Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ học tập của KHOA QTKD TRƯỜNG UFM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.29 KB, 75 trang )

1


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN CHẤT LƯỢNG CAO KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khoa: Quản trị kinh doanh

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
2


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan Báo cáo này chưa từng được nộp cho bất kỳ một chương
trình nghiên cứu nào cũng như cho bất kỳ một chương trình cấp bằng nào khác. Các đoạn
trích dẫn và số liệu trong đề tài được thu thập và sử dụng một cách trung thực và minh
bạch .
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ
luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu
nào khác trước đây. Những tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn gốc và trích dẫn
rõ ràng.
Trân Trọng!

TP.HCM, ngày 15 tháng 11 năm 2021

Nhóm nghiên cứu



3


LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên nhóm nghiên cứu chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Tài chính – Marketing, đã trang bị
cho chúng tơi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian chúng tôi theo học tại
trường.
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Phi Hoàng – Giảng viên khoa
Quản trị kinh doanh, trường Đại học Tài chính – Marketing. Thầy là người đã truyền đạt
kiến thức giúp nhóm nghiên cứu hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học, nhờ sự chi
dạy tận tình của thầy mà nhóm nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thành đúng tiến trình của
luận văn này.
Lời nói cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin cảm ơn tất cả những người bạn, và đồng
nghiệp đã giúp đỡ cho chúng tôi rất nhiều trong thời gian học tập. Nhóm nghiên cứu rất
cảm ơn các cá nhân – những người đã tham gia giúp tôi trả lời khảo sát, để chúng tôi có
thể hoàn thành nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu

4


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Chất
Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” được xây
dựng trên nền tảng các nghiên cứu trong nước và thế giới về kết quả học tập của sinh viên
Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing. Các
yếu tố ảnh hưởng dựa trên các nghiên cứu và đã được điều chinh cho phù hợp với sinh

viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing.
Nghiên cứu đề xuất có 8 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Chất Lượng
Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing gồm: (1) Động cơ
học tập, (2) Kiên định học tập, (3) Cạnh tranh học tập, (4) Ấn tượng trường học, (5) Cơ
sở vật chất, (6) Việc làm thêm, (7) Chất lượng giảng viên, (8) Phương pháp học tập.
Nhóm nghiên cứu dùng phần mềm Smart PLS phiên bản 3 để phân tích dữ liệu đã thu
thập được. Việc đánh giá một mô hình nghiên cứu gồm 2 phần: đánh giá mô hình đo
lường và đánh giá mô hình cấu trúc. Việc đánh giá mô hình đo lường để xem xét độ tin
cậy của thang đo. Các thang đo sẽ được kiểm định tính đơn hướng, đợ tin cậy, giá trị hội
tụ và giá trị phân biệt. Việc đánh giá mô hình cấu trúc bao gồm sáu bước: (1) đánh giá
vấn đề đa cộng tuyến của mô hình cấu trúc; (2) đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan
của các mối liên hệ trong mô hình cấu trúc; (3) đánh giá mức độ R 2 ; (4) đánh giá hệ số
tác động f2 ; (5) đánh giá sự liên quan của dự báo Q 2 ; (6) đánh giá hệ số tác động q2
(Hair và ctg, 2017). Mẫu khảo sát trong nghiên cứu thu được n=301 mẫu là sinh
viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing.
Trong 8 yếu tố đề xuất của mô hình nghiên cứu, kết quả khảo sát và kiểm định mô hình
cho thấy tất cả các yếu tố đều phù hợp. Kết quả nghiên cứu chi ra yếu tố về chương trình
đào tạo đã tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập của sinh viên Chất Lượng Cao khoa
Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing. Dựa vào kết quả nghiên cứu
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Chất Lượng Cao
5


khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” nhóm đã đề xuất một
số hàm ý để khoa Quản trị Kinh Doanh tham khảo, từ đó có những điều chinh thích hợp
cho chiến lược phát triển đến kết quả học tập của sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản
trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính - Marketing.

6



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4. Đối tượng khảo sát ................................................................................................. 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................... 3
1.8. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 5
2.1. Một số khái niệm ....................................................................................................... 5
2.1.1.

Khái niệm sinh viên ........................................................................................ 5

2.1.2. Kết quả học tập ................................................................................................ 5
2.2. Các lý thuyết ............................................................................................................. 6
2.2.1. Các lý thuyết về kinh tế giáo dục .................................................................... 6
2.2.2.


Lý thuyết về vốn con người ............................................................................ 6

2.2.3.

Lý thuyết đánh giá kết quả học tập ................................................................. 7

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập ................................................................. 8
2.3.1. Động cơ học tập .................................................................................................. 8
2.3.2. Tính kiên định học tập ........................................................................................ 8
7


2.3.3. Cạnh tranh học tập .............................................................................................. 9
2.3.4. Ấn tượng trường học ......................................................................................... 10
2.3.5. Cơ sở vật chất ................................................................................................... 11
2.3.6. Chất lượng giảng viên ....................................................................................... 11
2.3.7. Việc làm thêm ................................................................................................... 12
2.3.8. Phương pháp học tập ........................................................................................ 13
2.4. Các mô hình nghiên cứu liên quan .......................................................................... 17
2.4.1. Các mô hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 17
2.4.2. Các mô hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 19
2.5. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây ................................................................ 20
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................... 21
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................. 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 24
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 24
3.2. Thang đo .............................................................................................................. 24
3.3. Xác định cỡ mẫu .................................................................................................. 29
3.3.1.


Xác định cỡ mẫu............................................................................................ 29

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 29
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 30
3.4.1.

Nghiên cứu sơ bợ .......................................................................................... 30

3.4.2.

Nghiên cứu chính thức .................................................................................. 30

Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................. 32
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 33
4.1. Tổng quan về Trường Đại học Tài chính Marketing ........................................... 33
4.2. Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................................ 36
4.3. Phân tích dữ liệu: ................................................................................................. 37
4.3.1.

Đánh giá mơ hình đo lường:.......................................................................... 38

4.3.2.

Đánh giá mô hình cấu trúc ............................................................................ 44

Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................. 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 50
8



5.1. Kết luận ................................................................................................................ 50
5.2. Hàm ý thực tiễn .................................................................................................... 51
5.2.1. Chất lượng giảng viên: .................................................................................. 51
5.2.2.

Kiên định học tập .......................................................................................... 52

5.2.3.

Việc làm thêm ............................................................................................... 53

5.2.4.

Động cơ học tập ............................................................................................ 55

5.3. Hạn chế của nghiên cứu. ...................................................................................... 56
5.4. Đề xuất ý kiến: ..................................................................................................... 56
Tóm tắt chương 5 ............................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................
59

9


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ................................................................. 20
Bảng 3.1: Cỡ mẫu đề nghị khi sử dụng PLS-SEM với độ nhạy thống kê 80% ................ 28
Bảng 4.1: Thông tin đối tượng khảo sát ............................................................................ 36
Bảng 4.2: Hệ số tải nhân tố ............................................................................................... 38
Bảng 4.3: Giá trị hệ số tin cậy tổng hợp ............................................................................ 40

Bảng 4.4: Giá trị phương sai trích trung bình .................................................................... 41
Bảng 4.5: Giá trị cross-loading .......................................................................................... 41
Bảng 4.6: Giá trị Formell-Larckel ..................................................................................... 43
Bảng 4.7: Chi số VIF ......................................................................................................... 44
Bảng 4.8: Bảng đánh giá mối quan hệ ............................................................................... 45
Bảng 4.9: Giá trị R2 ........................................................................................................... 46
Bảng 4.10: Hệ số tác động f2 ............................................................................................. 46
Bảng 4.11: Giá trị dự báo Q2 ............................................................................................. 47
Bảng 4.12: Giá trị hệ số q2 ................................................................................................. 47
Bảng 5.1: Các giả thuyết kiểm định và kết luận ................................................................
50 Bảng 5.2: Thông tin trọng số trong “Chất lượng giảng viên ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên CLC Khoa QTKD Trường ĐHTài chính Marketing” ...........................
51
Bảng 5.3: Thơng tin trọng số trong “Kiên định học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên CLC Khoa QTKD Trường ĐHTài chính Marketing” ..................................... 52
10


Bảng 5.4: Thông tin trọng số trong “Việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên CLC Khoa QTKD Trường ĐHTài chính Marketing” ....................................... 53 Bảng
5.5: Thơng tin trọng số trong “Động cơ học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh viên
CLC Khoa QTKD Trường ĐHTài chính Marketing” ............................................... 55

11


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 20
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 22


12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QTKD

: Quản trị kinh doanh

CLC

: Chất lượng cao

ĐH

: Đại học

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

PLS-SEM

: Phần mềm thống kê cho nghiên cứu

VIF

: Hệ số đại phương sai

EFA
CFA


: Phương pháp phân tích nhân tố khám
phá
: Phương pháp phân tích nhân tố khẳng
định

SEM

: Phương pháp mơ hình cấu trúc tuyến tính

Ctg

: Các tác giả

SL

: Số lượng

CEO

: Quản trị cấp cao

AVE

: Giá trị phương sai trích trung bình

13


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1.

Lý do chọn đề tài

Nằm trong xu thế phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế, ngành giáo dục nước ta luôn phấn đấu, tăng cường phát triển đào tạo ra
nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước, đặc biệt
là sự chú trọng trong đào tạo đại học. Chất lượng đào tạo là nhân tố quan trọng tác động
đến sự phát triển của một quốc gia. Chất lượng đào tạo được nhìn nhận một phần thông
qua kết quả học tập của sinh viên.
Như chúng ta đã biết, mơi trường học tập trong đại học địi hỏi phải có sự tự giác,
nỗ lực của cá nhân rất lớn, đặc biệt là hình thức đào tạo theo tín chi. Tuy nhiên nhiều sinh
viên hiện nay vẫn không đạt được kết quả mong muôn mặc dù có sự chăm chi nhưng có
thể là vì phương pháp học tập của học chưa thực sự đúng đắn . Thực tế khác cho thấy sinh
viên đại học sau khi ra trường muốn tìm được một việc làm đúng chuyên ngành, ổn định
thì rất khó với tấm bằng trung bình và cơ hội cao hơn khi họ có tấm bằng cao hơn. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên là vô cùng
cần thiết. Làm thế nào để quản lý, chia phối, điều chinh các yếu tố khác nhau đó để sinh
viên có kết quả học tập cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Tài chính – Marketing là một trường được thành lập năm 1976 với
tên ban đầu là trường Cán bộ Vật giá Trung ương, đến năm 2004 trường được nâng cấp
thành trường đại học, nhưng hoạt động theo cơ chế bán công, đến năm 2009 Đại học bán
công Marketing trở thành trường đại học công lập, và mang tên như ngày nay. Trường
luôn phấn đấu phát triển đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp
phát triển của đất nước, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, điều kiện cơ sở
vật chất và các yếu tố khác nhằm tạo cho sinh viên môi trường học tập hiệu quả.

14



Là sinh viên hệ chất lượng cao khoa Quản trị kinh doanh (QTKD) của trường, thông
qua quá trình học tập, nghiên cứu và quan sát, chúng tôi nhận thấy vấn đề về kết quả học
tập của sinh viên trong trường hết sức đáng quan tâm, trong đó sinh viên chất lượng cao
khoa Quản trị kinh doanh cũng nằm trong tình trạng này. Xuất phát từ sự thắc mắc và tò
mò muốn tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của sinh viên trong trường
chủ yếu là ở thang trung bình – khá , đề tài lại mang tính mới đối với nhà trường, do vấn
đề trên chưa được thực hiện nghiên cứu. Do đó, tôi đã lựa chọn tiến hành nghiên cứu vấn
đề này đối với sinh viên của trường. Tuy nhiên, do sự hạn chế khả năng và tiềm lực kinh
tế vì vậy tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu với riêng sinh viên hệ chất lượng cao khoa
QTKD của trường, với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên chất lượng cao khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học Tài chính –
Marketing”, mong
muốn tìm hiểu và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sinh viên
thông qua kết quả học tập. Từ đó, có thể góp phần đưa ra những lời khuyên thiết thực
giúp cải thiện kết quả học tập cho sinh viên chất lượng cao khoa QTKD nói riêng và nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là xác định các yếu tố đến kết quả học
của sinh viên hệ Chất Lượng Cao, khoa QTKD của Trường Đại Học Tài Chính
Marketing. Từ kết quả đạt được, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng học tập của sinh viên hệ Chất Lượng Cao. Mục tiêu cụ thể
+ Xác định thực trạng và kết quả học tập của sinh viên hệ Chất Lượng Cao khoa
QTKD, Trường Đại Học Tài Chính Marketing;
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên hệ
CLC khoa QTKD, Trường Đại Học Tài Chính Marketing;

15


+ Nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp được đúc kết từ kết quả nghiên cứu để đề

xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, kết quả học tập của sinh viên hệ CLC
khoa
QTKD, Trường Đại Học Tài Chính Marketing.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính - Marketing
1.4. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát: Sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh
1.5. Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian: Sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học
Tài chính – Marketing.

-

Thời gian: Từ ngày 11 tháng 5 năm 2021 đến ngày 15 tháng 11 năm 2021
1.6.

Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc nghiên cứu tài liệu và
thảo luận nhóm nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Chất
Lượng Cao khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính - Marketing
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc phát bảng hỏi khảo
sát trực tiếp hoặc bảng hỏi trực tiếp cho sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị kinh
doanh trường Đại học Tài chính - Marketing

16


1.7.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Hiện nay, sinh viên là mợt trong những nguồn lao đợng trẻ trí thức dồi dào, là nguồn
sức mạnh tiềm năng của đất nước ln phải dõi theo từng ngày, vì đó cịn là hạt giống xây
dựng đất nước lớn mạnh ở cả hiện tại và tương lai. Kết quả học tập của sinh viên cũng là
vấn đề rất quan trọng.
Sinh viên khoa QTKD của trường ĐH Tài chính Marketing cũng là mợt trong những
nguồn lực quan trọng của xã hội sau này, đã được qua đào tạo về quản lí nguồn nhân lực,
quản li các vấn đề xã hợi, chính sách xã hợi. Nguồn nhân lực tương lai này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, đồng thời trường ĐH Tài chính Marketing là một trong số các trường đại
học trên cả nước đào tạo về khoa QTKD. Thông qua khảo sát cho thấy kết quả học tập của
sinh viên chất lượng cao khoa QTKD tương đối thấp từ đó đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu
nguyên nhân nào dẫn tới kết quả học tập của sinh viên chất lượng cao khoa QTKD lại có
kết quả thấp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp sinh viên có những kế hoạch kích thích cần
thiết để làm tăng hiệu quả học tập của sinh viên cũng như hiệu quả đào tạo của nhà
trường. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho chính bản thân các sinh viên nhận
biết rõ được tầm quan trọng của các yếu tố trên để từ đó cải thiện kết quả học tập của
mình trong quá trình học tập tại trường. Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đưa
ra những khuyến nghị với nhà trường để đạt hiệu quả đào tạo tốt hơn và sinh viên khoa
QTKD có hướng học tập tốt hơn trong quá trình học tập tại trường.
1.8.

Cấu trúc của đề tài


Nội dung đề tài gồm 5 phần:


Chương 1: Tổng quan về đề tài



Chương 2: Tổng quan lý thuyết



Chương 3: Phương pháp nghiên cứu



Chương 4: Phân tích kết quả khảo sát
17




Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

18


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1.


Khái niệm sinh viên

Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng,
đại học [7; tr.71]; Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và
nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng,
chương
trình đào tạo đại học.
Nói tóm lại sinh viên là những người đang học, đang được đào tạo theo chương
trình cao đẳng hoặc đại học. Ở đây, họ được dạy về chuyên sâu vào các ngành một cách
bài bản để chuẩn bị cho công việc sau này. Họ được xã hội cơng nhận thơng qua những
thành tích đạt được trong suốt quá trình học tập. Quá trình học tập của các em theo một
phương pháp bài bản, tức là các em phải học qua trung học cơ sở và tiểu học.
2.1.2.

Kết quả học tập

Theo Võ Thị Tâm (2010), Kết quả học tập là kiến thức, kỹ năng thu nhận của sinh
viên. Các trường đại học cố gắng trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng họ cần.
Sinh viên vào các trường đại học cũng kỳ vọng sẽ thu nhận kiến thức cần thiết để phục vụ
quá trình làm việc và phát triển sự nghiệp của họ.”
Theo Nguyễn Đình Thọ (2009), Kết quả học tập được định nghĩa là những đánh giá
tổng quát của chính sinh viên về kiến thức kỹ năng mà họ tích lũy được trong quá trình
học taajo các môn học tại trường.
Theo Lê Thị Thu Liễu, Huỳnh Xuân Nhựt (2009), Kết quả học tập là gồm các kiến
thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được trong quá trình học tập và rèn luyện tại
trường. Kết quả học tập là bằng chứng cho sự thành công của sinh viên về kiến thức, kỹ
năng, năng lực và thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục.
19



Nói tóm lại chúng ta có thể hiểu kết quả học tập là sản phẩm thu được từ một quá
trình học và rèn luyện. Kết quả học tập của sinh viên được biểu hiện thông qua kết quả
đánh giá quá trình học tập của sinh viên và khả năng vận dụng kiến thức tổng thể vào
thực tiễn.
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá một phần qua điểm số theo thang điểm
đã được quy định, một phần được đánh giá qua điểm rèn luyện của sinh viên thể hiện qua
ý thức học tập hay tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao,…
2.2. Các lý thuyết
2.2.1. Các lý thuyết về kinh tế giáo dục
Theo Bùi Chí Bình (2014), kinh tế học giáo dục là một khoa học nghiên cứu làm
thế nào để phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách tối ưu trong giáo dục để đạt được
hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Kinh tế học giáo dục là một khoa học liên ngành được
hình thành chủ yếu trên cơ sở là kinh tế học và giáo dục học (Phan Văn Kha và Nguyễn
Lợc, 2011). Cịn theo Dearden, Machin và Vignoles (2009), kinh tế học giáo dục là làm
cách nào tốt nhất để phân bổ các nguồn lực khan hiếm trong giáo dục.
Theo Nguyễn Văn Hộ (2001), kinh tế học giáo dục là khoa học kinh tế vận dụng
một ngành phi sản xuất vật chất, tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội
thông qua việc tái sản xuất sức lao động ngành nghề cho xã hội. Kinh tế học giáo dục góp
phần làm sáng tỏ mặt kinh tế trong sự vận động của cả quá trình giáo dục và từng thành tố
tồn tại trong quá trình giáo dục.
2.2.2. Lý thuyết về vốn con người
Cơ sở của lý thuyết vốn con người là những sự đầu tư vào con người để gia tăng
năng suất lao động của họ. Những sự đầu tư này bao gồm đào tạo trong trường và đào tạo
trong quá trình làm việc. Khái niệm đầu tư cũng bao hàm cả đầu tư dưới dạng chăm sóc
sức khỏe và tìm kiếm thông tin thị trường lao động qua quá trình tìm kiếm việc làm.

20


Lý thuyết vốn con người nhấn mạnh đến khái niệm các cá nhân là những nhà đầu tư,

cũng như các công ty trong các lý thuyết đầu tư vốn hữu hình. Lý thuyết này cho rằng các
cá nhân sẽ đầu tư vào giáo dục để kiếm được lợi ích cao hơn vào những năm sau ở tương
lai. Sự đầu tư này bao gồm các chi phí học tập và việc mất thu nhập trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhà đầu tư hy vọng sẽ đạt được thu nhập cao trong tương lai. Lý thuyết vốn
con người là nền tảng phát triển của các lý thuyết kinh tế.
Theo Mincer (1989), “Vốn con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế: (i) nó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là
yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có
kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (ii) nó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản
của phát triển kinh tế.” (trích từ Bùi Quang Bình, 2009).
Lý thuyết vốn con người được xem như lý do để chứng minh rằng nhu cầu đi học
của của mỗi người là luôn thường trực và là mục tiêu quan trọng của mỗi người luôn
mong muốn đạt được.
2.2.3. Lý thuyết đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ của trình độ kiến thức kỹ năng, kỹ
xảo của học sinh/sinh viên thông qua công cụ đo lường kiểm tra.
Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó
kiểm tra là phương tiện cịn đánh giá là mục đích. Khơng thể đánh giá mà không dựa vào
kiểm tra. Thi là một hình thức kiểm tra có tầm quan trọng và cho điểm là dạng đánh giá
phổ biến xác định bằng định lượng trình độ của học sinh/sinh viên.
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, nó mang tầm quan
trọng lớn vì không có kiểm tra và đánh giá thì quá trình dạy học khơng hồn tất.
Đánh giá kết quả học tập cần tuân theo các nguyên tắc: đánh giá phải khách quan,
đánh giá phải dựa vào mục tiêu dạy học, đánh giá phải toàn diện, đánh giá phải thường
xuyên và có kế hoạch, và cuối cùng là đánh giá phải nhằm để cải tiến tốt hơn.
21


2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập
2.3.1. Động cơ học tập

“Động cơ ám chi những nỗ lực cả bên trong lẫn bên ngồi của mợt con người có
tác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình và sự kiên trì theo đuổi một cách thức hành động đã xác
định.” Động cơ làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việc của nhân viên. (Quản trị học PGS.TS. Lê Thế Giới).
Theo Gardner động cơ học tập bao gồm bốn nhân tố chính: mục đích đề ra, nỡ lực
của bản thân, mong muốn đạt được mục tiêu đã đề ra và thái độ đúng đắn với hành vi của
con người (Gardner 1985:50) (Trần Thị Thu Trang - Khoa Ngôn ngữ&Văn hóa Phương
Tây).
Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của sinh viên
ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung
trong nhiều năm. Động cơ học tập của sinh viên (gọi tắt là động cơ học tập) được định
nghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của môn học hay chương
trình học.
Việc xây dựng và đo lường khái niệm động cơ học tập thường dựa vào phương pháp tự
đánh giá hiệu quả. Trong khi khả năng học tập phản ánh năng lực của sinh viên trong học
tập, động cơ học tập là quá trình quyết định của sinh viên về định hướng, thang độ tập
trung và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập. KQHT của sinh viên sẽ gia tăng khi
động cơ học tập của họ cao vì thang đợ cam kết vào việc tích lũy kiến thức và ứng dụng
những chiến lược học tập có hiệu quả (Nguyễn Đình Thọ& ctg, 2009, tr. 325). Vì vậy,
động cơ
học tập ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinh viên.” (Võ Thị Tâm, 2010, tr.22).
Có thể hiểu một cách khái quát rằng động cơ học tập của sinh viên là đợng cơ kích
thích sinh viên học tập, trên cơ sở nhu cầu nâng cao kiến thức, sinh viên mong muốn nắm
vững và nắm chắc kiến thức, chuyên ngành đã và đang theo đuổi.

22


2.3.2. Tính kiên định học tập
Britt & cợng sự (2001) định nghĩa tính kiên định là mợt tḥc tính của khả năng
phục hồi tâm lý trong học tập, ngoài ra nó còn liên quan đến sức khỏe thể chất và tâm lý

của mợt người. Tính kiên định trong học tập được hiểu là một trạng thái tâm lý liên quan
tới sự bền bi, khả năng phục hồi, sức khỏe tốt và hiệu suất làm việc dưới áp lực của căng
thẳng (Bartone & cộng sự, 2009) và được sử dụng để mơ tả tính cam kết, kiểm soát và
thử thách của từng cá nhân trong cuộc sống của họ (Maddi & cợng sự, 2006).
“Những trở ngại về tâm lý, ví dụ như căng thẳng (stress), có thể ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc và học tập của con người. Để khắc phục những trở ngại về tâm lý này,
con người cần có tính kiên định cao trong c̣c sống. Tính kiên định là một khái niệm
tiềm ẩn thể hiện thái độ của con người thông qua sự cam kết, kiểm soát và thử thách trong
cuộc sống. Cam kết thể hiện qua việc dồn hết tâm trí và sức lực khi tham gia một công
việc hay đối phó với một vấn đề nào đó. Kiểm soát nói lên xu hướng chịu đựng và hành
đợng tích cực của mợt cá nhân khi đương đầu với những bất trắc xảy ra. Thử thách biểu
thị niềm tin về sự thay đổi trong cuộc sống. Thay đổi là động lực hấp dẫn, không phải là
mối đe dọa cho sự phát triển (Britt & ctg, 2001 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2010,
tr.11-12).
Nói tóm lại, tính kiên định giúp con người biến những vấn đề căng thẳng thành
những vấn đề hoặc cơ hội bình thường, đồng thời giúp cải thiện hiệu quả công việc và
chất lượng cuộc sống. Tương tự như trong cuộc sống, khi học đại học, các bạn sinh viên
thường gặp phải áp lực rất lớn trong quá trình học tập. Học sinh có tính nhất quán cao
trong học tập và họ có thể kiểm soát được căng thẳng trong quá trình học. Vì vậy, kiên
định học tập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Kiên định trong học tập
giúp sinh viên có thể đạt kết quả học tập hiệu quả, tiến bộ hơn.
2.3.3. Cạnh tranh học tập
“Mối quan hệ giữa con người với nhau trong một xã hội là một mối quan hệ phức
tạp và thay đổi theo từng hoàn cảnh, thời gian,... khác nhau. Các nhà tâm lý học đã thực
23


hiện nhiều nghiên cứu để khám phá các mối quan hệ này và đề xuất khái niệm cạnh tranh
cá nhân. Cạnh tranh cá nhân là một khái niệm đóng vai trị quan trọng trong quan hệ xã
hợi con người. Các nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con người

sống trong xã hội tin rằng để thành công trong cuộc sống và để đạt được thành quả về vật
chất cũng như tiếng tăm, họ cần phải làm việc cật lực, nghĩa là họ có định hướng cạnh
tranh.
Hay nói cách khác, cạnh tranh của các cá nhân là một quá trình xuất hiện trong hầu hết
các xã hội. Tuy nhiên có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về cạnh tranh cá nhân
và nó có thể có nghĩa tích cực hay tiêu cực” (Kildea, 1983 - trích dẫn từ Nguyễn Đình
Thọ& ctg, 2009, tr.330-331).
Có nhiều quan điểm về cạnh tranh, trong đó nối bật nhất là cạnh tranh thắng thế và
cạnh tranh phát triển. Quan điểm cạnh tranh thắng thế mang nhiều hàm ý tiêu cực của
tính cạnh tranh, họ đề cao tính cách cá nhân. Những người có tính cạnh tranh trên ln
tách biệt cái tơi của mình và người khác trong xã hội. Bên cạnh đó là cạnh tranh phát triển
dùng để chi hướng cạnh tranh phát triển khả năng của mỗi người. Khác với những người
có quan điểm cạnh tranh thắng thế, những người có thái độ cạnh tranh phát triển có xu
hướng là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những người khác.
Cạnh tranh cá nhân trong quan hệ giữa các sinh viên với nhau trong trường đại học
thường mang tính chất cạnh tranh phát triển. Các sinh viên vừa cạnh tranh và vừa hợp tác
với nhau để có thể đạt được thành quả cao nhất trong học tập. Sinh viên có mức độ cạnh
tranh trong học tập cao họ thường sử dụng cạnh tranh như là đòn bẩy để tự phát triển khả
năng của mình. Những sinh viên này quan niệm là cá nhân họ không thể tách rời khỏi
những sinh viên khác trong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên khác trong lớp. Như
vậy cạnh tranh trong học tập làm việc học mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, cạnh tranh học
tập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên.
2.3.4. Ấn tượng trường học

24


Cạnh tranh trong học tập giữa các sinh viên với nhau trong mơi trường đại học
thường mang tính chất cạnh tranh phát triển.
“Ấn tượng trường học đóng vai trò quan trong ảnh hưởng đến kết quả học tập của

sinh viên . Trước tiên chúng ta phải đề cập đến thương hiệu của nhà trường , môi trường
học tập và môi trường cảnh quan của nhà trường . Để có một thương hiệu tốt thì đòi hỏi
nhà trường phải có chiến lược đầu tư xậy dụng và phát triền lâu dài. Ấn tượng trường học
cùng đồng vai trò quan trọng trong việc thu hút sinh viền vào học trường đại học” (Lê
Đình Hải, 2017, tr151).
Tương tự như một tổ chức kinh doanh, trường đại học là tổ chức cung cấp tri thức
(dịch vụ) cho sinh viên. Ấn tượng thương hiệu trường đại học đóng vai trò quan trọng đối
với những ai có liên quan, trong đó người sử dụng sản phẩm (nhà tuyển dụng), gia đình,
sinh viên, giảng viên,...đối với sinh viên, người thụ hưởng trực tiếp dịch vụ của trường
đại học, ấn tượng về trường đại học sẽ là điểm cơ bản để họ nhận dạng các trường đại
học. Khi họ cảm nhận một trường đại học có tiếng tăm, họ có xu hướng tin tưởng rằng
trường đại học này có chất lượng và họ sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp,
trường đại học sẽ trang bị cho họ những hành trang cần thiết trong công việc sau này.
Cảm nhận này cũng giúp họ củng cố niềm tin trong học tập (Nguyễn Đình Thọ & ctg,
2009, tr. 329).
Sinh viên có ấn tượng tốt về trường đại học sẽ làm gia tăng kết quả học tập. Vì vậy,
ấn tượng trường học có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
2.3.5. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học là những hệ thống các phương tiện vật chất và
kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh
trong nhà trường.
Các nghiên cứu tại Việt Nam: Lê Đình Hải (2016), Nguyễn Thị Phương Thảo (2014)
25


×