SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HỊA BÌNH
------
NGUYỄN THỊ HƯƠNG MAY
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHĨ KHĂN TÂM LÍ CỦA GIÁO VIÊN
TRONG QUẢN LÍ HÀNH VI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC THỰC HÀNH MẦM NON HOA SEN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HỊA BÌNH
Hịa Bình, 2021
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2
Nhiệm vụ nghiên cứu
2
Giả thuyết khoa học
3
Phương pháp nghiên cứu
3
Phần nội dung
4
Chương 1. Cơ sở lí luận về khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho 4
trẻ rối loạn phát triển
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
4
1.1.1. Các nghiên cứu về khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành 4
vi cho trẻ rối loạn phát triển ở nước ngồi
1.1.2. Các nghiên cứu về khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành 5
vi cho trẻ rối loạn phát triển ở Việt Nam
1.2. Các khái niệm cơ bản
6
1.2.1. Khái niệm trẻ rối loạn phát triển
6
1.2.2. Khái niệm quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển
13
1.2.3. Khái niệm khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ 14
rối loạn phát triển
Chương 2. Thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT 21
tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen, trường CĐSP Hịa Bình
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
21
2.2. Thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ 22
sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen, trường CĐSP Hịa Bình
2.2.1. Nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen về trẻ rối 22
loạn phát triển
2
2.2.2. Nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen về sự cần 24
thiết của việc quản lí hành vi cho trẻ RLPT
2.2.3. Những phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trước 25
các hành vi của trẻ RLPT
2.2.4. Mức độ khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ 27
sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi 29
cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
2.2.6. Những biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi 31
cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
Chương 3. Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản 34
lí hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen, trường
CĐSP Hòa Bình
3.1. Ngun tắc xây dựng biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành 34
vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
3.2. Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ 34
RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm 34
non Hoa Sen về trẻ RLPT
3.2.2. Biện pháp 2. Phát triển kĩ năng kiểm soát cảm xúc của giáo viên tại Cơ sở giáo dục 35
thực hành mầm non Hoa Sen trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT
3.2.3. Biện pháp 3. Phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ RLPT cho giáo viên tại Cơ sở giáo 37
dục thực hành mầm non Hoa Sen
3.2.4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT
38
3.3. Thử nghiệm biện pháp
39
Kết luận và khuyến nghị
47
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng/ Biểu
Nội dung
Bảng 2.1
Mức độ nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa
Sen về trẻ rối loạn phát triển
Bảng 2.2
Những phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa
3
Sen trước các hành vi của trẻ rối loạn phát triển
Bảng 2.3
Mức độ khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát
triển tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
Bảng 2.4
Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan đến khó
khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại Cơ
sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
Bảng 2.5
Mức độ sử dụng các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên
trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại Cơ sở giáo dục thực
hành mầm non Hoa Sen
Bảng 3.1
Mức độ phù hợp của các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo
viên trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển
Bảng 3.2
Nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen về
trẻ rối loạn phát triển
Bảng 3.3
Phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
trước các hành vi của trẻ rối loạn phát triển
Biểu đồ 2.1
Nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen về
sự cần thiết của việc quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ ĐẦY ĐỦ
TỪ VIẾT TẮT
RLPT
:
Rối loạn phát triển
CĐSP
:
Cao đẳng Sư phạm
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, số lượng trẻ được chẩn đoán rối loạn phát triển ngày
càng tăng. Rối loạn phát triển có thể xảy ra ở bất kì đứa trẻ thuộc quốc tịch, nền
văn hố, tôn giáo và xã hội nào. Theo cục Bảo trợ xã hội, Việt Nam có khoảng
200.000 người mắc chứng rối loạn phát triển như Tự kỉ, chậm nói, tăng động
giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ…Trẻ rối loạn phát triển gặp nhiều khó khăn
khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tương tác xã hội và các kĩ năng tự
phục vụ do đó cần được chăm sóc và giáo dục đặc biệt.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng nhiều nghiên cứu
cho thấy việc can thiệp sớm có thể giúp cải thiện khả năng phát triển của trẻ.
Mặc dù trẻ rối loạn phát triển được tham gia học tập hoà nhập tại các trường
mầm non nhưng trong quá trình học tập trẻ thường xuất hiện nhiều hành vi
không phù hợp. Giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phát triển gặp
khơng ít khó khăn. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên khi quản lí hành vi cho trẻ
rối loạn phát triển cịn tỏ ra e ngại, lúng túng. Điều đó gây cản trở và ảnh hưởng
bất lợi đến hiệu quả của công tác giáo dục hoà nhập. Đồng thời ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của quá trình giáo dục mầm non.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Biện
pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ rối
loạn phát triển tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trường Cao
đẳng Sư phạm Hồ Bình”. Chúng tơi mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất
được các biện pháp để khắc phục khó khăn tâm lí cho giáo viên. Từ đó góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục đối với những trẻ rối loạn phát triển
học hoà nhập tại cơ sở này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên
trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển, đề tài đề xuất biện pháp khắc
6
phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát
triển tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trường Cao đẳng Sư phạm
Hịa Bình.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Q trình chăm sóc giáo dục trẻ rối loạn phát triển.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên
trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại Cơ sở giáo dục thực hành
mầm non Hoa Sen trường CĐSP Hồ Bình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi
cho trẻ rối loạn phát triển
Nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi
cho trẻ rối loạn phát triển tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
trường Cao đẳng Sư phạm Hồ Bình
Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí
hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa
Sen trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình.
5. Giả thuyết khoa học
Khi quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển, giáo viên tại Cơ sở giáo
dục thực hành mầm non Hoa Sen trường Cao đẳng Sư phạm Hồ Bình gặp
nhiều khó khăn tâm lí. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu giáo dục
mầm non nói chung và cơng tác giáo dục hồ nhập nói riêng. Nếu có các biện
pháp hỗ trợ kịp thời thích hợp thì sẽ góp phần khắc phục khó khăn tâm lí của
giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở này.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát,
phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến khó khăn tâm lí, trẻ rối loạn
phát triển, quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển nhằm hình thành nên cơ sở
lí luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là một trong những phương pháp chính chúng tơi sử dụng để thu thập
thơng tin về thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho
trẻ rối loạn phát triển tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen.
6.3. Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát trực tiếp những biểu hiện
và những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành
vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen.
6.4. Phương pháp đàm thoại
Chúng tôi khi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập, bổ sung
và làm rõ thêm những biểu hiện khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí
hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trên các
trường hợp cụ thể, từ đó lí giải cho kết quả nghiên cứu.
6.5.Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp thống kê toán học là phương pháp chúng tơi dùng để hỗ trợ
trong q trình xử lí số liệu sau khi khảo sát thực tiễn bằng phiếu hỏi điều tra về
thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non
Hoa Sen.
8
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHĨ KHĂN TÂM LÍ
CỦA GIÁO VIÊN TRONG QUẢN LÍ HÀNH VI
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành
vi cho trẻ rối loạn phát triển ở nước ngồi
Các nhà Tâm lý học Liên Xơ (cũ) như A.I. Pan cơ, N.V.Cudomina, I. Oxtropxkia đã có những cơng trình nghiên cứu về khó khăn tâm lí trong công tác
giáo dục trẻ mầm non. Theo các tác giả này, những khó khăn thường nảy sinh
với những giáo viên chưa được đào tạo về chuyên môn, họ thường gặp khó khăn
trong việc điều khiển hoạt động học tập, trong đó có liên quan đến việc phân bố
thời gian, sự lựa chọn phương pháp và cách thức tiến hành giờ học…Các tác giả
cũng chỉ ra rằng: Mức độ khó khăn trong cơng tác của giáo viên có liên quan
đến trình độ nghiệp vụ, thâm niên cơng tác, sự chuẩn bị bài giảng trước khi lên
tiết học…Để khắc phục những khó khăn này phải đồng thời có sự vận hành của
cả hệ thống giáo dục.
Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ), các nhà nghiên cứu
Anh, Mỹ, Đức đã chỉ ra rằng: Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, con
người có thể gặp rất nhiều tình huống (những khó khăn, những xung đột…). Đặc
biệt, trong những nghiên cứu hoạt động nghề nghiệp giáo viên của các nhà
nghiên cứu như Ph. Xpirin, M. Axtrepinxki đã khẳng định: Theo bản chất, hoạt
động sư phạm luôn là hoạt động sáng tạo, bởi vậy chúng ta sẽ xem xét tình
huống sư phạm theo những tình huống có vấn đề.
Qua thực tiễn đào tạo mầm non rất nhiều năm ở Liên Xô (cũ) các nhà
nghiên cứu đã khẳng định rằng: “ Hoạt động có hiệu quả của giáo viên mầm non
khơng thể thiếu sự lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp mà
10
đặc biệt là những kiến thức tâm lí hoạt động của giáo viên mầm non, về các kỹ
năng phân tích và xử lý các tình huống trong cơng tác”. Các nhà nghiên cứu đã
đi đến kết luận: Sự khắc phục khó khăn và lĩnh hội tay nghề sư phạm diễn ra
trong quá trình giáo viên nghiên cứu tâm lý trẻ, làm sâu sắc và giàu có kiến
thức, nâng cao trình độ văn hố chung, hình thành kỹ năng và hiểu biết nghề
nghiệp. Điều quan trọng để đạt được những vấn đề cơ bản trên là sự học tập,
trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn của các giáo sinh sư phạm mầm non.
Trẻ rối loạn phát triển là đối tượng giáo dục cần can thiệp càng sớm càng
tốt. Hiện nay, nhiều tác giả trên thế giới đã dành nhiều sự quan tâm cho đối
tượng này. Hầu hết, các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về những rối loạn cụ
thể nằm trong nhóm các rối loạn phát triển thần kinh. Họ tiếp cận từ nhiều góc
độ khác nhau như về dịch tễ, biểu hiện, nguyên nhân, phương pháp can thiệp;
bên cạnh đó, những nghiên cứu về kiến thức, thái độ của cộng đồng cũng đã
được nhiều tác giả đề cập. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa có sự quan tâm đến
vấn đề khó khăn tâm lí của những người làm cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ bị
rối loạn phát triển trong cộng đồng. Các cơng trình nghiên cứu về khó khăn tâm
lý ở nước ngoài chủ yếu quan tâm đến khó khăn tâm lí trong hoạt động giao tiếp
và giao tiếp sư phạm nói chung. Hiện nay, chúng tơi chưa tìm thấy có cơng trình
nghiên cứu nào về khó khăn tâm lí của giáo viên trong q trình quản lí hành vi
cho trẻ bị RLPT được công bố.
1.1.2. Các nghiên cứu về khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành
vi trẻ rối loạn phát triển ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí
hành vi cho trẻ RLPT vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm.
Chúng tơi khơng tìm thấy cơng trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về
vấn đề này. Khi nghiên cứu về khó khăn tâm lí, các tác giả trong nước thường
nghiên cứu về: Khó khăn tâm lí trong hoạt động giao tiếp, khó khăn tâm lí trong
hoạt động học tập, khó khăn tâm lí trong hoạt động thực tập sư phạm của sinh
viên, khó khăn tâm lí trong học ngoại ngữ…Chúng tôi nhận thấy rằng, việc
11
nghiên cứu khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT là
việc làm cần thiết. Bởi lẽ, quản lí hành vi cho trẻ RLPT là việc gặp nhiều khó
khăn phức tạp. Để đem lại hiệu quả trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ RLPT
thì giáo viên mầm non cần có các biện pháp hỗ trợ họ khắc phục những khó
khăn tâm lí đó.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm trẻ rối loạn phát triển
Rối loạn phát triển là một khái niệm rộng được tiếp cận với nhiều dạng
khuyết tật ở trẻ nhỏ. RLPT bao gồm một nhóm các tình trạng tâm thần bắt
nguồn từ thời thơ ấu liên quan đến suy yếu nghiêm trọng ở các khu vực khác
nhau. Thuật ngữ này còn được sử dụng với một số tên gọi khác. Khái niệm hẹp
nhất được sử dụng trong danh mục “ Rối loạn cụ thể về phát triển tâm lý” trong
ICD - 10. Những rối loạn này bao gồm rối loạn phát triển ngôn ngữ, rối loạn học
tập, rối loạn vận động và rối loạn phổ tự kỷ…Rối loạn phát triển có mặt từ đầu
đời. Hầu hết cải thiện khi đứa trẻ lớn lên, nhưng một số khiếm khuyết kéo dài
suốt cuộc đời. Có một thành phần di truyền mạnh mẽ; nhiều nam giới bị ảnh
hưởng hơn nữ giới.13
Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần phiên bản 5 của
Hiệp hội tâm thần học Hoa kỳ (DSM - 5): Rối loạn phát triển là một nhóm các
rối loạn khởi phát sớm trong quá trình phát triển, thường ở thời điểm trước khi
trẻ đến trường và được đặc trưng bởi những thiếu hụt phát triển, từ đó dẫn đến
suy yếu chức năng cá nhân, xã hội, học tập hoặc nghề nghiệp.
Phạm vi của các thiếu hụt phát triển rất đa dạng, từ những thiếu sót rất cụ
thể của việc học tập hoặc kiểm soát các chức năng lập kế hoạch đến sự suy yếu
tổng thể của các kỹ năng xã hội hoặc trí tuệ. Rối loạn phát triển thường xuất
hiện đồng thời với nhau; ví dụ: trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường khuyết tật trí tuệ,
trẻ tăng động giảm tập trung thường có khó khăn học tập. Đối với một số rối
loạn, biểu hiện lâm sàng bao gồm các triệu chứng như suy giảm và trễ trong việc
12
đạt được các mốc phát triển mong đợi.
Như vậy, RLPT là những rối loạn xảy ra trong quá trình phát triển của trẻ
em, thường làm chậm sự phát triển. Nó bao gồm những rối loạn về phát triển
thể chất, tâm lí, và tâm thần kinh. 13
RLPT có thể xảy ra ở một hay nhiều lĩnh vực: vận động (thô hoặc tinh),
ngôn ngữ, kĩ năng xã hội, hành vi, kĩ năng tư duy…
1.2.1.1. Các dạng trẻ rối loạn phát triển
a. Khuyết tật trí tuệ
Khuyết tật trí tuệ là các khuyết tật vĩnh viễn do những suy yếu về cơ thể
hoặc tâm thần bắt đầu trong quá trình phát triển và ảnh hưởng đến hoạt động
chức năng hàng ngày ở ba hoặc nhiều hơn các lĩnh vực: Sống độc lập, tự túc về
kinh tế, học tập, vận động cơ thể, ngôn ngữ, tự chăm sóc…
* Các tiêu chí xác định khuyết tật trí tuệ 8
Khuyết tật trí tuệ bao gồm 3 tiêu chí sau:
- Dưới mức trí tuệ trung bình một cách rõ rệt (IQ < 70): trẻ cần được đánh
giá khả năng trí tuệ bằng các thang đo trí tuệ có độ tin cậy và độ hiệu lực.
- Suy yếu trong hoạt động/chức năng thích nghi ví dụ khả năng sống độc
lập, khả năng đi làm tự túc về kinh tế, khả năng học, khả năng nói và giao tiếp…
- Các khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
Các dấu hiệu và triệu chứng của khuyết tật trí tuệ đều là hành vi. Việc
nhìn mặt hoặc biểu hiện bên ngồi để chẩn đốn chậm phát triển chỉ đúng trong
số ít trường hợp. Tuy vậy, người bị khuyết tật trí tuệ thường có một số đặc điểm
sau:
+ Chậm về khả năng nghe, hiểu và nói.
+ Trí nhớ kém (học rồi qn)
+ Khó tiếp thu những quy ước, quy định xã hội.
13
+ Khó khăn trong những kĩ năng giải quyết vấn đề (khơng biết làm gì
khi có các tình huống bất thường xảy ra).
+ Chậm trong sự phát triển các hành vi thích nghi như: tự chăm sóc, tự
phục vụ bản thân…
+ Thiếu sự kiềm chế ở nơi cơng cộng.
Nói chung trẻ chậm phát triển thì học tập, vận động, ngơn ngữ, khả năng
tư duy, mọi mặt của đời sống đều chậm so với trẻ phát triển bình thường. Trẻ
cần nhiều thời gian, sự hướng dẫn và giúp đỡ để làm được những việc mà trẻ
bình thường chủ cần tự quan sát và bắt chước được. Trẻ chậm phát triển các kĩ
năng sẽ chậm hơn so với các mộc phát triển thường thấy ở trẻ khác, nhưng trẻ
vẫn sẽ đi qua các mốc đó nhưng chậm hơn, cần nhiều thời gian hơn.
b. Rối loạn phổ tự kỷ
Tự kỷ (Autism) là thuật ngữ nói đến một nhóm các rối loạn phức tạp trong
sự phát triển của não bộ. Đặc trưng cốt lõi của rối loạn phổ tự kỷ là sự khó khăn
trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời và khơng lời; có cá hành
vi sở thích hạn hẹp và định hình lặp lại. Do khiếm khuyết trong tương tác xã hội
kèm rối loạn về cảm giác, trẻ rối loạn phổ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm về tự kỷ, nhưng khái niệm tương đối đầy
đủ và được sử dụng phổ biến nhất là khái niệm của Liên Hiệp Quốc đưa ra năm
2008: “ Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được biểu
hiện ra ngoài trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng
đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và
người lớn ở nhiều quốc gia khơng phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện
kinh tế - xã hội. Đặc điểm của nó là khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề
về giao tiếp bằng lời nói và khơng bằng lời nói; có các hành vi, sở thích, hoạt
động lặp đi lặp lại và hạn hẹp.”6, tr.103
Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định một nguyên nhân duy nhất
14
gây ra tự kỷ và họ khẳng định khơng có một kiểu tự kỷ duy nhất. Tuy nhiên,
trong hầu hết trường hợp, tự kỷ có vẻ là sự kết hợp của các gen nguy cơ tự kỷ và
các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên sự phát triển sớm của não bộ.
c. Chậm phát triển ngơn ngữ (chậm nói)
Chậm phát triển về lời nói là sự chậm hơn về sự phát triển hay cơ chế sử
dụng lời nói. Lời nói bao hàm quá trình tạo ra âm thanh, như việc sử dụng các
cơ quan bộ phận như phổi, dây thanh quản, miệng, môi, lưỡi, răng…Chậm phát
triển về ngôn ngữ là chậm về sự phát triển sử dụng ngôn ngữ.
Trẻ chậm nói có thể gặp một số vấn đề về xã hội và cảm xúc (ngại giao
tiếp, thiếu kĩ năng giao tiếp, tức giận vì khơng thể hiện được nhu cầu…) và có
ảnh hưởng đến tâm lí (tự ti, thu mình lại…)
d. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
ADHD là rối loạn tâm thần và thần kinh - hành vi, đặc trưng bởi khó khăn
trong việc tập trung hoặc tăng hoạt động/ xung động hay kết hợp cả giảm tập
trung chú ý và tăng hoạt động/ xung động. ADHD là dạng rối loạn phát triển
phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 2 đến 8 % trẻ em tuổi đến trường, được nghiên
cứu nhiều nhất, điều trị khá hiệu quả và tiên lượng tốt.
ADHD bao gồm 3 dạng:
+ Giảm tập trung là chủ yếu: Khó duy trì chú ý vào nhiệm vụ, hoạt động địi
hỏi nỗ lực trí tuệ, ví dụ như tập viết, ngồi học…trẻ hay quên, dễ bị sao nhãng
bởi các kích thích bên ngồi.
+ Tăng động - xung động là chủ yếu: Chân tay ln cựa quậy, khó ngồi yên,
hoạt động liên tục, nói liên tục hoặc nói quá nhiều, bộp chộp nói xen vào người
khác, chạy nhảy leo trèo quá mức.
+ Kết hợp giảm tập trung và tăng động - xung động.
1.2.1.2. Đặc điểm về hành vi của trẻ rối loạn phát triển
Trẻ RLPT thường không khác biệt về hình dáng bề ngồi hay hình thái não
15
bộ, nhưng khác biệt về chức năng và cách tiếp nhận, xử lý và truyền thông tin
trong não bộ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc để ý, chia sẻ, bắt chước, chú ý;
có thể gặp khó khăn về tiếp nhận và xử lý thơng tin thị giác, thính giác, tư duy
trừu tượng…vì vậy sẽ khó khăn hoặc khơng tiếp thu được những thông tin như
những trẻ phát triển bình thường (thơng qua quan sát, bắt chước…). Trẻ rối loạn
phát triển thường có các “hành vi bất thường”. Theo quan điểm của một số nhà
Tâm lí, họ coi đó là các hành vi lệch khỏi mức bình thường, lệch khỏi mức lý
tưởng, thiếu khả năng hành xử hữu hiệu. Hành vi bất thường được xếp vào 2
loại:
- Hành vi hướng nội: Có nghĩa là trẻ sống thu mình, ít giao tiếp và đôi
khi tự xâm hại cơ thể.
- Hành vi hướng ngoại: Trẻ thể hiện ra bên ngoài thái độ chống đối
hung hãn, có hành vi trái ngược, giảm chú ý và dễ kích động.
Những hành vi bất thường của trẻ không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của chính bản thân đứa trẻ mà cịn là mối lo ngại thực sự đối với cha mẹ và
các nhà giáo dục. Những đặc điểm thường gặp của các hành vi bất thường xuất
hiện ở trẻ rối loạn phát triển gồm:
- Hành vi gây gổ: Chỉ những hành vi, dùng lời hoặc không dùng lời
gây ra thương tổn cho người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và
mang lại điều gì đó cho người gây gổ.
- Hành vi phá rối: Được định nghĩa như “hành vi có mục đích làm
gián đoạn q trình học đang diễn ra trong lớp học”.
- Hành vi cáu giận bùng phát: Thường bao gồm những đặc điểm tính
cách hung hăng, gây gổ và hành vi bất hợp tác.
- Nói tự do: Trẻ nói khi khơng phải lượt của mình hoặc liên tục làm
ảnh hưởng giáo viên trong q trình giảng bài. Trẻ nói mà không hề xin
phép.
16
- Hành vi rập khuôn: Là các phản ứng lặp lại giống nhau nhiều lần.
- Hành vi tự kích thích: Trẻ thực hiện hành vi để tạo ra một kích thích
mà trẻ thích.
- Hành vi tự xâm hại: Thơng thường những trẻ có hành vi xâm hại là
những trẻ có cảm giác dưới ngưỡng. Do vậy trẻ tự cấu, cắn, giật tóc của
mình, va người vào tường…mà khơng cảm thấy đau.
- Thiếu chú ý: Trẻ xao nhãng với những tiếng ồn nhẹ nhất hoặc sự
thay đổi trong môi trường. Khi đã bị xao lãng, trẻ thường khó trở lại làm
việc. Kết quả là khó hồn thành bài tập hoặc nhiệm vụ.
- Hành vi khơng hợp tác: Trẻ thường có thái độ tiêu cực, bướng bỉnh,
dễ nổi cáu khi được yêu cầu làm gì đó hoặc khi bị cấm làm điều gì đó,
khơng tn theo nội quy của lớp, thường chống đối giáo viên.
- Kém tập trung khi thực hiện các hoạt động: Liên quan đến việc trẻ
khó duy trì sự tập trung và thường đi kèm với tính bốc đồng, hiếu động thái
quá.
- Thu mình: Là loại hành vi hướng nội điển hình. Một số trẻ ban đầu
do tự ti vì kém bạn bè có thể ít giao tiếp với người khác, dẫn tới xu hướng
cô lập, tránh tiếp xúc.
- Bốc đồng: Trẻ phản ứng nhanh chóng trước các kích thích của mơi
trường xung quanh mà khơng suy nghĩ. Phản ứng này thường khơng đúng
và do đó trẻ thường học tập và giao tiếp kém.
- Hiếu động thái quá: Trẻ khơng ngồi và thực hiện nhiệm vụ của mình
trong một thời gian ngắn. Những hành vi này có thể bao gồm sự bồn chồn,
luôn muốn hoạt động, sốt ruột.
- Lo lắng thái quá: Trẻ thường tỏ ra sợ hãi, dễ cảm thấy bị đe doạ,
luôn trốn tránh thực tại và những tình huống mới. Trẻ cũng thường hành
động một cách bồng bột.
17
Như vậy, những đặc điểm về hành vi của trẻ RLPT được biểu hiện thơng
qua 3 tiêu chí cụ thể sau:
* Biểu hiện qua vận động các bộ phận cơ thể:
- Trẻ đi lại, ra vào tự do trong lớp.
- Khi khơng vừa ý, trẻ có thể đấm đá, xơ đẩy hoặc ăn vạ.
- Ngồi không yên, gật gù, lắc người, vận động tay chân liên tục.
- Trẻ có thể đạp phá đồ vật khi chơi.
- Trẻ có thể vệ sinh khơng đúng nơi.
- Trẻ từ chối sự chăm sóc, vỗ về của người khác bằng cách lẩn tránh.
* Biểu hiện bằng sự im lặng:
- Trẻ ngồi uể oải, buồn chán, im lặng.
- Khơng nói chuyện với bạn bè, mọi người xung quanh.
- Không thực hiện nhiệm vụ.
- Không phản ứng lại thậm chí khi bị trêu chọc.
* Biểu hiện bằng âm thanh lời nói:
- Trẻ nói tự do trong giờ học.
- Trẻ có thể la hét, gào thét khơng rõ ngun nhân.
- Trẻ có thể lẩm bẩm một mình.
- Trẻ có thể khóc hoặc hờn dỗi.
1.2.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến hành vi bất thường của trẻ rối loạn
phát triển
Những biểu hiện bất thường về hành vi của trẻ rối loạn phát triển có thể
nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thực tế cho thấy nguyên nhân dẫn
đến những hành vi không mong muốn là rất đa dạng và phức tạp như chính bản
thân mỗi trẻ. Do vậy, xác định chức năng của từng hành vi là rất khó khăn. Để
18
ngăn chặn và giảm thiểu hành vi có vấn đề, chúng ta cần theo dõi những yếu tố
có thể dẫn đến các hành vi đó một cách có hệ thống. Đánh giá chính xác nguyên
nhân dẫn đến hành vi bất thường là cơ sở để chúng ta có biện pháp phịng ngừa
và quản lí hành vi của trẻ hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:
+ Do tổn thương hoạt động thần kinh cấp cao làm cho quá trình hưng phấn
và ức chế mất cân bằng.
+ Nhận thức của trẻ quá hạn chế nên không hiểu hết được những nội quy,
quy tắc. Trẻ không hiểu hành vi thái độ của mình đúng hay sai.
+ Hạn chế về ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp khiến trẻ không biết thể hiện
cảm xúc và mong muốn.
+ Trẻ bị đối xử thiếu cơng bằng ở trong gia đình hoặc ở nhà trường và xã
hội.
+ Trẻ muốn thu hút sự chú ý của người khác vì trẻ khơng biết cách sử dụng
ngôn ngữ để làm điều này.
+ Trẻ muốn trốn chạy khỏi các tình huống mà trẻ khơng thích hoặc trốn
tránh nhiệm vụ khó khăn.
1.2.2. Khái niệm quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển
1.2.2.1. Quản lí hành vi
Trong đời sống xã hội, quản lí xuất hiện khi có hoạt động chung của con
người. Quản lí điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các
hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của
tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước.
Dưới góc độ tâm lí học, quản lí là tác động có ý thức của chủ thể quản lí
lên đối tượng bị quản lí để đạt được mục tiêu nhất định.
Chủ thể quản lí là cá nhân hay tổ chức - những đại diện có quyền hạn và
trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng
tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lí.
19
Khách thể của quản lí vơ cùng đa dạng, tuỳ thuộc vào từng loại hình quản
lí. Nó được quy định bởi nhiều quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo
đức, quy phạm tôn giáo , quy phạm pháp luật…
Hành vi của con người là một trong những khách thể quản lí. Đặc biệt
trong lĩnh vực giáo dục. Ngay từ khi còn nhỏ, hành vi của con người đã được
“uốn nắn” trong các quy phạm về mặt đạo đức, pháp luật, tôn giáo, sắc tộc…
Xét trên phương diện về sinh học‚ tâm lý học thì hành vi có nghĩa là cách
thể hiện suy nghĩ của một người ra bên ngồi thơng qua hành động hoặc cử chỉ‚
trạng thái trong một hoàn cảnh nhất định và trong một khoảng thời gian cụ thể.
Với cách tiếp cận trên có thể hiểu quản lí hành vi là sự tác động có ý thức
của một cá nhân hay tổ chức có quyền hạn và trách nhiệm lên các hành động,
cử chỉ, trạng thái của đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
1.2.2.2. Quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển
Quản lí hành vi khơng mong muốn của trẻ rối loạn phát triển là việc không
hề đơn giản. Chúng ta có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau nhưng nên bắt
đầu bằng những biện pháp xử lý nhẹ nhất. Mặt khác, việc lựa chọn biện pháp xử
lí nào phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi do trẻ gây ra. Mục tiêu
cuối cùng là dạy trẻ kiểm sốt được các hành vi của mình mà khơng cần hoặc
cần ít nhất sự hỗ trợ từ phía bên ngồi. Từ đó, giúp trẻ sống độc lập ở mức cao
nhất và hồ nhập được với cộng đồng.
Quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển là sự tác động của một bằng mẫu thử nghiệm
là 18 giáo viên đang làm việc tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen,
trường Cao đẳng Sư phạm Hồ Bình. Các giáo viên thuộc mẫu thử nghiệm đều
đang hoặc đã từng làm việc tại các nhóm lớp có trẻ bị RLPT. Hầu hết, trong khi
quản lí hành vi cho trẻ RLPT các cơ đều gặp khó khăn tâm lí ở các mức độ khác
nhau.
3.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm biện pháp
Tiến hành quan sát, ghi chép lại quá trình thử nghiệm biện pháp, phát
phiếu hỏi và xử lý số liệu nhằm đánh giá kết quả của việc thử nghiệm biện pháp.
3.3.5. Tiến hành thử nghiệm biện pháp
3.3.5.1. Chuẩn bị thử nghiệm
- Xây dựng kế hoạch thử nghiệm biện pháp
- Xây dựng công cụ thử nghiệm biện pháp
- Xây dựng công cụ đánh giá hiệu quả biện pháp
3.3.5.2. Tiến hành thử nghiệm
a. Thử nghiệm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên tại Cơ sở
giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen về trẻ rối loạn phát triển
Để thử nghiệm biện pháp này chúng tôi đã tiến hành như sau:
Cung cấp, trang bị các tài liệu khoa học, chính xác về trẻ RLPT cho giáo
viên như: Thấu hiểu & hỗ trợ trẻ tự kỉ của Phạm Toàn và Lâm Hiếu Bình, NXB
Trẻ 2014 ; Tự kỉ - những vấn đề lí luận và thực tiễn của Nguyễn Thị Hoàng Yến,
47
NXB ĐHSP Hà Nội 2013; Giáo dục trẻ khuyết tật của Nguyễn Xuân Hải, NXB
Giáo dục, 2009; Các lý thuyết tâm lí giải thích rối loạn phổ tự kỉ và hướng vận
dụng trong can thiệp của Trần Văn Công và Nguyễn Nữ Tâm An
(2017),…Đồng thời chúng tôi cũng trao đổi với giáo viên về nội dung của các
tài liệu về trẻ RLPT.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức về các vấn đề của trẻ RLPT và các cách
quản lí hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
thơng qua các khố tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn như tuyên truyền thông
qua buổi trao đổi, thảo luận giữa Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí - Giáo dục và
Giáo dục Đặc biệt (NCTLGD & GDĐB) với Cơ sở giáo dục thực hành mầm non
Hoa Sen về các vấn đề của trẻ RLPT đặc biệt là vấn đề quản lí hành vi cho trẻ
RLPT đang theo học tại cơ sở.
Trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ trong công việc giữa giáo viên
dạy can thiệp với giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp học hồ nhập.
Thơng qua các giờ đón và trả trẻ của cơ sở đang học can thiệp tại trung tâm
NCTLGD & GDĐB, qua các buổi dự giờ, quan sát trẻ tại cơ sở thực hành
GDMN Hoa Sen chúng tôi đã trao đổi về các biểu hiện bất thường, những thói
quen, sở thích, hứng thú của trẻ…từ đó giúp giáo viên hiểu rõ hơn về đối tượng
trẻ RLPT mà mình đang chăm sóc giáo dục.
b. Thử nghiệm biện pháp 2: Phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ rối loạn phát
triển cho giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
Để thử nghiệm biện pháp này chúng tôi đã tiến hành như sau:
Hướng dẫn giáo viên sử dụng phối hợp linh hoạt giữa ngơn ngữ nói và
ngôn ngữ cơ thể: Do nhận thức của trẻ RLPT còn hạn chế và kĩ năng giao tiếp
còn kém nên trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ RLPT trên lớp giáo viên
mầm non cần phát huy hiệu quả của việc sử dụng ngơn ngữ nói kết hợp với
ngơn ngữ cơ thể. Trong bất kì hoạt động nào, khi giao tiếp với trẻ RLPT, chúng
tôi hướng dẫn giáo viên cách sử dụng ngơn ngữ nói sao cho tốc độ nói, cường
độ nói và câu từ sử dụng phải đảm bảo cho trẻ nghe được, hiểu được và làm
48
theo.
Hướng dẫn giáo viên cách tăng cường giao tiếp bằng mắt với trẻ thông
qua làm mẫu cho giáo viên các bài tập thu hút sự chú ý của trẻ vào cô giáo và
chú ý đến thế giới đồ vật xung quanh: trị chơi ống nhịm, sử dụng bảng màu
kích thích thị giác, xâu hạt, xâu vòng, các trò chơi tương tác 1 -1, ném vịng,
ném bóng…
Hướng dẫn giáo viên cách sử dụng các hình ảnh trực quan thay thế ngơn
ngữ nói trong q trình giao tiếp với trẻ RLPT. Với các trẻ rối loạn ngơn ngữ,
chậm nói…thì chúng tơi hướng dẫn giáo viên cách sử dụng hình ảnh trực quan
cho ngơn ngữ nói như: xây dựng kế hoạch bằng hình ảnh, xây dựng chuỗi hoạt
động bằng hình ảnh, cách chọn hình ảnh hỗ trợ, cách sắp xếp hình ảnh hỗ trợ,
cách đặt vị trí của hệ thống hình ảnh…để giúp việc giao tiếp giữa trẻ RLPT và
giáo viên thuận lợi hơn.
Hướng dẫn giáo viên dạy trẻ cách phát âm các từ mới và mở rộng vốn từ
cho trẻ bằng các phương pháp âm ngữ trị liệu, đọc thơ, đọc các mẩu truyện ngắn,
học các bài hát đơn giản…khơi gợi sự chú ý của trẻ, lơi cuốn trẻ vào q trình giao
tiếp như tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi luyện phát âm: trò chơi bắt chước tiếng
kêu con vật, thổi bóng, các bài tập luyện cơ mơi miệng, luyện đưa lưỡi, …
3.3.5.3. Kết quả thử nghiệm biện pháp
Trước khi tiến hành thử nghiệm biện pháp, chúng tôi đã khảo sát mức độ
phù hợp của các biện pháp đó và thu được kết quả ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Mức độ phù hợp của các biện pháp khắc phục khó khăn
tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT
tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
Mức độ
STT
Các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí
của giáo viên
49
Rất
phù
hợp
Phù
hợp
Khơng
phù
hợp
1
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của giáo viên tại cơ
sở thực hành Giáo dục Mầm non Hoa Sen về trẻ rối 94%
6%
0%
44%
0%
16%
0%
28%
0%
loạn phát triển.
2
Biện pháp 2. Phát triển kĩ năng kiểm soát cảm xúc 56%
của giáo viên tại cơ sở thực hành GDMN Hoa Sen.
3
Biện pháp 3. Phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ RLPT 84%
cho giáo viên tại cơ sở thực hành GDMN Hoa Sen
4
Biện pháp 4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong 72%
quản lí hành vi cho trẻ RLPT.
Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy: Hầu hết ý kiến của giáo viên tại Cơ sở giáo
dục thực hành mầm non Hoa Sen đánh giá các biện pháp mà chúng tôi đề xuất
đều ở mức độ rất phù hợp và phù hợp. Cả 04 biện pháp đều được đánh giá ở
mức độ rất phù hợp với tỉ lệ trên 50%, đặc biệt, biện pháp 1 có tới 94% và biện
pháp 3 với 84% ý kiến đánh giá là rất phù hợp. Khơng có ý kiến nào đánh giá ở
mức không phù hợp. Theo cô N.T.N: “ Việc nâng cao nhận thức của giáo viên
về trẻ RLPT và phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ RLPT sẽ giúp cho giáo viên
tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen có những nền tảng ban đầu
trong q trình chăm sóc và giáo dục trẻ RLPT. Bên cạnh đó những kiến thức
và kĩ năng này cũng góp phần giảm bớt những căng thẳng áp lực cho các cô
trong công việc.”
Trên cơ sở kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành thử nghiệm 02 biện pháp
được đánh giá ở mức độ rất phù hợp cao nhất. Sau khi tiến hành thử nghiệm 02
biện pháp như đã lựa chọn chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm
non Hoa Sen về các vấn đề của trẻ RLPT
STT
Các vấn đề của trẻ RLPT
50
Chưa
hiểu rõ
Hiểu
đôi chút
Hiểu
rõ
1
Các dạng trẻ RLPT
11%
28%
61%
2
Đặc điểm tâm lí của trẻ RLPT
28%
28%
44%
3
Đặc điểm hành vi bất thường của trẻ RLPT.
22%
50%
28%
4
Nguyên nhân dẫn đến hành vi bất thường
của trẻ RLPT
61%
28%
11%
Biểu hiện về mặt nhận thức: Sau khi được tham gia tập huấn, trao đổi,
đàm thoại và được cung cấp tài liệu về trẻ RLPT, giáo viên tại Cơ sở giáo dục
thực hành mầm non Hoa Sen đã hiểu rõ hơn về các vấn đề của trẻ, kết quả cụ thể
như sau:
Kết quả từ bảng số liệu cho thấy: Giáo viên đã có thể nhận diện được các
dạng trẻ RLPT với số ý kiến hiểu rõ chiếm 61%. Qua trị chuyện chúng tơi thấy
rằng các cơ đã khơng cịn đồng nhất trẻ tự kỉ với các trẻ tăng động giảm chú ý,
trẻ chậm nói, trẻ khuyết tật trí tuệ. Các cơ hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lí của trẻ
RLPT cũng như đặc điểm của các hành vi bất thường. Các mức độ hiểu tăng lên
và ở mức độ chưa hiểu rõ giảm đi. Tuy nhiên, đối với nguyên nhân dẫn đến các
hành vi của trẻ RLPT thì vẫn là vấn đề khó và còn nhiều ý kiến của giáo viên
chưa hiểu rõ ( 61 % ý kiến). Song mức độ giáo viên hiểu đôi chút và hiểu rõ về
vấn đề này đã nhiều hơn trước khi chưa áp dụng biện pháp.
Từ hiệu quả của việc nâng cao nhận thức, giáo viên tại Cơ sở giáo dục
thực hành mầm non Hoa Sen đã có những biểu hiện tích cực về mặt thái độ và
hành vi. Phản ứng của các cô khi gặp các hành vi bất thường của trẻ đã hạn chế
các trạng thái lo lắng, bối rối, sợ hãi và né tránh. Biểu hiện cụ thể về những phản
ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trước các
hành vi bất thường của trẻ RLPT sau khi áp dụng biện pháp, chúng tôi thu được
kết quả dưới bảng 3.3
Bảng 3.3. Phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm
non Hoa Sen trước các hành vi bất thường của trẻ RLPT.
51
Mức độ
STT
Những phản ứng của giáo viên
Thường
xun
Đơi
khi
Khơng
bao giờ
1
Rất bực mình và khơng kiềm chế được cơn
nóng giận
16%
56%
28%
2
Bối rối và lúng túng không biết nên làm thế
nào.
61%
22%
17%
3
Lo lắng khi phải quản lí hành vi bất thường.
44%
39%
17%
4
Sợ hãi và né tránh, để cho giáo viên khác xử
lý.
28%
44%
28%
5
Bình tĩnh xử lý các hành vi bất thường của
trẻ.
39%
28%
33%
Kết quả từ bảng số liệu ta thấy: Sau khi chúng tôi tiến hành áp dụng các
biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí, giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành
mầm non Hoa Sen đã có những phản ứng tích cực hơn. Khi quản lí hành vi cho
trẻ RLPT, mức độ thường xuyên gặp phải các trạng thái bối rối, lúng túng và lo
lắng ở giáo viên giảm xuống chỉ còn 61% và 44% . Tâm lí sợ hãi và né tránh
cũng đã được khắc phục ở một số giáo viên, chỉ còn 28% giáo viên thường
xuyên gặp vấn đề này. Số giáo viên có thể giữ được thái độ bình tĩnh trước các
hành vi của trẻ RLPT tăng lên với tỉ lệ 39 % so với trước khi áp dụng biện pháp chỉ có
22% .Như vậy, sau khi áp dụng 02 biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí, giáo
viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen đã nâng cao nhận thức về
trẻ RLPT và có thái độ bình tĩnh, tự tin chủ động hơn trong q trình quản lí
hành vi cho trẻ. Điều này chứng tỏ 02 biện pháp được áp dụng đã bước đầu có
hiệu quả. Việc cung cấp hệ thống kiến thức và các kĩ năng giao tiếp phù hợp với
trẻ RLPT cho giáo viên có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, góp phần khắc phục khó
khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên các nguyên tắc xây dựng biện pháp: Đảm bảo tính hệ thống, đảm
52