Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÀI TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN đề tài VÙNG văn hóa xứ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.53 KB, 25 trang )


MỤC LỤC
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÀI TIẺU LUẬN KẾT THÚC HỌC
PHẨN
ĐỀ TÀI: VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ
Học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Giảng viên giảng dạy: TS. Lê Thị Thu Hiền
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoài Thương
Lớp: 19SVL
Lớp HP: 20-0102

Đà Nằng, tháng 12 năm 2021


MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................3
Chương 1:Khái quát về vùng văn hoá xứ Huế............................................................................3

1.1 .Điều kiện tự nhiên.............................................................................................4
1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................5
1.3.
Điều kiện kinh tế-Xã hội...........................................................................5
Chương 2:Đặc trưng văn hoá của vùng châu thổ Bắc Bộ....................................7
1. Văn hoá vật chất.......................................................................................................7
2. Văn hoá tinh thần...................................................................................................13
Chương 3: Múa rối nước- giá trị văn hoá đặc trưng của xứ Huế.............................................18


1. Nguồn gốc..............................................................................................................18
2. Nhã nhạc Cung đình Huế........................................................................................20
3. Giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc Cung đình Huế....................................................20
PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................22


MỞ ĐẦU
Huế một vùng đất mang nhiều nét đặc trưng truyền thống của nền văn hóa
Việt Nam. Từ lâu đời đã trở thành địa danh quen thuộc đối với người Việt Nam
cũng như bạn bè trên thế giới. Huế từng là kinh đơ của Việt Nam ở thời kì phong
kiến, mặc dù trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển nhưng Huế vẫn giữ
được trong mình nét cổ kính, trầm mặc. Được hình thành trên nền đất văn hóa Sa
Huỳnh, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu tạo nên
một bản sắc rất riêng cho mảnh đất này.


Huế khơng chỉ biết đến với dịng sơng Hương thơ mộng hay các lăng tẩm,
chùa chiền của vua triều Nguyễn mà nơi đây là sự kết hợp giữa đất đá núi đồi, đầm
phá ven biển. Thiên nhiên hòa quyện vào nhau, sơn thủy hữu tình, phong cảnh kỳ
thú. Thiên nhiên như vậy tạo nên vùng văn hóa Huế đặc sắc, đa dạng trong cách thể
hiện, phong phú về nội dung thể hiện sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ
kiến trúc, văn học, âm nhạc, mỹ thuật, phong tục tập quán cũng như phong cách
sống và giao tiếp. Qua đó giới thiệu cho mọi người biết đến những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc ta để từ thế hệ trước trao truyền sang thế hệ sau và phát
huy những văn hóa tốt đẹp ấy.
Với những giá trị văn hóa sâu sắc của xứ Huế, bài tiểu luận này sẽ giới
thiệu lịch sử hình thành và những giá trị đặc trưng của vùng. Trong những nét đặc
trưng văn hóa ấy, chúng tơi cịn chọn ra một nét văn hóa mang văn giá trị và ý
nghĩa to lớn trong đời sống của người dân vùng văn hóa này để đi sâu vào khai

thác những giá trị của văn hóa là “ Nhã nhạc cung đình Huế”.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:Khái quát về vùng văn hoá xứ Huế
l. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lí
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vùng Dun hải miền Trung. Phía bắc tiếp
giáp Hướng Hóa, Hải Lăng và Đăkrơng của tỉnh Quảng Trị, phía nam tiếp giáp


huyện Hiên tỉnh Quảng Nam và Hòa Vang của thành phố Đà
Nằng, phía Tây
tiếp giáp Lào, phía đơng tiếp giáp với biển Đơng với đường bở biển dài
120km.
Ngồi ra Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam,
trục hành
lang đông tây nối giữa Lào - Thái Lan - Việt Nam.Với vị trí địa lí như
vậy tạo
điều kiện thuận lợi để có thể giúp mọi người ở các vùng miền khác
cũng như bạn
bè thế giới để thể tham quan, mở rộng giao lưu trao đổi văn hóa các
vùng miền
khác nhau.

1.2. Địa hình
Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt. Địa hình núi
chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà
Nằng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500m,
có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều

rộng vài trăm mét. Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài
mịn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400
km2. Vì diện tích có nhiều cồn cát, đầm phá nên cần phải xây dựng rừng phòng hộ

để bảo vệ tài nguyên biển, tài nguyên rừng.
1.3. Khí hậu
Thừa Thiên Huế mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa khí hậu
chính là mùa nóng và mùa lạnh thể hiện rõ rệt. Các tháng đầu năm mát mẻ và ấm
áp. Vào các tháng mùa hè 6,7 và 8 thì nóng bức, có gió mạnh. Gần các tháng
9,10 và 11 thường xuyên lũ lụt và có mưa bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 trời lạnh
có gió mùa đơng bắc kéo về gây ra mưa to kèm theo lũ lụt.Nhiệt độ trung bình
về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.
Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế lớn, tập trung vào các tháng từ tháng 9
đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa ở Huế lệch với hai miền Bắc - Nam vì khi hai
miền này mưa thì Huế nắng và ngược lại.

2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thừa Thiên Huế từng là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc khác nhau và
rất đa dạng về văn hóa. Từ thời kì Văn Lang - Âu Lạc đã có các tộc người sinh


sống ở đây. Trải qua các thời kì Bắc thuộc đến năm 1558 thì nơi
đây được
Nguyễn Hồng xin trấn giữ. Và sau này Thừa Thiên Huế được các vua
chúa
triều Nguyễn chọn là nơi làm kinh đô Đại Việt. Trong thời kì này Huế
đã trở
thành trung tâm chính của chính trị và kinh tế. Đồng thời phát triển
về văn hóa
cũng như nghệ thuật trong thời kì này. Năm 1858, Pháp đặt chân lên

Đà Nằng và
chọn Đà Nằng là nơi căn cứ để đánh vào Kinh thành Huế - kinh đô Đại
Việt lúc
bấy giờ. Nhân dân Huế cũng như nhân dân cả nước một lịng cùng
nhau đấu
tranh, chiến đấu vì bảo vệ vùng lãnh thổ. Cũng chính nơi đây là nơi
hội tụ được
nhiều nhà Cách mạng yêu nước nhất.

Tuy trải qua biết bao nhiêu cuộc đấu tranh gian lao, khó khăn nhưng ngày
nay thành phố Huế vẫn bắt kịp xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại. Khó
khăn là vậy nhưng nét văn hóa nơi đây vẫn rất đặc sắc và mang tính độc đáo mà
khơng nơi nào có được.

3. Điều kiện kinh tế-Xã hội
3. l.Điều kiện kinh tế
Với điều kiện tự nhiên có nhiều đầm phá, với đường bờ biển dài 120km là
điều kiện để phát triển ngành công nghiệp đánh bắt và ni trồng thủy hải sản,
ngồi ra có thể phát triển du lịch ven biển. Ngoài ra vùng đồng bằng trũng tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng ( tuy không phát triển về nông nghiệp
lúa nước), trồng các cây công nghiệp; chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Ngồi sự phát triển về cơng nghiệp và nơng nghiệp thì chính nơi đây
ngành dịch vụ là được coi là rất phát triển ở hiện tại và trong tương lai. Nhờ nét
cổ kính, trầm mặc kết hợp với văn hóa độc đáo, đặc sắc đã thu hút rất lượng
khách du lịch lớn mỗi năm từ trong nước và nước ngoài.
Một vùng đất lâu đời đi cùng theo năm tháng là các làng nghề truyền
thống đặc trưng ở đây. Mỗi làng nghề đều mang tính độc đáo riêng để phục vụ
nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân. Có những làng nghề rất phát triển
như làng Hương Xuân Thủy hay các làng nghề nón lá.



3.2. Đặc điểm dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, dân số ở Thành phố Huế với hơn
1 triệu dân. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ đông nhất, ngồi ra có các dân tộc thiểu số
khác như Tà Ôi, Bru- Vân Kiều, Cơ Tu, dân tộc Tày,... Trong thời gian sinh
sống các dân tộc đã hình thành các văn hóa đặc trưng của vùng, tạo nên phong
tục tập quán cũng gần giống nhau.
Những giá trị văn hóa của dân tộc Kinh phát triển mạnh hơn so với các
dân tộc khác, trở thành văn hóa chủ thể của vùng văn hóa xứ Huế.

Chương 2:Đặc trưng văn hố của vùng châu thổ Bắc Bộ
l. Văn hoá vật chất
l.l. Văn hố cư trú
Huế - thành phố của những ngơi nhà vườn nổi tiếng. Vùng đất đã không
mấy thuận lợi về điều kiện vị trí địa lí mà cịn khơng thuận lợi về điều kiện tự
nhiên. Đất đai không mấy màu mỡ, nơi đây rừng thiên nước độc vô cùng. Thời
tiết nơi đây rất khắc nghiệt: mùa nóng nắng như đổ lửa; mùa mưa mưa dầm mưa
dề, mưa thối cả đất đai. Chính vì thời tiết và thiên nhiên khắc nghiệt như vậy nên
những người dân sinh sống trên mảnh đất này họ đã xây dựng nên các khu nhà
vườn. Nhà vườn được xây dựng bao gồm có cổng ngõ, bình phong, hịn non bộ,
bể cạn, sân nhà. Căn nhà có vườn họ cảm giác sống hòa hợp với thiên nhiên
nhưng tránh xa được mối đe dọa của rừng thiêng. Truyền thống thờ kính, tổ tiên
cịn được thể hiện qua ở việc đặt không gian thờ cúng uy nghiêm trong nhà, tỏ
lòng tưởng nhớ tri ân với các thế hệ trước. Vườn xây dụng rộng tạo được cảm
giác an toàn, được che chở và bảo vệ bởi khu vườn, tránh xa muông thú, tránh xa
kẻ thù. Không chỉ vậy mùa nắng nóng cây vườn làm dịu nhẹ được bầu khơng khí
oi bức, xua tan cái nắng gắt gao ở nơi đây.
Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, tuy khơng cịn được thấy nhiều
những ngơi nhà vườn, nhưng đâu đó giữa đường xã tấp nập ta vẫn bắt gặp nhưng
ngôi nhà vườn mang đậm nét cổ kính, trầm mặc. Ngơi nhà vườn giữ lại trong



mình chất nhân văn của văn hóa. Văn hóa xứ Huế đã bảo lưu lại
giá trị nét đẹp
ấy để sau này truyền lại những truyền thống cho con cháu.

1.2. Văn hố ẩm thực
Khi đến với Huế khơng thể nào khơng nhắc đến ẩm thực ở nơi đây. Trải
hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ của chúa Nguyễn và là Kinh đô của nước Việt
triều Nguyễn đã tạo nên một di sản văn hóa đặc sắc. Một trong những đặc trưng
nổi bật chính là văn hóa ẩm thực xứ Huế. Kết hợp giữa ẩm thực dân giã, mộc
mạc nhưng không kém phần cầu kì của ẩm thực cung đình, các món ăn xếp vào
hàng cao lương mỹ vị; chế biến cầu kỳ, cơng phu và đẹp mắt. Qua đó ta thấy
được nét cầu kì cũng như sự cẩn thận tỉ mỉ nhưng vẫn giữ được hương vị đặc
trưng của món ăn.
1.2.1. Ẩm thực cung đình
Đối với ẩm thực cung đình Huế mọi người đều biết được qua cách trình
bày món ăn, nêm nếm gia vị ấn tượng và đặc sắc. Được thể hiện trong q trình
nấu món ăn của cung đình, người đầu bếp phải nêm nếm sao cho món ăn phải ra
được vị mặn ngọt chua cay. Không chỉ vậy trong lúc chế biến còn giữ lại chất
tươi nguyên, thanh tao của món ăn đó. Để có thể hồn thành được một món ăn
người đầu bếp phải thật sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong cả việc nấu ăn mà trình bày đẹp
mắt. Bên cạnh đó các món ăn phải sử dụng nguyên vật liệu thượng hạng; nhiều
đặc sản của địa phương dâng tế. Theo sách sử ghi chép, các món ăn của vua phải
từ 30 - 50 món ăn, trong đó phải có những món thuộc bát trân như là “ nem
công, chả phượng, da tây ngưu, môi đười ươi, thịt chân voi, tay gấu, gân nai”
Đây là những món ăn bắt buộc phải có vì hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn
cao, giúp tẩm bổ sức khỏe của vua chúa ngày xưa. Với ẩm thực cung đình Huế
món ăn khơng chỉ được nếm bằng vị giác mà cịn được thưởng thức bằng thị
giác và khứu giác. Ẩm thực cung đình Huế chính là một phần tinh túy của ẩm

thực Việt Nam được bảo tồn, tôn vinh và phát triển hơn nữa. Không chỉ là ẩm
thực xứ Huế mà cịn là triết lí quan niệm của cuộc sống làm tốt lên vẻ đẹp tính
cách của con người xứ Huế. Ẩm thực cung đình Huế ngày nay đã có nhiều sự


thay đổi nhưng vẫn giữ được nét ẩm thực đặc trưng của xứ Huế.
Các
loại
sơn
hào hải vị được thay đổi bằng những món ăn nhã nhặn thanh tao hơn
nhưng
vẫn
khơng kém phần bổ dưỡng.

1.2.2. Ẩm thực dân gian
Âm thực dân gian ở xứ Huế vô cùng đa dạng, phong phú không kém gì so
với ẩm thực cung đình Huế. Khi khách du lịch tham quan ở Huế sẽ được thưởng
thức ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian và ẩm thực chay. Nhưng có lẽ ẩm
thực dân gian sẽ mang đậm dấu ấn nhất đối với thực khách du lịch. Nếu đã được
thử qua một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi dư vị của món ăn dân giã đó. Các món ăn
được du khách ấn tượng như bún bò huế, cơm hến ở cồn Hến, các loại bánh ram
bánh bèo bánh nậm bánh lọc,... Khơng chỉ với du khách mà chính người dân nơi
đây cũng rất thích các món ăn đặc sản này. Đến với Huế bạn nên thử các món ăn
bằng tất cả các giác quan để cảm nhận được hương vị âm thanh của món ăn.
Khơng giống như người miền Nam hay ăn ngọt và người miền Bắc ăn mặn, các
món ăn ở Huế thường có vị cay, cay từ bát bún bị đến tơ cơm hến hay ngay cả
trong chén nước nắm để ăn kèm cùng các loại bánh. Nhưng dù có là ẩm thực
cung đình hay ẩm thực chay thì mỗi món ăn đều tạo cảm giác đặc biệt cho người
ăn.
1.2.3 Ẩm thực chay

Ngồi ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian thì Huế được nhắc đến với
sự nổi tiếng của ẩm thực chay. Tuy chỉ sử dụng các nguyên vật liệu từ rau củ,
nấm, đậu. nhưng chế biến được rất nhiều món ăn đa dạng. Giống như ẩm thực
cung đình và ẩm thực dân gian, ẩm thực chay cũng được trình bày đơn giản
nhưng vẫn rất bắt mắt nhờ sự kết hợp hài hòa màu sắc món ăn. Dường như
khơng nơi nào có nhiều món ăn chay như vậy ở Huế và ăn chay đã trở thành nét
văn hóa ẩm thực độc đáo, thú vị. Ngày nay, vào các ngày lễ tết lớn không thể
nào thiếu được mâm thức ăn chay để dâng tổ tiên.
1.3. Văn hóa trang phục
1.3.1 Áo dài tím


Ở Huế, người ta khơng vì nghèo mà lạ lẫm với áo dài, khơng vì thiếu một
chỗ làm trang trọng mà mất cơ hội mặc áo dài, cũng khơng vì giàu sang phù hoa
mà quay lưng với áo dài. Tất cả cứ khơng hẹn mà tự nhiên dành một tình yêu
giản dị và sâu sắc cho áo dài. Áo dài là trang phục mà người Việt Nam từ lâu đã
luôn coi là quốc phục trong tâm thức, dù chưa có một văn bản chính thức nào
quy định. Chiếc áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài với bao nhiêu
thăng trầm. Từ chiếc áo dài xứ Bắc xưa xẻ giữa thân trước thành hai vạt khơng
có khuy, đến chiếc áo dài đàng trong mà vạt được xẻ thành tà áo. Phụ nữ Huế
luôn coi áo dài như một trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong
những dịp lễ, Tết hay sự kiện đặc biệt nào đó. Tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử, tà
áo dài của thiếu nữ Huế có khi mang sắc trắng, khi sắc xanh, và khi sắc tím. Bàn
về màu tím, sắc tím khơng phải là màu riêng của Huế, nhưng không hiểu sao cứ
phải đến Huế mới thấy màu tím đúng là tím nhất qua tà áo dài. Và cứ thế, màu
áo tím trở thành nét duyên của con gái Huế, màu của tình yêu, màu của nỗi nhớ,
nỗi ám ảnh dịu dàng trong tâm thức bao người. Chính vì lẽ đó mà khi nhắc đến
áo dài tím, mọi người trong nước cũng như nước ngồi thường nghĩ ngay đến
kinh đơ Huế, đây là một hiện tượng hiếm thấy khi gắn phong cách của một địa
phương với màu sắc và từ đó trong bảng màu dân gian, màu sắc mang tên một

địa phương.
Màu tím chính là màu được người Huế ưa thích. Người trẻ tuổi thì xem
màu tím là màu của hạnh phúc, khơng vướng bận. Những người lớn tuổi thì xem
nó là sự sâu sắc, thâm trầm. Áo dài tím Huế cứ thế, in dấu trên cầu Tràng Tiền,
trên thành quách cổ kính và cùng với vành nón bài thơ nghiêng nghiêng soi bóng
trên nền trời đất cố đơ như một vầng trăng khuyết đến từ nghìn năm.
1.3.2. Nón lá bài thơ
Từ lâu nón bài thơ đã trở thành một trong những nét đẹp đặc trưng của
văn hóa Huế. Với người dân xứ Huế, nón lá - nón bài thơ khơng chỉ là vật dụng
để che nắng, che mưa, mà hơn thế nó đã trở thành một biểu tượng riêng và gắn
liền với hình ảnh người con gái Huế dịu dàng e ấp. Chiếc nón bài thơ thanh
mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh


tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa
có gì đặc biệt,
làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng
ngày của
người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng
tạo của người
thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ khơng phải đề bằng mực mà được
cắt từ
giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh
mặt trời
mới đọc được. Tâm tình của người Huế ln kín đáo như vậy đấy. Có
tình thơi
chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn
người con
gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là
một chiếc

nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một
quan
niệm sống sâu sắc.

1.4. Văn hoá làng nghề
Thật sự thiếu sót với khách du lịch nếu đến ghé thăm Huế mà không đến
tham quan các làng nghề truyền thống được các nghệ nhân gìn giữ và lưu truyền
đến ngày nay.
1.4.1. Làng hương Xuân Thủy
Làng hương Xuân Thủy là địa điểm du lịch mà hầu như ai cũng sẽ ghé
thăm một lần. Nghề làm hương đã xuất hiện cách đây 700 năm dưới thời nhà
Nguyễn. Xưa kia, nơi đây là nơi cung cấp hương cho các triều đình, quan lại. Dù
đã trải qua bao nhiêu thế hệ nhưng làng Hương vẫn lưu truyền đến được ngày
này. Điều đặc biệt khi đến làng Hương các bạn có thể được thoải mái chụp hình
với những bó hương xịe to như những đóa hoa rực rỡ màu sắc. Hương chủ đạo
có hai màu là nâu và đỏ, nhưng ngày nay người thợ làm hương đã phối thêm
nhiều màu sắc tạo nên cảm giác mới lạ khi du khách đến tham quan. Ngồi ra du
khách có thể tự tay trải nghiệm một số công đoạn để tạo ra sản phẩm dưới sự trợ
giúp của người thợ.
1.4.1. Làng nghề nón lá.
Ở đất nước ta mỗi địa phương đều có làng nghề nón lá, nhưng có lẽ Huế
là trung tâm sản xuất nón lá trên cả nước. Chiếc nón lá gắn liền với tà áo dài tím
thướt tha mỗi lần nhìn thấy làm cho ta nhớ ngay đến cơ gái Huế nhẹ nhàng, kín


đáo bên bờ sông Hương. Đặc trưng sản phẩm của nón lá Huế
khơng chỉ là một
chiếc nón thơng thường mà nó cịn là một tác phẩm nghệ thuật độc
đáo, đặc biệt
là nón là bài thơ. Trên chiếc nón được người thợ thủ công khéo léo

lồng vào giữa
hai lớp lá một bài thơ hay một bức tranh vẽ. Nón lá khơng chỉ biết đến
bởi du
khách trong nước mà còn cả du khách nước ngoài mỗi lần ghé thăm
Huế.

Ngoài ra ở Huế cịn rất nhiều làng nghề khác có giá trị truyền thống đặc
biệt. Ngày nay chúng ta cần gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền những làng nghề
truyền thống đó.
1.5. Di tích lịch sử
Huế là vùng đất nơi đóng đơ của các vua nhà Nguyễn hàng trăm năm
trước vì vậy nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời thể hiện truyền thống văn
hóa lâu đời.
1.5.1. Kinh thành Huế
Nhắc đến Huế không thể nào không nhắc đến Kinh thành Huế. Kinh
thành Huế là một di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, đã được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa thế giới. Nơi đây là nơi đóng đơ của các vua triều nhà
Nguyễn. Cột cờ chính giữa được gọi là Kỳ Đài, bên trong là nhà của dân và quan
lại, quan trọng nhất là khu vực Hoàng thành. Khi đến tham quan du lích, ta vào
bên trong khu vực Hồng thành có thành Điện Thái Hịa và các miếu thờ, Tử
Cấm Thành là nơi sinh hoạt của các vua chúa. Ngồi ra cửa Ngọ Mơn cũng là tác
phầm nghể thuật đặc sắc, trang nghiêm. Nét riêng của kiến trúc Kinh thành Huế
là sự hòa hợp thiên nhiên và cảnh quan kiến trúc được coi trọng. Không chỉ vậy
kiến trúc cung đình cịn được thể hiện qua các hình vẽ chạm trổ rồng cầu kỳ,
hình vẽ trang trí màu sắc sặc sợ. Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc
trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hồ của cảnh
sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi
đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường
tồn.
1.5.2. Chùa Thiên Mụ



Nếu ai đó nói yêu Huế mà chưa biết chùa Thiên Mụ ở đâu thì đó chưa
phải là một tình u “đậm sâu”. Ngơi chùa này được chúa Nguyễn Hồng xây
dựng vào năm 1601 nằm ở bờ Bắc sông Hương. Hiện nay chùa Thiên Mụ có
nhiều cổ vật quý giá khơng chỉ về mặt lịch sử mà cịn cả nghệ thuật. Ngôi chùa
không chỉ là tâm linh đơn thuần mà cịn là vẻ đẹp của Cố đơ. Trong chùa Thiên
Mụ bao gồm các khu vực như Điện Đại Hùng, tháp Phước Duyên - biểu tượng
nổi tiếng gần liền với chùa Thiên Mục , khu mộ tháp cố hịa thượng Thích Đôn
Hậu, Điện Địa Tạng, cổng Tam Quan,.. .Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng,
chùa Thiên Mục với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tơ cho bức tranh thiên
nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. Tiếng chuông chùa như linh hồn của
Huế, vang vọng mãi theo dịng nước sơng Hương chảy qua trước Kinh Thành,
xi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa đến Huế một nỗi niềm
vương vấn.
Ngồi hai di tích lịch sử kể trên cịn rất nhiều những di tích lịch sử còn
lưu giữ giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc ta. Những di tích lịch sử này cũng
đã trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngồi nước, góp phần
phát triển du lịch của Huế.
2.
Văn hố tinh thần
Khi nhắc đến văn hóa vật chất thì khơng thể nào khơng nói đến văn hóa
tinh thần. Bởi vì vật chất và tinh thần ln có mối quan hệ song hành với nhau.
Nền văn hóa tinh thần ở Huế rất đa dạng và đặc sắc.
2.1.
Phong tục tập quán
2.1.1.
Phong tục cúng đất
Mỗi địa phương, mỗi vùng đất đều có mỗi phong tục tập quán khác nhau.
Huế cũng vậy, phong tục cúng đất vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Lễ

cúng này thường diễn ra vào tháng Hai hay tháng Tám âm lịch. Cúng Đất biểu lộ
một nét đẹp trong tâm hồn của cư dân Huế qua sự tạ ơn trời đấ, thánh thần, tổ
tiên, bao nhiêu vong linh của những người ngày xưa từng cư ngụ trên mảnh đất
hiện tại mà họ đang sinh sống. Cúng Đất là cầu nguyện cho âm siêu dương thái,


là bày tỏ lòng tri ân và cầu mong phò hộ đối với các vị thánh thần,
những tiền
nhân từng khai phá nay đã hiển linh. Cúng Đất cũng được coi như một
hình thức
thăm hỏi và bày tỏ lịng thành tương kính với những linh hồn đã khuất
nhưng
cịn vương víu lẩn quất trong không gian chưa siêu linh. Tuy các địa
phương như
Quảng Nam, Quảng Ngãi,... cũng có tục cúng đất nhưng có lẽ ở Huế là
thịnh
hành nhất.

2.1.2. Phong tục cưới hỏi
Phong tục cưới hỏi ở mỗi vùng miền khác nhau, ở miền Bắc có những
quy định nghiêm ngặt và có đủ 3 lễ Chạm hỏi, lễ ngõ và rước dâu. Ở miền Nam
lễ cưới thoải mái hơn trong phần nghi lễ nhưng vẫn có đủ lễ dạm hỏi, ăn hỏi và
đón dâu. Cịn đối với người Huế có lối sống chân chất, mộc mạc, giản dị, vì vậy
trong phong tục cưới hỏi của họ cũng vậy . Người Huế họ không quan trọng các
sính lễ nhưng rất quan trọng các lễ nghi. Đám cưới truyền thống của người Huế
bao gồm các lễ: Sơ vấn, vấn danh (hỏi tuổi), nạp cát (nói vợ), nạp tệ (lễ hỏi),
thỉnh kỳ (xin ngày), thân nghinh (xin cưới). Trong lễ cưới có lễ xin giờ, nghinh
hơn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà
trai. Đặc biệt quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng trong lễ tục ngày cưới ở Huế.
Tuy ngày nay, nghi thức trong đám cưới đã có đơi chút khác biệt so với lễ cưới

truyền thống, song những nét đặc trưng, mang bản sắc Huế vẫn cịn ngun vẹn.
2.2. Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con
người Việt Nam, các tín ngưỡng như là : tín ngưỡng thờ cúng, tín ngưỡng thờ
Mẫu, tín ngưỡng thờ cụ Tổ nghề,... Theo tư liệu từ Bảo tàng Văn hóa Huế, tín
ngưỡng thờ mẫu ở Huế suy tơn Thánh mẫu Thiên Y Ana. Khác với một số nơi ở
miền Bắc là thờ Tam phủ, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế thờ Tứ Phủ với quan niệm
Thánh thần ở bốn cõi: Thượng thiên (cõi trời cao) ứng với màu đỏ, Trung thiên
(cõi trung gian giữa cõi trời và cõi thế gian) ứng với màu vàng, Thượng ngàn
(cõi núi rừng) ứng với màu xanh, Thủy phủ (cõi sông nước) ứng với màu trắng.
Vì thế, khơng gian mỗi phịng trưng bày được Bảo tàng Văn hóa Huế thiết kế


màu sắc tương ứng với bốn phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nghi lễ
thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Huế được thực hiện ở am tư gia, điện, đền nhưng địa
điểm
chính vẫn là Điện Huệ Nam và cơ sở 252 Chi Lăng. Hằng năm ở đây đều
tổ
chức rất nhiều hoạt động độc đáo đặc biệt là lễ cung nghinh thánh Mẫu
với nghi
thức tôn nghiêm, trang trọng đã trở thành lễ hội văn hóa.

2.3.

Văn học dân gian
Văn học dân gian xứ Huế được hiểu là các văn bản tác phẩm văn học dân
gian đã, đang và sẽ được sáng tác, lưu truyền, diễn xướng trên địa bàn Thừa
Thiên Huế, thuộc 13 thể loại: Thần thoại, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện
ngụ ngôn, Truyện cười, Truyện trạng, Giai thoại, Vè, Truyện thơ, Tục ngữ, Ca

dao, Đồng dao, Câu đố. Mỗi thể loại đều có những tác phẩm đặc sắc được lưu
truyền qua nhiều thế hệ. Nét tinh hoa trong văn hóa dân gian đã có từ lâu đời,
được giữ gìn và phát triển vô cùng đặc sắc cho đến tận ngày nay.
2.4. Các loại hình nghệ thuật sân khấu
Nghệ thuật sân khấu là loại hình nghệ thuật thể hiện đặc trưng riêng của
từng vùng miền. Đến Huế chắc chắn không ai không nhắc đến các loại hình nghệ
thuật sân khấu như sân khấu ca kịch Huế và Tuồng Huế.
2.4.1 Nghệ thuật tuồng Huế
Tuồng, hát bội, luông tuồng là những cách gọi một loại hình nhạc
kịch thịnh hành tại Việt Nam. Khác với các loại hình sân khấu khác
như chèo, cải lương, tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm
gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng
xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi
hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân
khấu của những người anh hùng. Nghệ thuật tuồng Huế phát triển hồn kim nhất
dưới thời kì chúa Nguyễn. Thời kỳ này xuất hiện các vở tuồng có qui mơ lớn
như: Vạn bửu trình tường, Quần phương Hiến thụy. Những tác giả nổi tiếng
thời kỳ này có: Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn Gia Ngoạn. Các vở
tuồng khuyết danh như: Tam nữ đồ vương, Sơn hậu. đến nay vẫn được xem là


những vở tuồng kinh điển. Đào Duy Từ là người đã có cơng lớn
trong việc xây
dựng ngành hát bội ở cung đình chúa Nguyễn và là người sáng tác vở
tuồng
“Son hậu”. Tuồng được biểu diễn trong nhà hát ở Đại Nội : Duyệt Thị
Đường,
Tĩnh Quang viện...

2.4.2 Nghệ thuật ca Huế

Huế là noi duy nhất trong cả nước hội tụ đủ hai dòng âm nhạc dân gian và
âm nhạc bác học chuyên nghiệp. Theo các nhà nghiên cứu, thời điểm hình thành
và phát triển Ca Huế có thể từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII, đây là giai
đoạn bình yên và cực thịnh của các chúa Nguyễn. Thế kỷ XIX, ca nhạc Huế thực
sự hình thành với số bài bản được rút ra từ trong nhạc lễ cung đình như các bản
“Long ngâm, ngũ đối thượng, ngũ đối hạ”, hệ thống các bài bản trong “10 bài
ngự”. Vua Tự Đức đã dựa vào bài dân ca quan họ “Khí tưong phùng” để sáng
tác ra bài “Tứ đại cảnh” ... Như vậy, bắt nguồn từ nhạc cung đình, ca Huế đã
từng bước hình thành và phát triển hồn chỉnh, rồi tách ra thành một bộ phận âm
nhạc khác - âm nhạc thính phịng.
Hiện nay, nghệ thuật sân khấu Tuồng Huế và Ca Huế được hai nhà hát
Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Ca Huế chịu trách nhiệm bảo tồn
phát huy. Tuy vậy, theo các nhà quản lý nghệ thuật, thị hiếu của khán giả hiện
nay đã khơng cịn mặn mà với sân khấu truyền thống, mà vấn đề đầu tiên là do
hai loại hình nghệ thuật này đã mất khơng gian diễn xướng ngun thủy nên
khơng cịn giữ được diện mạo như xưa, các nghệ nhân, người hiểu biết về kỹ
thuật diễn xướng cũng như kiến thức về hai loại hình này cịn q ít ỏi. Thực tế
đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải về công cuộc bảo tồn và phát huy giá
trị sân khấu truyền thống của Huế.
2.6. Các lễ hội của vùng
Một trong những thứ góp phần tạo nên dấu ấn cho Huế là các lễ hội ở đây.
Lễ hội Huế luôn mang đến những ấn tượng đặc biệt cho du khách. Đừng bỏ qua
co hội khám phá nét văn hóa truyền thống đặc sắc để hiểu thêm về đặc trưng của
lịch sử, văn hóa Việt Nam qua các lễ hội ở Huế.


2.6.1.

Lễ hội Festival Huế


Festival Huế được tổ chức hai năm một lần và thường tổ chức vào các
năm chẵn. Nhằm mục đích tưởng nhớ về những giá trị truyền thống tại Cố đô
Huế. Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội
cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngồi thành
phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.
Nhiều chương trình như: Đêm Hồng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô
và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê
ngày hội, cờ người, đua trải...
Thành phố Huế còn phục dựng những lễ hội khác như: Tái hiện lễ hội
Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức lễ hội thi
Tiến sĩ võ, khai thác khơng gian văn hóa tại khu Hổ Quyền - Voi Ré... Từ những
lễ hội này, có nhiều ngành nghề thủ cơng truyền thống đang dần hồi phục, tạo
được dấu ấn riêng khá rõ và góp phần làm giàu thêm cho vùng đất Cố Đô.
2.6.2. Lễ hội điện Hòn Chén
Lễ hội được chia làm 2 phần chính gồm lễ nghinh thần (rước các vị thần
về đền) và lễ chánh tế:
Lễ nghinh thần được tổ chức long trọng trên dịng sơng Hương để rước nữ
thần Thiên Y A Na từ điện Hịn Chén về đình làng Hải Cát. Xung quanh thuyền
rước được trang trí cờ hoa đủ màu, khơng khí sơi động chìm trong tiếng hát ngân
nga của các cô đồng, phường bát, hát văn.
Lễ chánh tế diễn ra ngay sau khi đón rước các vị thần và Thánh mẫu.
Nghi lễ này được tổ chức với nhiều hoạt động như: cung nghinh Thánh mẫu, tế
làng Hải Cát, phóng sanh, thả đèn hoa đăng.... Tất cả đều mang đậm nét văn hóa
dân gian truyền thống được du khách rất yêu thích hưởng ứng.

Chương 3: Múa rối nước- giá trị văn hoá đặc trưng của xứ Huế
Thơ trên điện Thái Hòa thường nhắc đến điển chế của Nhã nhạc qua sự
quy củ gắn với các điển tích, khẳng định sự ổn định, hưng vượng của triều đại:



Nhất đường Chu lễ nhạc,
Tứ tái Hán sơn hà.
(Trong một nhà, lễ nhạc như thời nhà Chu.
Bốn phương, núi sông như nhà Hán)
Văn vật thanh danh địa,
Y quan lễ nhạc đình.
(Đất văn vật có tiếng
Áo mũ, lễ nhạc tràn ngập cả sân chầu)
Điều này khẳng định sự quan trọng trong việc đặt nhã nhạc như một thiết
chế văn hóa có tính nghi thức hành chính của nhà Nguyễn. Nhã nhạc cung đình
của Huế - nét văn hóa đặc sắc đã được tổ chức UNESCO cơng nhận là di sản văn
hóa thế giới phi vật thể của nhân loại vào tháng 11 năm 2003.
l. Nguồn gốc
Từ xưa, Nhã nhạc Việt Nam đã có tiến trình hình thành và phát triển khá
rõ ràng. Lịch sử hình thành cũng như từng giai đoạn phát triển của loại hình
nghệ thuật này đã được ghi lại theo từng giai đọan. Theo đó, có nhiều thế hệ đã
truyền thừa, giữ gìn, cũng khơng ngừng phát triển, bổ sung, sáng tạo thêm để
loại hình nghệ thuật này ngày càng trở nên phong phú, tinh tế, để rồi sau đó đạt
đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.
Theo sử sách ghi nhận thì Nhã nhạc Việt Nam có từ thời Lý (1010-1225)
và bắt đầu hoạt động một cách quy củ dần về sau. Đến thời Lê (1427-1788) thì
loại hình nghệ thuật này đã được dành riêng cho giới quý tộc, bác học với kết
cấu phức tạp, chặt chẽ cùng quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết. Cũng chính từ
Triều Lê mà Nhã nhạc được định ra các loại riêng biệt như sau: Giao nhạc, Miếu
nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến
nhạc,... Đến thời nhà Nguyễn (1802 - 1945), hình thức âm nhạc bác học mang
tên Nhã nhạc cung đình Huế phát triển mạnh mẽ trở lại và được tổ chứ bài bản


hơn bao giờ hết. Nhất là thời kỳ từ nửa đầu thế kỷ XIX, khi mới lập

nghiệp ở
phương Nam, triều đình của vua Gia Long đã sớm biết sử dụng nghệ
thuật âm
nhạc để “di dưỡng tinh thần”. Từ đây tên gọi Nhã nhạc gắn liền với cung
đình
Huế và thực sự phát triển theo mô thức, quy phạm đúng chuẩn của nhà
nước
quân chủ. Giai đoạn này cũng là bước chuẩn bị quan trọng tạo tiền đề
phát triển
cho âm nhạc cung đình các đời vua sau. Cũng chính từ đây, loại hình
này trở nên
có hệ thống, bài bản phong phú, thậm chí có hàng trăm nhạc chương với
lời ca
bằng chữ Hán.

Phát triển mạnh vào thời nhà Nguyễn là vậy nhưng Nhã nhạc Huế cũng đã
từng bị đe dọa nghiêm trọng sau khi xuất hiện những loại nhạc cụ và nền âm
nhạc mới từ phương Tây cũng như biến cố sau này khi triều đại phong kiến cuối
cùng của nước ta sụp đổ. Tuy nhiên Nhã nhạc vẫn thể hiện sức sống bền bỉ qua
thăng trầm của lịch sử và được gìn giữ vẹn nguyên.
Loại hình nghệ thuận bác học này cũng đã được UNESCO cơng nhận là
kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, để gìn giữ và
bảo tồn cũng như giới thiệu cho thế giới một nét đẹp nghệ thuật đặc sắc mà chỉ
một số ít quốc gia cịn bảo tồn được và giữ gìn đến ngày nay. Sự vinh danh này
đã góp cơng làm nên một Huế thu hút và sâu lắng, bên cạnh một cố đơ cổ kính
và thơ mộng bên dịng sơng Hương.

2. Nhã nhạc Cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của
các triều đại quân chủ tron xã hội Việt Nam suốt 10 thế kỷ, là một loại hình nghệ

thuật đặc sắc. Trước đó quần thể di tích cố đơ Huế đã được UNESCO cơng nhận
là di sản văn hố vật thể của nhân loại. Với sự công nhận Nhã nhạc cung đình
Huế là di sản phi vật thể, một lần nữa Huế lại được tôn vinh, giới thiệu cho thế
giới một nghệ thuật đặc sắc mà chỉ một số ít quốc gia có được và giữ gìn đến
ngày nay.
Nhã nhạc là âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc sử dụng trong
các cuộc tế, lễ của triều đình. Vì vậy mà chỉ trong những ngày lễ trọng đại, mang


ý nghĩa to lớn như Tế Nam Giao, Tế Xã Tắc, lễ mừng đăng quang,
lễ mừng thọ
vua, nghi thức tiếp đón các sứ thần... triều đình mới cho biểu diễn Nhã
nhạc
ở Kinh Thành Huế. Theo tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu thì Nhã nhạc
thời
Nguyễn vẫn hay được gọi là Nhã nhạc cung đình Huế bởi vì triều đại này
đã
đóng đô ở Huế suốt gần 150 năm. Vốn là loại hình âm nhạc cung đình, là
biểu
tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh của quyền lực quân chủ phong kiến
nên
Nhã nhạc mang lời lẽ tao nhã, điệu thức thể hiện chất cao sang, quý
phái. Nhã
nhạc được coi trọng ở nhiều triều đại quân chủ Việt Nam.

3. Giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc Cung đình Huế
3.1. Cấu trúc nhạc chương
Các nhạc chương của Nhã nhạc đều do Bộ Lễ biên soạn. Theo đó, tùy
theo các buổi lễ khác nhau mà nhạc chương cũng khác nhau như:
Tế Giao có nhiều nhạc chương, cụ thể là 10 và mang chữ Thành thể hiện

sự thành cơng. Tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong cầu mong được
mùa. Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hòa để được hòa hợp. Tế Lịch Đại
Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Văn thể hiện trí tuệ. Lễ Đại triều dùng 5
bài mang chữ Bình tỏ ý hịa bình. Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ với ý
nghĩa trường tồn. Lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc thể hiện phúc lành,...
Vào giai đoạn đầu của triều vua Gia Long, triều đình kế thừa hình thức và
cấu trúc Nhã nhạc trước đó bao gồm: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đài
triều nhạc. Đồng thời Bộ Lễ cũng bổ sung thêm vào nhiều loại thể nhạc khác
như Huyền Nhạc, Ty Trúc Tế Nhạc, Ty Chung, Ty Khánh và Ty Cổ sao cho phù
hợp với từng cuộc lễ của triều đình mới. Sử sách triều Nguyễn ghi lại chi tiết về
12 cuộc lễ trong đó mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các bài ca chương với 126 bài
ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc cùng bản dịch.
3.2 Tổ chức nhạc khí
Về tổ chức nhạc khí, theo quy định thời kỳ này bao gồm 6 loại ban nhạc.
Đó là các ban: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại


nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc
chuông và
khánh đá), Quân nhạc. Mỗi ban nhạc đều có quy định các nhạc khí cụ
thể. Theo
đó, sẽ có khơng dưới 30 chủng loại với số lượng hàng trăm nhạc khí khác
nhau
như trống bản, cái phách, cái sáo, đàn huyền tử, đàn nhị, đàn tì bà,
chùm thanh la
bằng đồng 3 chiếc.

Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương đều do
những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất của đất nước thực hiện. Các quy
định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản của Nhã nhạc

đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả
năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời. Âm
nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói huyền
diệu, có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là
những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Huế - di sản văn hóa
âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những
tư tưởng văn hóa triết lý phương Đơng.
Với những gì nổi bật, Nhã nhạc cung đình Huế bằng tất cả những gì cịn
sót lại ở Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được gìn giữ và bảo tồn một cách hiệu quả,
góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa và thien nhiên thế giới Việt Nam
khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia khu vực và thế giới

PHẦN KẾT LUẬN
Giá trị văn hóa của xứ Huế khơng chỉ thể hiện qua những cơng trình
kiến trúc cổ, những di tích lịch sử mà cịn được tạo nên bởi những sắc màu
văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục, tập quán. Huế là nơi có nhiều
làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải
qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở
đây như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng q, thơn xóm của
vùng đất này.


Vùng đất xứ Huế, vùng đất lãng mạn , mộng mơ, đậm chất thơ khơng chỉ
vậy cịn có những nét đẹp rất riêng rất độc đáo. Ngồi ra cịn có những di tích
những văn hóa mang đậm truyền thống làm thu hút khách du lịch. Ngồi bảo tồn
và giữ gìn những truyền thống di sản đó chúng ta cũng cần phải duy trì những di
sản đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Tài liệu sách, báo tạp chí và luận văn

1. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Tiến Dũng, Nguyễn Phước Hải Trung (2004), Tìm hiểu nhân loại, Tạp
chí di sản văn hóa, số 06, trang 82-85
2.

Tài liệu website

1. Trần Văn Khê (2009), Giá trị của nhã nhạc cung đình Huế, truy cập từ link
/>2. Khám phá 6 nét đặc
trưng của Huế, truy cập
từ link
https://www. dulichvtv. com/kham-pha-6-net-dep-van-hoa-hue-dac-trung/
3. Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia, truy cập
từ link
Thi%C3%AAn Hu%E1%BA
%BF
4. thuathienhue.go.vn, Lịch sử Thừa thiên Huế, truy cập từ link
http://khamphahue. com. vn/kham-pha/lich- su-van-hoa/tid/Lich- su-Thua- ThienHue/newsid/5BD99B47-6621-44D0-8494-A7FA01146972/cid/E869117E32C3-4E9B-A69B-A7ED0082E9F5
5. Hương Lam - Divui.com, Ghé thăm 7 làng nghề truyền thống mang hơi thở
Cố đô, truy cập từ link />

6. Trần Đức Anh Sơn, Nhà vườn xứ Huế, truy cập từ link
/>7. Ẩm thực cung đình Huế , truy cập từ link />8. Làng hương Thủy Xuân - Huế, truy cập từ link />9. Làng nghề nón lá, truy cập từ link />10. Kinh thành Huế - Gía trị lịch sử và văn hóa cịn mãi, truy cập từ link
https://tour. dulichvietnam.com.vn/diem-den/hue/kinh-thanh-hue-gia-tri-lich-suva-van-hoa-con-mai.html
11. Huỳnh Thị Anh Vân, Chùa Thiên Mụ, truy cập từ link
http://hueworldheritage. org. vn/TTB TDTCDH. aspx?

TieuDeID=35&TinTucID=48&l=vn
12. Tôn Thất Thọ, Tục lệ Cúng đất ở Huế, truy cập từ link
/>13. Phong tục cưới hỏi khác nhau của ba miền, truy cập từ link
/>14. Trần Nguyễn Khánh Phong (2020), sách "Tổng tập văn học dân gian xứ
Huế" của Triều Nguyên, truy cập từ link />

15. Trương Trọng Bình (2014), Sân khấu truyền thống Huế, dưới góc nhìn hiện
đại, truy cập từ link 163/n159/san-khautruyen-thong-hue-duoi-goc-nhin-hien-tai.html
16. Minh Hiền, Độc đáo tín ngưỡng thờ Mầu ở Huế, truy cập link
/>17. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Festival Huế, truy cập từ link
Hu%E 1%BA%BF
18. Hải Trung, Nhã nhạc cung đình Huế, truy cập từ link
/>19. Vân Thị Kim Dung, Ngầm về tà áo dài Huế, truy cập từ link
/>20. Nón bài thơ - nét đẹp xứ Huế, truy cập từ link
/>

×