn Quốcf Sở Tư pháp TPHCM). Còn ở các tỉnh

miền tây Nam bộ, chẳng hạn như Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, do
ở đây chịu ảnh hưởng của nhiểu nền văn hóa khác nhau như Ấn Độ,
Hồi giáo, Pháp và Mỹ cho nên việc hôn nhân với người nước ngoài
được dễ dàng chấp nhận hơn, vi vậy số phụ nữ kết hôn với người Hàn
Quốc tăng lên đáng kể. Ví dụ: Ở Đồng Tháp, số phụ nữ kết hôn với
người nước ngoài nhiều đến mức ở đây đã xuất hiện một số “địa
danh ngoại” như ấp Đài Loan, cồn Hàn Quốc...Tính từ năm 2000 đến

13


2005, mỗi năm Đồng Tháp có hơn 2000 trường hợp kết hôn với người
nước ngoài, nhất là với người Đài Loan, Hàn Quốc [20]. Thực trạng
này có thể xuất phát từ tuyền thống và văn hóa của khu vực miền
tây Nam bộ đó là do ít bị ảnh hưởng của đạo Khổng như miền Bắc,
do đó nơi này cởi mở hơn với việc kết hôn với người nước ngoài.
Trong hôn nhân, người dân Nam Bộ ít câu nệ về vấn đề gia tộc, tuổi
tác... cho nên có khá nhiều cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa các dân tộc
khác nhau. Ở Hà Tĩnh, một tỉnh miền Trung hiện đang rất ngèo
nhưng số lượng các cô gái kết hôn với người nước ngoài nói chung và
người Hàn Quốc nói riêng rất ít, phải chăng cũng là do có nguyên
nhân xuất phát từ cách sống, suy nghĩ của con người. Đã có nhiều
bậc cha mẹ kiên quyết cho rằng, thà để con gái ế chồng chứ nhất
định không cho đi lấy chồng nước ngoài, và thực tế thì ở các tỉnh
miền Bắc và miền Trung, số lượng phụ nữ lấy chồng nước ngoài còn
rất khiêm tốn so với các tỉnh phía nam
* Do ảnh hưởng của các phương tiện thông tin, truyền
thông
Trong những năm qua, sự du nhập ồ ạt của các loại hình thông tin
qua báo chí, phim ảnh, thời trang, mỹ phẩm... của Hàn Quốc đã tạo

ra “ Làn sóng Hàn Quốc ” ở Châu Á nói riêng và ở Việt Nam nói
chung. Hàng loạt các bộ phim Hàn được chiếu tại Việt Nam với hình
ảnh những diễn viên đẹp trai, chung thủy, giàu có...Với giấc mơ Hàn
Quốc, những cô gái Việt Nam chỉ nhìn thấy qua phim ảnh những mặt
tươi đẹp của cuộc sống mà không thấy các khó khăn khi quyết định
số phận. Không phải chỉ riêng các cô gái bị mê hoặc mà cả các bậc
cha mẹ cũng coi việc hôn nhân như là một sự cứu cánh nên đã thúc
đẩy con gái lao vào, thậm chí đã có các gia đình Việt Nam phải chịu
chi phí để cho con gái lấy chồng Hàn Quốc. Trong khi đó, tại quê
hương hàng ngày phải chứng kiến cảnh ông bố, ông chồng say xưa

14


rượu chè, chửi bói đánh đập vợ con cho nên có nhiều trường hợp còn
dấu cả bố mẹ để kết hôn. Điều đó cho thấy ảnh hưởng của các
phương tiện truyền thông đến nhận thức của người dân là vô cùng
lớn, với thông tin một chiều như vậy, Hàn Quốc trở thành miền đất
hứa đối với các cô dâu Việt, đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ
góp phần làm gia tăng tình trạng kết hôn của phụ nữ Việt Nam với
công dân Hàn Quốc trong những năm qua.
* Các nguyên nhân khác
Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là
vấn đề kết hôn với người nước ngoài đã có từ lâu, và thực sự rầm rộ
trong khoảng mươi năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ phía cộng đồng, xã
hội chưa thật sự quan tâm và các đoàn thể dường như cũng bỏ qua,
không thấy có vai trò và trách nhiệm trong chuyện này. Ngay cả Hội
liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là tổ chức chính trị xã hội của Phụ nữ mà
cũng chưa thật quan tâm đến số phận các thành viên của Hội kết
hôn với người nước ngoài. Nhiều bộ, ngành còn thiếu trách nhiệm

trước hiện tượng kết hôn với người nước ngoài. Ví dụ, “ trong khi Cục
thống kê Hàn Quốc có sổ liệu cụ thể về những trường hợp kết hôn
với người nước ngoài, thì ở Việt Nam Cục thống kê dường như “không
thèm nẳm mấy con sổ lặt vặt” đó. Bộ Tư pháp cũng không phần tích
sổ liệu phụ nữ Việt Nam lẩy chồng các nước. Toà án tối cao không
thống kê tỷ lệ ly hôn với người nước ngoài, phân tích nguyên nhân.
Sở Tư pháp cấp giấy kết hôn với người nước ngoài, nhưng đến xin sổ
liệu phải đợi tách ra từng nước” [24]. Qua đó có thể thấy, các tổ chức
xã hội, các ngành chức năng còn thiếu quan tầm đến hiện tượng hôn
nhân có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam, và chưa có đơn vị
xã hội nào coi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, về phía Hàn
Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam là nơi cho phép các cô dâu
Việt sang Hàn Quốc nhưng không có quy định kiểm tra tiếng Hàn như

15


đi lao động xuất khẩu. Đây là một kẽ hở để cho việc ra đi nhằm mục
đích khác như đi lao động, nhập quốc tịch hoặc đi nước khác... và là
điểm nhấn cực kỳ quan trọng
1.1.3 Tổng kết:
Sự gia tăng các trường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công
dân Hàn Quốc trong những năm qua có thể do xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân khách quan
có thể kế tới ở đây đó là do Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính
sách đối ngoại mở cửa, hợp tác với các nước trong khu vực và trên
thế giới dẫn đến sự giao lưu hợp tác giữa công dân các nước trên thế
giới với Việt Nam, thông qua đó, họ gặp gỡ tìm hiểu và đi đến kết
hôn với nhau; Mặt khác, do Hàn quốc thực hiện các chính sách mang
tính khuyến khích công dân nước mình kết hôn với người nước ngoài

nhằm giảm thiểu tình trạng suy giảm dân số của đất nước mình ;
Bên cạnh đó cũng phải kể tới nguyên nhân đó là do hoạt động quản
lý của Nhà nước ta về hôn nhân có yếu tố nước ngoài còn nhiều bất
cập, nhiều hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp diễn ra ngoài
vòng kiểm soát của nhà nước, về phía những nguyên nhân chủ quan
thì có thể kể tới ở đây đó là do sự chênh lệc về trình độ kinh tế giữa
hai nước, nhiều phụ nữ Việt Nam sống trong cảnh nghèo khó, trình
độ học vấn thấp mơ ước lấy chồng nước ngoài để thay đổi cuộc sống,
để phụ giúp gia đình, không những thế, phụ nữ Việt Nam từ xưa đến
nay đều được ca ngợi có nhiều đức tính tốt như một lòng vì chồng vì
con, tận tụy với gia đình nên phù hợp với truyền thống của gia đinh
Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, do sự khác nhau về truyền thống văn hóa, phong tục
tập quán của nhiều vùng miền trên cả nước nên hiện tượng kết hôn
với người Hàn Quốc thường xảy ra ở miền Nam và Tây Nam Bộ vi tâm
lý lấy chồng ngoại ở đây là bình thường, còn ở các tỉnh phía Bắc thì ít

16


hơn; Mặt khác, do ảnh hưởng của các phương tiện thông tin, truyền
thông mà đặc biệt là những bộ phim Hàn Quốc được chiếu hàng loạt
trên ti vi đã làm cho nhiều phụ nữ mơ ước đến một thiên đường mà ở
đó họ được sung sướng, được đổi đời. Và một nguyên nhân cũng
không kém phần quan trọng đó là do các bộ, ngành, địa phương và
cả phía Hàn Quốc chưa thực sự quan tâm đến thực trạng phụ nữ Việt
Nam kết hôn với người Hàn Quốc, nhiều cuộc hôn nhân được tiến
hành nhưng vì mục đích khác mà không phải trên cơ sở tình yêu
chân chính, điều đó đã tạo nên mặt trái của các cuộc hôn nhân Hàn Việt tưởng chừng như hợp pháp là hiện tượng hàng chục nghìn trẻ
em và phụ nữ bị buôn bán qua biên giới dưới hình thức môi giới hôn

nhân, gây nhức nhối cho dư luận xã hội.
1.2 Nhận xét chung
Trong sự phát triển của tiến bộ xã hội, tự do kết hôn đã trở thành
một giá trị cơ bản của quyền con người. Chế độ hôn nhân và gia đình
Việt nam trải qua ba lần lập pháp đều nhất quán khẳng định mục
tiêu xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhằm xây dựng
gia đình hạnh phúc, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển của
tiến bộ xã hội. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường và xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống
hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đứng trước sự phát sinh những
hiện tượng hôn nhân không bình thường của việc lợi dụng quyền tự
do kết hôn nhằm hướng đến các quan hệ lợi ích. Trong đó hiện tượng
kết hôn với người nước ngoài mà nổi lên là hiện tượng kết hôn giữa
phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc trong những năm qua có
thể coi là ví dụ điển hình về sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế
thị trường đối với quan hệ hôn nhân. Đây thực sự là một vấn đề xã
hội phức tạp trong sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như các cơ
quan quản lý nhà nước. Theo giáo sư Kim Young Shin tại hội thảo “

17


Những vấn đề và phương hướng giải quyết trong quan hệ hôn nhân
quốc tể Việt Hàn”, nhìn chung tình hĩnh kết hôn quốc tế Việt - Hàn
hiện nay đang gặp phải nhiều sóng gió gay go trong khi vẫn chưa tìm
được phương án nào giải quyết thỏa đáng, chính phủ Hàn Quốc và
Việt Nam đang nỗ lực để cải thiện tình hình nhưng vẫn còn khá nhiều
vấn đề mà nhà nước chưa thể động tới, mặc dù được sự giúp đỡ của
các cơ quan phi chính phủ và nhiều đoàn thể nhưng tinh trạng trên
vẫn tồn tại nhiều thiếu sót. Thực tế trong những năm qua cho thấy,

số lượng các cuộc hôn nhân Việt - Hàn đã tăng lên đáng kể. Theo kết
quả điều tra thực trạng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc của Bộ
An toàn - hành chính Hàn Quốc năm 2008 cho biết: Cả nước Hàn
Quốc có 127.683 cô dâu ngoại quốc thì trong đó số cô dâu người Việt
Nam là 20.942 người tính luôn cả con, so với năm 2001 chỉ có 134
người, tăng 156 lần. Đặc biệt Tại Chưng Nam của Hàn Quốc số cô
dâu người Việt Nam đã tăng từ 347 người vào năm 2006 lên 1.238
người vào năm 2009. Còn ở Việt Nam, theo số liệu thống kê thì nếu
trước năm 2004 chỉ có 560 trường hợp kết hôn thì đến năm 2005 là
1500 trường hợp, năm 2006 là 20.000 trường hợp và từ năm 2007
đến đầu năm 2008 là 25.000 [19], các cuộc hôn nhân ban đầu diễn
ra ở các tỉnh miền tây Nam Bộ như An Giang, cần Thơ...Từ năm
2005-2008, hôn nhân Việt Hàn lan rộng ra các tỉnh phía bắc, tập
trung nhiều ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng... Hiện tại, Việt Nam đã
trở thành nước có tốc độ gia tăng hôn nhân quốc tế cao, trong số các
vụ hôn nhân quốc tế với người Hàn Quốc, Việt Nam chiếm nhanh
nhất về tốc độ và đứng thứ hai về số trường hợp kết hôn sau Trung
Quốc.
Qua phân tích của bà Trịnh Thị Bích tại hội thảo “ Hôn nhân xuyên
biên giới vùng Đông và Đông Nam Châu Á ”[19], nhìn chung, có thể
đưa ra một số nhận xét chung về tình trạng trên như sau:

18


về độ tuổi kết hôn của phụ nữ Việt Nam: Từ 18 đến 20 tuổi chiếm
18%; từ 21 đến 30 tuổi chiếm 52%; trên 30 tuổi chiếm 20%. về nghề
ngiệp, đa số chưa có việc làm, chỉ ở nhà nội trợ chiếm 86.3%, công
nhân chiếm 2.8%, kinh doanh 5% và làm thuế 5%. Đối với nam giới
Hàn Quốc, đa số có nghề nghiệp là nông dân, công nhân, làm thuê

chiếm 83%, kinh doanh 11%, không có công chức và người thất
nghiệp, về độ tuổi nhiều nhất từ 20 đến 40 tuổi chiếm 69%; từ 40
đến 50 tuổi chiếm 20% và trên 50 tuổi chiếm 11%
về hoàn cảnh gặp gỡ quen biết và điều kiện tìm hiểu trước khi
đăng ký kết hôn: Có đến 85% thông qua sự môi giới của người quen,
họ hàng, bạn bè đã có chồng Hàn Quốc giới thiệu, thời gian tìm hiểu
rất ngắn, chỉ từ một tháng đến ba tháng là tiến tới hôn nhân. Và có
đến 60% chung sống với nhau trước khi đăng ký kết hôn.

19


CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG VIỆC HỢP TÁC CỦA LIÊN
CHÍNH PHỦ VỀ HÔN NHÂN ĐA VĂN HÓA HÀN- VIỆT
Xung đột pháp luật về giải quyết ly hôn giữa pháp luật Việt Nam
và Hàn Quốc; vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ hôn nhân trong điều kiện Việt Nam và Hàn Quốc chưa
có thỏa thuận tương trợ tư pháp; vấn đề quốc tịch của các cô dâu
Việt Nam sau khi kết hôn, vấn đề khai sinh và quốc tịch của trẻ em
được sinh ra bởi hai dòng máu Hàn - Việt. Đây là những vấn đề pháp
lý đang đặt ra từ thực tiễn các quan hệ hôn nhân giữa phụ nữ Việt
Nam với người Hàn Quốc.
2.1 Vấn đề quốc tịch
Khó khăn lớn nhất của các cô dâu Việt Nam là vấn đề quốc tịch.
Khi chưa được nhập quốc tịch Hàn Quốc, địa vị pháp lý và các bảo
đảm xã hội đối với cô dâu Việt Nam rất bấp bênh. Theo quy định tại
khoản 2 điều 6 Luật quốc tịch Hàn Quốc thì điều kiện để được nhập
quốc tịch Hàn Quốc đó là: Người nước ngoài có vợ hoặc chồng là
công dân Hàn Quốc có đủ các điều kiện sau đầy sẽ được nhập quốc
tịch kể cả khi họ không đáp ứng được điều kiện quy định tại đoạn 1

Điều 5:
Người có chỗ ở ổn định tại Hàn Quốc trong vỏng không dưới 2 năm
liên tục từ khi đăng ký kết hôn.
Người đã ly hôn trong vòng 3 năm và có chỗ ở ổn định tại nước
Cộng hoà Hàn Quốc trong vòng không dưới 1 năm liên tục từ khi
đăng ký kết hôn
Như vậy, người nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch Hàn Quốc
theo nguyện vọng thì người đó phải kết hôn rồi và ở Hàn Quốc liên
tục trong hon hai năm; hoặc người đó sau khi kết hôn trong hơn ba
năm phải ở Hàn Quốc liên tục trong hơn một năm. Người nước ngoài
được nhập quốc tịch thì con của họ đang ở tuổi vị thành niên theo
quy định của Luật Dân sự nước Cộng hoà Hàn Quốc cũng đồng thời

20


được nhập quốc tịch. Cũng theo Luật Quốc tịch Hàn Quốc, đối với
người nước ngoài đã có quốc tịch Hàn Quốc, trong vòng sáu tháng kể
từ ngày nhập quốc tịch Hàn Quốc, người đó phải từ bỏ quốc tịch nước
ngoài của mình. Nếu người nào không thực hiện đúng như vậy mà
qua thời gian đó thì coi như mất quốc tịch (bị tước quyền công dân).
Vì vậy mà hiện nay có một số cô dâu Việt Nam rơi vào tinh trạng
không quốc tịch do họ đã được thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa
được nhập quốc tịch Hàn Quốc thì ly hôn hoặc chồng chết. Bên cạnh
đó, trên thực tế cũng phát sinh khó khăn liên quan đến vấn đề quốc
tịch của những đứa trẻ là con lai Hàn - Việt. Đây là số trẻ em đã có
quốc tịch Hàn Quốc hoặc chưa xác định quốc tịch Hàn Quốc hay Việt
Nam nhưng theo mẹ( ly hôn) hoặc được người mẹ gửi cho ông bà
ngoại nuôi tại Việt Nam. Do vấn đề quốc tịch nên việc giải quyết khai
sinh, đăng ký hộ khẩu cũng như việc thực hiện các chính sách giáo

dục, y tế...đối với các trẻ em này gặp khó khăn, vướng mắc hiện
chưa có hướng giải quyết
2.2 Vấn đề ly hôn
Qua thực tiễn cho thấy, hầu hết các trường hợp sau khi đãng ký
kết hôn đều trở về sinh sống tại Hàn Quốc, trong khi đó trước khi kết
hôn, các cô gái Việt Nam hầu như chưa được trang bị những kiến
thức cơ bản về ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán cũng như
pháp luật của Hàn Quốc... vì vậy, sau khi sang Hàn
Quốc, họ rất khó hòa nhập vào đời sống xã hội và đây cũng chính
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ngay sau một thời gian
chung sinh sống tại Hàn Quốc. Theo số liệu thống kê mà ông Do joo
Myung - Trưởng ban dự án khu vực Cheon buk tại Hàn Quốc cho biết:
“ Chỉ trong năm 2003, sổ người kết hôn là 310,944 người và sổ vụ ly
hôn là 167,067 vụ. So với số kết hôn thì sổ vụ ly hôn chiếm hom
50%, tỷ lệ ly hôn của các gia đình đa văn hóa năm 2006 là 1611 vụ,

21


trong đó gia đình có phụ nữ Việt Nam là 147 vụ”. Theo quy định của
Luật HN&GĐ2000, trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì tài sản sẽ được
chia đôi dựa trên công sức đóng góp của hai bên, tài sản riêng của
người nào sẽ thuộc về người đó, trường hợp không chứng minh được
là tài sản riêng thì sẽ thuộc tài sản chung. Việc chia tài sản trên cơ sở
bảo vệ quyền lợi của bà mẹ trẻ em. Quy định trên là hoàn toàn hợp
lý bởi lẽ chế độ gia đình ở Việt Nam lấy trọng tâm gia đình là hai vợ
chồng và địa vị của vợ chồng với nhau gần như là bình đẳng, vì vậy
mà tài sản của vợ và chồng cùng gây dựng được sau khi kết hôn sẽ
được coi là tài sản chung, trường hợp người vợ chỉ ở nhà chăm con
và lo các công việc nội trợ trong gia đình thì khi ly hôn, tòa án vẫn

giải quyết cho người vợ được hưởng một nửa số tài sản trong khối tài
sản chung. Còn ở Hàn Quốc, Luật Dân sự Hàn Quốc liên quan đến
hiệu quả tài sản của hôn nhân chọn lựa chế độ tài sản riêng của vợ
chồng, do đó tài sản thuộc về từng người trước khi kết hôn và tài sản
kiếm được với danh nghĩa bản thân trong quá trình hôn nhân được
phán quyết là sở hữu của riêng mỗi người. Do vậy, trường hợp người
vợ phải làm việc nhà, nuôi dạy con cái thì không được công nhận
đóng góp trong việc hình thành tài sản. Chính vì vậy, khi chấp nhận
ly hôn các cô dâu Việt Nam luôn phải gánh chịu những hậu quả bất
lợi cả về con cái và tài sản. Đặc biệt là những trường hợp cô dâu Việt
Nam chưa có quốc tịch Hàn Quốc nhưng đã ly hôn hoặc chồng chết
thì phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, thường rơi vào cảnh trắng tay khi
về nước, không được nuôi con, không được chia tài sản vì pháp luật
Hàn Quốc không bảo hộ quyền lợi của người phụ nữ trong những
trường hợp này.
2.3 Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt
Nam khi lợi ích đó bị xâm hại
Có một thực tế là “làn sóng” kết hôn với người Hàn Quốc trong

22


những năm gần đây đa số là các cô gái từ các vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa, học vấn thấp, ít hiểu biết. Mục đích lấy chồng nước
ngoài của đa số là lấy được chồng giàu nên hầu hết các cuộc kết hôn
diễn ra nhanh chóng, thực chất là hoàn tất sự chuẩn bị của người
môi giới hoặc tổ chức môi giới về các thủ tục pháp lý trên cơ sở thỏa
thuận mà không dựa trên cơ sở hiểu biết về vãn hóa, lối sống, về
tình cảm và không xuất phát từ tình yêu nam nữ tự nguyện. Chính vì
vậy, mặt trái của các cuộc hôn nhân Hàn - Việt tưởng chừng như hợp

pháp kia là sự bất bình đẳng trong hôn nhân khi mà đàn ông Hàn
Quốc nhờ có chính sách hỗ trợ mà tìm đến các nước nghèo để tuyển
vợ trong khi phụ nữ Việt Nam lại không có quyền lựa chọn chồng...
Đằng sau những cuộc hôn nhân này là những mâu thuẫn nghiêm
trọng trong đời sống gia đình các cô dâu Việt, đó là sự khác biệt về
văn hoá, pháp luật và phong tục tập quán. Động cơ muốn thu hồi
“vố«” của cô dâu, tâm lí lo ngại vợ bỏ trốn sau khi đã phải trả một
khoản chi phí cưới vợ của chú rể Hàn đã khiến gia đình người chồng
khống chế tài chính cũng như cơ hội giao tiếp bên ngoài của người
vợ. Ngoài ra, luật ủng hộ gia đinh đa văn hoá của Hàn Quốc cũng thể
hiện sự chưa công bằng khi yêu cầu người phụ nữ phải học ngôn
ngữ, phong tục, văn hoá của chồng nhưng ngược lại, người chồng lại
không cần tìm hiểu những điều đó ở phía người vợ. Hôn nhân không
trên cơ sở tình yêu thật sự, cùng việc thiếu thông tin rố ràng về hai
phía, lại chịu sự chi phối vì mục đích lợi nhuận của môi giới tmng
gian, đã khiến nhiều cuộc hôn nhân trở thành bi kịch với những vụ
bạo lực gia đình, hay nhẹ hơn là sự không thể hoà nhập với cuộc
sống chung. Tại Hàn Quốc, con số li hôn của các cặp vợ chồng quốc
tế năm 2013 là 2.784 vụ, đến năm 2017 đã tăng lên 8.348 vụ. Mặt
khác, trẻ em thế hệ thứ hai trong các gia đình đa văn hoá này không
những cần phải hoà nhập được với môi trường xung quanh mà còn

23


phải biết và hiểu được về quê hương thứ hai của mình. Tuy nhiên,
vấn đề nay hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay,
Nhà nước ta chưa có văn bản nào quy định việc bảo hộ cho công dân
là phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn sang định cư tại Hàn Quốc nên
việc giúp đỡ các cô dâu Việt Nam khi gặp hoàn cảnh khó khăn còn

nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân như trình độ thấp, không có
thông tin về các cơ quan ngoại giao.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật HN&GĐ2000. Theo
đó:
Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ
sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự
nguyện kết hôn của họ, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và
mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc đăng ký kết hôn cũng
bị từ chổi, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm định, xác minh cho thấy việc
kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không
nhằm mục đích xầy dựng gia đình no ẩm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của
dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bản phụ nữ, xâm hại tình dục
với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác [7]. Mặc dù nghị định số
69/2006/ NĐ-CP được ban hành nhưng Bộ Tư pháp chưa có nào văn
bản hướng dẫn hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn trong việc
thực hiện chức năng tư vấn, môi giới hôn nhân,....
Một thực tế đặt ra trong những năm qua đó là nạn buôn bán phụ
nữ đang ngày càng gia tăng và trở thành tâm điểm chú ý của xã hội.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, từ
năm 2014 đến 2017, cả nước xảy ra 1.218 vụ mua bán phụ nữ với

24


trên 2.300 đối tượng và trên 3.000 nạn nhân; 191 vụ mua bán trẻ em
với 268 đối tượng và 491 nạn nhân; mua bán cả phụ nữ và trẻ em

177 vụ, với 310 đối tượng và gần 500 nạn nhân, một số nạn nhân
của các vụ lừa gạt, buôn bán này lại quay về lừa gạt ngay cả người
thân, ruột thịt của minh. Thời gian qua, đã có hàng trăm bài báo ở
Việt Nam đã điều tra các đường dây tuyển các thôn nữ đem về
Thành phố Hồ Chí Minh nuôi nhốt trong những phòng trọ, cho những
người đàn ông lớn tuổi, tật nguyền từ Trung Quốc, Đài Loan đến
tuyển lựa. Chưa kể các bài báo còn mô tả cảnh cô dâu Việt Nam ở
Trung Quốc, Đài Loan bị ngược đãi, làm vợ tập thể,...phải trốn về
nước.
Mặc dù còn nhiều bất cập cần giải quyết nhưng trong những
năm qua, ở nước ta đã tiến hành thử nghiệm mô hình giảm thiểu tiêu
cực tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài và đạt được
nhiều kết quả nhất định. Mục đích của mô hình này là thực hiện
quyền bình đẳng và hạnh phúc chính đáng của phụ nữ trong tinh yêu
hôn nhân, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, đảm bảo kết hôn
với người nước ngoài đúng theo Luật HN&GĐ2000. Theo thông tin
được đưa ra tại Hội nghị tổng kết mô hĩnh giảm thiểu tiêu cực tình
trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài giai đoạn 2015-2016 được
tổ chức tại Vĩnh Long ngày 10/12, từ năm 2017 đến tháng 1/2018,
các cơ quan chức năng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử
lý 38 vụ, 170 đối tượng tổ chức môi giới hôn nhân trái pháp luật cho
người Đài Loan, Hàn Quốc. Trên cơ sở những bài học rút ra từ mô
hình thử nghiệm được tổ chức tại cần Thơ và Đồng Tháp từ 20152017, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã mở rộng ra 6 tỉnh Hải
Dương, Hải Phòng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu.
Nhiều chương trình cho vay vốn xoá đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo
công ăn việc làm cho phụ nữ nông thôn vùng sâu, vùng xa cũng đã

25



×