Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp trong hoạt động phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.48 KB, 21 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Văn học có vai trị quan trọng trong cuộc sống. Văn học không chỉ giúp ta
hiểu về cuộc đời, về con người, về xã hội mà còn giúp ta hiểu hơn về chính bản
thân mình. Văn học giúp ta biết yêu thương nhiều hơn, biết tôn trọng lẽ phải,
biết ước mơ và sống có niềm tin vào tương lai. Do đó người giáo viên dạy văn
giúp các em có khả năng cảm nhận vẻ đẹp của văn chương để áp dụng vào đời
sống xã hội, làm cho tâm hồn mình phong phú hơn và nhằm hướng tới hồn
thiện các kỹ năng cơ bản của bộ môn: Nghe - Đọc - Nói - Viết.
Trong nhà trường phổ thơng, Ngữ văn cịn là mơn học có vai trị quan
trọng việc đánh giá, xếp loại học sinh. Đặc biệt ngày 9/9/2014 Bộ GD& ĐT đã
ra quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT về việc: “Phê duyệt phương án thi tốt nghiệp
trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng từ năm 2015”. Trong đó
có quy định thí sinh tham gia kỳ thi này phải tham dự ba mơn thi bắt buộc là:
Tốn, Ngữ văn và Tiếng Anh. Điều này càng khẳng định rõ hơn vai trị của mơn
Ngữ văn. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi thầy cô giáo dạy văn là làm thế nào để
nâng cao chất lượng bộ môn để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.
Nhưng phần lớn học sinh ngày nay ngại học môn văn, đặc biệt với học
sinh yếu, kém lại càng ngại hơn. Và có một phần khơng nhỏ học sinh học yếu
mơn Ngữ văn. Tỉ lệ học sinh học yếu môn Ngữ văn so với các môn học khác là
khá lớn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học trong nhà
trường.Vì vậy việc dạy phụ đạo học sinh yếu trong môn Ngữ văn là một vấn đề
rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn
xây dựng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp trong hoạt động phụ đạo
học sinh yếu môn Ngữ văn ở trường THCS”.
2. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp trong hoạt động phụ đạo học sinh yếu
môn Ngữ văn ở trường THCS”.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Phụ đạo học sinh yếu để nâng cao chất lượng đại trà trong các trường
THCS, ở các lớp 6,7,8,9.


4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến này tôi áp dụng lần đầu ngày 10/9/2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tổng quan:
Để nâng cao chất lượng học sinh yếu thì việc quan trọng đầu tiên là phải
đổi mới phương pháp dạy học. Vì đổi mới phương pháp dạy học là tổ chức hoạt
động tích cực nhằm kích thích, thúc đẩy hướng tư duy của người học từ đó khơi
1


dậy ở họ lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tịi, khám phá, chiếm lĩnh kiến
thức trong nhận thức của người học. Muốn vậy người giáo viên cần phải khơng
ngừng tìm tịi, khám phá, khai thác và xây dựng hoạt động, vận dụng phối hợp
các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học
sinh.
Để nâng cao chất lượng học sinh khơng thể nóng vội trong ngày một ngày
hai mà địi hỏi phải có sự kiên nhẫn, phải có lịng nhiệt tình, tình u nghề ở
người giáo viên. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay việc phụ đạo học sinh yếu
kém như thế nào, cần dùng những phương pháp gì là cả vấn đề địi hỏi người
giáo viên phải khơng ngừng tìm hiểu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
5.2. Thực trạng của việc dạy và học văn hiện nay trong nhà trường phổ
thơng cơ sở:
5.2.1. Thực trạng:
* Về phía học sinh:
Trong nhà trường THCS hiện nay đa số các em học sinh nhận thức được
đúng vị trí, vai trị của mơn Văn. Các em u thích, hứng thú học tập môn văn,
chuẩn bị bài chu đáo, đầy đủ trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài,
năng lực cảm thụ thơ văn tốt. Nhưng bên cạnh đó có một bộ phận học sinh cịn
chưa thích học, chưa hiểu đúng về môn Ngữ văn, phương pháp học tập chưa phù
hợp dẫn đến tình trạng các em học kém về mơn văn. Qua tìm hiểu, khảo sát tơi

thấy học sinh yếu cụ thể ở những mặt sau:
Một là đối tượng học sinh đọc yếu, đọc kém: đọc chậm, ngắt nghỉ chưa
đúng chỗ, đọc sai từ, chưa biết đọc hay, đọc diễn cảm.
Hai là các em yếu về dùng từ: có nhiều em dùng từ chưa đúng với hồn
cảnh, tình huống giao tiếp.
Ba là các em yếu về đặt câu, diễn đạt: bài viết tập làm văn còn sơ sài,
thiếu ý, cịn thiếu liên kết, chưa theo bố cục thơng thường của văn bản, chưa biết
viết đúng kiểu bài, chưa biết tách đoạn, câu còn dài, còn sai ngữ pháp.
Bốn là có những em yếu về trình bày: viết chưa thành tự, viết sai chính tả
nhiều, viết tắt bừa bãi, khơng biết viết hoa hoặc viết hoa không đúng quy tắc,
chữ ẩu khó đọc...
Năm là khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế.
Sáu là một số em năng lực cảm thụ kém: nhiều em đọc văn bản xong
không biết nội dung chính của văn bản, chưa xác định được các thủ pháp nghệ
thuật được sử dụng trong câu, trong đoạn.
Bảy là khả năng phân tích đề kém: có nhiều em đọc đề nhưng không xác
định được yêu cầu của đề nên đề yêu cầu một đằng lại làm một nẻo, làm sai lạc
đề, lạc thể loại.
*Về phía giáo viên:

2


Đa số giáo viên là những người nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách
nhiệm cao. Đa số họ có đầu tư cho bài giảng, tìm tịi, áp dụng linh hoạt các
phương pháp, chú trọng vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nhưng bên
cạnh đó cịn một số ít giáo viên hạn chế về phương pháp giảng dạy, chưa đầu tư
nhiều cho bài giảng khiến tiết học đơn điệu, nhàm chán dẫn đến học sinh mất
dần hứng thú học tập bộ môn.
Tôi đã khảo sát chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh Trường

THCS Yên Lập trong năm học 2019-2020 (đầu năm và cuối năm). Đây là kết
quả học sinh nắm kiến thức trước khi áp dụng biện pháp phụ đạo học sinh yếu:
Năm
học

20152016

Lớp

TS

G

K

TB

Yếu

Kém

HS

S
L

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

7A

40

0

0

2

5

23

57.5


10

25

5

12.5

7B

45

1

2.2

12

27

29

64.1

3

6.7

0


0

7A

40

0

0

4

10

29

72.5

5

12.5

2

5

7B

45


3

7

18

40

24

53

0

0

0

0

Ghi chú

Đầu năm
(khi chưa
áp dụng
SKKN)
Cuối năm
(khi chưa
áp dụng
SKKN)


5.2.2. Nguyên nhân của việc học sinh học yếu môn Ngữ Văn:
* Học sinh:
Học sinh là người học, là người chủ động trong hoạt động học nên nguyên
nhân học sinh yếu kém đầu tiên phải kể đến là là do học sinh trong đó tiêu biểu
là một số nguyên nhân sau:
Học sinh lười học: Trong q trình giảng dạy tơi thấy đa số học sinh yếu
kém là các em cá biệt. Các em này trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà
không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước mà cứ đến giờ thì cắp sách đến
trường, về nhà cặp sách để đâu vẫn ở ngun đó, thậm chí cả tuần các em này
khơng soạn sách vở. Có những học sinh khơng có thời khóa biểu. Các em học
sinh này ngồi học cũng khơng buồn chép bài, hỏi đến thì một quyển vở viết
nhiều mơn và có mn vàn lý do biện bạch cho việc khơng chép bài của mình
như qun vở, mất thời khóa biểu hay bút hết mực...Như vậy lười học là nguyên
nhân đầu tiên dẫn đến học yếu.
Còn một bộ phận học sinh khơng xác định được mục đích của việc học
tập đến lớp chỉ chọc phá bạn bè, gọi đến không nắm được bài, không trả lời
được, trong lớp hay mất trật tự, nói chuyện với bạn hoặc xin ra ngồi để chơi...
Một số học sinh chưa có phương pháp học tập bộ môn. Khả năng chú ý
và tập trung bài giảng của học sinh chưa cao. Chưa mạnh dạn trong học tập do
3


hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Còn học vẹt, khả năng vận
dụng kiến thức để giải bài tập còn hạn chế, lười ghi chép bài.
Một bộ phận học sinh khơng có thời gian cho việc tự học: Một số bậc
phụ huynh đi làm ăn xa, nên các em phải làm tất cả công việc nhà khơng có thời
gian cho học tập.
Ví dụ lớp 8a có một học sinh năm lớp 6 học vào tốp khá nhưng sang lớp 7
em học sút và tơi có liên lạc với gia đình thì được biết bố mẹ cháu đi làm xa

cách nhà mấy trăm cây số nên hai tháng mới về nhà một lần. Gần đây cháu học
ngày càng yếu tơi có báo cho bố mẹ cháu thì biết bố mẹ cháu vẫn đi làm xa ở
nhà chỉ có hai anh em cháu ở với nhau mà cháu là anh lớn nên phải làm mọi việc
trong nhà.
Còn một thực trạng nữa là do học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ:
Đây là điều rất quan trọng. Hiện nay để học sinh học tốt, đặc biệt là các mơn
Văn, Anh và Tốn địi hỏi trước đó học sinh phải có kiến ngay từ nhỏ. Vì càng
lên lớp lớn hơn, kiến thức mới có liên quan đến kiến thức cũ thì học sinh sẽ nhớ
và học được. Cịn đối với những học sinh yếu thì đây là một khó khăn vì kiến
thức cũ các em đã quên hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới đã trở thành khó
khăn với các em.
Ví dụ ở dưới lớp 6 các em đã học về một số biện pháp tu từ như so sánh,
nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ... Tất cả các kiến thức này các em sẽ dùng suốt trong
quá trình học tập ở các lớp sau này khi phân tích văn bản. Chẳng hạn như học
bài “Ơng đồ” lớp 8 các em phân tích văn bản này thì phải vận dụng các kiến
thức về biện pháp tu từ đã học ở lớp dưới để tìm được cái hay, cái đẹp, cũng như
là ý nghĩa mà văn bản muốn gửi gắm.
* Giáo viên:
Có thể nói học sinh học yếu nguyên nhân đầu tiên là do học sinh nhưng
đó khơng phải là tất cả mà cịn có phần do giáo viên. Ta đã nghe câu “thầy giỏi
thì trị mới giỏi”. Về phía giáo viên cịn tồn tại những hạn chế sau:
Ngun nhân đầu tiên có thể nói là do giáo viên chưa có phương pháp
giảng dạy phù hợp: Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa lôgic, chưa phù hợp
cho từng đối tượng học sinh; bài dạy có nội dung dài, ít chốt kiến thức, chưa
khắc sâu vấn đề trọng tâm, do đó học sinh hiểu bài cịn mơ hồ.
Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động
cịn mang tính hình thức; chưa quan tâm thật sự đến toàn thể lớp học nhất là trong
khi các em khá, giỏi đam mê phát biểu xây dựng bài thì những em yếu vẫn mải
miết làm những việc riêng vơ bổ của mình, mặc cho giáo viên phải nhiều lần
dừng bài giảng để nhắc nhở động viên.

Chưa động viên, tuyên dương kịp thời khi học sinh có biểu hiện tích cực
hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
Chưa quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp, giáo viên chỉ chú trọng vào
các em học sinh khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp.
4


Cịn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề
chất lượng học tập của học sinh, cịn tâm lí trơng chờ chỉ đạo của cấp trên.
Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, còn mắc bệnh thành
tích, khơng đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy.
Việc phối kêt hợp giữa giáo viên dạy văn với giáo viên bộ môn cũng như
với các tổ chức Đồn, Đội hay cha mẹ học sinh cịn ít hoặc thiếu triệt để.
Phương phap dạy học nặng về lí thuyết, truyền thụ một chiều hoặc nhồi
nhết kiến thức khiến học sinh thụ động, chán nản.
Bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK,
ứng dụng cơng nghệ thơng tin đã có rất nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao.
Phần lớn số lượng tranh ảnh để phục vụ giảng dạy cho bộ môn Văn cịn ít.
* Phụ huynh:
Phụ huynh bận việc nhà, đi làm ăn xa, ít quan tâm đến con nên nhiều em
bỏ học đi đánh điện tử (thậm chí ngủ qua đêm ở quán nét) nhiều lần nhưng phụ
huynh không biết, khi phát hiện ra thì rất khó uốn nắn các em.
Một bộ phận phụ huynh nhất là những phụ huynh có con học yếu thường
ít tham gia họp, ít gặp giáo viên do ngại trình bày sự thật về con của mình hoặc
cịn tìm cách bao che cho con vì sợ con bị phạt, không hợp tác với giáo viên tìm
ra một giải pháp tốt nhất cho giáo dục vì vậy dẫn đến tình trạng học sinh học yếu
càng yếu hơn.
Phụ huynh chưa có sự phối kết hợp với giáo viên bộ mơn để nắm được
tình hình học tập của con em mình.
* Xã hội:

Số lượng thi đầu vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chun
nghiệp có mơn Văn chưa nhiều nên các em nghe theo sự định hướng của bố mẹ
chú trọng vào các môn học theo nhu cầu của thời thượng (Tốn, Ngoại ngữ). Vì
vậy chưa có sự quan tâm thỏa đáng, chưa coi trọng bộ mơn văn.
Sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin đã đem lại nhiều lợi
ích cho con người song cũng ảnh hưởng khơng ít đến hứng thú học tập của học
sinh. Vì hiện nay hầu hết các gia đình đều lắp máy vi tính, ngồi xã hội thì các
qn Nét cũng mọc lên như nấm, các em chỉ cần vào một trang mạng nào đó là
vơ vàn các trị chơi điên tử hấp dẫn hiện lên. Do đó các em mất dần hứng thú với
sách, truyện vì tâm lí thích xem hơn là đọc.
Việc phụ đạo học sinh yếu để nâng cao nhận thức cho học sinh rèn cho
các em những kỹ năng sống cơ bản là vấn đề bức thiết của toàn ngành giáo dục
và của toàn xã hội.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém
mà bản thân tôi đã rút ra được từ quá trình giảng dạy. Qua đây tôi cũng xin đưa
ra một số biện pháp để phụ đạo học sinh yếu kém như sau:

5


5.3. Một số biện pháp trong hoạt động phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn ở
trường THCS Yên Lập:
Để nâng cao chất lượng và kết quả học tập của bộ môn Ngữ văn, biện
pháp thực hiện ở đây không phải một ngày hai ngày, một tuần hay một tháng mà
là một q trình địi hỏi cả thầy và trị phải kiên trì. Và muốn khắc phục được
học sinh yếu cũng không phải việc làm của một người mà thành cơng được, nó
địi hỏi sự hỗ trợ của nhiều người, nhiều tổ chức đoàn thể trong nhà trường, hội
cha mẹ học sinh cùng phối kết hợp đồng bộ mới có kết quả được. Một số giải
pháp cụ thể là:
5.3.1. Đối với thầy:

* Hoạt động dạy:
Nhà văn Xô viết Alecxanđơrơphađêep viết: “Tương lai của trẻ em chúng
ta, của nhân dân chúng ta ở trong tay các thầy cô giáo, ở trong trái tim vàng của
các thầy cơ giáo”. Vì vậy người thầy phải là người có kiến thức chuẩn, có vốn
hiểu biết và kiến thức sâu rộng, có năng lực truyền thụ và phải biết vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học; phải nhiệt tình, đam mê nghề
nghiệp và phải kiên trì trong sự nghiệp trồng người.
Trước hết giáo viên phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh: Tạo cho
học sinh sự hứng thú trong học tập bộ mơn, từ đó giúp cho các em có ý thức
vươn lên. Học văn khác với những môn học khác, nếu khơng có tình u, sự
đam mê thì rất dễ nhàm chán. Giáo viên có thể khơi dậy tình u lịng đam mê
bộ mơn ở các em bằng nhiều cách. Có thể là trong mỗi tiết dạy giáo viên nên
liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan
trọng của môn học và lợi ích lâu dài của nó trong thực tiễn đời sống. Giáo viên
cho học sinh thấy được nhờ có văn học mà tâm hồn con người rộng mở hơn, biết
yêu thương sẻ chia với mọi người, lời ăn tiếng nói sẽ hay hơn, gãy gọn hơn, giao
tiếp sẽ đạt hiệu quả hơn bởi người xưa vẫn nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua/
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”.
Phải tạo khơng khí cho lớp học thoải mái, nhẹ nhàng. Giáo viên không
nên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngồi, khơng cho học sinh học tiết học đó
khi học sinh khơng ngoan, khơng học bài cũ ở nhà, khơng ghi chép bài...vì làm
như vậy học sẽ lại có thêm một tiết học khơng thu hoạch được gì. Giáo viên phải
dịu dàng nhưng nghiêm khắc, xử lý công bằng trên mọi phương diện để các em
có lịng tin mà góp phần vào việc ham học, thích học.
Giáo viên phải hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà.Việc chuẩn bị bài
trước ở nhà sẽ tạo tâm thế chủ động cho học sinh nắm bắt kiến thức mới. Với
từng phân mơn các em sẽ có các cách học, cách chuẩn bị khác nhau.
Với các bài học là văn bản các em phải đọc kỹ văn bản, soạn bài theo
câu hỏi ở phần “Đọc - Hiểu” trong sách giáo khoa. Làm như vậy bước đầu các
em sẽ nắm được những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, nội


6


dung chính của tác phẩm...khi hỏi về tác giả, tác phẩm, hay thể loại, phương
thức biểu đạt... các em sẽ trả lời được.
Với các bài Tiếng Việt các em đọc kỹ ngữ liệu, có thể trả lời trước câu
hỏi để rút ra nội dung bài học.
Với các bài thuộc phân mơn Tập làm văn Học sinh đọc trước các ví dụ
để bước đầu hình dung ra đặc trưng của từng kiểu bài để từ đó hiểu và biết vận
dụng. Ví dụ học về văn thuyết minh, với bài các phương pháp thuyết minh trước
các ví dụ học sinh đã bước đầu nắm được phương pháp định nghĩa là nêu đặc
điểm của đối tượng và phương pháp này thể hiện sự phán đoán. Hay phương
pháp liệt kê và nêu các đặc điểm, tính chất của đối tượng...
Cụ thể giáo viên phải làm các việc như sau để dạy phụ đạo học sinh yếu
đạt hiệu quả nâng cao được chất lượng đại trà:
Bước 1: Phân loại đối tượng học sinh trong lớp
Người giáo viên nói chung và giáo viên dạy văn nói riêng ngồi dạy hay,
dạy đúng, dạy đủ cịn phải biết dạy phù hợp đối tượng học sinh. Muốn làm được
điều đó thì đầu tiên giáo viên phải biết phân loại học sinh trong lớp ra các đối
tượng: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh yếu để có các
cấp độ câu hỏi, bài tập phù hợp với từng loại đối tượng học sinh.
Khi giáo viên xác định được những em nào là học sinh yếu rồi, cần cụ thể
hơn là những em đó yếu về mặt nào (nghe, nói, đọc, viết), phân mơn nào. Tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu thơng qua theo dõi q
trình học của học sinh, qua các học sinh khác trong lớp và cha mẹ của các em
học yếu để có giải pháp phụ đạo cho phù hợp với từng đối tượng.
Bước 2: Lên kế hoạch phụ đạo
Đầu năm giáo viên khảo sát chất lượng của học sinhđể phân loại được học
sinh ở trong lớp ra loại giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Khi đã phân loại, xác

định được học sinh yếu giáo viên phải lên kế hoạch giảng dạy như: số buổi phụ
đạo, phụ đạo vào lúc nào, nội dung cần phụ đạo đối với từng phân môn Văn,
Tiếng Việt, Tập làm văn cụ thể là gì. Nếu ở từng tiết học, bài học, cần xây dựng
hệ thống câu hỏi cho từng bài học cho phù hợp với đối tượng học sinh yếu. Khi
xây dựng được kế hoạch và có hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng sẽ tạo
cho các em niềm tin vào bản thân mình bằng cách chỉ yêu cầu các em trả lời các
câu hỏi nhận biết và thơng hiểu.
Ví dụ như học các bài văn bản giáo viên có thể cuốn hút các em vào bài
học khi gọi các em học bài, dựa vào sách giáo khoa nêu nét chính về tác giả, tác
phẩm hay tì chi tiết. Chẳng hạn như học bài “Lão Hạc” giáo viên giới hạn đoạn
trong sách giáo khoa xong hướng dẫn học sinh tìm các câu nói về cử chỉ, nét mặt
của Lão Hạc sau khi lão bán con chó Vàng.
Bước 3: Vận dụng vào thực tế giảng dạy

7


Để kích thích học sinh học tập giáo viên cần tạo hứng thú học tập cho học
sinh yếu. Thực tế chứng minh rằng hứng thú với bộ mơn học có vai trò đặc biệt
quan trọng. Học sinh học yếu là do nhiều nguyên nhân, trong số đó có một
nguyên nhân rất cơ bản là do học sinh chưa có hứng thú, thiếu sự đam mê và dẫn
đến sự lười nhác, xa dần với kiến thức. Do đó giáo viên cần vận dụng một số
biện pháp sau:
Một là: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên dạy bộ môn Ngữ
Văn, đặc biệt là dạy đối tượng học sinh yếu việc tạo hứng thú học tập cho học
sinh là rất quan trọng. Giáo viên có thể áp dụng nhiều cách như:
Gây ấn tượng từ khi giới thiệu bài qua các loại hình nghệ thuật khác như
một đoạn phim, một bài hát, một bức tranh.. .
Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Lão Hạc (SGK Ngữ văn 8- Tập 1), giáo viên có
thể chiếu một đoạn phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” có hình ảnh Lão Hạc, sau đó

đặt câu hỏi cho học sinh trả lời nhân vật trong phim trông thế nào?Em thử đốn
xem nhân vật đó thuộc giai cấp nào trong xã hội phong kiến? Trên cơ sở đó giáo
viên dẫn dắt giới thiệu: Bộ phim mà các em vừa được xem một trích đoạn vừa
rồi được chuyển thể từ 3 truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là: Lão Hạc, Chí
Phèo và Đời Thừa . Trong đó Lão Hạc được xem là một trong những tác phẩm
xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng
Tám. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực lại vừa chứa chan tinh thần nhân đạo.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những giá trị đặc sắc ấy của tác phẩm.
Khơi gợi trí tị mị của học sinh bằng cách cho học sinh hiện thực hóa một
vấn đề liên quan đến bài học theo cách của học sinh .
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản Mẹ tôi của Ét- môn - đô- đơ A- mi- xi (SGK
Ngữ văn 7- Tập 1), giáo viên có thể hỏi “Đã khi nào em mắc lỗi với mẹ chưa?”,
sau khi học sinh trả lời giáo viên hỏi tiếp “Biết mình mắc lỗi em đã làm gì, tâm
trạng của em lúc đó như thế nào?”…Từ đó giáo viên giới thiệu vào bài mới: Các
em biết đấy trong cuộc sống không ai là khơng có lúc mắc lỗi lầm nhưng điều
quan trong là phải làm gì để khắc phục lỗi lầm ấy. Bạn nhỏ trong văn bản Mẹ tôi
của Ét- môn - đô- đơ A- mi- xi cũng đã từng mắc lỗi với mẹ mình. Vậy cậu bé
đã sửa lỗi như thế nào ? Em rút ra bài học gì từ truyện này ? Chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu bài nhé.
Tạo hứng thú bằng cách sử dụng nhiều yếu tố hỗ trợ: máy chiếu, bảng
phụ, giáo cụ …có liên quan đến bài học. Khi đã tạo được hứng thú cho học sinh
yếu, bước đầu giáo viên đã khơi nguồn cho sự hứng thú trở lại của học sinh đối
với bộ môn Ngữ Văn.
Hai là: Trong giờ dạy trên lớp giáo viên cần giao câu hỏi, bài tập dễ, vừa
sức để các em có thể thực hiện được.
Chẳng hạn khi dạy một văn bản, công việc đầu tiên là đọc văn bản. Đối
với các em đọc yếu, giáo viên phải hướng dẫn các em đọc đúng giọng điệu từng
đoạn văn bản, cũng như từng văn bản.
8



Ví dụ 1: Đọc bài Đồng chí của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9- Tập 1)cần
đọc với giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu đối xứng trong việc sắp xếp
chi tiết, hình ảnh. Câu thơ “ Đồng chí” cần đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ;
câu thơ cuối cùng đọc với giọng ngân nga.
Ví dụ 2: Cùng viết về đề tài người lính nhưng khi đọc bài Bài thơ về tiểu
đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật (SGK Ngữ văn 9- Tập 1)thì giọng điệu
chung lại vui tươi, khỏe khoắn, ngang tàng dứt khoát; nhịp thơ dài, câu thơ gần
với văn xi có vẻ lí sự, ngang tàng…Tuy nhiên khổ 7,8 cần đọc với giọng tâm
tình, chậm êm.
Ở đây giáo viên áp dụng phương pháp hướng dẫn đọc và ở cấp độ đọc
đúng từ, đúng câu, đúng đoạn, đọc ngắt nghỉ đúng nhịp, đúng các chỗ dấu phảy,
dấu chấm dần dần giáo viên hướng dẫn học sinh tiến tới đọc lưu loát, đọc hay,
đọc diễn cảm từ đó kích thích sự u thích học sinh học bộ mơn.
Ví dụ 1: Đọc bài Lượm của Tố Hữu (SGK Ngữ văn 6- Tập 2) ở câu nói về
sự hy sinh của Lượm “Thôi rồi, Lượm ơi!” cần lắng xuống để thể hiện tình cảm
thương xót, xúc động của tác giả .
Ví dụ 2: Đọc văn bản Cảnh khuya của Hồ Chí Minh (SGK Ngữ văn 7Tập 2) cần ngắt nhịp đúng câu 3 “Cảnh khuya như vẽ/người chưa ngủ” thì mới
hiểu được tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Nếu học sinh đọc liền mạch
khơng ngắt nhịp thì câu thơ sẽ được hiểu sang một nghĩa khác.
Trong giờ dạy Tiếng Việt hay Tập làm văn cũng vậy, cần tuân thủ theo
nguyên tắc từ đơn giản như nhận biết rồi mới đến thông hiểu rồi vận dụng thấp,
khi học sinh nắm được bài rồi thì có thể u cầu vận dụng cao hơn…
Ví dụ: Dạy bài Nói qúa (SGK Ngữ văn 8- Tập 1), giáo viên đưa ra ví dụ
cụ thể “Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”rồi
lần lượt đưa ra các câu hỏi Câu hỏi phát hiện: Câu ca dao miêu tả giọt mồ hôi
của người nông dân rơi như thế nào? (rơi như mưa). Rồi đến câu hỏi nhận biết:
Em thấy điều này có đúng với thực tế khơng? (Khơng đúng, mồ hơi con người
khơng thể nhiều như mưa). Sau đó giáo viên thuyết trình cách nói q thực tế,
làm tăng quy mơ, tính chất của sự vật như vậy người ta gọi là nói q. Vậy “nói

qúa” là gì? (câu hỏi thông hiểu giúp học sinh rút ra khái niệm). Nói mồ hơi rơi
như mưa là để làm gì? (Nói đến sự vất vả, nhọc nhằn của người lao động). Mục
đích của “nói q” là gì? (học sinh tiếp tục rút ra tác dụng của nói quá). Khi học
sinh hiểu rõ về biện pháp tu từ nói quá, giáo viên đưa ra câu hỏi vận dụng thấp
yêu cầu các em: Tìm một số ví dụ có sử dụng cách nói quá. Tiếp đó giáo viên
đưa ra câu hỏi vận dụng ở mức độ cao hơn như: Em đã học biện pháp tu từ nào
ngược với “nói quá” (nói giảm, nói tránh). Cho các em so sánh giữa nói quá và
nói giảm, nói tránh.
Ba là: Trong bài giảng giáo viên dạy văn phải biết xen lồng vào từng bài
giảng của mình những vấn đề nóng hổi của cuộc sống. Đó là những vấn đề như:
đạo đức, nếp sống, cách nghĩ, là lòng tin yêu nhân hậu cùng những vấn đề mang
9


tính thời sự. Tất cả sự liên hệ này sẽ gần gũi, quen thuộc với học sinh chẳng
những giúp các em hứng thú hơn mà còn tiếp thu bài học dễ dàng, sâu sắc hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Sông núi Nước Nam (SGK Ngữ Văn 7- Tập 1) giáo
viên cần khơi dậy ở học sinh lòng tự hào về truyền thống đánh giặc, giữ nước
của dân tộc và khích lệ ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.
Giáo viên liên hệ với sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đang được nói đến rất
nhiều trên các phương tiện thơng tin đại chúng chắc chắn học sinh sẽ rất sôi nổi,
hào hứng bộc lộ những hiểu biết, những suy nghĩ, tình cảm của mình từ đó khắc
sâu kiến thức bài học.
Ví dụ 2: Dạy văn bản Lão Hạc của Nam Cao (SGK Ngữ Văn 8- tập 1),
khi phân tích tình cảm yêu thương con của Lão Hạc, giáo viên liên hệ trong đời
sống ngày nay người ta khơng cịn phải lo lắng nhiều về miếng cơm manh áo
nữa nhưng bất kì người cha, người mẹ nào cũng ln phải cố gắng để lo cho con
bằng chúng bằng bạn. Vậy mà có rất nhiều những người con khơng hiểu được
tấm lịng cha mẹ sẵn sàng cãi lại cha mẹ, bỏ học đi chơi cá biệt có những em

nghiện game cịn đánh, giết cả ông bà, cha mẹ để lấy tiền đi chơi… Qua sự liên
hệ đó giúp học sinh biết lên án những hành động sai trái đó trong xã hội đồng
thời giáo dục lòng biết ơn, sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
Bốn là: Trong giờ dạy trên lớp giáo viên cần áp dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học tích cực để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh yếu. Chẳng hạn ngồi một số phương pháp truyền thống như:
thuyết trình, vấn đáp…giáo viên có thể áp dụng các phương pháp mới như: làm
việc nhóm, khăn trải bàn hay bàn tay nặn bột… dĩ nhiên các phương pháp này
cần được vận dụng phù hợp với từng bài học.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Ánh trăng của Nguyễn Duy (SGK Ngữ văn 9-Tập
một), giáo viên sẽ phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập như sau:
Những điều em đã biết
liên quan đến bài học

Những điều em muốn
biết qua bài học

Những điều em biết được
sau bài học

Thay cho việc kiểm tra bài cũ, giáo viên hướng dẫn các em điền các thông
tin vào cột thứ nhất (Những điều em đã biết liên quan đến bài học) và ô thứ hai
(Những điều em muốn biết qua bài học) của phiếu học tập rồi thu lại. Nhìn vào
phiếu học tập, giáo viên sẽ biết được những điều học sinh muốn biết để định
hướng trong bài giảng của mình. Khi bài học kết thúc, ở phần củng cố, giáo
viên lại phát phiếu học tập để các em điền vào ơ cịn lại (Những điều em biết
10


được sau bài học). Phương pháp này sẽ giúp học sinh bộc lộ hết những hiểu biết,

mong muốn của mình cũng như giúp các em khắc sâu hơn kiến thức bài học.
Năm là: Giáo viên hướng dẫn phương pháp học sinh học trên lớp: học
sinh phải biết phối hợp nhịp nhàng các kỹ năng mắt nhìn, tai nghe, tay viết và
tham gia xây dựng bài, biết kết hợp nghe giảng với quan sát SGK cùng một lúc.
Cách trình bày bài học trong vở ghi cũng phải rõ ràng, khoa học. Ví dụ như: tên
đầu bài biết chữ in hoa to, rõ ràng, tên các đề mục ghi thẳng hàng sát lề, cần có ý
thức tự rèn luyện chữ viết, hết bài dùng thước kẻ gạch ngang.
Sáu là: GV phải hướng dẫn hS yếu thật tỉ mỉ, kĩ càng.
Ví dụ Trong Ngữ pháp: Để đặt câu trước hết yêu cầu các em phải hiểu
được đúng nghĩa của từ. Sau đặt câu có đủ thành phần( chủ ngữ, vị ngữ), diễn
đạt mạch lạc, câu có nội dung rõ ràng, khơng tối nghĩa.
Hay viết đoạn hướng dẫn các em viết đoạn như thế nào là đúng về hình
thức và viết đoạn có nội dung.( Hình thức: Đoạn văn phải có câu chủ đề, có các
câu triển khai nội dung câu chủ đề. Đoạn văn viết theo hình thức nào, diễn dịch,
quy nạp hay tổng phân hợp. Nội dung: Đoạn văn tập trung làm rõ vấn đề gì?)
Giáo viên phải đưa ra đoạn văn mẫu để các em nhận biết trước rồi làm theo.
Viết bài văn bố cục thơng thường có ba phần : mở bài, thân bài, kết
bài.Nhiệm vụ của từng phần là gì và giáo viên phải đưa ra đoạn văn mẫu ở mỗi
phần để các em nhận biết trước rồi vận dụng theo.
Cũng có thể là dưới hình thức đặt câu, viết đoạn văn để sửa chữ viết, sửa
từ, chính tả, sửa cách đặt câu, cách viết đoạn văn cho học sinh bởi vì học văn thì
mục đích cuối cùng là tạo lập được văn bản dù ở mức độ thấp hay cao, ở dạng
nói hay dạng viết.
Bảy là: Thành lập nhóm học tập: trong lớp và thường xuyên tổ chức thi
đua giữa các tổ nhóm với nhau để em học khá kèm cặp em học yếu.
Bước 4: Giáo viên bộ mơn cịn phải có một quyển sổ theo dõi sự tiến bộ
của học sinh qua từng bài kiểm tra. Đối với học sinh yếu kém cần quan tâm hơn,
nhẹ nhàng, ti mỉ, động viên các em để các em có nề nếp, hứng thú học tập.
Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề nhất là dạy đối tượng là học sinh yếu người
giáo viên cần phải kiên trì và phải biết động viên các em đúng lúc, kịp thời những

tiến bộ nhỏ của các em để khích lệ học sinh, giúp các em tự tin hơn trong hoạt động
học. Chẳng hạn khi một học sinh yếu môn Văn đọc tốt, diễn cảm một đoạn thơ, văn
hoặc các em làm được những bài tập, câu hỏi đơn giản, giáo viên hãy khích lệ , ghi
nhận sự tiến bộ ấy bằng lời khen ngợi hay cho điểm. Làm như vậy chắc chắn các em
sẽ u thích mơn học hơn.
Được sự động viên, ghi nhận của giáo viên học sinh sẽ tự tin hơn, có hứng
thú học tập bộ mơn hơn từ đó các em u thích mơn văn và sẽ em tự giác học
tâp. Muốn làm được điều đó địi hỏi người giáo viên phải thực sự say mê, nỗ lực
có tinh thần trách nhiệm cao.

11


* Củng cố kiến thức cho học sinh:
Học sinh yếu khả năng ghi nhớ kiến thức chậm vì thế sau mỗi phần giáo
viên cần chốt kiến thức cơ bản, ngắn gọn để các em nắm bắt được bài.
Trong mỗi tiết học cần dành một thời lượng nhất định để yêu cầu học sinh
nhắc lại kiến thức nhiều lần sau đó giáo viên củng cố hướng dẫn các em học
từng đơn vị kiến thức. Tùy vào nội dung từng bài học mà giáo viên hướng dẫn
các em một cách cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết như bài học có mấy ý, là những ý nào.
Giáo viên cũng có thể dùng hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm để các em ghi
nhớ kiến thức được tốt hơn.
Ví dụ 1: Củng cố kiến thức cho học sinh ở bài Thuật ngữ (SGK Ngữ văn
9- Tập 1), giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được hai ý. Đó là khái niệm về
thuật ngữ và đặc điểm của thuật ngữ. Trong phần đặc điểm của thuật ngữ lại có
hai ý nhỏ là gì…
Ví dụ 2: Củng cố kiến thức cho học sinh ở bài Đồng chí của Chính Hữu
(SGK Ngữ văn 9- Tập 1), giáo viên cần hướng dẫn học sinh những nội dung cơ
bản cần học là:
- Học thuộc lòng bài thơ

- Nhớ, hiểu được nghệ thuật của bài: chi tiết, hình ảnh giản dị, chân thực;
ngôn ngữ cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Nhớ, hiểu được nội dung của bài: tình đồng chí của những người lính
cách mạng; tình đồng chí đã tạo nên vẻ đẹp tinh thần và sức của người lính.
Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ sơ đồ tư duy hay
bảng biểu vừa có hệ thống lại vừa dễ nhớ:
Ví dụ 1: Củng cố kiến thức cho học sinh ở bài Sự phát triển của từ vựng
phân môn Tiếng Việt lớp 9 (SGK Ngữ văn 9- Tập 1), giáo viên hướng dẫn học
sinh hệ thống những cách phát triển của từ vựng như sau:
Sự phát triển của từ vựng
Tạo từ ngữ mới

Vay mượn tiêng nước ngồi

Ghép các từ
Thêm nghĩa cho từ
Ví dụ 2: Củng cố kiến thức cho học sinh sau tiết 2 ở bài Danh từ phân
môn Tiếng Việt lớp 6 (SGK Ngữ văn 6- Tập 1), giáo viên hướng dẫn học sinh
hệ thống kiến thức như sau:

12


Ví dụ bản đồ tư duy về văn bản “Ơng đồ” của Vũ Đình Liên” như sau:

13


Giáo viên cần hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ phương pháp học bài cũ ở nhà cho
các em như: với phân môn văn cần học nội dung, nghệ thuật của mỗi văn bản,

học thuộc lòng các văn bản thơ và nhớ các chi tiết quan trọng đối với văn bản là
văn xuôi; với phân môn văn và tập làm văn, cách học bài cũ là các em phải
thuộc ghi nhớ rồi vận dụng lấy được ví dụ và làm bài tập…
Khi giao bài tập về nhà giáo viên cũng cần lưu ý đến đối tượng học sinh
yếu. Chỉ giao những bài tập vừa sức với các em. Nếu bài khó quá các em sẽ cảm
thấy chán nản, buông xuôi, không hứng thú học tập nữa.
* Kiểm tra, đánh giá học sinh:
Bên cạnh việc dạy thì một việc cũng khơng kém phần quan trọng để góp
phần nâng cao chất lượng đại trà là người thầy phải thường xuyên kiểm tra. Đối
với học sinh yếu bao giờ các em cũng sợ kiểm tra nên giáo viên phải:
Vận dụng linh hoạt, đa dạng các hình thức kiểm tra, đổi mới trong kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đầu tiên là kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em học sinh yếu về số
lượng và chất lượng qua các hình thức như truy bài đầu giờ của cán bộ lớp. Việc
chuẩn bài trước ở nhà sẽ giúp các em chủ động để nắm bắt kiến thức của bài
mới. Kiểm tra trực tiếp bằng miệng để nhận xét, rút kinh nghiệm chỗ sai, chỗ
thiếu của học sinh, giúp các em thấy chỗ mình làm sai để sửa, các bài sau nhớ và
có thể làm theo mẫu, theo khung đó.
Ví dụ ở câu hỏi nêu nét chính về tác giả giáo viên hướng dẫn học sinh làm
theo khung gồm có các ý sau:
14


- Tên khai sinh, năm sinh, năm mất, quê quán.
- Con đường hoạt động nghệ thuật.
- Phong cách sáng tác của tác giả đó.
- Các tác phẩm chính.
- Các giải thưởng tiêu biểu mà tác giả được nhận.
Ngoài việc kiểm tra miệng, viết 15 phút, định kỳ giáo viên có thể kiểm
tra ngay khi đang học bài mới, hay khi học sinh phát hiện ra vấn đề, thậm chí

kiểm tra qua vở ghi ở lớp, vở soạn bài( qua theo dõi tơi thấy học sinh rất háo
hức, tích cực khi được chấm vở)…
Khi kiểm tra phải theo trình tự từ dễ đến khó. Đầu tiên kiểm tra học sinh
tái hiện kiến thức đó là các em đọc thuộc lịng một văn bản, phần ghi nhớ hay
các khái niệm…. sau đó khơi gợi, kiểm tra các em hiểu về vấn đề, ý nghĩa văn
bản đó như thế nào và sau dần mới là tạo lập văn bản.
Ví dụ: Khi kiểm tra học sinh cách tóm tắt tác phẩm tự sự Chuyện người
con gái Nam Xương, giáo viên phải đưa ra các câu hỏi để tái hiện kiến thức như:
Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự ? (Là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành
nội dung của tác phẩm được tóm tắt). Sau đó khơi gợi tác phẩm ấy có những
nhân vật nào, đâu là nhân vật chính? (Các nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, Bé
Đản…; Vũ Nương là nhân vật chính). Tác phẩm ấy có những sự việc chính nào,
sự việc mở đầu là gì, sự việc tiếp theo ra sao?(HS kể các sự việc tược tóm tắt
theo nhân vật chính: Vũ Nương lấy chồng là Trương Sinh; Khi nàng đang mang
thai thì chồng đi lính; Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất;
Trương Sinh trở về , nghe lời con nhỏ, nghi Vũ Nương khơng chung thủy; Vũ
Nương oan ức gieo mình xuống sông tự vẫn… ). Khi giáo viên hướng dẫn liệt
kê các sự việc như trên thì chắc chắn học sinh yếu dựa vào đó cũng sẽ viết được
văn bản tóm tắt.
Khi kiểm tra, đánh giá học sinh giáo viên văn cần đặc biệt chú ý khâu
chấm, chữa bài. Giáo viên cần chấm, chữa cho học sinh yếu thật cụ thể ,tỉ mỉ từ
dấu câu cho đến cách dùng từ, cách viết câu, liên kết câu, cách viết đoạn, liên
kết đoạn; từ lỗi chính tả, cho đến lỗi về bố cục; từ lỗi về nội dung cho đến lỗi về
hình thức…có như vậy học sinh mới biết những hạn chế của mình để khắc phục.
Một số ví dụ về những lỗi thường mắc của học sinh:
Lỗi chính tả: sây dựng (xây dựng), cơ xở (cơ sở), giữ chọn (giữ trọn),
buổi chưa (buổi trưa), loai hoai (loay hoay), … và các lỗi viết hoa: hà nội (Hà
Nội), nước mĩ (nước Mĩ)….
Lỗi dùng từ:… mắc lỗi lần này cũng không kinh lắm (từ kinh phải thay
bằng từ lớn hoặc nặng), đi chơi mãi tít tối mới về (từ tít phải thay bằng từ tận)

Lỗi diễn đạt: …mắng mình một trận no địn (từ mắng khơng thể thành no
địn được), ở bài này tác giả muốn miêu tả cây gạo bằng những lời nói sinh

15


động, hấp dẫn (phải viết là: Qua nghệ thuật miêu tả của tác giả, cây gạo hiện lên
thật sống động, hấp dẫn)…
Lỗi liên kết: Con đường thẳng tắp dễ đi, trời mưa đã có cống để thốt
nước. Các bà, các mẹ thì ngồi nói chuyện rất vui vẻ. (Hai câu văn mỗi câu trình
bày một ý).
Khi kiểm tra, đánh giá phải giúp học sinh tự chấm chữa bài của mình và của
bạn. Ví dụ: Giờ trả bài giáo viên đưa ra đáp án, dàn ý, thang điểm, sau đó yêu cầu
học sinh so sánh với bài của mình, thiếu ý nào, điểm cho mỗi ý là bao nhiêu… để
học sinh rút kinh nghiệm, có ý thức khắc phục hạn chế ở những bài sau.
Khi kiểm tra cần nhắc nhở, động viên đúng lúc với những học sinh chưa
hoặc không làm bài tập. Đối với các em này cần cho các em làm đủ bài tập dù
sai để giáo viên chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu trong bài của các em. Khi bắt các em
làm đủ là giáo viên đã tạo cho các em có thói quen làm bài tập ở nhà. Bên cạnh
lời nhắc nhở, động viên còn rất cần những lời khen ngợi kịp thời với sự tiến bộ
của các em dù đó chỉ là sự tiến bộ nhỏ. Có thể nói lời khen của giáo viên ở đây
cũng là nguồn động lực để các em tin vào bản thân mình.
Để đạt hiệu quả tốt nhất cịn cần phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm vì
giáo viên chủ nhiệm là những người gần gũi với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm
cũng là người nắm được đặc điểm, hoàn cảnh của từng học sinh và là người
thường xuyên theo dõi các em về cả học tập lẫn hạnh kiểm để kịp thời giáo dục,
uốn nắn học sinh của mình.
Ví dụ một học sinh lớp 8a khơng thích học, đến lớp ngồi theo sự ép buộc
của gia đình nên ngồi học khơng chú ý lắng nghe, hay nói chuyện trong tất cả
các giờ học của các môn, không ghi bài đầy đủ và kết quả học tập của học sinh

đó rất kém. Giáo viên bộ môn cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để giáo viên
chủ nhiệm có thể trao dổi trực tiếp với học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến sự yếu kém của học sinh. Giáo viên cúng có thể hỏi bạn bè của học sinh đó
để tìm hiểu về hồn cảnh gia đình. Từ chỗ hiểu rõ về học sinh đó mà có những
lời khuyên nhủ, động viên học sinh yếu có thái độ học tập đúng đắn.Làm được
như vậy thì các em học sinh yếu sẽ dần tiến bộ.
Bên cạnh đó cũng cần tổ chức các nhóm học tập cho học sinh. Mỗi nhóm
có đủ các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Cần tổ chức thi
đua giữa các tổ, các nhóm. Giáo viên yêu cầu các tổ, nhóm phân việc đến từng
thành viên. Những bạn học sinh yếu chỉ giao cho làm các bài tập dễ như các bài
chỉ áp dụng công thức hay đối với môn văn là các câu hỏi như học thuộc lịng,
những câu tìm chi tiết... Trong quá trình thi đua cần động viên những em học
yếu trình bày trước tập thể để tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong học tập.
Có thể trong q trình trình bày bạn có thể trình bày sai cũng không được chê
trách hay chế giễu.Khi giáo viên làm như vậy là đã cuốn hút các em vào việc
học và từ đó kết quả học tập của các em sẽ dần được nâng lên.
5.3.2. Đối với học sinh:
16


Trong quá trình dạy học để nâng cao nhận thức năng lực cảm thụ cho học
sinh chỉ dựa vào yếu tố người thầy thì chưa đủ mà yếu tố quan trọng trong việc
quyết định là nhân tố học trò. Vậy đối với bản thân đối tượng học sinh thì cần có
những u cầu gì để nâng cao năng lực, nhận thức cho các em.
Học văn là rèn luyện phương thức tư duy hình tượng và tư duy lơgic. Để
học tốt văn yêu cầu các em khi ở trường phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, về
nhà phải học bài, xem lại sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị bài mới , học sinh
phải làm hết các bài tập mà giáo viên yêu cầu, soạn bài phải thật cẩn thận, chu
đáo những câu hỏi có hướng dẫn trong sách giáo khoa. Những bài tập không
hiểu cần hỏi thầy, hỏi bạn. Khi học các em phải đầu tư thời gian, sức lực và điều

đó sẽ vất vả, khó nhọc.
Đối với học sinh yếu càng địi hỏi học sinh phải có thái độ học tập nghiêm
túc, đúng đắn phải chăm chỉ, cần cù, tự giác rèn luyện, chịu khó học, đọc
nhiều sách; học và đọc có chọn lọc. Khi học sinh đọc phải có ý thức lượm lặt
ghi chép những câu thơ, câu văn mà các em cho là hay. Học sinh yếu đọc nhiều
cịn có tác dụng giúp các em trau dồi câu văn đúng ngữ pháp, rèn cách diễn đạt
sáng sủa, có hình ảnh và làm giàu thêm vốn từ ngữ của các em. Qua đó liên hệ
với các văn bản khác đã học có hình ảnh, chi tiết ấy, từ đó các em biết tư duy,
tổng hợp kiến thức.
Yêu cầu đầu tiên với học sinh yếu là phải ghi chép bài đầy đủ, có đủ đồ
dùng học tập tối thiểu. Bên cạnh đó các em cần phải tự biết đánh giá và rút
kinh nghiệm về khả năng nhận thức của mình, từ đó điều chỉnh việc học tập của
mình sao cho có hiệu quả cao nhất. Học sinh cũng phải hiểu được mục đích và ý
nghĩa của việc học.
Phải biết kiên trì: Nếu bài kiểm tra của học sinh bị điểm yếu thì học sinh
phải biết kiên trì làm lại, viết đến bao giờ đạt hiệu quả mới thôi. Đầu tiên các em
phải dùng đúng từ, đặt được những câu đúng ngữ pháp, viết được những đoạn
đúng về hình thức và viết được đoạn văn có nội dung để lấy đó làm cơ sở viết
bài văn. Tất cả những việc làm này nhằm hướng học sinh đến cách đặt được
những câu văn hay, viết được những bài văn hay.
Phải có vở rèn chữ: Đa số những em học sinh yếu kém chữ viết xấu và
cẩu thả, yêu cầu phải có vở rèn chữ, giáo viên có thể giao cho các em về nhà
chép lại một đoạn văn, thơ hay phần ghi nhớ của bài học nào đó.
Một yếu tố rất quan trọng nữa là các em học sinh học yếu phải hịa đồng,
khiêm tốn, khơng ngại khó, ngại khổ, khơng e ngại, khơng che dấu sự yếu
kém của mình thì mới có sự tiến bộ.
Có thể nói học văn không chỉ mở rộng tầm hiểu biết về con người, cuộc
sống xã hội mà còn để bồi dưỡng tâm hồn, đạo đức, nhân cách. Nó địi hỏi phải
xác định mục đích, phải có ý thức, nghị lực, thái độ và phương pháp học tập tốt.
Đối với học sinh yếu thì sự tự giác của học sinh chưa cao cho nên rất cần sự

giúp đỡ, phối hợp của các đoàn thể khác nữa để đạt hiệu quả như mong muốn.
17


5.3.3. Sự phối kết hợp:
Sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường (Ban giám hiệu), phải sát sao,
luôn quan tâm đến chất lượng và kế hoạch phụ đạo học sinh yếu.
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để giáo dục tinh
thần tự giác, ý thức chuyên cần học tập cho học sinh: Thường xuyên phối
hợp tổ chức các phong trào thi đua thiết thực nhằm khích lệ tinh thần học tập
như tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, mở các cuộc thi tìm
hiểu về các chủ đề kỷ niệm các ngày lễ lớn…
Phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức Đội cờ đỏ kiểm tra đồ dùng học tập, sự
chuẩn bị bài của các bạn học sinh trong lớp ở 15 phút đầu giờ.
Cần trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh về cách thức và phương pháp
dạy con học tập ở nhà, cần tạo điều kiện về thời gian và vật chất để các em có
một góc học tập tốt, mua sắm cho con đầy đủ các sách vở, đồ dùng học tập. Điều
này đặc biệt cần thiết với học sinh yếu vì một góc học tập lý tưởng sẽ là điều
kiện giúp các em học tập hứng thú, chăm chỉ hơn. Bên cạnh đó các bậc phụ
huynh cần phải quan tâm đến sức khỏe của các em, giúp các em có thể lực tốt, vì
việc học tập vốn rất vất vả và căng thẳng, địi hỏi học sinh có sức khỏe tốt thì
mới có tiền đề để học tập tốt. Nếu các em mệt mỏi sẽ không tiếp thu được tốt bài
học, đặc biệt với những học sinh lực học yếu kiến thức vốn rất nặng và quá sức
với các em. Với những em khuyết tật hay thiểu năng trí tuệ thì vấn đề về sức
khỏe là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải thực hiện chế độ thông tin hai chiều,
thường xuyên, kịp thời giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Cần thông báo cụ thể
về thực trạng học tập của học sinh trên lớp cũng như các em đã học tập ở nhà để
phụ huynh nắm được và giúp học sinh học tập đạt kết quả như mong muốn.
Sự phối kết hợp trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bộ môn thực

hiện tốt việc phụ đạo học sinh yếu bộ mơn của mình giảng dạy một cách có hiệu quả.
6. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến đạt hiệu quả, tơi có một số kiến nghị sau:
7.1: Đối với phụ huynh:
- Quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình, đầu tư nhiều về thời
gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp cơng việc của gia
đình nhiều hơn thời gian học tập.
- Hướng dẫn và tạo cho con cái thói quen đọc sách, chia sẻ, định hướng,
bồi dưỡng tâm hồn cho con tạo thuận lợi cho các em phát triển tư duy, cảm xúc,
tình cảm trong cuộc sống.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ mơn Ngữ Văn.
7.2: Đối với nhà trường, phịng giáo dục:
18


- Có kế hoạch chỉ đạo sát sao với kế hoạch phụ đạo học sinh yếu.
- Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tranh ảnh đặc biệt là đầu tư công
nghệ thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy Ngữ văn tạo hững thú học tập
cho học sinh.
7.3: Đối với địa phương:
- Quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh Internet làm ảnh hưởng đến chất
lượng học tập của học sinh.
- Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư
cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
sau:
9.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Qua việc thực hiện một số những giải pháp trong hoạt động phụ đạo học
sinh yếu môn Ngữ văn ở trường THCS Yên Lập, tơi thấy thực sự có hiệu quả rõ
rệt. Những lớp tơi giảng dạy các em có hứng thú học văn hơn, u thích mơn
Ngữ văn hơn. Nhận thức của các em về mơn Ngữ văn có sự thay đổi. Các em
cần cù hơn trong học tập bộ môn. Chất lượng học tập của môn học qua việc
đánh giá được nâng lên. Có nhiều em tự giác học tập, rèn luyện mình bằng cách
tự ra đề viết bài viết tập làm văn nhờ giáo viên xem, sửa lỗi.
Cụ thể năm học 2015- 2016, 2016-2017 tôi đã áp dụng các biện pháp trên đối với lớp
6A, 6B, 7A, 7B và đã đạt hiệu quả như sau:
Năm
học

20182019

20192020

Lớp

G

TS

K

TB

Yếu

Kém


HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6A

40

0

0


4

10

24

60

10

25

2

5

6B

45

3

7

18

40

21


46

3

7

0

0

7A

40

0

0

10

25

26

65

4

10


0

0

7B

45

10

22

25

55

10

23

0

0

0

0

Ghi chú

(khi chưa
áp dụng
SKKN)
Sau khi
áp dụng
SKKN

Nhìn vào kết quả so sánh, đối chiếu trên ta thấy kết quả yếu kém ngày
càng giảm dần, số lượng học sinh trung bình, khá, giỏi ngày càng tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt sau 2 năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì cả 2 lớp đã khơng cịn
19


học sinh nào xếp loại kém về môn Ngữ văn. Cụ thể: Tỉ lệ giỏi, khá tăng; tỉ lệ
yếu, kém giảm (yếu giảm từ 14.8% xuống còn 7.4%, giảm 50%; tỉ lệ kém giảm
100%). Hiện nay các em đã viết được những bài văn tương đối dài, có chất
lượng. Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự kiên trì, nỗ lực của cả thầy và trị
trong sự phối hợp giữa dạy và học, có sự quan tâm về việc nâng cao chất lượng
dạy và học của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn của trường.
Văn học là môn học quan trọng trong nhà trường phổ thơng. Đó là mơn
học góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách và tâm hồn cho học
sinh. Trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, môn Ngữ
Văn sẽ giữ mãi, làm đẹp thêm tâm hồn con người. Văn học vẫn mãi giáo dục
con người lòng yêu nước, nhân đạo, bồi đắp tâm hồn nhân văn để con người để
người với người sống tốt đẹp hơn.
Kết quả thu được sau khi thực nghiêm đè tài các em học yếu kém môn
Ngữ Văn đã bước đầu ý thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn. Các em
biết bộc lộ cảm xúc, biết dùng câu, dùng từ đúng nơi, đúng lúc. Từ đó các em đã
học tốt bộ mơn văn hơn, qua đó cũng học tốt hơn các mơn học khác.
Từ kết quả tôi thử nghiệm như trên, tôi mong muốn sáng kiến này sẽ được

áp dụng rộng rãi trong cả trường chắc chắn các em sẽ yêu thích, ham mê học tập
môn Ngữ văn hơn.
Trên đây, tôi đã đưa ra một số giải pháp dạy học môn Ngữ văn trong đó có
chú trọng phụ đạo học sinh yếu ở từng bài giảng, tiết giảng trong trường THCS
Yên Lập để nâng cao chất lượng đại trà. Điều đó khơng ngồi mục đích đào tạo
con người tồn diện, con người mới có đạo đức xã hội chủ nghĩa, có năng lực,
trí tuệ khoa học cao để hịa nhập vào xu thế tiến bộ của nhân loại. Sáng kiến này
chỉ là một số ý kiến cá nhân mặc dù đã được áp dụng nhưng chưa thật rộng rãi,
vì vậy chưa được tồn diện, sâu sắc. Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cơ giáo, để sáng kiến được hoàn thiện và ngày càng được ứng dụng một
cách hiệu quả hơn .
9.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu
Sau khi nghiên cứu, áp dụng vào thực nghiệm, vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy và phụ đạo học sinh yếu, tôi thấy các em học yếu kém môn
Ngữ Văn đã bước đầu ý thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn. Các em
biết bộc lộ cảm xúc, biết dùng câu, dùng từ đúng nơi, đúng lúc. Từ đó các em đã
học tốt bộ mơn văn hơn, qua đó cũng học tốt hơn các mơn học khác.
Trong q trình áp dụng SKKN của bản thân, và đồng nghiệp ứng dụng
thử nghiệm chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là: người giáo
viên dạy văn phải ln học hỏi để nắm chắc kiến thức, linh hoạt sử dụng các
phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh yếu; phải kiên trì,
bền bỉ và có lịng u nghề, mến trẻ.
20


10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần
đầu (nếu có):


Số
TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Ngữ văn 7

2

Ngữ văn 6

3

Ngữ văn 9

4

Ngữ văn 8

....., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)


......, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

…, ngày15tháng10năm.2021
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

21



×