Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.89 KB, 1 trang )
Nguồn: vietgioitinh.net
Bệnh ho ở trẻ em
Bác sĩ Ðỗ Hồng Ngọc
Bệnh ho ở trẻ em không chỉ gây "đau đầ"u cho các bậc cha mẹ mà ngay cả bác
sĩ cũng phải hết sức cẩn thận khi điều trị.
Các loại ho
Ho có nhiều nguyên nhân. Khi khám một trẻ bị ho, bác sĩ phải hỏi đặc tính của
cơn ho, nếu được nghe trẻ ho càng tốt. Nhìn cách thở của trẻ cũng giúp bác sĩ chẩn
đoán được trẻ ho vì bệnh gì.
Có nhiều loại ho: do cảm cúm, do dị ứng, do viêm phổi, viêm cuống phổi, do
mủ ở màng phổi, ho gà, ho lao
Khi nào trẻ ho mà có nóng hoặc ho dai dẳng thì phải đưa đến bác sĩ khám ngay.
Tuy nhiên, không phải cứ nghe bé ho là xin chụp hình phổi.
Cần "tôn trọng" cơn ho của trẻ . Ðừng tìm cách dập tắt cơn ho tức khắc mà
không biết nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp là ho "gió", ho "cảm" chút đỉnh thì
cần để cho trẻ ho. Ngay cả trường hợp bị viêm phổi hay viêm cuống phổi, vẫn để bé
ho tự nhiên để tống đàm nhớt ra ngoài cho dễ thở và bớt nhiễm độc. Ho vì viêm phổi
mà chỉ uống thuốc ho thì bệnh càng nặng thêm. Bác sĩ chỉ cho uống thuốc ho khi thấy
cơn ho làm bé mệt nhiều và mất ngủ khiến bé suy nhược.
Ðiều trị
Ho không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác. Do
đó phải cần chữa đúng bệnh trước tiên, sau đó mới chữa ho.
Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở
(thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ
xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.
Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần
nhất. Nên khám bệnh ngay khi trẻ có các triệu chứng nóng, ho kèm khó thở. Phải chữa
tới nơi tới chốn, đừng để bệnh kéo dài, tái đi tái lại làm trẻ mất sức.
Khi điều trị săn sóc tại nhà, phải:
- Cho uống thuốc theo toa bác sĩ. Giữ vệ sinh tổng quát.Hút đàm nhớt cho trẻ.