Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

. Một số giải pháp trong hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước ở địa phương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.22 KB, 12 trang )

** MỤC LỤC **
Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 1
B. NỘI DUNG………………………………………………………………. 1
I. Một số vấn đề cơ bản về văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở địa……... 1
phương ban hành
1. Khái niệm………………………………………………………………….. 1
2. Thẩm quyền và hình thức văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở……….. 2
địa phương
3. Nội dung văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành…… 2
4. Trình tự, thủ tục ban hành………………………………………………….. 3
5. Hiệu lực ban hành………………………………………………………….. 3
II. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà………. 4
nước ở địa phương hiện nay.
1. Những thành tựu đạt được………………………………………………….. 4
2. Những hạn chế……………………………………………………………… 5
3. Nguyên nhân của những hạn chế…………………………………………… 7
III. Một số giải pháp trong hoạt động ban hành văn bản QPPL của các……… 9
cơ quan nhà nước ở địa phương hiện nay.
C. KẾT LUẬN………………………………………………………………… 10
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương có một vai trò rất quan
trọng trong việc thi hành các quy định của Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên; tổ chức, động viên nhân dân thực hiện pháp luật và đưa
nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trên nhiều phương diện, các cấp chính quyền
địa phương có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, trực tiếp giải quyết
những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Trực tiếp ban hành
văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của
Đảng, Nhà nước và là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân.


B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề cơ bản về văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương
ban hành
1. Khái niệm
Văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là những văn
bản được ban hành theo trình tự, thủ tục do Luật ban hành văn bản QPPL của
HĐND, UBND quy định; đồng thời văn bản đó phải chứa đựng các quy tắc xử sự
chung có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được nhà nước bảo đảm thực hiện
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.
2. Thẩm quyền và hình thức văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở địa phương
Để đảm bảo cho các quy định từ văn bản QPPL của các cơ quan Trung ương
đi vào cuộc sống, có thể tác động trực tiếp đến quan hệ xã hội cần điều chỉnh, đồng
thời để cho hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương được thực hiện nhịp
nhàng, thống nhất và có hiệu quả, Hiến pháp và pháp luật hiện hành quy định
HĐND và UBND các cấp ở địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL.
Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL là giới hạn quyền lực của chủ thể trong quá
2
trình áp dụng pháp luật. Theo Điều 120, 124 Hiến pháp 1992; Điều 10 Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 2003; Điều 2, 21 Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 và
cụ thể là khoản 2 Điều 1 Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm
2004 quy định rõ: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban
hành dưới hình thức nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
được ban hành dưới hình thức quyết định, chỉ thị”.
3. Nội dung văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành
Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 đã dành hẳn
chương II quy định theo hướng có sự phân định rõ ràng, cụ thể về nội dung văn bản
QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp đơn vị hành
chính, gắn các nội dung của văn bản QPPL với từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Cụ
thể như:
Theo Điều 12, 15 và 18 của Luật này, nghị quyết của HĐND được ban hành

để quyết định chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo
dục, y tế, văn hóa…; thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo; thực thi pháp luật,
xây dựng chính quyền địa phương; xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn theo quy
định của Luật Tổ chức HĐND và UBND và các văn bản QPPL có liên quan của các
cơ quan cấp trên.
Về nội dung của văn bản QPPL của UBND, Điều 13, 14, 16, 17, 19 và 20 của
Luật này quy định rõ: quyết định của UBND được ban hành để thực hiện chủ
trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực quan trọng như: kinh tế, nông
nghiệp, giao thông vận tải…; thực thi pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương
và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn theo quy định của luật Tổ chức HĐND
và UBND và các văn bản QPPL khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.
Chỉ thị của UBND được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, kiểm tta hoạt
động của cơ quan, đơn vị trực thuộc…
3
4. Trình tự, thủ tục ban hành
Trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL là cách thức tiến hành các hoạt
động được thực hiện kế tiếp nhau theo trình tự thời gian xác định từ thời điểm sáng
kiến xây dựng pháp luật đến những hoạt động thông qua và công bố văn bản.Theo
quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND về trình tự, thủ tục
ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương được tiến hành theo các bước:
lập, thông qua và điều chỉnh chương trình xây dựng; soạn thảo văn bản QPPL; lấy ý
kiến về dự thảo văn bản QPPL; thẩm định, thẩm tra dự thảo; xem xét thông qua dự
thảo; và ban hành văn bản QPPL.
5. Hiệu lực ban hành
Hiệu lực về không gian của văn bản QPPL: Theo nguyên tắc chung, văn bản
QPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương cấp nào ban hành sẽ có hiệu lực trên
phạm vi địa phương đó. Khoản 1 Điều 41 Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND,
UBND quy định: “Văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của
đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó”.
Hiệu lực về thời gian thể hiện ở thời điểm có hiệu lực và thời điểm chấm dứt

hiệu lực của văn bản QPPL. Vấn đề này được quy định tương đối cụ thể, rõ ràng tại
các Điều 51, 52 của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND.
Và hiệu lực theo đối tượng áp dụng: HĐND và UBND là những cơ quan nhà
nước hoạt động trong phạm vi một lãnh thổ xác định, do vậy về nguyên tắc những
đối tượng đang ở tại địa bàn thuộc quyền quản lý của cơ quan nào thì phải chịu sự
quản lý của cơ quan đó. Nhìn chung đối tượng áp dụng văn bản QPPL của HĐND
và UBND là những cá nhân, tổ chức. Vấn đề đặt ra là phải xác định những đối
tương nào bắt buộc phải chịu tác động trực tiếp của văn bản QPPL ở địa phương.
II. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở
địa phương hiện nay
4
1. Những thành tựu đạt được
Nhìn chung công tác ban hành văn bản QPPL của các cấp cơ quan nhà nước
ở địa phương ngày càng được quan tâm và có những bước phát triển mới, tiến bộ
hơn rất nhiều. Số lượng văn bản quy phạm do HĐND và UBND các cấp ban hành
trong thời gian qua ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Những văn bản
này đã góp phần tạo nên một hệ thống văn bản QPPL khá ổn định ở địa phương,
điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đánh giá
một cách toàn diện, hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp cơ quan nhà
nước ở địa phương hiện nay đạt được những thành tựu cơ bản sau đây:
- Trước hết, văn bản QPPL đã được kịp thời ban hành thể chế hóa đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hướng dẫn, áp dụng các
Luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND phù hợp với tình hình, đặc điểm và
nhu cầu chính trị của địa phương.
- Chất lượng văn bản QPPL ngày càng được nâng cao, nhất là đối với các văn
bản do HĐND và UBND cấp tỉnh ban hành. Tình trạng văn bản ban hành không
đúng thẩm quyền, có nội dung trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
chồng chéo với các văn bản QPPL khác…ở địa phương ngày càng giảm bớt và
được chú ý khắc phục. Các văn bản đã ban hành về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về

hình thức. Tình trạng văn bản QPPL ban hành bằng hình thức không do luật định,
trái thẩm quyền, không có chữ ký của người có thẩm quyền, không có dấu, không
vào sổ..ở nhiều địa phương về cơ bản đã được khắc phục một cách rõ rệt.
- Tại một số địa phương đã xây dựng được chương trình xây dựng văn bản
QPPL hàng năm. Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL đã trở thành cơ sở bảo đảm
tiến độ và chất lượng xây dựng văn bản QPPL, làm cho công tác này thực hiện có
sự chủ động về thời gian, bố trí lực lượng phối hợp và kinh phí phục vụ cho công
5

×