Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi lớp mẫu giáo sơn ca trường mẫu giáo họa mi nắm vững một số biển báo an toàn hồ thị ngọ MG họa mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 25 trang )

Phụ lục II
Mẫu báo cáo sáng kiến
(Kèm theo Quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 TUỔI LỚP MẪU GIÁO SƠN CA - TRƯỜNG MG
HỌA MI NẮM VỮNG MỘT SỐ BIỂN BÁO AN TOÀN GIAO THƠNG
ĐƯỜNG BỘ
1. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
a. Các giải pháp thực hiện:
- Giáo viên tác động vào phụ huynh.
- Giáo viên tác động lên trẻ
- Phụ huynh tác động đến trẻ
- Trẻ tác động lên trẻ.
b. Cách thức thực hiện
- Chọn đối tượng
- Khảo sát thực trạng
- Đưa ra giải pháp
- Tiếp hành áp dụng các giải pháp vào thực tế
- Đánh giá kết quả áp dụng sau thời gian áp dụng các giải pháp
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết ( nếu là giải pháp cải tiến giải
pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra mà nạn
nhân là những đứa trẻ vô tội, đáng thương. Không chỉ gọi là rủi ro, mà trong đó
cịn có cả phần lỗi thuộc về người lớn với những lí do hết sức đơn giản mà không
ai nghĩ đến như: Để trẻ chơi gần đường có nhiều xe cộ qua lại, chở trẻ lưu thông
trên đường không đội mũ bảo hiểm hoặc các phương tiện bảo hộ khác, chạy nhanh
vượt ẩu khi trên xe có trẻ nhỏ…vơ tình người lớn đã đặt trẻ vào những tình thế hết
sức nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa. Và những vụ tai nạn thương tâm đó xảy ra đã


cướp đi sức khỏe, tuổi thơ, thậm chí là mạng sống của các em.
Theo một Báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF), hơn 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do tai nạn giao


thơng và mỗi năm có thêm hàng chục triệu trẻ em trên tồn cầu phải tới bệnh viện
do thương tích và hậu quả gây ra cho các em thường là các thương tật lâu dài.
An tồn tính mạng trẻ em là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế cộng
đồng và phát triển xã hội. Bên cạnh 830.000 ca tử vong mỗi năm, hàng triệu trẻ em
phải gánh chịu các thương tích do tai nạn giao thơng khơng gây chết người nhưng
lại thường phải nằm viện và phục hồi chấn thương trong thời gian dài.
Điều này cho thấy thương tích do tai nạn giao thơng khơng chủ ý là nguyên
nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em nhỏ, phần lớn các thương tích trẻ em do tai
nạn giao thông xảy ra tại các quốc gia đang phát triển và chúng ta là một trong
những quốc gia đang ở trong tình trạng báo động về vấn nạn an thông đối với trẻ
em. Chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn tác hại của thương
tích do tai nạn giao thơng đối với trẻ em, bởi vì khi một đứa trẻ bị dị dạng, bị tổn
thương do tai nạn giao thông để lại đều bị thương tổn về tâm lý với bất cứ mức độ
nào, tác động của nó có thể ám ảnh suốt cuộc đời của trẻ. Đây là những bi kịch
không cần thiết. Chúng ta có đủ bằng chứng về những phương tiện can thiệp có
hiệu quả và cần thực hiện các chương trình phịng chống thương tích do tai nạn
giao thơng tại tất cả mọi nơi, mọi lúc và mọi thời điểm. Nếu các biện pháp phịng
chống tai nạn giao thơng đã qua kiểm chứng được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi thì
sẽ có hàng nghìn trẻ em vơ tội được cứu sống mỗi ngày.
Ơng bà ta đã nói, chữa bệnh khơng bằng phịng bệnh, trẻ em là nhân tài của
đất nước, tương lai của dân tộc, các bậc cha mẹ, cơ giáo đóng vai trị là người nắm
giữ trách nhiệm cao cả đó, chính là tạo cho trẻ những điều kiện tốt nhất để tránh và
giảm thiểu tối đa những tai nạn, thương tích về giao thơng đường bộ cho trẻ. Mặt
khác trẻ mẫu giáo rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học ở trường
và hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục trẻ nắm vững một số biển báo an tồn giao

thơng đường bộ, đảm bảo an tồn khi tham gia giao thơng đường bộ khơng chỉ
giảm thiểu rủi ro về an tồn giao thơng cho trẻ mà còn là một sự cần thiết cho sự
tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ cũng như là vấn đề cấp bách của xã hội.
Các biện pháp này bao gồm: Đội mũ bảo hiểm và đeo dây an toàn phù hợp
với trẻ em; thiết kế lại các đồ đạc, đồ chơi, thiết bị vui chơi dành cho trẻ nhỏ, và
đẩy mạnh các dịch vụ phục hồi chức năng và cấp cứu, và quan trọng hơn hết đó
chính là nâng cao nhận thức của cả người lớn và trẻ em trong vấn đề đảm bảo an
tồn giao thơng như giúp trẻ nắm vững một số biển báo an tồn giao thơng đường
bộ khi tham gia giao thơng.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
(nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
Biện pháp1: Giáo viên tác động vào phụ huynh.


Giáo viên

Trẻ em

Phụ huynh

Trẻ em
Đánh vào tâm lý cha mẹ trẻ cũng là tác động ban đầu của giáo viên đến nhận
thức của phụ huynh, tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của các biển báo an tồn giao
thơng đường bộ đến các bậc phụ huynh.
Qua việc xác định tầm quan trọng của vấn nạn an tồn giao thơng và tầm
quan trọng của việc giáo dục trẻ nắm vững một số biển báo an tồn giao thơng
đường bộ, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường trong việc đảm bảo an
tồn tính mạng cho trẻ, nên ngay vào đầu năm học, thơng qua cuộc họp phụ
huynh, ngồi việc triển khai công tác trọng tâm dạy và học của trẻ, tôi đã xác định
rõ cho phụ huynh được biết việc giáo dục và đảm bảo an tồn giao thơng cho trẻ là

một vấn đề hết sức quan trọng, tôi yêu cầu phụ huynh hoàn toàn kết hợp với nhà
trường, giáo viên phụ trách lớp đảm bảo an tồn tính mạng trẻ khi tham gia giao
thông, ký vào bản Cam kết đưa đón trẻ đúng giờ giấc, khơng để trẻ tham gia giao
thơng đường bộ khi khơng có người lớn đi cùng.
Bên cạnh đó, tơi cịn trang bị những kiến thức cơ bản nhất về việc đảm bảo
cho trẻ nắm vững một số biển báo an tồn giao thơng đường bộ cho trẻ thơng qua
các góc hoạt động ở lớp, như:
* Thơng qua góc tun truyền :
- Trang trí ở góc tuyên truyền tranh ảnh có nội dung như sau:
+ Đừng để tai nạn giao thơng đến gần trẻ em.
+ Hình ảnh về trẻ tham gia giao thông đường bộ an toàn.
+ Các tai nạn trẻ thường gặp khi tham gia giao thông đường bộ.
+ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
+ Câu thơ nói về an tồn tính mạng trẻ khi giao thơng.
+ Đừng giao phó tính mạng của trẻ cho chính trẻ.
+ Bé tham gia giao thơng an tồn.
+ Con đường bình n.
+ Góc họa sĩ nhí với an tồn giao thơng.


+ Giao thông, bạn đồng hành với bé yêu.
Tranh và pano, apphich được thay đổi theo chủ đề và bắt mắt với mọi đối
tượng.

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
* Ở góc phụ huynh:
- Hình ảnh của một số biển báo an tồn giao thơng đường bộ thường gặp.
- Tìm kiếm và sưu tầm những tranh ảnh gắn liền với một số biển báo an tồn
giao thơng đường bộ cho trẻ khi tham gia lưu thông mà bố mẹ trẻ không thể bỏ
qua khi đưa trẻ đến trường cũng như đón trẻ về nhà.

- Phụ huynh cần biết khi tham gia giao thơng cùng trẻ, khi đón hoặc đưa trẻ
đến trường mà khơng có trang phục bảo hộ khi chở trẻ.
- Cắt dán những bức tranh, bích họa, các bài thơ, tin tức, thời sự, phóng sự về
tai nạn an tồn giao thơng do vi phạm một trong các biển báo an tồn giao thơng
đường bộ thường gặp ở trẻ để dán ở các góc tin tức của phụ huynh để mọi phụ
huynh đều có thể đọc và cập nhật thơng tin mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Bài thơ “Đường phố của em”
“Trên đường quốc lộ
Xe cộ đầy đường


Xe chạy ngược chạy xuôi
Theo đúng hàng đúng lối
Vỉa hè người đi bộ
Lịng đường xe cộ đi
Đèn đỏ thì dừng lại
Đèn xanh nhanh qua đường
Ôi con đường quốc lộ
Xe cộ như thoi đưa
Người người đều làm đúng
Theo luật lệ giao thông”
- Dán các bài thơ, bài hát về chủ đề an tồn giao thơng, luật giao thơng mọi
lúc mọi nơi như một thông tin cấp bách, một mặt với mục đích là nhắc nhở
phụ
huynh về tầm quan trọng của an tồn giao thơng, một mặt là giúp phụ huynh
nắm bắt được nội dung mà trẻ đang được học ở trường để có thể về nhà giáo dục
thêm
cho trẻ, kết hợp với giáo viên, nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học
cho trẻ.
Ví dụ: Như bài thơ: Đèn đỏ đèn xanh

Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ đi chơi
Vui vẻ đi chơi
Đèn đỏ báo rồi
Đèn xanh đã mời
Bạn chờ tí nhé!
Bạn ơi, đi nhé!
Tác giả: Định Hải
Hay qua bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” cũng có nội dung tương tự,
qua bài hát cung cấp được cho trẻ một kiến thức cơ bản về luật tham gia giao
thông đường bộ: Đèn đỏ không đi, đèn vàng đi chậm, đèn xanh được phép đi.
Bên cạnh đó, tơi thường xuyên theo dõi những phụ huynh hay để trẻ tự đến
trường, lớp một mình, hay gởi các cháu cho người khác đón hộ, sau đó gặp phụ
huynh trao đổi trực tiếp cũng như nêu lên những tác hại của việc để trẻ tham gia
giao thơng đường bộ một mình, hay gởi con cho người khác đón hộ rất nguy hiểm,
vơ tình cha mẹ chúng ta có thể tước đoạt đi quyền được sống và tồn tại của trẻ chỉ
vì một phút nhất thời, lười biếng khơng đến đón và đưa con đi học.


An tồn nào cho con?
Ngồi ra, tơi cịn phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương, các cấp
tài trợ phi chính phủ để tập huấn phịng chống tai nạn thương tích, tập huấn về các
chương trình Đảm bảo an tồn khi tham gia giao thơng cho trẻ.
Biện pháp 2: Giáo viên tác động lên trẻ.
** Lồng ghép giáo dục một số biển báo an tồn giao thơng đường bộ vào
các hoạt động học có chủ đích và hoạt động vui chơi:
a. Hoạt động học có chủ đích:
Ở lớp, với trẻ 5 tuổi tư duy của trẻ còn gắn liền với trực quan hành động, việc
chuyển từ trực quan hành động sang trực quan hình tượng là một vấn đề cần

nhiều thời gian và sự kiên trì.
Trong những bài ca, câu hát trẻ được học ln có nội dung giáo dục gắn
liền, nhưng để biến những nội dung đó thành kiến thức thường trực trong
cuộc
sống hằng ngày của trẻ là một vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở.
Nên khi tơi tổ chức các hoạt động học có chủ đích, tơi lồng ghép các hoạt
động giáo dục nội dung một số biển báo an tồn giao thơng đường bộ một cách
linh hoạt và sinh động, cụ thể, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ để cho
hoạt động có chủ đích phong phú hơn, tránh nhàm chán và cứng nhắc, một mặt lại
khéo léo như “ vơ tình” khắc sâu vào trí nhớ của trẻ những điều trẻ cần nắm bắt về
đặc điểm cũng như tính chất của biển báo an tồn giao thơng đường bộ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết màu sắc và hình dạng trong hoạt động làm quen
với tốn, tơi lồng ghép giáo dục và cung cấp một số biển báo an toàn giao thơng
đường bộ như đèn tín hiệu giao thơng.


- Ngồi ra, tơi cung cấp các kiến thức về biển báo an tồn gia thơng cho trẻ
qua các hình thức học và chơi khác nhau, trong giờ học, thay vì học bằng phương
pháp cổ điển là dạy bằng tranh, tôi áp dụng và khai thác triệt để các biện pháp về
ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ, nhằm mang lại cho trẻ những hình ảnh, tình
huống sinh động, màu sắc phong phú, đẹp đẽ, qua đó vừa tiết kiệm thời gian cũng
nâng cao được tay nghề của chính bản thân tôi trong việc sử dụng các biện pháp
khoa học trong quá trình dạy học đồng thời cũng tránh được sự nhằm chán trong
quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ nếu chỉ dùng những bức tranh khô khan, cứng
nhắc.
Ví dụ: Biển báo cấm có dạng hình trịn, đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên
nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của phương
tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Riêng biển báo “Cấm đi ngược chiều” có nền
màu đỏ và vạch trắng ở giữa và “Biển báo cấm” khơng có hình. Nội dung của biển
báo cấm là nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt

đối tuân theo.


Ví dụ: Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền màu đỏ, nền màu
vàng, trên nền có hình vẽ màu đen mơ tả sự việc. Nội dung của biển báo nguy
hiểm là nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất nguy hiểm trên
đường để có biện pháp phịng ngừa, xử lí cho phù hợp với tình huống. Kèm theo
đó là tình huống phù hợp để trẻ lựa chọn, củng cố kiến thức vừa được giáo viên
cung cấp.

- Với những biển báo giao thông đường bộ thông thường, gần gũi với nơi trẻ
sống, tôi chụp một số hình ảnh có biển báo nơi trẻ sống, cho trẻ phát biểu về nơi
có biển báo giao thơng đó, đồng thời hỏi trẻ vì sao có biển báo giao thơng đó, ý


nghĩa của biển báo đó, từ đó tơi đưa trẻ vào bài học mà tôi muốn cung cấp cho trẻ
biết, biển báo gắn liền nơi trẻ ở sẽ càng đi sâu vào trí nhớ của trẻ hơn.
Ví dụ: Biển báo hiệu lệnh có dạng hình trịn, nền màu xanh lam, trên nền có
hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh. Nội dung của biển báo hiệu lệnh
là nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.

Ví dụ: Biển báo chỉ dẫn có dạng hình vng hoặc hình chữ nhật, nền màu
xanh lam, trên nền có hình vẽ đặc trưng sự chỉ dẫn. Nội dung của biển báo hiệu
lệnh là nhằm báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc
những điều có ích khác trong hành trình.


- Hoạt động học được tôi linh động theo thời tiết cũng như tính chất, nội dung
của bài học, đồng thời được phối hợp linh động với kiến thức mà tôi muốn cung
cấp cho trẻ, không chỉ nhất nhất lúc nào cũng học trong lớp với những trình tự lên

sẵn, tơi có thể linh động nối tiếp hoạt động học này đến hoạt động học khác
trong cùng một chuỗi hoạt động.
Ví dụ: Sau hoạt động Làm quen văn học Hoa cúc vàng, tôi cho trẻ lên xe đi
tham quan vườn hoa cúc, nhắc trẻ khi tham gia giao thông phải như thế nào, đội
mũ bảo hiểm, đi bên nào, ngồi trên xe yên lặng, không ồn ào, khi đi gặp biển báo
gì, phải làm gì? …. Sau tiết học, trẻ và cơ cùng lên xe ra vườn trường thăm các
lồi hoa mùa xn….

- Chính vì vậy, việc lồng ghép giáo dục một số biển báo an tồn giao thơng
đường bộ vào hoạt động học có chủ đích phải gần gũi, sinh động, cụ thể, dễ nhớ,
dễ hiểu … sẽ làm phong phú nội dung, phương pháp học tập.
- Khi dạy trẻ hát các bài hát trong chủ điểm Phương tiện và Luật giao thông
như bài hát “Đường em đi” tôi lồng ghép giáo dục về việc tham gia giao thông
đường bộ ở thành phố, nơi có vỉa hè, lề đường, có đèn giao thơng, các biển báo
thơng dụng khi trẻ tham gia giao thông, một số biển báo mà địa phương nơi trẻ
sống khơng có.
b. Hoạt động vui chơi:
Hoạt động vui chơi là hoạt động không thể thiếu của trẻ ở độ tuổi mầm non,
chơi là một phần tất yếu trong cuộc sống của trẻ, trẻ học mà chơi, chơi mà học,


qua học trẻ được chơi, qua trò chơi trẻ học được điều cần biết một cách nhẹ nhàng
nhất, thoải mái nhất, qua chơi, trẻ cũng cố được những kiến thức mà trẻ đã học,
bên cạnh đó trẻ cịn có thể khám phá ra nhiều điều mới lạ, bổ ích mà chỉ khi trẻ trải
nghiệm mới có thể có được, như là một sự tích lũy kinh nghiệm của người lớn.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi ngồi trời, trẻ hát bài hát: “Em đi qua
ngã tư đường phố”, trẻ không chỉ ôn lại được bài hát, mà cịn có thể đóng vai các
chú cơng an giao thơng, bắt những bạn vi phạm luật an tồn giao thơng, khơng
tn theo các biển báo an tồn giao thơng đường bộ có trên đoạn đường trẻ đi qua,
bên cạnh đó, trẻ cịn học được cách xử lí khi gặp các biển báo an tồn như báo có

sạt lở, báo đường trơn, hay qua đường có nhiều phương tiện giao thơng, biết học
cách giúp đỡ người khác qua đường, hay biết nhường ghế cho người lớn tuổi, trẻ
em nhỏ hơn, qua đó trẻ tự học được các quy tắc ứng xử cũng như học cách làm
người có ích cho xã hội.

Khơng những trẻ học được những điều thú vị trong khi chơi trị chơi ngồi
trời mà trẻ cịn học được trong khi chơi các trị chơi ở các góc chơi, trị chơi đóng
vai, trị chơi học tập… Qua đó, tơi khơng chỉ giáo dục trẻ mà cịn có thể giúp trẻ
ghi nhớ, khắc sâu những vẫn đề cần lưu ý khi trẻ tham gia giao thông đường bộ
như đi bên tay phải, biết nhường nhịn người tham gia giao thông, lịch sự và văn
minh khi đi đường, biết nội dung các biển báo giao thông.


Ngồi ra, khơng chỉ có thơ, truyện, bài hát mới có thể cung cấp nội dung giáo
dục trẻ mà cịn có một bộ phận khác rất gần gũi, thân thiết với đời sống trẻ, dễ học,
dễ chơi và rất dễ ghi nhớ đó là đồng dao, một bài đồng dao luôn dễ dàng học thuộc
và vận dụng vào cuộc sống hơn cho trẻ bởi những tiết tấu và câu từ chân
chất, gần gũi, mộc mạc và đậm chất quê hương.
** Giáo dục trẻ nắm được nội dung một số biển báo an tồn giao thơng
đường bộ thơng qua các hoạt động theo thời điểm trong ngày mọi lúc, mọi
nơi.
Trong hoạt động Thể dục buổi sáng, trong hoạt động khởi động, tơi cho trẻ
khởi động tay bằng hình thức chơi Đèn tín hiệu giao thơng thay vì các hình thức
khởi động tay cổ điển thông thường và cứng nhắc như thường lệ, trẻ vừa ghi nhớ
tốt, vừa làm cho hoạt động phong phú, hấp dẫn hơn, tránh nhàm chán cho trẻ.


Tại các góc lớp, các nơi trên thành lang can, bậc thang, các góc cua, quanh có
trong sân trường, trong nhà vệ sinh, tơi gắn các biển báo an tồn giao thông thông
dụng mà tôi mong muốn trẻ ghi nhớ để trẻ có thể nhìn thấy được mọi lúc mọi nơi,

trong mọi hoạt động.
Ví dụ: Trong nhà vệ sinh, tơi gắn biển báo “Chú ý đường trơn” để thông báo
cho trẻ biết con đường trong nhà vệ sinh rất trơn, vừa giúp trẻ hiểu được nội dung
biển báo gắn liền để trẻ có thể gắn với thực tiễn cuộc sống sau này.
Hoặc gắn biển “Cấm đậu đỗ” ở giữa sân trường để phụ huynh biết được
không cho xe vào sân trường, cũng như giúp trẻ biết được nội dung biển báo rồi,
sẽ nhắc nhỡ ba mẹ mình khơng đưa xe vào sân trường và đậu đỗ xe ở trong sân
trường là vi phạm luật giao thông và không văn minh.
Việc tơi lồng ghép giáo dục an tồn giao thơng và giúp trẻ nắm vững một số
biển báo an toàn giao thông đường bộ vào các thời điểm, mọi lúc mọi nơi, ngồi
việc có ý nghĩa giúp trẻ tự trang bị kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông
đường bộ mà cịn có thể hình thành nên cho trẻ một lối sống văn minh của người
hiện đại, những thói quen và hành vi đạo đức tốt của con người Việt Nam.
Ví dụ : Trong giờ đón và trả trẻ tơi trị chuyện với trẻ, nhắc trẻ khi đi ngồi
đường phải đi sát lề đường bên phải, quan sát các biển báo chỉ dẫn an toàn giao


thông, không chạy băng qua đường, không đi hàng 3, hàng 4, chơi đùa trên
đường…
Trong giờ chơi ngồi trời, tơi tạo ra cho trẻ những tình huống gắn liền với các
biển báo an tồn giao thơng đường bộ mà tơi gắn sẵn trong sân để trẻ giải quyết
tình huống.
Hoặc trong hoạt động chiều, cho trẻ kể câu chuyện “Dưới lòng đường” rồi
dẫn dắt trẻ đến giải quyết vấn đề của hai bạn chơi bóng dưới lịng đường, gặp
chuyện gì, cách giải quyết như thế nào, là các con thì các con sẽ làm gì, trong
trường hợp này thì cần có biển báo gì?

Qua đó giáo dục cho trẻ nên chơi đúng nơi quy định, khi tham gia giao thông
phải tuyệt đối tuân theo các biển chỉ dẫn, biển cấm … Từ đó giúp trẻ khắc sâu hơn
và có những hành vi đúng khi tham gia giao thông đường bộ.

**Tham mưu với bộ phận chuyên môn cho công tác giáo dục an tồn
giao thơng đường bộ, tổ chức các hoạt động ở lớp, trường nhằm nâng cao
kiến thức an toàn giao thông đường bộ cũng như kiến thức và sự hiểu biết về
một số biển báo an tồn giao thơng đường bộ cho trẻ.
Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mẫu giáo, thích được làm
người lớn, và thể hiện cái “chững chạc” của người lớn nên trong kế hoạch hoạt
động đầu năm học, tôi tham mưu với nhà trường cũng như bộ phận chuyên môn
cho phép tôi mở rộng hoạt động giáo dục và phổ biến cho trẻ nắm vững một số
biển báo an tồn giao thơng khơng chỉ với trẻ mà cịn với phụ huynh, khơng chỉ
học sinh của lớp tơi mà cịn với học sinh các lớp khác, để trẻ thể hiện được mình
cũng như hiểu biết của bản thân, được cùng nhau tham gia học hỏi, trao đổi, thi
đua lẫn nhau giữa các trẻ, tạo động lực thúc đẩy nhanh và mạnh công tác giáo dục


an tồn giao thơng đường bộ với cả hai đối tượng là học sinh và phụ huynh học
sinh.
Ví dụ: Tơi tổ chức hoạt động Bé thơng minh nhanh trí với biển báo giao
thơng để trẻ thể hiện được trí nhớ cũng như sự hiểu biết của bản thân với các bạn
về lĩnh vực an tồn giao thơng cũng như một số biển báo an tồn giao thơng.

Ví dụ: Hội thi “An tồn giao thơng với nụ cười trẻ thơ”
Qua hội thi này, trẻ không những thể hiện được cái tôi của mình mà cịn có
thể khẳng định được bản thân với khơng chỉ bạn bè cùng trang lứa mà cịn khẳng
định mình có thể làm “người lớn” với ba mẹ của mình cũng như các cơ, chú cùng
tham gia thi với trẻ. Từ đó hiệu quả giáo dục đạt được hiệu quả cao, trẻ ghi nhớ tốt
và ấn tượng sâu sắc.
Ngồi ra, tơi cịn tổ chức cho trẻ các trị chơi như tô màu các biển báo giao
thông, bé cùng cơ trang trí lớp học, trang trí góc an tồn giao thơng của lớp, xây
dựng góc an tồn gia thơng trong sân trường, cắm biển báo giao thông ở đâu?.... để
trẻ ghi nhớ và phản ứng một cách linh hoạt với các tình huống phù hợp với nội

dung của các biển báo giao thông, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy được
tính sáng tạo, kỹ năng ghi nhớ của mình và các bạn cùng tham gia.


Biện pháp 3: Phụ huynh tác động đến trẻ
Phụ huynh tiến hành các biện pháp kết hợp với giáo viên, ở mọi lúc mọi
nơi để tạo sự ghi nhớ về một số biển báo an tồn giao thơng cụ thể cho trẻ
a. Giúp trẻ hiểu về giao thông
Trước tiên cha mẹ nên giải thích bản chất của giao thơng, những rủi do bé có
thể gặp phải khi tham gia giao thơng, kết hợp giải thích cho trẻ biết các tín hiệu
đèn giao thơng, đèn xanh, đỏ, vàng có ý nghĩa như thế nào khi cùng trẻ tham gia
giao thông như một cách dạy theo truyền thống “Tai nghe mắt thấy”… Xe ô tô, xe
máy, xe đạp, người đi bộ… đều có làn đường dành riêng nhưng vẫn có trường hợp
xe ôtô tông phải người đi bộ. Vì vậy nên nhắc nhở trẻ phải cẩn thận, chú ý khi
tham gia giao thông, sang đường cần phải quan sát. Trong trường hợp như góc
khuất, bé có thể nghe thấy tiếng xe máy, ôtô trước khi xe đó xuất hiện.
Nếu ở thành phố, nơi có đền tín hiệu giao thơng, khi sang đường khơng được
tự ý đi mà phải chờ có tín hiệu của đèn dành riêng cho người đi bộ, phải đi cùng
người lớn …
Những điều này cha mẹ không chỉ giải thích một lần mà giải thích thật nhiều
lần, mọi lúc mọi nơi khi cùng trẻ tham gia giao thông để chắc chắn rằng bé đã ghi
nhớ tất cả trong đầu.
Để trẻ hiểu rõ và nắm vững được những yếu tố cần thiết và quan trọng khi
tham gia giao thông, bản thân cha mẹ trẻ, người lớn chúng ta hãy là người làm
gương để cho trẻ noi theo, bạn không thể bắt buộc trẻ làm đúng nếu như bạn làm
sai, nếu bạn không đội mũ bảo hiểm khi bạn đi xe máy thì bạn khơng có lý do nào
bắt buộc con bạn phải đội mũ bảo hiểm khi trẻ ngồi sau lưng bạn được, hay bạn cứ
mặc nhiên đi qua nơi có biển báo cấm xe gắn máy thì con bạn sẽ thắc mắc biển



báo cấm đó sai hay chính cha mẹ mình sai, từ đó hình thành ở trẻ những thói quen
khơng tốt khi tham gia giao thơng.
Do đó, để giúp trẻ hiểu về giao thông bản thân bạn hãy là người hiểu về giao
thông và chấp hành tốt các quy định về giao thông rồi hãy giúp trẻ hiểu về giao
thông.
Cha mẹ hãy là người làm gương
b. Dạy luật giao thông qua các trị chơi
Khi trẻ đã được cơ giáo cho làm quen với hình ảnh của các biển báo an tồn
giao thơng qua tranh ảnh. Sau đó, khi đi trên đường đang tham gia giao thơng, cha
mẹ có thể hỏi trẻ tên và ý nghĩa của các biển báo an toàn giao thơng mà trẻ gặp.
Cha mẹ có thể mua cho trẻ đồ chơi tượng trưng. Sau đó cho nhiều trẻ chơi
với nhau. Thơng qua trị chơi trẻ vừa có thể ôn lại những gì đã được cha mẹ dạy.
Cha mẹ cần chơi cùng trẻ để có thể giải thích kịp thời những điều trẻ chưa
hiểu và hướng dẫn trẻ nếu trẻ chơi chưa đúng.
c. Cho trẻ thời gian quan sát
Sau khi được giáo viên hướng dẫn lý thuyết tại trường, phụ huynh đừng quên
cho trẻ áp dụng những gì trẻ đã được học và làm quen với các biển báo an tồn
giao
thơng mọi lúc mọi nơi, trên đường, trên tivi, tranh ảnh….
Khi cùng trẻ ra đường, hãy cùng trẻ đứng đợi đèn dành cho người đi bộ, chỉ
rõ đâu là vạch đường dành cho người đi bộ. Vừa nói vừa chỉ tất cả những âm
thanh cũng như dấu hiệu liên quan đến sự cho phép đi hay không.
Khi đã chắc chắn rằng bé đã thuộc lòng và thành thạo những gì trẻ được cơ
giáo và cha mẹ hướng dẫn, hãy nhường quyền chỉ huy cho bé. Nếu bé cũng nhắc
nhở bạn để ý đến dấu hiệu và âm thanh thì chứng tỏ trẻ đã tiến bộ rất nhiều.
Nhường cho trẻ quyền hướng dẫn là tạo cơ hội cho trẻ suy nghĩ kỹ và quyết định
cho hành động của mình, điều này rất cần thiết, nó giúp trẻ tự tin hơn khi ra đường
mà khơng có người lớn đi cùng.
d. Giúp trẻ xử lí tình huống
Chẳng hạn như: Điều gì sẽ xảy ra khi một người băng qua đường rất đông xe

cộ mà không chịu đứng lại quan sát biển báo hoặc đợi đèn dành cho người đi bộ?
Khi nào mới có thể bắt đầu qua đường? Nên đi qua đường ở đâu? Đoạn đường đó
có biển báo an tồn giao thơng nào?
Ngồi ra nên chỉ thêm cho bé một số mẹo vặt để ln được an tồn, ví dụ
như mặc áo phản quang hoặc màu sáng vào khi trời tối để người lái xe dễ
nhận thấy khi trời tối.
e. Dạy trẻ thông qua cách quan sát
Khi cho trẻ tham gia trên đường, nhìn thấy một người vượt đèn đỏ bạn cũng
có thể hỏi trẻ: Con thấy người kia đi như thế đúng hay sai?... Qua những tình
huống như vậy cũng là một cách giúp trẻ ơn tập lại những gì mình đã được học.


Bản tính của trẻ trong độ tuổi này là rất hiếu động và sự tập chung chú ý kém,
có thể trẻ sẽ hào hứng một lúc rồi lại chán. Vì thế, sự kiên trì, phương pháp hướng
dẫn khoa học chính là bí quyết giúp bạn thành cơng trong cơng việc không đơn
giản này. Cha mẹ nên làm gương cho con cái, tuân thủ đúng luật lệ giao thông để
trẻ thấy và thực hiện theo.
Những hiểu biết này của trẻ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó sẽ góp phần
giúp trẻ có ý thức hơn trong khi tham gia giao thơng và tự bảo vệ sự an tồn của
mình. Và đó cũng là nền móng để giáo dục trẻ những điều luật giao thông phức tạp
hơn trong các giai đoạn sau.
g. Cho trẻ cùng tham gia giao thông
Nếu cha mẹ là những người tự tin lái xe an tồn có thể cho con đi cùng đồng
thời trực tiếp hướng dẫn luật giao thông cho trẻ. Việc này giúp cho trẻ được cọ sát
với thực tế và sẽ nhớ luật rất nhanh và lâu. Cha mẹ hãy là người đồng hành mà con
cái bạn tin cậy nhất.
Biện pháp 4: Trẻ tác động lên trẻ.
Trẻ với trẻ là những cá thể gần gũi nhất, hiểu nhau nhất, cả về tình cảm, tính
nết chơi, học tập, bên cạnh mặt tích cực đó thì trẻ với trẻ cịn có mặt đối nghịch
như tranh đua, khơng nhường hay chính xác hơn là khơng thích ai khen bạn hơn

mình, chính vì đặc điểm đó, trẻ với trẻ có thể gọi là những cuốn sách để trẻ tự học
tập nâng cao hiểu biết của mình lẫn bạn mình một cách tốt nhất.
Trẻ chơi và học hỏi lẫn nhau, đó là cách học tập tốt nhất mà tơi muốn đề cập
trong phương pháp giúp trẻ nắm vững một số biển báo an tồn giao thơng đường
bộ của mình.
Bạn được khen, trẻ cũng sẽ cố gắng học hỏi để mình cũng được khen chứ
khơng thua bạn, và đó cũng chính là động lực cho trẻ học hỏi lẫn nhau để vươn
lên. Những trẻ biết sẽ giúp cho những bạn không biết nhận biết được ý nghĩa cũng
như hiệu quả của các biển báo an tồn giao thơng đường bộ.
Khơng chỉ trong q trình học tập có cơ giáo hướng dẫn, mà trẻ cịn có thể
tự học hỏi lẫn nhau thơng qua q trình chơi với bạn, hoạt động nhóm bạn, trò
chuyện lẫn nhau trong giờ chơi, mỗi trẻ đều được tham gia như những chủ thể
chính trong cuộc chơi đó, từ đó có thể nâng cao được tầm nhận thức, hiểu biết
cũng như kiến thức của mình về một số biển báo an tồn giao thơng đường bộ.


1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến “biện pháp giúp trẻ 5 tuổi
lớp mẫu giáo Sơn Ca - trường Mẫu giáo Họa Mi nắm vững một số biển báo an
tồn giao thơng đường bộ” đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc
tổ chức hoạt động cho trẻ tại trường Mẫu giáo Họa Mi nắm vững một số biển báo
an tồn giao thơng đường bộ. Sáng kiến có thể được áp dụng phổ biến, rộng rãi và
phù hợp đối với các trường Mẫu giáo trên địa bàn tỉnh.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
* Khả năng áp dụng sáng kiến
* Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên phải biết tìm tịi, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, mạng internet,
chuyên môn và đồng nghiệp
- Phải lựa chọn nội dung cụ thể, phù hợp với độ tuổi cũng như tình hình thực
tế của trường, lớp.
- Cần có sự ủng hộ, quan tâm và phối hợp từ các bậc phụ huynh

1. 6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Qua việc thực hiện các biện pháp trên tơi đã có được một số kinh nghiệm như
sau:
* Về học sinh:
Đầu năm:
- 52% trẻ biết những luật lệ cơ bản về an tồn giao thơng.


Cuối năm:
- Trên 90% trẻ biết tên gọi, đặc điểm, nội dung của một số biển báo an tồn
giao thơng đường bộ thường gặp.
- Tỉ lệ trẻ tai nạn an tồn giao thơng giảm xuống mức thấp nhất, khơng có trẻ
bị tai nạn an tồn giao thơng do thiếu hiểu biết về kiến thức an tồn giao thơng
đường bộ cũng như hiểu biết các biển báo an tồn giao thơng đường bộ.
- Trẻ có sự tiến bộ rõ rệt trong nhận thức, nhận biết được tầm quan trọng của
việc học hỏi và nắm bắt được quy tắc cũng như luật giao thông, hiểu và tuân theo
chỉ dẫn của các biển báo giao thông đường bộ khi tham gia giao thông là người
văn minh của xã hội.
- Đa số trẻ biết và muốn tham gia giao thông đúng luật.
* Về nhận thức của phụ huynh:
- Các bậc phụ huynh đã nắm bắt và bổ sung kịp thời được một số thông tin và
nội dung của các biển báo giao thông, phối hợp với nhà trường đưa đón trẻ đúng
giờ.
- Đảm bảo an tồn tính mạng trẻ khi tham gia giao thơng.
- Thực hiện và tham gia đầy đủ các cuộc thi tìm hiểu về một số biển báo giao
thơng đường bộ thường gặp đầy đủ và nhiệt tình.
- Thường xuyên gặp gỡ giáo viên, các phụ huynh khác của con em học cùng
lớp, cùng trường để trao đổi kinh nghiệm giáo dục, quản lý trẻ đảm bảo an toàn
khi tham gia giao thông cũng như ở nhà.
- Phụ huynh phối kết hợp với giáo viên để tìm ra những phương pháp, kinh

nghiệm mới trong việc cung cấp, củng cố kiến thức về an tồn giao thơng mọi lúc
mọi nơi cho trẻ.
Đối với trẻ, bước đầu có các kỹ năng nhận biết các biển báo an tồn giao
thơng đường bộ thơng qua bảng số liệu:
* Cụ thể:
Nội dung

SL
trẻ

Trẻ hứng thú tham 19
gia hoạt động
cháu

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

Mức độ

Mức độ

Tốt

Khá

TB

Tốt


Khá

TB

9/19

6/19

4/19

10/19

9/19

0


47 %

31 %

21 %

52 %

47 %

Tích cực, chủ động 19
khi tham gia hoạt cháu
động


8/19

7/19

4/19

11/19

8/19

42 %

36 %

21 %

57 %

42 %

Tích lũy được kiến 19
thức, kĩ năng khi cháu
tham gia hoạt động

10/19

5/19

4/19


17/19

2/19

52 %

26 %

21 %

89 %

11 %

0

0

Đầu năm:
Nội dung Mức độ khảo sát
khảo sát
Đạt

STT

Số lượng
Trẻ
biết 10/19
biển

báo
giao thông
đường bộ

1

Chưa đạt

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

52%

9

48%

Cuối năm:
STT

1

Nội dung
khảo sát

Trẻ biết các
biển báo an

tồn giao
thơng
đường bộ

Mức độ
Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

19/19

100%

0

0

2. Những thông tin cần được bảo mât: (Không)
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu – Nếu có:


TT


Họ và tên

Nơi công tác

Nơi áp dụng
sáng kiến

01

Hồ Thị Ngọ

Trường Mẫu
giáo Họa Mi

Lớp Mẫu giáo
Măng Non

02

Nguyễn Thị Thẳm

Trường Mẫu
giáo Họa Mi

Lớp Mẫu giáo
Măng Non

03


Hồ Thị Hỏi

Trường Mẫu
giáo Họa Mi

Lớp Mẫu giáo
Măng Non

Ghi chú

4. Hồ sơ kèm theo: Bản mô tả nội dung sáng kiến
Đơn vị Trường mẫu giáo Họa Mi đã áp dụng 01 sáng kiến trên vào thực
tiễn, đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện xem xét, quyết định.
Nơi nhận:
- HĐXDSKKN huyện Nam Trà My
- Lưu VT

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu 3

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Trường Mẫu giáo Họa Mi
Tơi ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên


Ngày

Nơi

cơng Chức

Trình

Tỷ lệ (%) đóng

tháng

tác

(hoặc danh

độ

góp vào việc tạo

năm

nơi thường

chuyên

ra sáng kiến (ghi

sinh


trú)

môn

rõ đối với từng
đồng tác giả, nếu
có)

01

Hồ Thị Ngọ

7/8/1991 Trường MG Giáo
Họa Mi

ĐHSP

Tỉ lệ 100%

viên

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét cơng nhận sáng kiến:
Tên tác giả: Hồ Thị Ngọ
Đề nghị xét công nhận sáng kiến: " Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi
lớp Mẫu giáo Sơn Ca - Trường Mẫu giáo Họa Mi nắm vững một số biển báo an
tồn giao thơng đường bộ”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu
tư tạo ra sáng kiến):
Giáo viên: Hồ Thị Ngọ. Hiện ở : Thôn 1 xã Trà Vân huyện Nam Trà My .
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục

Đề tài được áp dụng những biện pháp phù hợp nhất trong các hoạt động học
thực tế của nhà trường, giáo viên tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi tích cực, vui chơi
nhằm rèn luyện và hồn thiện các kỹ năng quan sát, tự giác ở mỗi nơi, giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ.


- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm
hơn): Ngày 01 tháng 10 năm 2020 .
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Để tìm ra được kinh nghiệm tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi nắm vững một số biển
báo giao thông đường bộ từ những hoạt động hằng ngày cho trẻ mẫu giáo cần thực
hiện một số giải pháp sau:
+ Giáo viên cần trang bị kiến thức về việc giáo dục trẻ 5 tuổi nắm vững một
số biển báo giao thông đường bộ từ những hoạt động học, hoạt động vui chơi
+ Đối với học sinh thông qua hoạt động học HĐ góc,VH, ÂN...giúp trẻ nhận
biết được các biển báo giao thông đường bộ
+ Thông qua các hoạt động vui chơi ngồi giờ đi thăm quan trải nghiệm.
+ Thơng qua trị chuyện với trẻ về các chủ đề khác nhau
+ Thông qua các hoạt động về hội thi
+ Phụ huynh tổ chức tuyên truyền về các biển báo giao thông đường bộ
+ Tổ chức thăm hộ gia đình
- Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có):
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi lớp Mẫu
giáo Sơn Ca trường mẫu giáo Họa Mi
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả( nếu có):
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả
áp dụng thử (nếu có):
+ Qua thời gian thực hiện tổ chức giáo dục trẻ trong các hoạt động của trẻ 5

tuổi ở trường Họa Mi tôi đã thu được nhiều kết quả cao
+ 100% trẻ rất hứng thu tham gia


+ 100% trẻ có thêm nhiều hiểu biết về việc nắm được các biển báo giao thông
đường bộ
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần
đầu (nếu có):
TT

Họ và tên

Ngày

Nơi cơng

Chức

Trình độ

Nội dung

tháng

tác(hoặc nơi

danh

chuyên


công việc

năm

thường trú)

môn

hỗ trợ

sinh
01

Hồ Thị Ngọ

7/8/1991 Trường Mg
Họa Mi

Giáo

Đại học

viên

sư phạm
Mâm non

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trà Vân, ngày 18 tháng 5 năm 2021

Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của của Thủ trưởng Cơ quan/ Đơn vị
( Ghi rõ họ và tên và đóng dấu )


×