Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu NĂNG LỰC VÀ BẰNG CẤP pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.63 KB, 6 trang )

Năng Lực & Bằng Cấp ~ Trang-1



NĂNG LỰC VÀ BẰNG CẤP
04/09/2009

Mới đây, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian trả lời trực tuyến
những vấn đề giáo dục nước nhà nhân khai giảng năm học mới. Theo thống kê, có đến 2.500 câu hỏi được gửi
đến Bộ trưởng và ông chỉ có thể trả lời 30 câu hỏi "đinh" trong số hàng ngàn câu hỏi kia.

Phần lớn các câu hỏi đều xoay quanh chủ đề về chất lượng giáo dục kể từ khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
nhậm chức đến nay cùng với hàng loạt những thay đổi trong quản lý, điều hành hệ thống giáo dục.

Có lẽ điều mà nhiều người chú ý qua 30 câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là lời khuyến dụ này:
“Các em học sinh cần hiểu rằng năng lực thực sự bước vào đời mới là vốn quý nhất”. Câu này được một vài tờ
báo “diễn nôm” ra là “Năng lực thực sự còn hơn cả bằng cấp”.

Thực ra, câu này không mới nhưng chưa bao giờ cũ cả. Bất cứ một nhà lãnh đạo hay một nhà quản lý nào khi
đứng trước đám đông cũng đều đề cập đến chuyện năng lực của thuộc cấp mới là chính yếu, còn bằng cấp chỉ
để “tham khảo” mà thôi. Tuy nhiên, giữa “quan niệm” và thực tế dùng người là cả một khoảng cách lớn.

Nếu chỉ quan tâm đến năng lực thực sự thì sẽ không có chuyện “chạy bằng” một cách ồ ạt như hiện nay. Bất cứ
một nhà tuyển dụng nào thuộc hệ thống nhà nước cũng đều “sơ tuyển” trên hồ sơ trước khi phỏng vấn trực tiếp
người dự tuyển. Có thể con người cụ thể ấy, vì một lý do nào đó hoặc chưa được đào tạo bài bản, song bằng
con đường tự học, họ đã trở thành những tài năng thực sự, tuy nhiên, ngay từ vòng sơ tuyển, họ đã bị loại rồi.
Vì vậy, cái “vốn quý nhất” - tức “năng lực thực sự” - của người ấy đã không có cơ may để phát triển. Vậy thì,
ai sẽ là người phát hiện và thẩm định “năng lực thực sự” kia?

Một tiến sĩ tham gia dạy lớp báo chí chưa hẳn đã hay hơn một nhà báo giỏi có kinh nghiệm lâu năm trong nghề,
thế nhưng, khi trả tiền “đứng lớp”, bao giờ ông tiến sĩ cũng được trả nhiều hơn gấp đôi ông nhà báo. Nghịch lý


này buộc con người ta phải “chạy” cho bằng được cái tiến sĩ để được “nhận tiền nhiều hơn”. Trong trường hợp
này, năng lực thực sự bị đẩy xuống phần phụ, còn bằng cấp ngoi lên đóng vai trò chính. Chúng ta không trách
cứ gì những người phấn đấu để có bằng cấp hoặc học hàm, học vị, song tất cả những thứ đó sẽ là phù du nếu
như người sở hữu nó chỉ để “giải quyết khâu oai” với đồng nghiệp hoặc kiếm thêm mấy đồng thù lao mỗi khi
lên lớp!

Có thể nói rằng vấn đề bằng cấp và năng lực thực sự hiện đang có một độ vênh rất lớn. Bằng thật nhưng năng
lực giả, bi kịch đó đang trĩu vai toàn xã hội chứ không riêng ông Bộ trưởng. Người dân đang cần một sự đổi
thay thực sự ở tầm vĩ mô, sửa cả “lỗi hệ thống” mới mong thoát khỏi mớ bùng nhùng hiện nay chứ không chỉ
dừng lại ở những lời tuyên bố hay khuyến dụ một cách êm tai dễ nghe. Trà Sơn


Chủ Nhật, 06/09/2009
Sự lầm lẫn về mục tiêu của giáo dục

Mục tiêu của giáo dục không phải hướng đến việc ban phát bằng cấp cho người học. Mục tiêu của giáo dục là
cung cấp tri thức, các kỹ năng hành xử và tư duy cũng như những phương cách nhằm phát triển năng lực riêng
có của mỗi cá nhân. Từ đó, họ có thể trở thành một công dân có ích.

Vì vậy trong nghiên cứu xã hội học giáo dục, người ta đánh giá thành quả của giáo dục không chỉ qua bằng cấp
hay số năm theo học tại trường mà còn là đánh giá “năng lực giáo dục” của mỗi người. Nghĩa là người ta xem
con người có làm được những điều tương xứng với số năm đi học hay bằng cấp mà họ đã đạt được hay không.
Sự lầm lẫn về mục tiêu của giáo dục đã tạo ra khuynh hướng chạy đua theo bằng cấp hết sức tai hại mà hiện
chúng ta đang phải chứng kiến với những biến thể rất đau lòng.

Bên cạnh đó, giáo dục nước ta có một nghịch lý là hễ cứ đậu đầu vào thì chắc chắn phải có đầu ra. Vì vậy
những cuộc thi đầu vào luôn rất chặt chẽ trong khi thi đầu ra lại nhẹ nhàng. Điều này dẫn đến suy nghĩ ai không
tốt nghiệp đại học được, không qua được các kỳ thi đầu ra là điều gì đó rất bất thường. Vì cho đó là bất thường
nên nhiều người học khó chấp nhận hay không thể chấp nhận việc không qua được các kỳ thi đầu ra và nghĩ
chắc mình bị trù dập hay ghét bỏ mới như thế. Từ đó dẫn đến những cách hành xử cực đoan.


Năng Lực & Bằng Cấp ~ Trang-2

Ở nước ta hầu như không có trường đại học nào thành lập phòng tái định hướng cho người học.

Ở các trường đại học tại những nước phát triển luôn có loại phòng tái định hướng này giúp người học chọn
đúng con đường đi phù hợp với năng lực của mình. Hằng năm, bộ phận có chức năng sẽ liệt kê những sinh viên
(kể cả bậc cao học) có kết quả học tập quá kém, giới thiệu họ sang phòng tái định hướng. Phòng này sẽ phân
tích cho người học thấy rõ khả năng của mình (không đủ phẩm chất để học đại học hoặc cao học chẳng hạn), và
giới thiệu những khả năng khác phù hợp với năng lực của họ.

Theo tôi, sự thiếu vắng công tác này trong hệ thống giáo dục của chúng ta khiến những sinh viên kém năng lực
phải tự xoay xở, quay cuồng trong bất lực. Mà sinh viên năng lực học kém thì nhận thức cũng kém nên chuyện
họ thực hiện những hành vi lệch chuẩn là điều rất có khả năng xảy ra. LÊ MINH TIẾN (giảng viên xã hội
học)

KHÔNG ÍT NGƢỜI CỐ NGỤY TẠO CHUẨN MỰC


Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa

Trao đổi với chúng tôi, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM cho rằng: Trong xã hội VN
hiện nay “cái cung” và “cái cầu” đang chênh lệch quá lớn từ kinh tế, văn hóa, giáo dục cho đến cuộc sống,
không ít người đang cố ngụy tạo ra những chuẩn mực và dùng nó để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống.

Họ tự tô vẽ cho mình một ấn tƣợng hào nhoáng rằng họ đã đạt đƣợc một chuẩn mực nào đó mà thật ra
năng lực của họ không với tới. Và bằng cấp là thứ tô vẽ cho họ một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là tấm bằng
ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ hay thậm chí là học hàm phó giáo sư, giáo sư.

Nhưng họ quên rằng chuẩn mực được công nhận không chỉ bởi tính hợp pháp, hợp thức của nó mà phải đƣợc

sự thừa nhận của xã hội. Chính giá trị của sự thừa nhận xã hội mới là điều quan trọng. Đừng nghĩ rằng xã hội
là một khái niệm quá rộng. Đó có thể là tập thể phòng làm việc của người đó, cơ quan làm việc của anh, tập thể
địa phương, khu phố nơi anh sinh sống. Những người này dễ dàng nhận ra sự thật anh là ai.

* Nhiều người vẫn lý giải bằng cấp là chuẩn mực tuyển chọn, bổ nhiệm đáng tin cậy nhất, thưa ông?

- Dĩ nhiên bằng cấp là một chuẩn rõ ràng để đánh giá. Tuy nhiên, cái chuẩn mực khác mà những người xung
quanh, cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè đánh giá anh đó chính là năng lực, gồm cả năng lực làm việc và năng lực
giải quyết vấn đề. Sự thừa nhận mới quan trọng. Sự công nhận về mặt giấy tờ chỉ là một yếu tố ban đầu.

* Nhưng thực tế rất nhiều quy định tuyển dụng, bổ nhiệm, nhất là trong các trường ĐH, luôn đưa ra những yêu
cầu về học vị, học hàm như một điều kiện tiên quyết?

- Dẫu sao bằng cấp, học hàm học vị vẫn là chuẩn mực. Tuy nhiên, những nhận thức về chuẩn mực đó hiện nay
chưa hợp lý lắm. Chẳng hạn người ta đòi hỏi phải là tiến sĩ, phó giáo sư mới được đề bạt vào chức vụ này chức
vụ kia. Trong khi đó, người ta quên rằng phó giáo sư chỉ là một chuẩn mực về học thuật. Nếu tạo điều kiện cho
phó giáo sư làm chuyên môn có thể sẽ tốt hơn làm công tác quản lý. Đề cập điều đó để nhấn mạnh rằng khi đưa
ra một chuẩn mực, những người có trách nhiệm phải nghĩ đến yếu tố phù hợp với yêu cầu chức năng công việc
của người đó.

Năng Lực & Bằng Cấp ~ Trang-3



* Trong quá trình quản lý, ông có chứng kiến những trường hợp cán bộ, giảng viên phải chạy theo những tấm
bằng thạc sĩ, tiến sĩ chỉ vì chức vị? Những người này thể hiện năng lực như thế nào?

- Một giảng viên làm việc trong một trường ĐH phải đáp ứng chuẩn mực của trường ĐH đó là điều tất yếu. Ví
dụ muốn làm giảng viên người đó phải là thạc sĩ, muốn được phong giáo sư, phó giáo sư, giảng viên đó phải có
bao nhiêu công trình, bao nhiêu nghiên cứu chẳng hạn. Những chuẩn mực đó đòi hỏi người ta phải chạy theo để

mong có thể nắm giữ được vị trí mà họ hiện có hoặc sắp có. Tất nhiên trong một trường sẽ có những người
chạy theo những tiêu chí đó để đáp ứng cho vị trí họ đang nắm giữ yêu cầu. Oái oăm là có những người không
đủ khả năng chạy theo họ lại cố tìm cách ngụy tạo những tiêu chuẩn để đáp ứng các tiêu chuẩn đó.

* Và họ vẫn đạt được mục đích của mình? Phải chăng cách quản lý của chúng ta đang chấp nhận luôn cả những
chuẩn mực, những danh xưng ngụy tạo ấy?

- Đúng. Điều đó đang tồn tại. Tuy nhiên, không phải trường ĐH cố ý chấp nhận những ngụy tạo đó mà thực tế
là xã hội hiện nay đang sản sinh ra cái gọi là sự “linh động”, “uyển chuyển” nhằm phục vụ cho những người tạo
ra sự ngụy tạo đó. Ở VN, không ít giảng viên sau một thời gian ngắn “bỗng dưng tiến sĩ”. Bằng tiến sĩ này do
chính một trường ĐH nào đó cấp đàng hoàng. Như thế, về mặt pháp lý thì ông ta đạt chuẩn. Đơn vị tiếp nhận
không có quyền không chấp nhận bằng tiến sĩ đó.

* Có một thực tế nữa là hầu như trường nào cũng đưa ra chỉ tiêu về số lượng tiến sĩ, thạc sĩ như một mục tiêu
phải đạt đến mỗi năm. Ông nhìn nhận như thế nào về những chỉ tiêu này?

- Khi các nhà quản lý lập kế hoạch bao giờ cũng phải đặt ra chỉ tiêu. Đó là điều không thể tránh khỏi. Chỉ có đặt
ra chỉ tiêu, một đơn vị mới có thể phấn đấu vươn lên được. Đây không phải là chạy theo thành tích mà là hoạch
định chính sách. Tuy nhiên, làm sao đạt được chỉ tiêu đó một cách có chất lượng thì cần phải có giải pháp và
giải pháp đó phải chân thực.

Riêng với mỗi cá nhân, giảng viên ĐH khi đạt được học vị rồi không phải là dừng lại mà phải tiếp tục học tập
và đơn vị cũng phải có trách nhiệm đào tạo. Thậm chí một giáo sư sau một thời gian vẫn phải cập nhật kiến
thức, nhất là những kiến thức không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Một con người sau khi đạt học vị,
bằng cấp mà tự thỏa mãn với những học vị bằng cấp đó của mình coi như cuộc đời chấm hết.

* Xin cảm ơn ông.

Khó tuyển ứng viên từ trường nghề


Tôi hiện đang làm việc trong ngành dịch vụ. Mỗi khi tuyển dụng nhân viên cho vị trí nào đó, tôi thường phải
hết sức thận trọng với những bạn tốt nghiệp từ các trường đại học. Thật sự cá nhân tôi đã nhiều lần “xương
máu” khi hoàn toàn chủ quan tuyển dụng ngay những bạn có bằng đại học.

Qua nhiều lần phỏng vấn, tôi thấy nhiều bạn dù có tấm bằng đại học trong hồ sơ của mình, nhưng thật sự năng
lực của các bạn rất yếu. Làm nghề dịch vụ thì yếu tố đầu tiên là phải giỏi ngoại ngữ mà tiếng Anh là phổ biến.
Nhiều cử nhân tôi gặp đã hoàn thành chương trình quản trị nhà hàng khách sạn, quản trị du lịch từ các trường
đại học nhưng vẫn không thể diễn đạt nổi cách nói, viết đơn giản trong tiếng Anh.

Kế đến là những kỹ năng mềm khác. Tôi không biết các bạn như thế đã học được gì từ giảng đường, tôi luôn
thấy một sự tự tin mơ hồ nào đó khi các bạn có đính kèm tấm bằng đại học trong hồ sơ xin việc của mình.
Nhưng thật sự là dù có tấm bằng như vậy, tôi vẫn gạt nhiều hồ sơ vì khi tiếp xúc các bạn đó hoàn toàn không đủ
khả năng để làm việc.

Tôi thích tuyển dụng các bạn tốt nghiệp từ các trường nghề, và có vẻ như càng ngày càng khó tuyển được
những bạn như vậy. Trường nghề thường dạy học viên cách tiếp cận công việc thực tế hơn và các học viên
chuyên học nghề thường được trang bị tốt các kỹ năng thiết yếu ngay từ lúc đầu.

Tạ Tƣ Vũ
Tại sao không làm ngược lại?

Năng Lực & Bằng Cấp ~ Trang-4

Tấm bằng đại học vốn chỉ là hình thức. Nhưng tại sao nó lại trở thành một điều gì đó “bất khả xâm phạm” như
vậy? Không chỉ do truyền thống, mà còn do chính những nhà tuyển dụng tại VN. Ở nước ta, điều đầu tiên khi
các nhà tuyển dụng chú ý tới chính là anh ở “địa vị “nào? Tức là anh có trong tay những chứng chỉ quan trọng
nào: bằng đại học, cao đẳng

Sau đó là anh “xuất thân” từ đâu: Bách khoa, Kinh tế TP Mỗi vấn đề đều có một chiếc thang phân chia, càng
ở trên cao càng được tín nhiệm. Cuối cùng là năng lực, khả năng. Điều này ảnh hưởng đến chúng ta. Bởi lẽ học

đại học, suy cho cùng, cũng là học một cái nghề. Nếu không có “bảng thành tích” huy hoàng, ta khó có thể lọt
vào” mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Tại sao họ không làm ngược lại nhỉ? Sẽ rất hoàn hảo nếu một người vừa
có khả năng làm việc, vừa có trong tay những chứng chỉ. Nhưng sẽ không có điều gì xấu nếu một người làm tốt
công việc và không có chứng chỉ.

Phạm Long Khánh

KHI BẰNG CẤP TỈ LỆ THUẬN VỚI TIỀN LƢƠNG

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra những yêu cầu thông qua bằng cấp khi tuyển dụng. Nhưng khi những yêu cầu này
trở thành “những yêu cầu vô lý”, nhiều người vẫn phải chấp nhận vì đồng lương và bằng cấp lại lên ngôi.

Những đòi hỏi bằng đại học, thậm chí là bằng trường này trường kia, trường ở thành phố hay ở tỉnh cho
những công việc không cần đến trình độ đại học được ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng dạy nghề Sở Lao
động - thương binh & xã hội TP.HCM, nhận định là “những đòi hỏi hết sức vô lý”.

Ông nhận xét: nếu có khả năng thì việc theo tấm bằng đại học là chuyện chưa bao giờ sai nhưng công việc gì,
cần ai, trình độ nào phù hợp là chuyện cần phải nhìn nhận và sắp xếp hợp lý hơn.

“Bạn chưa muốn có một công việc ổn định với thu nhập cao? Bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp nhưng vấn
đề bằng cấp - chứng chỉ đang là trở ngại lớn nhất của bạn. Vậy bạn hãy liên hệ với tôi, hi vọng rằng tôi sẽ giúp
bạn khắc phục được trở ngại đó Mọi chi tiết xin liên hệ qua nick và mail: hoangduocsu1403@ hoặc điện
thoại 0904” Chỉ cần đọc qua một mẩu rao vặt trên mạng dễ thấy ngay sức ép kinh khủng của bằng cấp khi
bước chân vào đời.

Cùng công việc, khác lƣơng vì bằng cấp

Tốt nghiệp hệ trung cấp ngành kế toán Trường trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Thủ Đức năm 2006, L.N.H. xin
vào làm một công ty sản xuất giày tại Khu công nghiệp Sóng Thần. H. thích nghi ngay với công việc cùng
những hoạt động của công ty, trừ chuyện lĩnh lương cuối tháng.


Chuyện là theo H., dù làm cùng công việc với một số nhân viên khác trong phòng, cùng hiệu quả công việc nếu
không muốn nói tốt hơn nhưng đến tháng lĩnh lương bao giờ cũng nhận ít hơn các nhân viên này (khoảng
500.000 đồng/tháng).

Tìm hiểu lý do, H. được trả lời vì những nhân viên kia có bằng ĐH trong khi H. chỉ có bằng trung cấp. Sốc vì
chuyện lương bổng một phần, phần vì cảm thấy có sự phân biệt đối xử giữa những người cùng công việc, cùng
hiệu quả làm việc, H. cho biết sẽ sắp xếp thời gian học lấy bằng ĐH để được nhận lương và khẳng định giá trị
như đồng nghiệp.

* Hiệu quả công việc là thước đo năng lực

Bằng cấp, nếu đúng bản chất và năng lực của người sở hữu nó, chính là thước đo hiệu quả năng lực của con
người. Khi tuyển dụng, khi mà người sử dụng lao động không có bất kỳ thông tin nào khác thì bằng cấp chính
là minh chứng cho năng lực thật sự của chúng ta.

Còn khi sử dụng lao động thì hiệu quả công việc mới là thước đo chính xác để đánh giá năng lực của công việc.
Nếu mọi người trả bằng cấp về đúng với giá trị thật và vai trò của nó, chúng ta sẽ cảm nhận được ý nghĩa thật
sự của nó. LÊ QUỐC ĐAI- lqdatbk@

* Bằng cấp không còn quan trọng

Năng Lực & Bằng Cấp ~ Trang-5

Thật sự với xã hội hiện nay xu hướng xem nặng bằng cấp bắt đầu không còn nữa, xã hội phát triển có thể dễ
dàng thấy xu hướng tuyển dụng hiện nay của các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam thường
tập trung chú trọng vào khả năng chuyên môn và kinh nghiệm chứ không phải bằng cấp.

Nhưng nghịch lý là ngày càng nhiều người không có khả năng thì bằng cấp lại cao vì có thời gian rảnh rỗi đi
học, còn những người giỏi được đánh giá cao lại ít có thời gian đi học hơn.


Từng học một lớp đào tạo thạc sĩ QTKD tại một trường khá lớn tại TP.HCM, tôi thấy một thực trạng là hầu như
những học viên đi học là nhân viên bình thường, công việc đơn giản, hiếm khi nào có một trưởng phòng mà lại
đi học.

Ông Nguyễn Toàn, hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho biết: “Không chỉ có H., trước đây khi
trường chúng tôi còn là trường trung cấp, nhiều học sinh tốt nghiệp đi làm ở các doanh nghiệp về trường thăm
thầy cô thường hỏi khi nào trường mình trở thành trường cao đẳng, trường có tổ chức liên kết đào tạo liên thông
cao đẳng - đại học không?

Khi chúng tôi hỏi lý do, các em trả lời là dù đã có việc làm đúng với ngành học, nhưng vẫn muốn học thêm vì
có nhiều bạn cùng làm một việc như các em, hiệu quả như nhau nhưng lương cao hơn chỉ vì có bằng cao đẳng
hay đại học”.

Việc một số doanh nghiệp trả lương có sự chênh lệch như trên là có thật trong khi vấn đề ở đây là kiến thức và
kỹ năng của một học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp đáp ứng được công việc liên quan đến ngành mình đã
học, có thể tự khẳng định mình trong thị trường lao động.

Bà Ngô Thị Quỳnh Xuân, hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn, cũng có cùng tâm sự với câu
chuyện tréo ngoe. Bà kể nhiều nhà hàng, khách sạn, nhất là các nhà hàng, khách sạn thuộc hệ thống nhà nước,
thường xuyên gọi điện nói về sự “đáng tiếc” với tấm bằng trung cấp hay chứng chỉ nghề của học sinh nhà
trường đang làm việc. Những học sinh tốt nghiệp trường nghề này quá thạo việc nhưng tiền lương được trả vẫn
căn cứ theo quy định bậc lương.

Xúc phạm và gian lận

Một giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã không giấu vẻ thất vọng với một lời “van xin”: “đừng đối xử
với chúng tôi như thế!” khi kể về các lớp đại học tại chức mà mình tham gia giảng dạy. Học viên các lớp tại
chức này là những nhân viên chưa được “chuẩn hóa bằng tấm bằng đại học”.


Để thuận tiện trong việc tiến cử vào các vị trí lãnh đạo, họ tìm đến các lớp tại chức. Những học viên này ngày
đi làm, đêm đi học cộng thêm gánh nặng tuổi tác khiến họ trở nên quá sức với những bài học đầy ắp chữ số. Vì
thế, họ thản nhiên “mời thầy đọc báo” với chiếc phong bì kẹp trong tờ báo.

Bên cạnh đó là chuyện lớp trưởng các lớp luôn trổ tài “vận động” để “gửi gắm” cho thầy những món quà đầy
ngụ ý. Thậm chí giảng viên này còn kể chuyện đồng nghiệp mình có lần suýt bị đánh ngay tại hội đồng thi khi
“dám” lập biên bản những bài thi được chép từ “phao”. “Cách lấy điểm rồi lấy bằng cấp bằng mọi cách để đối
phó với những lợi ích về kinh tế qua cơ chế tuyển dụng trọng bằng cấp đã khiến nhà giáo chúng tôi bị đối xử
như thế”, giảng viên này nhận định.

Trong khi đó, với cách tuyển dụng dựa vào bằng cấp, dù là bằng cấp không do thực học, được ông Nguyễn
Toàn mổ xẻ: khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp phải tự
chủ, tự chịu trách nhiệm cao nhất (kèm theo chế độ lương bổng, khen thưởng - kỷ luật nghiêm minh) về kết quả
hoạt động, sự sống còn của một đơn vị thì không một lãnh đạo nào dám tuyển cán bộ - nhân viên mà không
xem trọng năng lực làm việc. Khi ấy bằng cấp chỉ là tấm giấy giới thiệu mà thôi. Việc tuyển dụng người có
bằng cấp mà không quan tâm đến năng lực làm việc là việc tuyển dụng kiểu chơi ngông, doanh nghiệp không
phát triển và thậm chí sẽ phá sản. ĐOÀN TỪ DUY

THỦ TRƢỞNG VÀ CNTT
29/08/2009

Tại Diễn đàn Công nghệ thông tin (CNTT) thế giới diễn ra tại Hà Nội từ 26 - 28.8.2009, Bộ trưởng Bộ Thông
tin - Truyền thông đã đưa ra một con số chứng minh quyết tâm của VN trong việc xây dựng CNTT thành nền
kinh tế mũi nhọn: tính đến tháng 5.2009, một phần tư dân số nước ta đã sử dụng internet. Đó là con số khiến
Năng Lực & Bằng Cấp ~ Trang-6

Phó tổng thư ký Liên minh viễn thông quốc tế Houlin Zhao cực kỳ ấn tượng, ông coi đó là “câu chuyện thành
công ở VN”.

Từ thành công ban đầu đó và những bước phát triển tiếp theo cho đến khi CNTT thực sự là nền kinh tế mũi

nhọn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, không thể thiếu vai trò của lãnh đạo từng đơn vị.

Kỹ sư Hoàng Minh Biểu, hiện công tác tại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cách đây hơn 10 năm, khi còn
ở Quảng Bình đã kể một câu chuyện mà đến nay tôi vẫn nhớ như in:

“Cơ quan tôi là cơ quan mạnh của tỉnh nên 10 năm có đến 4 vị giám đốc được điều về.

Vị thứ nhất vốn mê bóng đá, khi về, ông lập tức tuyển quân, xây dựng một đội bóng mạnh, mấy lần suýt vô
địch thành phố. Không khí cơ quan bao giờ cũng phấn khích “dzô dzô dzô, à lề a lế a lê!”.

Vị thứ hai vốn mê văn nghệ nên khi về, ông lập tức giải thể mấy chục cầu thủ sân cỏ, thay bằng mấy chục
người đàn giỏi hát hay. Không khí cơ quan bao giờ cũng sực nức mùi son phấn, rộn ràng tiếng hát lời ca.

Vị thứ ba vốn con nhà võ, ông từ quân đội chuyển ngành nên lập tức giải thể đội văn nghệ, thay vào đó là một
đại đội tự vệ, không khí cơ quan lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu.

Vị thứ tư, cái gì ông cũng yêu cũng thích. Nhưng than ôi, cái sự thích của ông mới “lưu thủy hành vân” làm
sao. Cuối cùng, ông chỉ trung thành nhất với hình ảnh ca sĩ Nhã Phương đang hát, vì thế ra lệnh xóa hết tất cả
những gì ba vị kia để lại. Trong cơ quan tràn ngập hình ảnh Nhã Phương. Họp cơ quan ông nói: Tình hình thế
giới khó khăn, Việt Nam ta cũng thế, nhưng nhờ sự chèo chống của ban lãnh đạo, nên tình hình đơn vị ta cứ thế
trôi êm trôi êm

Và ông cao hứng hát bài mà ca sĩ Nhã Phương thường hát: “Một trưa hè trôi êm trôi êm ”.

Câu chuyện này tôi đồ không phải cụ thể ở cơ quan nào mà đã được khái quát hóa thành “tính vấn đề” về “cái
sự thích” của thủ trưởng cơ quan. Vì thế, trong buổi đối thoại trực tiếp trên VTC chiều ngày 27.8 về chủ đề xây
dựng nước ta thành một quốc gia mạnh về CNTT, một khán giả đã gửi tới Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền
thông Lê Doãn Hợp một ý kiến, có thể coi như hiến kế và có gì đó giống với câu chuyện trên nhưng ở khía cạnh
tích cực hơn Ý kiến đó đại để là, muốn phát triển CNTT thì việc đầu tiên phải bắt đầu từ các… thủ trưởng, vì
(ví dụ) nếu thủ trưởng cơ quan nào ưa tennis, ông có thể xây dựng cả một sân tennis trong khuôn viên cơ quan,

sau đó thì tổ chức được cả một giải tennis. Vì thế nếu ông mê CNTT, nhất định CNTT cơ quan ông sẽ phát
triển… Mỗi cơ quan phát triển thì đất nước tất nhiên sẽ phát triển

Nhớ lại chuyện Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, lúc làm Vụ trưởng Vụ Báo chí Bộ VH-TT kể, hồi đó internet mới du
nhập, một lần Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm (sau này là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban
Tư tưởng - Văn hóa T.Ư) hỏi có tài liệu gì về vấn đề này cho ông mượn đọc. Ông Doãn cho người in thành một
tập chuyển cho Bộ trưởng. Một tuần sau, Bộ trưởng trả tập tài liệu cũ và hỏi lại, còn gì mới nữa không? Ông
Doãn giở tập tài liệu ra, thấy Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm dùng bút bôi xanh bôi vàng những đoạn, những
câu cần thiết, không sót một trang nào Ông Doãn kết luận, tự học nhưng Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm rất
giỏi về việc sử dụng thành tựu của CNTT, sức đọc của ông thì vô bờ bến Tôi tin chuyện này, vì bây giờ ông
đã về hưu, đến nhà vẫn thấy hằng ngày ông đọc, đọc và đọc

Nói thế để nói rằng,“cái sự thích” ở đây không phải “lưu thủy hành vân” lúc này lúc nọ, mà là thích có mục
đích rõ ràng. Đối với các thủ trưởng thì mục đích ấy càng rõ ràng hơn. Khi “cái thích” chuyển thành đam mê
cần thiết không thể tách rời công việc, thì cái sự thích của người đứng đầu đơn vị sẽ tác động đến rất nhiều
người. Đó là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình đưa CNTT thành nền kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Nguyễn Thế Thịnh


×