ĐIỀU TIẾT TỶ GIÁ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP MỚI
THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
TS. Phùng Thanh Quang1
Nguyễn Thanh Tùng
Tóm tắt
Sau nhiều nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá vẫn là vấn đề nóng trong nửa đầu
năm 2016. Ngân hàng Nhà nước thời gian qua ban hành nhiều chính sách nhằm tăng
cường kiểm sốt tỷ giá: hạ lãi suất huy động USD xuống 0% đối với tổ chức và 0.25% đối
với cá nhân (Quyết định số 1938/2015/QĐ-NHNN), thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm
(Quyết định số 2730/2015/QĐ-NHNN) và hạn chế việc cho vay bằng ngoại tệ từ
31/3/2016 (Thông tư số 24/2015/TT-NHNN). Các biện pháp này đã từng bước nâng cao vị
thế của đồng Việt Nam, giúp đồng nội tệ ổn định và lên giá nhẹ trong nửa đầu năm 2016.
Tuy nhiên, việc hạ lãi suất USD xuống 0% cũng khiến cho số dư tiền gửi ngoại tệ tại các
ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng (khoảng 40 - 60% so với cùng kỳ 2015), dẫn đến mất
cân đối cung cầu về tín dụng ngoại tệ. Hàng loạt ngân hàng xuất hiện tình trạng “thỏa
thuận” ngầm, huy động ngoại tệ kèm với nội tệ để nhận lãi suất ngoại tệ thực dương. Bài
viết này sẽ đánh giá thực trạng biến động tỷ giá trong giai đoạn 2015- nửa đầu năm 2016
và đề xuất một số khuyến nghị chính sách.
Từ khóa: tỷ giá trung tâm, tín dụng ngoại tệ, thanh khoản ngoại tệ, đơ la hóa.
1. Một số chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước về quản lý tỷ giá
Từ đầu năm 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thành công mục
tiêu điều hành chủ động và linh hoạt chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mơ và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp
với diễn biến thị trường nhằm bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, từng bước giảm dần
tình trạng đơ la hóa. Trước những diễn biến bất lợi từ thị trường quốc tế, đặc biệt là
việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phá giá liên tục đồng nhân dân tệ trong ba
ngày liên tiếp (11, 12 và 13/8/2015) với mức kỷ lục (4,6%), kéo theo các đồng tiền
trong khu vực ASEAN giảm giá mạnh. Bên cạnh đó, lần đầu tiên sau gần một thập kỷ,
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chính thức tăng lãi suất cơ bản vào ngày 16/12/2015 từ
mức 0 - 0,25% lên 0,25 - 0,5%. Điều này càng làm tăng áp lực phá giá nhẹ đồng nội tệ
để đảm bảo các cân đối vĩ mô. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới,
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính:
214
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những phản ứng kịp thời bằng việc chủ động tăng
tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho ngày
19/8/2015 từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD (mức điều chỉnh tăng 1%),
đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ ±2% lên ±3%. Bước đi này của NHNN là
khá tích cực, với mục tiêu xuyên suốt là tạo tính linh hoạt cho tỷ giá, hỗ trợ hoạt động
xuất khẩu trước các tác động bất lợi trên thị trường. Đồng thời NHNN cũng đã thực
hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường ngoại tệ, khắc
phục tình trạng căng thẳng cung - cầu ngoại tệ. Đáng chú ý là một số chính sách sau:
Thứ nhất, hạn chế tín dụng ngoại tệ đối với các chủ thể trong nền kinh tế
nhằm ổn định thị trường ngoại hối
Ngày 27/05/2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2016/TT - NHNN quy
định việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đối với khách hàng vay là người cư trú, sửa đổi bổ sung Thông tư số 24/2015/TT NHNN và tiếp tục hoàn thiện việc kiểm sốt nhóm đối tượng được vay ngoại tệ để
thay thế Thông tư số 43/2014/TT-NHNN. Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1. Bảng so sánh những điểm khác nhau trong nhóm đối tượng cho vay
ngoại tệ trong các Thông tư số 43, Thông tư số 24 và Thông tư số 07
STT
1
2
Khách
hàng
Thông tư 43
Thơng tư 24
Thơng tư 07
Nhóm
1
Cho vay ngắn hạn, trung và dài
hạn để thanh tốn ra nước ngồi
tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch
vụ khi khách hàng vay có đủ
ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất,
kinh doanh để trả nợ vay
Giữ nguyên
Giữ ngun
Nhóm
2
Cho vay để đầu tư trực tiếp ra
nước ngồi đối với các dự án,
cơng trình quan trọng quốc gia
được Quốc hội, Chính phủ hoặc
Thủ tướng Chính phủ quyết định
chủ trương đầu tư và đã được
Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp giấy
chứng nhận đầu tư ra nước
ngoài
Giữ nguyên
Giữ nguyên
215
STT
3
4
Khách
hàng
Thơng tư 43
Thơng tư 24
Thơng tư 07
Nhóm
3
Cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng
dầu được Bộ Cơng thương giao
hạn mức nhập khẩu xăng dầu để
thanh tốn ra nước ngoài tiền nhập
khẩu xăng dầu khi khách hàng vay
khơng có hoặc khơng có đủ nguồn
thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh để trả nợ vay.
Không giới hạn về
mặt thời gian việc
thực hiện cho vay
(Thông tư số 43 giới
hạn việc cho vay đến
31/12/2015)
Giữ nguyên
so với
Thông tư số
24/2015/TT
– NHNN
Nhóm
4
Cho vay ngoại tệ để đáp ứng các
nhu cầu vốn ở trong nước nhằm
thực hiện các phương án sản
xuất kinh doanh hàng hóa xuất
khẩu qua cửa khẩu biên giới
Việt Nam mà khách hàng vay có
đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất
khẩu để trả nợ vay.
Khi được vay, khách
hàng vay phải bán lại
ngoại tệ cho TCTD
theo hình thức giao
ngay. Các doanh
nghiệp chỉ đươc vay
ngoại tệ đến hết
31/3/2016, không
được vay từ
01/4/2016.
Nới thời
gian cho các
doanh
nghiệp đến
hết ngày
31/12/2016.
Nguồn: Sbv.gov.vn
Việc sửa đổi, bổ sung của Thơng tư số 07/2016/TT - NHNN về các nhóm khách
hàng là một bước đi nhằm cụ thể hóa chủ trương khắc phục tình trạng “đơ la hóa”,
“chảy máu” ngoại tệ trong nền kinh tế. Bởi đối với nhóm khách hàng thứ 4, việc vay
vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn trong nước, mục đích chính của đối tượng
khách hàng này là vay ngoại tệ để giảm chi phí sử dụng vốn do chênh lệch lãi suất
VNĐ so với USD.
Thứ hai, đưa lãi suất tiền gửi USD về 0% ở tất cả các kỳ hạn
Với mục tiêu ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ, góp phần thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 9 năm 2015 về mức lãi suất tối đa đối
với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Cụ thể: (i) Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0%/năm; (ii) Mức lãi suất tối đa áp
dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0,25%/năm. Với việc lạm phát thấp và ổn định
(năm 2015 là 0,63% - thấp nhất trong 10 năm trở lại đây), Quyết định này được kỳ
vọng sẽ làm tăng tính hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm bằng VND, góp phần làm giảm
tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế.
216
Thứ ba, thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá
Ngày 31/12/2015, NHNN ban hành Quyết định số 2730/2015/QĐ - NHNN về
việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo cơ chế “tỷ giá trung tâm”. Theo công bố của
NHNN, “tỷ giá trung tâm” được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình
quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường
quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư
lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính
sách tiền tệ. Với cách thức điều hành tỷ giá này, NHNN vẫn công bố tỷ giá nhưng khác
ở chỗ tỷ giá có thể được điều chỉnh lên/xuống hàng ngày. Tỷ giá được điều hành theo
hướng linh hoạt hơn, phù hợp với bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế sẽ luân
chuyển nhanh hơn và mạnh hơn sau hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do được ký
kết. Đồng thời, cách thức điều hành tỷ giá mới này sẽ cho phép tỷ giá phản ứng linh
hoạt, kịp thời hơn với diễn biến trong nước và quốc tế. Tỷ giá giao dịch của các tổ
chức tín dụng vẫn được quy định trong biên độ ±3% so với tỷ giá trung tâm nhưng tình
trạng “kịch trần” như giai đoạn cuối năm 2015 đã khơng cịn. Tỷ giá trung tâm có xu
hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 01/01/2016- 03/06/2016 nhưng tỷ giá giao dịch của các
NHTM lại có xu hướng giảm nhẹ. Từ đầu năm 2016 đến nay, tỷ giá trung tâm khá ổn
định, chỉ biến động trong khoảng từ 21821 VND/USD đến 21950 VND/USD3 (mức
biến động dưới 1%), tỷ giá giao dịch của các NHTM cũng chỉ biến động ở mức dưới
1%, đảm bảo sự ổn định của thị trường.
Hình 1. Diễn biến tỷ giá trung tâm USD/VND từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016
Nguồn: Sbv.gov.vn
3
/>e=0&_adf.ctrlstate=eeoopd8qq_33#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D18936373505114715%26_afrWindowMode%3D0%26_
adf.ctrl-state%3D9pn16aaj1_4
217
2. Đánh giá chính sách điều tiết tỷ giá thời gian qua
Với một loạt các chính sách đồng bộ như hạ lãi suất huy động vốn ngoại tệ, kiểm
soát đối tượng được cho vay tín dụng ngoại tệ và áp dụng tỷ giá trung tâm; Chính sách
điều tiết tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã thu được nhiều kết quả đáng
ghi nhận:
Thứ nhất, góp phần giữ ổn định tỷ giá, nâng cao vị thế của đồng nội tệ. Trong
bối cảnh Trung Quốc liên tiếp điều chỉnh tỷ giá trong năm 2015, các nước trong khu
vực cũng có những bước đi mạnh mẽ nhằm giữ ổn định cán cân thanh tốn và cân đối
vĩ mơ. Riêng trong năm 2015, đồng Ringgit Malaysia phá giá 30% còn đồng Bath Thái
Lan phá giá đến 15%, đồng Rupiah Indonesia cũng xuống đáy trong vòng 17 năm so
với USD4. Trong bối cảnh đó, việc NHNN nới biên độ tỷ giá lên 3% và tăng tỷ giá liên
ngân hàng lên 1% là bước đi chủ động, kịp thời. Sau một thời gian ngắn tăng kịch trần,
tỷ giá đã dần đi vào ổn định và có xu hướng giảm nhẹ từ đầu năm đến nay. Cụ thể, tỷ
giá bán USD của Vietcombank giảm từ 22540 VND/USD đầu năm 2016 xuống 22410
VND/USD vào 06/06/2016, mức giảm tương ứng là 0,58%. Có thể khẳng định, tình
trạng căng thẳng ngoại tệ và tăng kịch trần tỷ giá trong giai đoạn cuối năm 2015 đã
được chấm dứt. Tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch trên thị trường đều có biến động
nhưng trong biên độ hẹp và phản ánh được cung cầu của thị trường. Điều này được thể
hiện ở việc chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng được
thu hẹp, góp phần ổn định thị trường và hạn chế các giao dịch ngầm về ngoại tệ.
Hình 2. Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2007 - 4/2016
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
4
/>
218
Thứ hai, góp phần giảm bớt tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế. Tỷ lệ giữa
tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán giảm từ trên 30% trong những năm 1990
xuống 15,8% cuối năm 2011 và khoảng 12,3% cuối năm 2012, đến cuối tháng 5/2016
cịn khoảng 11%. Tín dụng bằng ngoại tệ cũng giảm mạnh phù hợp với chủ trương
chuyển quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán bằng ngoại
tệ, giảm sức ép tín dụng bằng ngoại tệ và rủi ro liên quan đến chênh lệch giữa các loại
tiền của hệ thống ngân hàng. Tình trạng đơ la hóa giảm từ 18 - 19% trong năm 2003 2004 xuống còn 11 - 12% trong năm 2015 - 2016 (VEPR, 2016).
Bên cạnh các thành tựu đáng ghi nhận, sau hơn nửa năm thực hiện một loạt giải
pháp kiểm soát tỷ giá và lãi suất ngoại tệ, đã bộc lộ một số hạn chế chủ yếu sau:
Thứ nhất, việc thực hiện trần lãi suất huy động USD 0% ở tất cả các kỳ hạn một
phần đã khiến các doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép vì phải “mua đắt, bán rẻ” trong
quan hệ tín dụng ngoại tệ. Bên cạnh đó, chỉ một thời gian ngắn sau, “cơng cụ hành
chính” đã yếu dần tác dụng khi nhiều ngân hàng đồng loạt lách trần lãi suất bằng nhiều
cách thức mà phổ biến nhất là gửi kèm sổ tiết kiệm VND hoặc trả lãi luôn cho khách
mà khơng “hạch tốn” trên sổ sách. Hiện tượng này đã được NHNN chấn chỉnh và
hiện các NHTM cũng đang nghe ngóng và khơng “xé rào” lãi suất huy động ngoại tệ.
Tuy nhiên, việc bịt lãi suất đầu vào và mở đầu ra rõ ràng là biện pháp phi thị trường,
vừa gây áp lực cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vừa dẫn đến hiện tượng “chảy máu”
ngoại tệ ra nước ngoài để hưởng lãi suất huy động cao hơn. Theo báo cáo thường niên
kinh tế Việt Nam năm 2016 của VEPR5, lượng tiền gửi của các ngân hàng thương mại
chuyển ra nước ngoài trong quý III năm 2015 tăng mạnh lên mức 7,3 tỷ USD. Trong
điều kiện nền kinh tế rất cần vốn cho sản xuất, việc không bơm được lượng vốn ngoại
tệ vào sản xuất mà lại gửi ở nước ngoài là một vấn đề cần sớm được khắc phục.
Thứ hai, việc hạ lãi suất huy động USD về 0% đã dẫn đến mất cân đối và thiếu
hụt thanh khoản ngoại tệ. Ước tính đến tháng 05 năm 2016, lượng vốn huy động ngoại
tệ đã sụt giảm mạnh khoảng 40 - 60% so với cuối năm 20156. Thêm nữa, lãi suất ngoại
tệ 0% đã làm tăng tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn, gây ra mất cân đối kỳ hạn. Không
thu hút được ngoại tệ trong dân, trong khi nhu cầu vay vốn ngoại tệ còn rất lớn buộc
các NHTM phải “vận dụng” mọi hình thức để huy động nguồn vốn ngoại tệ. Điều này
làm gia tăng rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng gửi tiền. Quan trọng hơn, khi lãi
suất ngoại tệ bằng 0% sẽ khó thu hút được ngoại tệ từ nước ngoài trở về, trong đó có
5
/>6
/>
219
kiều hối - một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế trong điều kiện FDI và ODA
đều có xu hướng chững lại hoặc tăng chi phí do Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu
nhập trung bình.
3. Một số khuyến nghị trong thời gian tới
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần nới tín dụng ngoại tệ, mở rộng hơn nữa đối
tượng được tiếp cận tín dụng ngoại tệ. Việc thắt chặt tín dụng ngoại tệ trong gần nửa
năm qua đã phát huy tác dụng ổn định tỷ giá, tăng vị thế VND và giảm tình trạng đơ la
hóa. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, hoạt động của các doanh nghiệp trong nước cịn
gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu (kim ngạch hàng hoá xuất
khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/2016 đạt 6,02 tỷ USD, giảm 14,5%, tương
ứng giảm 1,02 tỷ USD, so với 15 ngày cuối tháng 4/20167). Trong bối cảnh đó, việc
nới tín dụng ngoại tệ là cần thiết, góp phần “chia lửa” cho tín dụng nội tệ. Điều này sẽ
góp phần “bơm” được lượng vốn ngoại tệ cịn tồn trong hệ thống ngân hàng vào nền
kinh tế. Đồng thời, việc tăng nguồn cung cũng sẽ giảm bớt áp lực lên cầu tín dụng nội
tệ, qua đó góp phần tạo thuận lợi cho mục tiêu giảm lãi suất cho vay.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần áp dụng lãi suất thực dương đối với ngoại tệ;
cần xem xét áp dụng đường cong lãi suất linh hoạt hơn, ngang bằng với các nước trong
khu vực như 0,5%, 0,75%,... ưu tiên huy động nguồn ngoại tệ trung và dài hạn để ổn
định cơ cấu nguồn. Hiện Chính phủ đang chịu chi phí cao để phát hành trái phiếu quốc
tế, chi phí sử dụng nguồn vốn ODA cũng có xu hướng tăng. Việc “neo” lãi suất huy
động USD ở mức 0% là khơng phù hợp vì Chính phủ đang phải sử dụng nguồn vốn
ngoại tệ với chi phí cao, đồng thời lại ứ đọng một lượng vốn ngoại tệ không nhỏ trong
dân cư mà người dân khơng được hưởng lãi. Do đó, việc áp dụng lãi suất thực dương
đối với ngoại tệ là cần thiết để ngăn dòng chảy ngoại tệ ra nước ngoài, tập trung được
lượng vốn ngoại tệ cho sản xuất và ổn định cơ cấu nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng.
Tất nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động như
hiện nay, các chính sách điều hành tỷ giá cần phải áp dụng linh hoạt, “dĩ bất biến, ứng
vạn biến”, nhằm đảm bảo mục tiêu giữ vững sức mua đồng nội tệ, ổn định kinh tế vĩ
mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
7
/>h%C3%A2n%20t%C3%ADch
220
Tài liệu tham khảo
1. Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 quy định cho vay bằng
ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách
hàng vay là người cư trú.
2.
Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 9 năm 2015 về mức lãi suất
tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
3. Quyết định số 2730/2015/QĐ-NHNN cơng bố tỷ giá trung tâm của Đồng
Việt Nam với Đô la Mỹ.
4. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2016, VEPR, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
221