Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

Chương XVIII các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ( BÌNH LUẬN CHUYÊN SÂU LUẬT HÌNH SỰ 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.02 KB, 159 trang )

Chương XVIII: CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
I. NHẬN THỨC CHUNG
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại chương XVIII Bộ
luật hình sự năm 2015. So với Bộ luật hình sự năm 1999 thì Chương XVIII Bộ luật
hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới cụ thể là:
- Chương XVIII Bộ luật hình sự năm 2015 có sự đổi mới căn bản so với
Chương XVI BLHS 1999. Tăng từ 35 Điều lên 46 Điều luật, được phân loại thành
3 nhóm tội cụ thể như sau:
Mục 1: Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.
Mục này gồm 13 tội, đây là tội phạm phát sinh trong quá trình trực tiếp sản
xuất, lưu thơng, cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu
của toàn xã hội về ăn mặc, tiêu dùng, tái sản xuất. Theo đó, mức độ nguy hiểm
mà hành vi phạm tội gây ra là rất cao và có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức
khỏe của con người.
Với tính chất mức độ nguy hiểm như vậy, về cơ bản chính sách hình sự đối
với tội này vẫn là đề cao tính chất phịng ngừa, nghiêm trị kẻ phạm tội. Tuy nhiên,
đã có sự phân hóa xử lý, cụ thể là, bổ xung quy định về trách nhiệm hình sự cho
pháp nhân. Hình phạt tử hình giữ nguyên đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193).
- Đối với từng tội phạm quy định trong các điều luật so với cùng tội phạm đó
quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có nhiều
điểm được sửa đổi bổ sung như: Cấu tạo lại các khung hình phạt cho phù hợp với
tình chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; tình tiết nào khơng phù hợp
thì bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp; bổ sung các tình tiết mới là yếu tố định tội hoặc
định khung hình phạt.1
- Các yếu tố định tội ở một số tội danh cũng được sửa đổi bổ sung theo
hướng phi hình sự hố một số hành vi hoặc quy định các tình tiết àm ranh giới để
11 Khi phân tích từng tội, chúng tơi sẽ nêu cụ thể những sửa đổi, bổ sung so với tội danh đó quy định tại Bộ luật
hình sự năm 1999.



phân biệt hành vi phạm tội với hành vi chưa tới mức là tội phạm. Mục này bỏ tội
kinh doanh trái phép.
- Hình phạt bổ sung đối với từng tội phạm, nếu thấy là cần thiết được quy
định ngay trong cùng một điều luật.
Mục 2: Các tội thuộc lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khốn,
bảo hiểm.
Mục này gồm 17 tội danh, đặc điểm nhóm tội này là mục đích chiếm đoạt tài
sản thơng qua hoạt động kinh doanh ở từng lĩnh vực cụ thể. Ngoài việc xâm hại
đến thể chế kinh thị trường nói chung, nhóm này cịn gây thiệt hại trực tiếp về tài
sản cho nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lĩnh vực thuế, tài chính:
Cấu thành cơ bản của một số tội danh được sửa đổi để thống nhất chung với
các luật chuyên ngành và phù hợp với nguyên tắc thị trường hiện nay. Xác định
mức cụ thể làm căn cứ định tội và định khung hình phạt.
- Lĩnh vực ngân hàng:
Bỏ tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín
dụng, vì khơng cịn phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
- Lĩnh vực chứng khoán:
Bổ sung thêm hai tội danh: Tội thao túng thị trường chứng khoán Điều 211
và Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán Điều 212.
Mục 3: Các tội khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Mục này gồm 18 tội danh, đây là nhóm các hành vi vi phạm quy định về các
lĩnh vực chuyên ngành, trong đó chủ thể là người có chức vụ , quyền hạn trong
quản lý kinh tế. Khách thể là chế độ quản lý điều hành nền kinh tế quốc dân.
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
Điều 188: Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa
hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm:



a) Hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một
trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, nếu
khơng thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254,
304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này;
b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hố.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
h) Phạm tội 02 lần trở lên;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hồn cảnh đặc biệt khó

khăn khác.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc


nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng
hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến
dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hố mà
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một
trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xố án tích mà còn vi phạm, trừ
trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ
luật này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt
tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có
thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy
động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
1. Khái niệm
Bn lậu là bn bán hàng hố qua biên giới một cách trái phép.

3. Những dấu hiệu pháp lý
a) Khách thể của tội phạm
- Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự
quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hố, tiền tệ, kim khí đá q, vật phẩm thuộc di
tích lịch sử, văn hố.


- Đối tượng tác động của tội buôn lậu là hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ,
kim khí q, đá q, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hố và hàng cấm.
+ Hàng hoá là vật phẩm được làm ra trong qua trình sản xuất, có giá trị và
được đem trao đổi trong thị trường.
+ Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc
giấy tờ khác có giá trị thanh tốn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
+ Ngoại tệ;
+ Kim khí quý là các loại kim loại thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc
các chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành
như: Vàng, bạc, bạch kim... (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam)
+ Đá quý là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quí theo danh mục
do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Rubi, Saphia, Emôrot và những
đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương. (Thơng tư 17/2014 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam)
+ Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hố là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn
hoá do Nhà nước quy định.(Theo quy định của Luật di sản văn hoá được Quốc hội
thông qua ngày 29-6-2001 và Chủ tịch nước công bố ngày 12-7-2001)
b) Mặt khách quan của tội phạm
Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan
- Tội phạm thể hiện ở hành vi: buôn bán trái phép qua biên giới. Buôn bán
trái phép là hành vi mua để bán lại kiếm lời trái với những quy định của pháp luật.
Hành vi buôn bán trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với hành vi mua bán, nhưng

khơng hồn tồn chỉ là hành vi mua bán. Mua bán có thể mua để bán lại kiếm lời,
nhưng có thể khơng nhằm mục đích kiếm lời, cịn bn bán thì nhất định phải có
mục đích kiếm lời.
- Các thủ đoạn thường được thực hiện:
+ Nếu căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa các bên thì khơng có hành vi bn
lậu, nhưng xem xét một cách khách quan tồn diện thì hành vi bn bán đó là hành
vi buôn lậu.


+ Thông đồng với Hải quan cửa khẩu để nhập hàng không đúng với giấy
phép.
+ Lợi dụng sự quan lý yếu kém của Nhà nước và sự kém hiểu biết của cán
bộ các ngành đã móc ngoặc ngay trong việc xin cấp giấy phép nhập hàng hoá, khi
Hải quan phát hiện có hiện tượng khơng bình thường nhưng cũng khơng có cách
nào quy kết được đó là bn lậu hay khơng bn lậu.
+ Nhập hàng hố núp dưới hình thức tạm nhập, tái xuất. Nhưng khi hàng đã
nhập về rồi thì khơng xuất mà tiêu thụ ngay trong nước.
+ Khi Nhà nước có chủ trương khơng đánh thuế xuất nhập khẩu đối với một
số hàng hố thì người phạm tội lại nghĩ ngay đến thủ đoạn trộn lẫn hàng hoá có
thuế xuất bằng 0 với hàng hố khác để trốn thuế xuất nhập khẩu.
Thứ hai: dấu hiệu hậu quả của tội phạm
- Hậu quả của tội phạm bn lậu đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản
lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hố, tiền tệ, kim
khí đá q, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hố đã bị xâm phạm, dẫn đến Nhà
nước khơng kiểm sốt được hàng hoá xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập
khẩu và thuế xuất khẩu hàng hoá.
- Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số
lượng hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ,… có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;
Thứ ba, Các dấu hiệu khách quan khác
Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong CTTP của tội bn lậu

có thể là:
- Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu địa điểm: buôn bán trái phép qua
biên giới;
- Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: thời gian đang có chiến tranh,
thiên tai, dịch bệnh hoặc hồn cảnh đặc biệt khó khăn khác,…
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi buôn lậu là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức
rõ hành vi của mình là hành vi bn bán trái phép qua biên giới, thấy trước được
hậu quả của của hành vi buôn bán trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu
quả đó xảy ra. Khơng có hành vi buôn lậu nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.


Mục đích của người phạm tội là thu lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là
người phạm tội tìm cách trốn thuế xuất nhập khẩu.
d) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự
Người phạm tội bn lậu phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn một
trong các điều kiện sau đây:
a, Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
b, Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hố.
c, Đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một
trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254,
304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này bằng một trong các hình thức được quy
định trong Pháp lệnh xử phạt hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp
dụng mà chưa quá một năm.

d, Đã bị kết án về tội buôn lậu hoặc các tội quy định tại một trong các điều
189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự chưa được xố
án tích mà còn vi phạm là trường hợp, trước khi thực hiện hành vi bn lậu, người
phạm tội đã bị Tồ án kết án về tội buôn lậu hoặc một trong các tội quy định tại các
điều vừa nêu của Bộ luật hình sự, chưa được xố án tích theo quy định tại Điều 89
Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội bị kết án về tội phạm khác không phải là tội
buôn lậu hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253,
254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự hoặc đã được xố án tích, thì
người có hành vi bn lậu cũng khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 189: Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội
địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp


sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá quý trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một
trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, nếu
khơng thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254,
304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này;
b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng
trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt
tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này,thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng
hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến
dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá mà
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một
trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc


đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, trừ
trường hợp quy định tại điểm d khoản này, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ
luật này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền
từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị phạt tiền
từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này thì bị
đìnhchỉhoạt độngvĩnhviễn;
đ) Pháp nhân cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy

động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
1. Khái niệm
Là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế
quan mà không nhằm mục đích bán.
2. Những dấu hiệu pháp lý
a) Khách thể của tội phạm
- Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự
quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hoá, tiền tệ, kim khí đá quý, di vật, cổ vật có giá
trị lịch sử, văn hố.
- Đối tượng tác động của tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là
hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật có giá trị lịch
sử, văn hoá và hàng cấm.
+ Hàng hoá là vật phẩm được làm ra trong qua trình sản xuất, có giá trị và
được đem trao đổi trong thị trường.
+ Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc
giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
+ Ngoại tệ;


+ Kim khí quý là các loại kim loại thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc
các chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành
như: Vàng, bạc, bạch kim... (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam)
+ Đá quý là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quí theo danh mục
do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Rubi, Saphia, Emôrot và những
đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương. (Thơng tư 17/2014 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam)
+ Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hố là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn
hố do Nhà nước quy định.(Theo quy định của Luật di sản văn hoá được Quốc hội
thông qua ngày 29-6-2001 và Chủ tịch nước công bố ngày 12-7-2001)

b) Mặt khách quan của tội phạm
Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan
- Tội phạm thể hiện ở hành vi: vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc từ
khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại. Vận chuyển trái phép là hành vi đưa
hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác không được sự cho phép của cơ quan
có thẩm quyền mà khơng nhằm mục đích bán.
- Các thủ đoạn thường được thực hiện:
+ Thông đồng với Hải quan cửa khẩu để vận chyển hàng không đúng với
giấy phép.
+ Lợi dụng sự quan lý yếu kém của Nhà nước và sự kém hiểu biết của cán
bộ các ngành đã móc ngoặc ngay trong việc xin cấp giấy phép để thuận lợi trong
quá trình vận chuyển hàng hố.
+ Nhập hàng hố núp dưới hình thức tạm nhập, tái xuất. Nhưng khi hàng đã
nhập về rồi thì khơng xuất mà vận chuyển vào trong nước.
+ Lợi dụng hành lý xách tay để vận chuyển hàng hóa, tiền tệ với số lượng
vượt quá mức cho phép mà không khai báo với cơ quan Hải quan.
Thông thường đối tượng phạm tội là những người được thuê, nhờ vận
chuyển, do vậy có những trường hợp bản thân người thực hiện cũng khơng biết
được loại hàng mà mình đang vận chuyển là là hàng gì, song họ biết được việc họ
vận chuyển qua biên giới là trái phép.


Thứ hai: dấu hiệu hậu quả của tội phạm
- Hậu quả của tội phạm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đó là
những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc
xuất, nhập khẩu hàng hoá, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử,
văn hoá đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước
khơng kiểm sốt được hàng hoá xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và
thuế xuất khẩu hàng hoá.
- Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số

lượng hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ,… có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;
Thứ ba, Các dấu hiệu khách quan khác
Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong CTTP của tội vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có thể là:
- Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu địa điểm: vận chuyển trái phép qua
biên giới;
- Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: thời gian đang có chiến tranh,
thiên tai, dịch bệnh hoặc hồn cảnh đặc biệt khó khăn khác,…
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới là do cố ý (cố ý
trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vận chuyển trái phép
qua biên giới, thấy trước được hậu quả của của hành vi vận chuyển trái phép qua
biên giới và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Khơng có hành vi vận chuyển nào
được thực hiện do cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động vận chuyển trái phép
đó. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự phát
hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phòng...
d) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Chủ thể của tội này còn là pháp nhân được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập; Đã có


hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, cụ thể xâm
phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
3. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn một trong các
điều kiện sau đây:

a, Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
b, Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hố.
c, Đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một
trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254,
304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này bằng một trong các hình thức được quy
định trong Pháp lệnh xử phạt hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp
dụng mà chưa quá một năm.
d, Đã bị kết án về tội này hoặc các tội quy định tại một trong các điều 189,
190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự chưa được xố án
tích mà còn vi phạm là trường hợp, trước khi thực hiện hành vi bn lậu, người
phạm tội đã bị Tồ án kết án về tội buôn lậu hoặc một trong các tội quy định tại các
điều vừa nêu của Bộ luật hình sự, chưa được xố án tích theo quy định tại Điều 89
Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội bị kết án về tội phạm khác không phải là tội
buôn lậu hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253,
254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự hoặc đã được xố án tích, thì
người có hành vi vận cũng khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
4. Phân biệt tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và một số
tội danh khác
Phân biệt tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới quy định
tại Điều 189 BLHS với tội buôn lậu Điều188 BLHS
Đây là hai tội danh được quy định liền kề nhau, có những đặc điểm khá
tương đồng tuy nhiên hai tội này lại có điểm khác biệt khá căn bản: Việc phân biệt


tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới được phân
biệt trên mục đích phạm tội và hành vi mà người phạm tội thực hiện.
Mục đích của tội bn lậu là kiếm lời nhằm có thêm thu nhập, lợi nhuận.

Cịn vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có mục đích là "được
nhận thù lao từ việc vận chuyển đó. Xét cho cùng là cũng nhằm mục đích có thêm
thu nhập. Tuy nhiên ở phân tích trên cũng có sự kiếm thêm thu nhập bằng các hành
vi khác nhau:
- Hành vi của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là:
"vận chuyển trái phép qua biên giới" thuộc một trong các trường hợp thuộc điều
189 BLHS 2015.
- Hành vi của tội buôn lậu là: "buôn bán trái phép qua biên giới" thuộc một
trong các trường hợp quy định tại điều 188 BLHS 2015.
Nếu người vận chuyển làm rõ mục đích nhằm bn bán kiếm lời thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội bn lậu mà khơng truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội phạm quy định tại Điều 189 nữa.
Điều 190: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh,
cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng
tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp
quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật
này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ
01 năm đến 05 năm:
a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ
chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;
b) Hàng phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính
dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy
định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195,


196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được

xóa án tích mà cịn vi phạm;
đ) Bn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa
và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất
chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và
d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược
lại;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08
năm đến 15 năm:
a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhânphạm tội quy định tại Điều này,thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì
bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền



từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời
hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đìnhchỉhoạt độngvĩnhviễn;
đ) Pháp nhân cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm
huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
1. Khái niệm
Sản xuất hàng cấm là hành vi bằng thủ công hoặc công nghệ làm ra các loại
hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được
phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
Buôn bán hàng cấm là hành vi mua đi bán lại các loại hàng hóa mà Nhà
nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa
được phép sử dụng tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu lời bất chính.
2. Những dấu hiệu pháp lý
a) Khách thể của tội phạm
- Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là xâm
phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số
loại hàng cấm.
- Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng
hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép
lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể là:
+ Pháo nổ các loại,
+ Các loại đồ chơi nguy hiểm,
+ Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất,
+ Dịch vụ môi giới hôn nhân
+ Và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định trong danh mục mà Chính phủ
quy định.

b) Mặt khách quan của tội phạm
Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan
- Tội phạm thể hiện thông qua các hành vi:


+ Hành vi sản xuất hàng cấm: người phạm sử dụng thủ công hoặc bằng công
nghệ làm ra hàng cấm, có thể tham gia vào cả q trình sản xuất hoặc chỉ tham gia
vào một cơng đoạn nào đó như: chuẩn bị địa điểm, tìm nguồn nguyên liệu, tổ chức
sản xuất...
+ Hành vi buôn bán hàng cấm: Người phạm tội thực hiện bằng cách mua đi
bán lại hàng cấm dưới các hình thức khác nhau như: trao đổi, thanh tốn bằng hàng
cấm...
- Các thủ đoạn thường được thực hiện:
+ Mở các cơ sở sản xuất trá hình, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để sản
xuất loại hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường, nhưng thực tế sản xuất loại
hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế lưu thông trên thị trường.
+ Thuê các cơ sở làm ăn uy tín để sản xuất, bn bán hàng cấm
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý quá trình
sản xuất, kinh doanh để che dấu hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm.
Thứ hai: dấu hiệu hậu quả của tội phạm
- Hậu quả của tội phạm sản xuất, bn bán hàng cấm đó là những thiệt hại
gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý thị trường sản xuất,
kinh doanh, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước khơng kiểm
sốt được hàng hố, ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội.
- Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số
lượng hàng hố, có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; nó cũng có thể là số lượng tiền
thu lợi bất chính lớn, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng,…
Thứ ba, Các dấu hiệu khách quan khác
Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong CTTP của tội sản xuất ,
buôn bán hàng cấm có thể là:

- Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm: đó
là các loại hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn lưu thông trên thị trường Việt Nam
được quy định trong danh mục Chính phủ quy định;
- Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: Số lượng hàng phạm pháp,
giá trị thu lời bất chính.
c) Mặt chủ quan của tội phạm


Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là do cố ý (cố ý trực
tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm,
thấy trước được hậu quả của của hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm và mong
muốn cho hậu quả đó xảy ra. Khơng có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm nào
được thực hiện do cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động sản xuất, buôn bán
hàng cấm đó. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh
sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phòng...
d) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Chủ thể của tội này còn là pháp nhân được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập; Đã có
hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, cụ thể xâm
phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường.
3. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự khi thoả mãn trong các điều
kiện sau:
a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế,
chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

b) Hàng phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính
dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy
định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195,
196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được
xóa án tích mà cịn vi phạm;
đ) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa
và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất


chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
* Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì cũng bị truy cứu trách nhiệm
hình sự khi thỏa mãn các điều kiện trên đây.
* Chú ý:Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm với tội sản xuất, buôn
bán hàng giả Điều192 BLHS 2015.
Hai tội đều có hành vi sản xuất và buôn bán không được sự cho phép của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền với mục đích vụ lợi. Đều vi phạm quy định của Nhà
nước về trật tự quản lý kinh tế. Tuy nhiên, về đối tượng tác động của tội phạm thì
có sự khác biệt như sau:
+ Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, đối tượng tác động là những mặt hàng
được quy định trong danh mục nhà nước cấm lưu thông.
+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả đối tượng tác động là những hàng hóa
kém chất lượng, khơng đúng với tính năng, cơng dụng tên gọi của một mặt hàng có
thật được phép lưu thơng trên thị trường.
Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh,
cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng
tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp
quy định tại các điều 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật

này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ
chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;
b) Hàng phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000
đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính
dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy
định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195,
196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được


xóa án tích mà cịn vi phạm;
đ) Vận chuyển hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội
địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất
chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và
d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược
lại;

h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm:
a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
c) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d,
đ, e và h khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa
và ngược lại.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhânphạm tội quy định tại Điều này,thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì
bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền


từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời
hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm
huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
1. Khái niệm
Tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ trái phép các loại hàng hóa mà Nhà
nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa
được phép sử dụng tại Việt Nam mà không nhằm mục đích bán.

Vận chuyển hàng cấm là hành vi đưa các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm
kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được
phép sử dụng tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào từ nơi này đến nơi khác mà
khơng nhằm mục đích bán.
2. Những dấu hiệu pháp lý
a) Khách thể của tội phạm
- Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là xâm
phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm.
- Đối tượng tác động của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là các loại hàng
hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép
lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể là:
+ Pháo nổ các loại,
+ Các loại đồ chơi nguy hiểm,
+ Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất,
+ Dịch vụ môi giới hôn nhân
+ Và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định trong danh mục mà Chính phủ
quy định.


(Theo danh mục tại Nghị định của Chính phủ Số: 59/2006/NĐ-CP ngày
2/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh,
hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày
07/5/2009 Sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị
định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương
mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có
điều kiện).
b) Mặt khách quan của tội phạm
Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan
- Tội phạm thể hiện thông qua các hành vi:

+ Hành vi tàng trữ hàng cấm: người phạm tội bằng hành vi cất giữ trái phép
hàng cấm trong người, trong nhà hoặc ở bất kỳ nơi nào đó khơng kể thời gian dài
hay ngắn.
+ Hành vi vận chuyển hàng cấm: Người phạm tội thực hiện bằng cách đưa
hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào từ địa điểm này đến địa điểm khác mà khơng
nằm mục đích bán.
- Các thủ đoạn thường được thực hiện:
+ Mở các cơ sở sản xuất trá hình, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để cất
giấu loại hàng hóa khơng được phép lưu thơng trên thị trường.
+ Thuê các cơ sở làm ăn uy tín để tàng trữ hàng cấm,
+ Dùng những chiếc xe công để che đậy quá trình vận chuyển hàng cấm.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý quá trình
kinh doanh để che dấu hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Thứ hai: dấu hiệu hậu quả của tội phạm
- Hậu quả của tội phạm tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đó là những thiệt hại
gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý thị trường sản xuất,
kinh doanh, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước khơng kiểm
sốt được hàng hố, ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội.
- Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số
lượng hàng hố, có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; nó cũng có thể là số lượng tiền
thu lợi bất chính lớn, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng,…


Thứ ba, Các dấu hiệu khách quan khác
Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong CTTP của tội tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm có thể là:
- Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm: đó
là các loại hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn lưu thông trên thị trường Việt Nam
được quy định trong danh mục Chính phủ quy định;
- Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: Số lượng hàng phạm pháp,

giá trị thu lời bất chính.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là do cố ý (cố ý trực
tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm, thấy trước được hậu quả của của hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm và
mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Khơng có hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm đó. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh
sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Quản lý thị trường, cơ quan Thuế...
d) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Chủ thể của tội này còn là pháp nhân được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập; Đã có
hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, cụ thể xâm
phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường.
3. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự
Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự khi thoả mãn các điều kiện sau:
a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế,
chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;


b) Hàng phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính
dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy

định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195,
196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được
xóa án tích mà cịn vi phạm;
đ) Bn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa
và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất
chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phân biệt tội tàng trữ, vận chuyểnhàng cấmvà một số tội danh khác
Phân biệt tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS
2015 với tội tàng trữ trái phép chất ma túy Điều 249 và tội vận chuyển trái phép
chất ma túy Điều 250 BLHS 2015.
Các tội đều có hành vi khách quan giống nhau. Tuy nhiên, về đối tượng tác
động của tội phạm thì có sự khác biệt như sau:
+ Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, đối tượng tác động là những mặt hàng
được quy định trong danh mục nhà nước cấm lưu thông.
+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Điều 249 BLHS và tội vận chuyển trái
phép chất ma túy Điều 250 BLHS cũng được quy định trong danh mục của Nhà
nước, nhưng do tính chất đặc thù của loại đối tượng này nên những hành vi phạm
tội được quy định trong chương riêng.
Điều 192: Tôi sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ
01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo
giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng
tính năng kỹ thuật, cơng dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng
trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;


c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá

ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng
hóa có cùng tính năng kỹ thuật, cơng dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các
điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án
về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá
ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng
hóa có cùng tính năng kỹ thuật, cơng dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây
hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo
giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng
tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa
đơn;
g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Làm chết người;
i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61%
trở lên;
k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này từ 61% đến 121%;



l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
n) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000
đồng trở lên;
c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng
tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp
không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm chết 02 người trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể
của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này 122% trở lên;
h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ

6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ
06 tháng đến 03 năm;


×