Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo một số điểm mới trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của bộ luật hình sự năm 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.13 KB, 4 trang )

nghiên cứu - trao đổi

Một số điểm mới trong chơng
Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế
của bộ luật hình sự năm 1999
Đỗ Đức Hồng Hà*

B

ộ luật hình sự (BLHS) nớc Cộng
hòa x hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa
đổi) vừa đợc Quốc hội khóa X
thông qua tại kì họp thứ VI (từ ngày
18/11 đến 21/12/1999) thể hiện bớc tiến
vợt bậc trong kĩ thuật lập pháp, góp phần
tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở
cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc vì mục
tiêu dân giàu, nớc mạnh, x hội công
bằng, văn minh. BLHS này (có hiệu lực từ
ngày 1/7/2000) gồm 344 điều chia thành
24 chơng. Trong Chơng XIV: "Các tội
xâm phạm trật tự quản lí kinh tế" là
chơng có nhiều điểm mới đáng quan
tâm nhất:
1. Về tội phạm
1.1. Xóa bỏ 7 tội đ từng đợc quy
định trong chơng "Các tội phạm về kinh
tế" của BLHS năm 1985 đó là:
- Tội cản trở việc thực hiện các quy
định của Nhà nớc về cải tạo x hội chủ


nghĩa;
- Tội chiếm đoạt tem phiếu, tội làm
hoặc lu hành tem phiếu, giấy tờ giả dùng
vào việc phân phối;
- Tội lu hành sản phẩm kém phẩm
chất;
- Tội vi phạm những nguyên tắc,
chính sách, chế độ về phân phối;
28 - Tạp chí luật học

- Tội sử dụng điện trái phép;
- Tội sản xuất buôn bán rợu, thuốc lá
trái phép;
- Tội lạm sát gia súc.
1.2. Bổ sung 6 tội mới, đó là:
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm (Điều 155);
- Tội quảng cáo gian dối (Điều 168);
- Tội cố ý làm trái quy định về phân
phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169);
- Tội vi phạm các quy định về cấp văn
bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
(Điều 170);
- Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
(Điều 178);
- Tội vi phạm các quy định về cho vay
trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
(Điều 179);
Lí do xóa bỏ 7 tội và bổ sung 6 tội

trên trong chơng này là:
- Thứ nhất, về cơ sở lí luận: Theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
pháp luật thuộc kiến trúc thợng tầng, do
đó nó phải phù hợp với hạ tầng cơ sở. Khi
nền kinh tế nớc ta từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận động
theo cơ chế thị trờng có sự quản lí của
* Giảng viên Khoa t pháp
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi

Nhà nớc thì một số hành vi (đ bị quy
định là tội phạm) đ mất đi hoặc giảm
đáng kể tính nguy hiểm cho x hội nh
hành vi vi phạm những nguyên tắc về
phân phối; hành vi làm tem phiếu dùng
vào việc phân phối; hành vi lạm sát gia
súc; hành vi buôn bán rợu, thuốc lá trái
phép...; một số hành vi khác lại trở nên
nguy hiểm hơn cần đợc quy định là tội
phạm để xử lí nghiêm khắc bằng hình
phạt nh hành vi quảng cáo gian dối,
hành vi vi phạm các quy định về cấp văn
bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,
hành vi sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng...

- Thứ hai, về cơ sở thực tiễn: Thực
tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
những năm qua cho thấy tình trạng có
nhiều hành vi phạm tội đợc thực hiện
nhng không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự nh hành vi lạm sát gia súc; hành
vi buôn bán rợu, thuốc lá trái phép; hành
vi lu hành sản phẩm kém phẩm chất...
Có tội đợc quy định trong BLHS năm
1985 nhng thực tế không còn tồn tại nh
tội cản trở việc thực hiện các quy định
của Nhà nớc về cải tạo XHCN; tội
chiếm đoạt tem phiếu; tội vi phạm những
nguyên tắc về phân phối...
Nh vậy, việc xóa bỏ và bổ sung
những tội trên trong chơng các tội xâm
phạm trật tự quản lí kinh tế là tất yếu,
đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
1.3. Chuyển 4 tội từ chơng "Các tội
xâm phạm an ninh quốc gia" sang chơng
"Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế"
đó là:
- Tội buôn lậu (Điều 153);

- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên giới (Điều 154);
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển lu
hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác
(Điều 181);
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển lu

hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái
giả (Điều 180).
Những điểm mới của BLHS trong việc
quy định về "Các tội xâm phạm trật tự
quản lí kinh tế" là sự phản ánh đúng đắn
sự biến chuyển của tình hình kinh tế x
hội và yêu cầu phát huy hết tác dụng của
pháp luật hình sự - một trong những công
cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng
chống tội phạm, góp phần đắc lực vào
việc bảo vệ lợi ích Nhà nớc, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức, duy
trì trật tự quản lí kinh tế.
2. Về hình phạt
2.1. Trớc đây, hình phạt tiền chỉ
đợc quy định là hình phạt bổ sung
nhng BLHS năm 1999 quy định hình
phạt tiền là hình phạt chính trong 18 trên
29 điều luật của chơng "Các tội xâm
phạm trật tự quản lí kinh tế". Đó là:
- Tội buôn lậu (Điều 153);
-Tội vận chuyển trái phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên giới (Điều 154);
- Tội buôn bán hàng cấm (Điều 155);
-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống
cây trồng, vật nuôi (Điều 158);
- Tội kinh doanh trái phép (Điều 159);
- Tội đầu cơ (Điều 160);

- Tội trốn thuế (Điều 161);
- Tội lừa dối khách hàng (Điều 162);
Tạp chí luật học - 29


nghiên cứu - trao đổi

- Tội cho vay l i nặng (Điều 163);
-Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả
(Điều 164);
- Tội quảng cáo gian dối (Điều 168);
-Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp (Điều 171);
- Tội vi phạm các quy định về khai
thác tài nguyên (Điều 172);
- Tội vi phạm các quy định về sử dụng
đất đai (Điều 1723);
- Tội vi phạm các quy định về bảo vệ
rừng (Điều 175);
- Tội vi phạm các quy định về cung
ứng điện (Điều 177);
- Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
(Điều 178);
- Tội vi phạm các quy định về cho vay
trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
(Điều 179).
Việc quy định hình phạt tiền là hình
phạt chính trong các điều nói trên của
chơng này xuất phát từ những lí do sau

đây:
- Thứ nhất, tội phạm kinh tế chủ yếu
xâm phạm trật tự quản lí kinh tế của Nhà
nớc do đó phải cân nhắc cả yếu tố hiệu
quả về kinh tế lẫn yếu tố x hội khi áp
dụng hình phạt. Từ cách nhìn nh vậy,
chúng tôi thấy đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lí kinh tế trớc hết cần đợc
u tiên xử lí bằng hình phạt có tính kinh
tế.
- Thứ hai, đờng lối xử lí đối với các
tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế phải
đợc xác định trên cơ sở coi trọng cả mục
đích trừng trị và mục đích giáo dục,
phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, hình phạt
30 - Tạp chí luật học

phải xuất phát từ "tính chất kinh tế" của
nhóm tội phạm này. Việc quy định hình
phạt tiền là hình phạt chính trong chơng
này không những là việc làm đúng đắn,
khoa học và có thể mang lại hiệu quả cao
trong xử lí các tội xâm phạm trật tự quản
lí kinh tế mà còn là biện pháp tác động
tốt về tâm lí trong quá trình cải tạo, giáo
dục ngời phạm tội, hạn chế những điều
kiện cho việc tái phạm, mang lại lợi ích
kinh tế cho x hội đồng thời giảm chi phí
thi hành án phạt tù khi cha cần thiết.
2.2. Khoản 2 Điều 185 BLHS năm

1985 quy định: Căn cứ để áp dụng hình
phạt tiền đối với các tội phạm về kinh tế
(với tính chất là hình phạt bổ sung) là trị
giá hàng phạm pháp. Nhng trong BLHS
năm 1999 trị giá hàng phạm pháp không
đợc coi là căn cứ để áp dụng hình phạt
tiền nữa mà đ quy định hình phạt tiền là
hình phạt bổ sung đối với các tội xâm
phạm trật tự quản lí kinh tế một cách chặt
chẽ và cụ thể. Ví dụ:
- Ngời phạm tội buôn lậu có thể bị
phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu
đồng (khoản 5 Điều 153);
- Ngời phạm tội buôn bán hàng cấm
cũng có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng
đến 30 triệu đồng (khoản 4 Điều 155);
- Ngời phạm tội đầu cơ cũng có thể
bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu
đồng (khoản 4 Điều 160)...
Quy định mới này giúp cho việc áp
dụng hình phạt tiền thuận lợi và linh hoạt
hơn. Bởi lẽ, nếu căn cứ vào trị giá hàng
phạm pháp để quyết định mức phạt tiền
sẽ gây ra nhiều rắc rối, phức tạp, thậm chí


nghiên cứu - trao đổi

còn là nguyên nhân nảy sinh các hiện
tợng tiêu cực.

3. Dấu hiệu của tội phạm
BLHS năm 1985 cha quy định rõ
ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp
luật trong hoạt động quản lí kinh tế. Ví
dụ:
- Ngời nào buôn lậu qua biên giới là
phạm tội nếu hàng hóa, tiền tệ đạt tới một
số lợng nhất định (Điều 97). Tuy nhiên,
số lợng đó là bao nhiêu thì BLHS năm
1985 không quy định cụ thể dẫn đến tình
trạng tùy tiện thậm chí tiêu cực;
- Ngời buôn bán hàng giả nhiều lần
hoặc trong thời gian tơng đối dài là
phạm tội (Điều 167) nhng thời gian bao
lâu là tơng đối dài thì cha có sự hớng
dẫn...
Khắc phục đợc hạn chế trên, BLHS
năm 1999 đ xác định rõ ranh giới giữa
tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt
động quản lí kinh tế. Ví dụ:
- Ngời buôn bán trái phép qua biên
giới hàng hóa, tiền tệ có giá trị từ 100
triệu đồng trở lên hoặc dới 100 triệu
đồng nhng đ bị xử phạt hành chính
hoặc đ bị kết án về hành vi quy định tại
một trong các điều (từ Điều 153 đến Điều
161) cha đợc xóa hình thức xử phạt
hoặc cha đợc xóa án tích mà còn vi
phạm thì mới coi là phạm tội này (Điều
153);


- Ngời buôn bán hàng giả tơng
đơng với số lợng của hàng thật có giá
trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dới 30
triệu đồng nhng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đ bị xử phạt hành chính về
hành vi quy định tại một trong các điều
(từ Điều 153 đến Điều 161) hoặc đ bị
kết án về một trong các tội này cha đợc
xóa án tích mà còn vi phạm thì mới coi là
phạm tội này (Điều 156).
Quy định mới này không những giúp
cho việc áp dụng pháp luật thống nhất mà
còn phù hợp với từng trờng hợp vi phạm
pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không
xử oan ngời vô tội.
Đờng lối đổi mới kinh tế theo hớng
xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị
trờng có sự quản lí của Nhà nớc theo
định hớng x hội chủ nghĩa đ ảnh
hởng sâu sắc đến pháp luật hình sự. Các
tội phạm kinh tế đợc quy định trong
BLHS năm 1985 nhằm bảo vệ trật tự quản
lí kinh tế cũ đ không còn phù hợp cần
phải hủy bỏ, bổ sung và ban hành các quy
định mới nhằm hoàn thiện pháp luật hình
sự hiện hành về các tội phạm kinh tế là
việc làm tất yếu và cần thiết. BLHS năm
1999 đ đáp ứng đầy đủ sự đòi hỏi đó,

góp phần bảo vệ trật tự quản lí kinh tế
mới đa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nớc đến thắng lợi./.

Tạp chí luật học - 31



×