Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

KALI CETYL PHOSPHAT TRONG LĨNH vực mỹ PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.35 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HCM
KHOA CƠNG NGHỆ HỐ HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ HỐ HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CÔNG NGHỆ CHẤT HOẠT
ĐỘNG BỀ MẶT

ĐỀ TÀI: KALI CETYL PHOSPHAT TRONG
LĨNH VỰC MỸ PHẨM
GV:
Ts. Phan Nguyễn Quỳnh Anh
SVTH: Nguyễn Thị Ái Phượng 19139135

Ngày 20 tháng 1 năm 2022


Mục lục
1. Giới thiệu chung về chất hoạt động bề mặt..................................................1
a) Khái niệm chất hoạt động bề mặt...............................................................1
b) Nguyên nhân có sức căng bề mặt (lỏng-khí)............................................. 1
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến sức căng bề mặt............................................... 1
d) Phân loại các dịng chất hoạt động bề mặt................................................. 1
2. Nguồn góc của Kali Cetyl Phosphat..............................................................2
a) Chức năng chính của Kali Cetyl Phosphat là chất hoạt động bề mặt........2
b) Kali Cetyl Phosphat dùng làm chất nhũ hóa..............................................3
4. Độ an tồn của Kali Cetyl Phosphat trong mỹ phẩm................................. 3
5. Kali Cetyl Phosphat khi ở nồng độ nguyên chất......................................... 4
a) Các biệ pháp sơ cứu....................................................................................4
b) Các biện pháp chữa cháy khi gặp sự cố cháy nổ đối với Kali Cetyl
Phosphat.......................................................................................................... 4
c) Bảo hộ lao động cho cơng nhân trong q trình sản xuất..........................4


6. Các thơng số của Kali Cetyl Phosphat..........................................................5
7. Tính chất của Kali Cetyl Phosphat............................................................... 7
a) Tính hịa tan và tính phân tán................................................................... 7
b) Tính ổn định và bảo quản......................................................................... 7
8. Khả năng phân hủy sinh học......................................................................... 7
9. Độc tính sinh thái của Kali Cetyl Phosphat................................................. 8
10. Điều đặc biệt để Kali Cetyl Phosphat được ưa chuộng sử dụng..............8
a) Cấu trúc và cơ chế:..................................................................................... 8
b) Đặc tính:......................................................................................................8
11. Cách điều chế các muối monoalkyl photphat............................................ 9
12. Chỉ số thiên nhiên........................................................................................11
13. Dữ liệu nhập khẩu Kali Cetyl Phosphat của Ấn Độ (5)........................... 13
14. Ví dụ một số sản phẩm mỹ phẩm có chứa Kali Cetyl Phosphat............13
15. Tài liệu tham khảo...................................................................................... 15


1. Giới thiệu chung về chất hoạt động bề mặt
a) Khái niệm chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt là các hợp chất có tác dụng làm giảm sức căng bề
mặt giữa hai chất lỏng, chất khí và chất lỏng hoặc giữa chất lỏng và chất rắn.
Chúng hoạt động như chất tẩy rửa, chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt và
chất phân tán. Chúng được chia ra làm hai phần là phần phân cực hay còn được
gọi là phần ưa nước và phần không phân cực được gọi là ưa dầu.
b) Nguyên nhân có sức căng bề mặt (lỏng-khí)
Do phân tử chịu tương tác của các phân tử bao quanh (lực liên kết Van
Der Walls).
- Lưỡng cực - lưỡng cực
- Lưỡng cực - lưỡng cực cảm ứng
- Khuếch tán
Chính những lực này tạo ra lực ép vào trong lòng chất lỏng, lực này được

gọi là nội áp. Nội áp kéo phân tử từ bề mặt phân chia pha, từ đó làm giảm diện
tích bề mặt đến mức tối thiểu và tạo ra sức căng bề mặt giữa hai pha.
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến sức căng bề mặt
- Bản chất pha tiếp xúc: Độ phân cực của chất lỏng; Mật độ phân tử
- Nhiệt độ
- Áp suất
- Độ cong bề mặt
- Sự xuất hiện của chất thứ hai trong chất lỏng
d) Phân loại các dòng chất hoạt động bề mặt
Có hai cách phân loại chính sau đây:
- Cách 1: Theo cấu trúc hóa hóa; Theo tính chất vật lý; Theo ứng dụng
- Cách 2:

1


Theo bản chất nhóm ưa nước: Anionic âm; Cationic dương; Nonionic;
Lưỡng tính
Theo bản chất nhóm kỵ nước: Gốc alkyl mạch thẳng; Gốc alkyl mạch
ngắn; Olefin nhánh; Hydrocacbon từ dầu mỏ; Hydrcacbon mạch dài thu được từ
CO và Hidro.
Theo bản chất liên kết giữa nhóm ưa nước và nhóm kỵ nước: Liên kết
trực tiếp hoặc liên kết thông qua liên kết trung gian.
2. Nguồn góc của Kali Cetyl Phosphat
Kali Cetyl Phosphat là một muối kali của hỗn hợp phức hợp este axit photphoric
và rượu cetyl - một loại rượu béo đa chức năng. Đồng thời chất này được phân
loại là alkyl Phosphat. Các thành phần trong nhóm alkyl Phosphat đều có chung
cấu trúc lõi phốt phát và thay đổi tùy theo tính chất của chuỗi gồm từ 6 đến 22
carbon. Kali Cetyl Phosphat có tổng cộng 16 carbon trong cơng thức.
3. Tác dụng của Kali Cetyl Phosphat

Trong mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân Kali Cetyl
Phosphat được dùng như chất nhũ hóa hoặc chất hoạt động bề mặt. Chất này có
thể được tìm thấy trong các sản phẩm như dầu gội, sữa rửa mặt, tẩy da chết, kem
chống nắng, kem dưỡng ẩm và tẩy trang…
Theo dữ liệu lấy từ Voluntary Cosmetic Registration Program (VCRP)
của FDA năm 2014, Kali Cetyl Phosphat được sử dụng trong tổng số 375 công
thức.
a) Chức năng chính của Kali Cetyl Phosphat là chất hoạt động bề
mặt.
Nó là thành phần hoạt động bề mặt vơ cùng cần thiết cho mỹ phẩm bởi
chúng tương thích với cả nước và dầu. Đồng thời nó sẽ tạo ra các cấu trúc với
những phần liphophilic thẳng hàng với lipid và những phần ưa nước thẳng hàng
với nước. Nhờ đó Kali Cetyl Phosphat được ứng dụng rất nhiều trong các sản
phẩm vệ sinh và làm sạch da.

2


Ví dụ: Khi rửa mặt bằng nước bạn có thể loại bỏ phần lớn bụi bẩn trên da.
Tuy nhiên cặn dầu lại có xu hướng bám dính vào các bề mặt nhờn hơn trên tóc
và da. Nếu sử dụng các sản phẩm có chứa chất hoạt động bề mặt, các liphophilic
sẽ nhũ hóa những chất nhờn này và cho phép các phần ưa nước làm sạch bụi
bẩn, bả nhờn và tạp chất bám dính trên da. Đồng thời chất hoạt động bề mặt cịn
có tác dụng giúp hoạt chất lan đều trên da hơn. Chất này sẽ giúp làm giảm sức
căng bề mặt của hai chất (có thể là hai chất lỏng hoặc một chất lỏng và một chất
rắn.)
b) Kali Cetyl Phosphat dùng làm chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa cũng là thành phần vô cùng quan trọng trong các sản phẩm
có chứa cả dầu và nước. Nếu trộn nước và dầu với nhau có thể tạo ra sự phâm
tán của hai thành phần này (dầu tan trong nước hoặc ngược lại). Tuy nhiên vẫn

thường xuyên xảy ra hiện tượng tách nước trong sản phẩm. Để có thể hạn chế
vấn đề này các nhà sản xuất thường sử dụng Kali Cetyl Phosphat. Chất nhũ hóa
này cho phép cải thiện tính nhất qn của sản phẩm, giúp các lợi ích chăm sóc
da được phân phối đồng đều hơn.
Kali Cetyl Phosphat cũng được sử dụng làm chất nhũ hóa cùng với HLB
khơng ion có hàm lượng thấp. Và HLB là biểu hiện dễ thấy nhất cho mối quan
hệ của các nhóm ưa nước và liphophilic có trong cùng một chất hoạt động bề
mặt. Chỉ số HLB thấp có nghĩa là chất này hịa tan trong dầu, do đó Kali Cetyl
Phosphat sẽ được sử dụng để tạo ra nhũ tương dầu trong nước.
4. Độ an toàn của Kali Cetyl Phosphat trong mỹ phẩm
Hội đồng chuyên đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR đã xem xét và đánh
giá tính an tồn của 28 thành phần alkyl Phosphat trong đó có cả Kali Cetyl
Phosphat. Chất này hoàn toàn an toàn khi được sử dụng trong thành phần mỹ
phẩm. Đồng thời hội đồng cũng kết luận Kali Cetyl Phosphat khơng gây kích
ứng với nồng độ đang được áp dụng hiện nay.
Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều chuyên gia y tế lo ngại gốc cồn Cetyl có
trong cơng thức sẽ gây khó chịu cho một số người có làn da nhạy cảm. Thơng

3


thường các loại rượu béo tổng hợp như Cetyl thường làm thay đổi lớp lipid kép
của tầng biểu bì và khiến dị ứng phát sinh.
Vì vậy những bạn có làn da nhạy cảm hoặc người mắc các vấn đề về da
như: eczema, hồng ban, vẩy nến… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử
dụng. (9)
5. Kali Cetyl Phosphat khi ở nồng độ nguyên chất.
a) Các biệ pháp sơ cứu
- Nếu hít phải: Có thể gây kích ứng đường hơ hấp. Biện pháp: Hãy đưa người đó
đến nơi có khơng khí trong lành. Hơ hấp nhân tạo nếu nạn nhân không thở được.

- Trường hợp nếu tiếp xúc với da: Có thể gây kích ứng da nếu Kali Cetyl
Phosphat hấp thụ qua da. Biện pháp: Rửa sạch bằng xà bông và nhiều nước.
- Nếu tiếp xúc trực tiếp vào mắt: Có thể gây kích ứng cho mắt. Biện pháp: Rửa
măt bằng nước
- Nếu nuốt phải: Súc miệng bằng nước và khơng được cho bất cứ gì vơ miệng
của người đã bất tỉnh.
b) Các biện pháp chữa cháy khi gặp sự cố cháy nổ đối với Kali Cetyl
Phosphat.
- Phương tiện chữa cháy thích hợp: Sử dụng bình xịt nước, bọt chống cồn, hóa
chất khơ hoặc dioxide.
- Thiết bị bảo vệ đặc biệt cho lính cứu hỏa: Mang thiết bị thở riêng để chữa
cháy nếu cần thiết.
- Các sản phẩm đốt độc hại khi Kali Cetyl Phosphat bị cháy: Tạo thành các sản
phẩm phân hủy nguy hiểm được hình thành dưới điều kiến cháy (Carbon oxit,
photpho oxit, kali oxit)
c) Bảo hộ lao động cho cơng nhân trong q trình sản xuất
Khi làm việc trong mơi trường hóa chất cần có các thiết bị bảo hộ là điều
vô cùng cần thiết.

4


- Bảo vệ đường hô hấp: Để bảo vệ khỏi ảnh hưởng xấu của bụi: sử dụng khẩu
trang loại N95 hoặc khẩu trang chống bụi loại P1 (EN 143); sử dụng mặt nạ
phòng độc và các thành phần đã được kiểm tra và phê duyệt theo các tiêu chuẩn
như NIOSH (US) hoặc CEN (EU).
- Bảo vệ tay: Xử lý bằng găng tay. Găng tay phải được kiểm tra trước khi sử
dụng. Sử dụng kỹ thuật tháo găng tay thích hợp (khơng chạm vào găng tay mặt
ngồi) để tránh da tiếp xúc với sản phẩm này. Vứt bỏ găng tay bị nhiễm bẩn sau
khi sử dụng theo quy định luật áp dụng và thực hành phịng thí nghiệm tốt. Rửa

sách và lau khô tay.
- Bảo vệ mắt: Sử dụng thiết bị bảo vệ mắt đã được kiểm tra và phê duyệt theo
các tiêu chuẩn thích hợp.
- Bảo vệ da và cơ thể: Chọn biện pháp bảo vệ cơ phù hợp với nồng độ và số
lượng các chất nguy hiểm và nơi làm việc.
6. Các thông số của Kali Cetyl Phosphat
a) Công thức cấu tạo: C16H34KO4P
Là muối Kali của một hỗn hợp phức tạp của các este acid photphoric và rượu
cetyl
b) Công thức phân tử:

c) Khối lượng phân tử: 360.40
d) Hình thức: Bột màu trắng đến màu be

5


e) Độ pH 1% trong dung dịch nước: 6.5 - 8.5
f) Giá trị axit: 130 -155 mg KOH/g
g) Phân loại: ở nồng độ thấp nó được sử dụng với chức năng nhũ tương, khi
tăng nồng độ cao hơn nó sẽ đóng vai trị như một chất hoạt động bề mặt.
- Nhũ tương dầu/nước
- Chất hoạt động bề mặt anion âm nhóm Phosphat
h) Điểm bốc cháy (chất lỏng): > 1100C
i) Nước (KF): Tối da 2,5%
j) Cetyl alcohol (GLC): tối đa 2%
k) Kali: 7.0 - 12.0 %
l) HLB (pH 6-9):14
m) Nhiệt độ nóng chảy: 161-1660C
n) Độ nhớt ở 200C: dạng sệt (30%)

o) Mùi: Nhẹ, béo
p) Khả năng gây đột biến của Kali Cetyl Phosphat khi sử dụng: Không gây
đột biến (xác định bởi hệ thống kiểm tra vi khuẩn trong ống nghiệm).
q) Vật liệu cần tránh: Muối kim loại, kim loại kiềm và kiềm thổ, nước cứng
chứa canxi, chỉ sử dụng với nước cất hoặc nước khử ion
r) Độc tính cấp tính:
- LD50 > 5000mg/kg (thử nghiệm trên miệng chuột)
- LD50 > 2000 mg/kg (thử nghiệm trên da chuột)

6


s) Các tên khác
Tên INCI: Kali Cetyl Phosphat
Tên thương mại: Amphisol® K , EverMAP 160K, AakoEmu PCP…
Những tên gọi tương tự:
- Potassium Cetyl Phosphate
- Muối kali monohexadecyl este của axit photphoric (1: 1)
- Kali hexadecyl hydro photphat
- Kali monocetyl photphat
- Muối kali hydro photphat 1-hexadecanol…
7. Tính chất của Kali Cetyl Phosphat
a) Tính hịa tan và tính phân tán
Kali Cetyl Phosphat hòa tan một phần trong nước ( khoảng 160 mg/l nước ở
200C) , phân tán trong nước nóng, tạo ra các dung dịch trong đến hơi đục, khi
làm lạnh sẽ tao gel nếu cơ đặc, Kali Cetyl Phosphat có thể phân tán trong pha
dầu đun nóng của chế phẩm.
b) Tính ổn định và bảo quản
Ổn định ở nhiệt độ phòng nếu được tránh ánh sáng và độ ẩm sản phẩm có thể
được bảo quản trong 24 tháng kể từ ngày sản xuất trong hộp đựng ban đầu chưa

mở và ở nhiệt độ dưới 250C.
8. Khả năng phân hủy sinh học
Đối với các chất hoạt động bề mặt ngồi cơng dụng, các đặc tính lý hóa
thì khả năng phân hủy sinh học cũng được quan tâm bởi độ thân thiện với môi
trường, và dưới đây là các thông số về khả năng phân hủy sinh học của Kali
Cetyl Phosphat.
a) Khả năng phân hủy sinh học dễ dàng (Ready biodegradability)
- Khơng có khả năng phân hủy sinh học dễ dàng

7


- 12%, 28 ngày
- Phương pháp xác định: Phép thử đo độ ẩm áp suất, OECD số 301 F
b) Khả năng phân hủy sinh học vốn có (Inherent biodegradability)
- Khả năng phân hủy sinh học vốn có tốt
- 86%, 28 ngày
- Phương pháp xác định: Bài kiểm tra MITI II, OECD số 302 C
9. Độc tính sinh thái của Kali Cetyl Phosphat
- Phần tan trong nước hầu như không độc đối với cá
LC0 500 mg/l (giá trị nồng độ)
Phương pháp xác định: OECD số 203
- Hầu như không ức chế sự hơ hấp của vi khuẩn hiếu khí
NOEL lớn hơn hoặc bằng 100 mg/l (giá trị nồng độ)
Phương pháp xác định: Phép thử đo độ ẩm áp suất, OECD số 301 F
10. Điều đặc biệt để Kali Cetyl Phosphat được ưa chuộng sử dụng
Kali Cetyl Phosphat tạo được cấu trúc hệ nhũ tinh thể lỏng - đây là cấu
trúc đặc biệt có độ bền nhũ tốt nhất hiện nay:
a) Cấu trúc và cơ chế:
- Tạo được 2 dạng cấu trúc tinh thể lỏng: LCL (Liquid crystalline lamellar) và

LCV (Liquid crystallien vesicle). chính đặc điểm này làm cho Cetyl Phosphat
được xem là chất có độ bền nhũ tốt nhất
- Xuất hiện cấu trúc Microdomains trên bề mặt hạt nhũ, điều này giúp ngăn cản
hạt nhũ kết tụ từ đó tăng độ bền chó sản phẩm.
b) Đặc tính:
- Nhũ hóa được lượng dầu rất lớn (lên đến gần 80% dầu trong công thức)
- Chịu được các chất chất điện ly và muối

8


- Tương thích tốt với Alcohol
- Tương thích tốt với hàm lượng cao các chất chống nắng, màu và những
nguyên liệu dạng bột (TiO2, ZnO)
- Hỗ trợ tăng chỉ số SPF cho các công thức chống nắng
- Kháng nước mạnh, phù hợp cho kem dưỡng thể và các sản phẩm trang điểm. (2)
11. Cách điều chế các muối monoalkyl photphat

(I)
Các muối monoalkyl photphat có cơng thức (I) bao gồm cả Kali Cetyl
Phosphat có thể được điều chế bằng cách trung hòa axit monoalkyl photphoric
với chất cơ bản trong một hệ riêng biệt và được tạo thành trong hệ nhũ tương,
hoặc axit monoalkyl photphoric được trung hòa với các chất cơ bản có thể được
thêm riêng biệt vào hệ nhũ tương.
Khi axit monoalkyl photphoric được trung hòa với các chất cơ bản,
khơng nhất thiết phải trung hịa hồn ồn axit, chỉ cần trung hòa một phần là đủ.
Hơn nữa, các chất cơ bản này có thể được cho nhiều hơn so với lượng cần thiết
trong q trình trung hịa.
Lượng chất cơ bản được chọn để kiểm soát độ pH của nhũ tương dự kiến.
Chất cơ bản thường được sử dụng với lượng từ 0.2 đến 1.8 mol, tốt nhất là từ

0.4 đến 1.0 mol.
Trong công thức (I), R đại diện cho nhóm ankyl có từ 10 đến 24, tốt nhất
là 12 đến 18 nguyên tử cacbon (Kali Cetyl Phosphat có 16 Cacbon thuận lợi cho
việc tạo nhũ). Với các nguyên tử cacbon nhỏ hơn 10 sẽ có mùi khó chịu và khả
năng tạo nhũ trở nên kém. Còn từ 24 nguyên tử cacbon trở lên thì khả năng tạo
nhũ cũng thấp và trạng thái của nhũ tương đó sẽ xấu đi theo thời gian. Các
nhóm ưu tiên bao gồm các nhóm alkyl mạch thẳng (Kali Cetyl Phosphat thuộc

9


trong nhóm này), các nhóm alkenyl mạch thẳng và các nhóm alkyl phân nhánh
sau:
- (i) Các nhóm ankyl phân nhánh metyl có cơng thức sau:

Trong đó h là số ngun từ 2 đến 14 và I là số nguyên từ 3 đến 11, với điều kiện
h+i nằm trong khoảng từ 9 đến 21, tốt nhất là từ 11 đến 19.
- (ii) Các nhóm ankyl phân nhánh beta có cơng thức sau:

Trong đó k là số nguyên từ 5 đến 11 và I là số nguyên từ 3 đến 10 với điều kiện
k+I từ 8 đến 20, tốt nhất là từ 10 đến 18.
- (iii) Các nhóm ankyl phân nhánh alpha có cơng thức sau:

Trong đó p là số nghun từ 1 đến 20 và q là số nguyên từ 1 đến 20, với điều
kiện p + q từ 9 đến 21, tốt nhất là từ 11 đến 19.
- (iv) Các nhóm ankyl nhiều nhánh, ví dụ, có cơng thức sau:

10



Trong số các nhóm alkyl phân nhánh này, nhóm (i) và (ii) được ưu tiên
hơn. Ví dụ về anion X, bao gồm các kim loại kiềm như liti, natri và kali, các axit
amin cơ bản như arginin, ornithin, lysin và oxylysin và các nhóm có nguồn gốc
từ ankanin có nhóm hydroxyalkyl có 2 hoặc 3 nguyên tử cacbon như
trietanolamin, dietanolamin và monoetanolamin. Các nhóm alkyl tuyến tính và
các axit amin cơ bản đặc biệt là arginine được ưu tiên. Với các nhóm alkyl phân
nhánh, bất kỳ anion nào cũng thuận lợi. (3)
12. Chỉ số thiên nhiên
Các sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên chiếm một vị thế trong thị trường
mỹ phẩm và ngày càng được quan tâm bởi nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nói
theo nghĩa rộng hợp chất thiên nhiên bao gồm tất cả các sản phẩm của cuộc
sống, gồm vật liệu sinh học, chất dịch cơ thể, và các vật liệu tự nhiên khác.
Để được chứng nhận có nguồn góc thiên nhiên cần đáp ứng các tiêu chí
sau (theo tiêu chuẩn Natural Standard 04/20/2017 ban hành bởi NPA):
- Được làm với tối thiểu 95% thành phần tự nhiên (không bao gồm nước)
- Chỉ chứa các thành phần nguồn gốc tổng hợp được phép theo tiêu chuẩn
này và các sản phẩm thân thiện với môi trường
Và dưới đây là bảng thông tin của các sản phẩm về nồng độ hoạt chất và
chỉ số thiên nhiên theo tiêu chuẩn ISO 16128 - là tiêu chuẩn được quốc tế công
nhận. (4)

11


Hàm lượng
hoạt chất

Chỉ số
thiên
nhiên


EversoftTM ULS-30S Sodium Lauroyl Glutamate

25%

100%

EversoftTM UCS-40S Sodium Cocoyl Glutamate

35%

100%

EverSoftTM S-12

Sodium Lauroyl Sarcosinate

30%

70%

EvermildTM GLDA30

Tetrasodium Glutamate
Diacetate

30%

67%


EverguardTM PL

ε-Poly-Lysine

100%

100%

EverguardTM LAE20

Ethyl Lauroyl Arginate
HCl/Glycerin

20%

100%

EverproTM LCG

Ethyl Lauroyl Arginate
100%
HCl/Glycerin/ Caprylyl glycol

70%

Chất dưỡng
ẩm

EvermildTM PGA


Polyglutamic Acid

100%

Chất làm
mềm

EvertouchTM LPS100

Isopropyl Lauroyl Sarcosinate 100%

58%

EversmoothTM NC30/30G

Arginine based naturally
100%
derived conditioning additives

80%/90%

Eversmooth LCHC01

Behenamidopropyl
Dimethylamine and
Stearamidopropyl
Dimethylamine and Cetearyl
Alcohol

96%


Phân loại

Chất hoạt
động bề mặt
amino acid

Chelating
Agents

Chất bảo
quản

Tên thương mại

Nước xả

Tên hóa học

100%

100%

12


Chất nhũ
hóa

Thành phần

hoạt hóa

Sensory
Agent

EverMap 160K/16K

Potassium Cetyl Phosphat

100%

100%

HP-16

Dipalmitoyl hydroxyproline

100%

100%

AGG-50

Glyceryl Glucoside

50%

100%

Evermild L-ARG


Arginine

100%

100%

KOKO ML-40

Menthyl Lactate

100%

100%

KOKO ML PLUS II

Menthol and Menthyl Lactate

100%

100%

13. Dữ liệu nhập khẩu Kali Cetyl Phosphat của Ấn Độ (5)
Nước
ngoài

Định
lượng


Tổng giá
trị [USD]

Đơn giá
[USD]

24 tháng 29199090 Romol afsk (kali cetyl photphat)
11

TRUNG
QUỐC

725

9.200,47

12,69

17 tháng 29181390 14164 amphisol k ch (kali cetyl
11
photphate) (nguyên liệu cho mỹ
phẩm)

POLAND

25

593,17

23,72


15 tháng 29199010 A0262-500mg acetyl photphat liti
11
kali (hóa chất hữu cơ)

THỤY SĨ

1

105.46

105.46

21 tháng 34022090 Kali cetyl photphat-evermap 160k,
10
60x25 kg (chất hoạt động bề mặt
hữu cơ)

TRUNG
QUỐC

Ngày

Mã HS

Mô tả Sản phẩm

1.500 15.880,58

14. Ví dụ một số sản phẩm mỹ phẩm có chứa Kali Cetyl Phosphat

Ví dụ 1: Kem chống nắng Floresan SPF 50 của Nga (6)

13

10,58


Ví dụ 2: Kem dưỡng ẩm ban ngày Enummi của Thái (7)

Ví dụ 3: Kem dưỡng ẩm Lipacid (8)

Ví dụ 4: Serum dưỡng trắng da Ayuvdam (9)

14


15. Tài liệu tham khảo
(1) />(2) />(3) />(4) />(5) />(7) />%B8%A1%E0%B8%B4%E0%B9%82%E0%B8%9B%E0%B8%A3%E0%B9%80%E0%B8%97%E0%
B8%84%E0%B8%97%E0%B8%B5%E0%B8%9F%E0%B9%80%E0%B8%94%E0%B8%A2%E0%B9%8C%E0%B8%A1%E0%B8%AD%E0%B8%A2%E0%B8%AA%E0%B9%8C%E
0%B9%80%E0%B8%88%E0%B8%AD%E0%B9%84%E0%B8%A3%E0%B9
%80%E0%B8%8B%E0%B8%AD%E0%B8%A3%E0%B9%8C
(8) />(9) />
15


16




×