Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Lịch sử báo chí Việt Nam thời kì chống Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.27 KB, 29 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tố của
kiến trúc thượng tầng và là một loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo,
với tính chất chính trị xã hội rõ ràng.
( GS,TS Tạ Ngọc Tấn – cơ sở lí luận báo chí – NXB lí luậnchính trị)
Trong q trình vận động lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí ra đời khá
muộn. Đến cuối TK XVI đầu TK XVII những tờ báo đầu tiên mới xuất hiện
ở một số nước Châu Âu như ở Đức năm 1609, ở Anh năm 1622, ở Pháp năm
1631….Báo chí Việt Nam tuy mới phát triển được hơn một thế kỉ nhưng
thực sự đã có nhiều thành tựu với những bước phát triển đáng ghi nhớ. Đây
là phương tiện truyền thơng đầu tiên hồn tồn mới mẻ làm cho tiếng Việt có
cơ hội phổ biến trong dân, chấm dứt thời kì trì trệ về văn hóa – giáo dục mấy
trăm năm trước. Qua những chặng đường phát triển, báo chí Việt Nam ngày
càng giữ vai trị đặc biệt trong việc nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân.
Báo chí đảm bảo thơng tin cho nhân dân về các vấn đề, sự kiện của đời sống
xã hội và đời sống xung quanh với một phạm vi rộng lớn; tham gia vào việc
hình thành dư luận đúng đắn.
Từng giai đoạn của lịch sử, báo chí lại có những sứ mệnh khác nhau
đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc,
báo chí được xem là vũ khí chiến đấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “cán
bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén
của họ”. Báo chí đã có những bước phát triển nhảy vọt về nội dung thông
tin, sự đổi mới hình thức trong mỗi trang báo và trở thành một phương tiện
chuyển tải thông tin không thể thiếu đối với quần chúng nhân dân. Báo chí
trong thời kì này đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về cách làm báo trong


hoàn cảnh chiến tranh, bị bọn thực dân kiểm duyệt gắt gao; là phương pháp
làm báo trong khi những điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật còn
nghèo nàn, lạc hậu. Từ những lí do đó, tơi đã lựa chọn đề tài tìm hiểu về một
tờ báo Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp – đó là tờ báo “ Vui Sống”


– cơ quan truyền bá vệ sinh và y học của Cục Quân Y – Bộ Quốc Phòng.
Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng tờ báo đã để lại nhiều bài
học kinh nghiệm bổ ích đối với cơng tác làm báo trong giai đoạn hiện nay,
đây cũng là tờ báo đầu tiên chú trọng đến vấn đề sức khỏe của con người.
Bài tiểu luận này của em gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về báo chí Việt Nam thời kì chống Pháp.
Chương II: Diện mạo của tờ báo
Chương III: Những đóng góp của tờ báo và một số đề xuất cho báo chí
Việt Nam giai đoạn hiện nay.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BÁO CHÍ VIỆT NAM
THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954
Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đọc bản “Tun ngơn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa; đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử cách mạng nước ta.
Sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cùng
lúc phải đối phó với mn vàn khó khăn phức tạp. Nền kinh tế đất nước sau
gần một thế kỷ bị chủ nghĩa thực dân kìm hãm và phải phục vụ chiến tranh
đế quốc, đã trở nên kiệt quệ. Đồng ruộng hoang hóa, thiên tai liên miên làm
cho nông nghiệp mất mùa liên tục. Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp bị
đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giao thơng ách tắc, tài chính trống rỗng…
Nạn thất nghiệp gia tăng ở cả thành thị và nơng thơn, đặc biệt là nạn đói ở
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục đe dọa hàng triệu người. Đất nước có hơn
90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội lan tràn, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân vơ cùng thấp kém. Cái đói và cái dốt tích tụ từ bao năm đang kìm
hãm cả dân tộc vừa giành được chính quyền về tay nhân dân.
Đã vậy thù trong giặc ngồi lại đang có mặt khắp nơi trên đất nước. Lực
lượng Đồng minh gồm hàng chục vạn quân kéo vào Việt Nam ngay khi cuộc

Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta vừa giành được thắng lợi. Ở phía Bắc,
được Mỹ cho phép, 20 vạn quân Tưởng tràn sang với danh nghĩa quân Đồng
minh vào giải giáp phát xít Nhật, nhưng chúng lại ni dã tâm tiêu diệt Đảng
Cộng Sản Đông Dương, phá tan Việt Minh và lật đổ chính quyền. Ở phía
Nam quân Anh cũng sớm bộc lộ ý đồ giúp Pháp lập lại chế độ thuộc địa trên
bán đảo Đông Dương. Quân Nhật trước khi buộc phải rời khỏi Đông Dương
cũng ra sức phục thù cách mạng Việt Nam. Quân Pháp tranh thủ tăng cường


lực lượng và đánh chiếm mở rộng địa bàn xâm lược trước khi quân Đồng
minh rút khỏi Đông Dương. Lợi dụng vịng vây đế quốc đang rình rập cách
mạng, bọn phản động trong nước nổi lên hoặc từ bên ngoài kéo về hoạt động
gây rối, phá hoại, nhất là bọn phản dân hại nước trong tổ chức Việt Nam
Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mạng Đảng (Việt Cách) thù
trong giặc ngoài đã cùng xuất hiện với nhiều bộ mặt và nhiều mưu mô thủ
đọan khác nhau, nhưng nếu có chung một mục tiêu là bóp chết Chính quyền
cách mạng còn non trẻ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa, thủ tiêu cuộc Cách
mạng giải phóng do Đảng Cộng Sản Đơng Dương đang tổ chức lãnh đạo.
Những khó khăn phức tạp về kinh tế xã hội cùng với nạn thù trong giặc
ngoài ập đến, gây áp lực lớn đối với nền dân chủ cộng hòa còn non trẻ. Vận
mệnh của dân tộc đang đứng trước thử thách nghiêm trọng khác nào “ngàn
cân treo sợi tóc”.
Ngày 3/9/1945, ngay sau khi mừng độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề
nghị thực hiện 6 biện pháp cấp bách: phát động phong trào tăng gia sản xuất
và mở lạc quyên cứu đói, mở phong trào chống nạn mù chữ, tổ chức ngay
cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ, mở phong trào giáo dục cần kiệm liêm
chính, bài trừ hủ bại, bỏ ngay 3 thứ thuế vô nhân đạo (thuế thân, thuế chợ,
thuế đò) và cấm hút thuốc phiện, tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đồn
kết. Đây vừa là địn tấn cơng đầu tiên của chính quyền mới, vừa là chính
sách kinh tế xã hội đầu tiên của chế độ Dân Chủ Cộng Hịa Việt Nam.

Lịng tin của chính quyền cách mạng đối với nhân dân đã khơi dậy tình nhân
ái, lòng ái quốc của hàng triệu đồng bào. Từ đó hàng loạt sắc lệnh của chính
phủ, chủ trương của Đảng và Mặt Trận Việt Minh được nhanh chóng thi
hành, biến thành hành động cách mạng thiết thực. Việc chống giặc đói và
giặc dốt phục hồi nền kinh tế đất nước đã thu được những kết quả ban đầu
khả quan: các cuộc “Lạc quyên cứu đói”. “Tuần lễ vàng” được tổ chức khắp


nơi; tồn dân tăng gia sản xuất và Chính quyền cách mạng cách địa phương
đã chia lại ruộng công, tạm gai tạm cấp ruộng hoang hóa và ruộng vắng chủ
cho người thiếu ruộng; chế độ ngày làm 8 giờ được áp dụng, quan hệ chủ
thợ được quy định lại; đồng tiền Việt Nam (tiền cụ Hồ) được phát hành, quỹ
đảm phụ Quốc phịng được thành lập; phong trào “Bình dân học vụ” được
phát động đã lôi cuốn hàng triệu người hiếu học muốn thoát nạn mù chữ;
mùa khai trường đầu tiên của tuổi trẻ nước Việt Nam mới được tổ chức ngay
sau ngày mừng độc lập; tiếng Việt được quy định sử dụng làm ngơn ngữ
chính thức trong giảng dạy, học tập và trong các hoạt động chính trị xã hội;
cuộc vận động xây dựng nếp sống mới đời sống văn hóa mới đã dấy lên ở cả
thành thị và nông thônViệc xây dựng một nhà nước pháp quyền cũng được
tổ chức khá sớm.
Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử tự do đầu tiên trong lịch sử dân tộc
được tiến hành trên phạm vi cả nước.
Ngày 2/3/1946 Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên. Bản Hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa đã được thơng qua tại kỳ họp
thứ II Quốc hội khóa 1 (từ ngày 28 /10 đến 8/11/1946). Ở các địa phương,
cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp cũng được tổ chức. Từ đây một hệ
thống chính quyền hợp hiến, hợp pháp được kiện toàn từ trung ương đến địa
phương.
Trong năm 1946 nhiều hoạt động chính trị xã hội được tiến hành để
tăng cường thực lực cách mạng. Các Hội Cứu Quốc, thành viên của Mặt

Trận Việt Minh được phát triển nhanh chóng, tháng 5/1946 Mặt Trận Liên
Việt được thành lập. Tháng 7/1946 Đảng Xã Hội Việt Nam ra đời. Tổng Liên
Đoàn Lao Động Việt Nam và sau đó Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam ra đời.
Tháng 11/1946 Đại hội Văn hóa tồn quốc lần thứ nhất được triệu tập… Chỉ
trong vịng 1 năm sau Cách Mạng Tháng Tám thành cơng, các tổ chức đảng


phái yêu nước, các đoàn thể quần chúng nhân dân đã được tập hợp thống
nhất dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng Cộng Sản và Chính phủ Hồ Chí
Minh, tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung: xây dựng nền hịa bình dân
chủ Việt Nam, kiến thiết độc lập tự do cho dân tộc.
Hàng loạt các đối sách vừa linh hoạt mềm dẻo vừa cương quyết cứng
rắn đã được ứng dụng từ tháng 8/1945 đến cuối năm 1946. Đối với quân
Nhật, trước khi chúng bị giải giáp ra khỏi Đơng Dương, ta nhanh chóng
giành lấy chính quyền từ tay chúng; sau đó tuỳ theo thái độ của chúng để
hoặc là tạo thuận lợi cho chúng về nước hoặc dùng hành động cưỡng chế với
chúng.
Đối với quân Đồng minh Anh: lúc đầu ta đón tiếp thân thiện, nhưng khi
họ giúp Pháp đánh chiếm Nam Bộ thì ta cật lực phản đối và có hành động
kiên quyết.
Đối với quân Tưởng: có rất nhiều tham vọng chính trị thâm độc, ta vừa
thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc đối với chúng, vừa có hành động kiên
quyết với bọn tay sai của chúng. Khi Tưởng và Pháp giàn xếp với nhau để
đưa quan Pháp ra Bắc, ta lại tập trung vào việc đuổi nhanh quân Tưởng về
nước.
Đối với quân Pháp: đang có dã tâm lập lại chế độ thuộc địa, ta đánh phủ
đầu chúng ở Nam Bộ, sau đó hịa hỗn với chúng để tranh thủ thời gian
chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi. Đối với bọn tay sai
thân đế quốc, ta vừa tranh thủ phân hóa, cơ lập chúng, vừa có hành động
kiên quyết, vạch mặt chúng, trấn áp chúng.

Đến cuối tháng 12/1946 về cơ bản những âm mưu thâm độc của kẻ thù
đối với Cách mạng Việt Nam đều không thực hiện được; các loại thù trong
giặc ngồi bị loại dần chỉ cịn lại một mình thực dân Pháp đối chọi với Việt
Nam. Tuy quân xâm lược Pháp đã chiếm hầu hết Nam Bộ và nhiều nơi ở


Lào, Campuchia, chúng lại đã có mặt ở Sơn La, Lai Châu. Với Hiệp ước
Pháp - Tưởng ở Trùng Khánh ngày 28/2/1946, quân Pháp được hợp pháp
hóa việc đem quân vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cuộc chiến tranh Pháp Việt đứng trước nguy cơ bùng nổ trên phạm vi toàn quốc vào đầu tháng
3/1946.
Ngày 6/3/1946 bản Hiệp định Sơ Bộ giữa Việt Nam và Pháp được ký
kết, Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng và
Pháp phải mở đàm phán với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa bằng cách hợp
pháp hóa sự chiếm đóng của kẻ thủ ở miền Bắc, Chính phủ Hồ Chí Minh đã
chấp nhận một bước lùi để có thể thực hiện được những bước tiến mới vô
cùng quan trọng.
Ngày 14/9/1946: Ta tiếp tục kí với Pháp bản Tạm ước
Ngày 16/4/1946 phái đoàn Quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do
Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm Quốc hội Pháp ngày 31/5/1946 Chủ tịch
Hồ Chí Minh với tư cách thượng khách của nước Pháp sang thăm chính phủ
và nhân dân Pháp.
Những hoạt động ngoại giao của đoàn Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh ở Pháp cùng với việc ký bản Tạm Ước Pháp - Việt, đã có ý
nghĩ to lớn về chính trị. Nó góp phần làm cho dư luận trong và ngoài nước,
trước hết là ở Pháp thấy rõ thiện chí hịa bình của Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa, ý nguyện tự do độc lập và thực sự không muốn chiến tranh của nước
Việt Nam mới.
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946,
thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Ngày
18/12/1946 quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu,

để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu khơng chúng sẽ
giành tồn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.


Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ
nền độc lập dân tộc. “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”.
Với những thắng lợi trên mặt trận quân sự:
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
- Chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950
- Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân năm 1953-1954
- Đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Buộc Pháp phải kí với ta hiệp định Gio-ne-vơ ngày 21/7/1954, chấm
dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân đội về nước, kết thúc
chiến tranh đồng thời lập lại hịa bình ở Đơng Dương. Miền Bắc được hồn
tồn giải phóng và làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến Miền Nam,
tiếp tục sự nghiệp chống Mỹ thống nhất đất nước.
1.2.

Báo chí cách mạng Việt Nam thời kì chống Pháp.

Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời cũng mở ra cho
báo chí Việt Nam một giai đoạn hồn tồn mới. Báo chí cách mạng Việt
Nam là tiếng nói của Đảng, các cơ quan nhà nước của các đoàn thể và là
diễn đàn của nhân dân. Dưới chế độ dân chủ nhân dân, báo chí Việt Nam
xuất bản cơng khai với số lượng lớn, nội dung phong phú, hình thức đẹp hiện đại và kỹ thuật in tiên tiến.
Nếu như thời Pháp thuộc, báo chí chủ yếu tập trung tại các đơ thị lớn
như Hà Nội, Sài Gịn, Hải Phịng, thì dưới chế độ ta, Đảng và nhà nước ta rất

chú trọng đến hệ thống báo chí cách mạng cấp tỉnh, cấp huyện, phục vụ đối
tượng chính là nơng dân, quân đội. Tuy nhiên vì thời gian tiến hành quá


ngắn nên sự mở rộng này mới chỉ kịp thực hiện ở các địa phương thuộc đồng
bằng, trung du. Đó là các địa bàn có vị trí chiến lược về chính trị, qn sự,
kinh tế, văn hóa như Sơn Tây, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,
Nghệ An, Quảng Bình.. và vùng tự do thuộc các tỉnh gần Sài Gòn như Đồng
Nai, Cần Thơ, Bến Tre, Mỹ Tho.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, hàng loạt các báo, tạp
chí lần lượt ra đời phục vụ tích cực cho công tác xây dựng Đảng, tuyên
truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng dân quyền của
Đảng; kiên quyết chống đế quốc, phong kiến chuẩn bị đón thời cơ để đưa
cách mạng tiến lên một cao trào mới.Có nhiều báo, tạp chí đã ra đời ngay
trong các nhà tù của đế quốc như: Lao tù tạp chí, Đuốc đưa đường, Đường
Cách mạng, Người tù đỏ…
Bên cạnh sự trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt của báo viết, là sự
ra đời của báo nói với Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và Việt Nam thơng
tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam) càng phát huy hơn nữa vai trị, hiệu
quả của báo chí, nhất là trong việc bảo vệ chính quyền và Nhà nước non trẻ
mới được thành lập. Đây là hai loại hình phương tiện báo chí đã tạo điều
kiện đưa thơng tin về cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta, vượt ra
ngồi biên giới quốc gia, góp phần tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng
hịa bình, tiến bộ trên thế giới.
Cuối năm 1945 tình hình cách mạng có nhiều bất lợi, không thể tiếp tục
hoạt động công khai, Đảng ta quyết định chuyển sang hoạt động bí mật.
Theo đó báo Cờ giải phóng phải ngừng xuất bản, thay vào đó là báo Sự
thật được thành lập trên danh nghĩa là cơ quan ngôn luận của Hội nghiên
cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông dương. Dưới vỏ bọc này, báo Sự thật tiếp tục sứ
mệnh của báo Cờ giải phóng, báo Cứu quốc… một cách khéo léo và linh

hoạt. Cả Nam Bộ lúc này chỉ còn tờ Thống Nhất ( 145-1950 – cơ quan Xứ


ủy Đảng Cộng Sản Đông Dương là hoạt động mạnh mẽ nhất. Nhiều người
trước làm báo cho Đảng giờ chuyển sang báo của Mặt trận Việt Minh
Năm 1946 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai bùng nổ ở
Hải Phịng, Lạng Sơn, Đà Nẵng sau đó nhanh chóng lan rộng, lúc này báo
chí cơ bản phải rút vào hoạt động bí mật nhưng vẫn có một bộ phận hoạt
động và xuất bản công khai tại các vùng tự do, căn cứ kháng chiến và cả
vùng địch tạm chiếm. Vì thế nội dung các văn kiện quan trọng của Đảng,
đường lối cách mạng, chủ trương của Nhà nước, các bài viết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, những vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước vẫn được
báo chí kịp thời đăng tải, phổ biến đến đơng đảo quần chúng nhân dân.
Về đối ngoại, báo chí cách mạng lúc này tập trung tuyên truyền về chủ
nghĩa cộng sản, về những thành tựu của Liên bang Xôviết cũng như các
nước nằm trong hệ thống XHCN đã và đang đạt được. Thơng qua hệ thống
phát thanh vẫn cịn thơ sơ, lạc hậu, Đảng và nhà nước ta đã chứng tỏ cho thế
giới thấy và hiểu rõ về cuộc đấu tranh chính nghĩa của chính phủ kháng
chiến, thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng, quyết không trở lại kiếp nô lệ một
lần nữa.
Việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, lành
mạnh, kêu gọi mỗi làng kháng chiến xây dựng, tổ chức một bản hương ước
phù hợp với tình hình đất nước có chiến tranh được báo chí cách mạng nói
đến nhiều hơn cả. diệt giặc dốt, bài trừ mê tín dị đoan, phê phán tệ cờ bạc,
tảo hôn, trộm cắp, ca ngợi lối sống lành mạnh là những nội dung thường
xuyên xuất hiện trên mặt báo. Ngoài ra, cuộc sống kháng chiến cũng là một
đề tài được báo chí cách mạng khai thác triệt để.
Tháng 4-1949, theo sáng kiến của Bác Hồ, Tổng bộ Việt Minh chủ
trương mở lớp viết báo mang tên “Huỳnh Thúc Kháng”. Lớp được tổ chức
tại vùng rừng núi Ðại Từ - Thái Nguyên. Lớp được mở trong 3 tháng, từ 4/4



đến 6/7/1949. Đây là trường học về báo chí đầu tiên trong lịch sử nước ta,
hầu hết các học viên của lớp sau này đều đứng đầu các cơ quan báo chí trong
nước.

Học viên lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng
– trường học báo chí đầu tiên trong lịch sử.
Ngày 2/6/1950: Hội những người viết báo Việt Nam được thành lập đã
đoàn kết rộng rãi các nhà báo trong nước. Thời gian này Hội có 185 hội viên
trong cả nước và đến cuối năm 1950 đã có 300 hội viên, được sinh hoạt
trong các chi hội liên khu Việt Bắc và Nam bộ.
Tháng 7/1950: hai nhà báo Trần Lâm và Thép Mới được cử đi dự Ðại
hội của tổ chức quốc tế các nhà báo ( viết tắt là OIJ) họp ở Helsinki (Phần
Lan). Tại Ðại hội, OIJ công nhận Hội những người viết báo Việt Nam( sau
đổi tên thành Hội nhà báo Việt Nam) là thành viên chính thức của OIJ.


Báo chí cách mạng Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc, góp phần
cùng bộ đội, dân cơng chiến đấu phục vụ chiến đấu trên các mặt trân. Hơn
400 nhà báo đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
1.3.

Hoàn cảnh ra đời và hoạt động của báo “Vui Sống”.
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tờ báo.

Trong điều kiện khó khăn của những năm đầu kháng chiến chống Pháp,
việc truyền bá kiến thức về vệ sinh và các biện pháp phịng bệnh, vận động
tồn qn, tồn dân sống theo nếp sống lành mạnh trở thành yêu cầu cấp
thiết lúc bấy giờ.Tổng tư lệnh đã chỉ thị Cục trưởng Cục quân y Vũ Văn Cẩn

điều động BS. Từ Giấy từ miền Trung về Hà Nội để lo xuất bản tờ báo “Vui
Sống”. Tháng 6/1946, tờ báo “Vui Sống” đầu tiên ra đời.
Số đầu tiên, tờ báo có mục “Gửi Bạn đọc” nói về mục đích ra đời của tờ
báo: “ Hôm nay ra đời để được gặp các bạn Vui Sống như mê với đời sống
mà có lẽ chỉ vì quá thiết tha với đời sống mà Vui Sống được ra đời để gặp
các bạn. Bao nhiêu bệnh não, bao nhiêu vấn đề phức tạp về thực tế đang làm
cho các bạn băn khoăn lo nghĩ đến cuộc sống ngày một khó khăn, bấp bênh
gay gắt. Nỗi băn khoăn ấy đã làm cho nhiều bạn mất ăn, mất ngủ sống mất
vui. Chính vì lo lắng bạn mất vui mà báo Vui Sống gắng tiến tới bạn mong
giải quyết với bạn một phần nào băn khoăn ấy”.
1.3.2. Hoạt động của Báo.
Thời gian đầu 1 tháng ra 2 số: số thứ 1 từ ngày 1 đến ngày 15, số thứ 2
từ ngày 16 đến ngày 30(hoặc 31). Đầu năm 1950, vì 1 số lí do 2 tháng báo
mới cho phát hành 1 số.
Ban đầu, báo phải in nhờ tại một phân xưởng nhà in báo Sự Thật ở
Trung Giáp (tỉnh Phú Thọ). Sau đó do nhu cầu của nhân dân, báo mới quyết
tâm thực hiện kế hoạch xây dựng một nhà in riêng. Trong hoàn cảnh sinh


hoạt thời chiến hồi đó, đây là một cơng trình khó khăn, vất vả. Vật liệu in
khơng phải là mặt hàng thơng dụng, hầu hết phải tìm mua ở vùng địch tạm
chiếm. Sau kháng chiến toàn quốc, thợ in đưa gia đình tản cư khắp nơi. Tập
hợp được một đội ngũ đầy đủ các tay nghề vững trong ngành in là một việc
dường như khó làm nổi. Nhưng rồi máy in, chữ in, mực in, kéo đúc, máy
xén, máy dập... đều có đủ. Nhờ sự tháo vát trong cơng việc tiếp liệu của bác
Trần Đình Túc, nhà in báo Vui Sống trở thành một nhà in có trình độ kỹ
thuật khá, có lần dám thi đua với một số đồng nghiệp đàn anh thời đó như
nhà in báo Sự Thật, nhà in báo Cứu Quốc. Kết quả thật không ngờ: nhà in
báo Vui Sống đã có vinh dự nhận giải thưởng, sau lại được Bác Hồ gửi thư
khen.

Thời đó, các tuần báo chỉ xuất bản với số lượng hạn chế (trung bình
khoảng 3.000 bản/kỳ) và chỉ lưu hành ở các thành phố lớn. Riêng Báo “Vui
Sống” lúc đó in ra tới 1 vạn rồi 2 vạn bản mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
của độc giả. Với nhiều nội dung thiết thực, phong phú đa dạng và bổ ích
được thể hiện trong nhiều chuyên mục; văn phong ngắn gọn, dí dỏm, dễ đọc,
dễ hiểu, hình thức trình bày đẹp, báo Vui Sống nhanh chóng chiếm được
cảm tình và sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc cả trong và ngoài quân đội.
Ngay số báo đầu tiên Ban biên tập báo Vui Sống đã gửi báo lên Bác Hồ. Bác
đọc và góp nhiều ý kiến bổ ích: Báo Vui Sống không thể dừng lại ở việc phổ
biến kiến thức mà phải thu nhập được nhiều kinh nghiệm thực tế để
hướng dẫn mọi người làm theo, đưa những kiến thức y tế phổ biến vào đời
sống...


Báo

Vui

Sống – cơ quan
truyền bá vệ
sinh của cục
Quân y
Tháng 12
năm 1946, cuộc
kháng

chiến

bùng nổ, mặc
dù rất khó khăn

nhưng Bác Hồ chỉ thị: “Nhất thiết phải có tờ báo hướng dẫn quân đội và
nhân dân cách ăn ở vệ sinh, đề phòng bệnh tật, bằng mọi giá phải duy trì sự
có mặt của tờ Vui Sống”.
Báo được phục vụ chủ yếu cho các chiến sĩ trong cuộc kháng chiến
chống Pháp với những nội dung chủ yếu là các cách phòng chống bệnh sốt
rét, một số loại bệnh thường gặp và cách cải thiện bữa ăn sao cho đủ chất
dinh dưỡng nhất.
Tuy chỉ hoạt động trong 6 năm (từ tháng 6/1946 – tháng 12/1952)
nhưng báo “Vui Sống” đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích, phục vụ cho hoạt
động kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
1.4.

Vai trò của Báo Vui Sống

Tờ báo ra đời đã đáp ứng nhu cầu của nhân dân và quân đội nên chiếm
được cảm tình và sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc và, cả quân và dân.


Báo Vui sống không chỉ dừng lại ở việc phổ biến các kiến thức mà còn
thu thập được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn để hướng dẫn mọi người làm
theo, đưa những kiến thức phổ biến vào đời sống. Tại mỗi tiểu đội 10 người
đều có một chiến sĩ vệ sinh. Chiến sĩ vệ sinh này vẫn tập luyện và chiến đấu
như các chiến sĩ khác nhưng được học thêm về vệ sinh phòng bệnh, cách
phòng chống sốt rét. Chiến sĩ vệ sinh có nhiệm vụ gương mẫu thực hiện các
điều đã học, ví dụ như: muốn phịng chống sốt rét khi ngủ phải bỏ màn, phải
mặc quần áo dài buổi tối, nhắc nhở anh em trong tiểu đội làm theo. Bộ đội
thường đóng quân ở nhà dân nên bộ đội đóng quân ở nhà nào đều có nhiệm
vụ vận động nhân dân cùng thực hiện. Với tổ chức này, những điều kỷ luật
vệ sinh như rửa tay trước khi ăn, cắt ngắn móng tay, khơng để ruồi bâu vào
thức ăn, không uống nước lã, ăn đũa hai đầu, không làm bẩn các nguồn

nước, tập đều thể dục buổi sang… đã được thực hiện dần dần trong quân đội
và lan rộng ra đồng bào trong vùng đóng quân. Từ những kiến thức trên báo,
cùng với sự đoàn kết nỗ lực của quân và dân ta đã hình thành một nếp sống
mới ở vùng tự do, sự hoành hành của bệnh sốt rét cũng bắt đầu giảm.
Từ sau năm 1950, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, yêu
cầu chuẩn bị đánh lớn, đánh tập trung, đánh ở các nơi xa căn cứ, địi hỏi các
chiến sĩ phải có sức khỏe, sức bền bỉ dẻo dai để có thể hành quân xa, chiến
đấu lien tục dài ngày. Bệnh sốt rét đã suy giảm tuy nhiên vẫn còn rất phổ
biến và để lại hậu quả dai dẳng. Tình hình ăn uống có khá hơn nhưng lúc
này vẫn ln trong tình trạng thiếu thốn. Lúc này, báo Vui Sống có nhiệm vụ
thực hiện chỉ thị “phòng chống sốt rét và cải thiện bữa ăn” do đồng chí
Nguyễn Chí Thanh, chủ tịch Tổng cục chính trị đề xuất. Với các vẫn đề được
truyền đạt qua những trang báo như: không được đào hầm chỉ đủ để ngủ
theo kiểu con tôm mà hầm phải đủ dài để duỗi được thẳng chân, đủ cao để
có thể mắc được màn; không được ăn thịt ôi thiu, không được uống nước


lã… đã góp phần khơng nhỏ vào việc giữ vững sức khỏe để phòng các bệnh
dịch, sốt rét, chấy rận… đảm bảo quân số chiến đấu của bộ đội và của dân
công.
Thông qua việc tuyên truyền của tờ báo, quân và dân ta đã có những
kiến thức cơ bản về sức khỏe để có thể tự chăm sóc cho bản thân một cách
tốt nhất.
Ngày 19/5/1950, đoàn đại diện Ban chấp hành Hội những người viết
báo Việt Nam thời đó gồm các đồng chí: Xuân Thủy (Báo Cứu quốc), Lưu
Văn Lợi (Báo Quân đội nhân dân), Từ Giấy (Báo Vui Sống) cùng với các
đoàn đại biểu khác lên chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh 60 tuổi. Tối hơm đó,
Bác Hồ gặp riêng các đại biểu quân đội. Khi Người hỏi về tình hình sinh
hoạt của các đơn vị bộ đội, một chiến sĩ bật dậy báo cáo với Bác rất sôi nổi,
đại ý: “Các đơn vị bộ đội chúng cháu rất thích tờ báo Vui Sống. Chúng cháu

thường mong đợi và mỗi lần nhận được báo gửi về, chúng cháu mừng lắm.
Tờ báo đã mang lại nguồn vui, niềm phấn khởi cho chúng cháu”. Câu nói đó
có lẽ là niềm vui, nguồn sức mạnh giúp đội ngũ người làm báo có thể tiếp
tục miệt mài với cơng việc của mình trước bất kì khó khăn.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và GS. Từ Giấy( bên phải) nhân dịp kỉ niệm
50 năm ra đời tờ báo Vui Sống ( 1994)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng biểu dương “Tờ báo đã góp phần
rất quan trọng phổ biến kiến thức phòng bệnh, đặc biệt là bệnh sốt rét, giữ
gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân,cải thiện ăn uống, đề phòng các bệnh
thiếu vitamin và các bệnh đường ruột thường làm hao hụt quân số và cách
giữ gìn đơi chân trong hành qn đường dài”.


CHƯƠNG II: DIỆN MẠO CỦA TỜ BÁO
2.1. Nội dung của tờ báo.
Báo có sự đa dạng về nội dung với nhiều chuyên mục khác nhau phù
hợp với mọi độc giả. Đặc biệt, báo có sự quan tâm tới phụ nữ và trẻ em với
số báo đặc biệt “trẻ em”, mở lớp học nuôi con – tất cả những điều cần thiết
về sự nuôi dạy trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên môn cho ý kiến.
Hai chủ đề được nhắc đến nhiều nhất là chống sốt rét và cải thiện bữa
ăn. Mục “Vui Sống khắp nơi” đề cập đến các vấn đề vệ sinh môi trường, vệ
sinh nguồn nước, uống nước chín, vấn đề phân, rác, bụi đường, vệ sinh nơng
thơn và đơ thị. Mục “Thường thức” nói đến các bệnh lây, các bệnh do chấy
rận; cách đề phòng các vật trung gian truyền bệnh; đề phòng các bệnh giun,
sán; khuyến khích thói quen tập thể dục; nêu rõ tác hại để khuyên mọi người
bỏ thuốc lá, thuốc lào; vấn đề xóa bỏ những thành kiến sai lầm về phịng
bệnh, chữa bệnh. Tật sính thuốc, sính đi khám bệnh, mê tín thuốc men, nhất
là thuốc ngoại, lề lối làm ăn thiếu nghiêm túc của một số thầy thuốc được

vạch trần trong mục “Bệnh quỷ, thuốc tiên”. Nhiều bài viết về y tế nông
thôn, vấn đề trẻ em nông thôn, vấn đề nước, nhà ở, thức ăn ở nông thôn, vấn
đề vệ sinh ở các vùng dân tộc ít người; “Biến cơng tác phòng bệnh thành
một phong trào quần chúng” nay gọi là Xã hội hóa cơng tác y tế... vẫn ẩn
chứa nhiều giá trị thời sự.
Chuyên mục quảng cáo: giới thiệu về một số hiệu thuốc – địa chỉ cụ
thể - một số loại thuốc có tại quán.
Những bệnh thường gặp như đau bụng được bác sĩ viết đơn thuốc – ghi
tên hiệu thuốc- địa chỉ và đóng khung lại.
Ngồi ra báo cịn có các chun mục như dân q vui sống
TỤC ĂN KIÊNG CỦA ĐÀN BÀ ĐẺ


Mang nặng đẻ đau, các bà vẫn than phiền như vậy. Nhưng nào đã hết!
Sau khi đẻ người ta còn bắt các bà phải kiêng ăn. Kiêng thịt, kiêng cá, kiêng
tôm, kiêng cua, kiêng ốc, kiêng ếch, kiêng hoa quả tươi, kiêng rau cỏ sống
cái gì người ta cũng bắt các bà kiêng. Thậm chí có những món ăn rất sạch
như trứng gà, các bà có muốn đụng đũa đến cũng có người giằng lấy đũa
mà kêu lên: “ấy chết độc”.
(Trích số báo 1 từ ngày 1-15 tháng 6 năm 1946)
2.2. Hình thức của tờ báo
Báo có giá ban đầu là 1đ50 1 số và có thay đổi theo thời gian.
Ở nội dung bài có chèn hình ảnh, hình vẽ minh họa.
Các tít báo là chữ tiếng việt nhưng khơng có dấu
Báo có xuất hiện quảng cáo và được tạo điểm nhấn bằng cách đóng
khung nội dung.
Măng sét của báo không cố định, một trang thường được chia làm 4 cột.
Giữa các bài trong trang báo cách nhau bởi các đường kẻ
2.3. Thành công – hạn chế của tờ báo
Dù ra đời trong hồn cảnh cịn nhiều khó khăn nhưng tờ báo Vui Sống

đã có những thành cơng nhất định, góp phần tạo nên những bài học kinh
nghiệm cho sự ra đời của nhiều tờ báo sau này:
Báo có sự đầu tư về nội dung và hình thức mỗi trang báo.
Mỗi số báo đều có mục giới thiệu những nội dung chính trong số này
giúp người đọc nắm bắt được những thơng tin quan trọng, cần thiết.
Báo có sự tương tác với độc giả thông qua các câu hỏi gửi về báo.
Cách dẫn dắt vẫn đề, ngôn ngữ trong bài hết sức gần gũi, câu từ đơn
giản, súc tích, dễ hiểu.


Ngoài ra một điểm đáng chú ý là tờ báo có sự tơn trọng đối với độc giả:
các câu hỏi độc giả gửi về nếu chưa trả lời được hết báo sẽ viết lời xin lỗi và
hẹn sang số báo sau.
Thông qua những trang quảng cáo giới thiệu những địa chỉ hiệu thuốc
uy tín phục vụ việc cho nhân dân.
Tuy nhiên, báo cịn gặp phải một số hạn chế như:
Tít của bài báo khơng có dấu dẫn đến sự khó hiểu cho người đọc.
Chữ viết trong bài không thống nhất: chữ to, chữ nhỏ.
Trong một số trang báo xuất hiện quá nhiều khung, gây nên sự rời rạc
không thống nhất.
2.3. Đội ngũ người làm báo và hình thức liên hệ công chúng
Về đội ngũ người làm báo:
Chủ nhiệm tờ báo: Bác sĩ Từ Giấy
đồng thời là người phục trách những nội
dung chính của tờ báo.
Vẽ và trình bày nội dung: Sỹ Ngọc
Ngồi ra các nội dung của tờ báo có
sự tham gia, các ý kiến chuyên môn của
các bác sĩ như: Vũ Văn Cần, Hồng Đình
Cầu, Mai Sĩ Đoan

Giới thiệu về Bác sĩ, Giáo sư Từ
Giấy:
GS Từ Giấy sinh ngày 10 tháng 10
năm 1921 tại làng Khê Hồi, xã Hà Hồi,
huyện Thường Tín, Hà Đơng trong gia đình nghèo. Trải qua một tuổi thơ đầy
gian nan, vất vả nhưng vốn thông minh ham học, ông đã đỗ đầu cuộc thi
luận Quốc văn tồn tỉnh Hà Đơng khi mới 15 tuổi. Năm 1943, ông tốt


nghiệp tú tài xuất sắc tại Trường Bưởi, Hà Nội và ngay năm đó thi đỗ vào
trường Đại học danh tiếng -Trường Đại học Y-Dược Hà Nội. Cách mạng
tháng Tám thành cơng ơng lên đường theo đồn qn Nam Tiến tới trạm
quân y tiền phương - mặt trận Nha Trang-Khánh Hịa. Tháng 6 năm 1946,
ơng được giao nhiệm vụ xuất bản tờ báo Vui Sống để tuyên truyền, phổ biến
kiến thức về vệ sinh, phòng bệnh, ăn uống hợp lý cho qn và dân trong
hồn cảnh hết sức khó khăn gian khổ của những năm tháng đầu tiên của nền
Dân Chủ Cộng Hịa. Từ năm 1952 ơng là Trưởng phịng Phòng bệnh của
Cục Quân Y, trưởng ban phòng bệnh quân đội mặt trận Điện Biên Phủ. Từ
năm 1956 đến năm 1961, ông tu nghiệp tại Liên Xô. Ngay khi về nước, từ
1961-1966 Ông làm Chủ nhiệm khoa Vệ sinh quân đội- Học viện Quân y rồi
Phó cục trưởng Cục Quân nhu kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu ăn mặc
quân đội. Ông đã dồn hết tâm sức của mình nghiên cứu vấn đề ăn mặc của
quân dân ta. Những nghiên cứu, đề xuất của ơng đã góp phần quan trọng vào
xây dựng ngành vệ sinh quân đội, ngành quân nhu và ngành dinh dưỡng Việt
Nam sau này. Tháng 6/1980 Hội đồng Chính Phủ ra quyết định thành lập
Viện Dinh Dưỡng quốc gia, Đại tá GS. BS. Từ Giấy được điều động ra khỏi
qn đội, đảm nhận trách nhiệm Viện trưởng.
Ơng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của quân đội và nhân
dân ta.
Về hình thức liên hệ cơng chúng:

Giữa độc giả và tờ báo được liên hệ thông qua hình thức viết thư. Mọi
câu hỏi, bài viết hay tiền đều được gửi về Bác sĩ Từ giấy – báo Vui Sống.


CHƯƠNG III: ĐÓNG GÓP CỦA TỜ BÁO VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO
BÁO CHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIÊN NAY
3.1. Đóng góp của tờ báo
Báo Vui Sống tuy chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã có
những đóng góp nhất định cho nền báo chí cách mạng nước ta.
Tờ báo đã góp phần trong việc truyền bá những kiến thức về sức khỏe;
giúp cho quân và dân ta có những trang bị cần thiết về việc phịng chống
bệnh sốt rét, cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Nâng cao dân trí, tiếp thu những kiến thức y học của thế giới.
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, với những kiến thức tự trang bị qua
các bài báo nhiều căn bệnh được đẩy lùi. Người dân có ý thức hơn trong việc
tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Báo Vui Sống trở thành một tờ báo tin cậy của nhân dân, được độc giả
yêu mến và đón nhận.
3.2. Kinh nghiệm cho báo chí Việt Nam hiện nay.
Từ những thành cơng, đóng góp của báo chí thời kì này đạt được cùn
với những khó khăn do điều kiện, hồn cảnh lịch sử và yếu tố chủ quan tác
động đến đã giúp những người làm báo ở những giai đoạn sau rút ra nhiều
kinh nghiệm quý giá về quản lí báo chí, tổ chức hoạt động báo chí như: xây
dựng tịa soạn, phân cơng lao động, khắc phục những khó khăn về kinh tế,
khoa học kĩ thuật đồng thời là một sô kinh nghiệm trong sáng tạo tác phẩm.
Em xin trình bày một số kinh nghiệm cho báo chí Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
Kinh nghiệm trong sáng tạo tác phẩm báo chí:



Báo chí cần xác định được nhiệm vụ trước tiên là phản ánh trung thực
đời sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Phản ánh cuộc sống
trong các tác phẩm báo chí địi hỏi phải biết chọn lọc. Trong mn vàn sự
kiện ngồi cuộc sống cần phải biết chọn lọc những điều gì là tiêu biểu.
Trong sáng tạo báo chí, các nhà báo cần tích cực chủ động nắm bắt các
nguồn thơng tin một cách chính xác và nhanh chóng. Trong thời kì báo chí
cách mạng với những điều kiện hết sức khó khăn, mỗi nhà báo phải tự biết
nâng cao trình độ của bản thâ, tiếp thu thành tựu trong cách làm báo tiên tiến
của nước ngồi.
Bên cạnh đó, muốn có nhiều bài viết với đa dạng đề tài, phong phú thể
loại thì các nhà báo cũng cần chủ động và tích cực tiếp cận các nguồn thơng
tin: tin của chính phủ, tin của đặc phái viên, nguồn tin chính của bài báo, tin
cung cấp từ nước ngồi. Đồng thời cần phải có những biện pháp trong việc
giao lưu, trao đổi tin tức giữa báo chí 3 miền. Tăng cường sự giao thoa với
báo chí nước ngoài cũng như xuất bản và phát hành báo ra nước khác.
Trong q trình phát triển, mặc dù cịn non yếu trong cách thức hoạt
động và lạc hậu về phương tiện kĩ thuật cũng như yếu kém trong chất lượng
của đội ngũ nhà báo, nhưng báo chí vẫn khơng ngừng nâng cao quá trình rèn
luỵên lý liận, một mặt phải nhận thức rõ các yếu tố chính trị, xã hội nhưng
mặt khác cũng phải nhận thức đầy đủ vai trò của báo chí trong q trình phát
triển để có những biện pháp và cách thức hoạt động phù hợp, hiệu quả.
Mỗi tờ báo cần xác định chuyên mục chính và đầu tư để tạo sức hẫp
dẫn riêng. Vấn đề quan trọng là chọn lựa cho được những chuyên mục thích
hợp với đặc điểm tờ báo và tâm lý tiếo nhận của người đọc. Mỗi tờ báo hay
phải hình thành phong cách, một phong cách vừa ổn định, vừa phát triển.
Phần ổn định là những phẩm chất tốt đẹp mà tờ báo sáng tạo và tích lũy
được. Phần phát triển chính là những sáng tạo mới theo yêu cầu đáp ứng nhu


cầu của người đọc. Một tờ báo muốn phát triển cần phải có kết cấu mở

khơng khép kín và nhạy bén tiếp cận cái mới, cái hay của thời cuộc.
Đa dạng nội dung tác phẩm:
Các tờ báo phải cải cách nội dung và hình thức ra báo, viết báo ngắn
gọn nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa; khổ báo và giá cả khi báo phát hành
cũng phải phù hợp để người dân dễ tiếp cận; nội dung bài báo phải gắn chặt
với quyền lợi hoặc ít ra thơng tin đó cũng phải có giá trị đối với người dân;
chuyên biệt về nội dung và đối tượng hướng tới khơng có nghĩa là làm báo
chỉ dành cho một đối tượng đọc mà phải mang tính phổ cập nghĩa là ai đọc
cũng thấy báo rất ý nghĩa nhưng thông tin lại quan trọng đối với một nhóm
đối tượng nào đó.
Báo chí phải đi sâu, bám sát đời sống thực tế, làm tròn sứ mệnh phục vụ
quần chúng.
Nội dung bài báo cần viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và ngơn ngữ gần
gũi với dân chúng. Nhưng ngắn cũng phải cung cấp đầy đủ thông tin khách
quant rung thực.
Kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ nhà báo:
Các nhà hoạt động báo chí cũng như các nhà báo cần phải chủ động
trong việc ứng dụng nhữung phương tiện máy móc kĩ thuật vào q trình
hoạt động nghề nghiệp. Việc làm này sẽ giúp các nhà báo nâng cao chất
lựong trong sáng tạo báo chí, giúp việc phản ánh thông tin trở nên hiệu quả
hơn.
Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của người làm báo cần được quan
tâm hơn nữa.
Muốn có tài liệu các nhà báo phải huy động tất cả các khả năng của bản
thân: đọc nhiều sách báo, đi nhiều, lắng tai nghe và quan sát.


Bám sát yêu cầu của tờ báo, gần gũi với đời sống nhân dân và đi sâu
vào đời sống thực tế.
3.3. Khuyến nghị cho báo chí Việt Nam

Để đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và nhu cầu của thời đại, báo chí
đang đứng trước thời cơ mới, dự báo sẽ có sức mạnh phát triển mang tính
đột phá cả về số lượng và chất lượng. Trong bài tiểu luận này, em xin đưa ra
một số khuyến nghị như sau:
Một là: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lí
của nhà nước đối với cơng tác báo chí, phát huy truyền thống báo chí là vũ
khí sắc bén của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất
nước. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí cần
thực hiện một số nội dung sau:
- Định hướng thông tin, định hướng phát triển; nắm chắc công tác tổ
chức cán bộ, tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chủ trương
chính sách trên cơ sở Điều lệ của Đảng và sự chỉ đạo của trung ương. Coi
trọng việc xây dựng tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi
mặt; đề cao vai trò Đảng viên của người làm báo nhất là người giữ cương vị
lãnh đạo.
- Nâng cao chất lượng tư tửởng, chính trị, văn hóa, khoa học của cán
bộ, đảng viên trong các cơ quan báo chí để thơng qua họ, báo chí thực sự là
tiếng nói của Đảng và Nhà nước; các tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn
tin cậy của nhân dân.
- Các cấp ủy đảng chính quyền, cơ quan chủ quản tăng cường lãnh
đạo quản lí hệ thống báo chí của ngành, địa phương, đơn vị mình.
Hai là: Tăng cường vai trị quản lí của nhà nước đối với báo chí:
Các cơ quan quản lí nhà nước về báo chí bao gồm Bộ Thơng tin và
Truyền Thông và hệ thống cấp dưới theo ngành dọc; Văn phịng chính phủ


×