Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Dự báo tác động của hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.72 KB, 20 trang )

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
TS. Vũ Xn Dũng1
Tóm tắt
TPP là một hiệp định tự do thương mại đa phương được đánh giá là khá tồn
diện, có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, tạo thành một khu vực thương mại tự do có dân
số trên 800 triệu người, chiếm 40% GDP và trên 30% thương mại toàn cầu. TPP
mang lại những cơ hội lớn về hợp tác và phát triển cho Việt Nam cũng như các nước
thành viên khác, song cũng đặt ra những thách thức rất lớn. Bài viết tập trung phân
tích, đánh giá tác động của TPP, nhận định những cơ hội và thách thức mới đối với
Việt Nam trong quá trình thu hút FDI sau khi gia nhập TPP. Trên cơ sở đó, đề xuất
một số giải pháp và chính sách nhằm vượt qua các thách thức để khai thác tốt nhất các
cơ hội trong thu hút FDI vào Việt Nam.
Từ khóa: TPP, FDI, tác động, cơ hội, thách thức
1. Đặt vấn đề và tổng quan nghiên cứu
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là dạng hiệp định tự
do thương mại (FTA) thế hệ mới có thể đem lại cơ hội to lớn cho các nước thành viên
để đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển, cải thiện khả năng tăng trưởng về kinh
tế, thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu, cải thiện thu nhập và tăng cường hợp tác quốc tế. Là
một thành viên có điểm xuất phát khá thấp về trình độ phát triển so với nhiều nước
thành viên tham gia đàm phán và ký kết TPP, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội
to lớn để có thể đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển, được kỳ vọng là thành viên
được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế nói chung và về thu hút FDI nói riêng trong số 12
thành viên chính thức tính đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, các cơ hội luôn song
hành với những thách thức, mức độ mở cửa để thu hút nguồn ngoại lực cho phát triển
luôn hàm chứa những rủi ro đối với nền kinh tế xã hội. Với luật chơi của sân chơi TPP,
sự gỡ bỏ các rào cản trong thương mại về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài chính,… được
dự báo là sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể về dịch chuyển dịng hàng hóa, vốn và lao
động giữa các nước thành viên TPP. Trong điều kiện thể chế và chính sách của Việt
Nam cịn lạc hậu, chậm đổi mới, chưa thực sự thích ứng với nền kinh tế thị trường thì


1

Trường Đại học Thương mại. Email:

279


những biến chuyển do TPP đem lại có thể trở thành những nguy cơ đe dọa đến sự ổn
định, phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia. Do đó, chúng ta cần phải dự báo được
tác động dẫn truyền của TPP làm thay đổi các cơ hội và thách thức mới đối với các
lĩnh vực nói chung và đối với việc thu hút FDI nói riêng, từ đó có thể đưa ra các biện
pháp điều chỉnh về nền tảng cấu trúc kinh tế, thể chế và chính sách quản lý nhằm tận
dụng tối đa những cơ hội cũng như vượt qua được những thử thách, giúp Việt Nam thu
hút và tiếp nhận FDI một cách có hiệu quả và phát triển bền vững.
2. Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về tác động của TPP đến việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên cứu về tác động của TPP và AEC
đến nền kinh tế Việt Nam, có nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu
Hằng (2015), nhóm nghiên cứu này đã đề cập đến việc nhận diện và phân tích các tác
động của TPP và AEC đến các khía cạnh kinh tế vĩ mơ của Việt Nam, trong đó, nghiên
cứu có giới thiệu sơ qua về tác động của TPP và AEC đến dòng vốn FDI ở Việt Nam
nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu điển hình đối với ngành chăn ni của Việt Nam.
Nguyễn Anh Tuấn (2015), trong nghiên cứu này, tác giả đã nhìn nhận trên diện rộng
những tác động có thể của TPP đến kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh của Việt
Nam, trong đó, có đề cập một cách khái quát những tác động của TPP đến thu hút
dòng vốn FDI ở Việt Nam. Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương (2015) đã
thực hiện nghiên cứu về tác động của TPP tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam, trong đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích và khẳng định tác động của các FTA mà
Việt Nam đã ký đến các yếu tố chính sách, kinh tế và kinh doanh có ảnh hưởng đến
việc thu hút FDI vào Việt Nam. Trên cơ sở phân tích một số tác động của TPP đến

dòng FDI từ các nước thành viên TPP và từ các nước đối tác ngoài TPP chảy vào
doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp về tăng cường thu hút FDI
vào Việt Nam. Trần Thị Tuyết Nga (2016) nghiên cứu về tác động của TPP đến doanh
nghiệp Việt nam trong giai đoạn hội nhập. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng
TPP có tác động tích cực đến các hoạt động thương mại, đầu tư và kinh doanh ở Việt
Nam, tạo cú hích mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của người dân,
cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy
nhiên, TPP cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế như gia tăng sức ép cạnh
tranh, nguy cơ phá sản cho doanh nghiệp Việt Nam, thất nghiệp gia tăng. Qua đó, tác
giả đã gợi ý giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải chuyên nghiệp trong
công tác quản trị doanh nghiệp, quay lại những yếu tố kinh doanh cốt lõi, những mặt

280


hàng có thế mạnh thực sự. Ngồi những cơng trình nghiên cứu điển hình kể trên, cịn
phải kể đến nghiên cứu của Lê Hồng Hiệp (2015) về đánh giá các tác động của TPP
đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích một cách
khái quát các tác động của TPP đến các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam bao gồm
thương mại hoạt động và dịch vụ, đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước, bảo hộ sở hữu
trí tuệ và bảo vệ mơi trường, tác động đến chính trị, tác động đến chiến lược và chính
sách đối ngoại, từ đó khẳng định TPP được coi là một trường hợp “lạc quan thận
trọng” đối với Việt Nam.
Mặc dù, các nghiên cứu về tác động của TPP đến nền kinh tế cũng như đến FDI
tại Việt Nam đã được triển khai trên nhiều khía cạnh khác nhau và đã đưa ra một số
gợi ý về giải pháp thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên,
các nghiên cứu kể trên chưa xem xét một cách đầy đủ, toàn diện các tác động truyền
dẫn của TPP làm thay đổi các cơ hội và thách thức mới trong thu hút FDI tại Việt
Nam. Các nghiên cứu này chủ yếu mới chỉ đề cập đến những tác động riêng lẻ của TPP
vào một số lĩnh vực điển hình của Việt Nam trong đó bao hàm lĩnh vực thu hút FDI

vào Việt Nam.
3. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cam kết giữa Việt
Nam với các nước thành viên
TPP được bắt nguồn từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xun Thái Bình
Dương (TPSEP cịn gọi là Pacific-4) được ký kết giữa 4 nước (Brunei, Chile, New
Zealand, Singapore) vào ngày 3/6/2005 và có hiệu lực từ năm 2006. Tuy nhiên, khi đó
TPSEP có sức hút khơng đáng kể. Đầu năm 2008, chính quyền Mỹ quyết định tham
gia đàm phán TPP và đến cuối tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố bắt đầu thương thuyết về
TPP với 4 nước tham gia TPSEP cùng với sự tham gia của Australia, Peru và Việt
Nam. Do tình hình chính trị nội bộ phức tạp tại Mỹ sau khi Barack Obama nhậm chức
Tổng thống vào tháng 1/2009 nên đã trì hỗn phiên đàm phán đầu tiên về TPP. Đến
tháng 3/2010, vòng đàm phán đầu tiên mới chính thức được mở ra tại Melbourne,
Australia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP từ tháng
11/2010. Trải qua 5 năm đàm phán, đến ngày 5/10/2015, Bộ trưởng phụ trách thương
mại quốc tế của 12 quốc gia (gồm Australia, New Zealand, Brunei, Singapore,
Malaysia, Canada, Chile, Peru, Mexico, Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam) đã tuyên bố kết
thúc đàm phán tại thành phố Atlanta (Mỹ).
TPP là một Hiệp định tự do thương mại đa phương được đánh giá là khá tồn
diện và có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi nhất cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dù là một

281


FTA, song các điều khoản của TPP không chỉ giới hạn trong thương mại hàng hóa, mà
mục tiêu của TPP là nhằm tạo ra luật chơi mới về thương mại tồn cầu bằng tự do hóa
thương mại dịch vụ và dịch vụ tài chính, thúc đẩy ln chuyển dịng vốn và lao động. Để
thực hiện được các mục tiêu này, TPP ràng buộc trách nhiệm của các nước thành viên
tham gia là phải thiết lập các điều kiện về thể chế như: khuôn khổ pháp lý liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp,…
3.1. Nội dung chính của TPP

Sau khi kết thúc đàm phán, theo đánh giá của Chính phủ Mỹ, Hiệp định TPP
được xem là một hiệp định mang tính bước ngoặt về thương mại của thế kỷ XXI, đã
thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu và đưa ra những vấn đề thuộc
thế hệ mới có khả năng tăng cường năng lực cạnh tranh của các nước thành viên TPP
trong nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định TPP gồm 30 chương, thiết lập các quy tắc
thương mại trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm công, doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sở hữu trí tuệ, lao động, mơi trường, chính sách cạnh
tranh, minh bạch hóa và chống tham nhũng, hợp tác, giải quyết tranh chấp,… Các cam
kết trong TPP được thực hiện theo các nguyên tắc và nội dung chính như sau:
- Tiếp cận thị trường một cách tồn diện: theo đó, các thành viên tham gia ký kết
hiệp định TPP phải cắt giảm căn bản về thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối
với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ, điều chỉnh tồn bộ các lĩnh vực thương mại
gồm cả thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới
cho các doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.
- Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết: các cam kết trong
Hiệp định TPP sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng, giúp
cho hoạt động thương mại không bị gián đoạn, gia tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời
hỗ trợ thực hiện các mục tiêu tạo việc làm, cải thiện mức sống, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc hội nhập qua biên giới và mở cửa thị trường trong nước.
- Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại: một trong những điểm đáng
chú ý của Hiệp định TPP là đưa ra các cam kết nhằm thúc đẩy việc cải tiến năng suất
và tính cạnh tranh thơng qua việc giải quyết các vấn đề mới nảy sinh của các nền kinh
tế, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số, internet và vai trò ngày càng quan
trọng của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
- Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại: tính tồn diện của Hiệp
định TPP là bao gồm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại được đưa ra để bảo

282



đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và các doanh nghiệp ở mọi quy
mơ đều có thể được hưởng lợi từ thương mại. Hiệp định TPP bao hàm các cam kết
nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, có thể tận dụng được
những cơ hội mà Hiệp định mang lại, đồng thời Hiệp định cũng nêu lên những thách
thức đáng chú ý đối với chính phủ các nước thành viên. Hiệp định TPP còn bao gồm
những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng
tất cả các bên tham gia đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và
khai thác được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.
- Nền tảng cho hội nhập khu vực: một trong những những nguyên tắc của TPP là các
cam kết được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng
để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương [5].
3.2. Những cam kết chính giữa Việt Nam với các nước thành viên TPP
Theo các cam kết đã ký giữa Việt Nam với các nước thành viên TPP, các nước
thành viên tham gia TPP đã cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên mặt
bằng chung, các nước thành viên TPP đã cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho
hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 - 95% số dịng
thuế, các mặt hàng cịn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vịng từ 5 - 10 năm, trừ một
số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế
quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP như nông
sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…
được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau từ 3 - 5 năm.
Về phía Việt Nam, xét trên bình diện chung, Chính phủ Việt Nam đã cam kết
xóa bỏ gần 100% số dòng thuế trong Hiệp định TPP theo những lộ trình nhất định. Cụ
thể: về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã cam kết thực hiện 65,8% số dòng thuế có thuế
suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế áp dụng thuế suất 0% vào
năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế áp dụng thuế suất 0%
vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với các mặt hàng còn lại, Việt
Nam cam kết thực hiện lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định
có hiệu lực, hoặc thực hiện theo hạn ngạch thuế quan đối với một số nhóm mặt hàng cụ
thể như: Ơ tơ, sắt thép, xăng dầu; nhựa và sản phẩm nhựa, hóa chất, giấy, đồ gỗ, máy

móc thiết bị; hàng dệt may, giày dép, rượu bia, thịt, gạo, ngô, sữa và các sản phẩm sữa,
thực phẩm chế biến từ thịt, thuốc lá, phân bón,… Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam
kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất
khẩu theo lộ trình từ 5 - 15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, ngoại trừ một số mặt

283


hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khống sản vẫn được tiếp
tục duy trì thuế xuất khẩu.
Hiệp định TPP còn bao hàm các cam kết giữa các nước thành viên về nhiều lĩnh
vực khác như: Về lĩnh vực hải quan, các cam kết trong Hiệp định TPP đưa ra các quy
định về đơn giản hóa và hài hịa hóa các thủ tục như quy định về thủ tục đối với hàng
chuyển phát nhanh, quy định về cơ chế chứng nhận xuất xứ, cơ chế giám sát đối với
xuất xứ hàng hóa, cơ chế quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quy định cụ
thể về thời gian thơng quan hàng hóa,… nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp
xuất nhập khẩu. Về dịch vụ tài chính, các cam kết giữa Việt Nam với các nước thành
viên TPP về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa, tăng cường minh
bạch hoá, bảo hộ đầu tư, cho phép áp dụng các ngoại lệ và các quy định thận trọng[1].
4. Thực trạng tác động của TPP đến việc thu hút FDI vào Việt Nam trước
khi Hiệp định TPP được ký kết
Khi Việt Nam chính thức tham gia đàm phán gia nhập TPP, các nhà đầu tư
nước ngoài thuộc các nước TPP và ngoài TPP đã bắt đầu quan tâm đến những cơ hội
và lợi ích có thể nhận được nếu đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù, quá trình đàm phán gia
nhập TPP kéo dài nhiều năm, song TPP đã có những tác động tích cực đến q trình
thu hút FDI của Việt Nam. Theo các báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tính cho đến cuối năm 2014, các nhà đầu tư đến từ các nước thành
viên TPP đã đăng ký 5.766 dự án FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt
100,424 tỷ USD, chiếm khoảng 39,7% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Đến
tháng 10/2015, các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên TPP đã tiếp tục đổ vốn vào

Việt Nam, nâng tổng số dự án FDI đăng ký lên thành 6.284 dự án với tổng số vốn đăng
ký đạt 106,227 tỷ USD, chiếm khoảng 38,5% tổng vốn FDI [2].

284


Bảng 1. Tình hình thu hút FDI của các nước thành viên TPP vào Việt Nam
tính đến tháng 10/2015
Lũy kế đến tháng
12/2014

Nhóm nước/nước
Số dự án
1. Các nước tham gia TPP

Lũy kế đến tháng
10/2015

Vốn đăng ký
(triệu USD)

Số dự án

Vốn đăng ký
(triệu USD)

5.766

100.424,0


6.284

106.227,5

Nhật Bản

2.531

37.334,5

2.788

39.134,5

Singapore

1.367

32.936,9

1.505

34.136,9

Mỹ

725

10.990,2


790

11.216,3

Malaysia

489

10.804,7

518

13.279,9

Canada

143

4.995,2

155

5.015,2

Australia

326

1.656,0


328

1.667,0

Brunei

160

1.624,4

175

1.695,6

New Zealand

25

82,1

25

82,1

12.002

152.292,5

13.604


169.246,0

17.768

252.716,5

19.888

275.473,5

Trong đó:

2. Các nước ngồi TPP
Tổng cộng

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trước và trong khi diễn ra các vòng đàm phán Hiệp định TPP, nhiều nước
thành viên TPP đã trở thành những đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt
Nam và đã triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam. Trong tổng số 12 quốc gia
thành viên TPP, nhiều nước đã trở thành những nhà đầu tư FDI hàng đầu tại Việt Nam
như Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Tính cho đến tháng 10/2015, tổng vốn FDI đăng
ký của các quốc gia này vào Việt Nam đạt lần lượt là: 39,13; 34,13 và 13,2 tỷ USD.
Điều này cho thấy các quốc gia này tiếp tục tăng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong bối
cảnh Việt Nam tham gia đàm phán TPP. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên TPP khác

285


như Canada, Australia, New Zealand, Brunei mới chỉ đăng ký FDI vào Việt Nam ở
mức độ còn khá hạn chế (xem Bảng 1). Đây sẽ là tiềm năng để Việt Nam có thể đẩy

mạnh thu hút FDI khi chính thức tham gia TPP. Trong các quốc gia TPP đã đầu tư vào
Việt Nam, Mỹ được xem là nước có tiềm lực đầu tư lớn nhất, trong khi đó họ mới chỉ
xếp thứ 5 (năm 2014) và thứ 6 (năm 2015) trong số các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam,
đồng thời lượng vốn FDI của Mỹ đăng ký vào Việt Nam còn rất nhỏ bé so với tiềm lực
của họ. Do đó, Mỹ được xem là quốc gia có tiềm năng rất lớn đầu tư FDI vào Việt
Nam sau khi gia nhập TPP.
Hình 1. Tổng số dự án FDI đăng ký ở Việt Nam tính tháng 10/2015
25,000
20,000
15,000
12,002

13,604

Các nước ngồi TPP
Các nước tham gia TPP

10,000
5,000
5,766

6,284

31/12/2014

01/10/2015

0

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Mặc dù sân chơi TPP là dành riêng cho các nước thành viên tham gia TPP, song
TPP không chỉ tác động tích cực đến dịng vốn FDI từ các nước thành viên TPP chảy
vào Việt Nam mà cịn kích thích các nhà đầu tư nước ngồi đến từ các nước ngoài TPP
gia tăng đổ vốn vào Việt Nam để đi trước, đón đầu để hưởng lợi TPP. Theo báo cáo
của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính cho đến cuối năm 2014, các
nhà đầu tư đến từ các nước ngoài TPP đã đăng ký 12.002 dự án FDI vào Việt Nam với
tổng số vốn đăng ký đạt 152,29 tỷ USD, chiếm khoảng 60,3% tổng vốn FDI đăng ký
vào Việt Nam. Đến tháng 10/2015, các kết quả này vẫn tiếp tục được gia tăng và đạt
kết quả 13.604 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt gần 169,25 tỷ USD.
Nhìn vào tổng thể, kể từ khi Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán TPP cho đến
trước thời điểm kết thúc đàm phán, TPP đã có những tác động tích cực đến FDI tại Việt
Nam, đầu tư FDI vào Việt Nam vẫn gia tăng cả về số dự án và số vốn đăng ký (xem Hình
1 và 2). Trong đó, các quốc gia TPP luôn là những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam.

286


Hình 2. Tổng số vốn FDI đăng ký ở Việt Nam tính đến tháng 10/2015
Triệu USD
300,000.0
250,000.0
200,000.0

169,246.0

152,292.5

150,000.0

Các nước tham gia

TPP

100,000.0
50,000.0

Các nước ngoài TPP

106,227.5

100,424.0

0.0
31/12/2014

01/10/2015

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Như vậy, trong giai đoạn trước Hiệp định TPP được ký kết, dịng vốn FDI từ cả
nhóm nước TPP và nhóm nước ngoài TPP vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam. Điều này dự
báo rằng Việt Nam sẽ vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư FDI trên thế giới sau khi gia
nhập TPP.
5. Những cơ hội và thách thức mới trong thu hút FDI ở Việt Nam sau khi
tham gia TPP
5.1. Cơ hội
TPP được đánh giá là hiệp định tự do thương mại của thế kỷ XXI, bao gồm
những cam kết mở cửa và đổi mới khá toàn diện, rộng hơn và sâu hơn so với việc gia
nhập WTO. Ở Việt Nam, TPP được đánh giá là sẽ có những tác động khá mạnh mẽ
đến nhiều mặt của nền kinh tế, trong đó phải kể đến lĩnh vực thu hút FDI. TPP tạo ra
những cơ hội mới thực sự thuận lợi trong việc thu hút FDI vào Việt Nam. Có thể khái
quát thành các cơ hội cụ thể như sau:

Một là, TPP mang lại cơ hội mới cho tăng trưởng dòng vốn FDI từ các nước
thành viên TPP vào Việt Nam.
Theo Hiệp định TPP, các nước thành viên TPP sẽ cắt giảm gần như toàn bộ
thuế đối với thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư; tăng độ mở cửa của dịch vụ; tăng
cường quy định liên quan đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư; bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ; tăng cường minh bạch trong cạnh tranh; giải quyết các vấn đề về lao

287


động;… Trong đó, các nước thành viên TPP đã cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt
Nam bằng việc cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay
khi Hiệp định có hiệu lực. Trong điều kiện đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với
các nước thành viên TPP sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, dịng hàng hóa sản
xuất ở Việt Nam sẽ có cơ hội thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường của các nước TPP.
Mặt khác, với xuất phát điểm là một nước có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, mặt bằng giá nhân công thấp và chính sách thu hút đầu tư đang có những chuyển
biến tích cực, Việt Nam sẽ tạo nên lợi thế so sánh đáng kể để thu hút dòng vốn FDI từ
các nước thành viên TPP. Từ đó tạo ra hiệu ứng gia tăng khả năng thu hút dòng vốn
FDI từ các nước thành viên TPP vào Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của Viện
Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế công bố vào cuối năm 2015, Việt Nam là nước có
lợi thế xuất khẩu với giá nhân cơng rẻ, chi phí đầu vào trung bình thấp hơn nhiều nước,
sẵn có nguồn nguyên liệu tại chỗ trong nhiều ngành,… khi tham gia TPP, dòng vốn
FDI vào Việt Nam sẽ được gia tăng đáng kể và được dự đoán sẽ tăng khoảng 13 tỷ
USD. Mức tăng trưởng này gần bằng tăng trưởng thu hút FDI vào Nhật Bản và gấp đôi
mức tăng FDI vào Úc hay Malaysia.
Mặc dù, TPP mở ra cơ hội khá rõ ràng cho Việt Nam gia tăng khả năng thu hút
vốn FDI từ các nước thành viên TPP. Tuy nhiên, cơ hội gia tăng khả năng thu hút FDI
từ các nước thành viên TPP khác nhau cũng không giống nhau. Trong số 12 quốc gia
tham gia TPP, Việt Nam đã ký kết FTA với một số nước như Nhật Bản, Chi lê,

Australia, New Zealand, nội khối ASEAN (bao hàm Brunei, Singapore, Malaysia).
TPP có độ mở và sâu hơn so với các FTA mà Việt Nam đã ký, cho nên, khi gia nhập
TPP, cơ hội cho việc gia tăng khả năng thu hút FDI từ những nước này vẫn được đảm
bảo song được đánh giá là không thực sự nổi trội. Nếu nhìn vào danh sách các nước
thành viên TPP, chỉ có Nhật Bản, Mỹ, Malaysia và Singapore là đứng trong nhóm 10
nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam từ khi mở cửa tới nay (xem Bảng 1). Các quốc
gia cịn lại đều có mức đầu tư khiêm tốn. Cũng giống như Việt Nam, đa số các quốc
gia thành viên khác cũng đang mong đợi thu hút được nhiều vốn FDI sau khi TPP có
hiệu lực, hơn là xuất khẩu vốn FDI ra bên ngoài. Trước khi Việt Nam gia nhập TPP,
dòng vốn FDI của Nhật Bản cũng đang chảy mạnh vào Việt Nam và hầu như tất cả các
tập đoàn đa quốc gia của Nhật cũng đã đều có mặt ở Việt Nam, cho nên cơ hội và tác
động từ TPP đến dòng vốn này sẽ tiếp tục được nới rộng. Trong khi đó, Mỹ là nhà đầu
tư lớn nhất thế giới nhưng đầu tư vào Việt Nam còn rất khiêm tốn (xem Bảng 1). Sau
khi kết thúc đàm phán TPP, Chính phủ Mỹ cũng dành sự quan tâm nhiều hơn đến sự
phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam trên nhiều mặt, trong đó phải kể đến quan hệ

288


thương mại và đầu tư. Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama sang Việt Nam
vào tháng 5/2016 cũng là những dấu mốc thể hiện sự phát triển quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam và Mỹ được đẩy lên nấc thang mới và mở ra những cơ hội mới cho phát
triển giữa hai quốc gia. Do đó, trong số các quốc gia thành viên TPP, Mỹ được xem là
quốc gia có triển vọng lớn nhất trong việc gia tăng vốn FDI vào Việt Nam.
Hai là, TPP còn mang lại cơ hội mới khá rõ ràng cho tăng trưởng dòng vốn FDI
từ các nước ngoài TPP vào Việt Nam.
Mặc dù TPP là sân chơi dành riêng cho các thành viên tham gia ký kết Hiệp
định TPP song những lợi ích về phát triển thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các
lĩnh vực khác đã tạo nên cơ hội và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến từ các quốc
gia ngồi TPP. Ở Việt Nam, dịng vốn FDI đến từ các quốc gia ngoài TPP cũng được

dự báo là sẽ gia tăng đáng kể nhờ tác động của TPP. Nhiều nhà phân tích dự đốn rằng
các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia ngoài TPP sẽ tiếp tục đổ về Việt Nam
nhằm tận dụng sự bùng nổ thương mại trong nhóm TPP và khai thác những lợi thế về
nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân cơng. Trên thực tế, nhiều tập đồn thuộc các
nước ngồi TPP đã đổ vốn vào Việt Nam xây dựng nhà xưởng nhằm đi trước, đón bắt
những lợi thế mà TPP mang lại ở Việt Nam, điển hình là các tập đoàn dệt may
Hyosung, Texhong hay TAL đã quyết định đầu tư hàng tỷ đơ la vào Việt Nam để đón
bắt cơ hội do TPP đem lại.
Ba là, TPP tạo ra cơ hội mới cho Việt Nam có thể chọn lọc các nhà đầu tư FDI
và hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực thực sự cần thiết.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai
đoạn 2010 - 2015, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng FDI ổn định ở mức
khoảng 10%/năm. Vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 bình
quân khoảng 20 tỷ USD/năm và năm 2015 đạt khoảng 23 tỷ USD. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra là khả năng hấp thụ của nền kinh tế cịn khá thấp, mới chỉ có thể tiếp nhận
khoảng hơn 10 tỷ USD/năm. Với việc tham gia TPP, cơ hội về khả năng gia tăng dòng
vốn FDI đổ vào Việt Nam càng trở nên rõ ràng hơn và sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư
mới vào Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn tới, dịng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ vượt
xa khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Trong điều kiện đó, Việt Nam không cần phải lo
lắng đến việc thu hút FDI được nhiều hay ít, mà đây sẽ là cơ hội để chúng ta có thể
chọn lọc các nhà đầu tư FDI và quản lý sử dụng vốn FDI có hiệu quả hơn. Làn sóng
đầu tư vào Việt Nam khi chúng ta gia nhập TPP sẽ là cơ hội để Việt Nam chọn lọc
những nhà đầu tư FDI có thực lực, cam kết đầu tư lâu dài, có thế mạnh về công nghệ,

289


kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về bảo vệ mơi trường,… đồng thời chúng ta có thể
hướng các dịng vốn FDI vào các lĩnh vực thực sự cần thiết. Theo đánh giá của một số
chuyên gia, lĩnh vực dệt may và nơng nghiệp ở Việt Nam sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối

với các nhà đầu tư nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập TPP. Tuy nhiên, dệt may
không phải là lĩnh vực công nghệ cao, thay vì thu hút FDI, Nhà nước nên tạo điều kiện
cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Việt Nam cần ưu tiên hướng dịng vốn FDI
vào các lĩnh vực cơng nghệ, bảo vệ mơi trường, gắn với an ninh quốc phịng.
5.2. Thách thức
Mặc dù việc tham gia TPP đưa lại cho Việt Nam những cơ hội mới to lớn trong
thu hút FDI và có thể tạo ra làn sóng mới đầu tư từ nước ngoài đổ vào Việt Nam, song
cũng đặt ra những thách thức mới rất lớn. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam phải đối
diện với các thách thức cơ bản như sau:
Thứ nhất, sức ép cạnh tranh trong thu hút FDI sẽ gia tăng.
Khi tham gia Hiệp định TPP, cơ hội thu hút đầu tư nước ngồi khơng chỉ dành
riêng cho Việt Nam mà còn cho tất cả các nước thành viên TPP khác. Khi đó, mơi
trường đầu tư của quốc gia nào trong khối TPP có lợi thế cạnh tranh tốt hơn, có thể
đem lại lợi ích tốt hơn cho nhà đầu tư thì sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Mục
tiêu của hầu hết các nước thành viên TPP đều muốn thu hút được nhiều vốn đầu tư
nước ngoài hơn là dịch chuyển vốn đầu tư từ trong nước ra nước ngoài. Do đó, sức ép
về cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam cũng khơng kém gì
sức ép cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng cải thiện môi trường đầu
tư, kinh doanh để gia tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo báo cáo của Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho thấy, dựa vào đánh giá bằng chỉ số năng lực cạnh tranh
toàn cầu (GCI), thứ hạng của Việt Nam tăng giảm qua các năm. Trong giai đoạn 2010
- 2014, vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam lần lượt là: 59/139;
65/142; 75/144; 70/148; 70/148 và 68/144. Trong năm 2015, chỉ số GCI của Việt Nam
đạt 4,3/7 điểm (thang điểm từ 1 - 7, với 7 là điểm cao nhất) và đã xếp hạng 56/140, cải
thiện được 12 bậc so với năm trước. Tuy nhiên, trong cơ cấu chỉ số GCI, năng lực cạnh
tranh của kinh tế Việt Nam vẫn cịn nhiều điểm “lõm”, trong đó phải kể đến các yếu tố
bị đánh giá thấp là: sự sẵn sàng về công nghệ, sức sáng tạo, các thể chế, cơ sở hạ tầng,
sự phát triển của thị trường tài chính và giáo dục - đào tạo bậc cao. Mặc dù thứ hạng
năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã có sự cải thiện, song so với các nước trong khu

vực, chỉ số GCI của Việt Nam vẫn đứng sau so với nhiều quốc gia trong khu vực

290


ASEAN (Thái Lan xếp hạng 32/140; Indonesia xếp hạng 37/140; Philippines xếp hạng
47/140). Vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh tồn cầu của kinh tế Việt Nam cịn đứng
sau khá xa so với nhiều nước trong khối TPP (Singapore xếp hạng 2/140; Mỹ xếp hạng
3/140; Nhật Bản xếp hạng 6/140; Canada xếp hạng 15/140; Malaysia xếp hạng 18/140;
Australia xếp hạng 22/140)[3]. Những kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu
này đã phản ánh những thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong cạnh tranh để thực
sự có thể gia tăng thu hút FDI và tận dụng những cơ hội mới mà TPP đem lại.
Thứ hai, sự đa dạng và hỗn tạp của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam địi hỏi Việt
Nam cần phải có sự lựa chọn, quản lý và kiểm soát FDI sao cho thực sự hiệu quả.
Khi Việt Nam tham gia TPP, dòng vốn FDI từ các nước TPP và ngoài TPP được
dự báo là sẽ gia tăng đổ vào Việt Nam để hưởng những lợi thế về ưu đãi thuế quan và
khai thác những lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, mặt bằng giá nhân cơng thấp,… Tuy
nhiên, q trình dịch chuyển của FDI vào Việt Nam không đồng nghĩa với việc cải
thiện về chất lượng FDI, trong khi đó, trình độ quản lý và kiểm soát FDI của Việt Nam
hiện bị đánh giá là còn khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều
này dễ dẫn đến những nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tiếp nhận công nghệ lạc hậu,
trở thành “bãi thải công nghiệp” hoặc rơi vào bẫy “cơng nghệ trung bình” và đưa đến
hậu quả là gây ô nhiễm môi trường, làm gia tăng chi phí khắc phục hậu quả, ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tại Hội thảo "Giảm thiểu các tác
động môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" do Viện Nghiên cứu và
Quản lý Kinh tế Trung ương phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và
Đầu tư châu Âu tại Việt Nam (Mutrap) tổ chức vào tháng 3/2016, các chuyên gia đã
ước tính rằng, đến năm 2015, chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt
Nam có cơng nghệ cao, 80% có cơng nghệ trung bình, cịn lại 14% là sử dụng cơng
nghệ thấp. Điều này hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng cũng như tuyên bố ban đầu của

các nhà đầu tư là đưa các công nghệ, ứng dụng tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam.
Những con số này càng dấy lên những lo ngại về khả năng chọn lựa, quản lý và kiểm
sốt của các cơ quan chính quyền Việt Nam đối với các nhà đầu tư trước làn sóng FDI
đổ vào Việt Nam để tận dụng những lợi thế do TPP đem lại. Bên cạnh đó, sự hạn chế
về khả năng kiểm sốt FDI cịn có thể biến Việt Nam thành nơi để một số nhà đầu tư
thực hiện hành vi “rửa tiền” hay “chuyển giá”. Những nghi vấn “chuyển giá” của các
nhà đầu tư FDI ngày càng nhiều ở Việt Nam và gần đây trong “Hồ sơ Panama” cũng
đã nhắc đến những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi “rửa tiền” ở
Việt Nam. Do đó, trong q trình tiếp nhận làn sóng FDI đổ vào Việt Nam để hưởng

291


lợi từ TPP, thách thức đặt ra đối với Việt Nam là phải chọn lựa, kiểm sốt và quản lý
có hiệu quả đối với dòng vốn này.
Thứ ba, lợi thế của Việt Nam do TPP mang lại cho các lĩnh vực kinh tế nói
chung và cho việc thu hút FDI nói riêng khơng có tính bền vững.
TPP là một hiệp định tự do thương mại đa phương có tính mở. Số lượng thành
viên tham gia đàm phàn hiện nay là 12 quốc gia, song trong tương lai các nước khác
trong khu vực kinh tế xuyên Thái Bình Dương vẫn được phép đàm phán tham gia TPP.
Khi mà các quốc gia là đối thủ cạnh tranh chủ yếu về thương mại và đầu tư của Việt
Nam (Thái Lan, Philippines, Indonesia và đặc biệt là Trung Quốc) chưa tham gia TPP
thì những lợi thế của Việt Nam do TPP mang lại trong thu hút FDI cịn có thể được
duy trì. Tuy nhiên, điều này khơng có tính bền vững, chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Hiện
nay, nhiều quốc gia trong khu vực châu Á như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Hàn
Quốc và Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm và có ý định tham gia TPP. Do đó, thách
thức đặt ra cho Việt Nam là phải tận dụng được những lợi thế ngắn hạn mà TPP đem
lại trong thu hút FDI.
Thứ tư, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam để gia tăng khả năng
hấp thu dòng vốn FDI còn hạn chế.

TPP đã và đang đem lại cơ hội lớn để doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam hội
nhập vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi về
thuế quan, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa nhất định (nguồn
nguyên phụ liệu đầu vào phải được sản xuất trong nước hoặc nhập từ các nước thành
viên TPP). Bởi lẽ theo quy tắc xuất xứ, xuất khẩu vào các nước thành viên TPP muốn
được hưởng thuế suất thấp, phải có nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu
từ các nước thành viên TPP. Từ thực tế là những ngành hàng Việt Nam đang có thế
mạnh về xuất khẩu như dệt may, giầy da lại chủ yếu được thực hiện ở khâu gia cơng
thành phẩm, cịn ngun liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ các nước không phải thành
viên TPP (khoảng 60% - 70% nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may và giầy da được
nhập khẩu từ Trung Quốc). Việc chuyển đổi nguồn nguyên liệu nhập khẩu sang các
nước là thành viên của TPP cũng không hề dễ dàng do chi phí và giá thành cao. Do đó,
thách thức đặt ra cho Việt Nam là cần phải nhanh chóng phát triển cơng nghiệp hỗ trợ,
đẩy mạnh đầu tư sản xuất nguyên vật liệu ở trong nước.
Thứ năm, nhiều nhà đầu tư nước ngồi đã đi trước đón đầu những lợi ích mà
TPP có thể mang lại trong khi đó sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về TPP
còn rất hạn chế

292


Ngay từ khi diễn ra những vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp định TPP, nhiều
nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy lợi ích to lớn mà TPP có thể đem lại cho họ khi
đầu tư vào Việt Nam và quyết định đầu tư vào Việt Nam cho dù chưa biết khi nào đàm
phán TPP mới kết thúc. Từ năm 2013, đã xuất hiện một làn sóng các nhà đầu tư FDI
đổ vốn vào lĩnh vực sản xuất sợi, vải, phụ liệu ngành dệt may tại Việt Nam nhằm đón
đầu TPP để hưởng ưu đãi thuế, trong đó điển hình là Tập đồn Texhong (Hồng Kơng),
Mitsui (Nhật Bản), Sunrise (Trung Quốc), Kuyngbang (Hàn Quốc) [6]. Trong khi đó,
phần lớn các doanh nghiệp trong nước lại chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về
TPP. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc

gia thực hiện vào cuối năm 2015, trong tổng số 500 doanh nghiệp Việt Nam được hỏi,
chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp biết về TPP, trong khi đó, có tới 40% doanh nghiệp
khơng biết được là TPP có tác động như thế nào đến doanh nghiệp của mình [4]. Thực
tế này cho thấy sự hạn chế và chậm trễ của các doanh nghiệp Việt Nam về nhận thức
tác động của TPP không chỉ đưa đến nguy cơ thua thiệt cho các doanh nghiệp Việt
Nam ngay trên sân nhà mà cịn làm hạn chế khả năng đón bắt cơ hội để phát triển công
nghiệp, dịch vụ phụ trợ để hỗ trợ cho quá trình hấp thụ FDI. Do đó, thách thức đặt ra
cho Việt Nam là phải nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về tác động
của hội nhập nói chung và của TPP nói riêng.
Thứ sáu, sự gia tăng dịng vốn FDI đổ vào Việt Nam có thể khuếch đại những rủi
ro nội tại của nền kinh tế.
Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam để hưởng lợi từ TPP không chỉ tạo ra các tác
động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam mà cịn có thể đưa đến những rủi ro nhất định.
Sự gia tăng dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ làm thay đổi cấu trúc thành phần kinh
tế. Với lợi thế về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý,… các doanh nghiệp FDI sẽ giành
lợi thế trên thị trường Việt Nam, điều này làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam có nguy cơ trở thành những doanh nghiệp siêu nhỏ và dễ bị tổn thương nhất trong
cạnh tranh với doanh nghiệp FDI. Với tác động của FDI khi tham gia TPP, kinh tế Việt
Nam được dự báo là được cấu thành chủ yếu bởi 3 thành phần: doanh nghiệp rất lớn có
quan hệ với nhà nước; doanh nghiệp tư nhân rất nhỏ, khơng có quan hệ, thiếu vốn và
cơng nghệ và doanh nghiệp có phần lớn vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là thành phần kinh tế chủ yếu của người dân trong xã hội và có
nguy cơ bị teo tóp dần. Cịn khu vực kinh tế dựa vào quan hệ và vốn lớn cùng với
doanh nghiệp có phần lớn vốn đầu tư nước ngồi sẽ càng phình to. Khi đó, khoảng
cách giàu nghèo hay sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ càng bị nới rộng. Bên cạnh đó,

293


dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP song khoảng cách giữa

tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập quốc dân (GNI) sẽ ngày càng bị nới rộng.
Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ làm giàu cho khối ngoại nhanh hơn so
với làm giàu cho bản thân dân tộc mình. Mặt khác, việc phụ thuộc quá nhiều vào
vốn ngoại sẽ dẫn đến sự bất ổn lớn về kinh tế vĩ mô khi thị trường tài chính quốc tế
khơng chao đảo mà bài học của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã
cho thấy rõ điều đó. Trong lịch sử, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
là hiệp định khá tương đồng với TPP, được ký kết giữa ba nước Canada, Mỹ và
Mexico vào năm 1994. Tuy nhiên, sau khi gia nhập NAFTA thì năm 1995 và năm
1996 Mexico bị khủng hoảng tài chính do xử lý khơng tốt thâm hụt thương mại.
Đây cũng là bài học quý giá cho Việt Nam.
6. Một số gợi ý giải pháp và chính sách để tận dụng các cơ hội và vượt qua
thách thức mới trong thu hút FDI sau khi Việt Nam gia nhập TPP
Để có thể tận dụng được các cơ hội và vượt qua được các thách thức mới nhằm
đẩy mạnh thu hút FDI sau khi Việt Nam gia nhập TPP, trong điều kiện hiện nay, Việt
Nam cần phải triển khai các giải pháp căn bản như sau:
Một là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư.
Mặc dù Việt Nam đã thực hiện những cải cách đối với môi trường đầu tư kinh
doanh và đã được gia tăng thứ bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu
của WEF, song thứ hạng của chúng ta còn thua kém rất nhiều so với nhiều nước trong
khu vực và trong khối TPP do môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn cịn nhiều điểm
yếu kém. Trong đó, phải kể đến sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong các văn bản
của cấp, các ban ngành gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Nhiều nhà đầu tư FDI ở
Việt Nam than phiều về thủ tục thực hiện đầu tư cịn nhiêu khê, phức tạp, khơng rõ
ràng; cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, nước, giao thơng cịn lạc hậu; lực lượng lao
động có trình độ, có kỹ năng, có ý thức kỷ luật cịn hạn chế; năng suất lao động còn
thấp; cung cách làm việc của khu vực kinh tế nhà nước còn nhũng nhiễu, nhiều tiêu
cực. Do đó, Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện các yếu tố thuộc môi
trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao tính cạnh tranh quốc tế trong thu hút FDI. Để
làm được điều này, một mặt, Việt Nam cần rà sốt, hồn thiện và đảm bảo tính nhất
quán, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật liên quan đến FDI; tiếp tục đẩy mạnh cải

cách thủ tục hành chính ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương; quy chuẩn, nâng
cao trách nhiệm và công khai trách nhiệm của đội ngũ công chức nhà nước trong thực
thi công vụ liên quan đầu tư và kinh doanh. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh việc đầu

294


tư, cải tạo cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đổi mới quản lý khu vực kinh tế công, đẩy
mạnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra,
cần phải tăng cường một cách có hiệu quả cơng tác phịng chống tham nhũng để thực
sự tạo ra sự minh bạch của môi trường đầu tư.
Hai là, tăng cường quản lý và kiểm soát đối với FDI
Với thực tế là khả năng quản lý và kiểm sốt FDI của Việt Nam cịn hạn chế và
đây là một thách thức không nhỏ khi chúng ta phải đối diện với những nguy cơ do FDI
gây ra cho nền kinh tế. Do đó, điều quan trọng là Việt Nam cần phải thực sự thay đổi
cách thức chọn lọc, quản lý và kiểm soát FDI. Từ thực tế là phần lớn đội ngũ cán bộ
phụ trách công tác tiếp nhận, đánh giá, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra giám sát dự án
FDI ở các bộ, ngành và đặc biệt là ở các địa phương còn hạn chế về trình độ, năng lực
và kinh nghiệm trong cơng tác, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc. Do đó, một
mặt, các cơ quan chức năng liên quan cần phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý dưới các hình thức khác nhau như cử cán
bộ đi đào tạo ở nước ngoài, mời chuyên gia trong nước và nước ngồi tham gia đào
tạo, tổ chức các chương trình giao lưu trao đổi kinh nghiệm,… Điều này sẽ giúp cho
chúng ta có thể chọn lựa, tiếp nhận, quản lý và kiểm soát tốt hơn đối với các dự án
FDI, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI gây ơ nhiễm mơi trường, cố
tình sử dụng những cơng nghệ lạc hậu, thực hiện những hành vi chuyển giá, trốn lậu
thuế, dây dưa nợ NSNN, đối xử hà khắc với công nhân,… Trong những trường hợp
nhất định, chúng ta có thể thuê tư vấn, chuyên gia, luật sư nước ngồi có uy tín để
thẩm định, đánh giá, chọn lọc nhà đầu tư FDI hoặc thuê họ để kiểm soát quá trình thực
thi các cam kết của nhà đầu tư FDI tại Việt Nam. Việt Nam cần định hướng tập trung

thu hút FDI của các đối tác thành viên TPP, đặc biệt là đối với các nước có kỹ thuật cơng nghệ gốc và có được kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại để tiếp nhận nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Trong quá trình thẩm định, đánh giá, chọn lọc
FDI, Việt Nam nên bỏ qua các nhà đầu tư “cơ hội” với quy mô dự án nhỏ, khơng có
mục tiêu làm ăn lâu dài tại Việt Nam và sản xuất chủ yếu là gia công, đồng thời kiên
quyết loại bỏ các dự án FDI có cơng nghệ gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài
nguyên thiên nhiên.
Ba là, nhanh chóng phát triển cơng nghiệp hỗ trợ.
Ở Việt Nam, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ rất phù hợp với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo được năng lực kỹ thuật, tài chính và giá
thành sản xuất rẻ để có sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Điểm yếu của các doanh

295


nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là thiếu vốn, thiếu kinh
nghiệm và năng lực quản lý cịn hạn chế. Do đó, để có thể nhanh chóng phát triển cơng
nghiệp hỗ trợ, Nhà nước cần phải đầu tư xứng đáng cả về chính sách lẫn nguồn lực cho
lĩnh vực này. Nhà nước cần phải có chính sách phù hợp để ni dưỡng và thúc đẩy các
doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi
hợp lý trong cho vay vốn, cho thuê mặt bằng, chính sách thuế, các chương trình tư vấn
hỗ trợ kỹ thuật, phương pháp quản lý,… nhằm tạo những điều kiện thực sự thuận lợi
cho việc khởi sự và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công
nghiệp hỗ trợ.
Bốn là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TPP và tác động của nó,
đồng thời thực hiện cơng tác xúc tiến đầu tư một cách hiệu quả.
Trong điều kiện sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp Việt Nam về TPP
cịn hạn chế, Nhà nước cần phải đẩy mạnh cơng tác phổ biến kiến thức, thông tin,
tuyên truyền về TPP và tác động của nó đến nền kinh tế, đến doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp và người dân có thể nhận thức
đúng những lợi ích, cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia TPP, từ đó họ có thể

đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh hay điều chỉnh chiến lược hoạt động của
mình nhằm khai thác tốt nhất những lợi ích mà TPP có thể đem lại. Một mặt, Nhà
nước cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TPP và tác động của nó trên
các phương tiện thông tin đại chúng như tuyền thanh, truyền hình, báo, tạp chí, mạng
xã hội. Mặt khác, cần tổ chức các diễn đàn trao đổi giữa cơ quan quản lý với cộng
đồng doanh nghiệp ở các cấp, các ngành, các địa phương, đồng thời có thể kết hợp các
nội dung tuyên truyền về TPP và tác động của nó trong các chương trình tập huấn
chính sách cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bộ, ngành và địa phương cần phải
chú trọng thực hiện công tác xúc tiến đầu tư một cách phù hợp và hiệu quả. Không nên
thực hiện theo kiểu phong trào, nặng về hình thức, mà phải thực hiện xúc tiến đầu tư
có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và hướng vào những lợi ích mà TPP đem lại để
đạt được mục tiêu hiệu quả thực sự. Công tác xúc tiến đầu tư cần được thực hiện một
cách đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức như tham gia các chuyến viếng thăm
của các nguyên thủ quốc gia, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế.
Năm là, xây dựng các chính sách phù hợp để bảo vệ lợi ích hợp pháp của những
nhóm chủ thể dễ bị tổn thương trước tác động của TPP.
Những tác động của TPP được dự báo là có thể đưa đến nguy cơ thu hẹp và phá
sản của nhiều doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ của Việt Nam, đồng thời gây ra

296


những hệ lụy về bất bình đẳng trong xã hội. Do đó, Nhà nước cần xây dựng và điều
chỉnh các chính sách phù hợp để bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của những thành
phần dễ bị tổn thương do tác động của TPP. Một mặt, Nhà nước cần có những chính
sách hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới các hình thức hỗ trợ tài chính
bằng chính sách cho vay, chính sách thuế, chính sách cho thuê mặt bằng, hỗ trợ kỹ
thuật và phương pháp quản lý bằng các chương trình tư vấn, đào tạo, trao đổi kinh
nghiệm,… Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để có lộ trình điều chỉnh chính sách thuế,
chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài và các chính sách xã hội khác nhằm giảm bớt sự

bất bình đằng trong xã hội Việt Nam do tác động của hội nhập gây ra. Ngoài ra, Việt
Nam cần tăng cường giám sát và quản lý chặt chẽ dòng vốn vào ra, thực thi chính sách
tỷ giá linh hoạt và chủ động ứng phó trước những biến động của thị trường tài chính
quốc tế nhằm ngăn chặn những cú sốc có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam.
7. Kết luận và những hạn chế của nghiên cứu
TPP đã có những tác động tích cực đến dịng FDI đổ vào Việt Nam và nó tiếp tục
mang lại những cơ hội mới, song cũng đặt ra những thách thức mới rất lớn để duy trì
và mở rộng khả năng thu hút FDI vào Việt Nam. Việc phân tích, dự báo các tác động
của TPP làm thay đổi những cơ hội và thách thức mới trong thu hút FDI tại Việt Nam
là căn cứ quan trọng để Việt Nam có thể hoạch định và điều chỉnh chính sách nhằm
tăng cường thu thút FDI. Trong điều kiện nghiên cứu ở trên, việc chú trọng các giải
pháp về cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường quản lý và kiếm sốt FDI, đẩy mạnh
cơng nghiệp hỗ trợ và mở rộng tuyên truyền về TPP trong cộng đồng doanh nghiệp và
dân cư được xem là những những gợi ý chính sách thực sự cần thiết để tăng cường thu
hút FDI một cách hiệu quả sau khi Việt Nam gia nhập TPP. Tuy nhiên, việc tận dụng
các cơ hội, vượt qua các thử thách nhằm tăng cường thu hút FDI không nhất thiết phải
được thực hiện bằng mọi giá, mà cần phải thực hiện một cách thận trọng và có chọn
lọc, có kiểm sốt chặt chẽ nhằm tối đa hóa những tác động tích cực, đồng thời hạn chế
những tác động tiêu cực của FDI đến nền kinh tế Việt Nam.
Nghiên cứu kể trên được thực hiện trong điều kiện các số liệu, thông tin thu thập
được trong giai đoạn 2010 - 2015, các nhận định, đánh giá và phân tích thực chứng
được dựa trên kết quả của một số nghiên cứu trước đó. Do đó, kết quả của nghiên cứu
vẫn cịn có những hạn chế và giới hạn nhất định. Trong nghiên cứu này, chưa phân
tích, đánh giá và kiểm chứng được tác động của TPP đến khả năng thu hút FDI vào
từng lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, chưa kiểm định được tác động của sự
thay đổi các tố yếu tố trong cam kết TPP như cam kết về thuế, về hải quan, về nới lỏng
thị trường dịch vụ tài chính,… đến khả năng thu hút FDI vào Việt Nam. Do đó, những
vấn đề này có thể mở ra các hướng nghiên cứu mới cho tương lai.

297



Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài chính (2015), Những cam kết đối với lĩnh vực tài chính trong Hiệp
định TPP, Báo điện tử />2. Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Các báo cáo tình hình đầu
tư nước ngoài các năm 2014,2015.
3. Thảo Mai (2015), Tăng 12 bậc, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn “bét”
Đông Nam Á, Báo điện tử, />4. Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), Dự báo tác động của
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngồi tại
Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 1.
5. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), Tác động của TPP và
AEC lên nền kinh tế Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Thế giới
6. Nguyễn Anh Tuấn (2015), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
và tác động tới Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
7. Lê Hồng Hiệp (2015), The TPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary
Assessment, Tạp chí ISEAS Perspective, No. 63 Issue.
8. Trần Thị Tuyết Nga (2016), Tác động của TPP đến doanh nghiệp Việt Nam
trong giai đoạn hội nhập, Tạp chí Tài chính, số 3.

298



×