Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Khảo sát cách giật tít trên báo mạng điện tử”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.94 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
B.NỘI DUNG............................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍT BÁO......................................................3
1. Khái niệm Tít..................................................................................................3
2. Vai trị và chức năng của tít báo......................................................................4
3. Các loại tít báo................................................................................................5
4. Dạng tít và cấu trúc tít báo..............................................................................5
5. Những loại tít thường gặp...............................................................................7
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁCH ĐẶT TÍT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ......9
1. Những lỗi đặt tít trên báo mạng điện tử..........................................................9
2. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng các chất liệu để đặt tít.....................10
3. Một số vấn đề đặt ra và giải pháp.................................................................11
C.KẾT LUẬN..........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14


A.MỞ ĐẦU
Báo chí ra đời trước hết do nhu cầu thơng tin của cơng chúng. Qua báo chí
người ta có thể nhanh chóng tiếp cận được các vấn đề mà mình quan tâm. Xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu thơng tin của con người ngày càng lớn. Báo chí trở
thành công cụ đắc lực phục vụ nhu cầu thông tin của con người. Đóng vai trị là
phương tiện thơng tin cực kỳ quan trọng, đáp ứng nhu cầu bức thiết của quần
chúng, báo chí Việt Nam đã tạo nên một phong cách ngôn ngữ riêng trong hệ thống
các phong cách chức năng của tiếng Việt.Tất cả các loại hình báo chí đều sử dụng
ngơn ngữ để thể hiện nội dung thơng tin truyền tải đến cơng chúng. Nó phải đảm
bảo những tính chất như tính chính xác, đầy đủ ,ngắn gọn,tính đại chúng.
Nhưng ngơn ngữ ở các loại hình báo chí khác nhau lại mang một số đặc điểm riêng
biệt.
Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thơng đại chúng có xu hướng phát
triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet. Báo mạng có nội dung thơng tin


phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ để
chuyển tải thơng tin một cách có hiệu quả rất quan trọng. Trong các thành tố cấu
tạo nên một tác phẩm thì tít (đầu đề) là một thành tố mà độc giả đọc trước tiên, nó
quyết định số phận của bài báo rằng độc giả có tiếp tục đọc nó hay khơng. Cách đặt
tít trên báo mạng điện tử đang đặt ra rất nhiều vấn đề đặc biệt là việc sử dụng ngôn
ngữ. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan mà
khơng ít nhà báo chỉ chú trọng tới phần nội dung chứ chưa để ý nhiều đến hình
thức diễn đạt thơng tin. Vì vậy, họ bỏ qua khá nhiều lỗi về ngôn từ ở mọi cấp độ:
từ, câu, đoạn văn thậm chí ở cả bố cục toàn văn bản. Nếu điểm qua một vài tờ báo,
kể cả những tờ báo lớn chắc hẳn chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Trên các trang báo
báo mạng điện tử cơng chúng có thể thấy khơng ít các lỗi tít báo như: dùng từ, câu


mơ hồ không rõ nghĩa làm cho độc giả mất thời gian đọc mà không tiếp nhận được
thông tin, dùng sai từ dẫn đến việc làm cho người đọc hiểu sai thông tin; xuất hiện
nhiều ngôn từ được tác giả sử dụng trong tít báo một cách rối rắm, khó hiểu, nhiều
từ chuyên môn mà chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành mới
có thể hiểu được,….Những bài báo đó khơng chỉ khơng có hiệu quả mà nhiều khi
cịn phản tác dụng, điều này làm xói mịn niềm tin của cơng chúng vào tờ báo.
Chính vì vậy, nghiên cứu về cách đặt tít trong báo mạng điện tử là một yêu
cầu quan trọng đặt ra đối với sự phát triển của nền báo chí nước ta đặc biệt là báo
mạng điện tử trong thời đại hiện nay. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu tài liệu,
tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Khảo sát cách giật tít trên báo mạng điện tử”
qua việc khảo sát 15 tít báo trên báo điện tử Người đưa tin.
Trong đề tài, tập trung trình bày 3 nội dung chính đó là: cơ sở lí luận

về tít

báo, khảo sát cách đặt tít trên báo điện tử Người đưa tin. Kết thúc tiểu luận, tơi
cũng có đưa ra kết luận chung của đề tài.

B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍT BÁO

1. Khái niệm Tít
Tít (Đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài
báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thơng tin và
chọn lọc.
Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo dù là tin ngắn
hay một phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải


quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên, nếu tít hay thì độc có thể sẽ tiếp
tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng, tồn bộ bài báo cơng phu rất có thể sẽ bị bỏ qua.
2. Vai trị và chức năng của tít báo
2.1. Vai trị
Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác dù cùng viết về một đề
tài. Tít xác định mức độ quan trọng của thông tin giúp độc giả lựa chọn đọc bài
báo.
2.2. Chức năng
Theo Lơ- íc Éc-vu-ê, chức năng đầu tiên của đầu đề là “bắt mắt” (thu hút
độc giả) khi họ lướt xem tờ báo lần đầu tiên. Có những người xem lướt qua tờ báo
ấy trước khi quyết định mua. Dù họ có phải mua báo hay nhận được báo miễn phí,
thì việc đầu tiên bao giờ cũng là nhìn lướt qua xem có gì đáng đọc hay khơng. Một
đầu đề hấp dẫn, ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý của độc giả.
Chức năng thứ hai của tít, theo ơng là nó có khả năng phân biệt bài nào quan
trọng hơn bài nào. Nó thể hiện sự lựa chọn của ban biên tập. Vì vậy, đọc tồn bộ
đầu đề trong một tờ báo, độc giả sẽ biết hơm nay có gì mới và thông tin nào quan
trọng hơn.
Chức năng thứ ba, theo tác giả này, vai trị chính của đầu đề là giúp độc giả
lựa chọn, nghĩa là có khi độc giả chỉ đọc đầu đề họ sẽ xem luôn bài, nhưng cũng có

khi họ đọc đầu đề rồi tự nhủ lát nữa sẽ quay lại bài này. Chính vì vậy, đầu đề phải
nêu bật được chủ đề, nếu có thể được thì nêu cả góc độ của bài báo nữa. Đầu đề
phải nhấn mạnh có gì mới, có gì hay đáng đọc để độc giả có thể lựa chọn ngay khi
xem lướt qua tờ báo.


Theo quan niệm của Man-cô-lin F.Man-lét trong cuốn Sổ tay dành cho các
nhà báo Đơng và Trung Âu thì đối với báo chí tiếng Anh, tít báo có bốn chức năng:
 Tổng kết thông tin.
 Phân định mức độ quan trọng của câu chuyện.
 Chúng là những yếu tố rất dễ nhận thấy trong việc trình bày của một trang
báo.
 Chúng gây cảm tình đối với người xem giúp họ quyết định trở thành độc giả.
Tít là phần tồn tại tương đối độc lập với bài nên có những chức năng riêng, đặc
thù- chức năng định danh thông tin. Do vậy, để thực hiện được chức năng này, tít
phải thỏa mãn ít nhất hai yêu cầu:
- Tít phải khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ
định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm.
- Tít phải được trình bày hấp dẫn (về mặt maket).
Hai điều kiện này là điều kiện cần và đủ để một tít níu mắt người đọc.
3. Các loại tít báo
- Tít phụ: thường đóng vai trị định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm
hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.
- Tít chính: trình bày chữ to, chứa đựng những từ khóa
- Tít nhỏ: bổ sung thơng tin cho tít (như thế nào, tại sao)
4. Dạng tít và cấu trúc tít báo
4.1. Dạng tít


Lơ-íc Éc-vu-ê cho rằng có ba dạng mà nhà báo có thể lựa chọn cho phù hợp

với dạng bài viết. Đó là:
- Đầu đề thơng báo: Cung cấp thơng tin chính cho độc giả, đầu đề này phải
tóm tắt được toàn bộ bài báo, trả lời một cách đơn giản một trong những câu
hỏi cơ bản: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao?. Nhiều nhà
báo phải lựa chọn cẩn thận thông tin nào sẽ đưa lên làm đầu đề bài báo.
- Đầu đề kích thích: Loại đầu đề này chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến
chủ đề của bài báo, mục đích chính là làm cho độc giả tò mò, muốn đọc
ngay lập tức. Nó phản ánh cái thần của bài báo, hơn là nội dung của bài báo.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng không để cho xu hướng “rẻ tiền” lấn át.
- Đầu đề hỗn hợp: Theo Lơ- íc, đây là loại thường được dùng nhất, đó là sự
hịa hợp của cả hai loại trên, tức là vừa cung cấp thông tin, lại vừa gợi trí tị
mị.
4.2. Cấu trúc tít
Cấu trúc của tít có thể là một từ, một ngữ, một câu, một kết cấu cố định,
thậm chí là một kết cấu đặc biệt:
- Tít báo có cấu trúc một từ. Ví dụ: Lịng tin, Cửa Lị,… Loại này rất ít được
ưa dùng.
- Tít có cấu trúc một ngữ là loại tít có tần số xuất hiện cao nhất. Tiếng Việt có
ba kiểu ngữ: ngữ có trung tâm là danh từ được gọi là danh ngữ; ngữ có trung
tâm là động từ được gọi là động ngữ; ngữ do tính từ đảm nhiệm ở vị trí trung
tâm được gọi là tính ngữ. Trong số ba kiểu ngữ này thì kiểu danh ngữ thích
dụng hơn cả đối với cấu trúc của tít báo.


Ví dụ: Một bệnh lạ ở cá,…
- Loại cấu trúc tít báo ít phổ biến là cấu trúc của một động ngữ. Ví dụ: Chống
nạn mại dâm ở Pháp,…
- Cấu trúc tính ngữ càng phù hợp với cấu trúc định danh của tít, do vậy đây là
loại tít rất ít phổ biến. Ví dụ: Mượt mà giọng hát Tố Uyên,…
- Tít có cấu trúc là một câu. Ví dụ: Châu Phi kêu cứu: 24 triệu người thiếu

lương thực trầm trọng,…
- Tít có cấu trúc là một kết cấu cố định tuy không phải là phổ biến nhưng loại
này đặc biệt hiệu quả đối với những tít cần định danh có sắc thái biểu cảm.
Kết cấu cố định ở đây chính là kết cấu của thành ngữ, tục ngữ, thậm chí là ca
dao.
5. Những loại tít thường gặp
- Dùng con số để nhấn mạnh, gây ấn tượng.
- Dùng cấu trúc bỏ lửng, mà dấu lửng lại thường hiện diện ở giữa tít.
- Đặt ra những câu hỏi.
- Dùng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân
ca,….Ít nhất có ba cách dùng đơn vị ngơn ngữ dân gian để đặt tít. Đó là:
 Thứ nhất, sử dụng nguyên dạng như nó vốn có trong dân gian. Ví dụ:
Đục nước béo cị; Thuốc đắng giã tật,…
 Thứ hai là, chỉ sử dụng một vế của câu tục ngữ hoặc của câu ca dao. Ví
dụ: Muốn con hay chữ…; Bầu ơi thương lấy bí cùng….


 Thứ ba là, dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian đồng thời thêm bớt, thay đổi
thành tố của nó cho phù hợp với nội dung của bài báo. Đây là thủ pháp
được sử dụng khá phổ biến. Ví dụ: Gậy ông đập lưng… bà; Nhiễu điều
phủ lấy… giá cao,….
- Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng, hoặc
nương theo ý thơ, danh ngơn,….Ví dụ: Kỹ thuật lấy chồng Tàu (Kỹ nghệ lấy
Tây- Vũ Trọng Phụng); Em ơi, Hà Nội cốm! (Em ơi! Hà Nội phố- Phú
Quang),….
- Dập lại những mẫu cấu trúc tít có sẵn hoặc cấu trúc tít vốn là những chệch
chuẩn đã từng nổi tiếng trong làng báo. Ví dụ: Lênh đênh Cù Lao; Công việc
thời… di động,…
- Tạo ra những cấu trúc mới, lạ, bất thường cho tít.
- Dùng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ,… Ví dụ: Bể học;

Lời khẩn cầu của cá con,…
- Thủ pháp chơi chữ được sử dụng khá triệt để nhờ vào hiệu quả của các từ
đồng âm, trái nghĩa, tiểu đối,…Ví dụ: Phá rừng bằng… luật rừng; Hồ Than
Thở đang thở than,….
- Dùng những từ ngữ đang hoặc vẫn là điều bí ẩn đối với đa số độc giả. Ví dụ:
Cho th đàn ơng; Một vạn phụ nữ,…
- Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả khơng thể tìm hiểu. Ví
dụ: Dạy thêm, tệ nạn cần thiết; Cơn khát bên những dịng sơng,….


- Đưa tên riêng lên đầu tít, dành phần cịn lại của tít khái quát về đặc điểm,
tính chất,… của tên riêng đó. Ví dụ: Hồ Đắc Di, nhà y học- triết nhân; Tạ
Quang Bửu- một trí tuệ quảng bác,…

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁCH ĐẶT TÍT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Những lỗi đặt tít trên báo mạng điện tử
Tít là bộ phận tương đối độc lập của bài, nhưng nó có mối quan hệ rất chặt
chẽ với bài. Nó phản ánh được đầy đủ nội dung của bài, thậm chí trong một số
trường hợp nó có tác dụng nâng bài lên một tầm cao hơn. Nhưng khơng ít trường
hợp, chính tít lại làm phương hại đến bài. Đó là các loại tít mơ hồ, tít phạm lỗi
logic, tít dùng từ, đặt câu sai, tít có những thành tố khơng có căn cứ, tít thiếu đặc
trưng. Ngồi ra có một loại tít khơng bị coi là sai nhưng do chỗ số lượng thành tố
của nó (số lượng tiếng trong một tít) q lớn, khơng bảo đảm cấu trúc định danh,
khơng có sức khái qt,… cũng có thể coi là tít chưa đạt yêu cầu. Đồng thời một
loại tít nữa cần phải kể đến tương tự là tuy không sai nhưng do chỗ cấu trúc bị lặp
tới mức nhàm chán cũng có thể coi là tít khơng có tính hấp dẫn.
Một số loại tít mắc lỗi thường gặp:
- Tít mơ hồ: sẽ tạo ra 2-3 cách hiểu một bài báo mà sự thực bài báo đó chỉ có
một nội dung. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tít đặt thiếu từ chỉ quan hệ
giữa các thành tố của nó; tít có cấu trúc khơng thể hiện rõ được ý nghĩa quan hệ

giữa các thành tố; tít do xuất hiện từ đồng âm.


- Tít sai so với bài: đây là loại tít mà hoặc là to hơn bài (tít khơng khái qt
được nội dung của bài), hoặc là khơng ăn nhập gì với bài, hoặc là có những cho tiết
khơng đúng với bài.
-Tít có độ dài q lớn.
- Tít thiếu căn cứ để hiểu.
-Tít đặt theo mẫu có sẵn.

2. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng các chất liệu để đặt tít
2.1. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ tạo ra hiệu quả thẩm mĩ cho tít báo. Hiệu
quả này chỉ có được khi nhà báo biết khai thác, sử dụng thành ngữ, tục ngữ một
cách hiệu quả linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài báo của mình. Nhờ có
những câu thành ngữ, tục ngữ mà bài báo trở nên gần gũi với độc giả, hấp dẫn hơn,
ngơn ngữ rút tít cũng trở nên phong phú đa dạng hơn. Với khả năng khái quát cao
của thành ngữ, tục ngữ mà thông tin trong tác phẩm báo chí được truyền tải một
cách hiệu quả, nhanh nhất, giàu giá trị biểu cảm, ngắn gọn, giản dị, dễ nhớ nhất.
2.2. Dấu câu
- Dấu ngoặc kép: dấu ngoặc kép dùng để trích nguyên văn hoặc thuật lại một
câu nói, một từ ngữ, một tên gọi. Dấu ngoặc kép cịn có chức năng là khi muốn
dùng một từ ngữ khơng theo nghĩa thơng thường thì từ đó sẽ được đặt trong dấu
ngoặc kép. Sắc thái nghĩa của những từ đặt trong dấu ngoặc kép đã bị thay đổi.
Dùng dấu ngoặc kép cho những từ chưa rõ nghĩa hoặc khơng cịn thơng dụng,


chẳng hạn những tiếng lóng, những từ có nguồn gốc nước ngồi nhằm tránh những
hiểu nhầm khơng cần thiết.
-Dấu chấm lửng: có chức năng là sự việc được nói tới chưa kết thúc, có thể

dùng dấu chấm lửng để tạo ra ngụ ý của người viết.
- Dấu chấm cảm, dấu hỏi: dấu chấm hỏi bày tỏ sự nghi ngờ, dấu chấm than
để phê phán.
2.3. Viết tắt
Từ viết tắt giúp tít ngắn gọn và dễ trình bày hơn. Tuy nhiên chỉ nên viết tắt
những từ thông dụng, độc giả dễ dàng đoán ra nghĩa và trong bài viết cần phải giải
nghĩa của từ viết tắt. Không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong một tít báo, vì
nó sẽ gây cảm giác khó chịu cho người đọc.
2.4. Sử dụng những số liệu cụ thể
Việc sử dụng số liệu trong tít báo giúp tít được nhấn mạnh, hấp dẫn, thu hút
sự tị mị của độc giả. Tuy nhiên, khơng nên sử dụng nhiều số liệu trong một tít báo
vì sẽ gây rối cho tít báo.
2.5. Sử dụng từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa đặt trong cùng một tít báo sẽ tạo nên sự thú vị, hấp dẫn, kích
thích sự tị mị của độc giả trước một vấn đề nào đó.
3. Một số vấn đề đặt ra và giải pháp
3.1. Vấn đề đặt ra
Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả các chất liệu để đặt tít hay, hấp dẫn, thu hút
độc giả thì cách đặt tít trên báo điện tử Người đưa tin vẫn còn một số hạn chế sau:


“Giật title” câu view đã thành xu hướng mới mỗi khi nhắc tới báo điện tử và
nó trở thành một vấn nạn của làng báo và Báo điện tử người đưa tin cũng khơng
nằm ngồi xu hướng đó. Thực tế đó khơng chỉ cho thấy sự xuống cấp đạo đức nghề
của một bộ phận phóng viên mà cịn thể hiện thái độ dễ dãi của ban biên tập, của
cấp quản lý. Trong thời buổi cạnh tranh thông tin, rất nhiều cái tít giật gân đã được
đăng tải trên các báo điện tử. Dưới sức ép cạnh tranh và tác động của kinh tế, nhiều
trang báo điện tử, nhất là các trang báo nhỏ đã tự biến mình thành những tờ báo “lá
cải”, có xu hướng lơi kéo người đọc bằng các chủ đề giải trí xoay quanh những nội
dung “sốc, sex và sến”. Những cái tít giật giân ln được gắn với một số động từ,

tính từ gây sự chú ý với cơng chúng như “lộ”, “chống váng”, “sexy”, “kinh
hồng”,….
Ví dụ: Choáng với chiếc quần chip mỏng tang của người tình Trương Ngọc
Ánh (báo giadinh.net), lộ hình Đàm Vĩnh Hưng chơi chim ở hồ bơi
(tapchicongso.vn)
Thực tế cho thấy, hiện nay báo điện tử đa số các bài viết đều được viết theo
lối giật gân câu khách, đi sâu vào đời sống riêng tư của những người nổi tiếng, các
vụ án theo chiều hướng tù, tình tội, sốc, sex, sến,.…
Bên cạnh đó, nhiều tít báo cịn mơ hồ, chưa rõ ràng khiến cho người đọc có
thể hiểu nội dung ý nghĩa của tít theo một nghĩa khác. Khơng chỉ vậy, nhiều bài
báo, tít giật một đằng nhưng khi đọc nội dung lại viết theo kiểu khác (tít to hơn bài)
làm cho độc giả cảm thấy hụt hẫng trước nội dung thông tin của bài báo.Tít báo
quá dài, nội dung quá cụ thể, tham thơng tin để nội dung tràn lên tít, khơng chọn
lựa những chi tiết đặc sắc để đặt tít, ví dụ: Nữ sinh Lạng sơn đánh bạn dã man:
Nguyên nhân là do vấn đề tình ái.


Đó là một số lỗi đang xảy ra thường xuyên trong cách đặt tít ở các tờ báo
mạng điện tử hiện nay mà không phải chỉ riêng báo điện tử Người đưa tin mới mắc
những lỗi như vậy.

3.2. Giải pháp
Để nâng cao chất lượng của báo mạng điện tử, đặc biệt trong việc sử dụng
ngơn ngữ, cách đặt tít sao cho chuẩn mực phù hợp với tơn chỉ mục đích hoạt động
của báo, mà vẫn đảm bảo tính hấp dẫn cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Nâng cao trình độ quản lý của các Tổng biên tập, các Trưởng Ban biên tập điện
tử.
- Nhà báo cần nắm vững kiến thức cơ bản liên quan tới việc sử dụng tiếng Việt,
bao gồm : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Chỉ khi nắm bắt được, hiểu
được những kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt, nhà báo mới có thể viết đúng, nói

đúng; chưa viết đúng, nói đúng thì cũng chưa thể viết hay được.
- Tổng biên tập cần phải được bồi dưỡng, cập nhật bài bản về nghiệp vụ làm báo
điện tử, phương thức quản lý tòa soạn điện tử, phương thức kinh doanh báo điện
tử, tòa soạn đa phương tiện, kiến thức về công nghệ thông tin....Khơng khuyến
khích kiểu làm báo giật gân, câu khách.
- Hội nhà báo cần mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho phóng viên về kĩ năng làm
báo điện tử, kỹ năng khai thác, xử lý thông tin và làm việc trong môi trường
internet. Đặc biệt, kỹ năng làm báo đa phương tiện, kỹ năng viết ngắn, xử lý nhanh
nhưng phải chính xác, trung thực, khách quan.


- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng, do áp lực thời gian, nhiều phóng viên
báo điện tử làm ẩu, thiếu kiểm định nguồn tin, thiếu cả tính nhân văn trong đưa tin,
nhất là khi viết về đời tư nhân vật...
- Đối với cơ quan quản lý, cần xử lí nghiêm khắc, mạnh tay với những báo điện tử,
trang tin có nhiều sai phạm, chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, “lá cải hóa”
mà lâu nay chỉ nặng về nhắc nhở.
- Nhà báo cần hạn chế tối đa việc vay mượn những từ ngữ nước ngồi. Nó khơng
chỉ gây cản trở đối với đối tượng độc giả không biết ngoại ngữ mà còn làm cho bài
báo trở nên khó hiểu khi dùng sai nghĩa của từ.
- Nhà báo cần phải tự trau dồi trang bị cho mình một kho kiến thức, đặc biệt phải
có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Nó mang đến cho họ rất nhiều lợi ích, nhất là
trong thời kỳ đa phương hóa, tồn cầu hóa như hiện nay.
- Người làm báo cần phải rèn giũa kỹ năng làm báo sao cho có thể đạt được nghệ
thuật giật tít mà khơng vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
C.KẾT LUẬN
Tính hấp dẫn của một bài báo là điều chúng ta phải vươn tới. Một bài báo
thu hút độc giả ngay từ cái nhìn đầu tiên đó chính là nhờ vào tít báo. Một nhà báo
giỏi là nhà báo biết giật tít câu view mà khơng vi phạm đạo đức báo chí và khơng
làm sai sự thật. Nếu chỉ vì đạt đến sự hấp dẫn mà phải bịa đặt, dựng chuyện hoặc

phải làm sai sự thật so với bài báo thì đấy là hành vi vi phạm đạo đức báo chí.
Trong thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển, với sự cạnh tranh thông tin giữa các
báo. Nhà báo cần phải sáng tạo cho mình những đề tài mới lạ, tuy nhiên phải đặt tít
cho bài báo của mình sao cho tít hay, thu hút độc giả nhưng phải phù hợp với quy
chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Mỗi nhà báo cần giữ cho mình “tâm sáng, lịng trong,


bút sắc” để có thể viết nên nhiều bài báo hay, đáp ứng nhu cầu thông tin của công
chúng mà không bị sự cám dỗ, chạy theo lợi nhuận viết nên những bài báo giật
gân, câu view, sai sự thật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quang Hào, Ngơn ngữ báo chí, Nxb ĐHQG, H. 2001.
2. Đức Dũng, Các thể kí báo chí, Nxb Văn hóa Thơng tin, H. 1998.
3. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí - những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Giáo
dục
4. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thơng lí thuyết và
kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia- sự thật Hà nội 2012.
5. Nguyễn Văn Dững, Báo chí truyền thơng hiện đại, NXB Đại học quốc gia, H.
2011.



×