Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SODIUM LAURYL ETHER SULFATE và ỨNG DỤNG TRONG đời SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.38 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TPHCM
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ HĨA HỌC

BÁO CÁO HĨA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
Giảng viên hướng dẫn: TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ TÚ QUYÊN
MSSV: 18139160
Lớp: DH18HS

TP Hồ Chí Minh, 2021


MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAURYL ETHER SULFATE 5
1.1.

Tên gọi Sodium Lauryl Ether Sulfate .............................................. 5

1.2.

Định nghĩa SLES ............................................................................. 5

1.3.

Cấu trúc của SLES ........................................................................... 5

1.4.

Điều chế SLES ................................................................................. 5



1.5.

Lợi ích của SLES [3]........................................................................ 6

1.6.

Độc tính ............................................................................................ 7

1.6.1. Nhiễm độc cấp tính qua miệng .................................................... 7
1.6.2. Kích ứng da/ da đầu, rụng tóc...................................................... 7
1.6.3. Kích ứng mắt ............................................................................... 8
1.6.4. Độc tính cận lâm sàng và độc tính mãn tính ............................... 8
1.6.5. Nghiên cứu khác (độc tính sinh sản, phát triển) .......................... 9
1.7.

Cách dùng SLES: ............................................................................. 9

1.8.

Các chứng nhận an tồn ................................................................... 9

Chương 2. TÍNH CHẤT CỦA SODIUM LAURYL ETHER SULFATE
10
2.1.

Tính chất vật lý .............................................................................. 10

2.2.


Tính chất hóa học ........................................................................... 10

2.3.

Tương tác lưỡng cực trong phân tử ................................................ 10

2.4.

Kết hợp với chất hoạt động bề mặt khác........................................ 11

2.5.

Tương tác với gum khác ................................................................ 11

Chương 3. ỨNG DỤNG CỦA SODIUM LAURYL ETHER SULFATE
TRONG LĨNH VỰC MỸ PHẨM .......................................................................... 13
3.1.

Các sản phẩm dầu gội tóc .............................................................. 13

3.2.

Các sản phẩm sữa rửa mặt ............................................................. 14

3.3.

Các sản phẩm sữa tắm .................................................................... 15

Chương 4. Kết Luận ................................................................................... 16



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Cấu trúc của SLES .......................................................................................... 5
Hình 2 Một số sản phẩm dầu gội có chứa sodium lauryl ether sulfate ..................... 14
Hình 3 Một số sản phẩm sữa rửa mặt có chứa sodium lauryl ether sulfate .............. 14
Hình 4 Một số sản phẩm sữa tắm có chứa sodium lauryl ether sulfate .................... 15


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SLS
SLES
CIR
CPSC

Sodium lauryl sulfate
Sodium lauryl Ether sulfate
Cosmetic Ingredient Review
Consumer Product Safety
Commission

CMC

Carboxymethyl cellulose

EO

Ethoxyl

SDS
GG

CMEA

Safety Data Sheet
guar gum
Cocamide Monoethanolamine

Báo cáo thành phần mỹ phẩm
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu
dùng

Bảng chỉ dẫn an tồn hóa chất


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAURYL ETHER SULFATE
1.1. Tên gọi Sodium Lauryl Ether Sulfate
-

Danh pháp IUPAC: khơng có

-

Tên gọi khác: Natri lauryl ete sunfat, Sodium laureth sulfate, sodium laureth
sulphate, sodium lauryl ether sulphat.

-

Viết tắc: SLES

-


Số CAS: 9004-82-4

1.2. Định nghĩa SLES
Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) là một chất hoạt động bề mặt ethoxylate,
chứa các phân tử carbon có nguồn gốc từ dầu mỏ, hàm lượng biobase 76% (hàm
lượng biobase của một thành phần cho biết tỷ lệ phần trăm của các phân tử carbon
trong cơng thức có nguồn gốc từ sinh khối thực vật, ví dụ như dầu dừa, dầu cọ), đây
còn là một chất hoạt động bề mặt mang tính tẩy rửa cao, giúp loại bỏ các vết bẩn, là
chất bảo quản và tạo bọt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong mỹ
phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân.
1.3. Cấu trúc của SLES
SLES có cấu trúc phân tử là CH3(CH2)11(OCH2CH2)nOSO3Na. Chữ số n
của SLES trong cơng thức hóa học được ghi rõ ngay tên gọi, ví dụ laureth-2 sunfat.
Có sự khác nhau về số lượng nhóm etoxi giữa các chất cho nên n ở đây là giá trị trung
bình, thường n = 3 với các sản phẩm thương mại [2].

Hình 1. Cấu trúc của SLES
1.4. Điều chế SLES
SLES được điều chế bằng ethoxylation của rượu dodecyl. Ethoxylate thu được
được chuyển thành một nửa este của axit sunfuric, được trung hòa bằng cách chuyển
đổi sang muối natri .

5


1.5. Lợi ích của SLES [3]
SLES là chất hoạt động bề mặt giá rẻ không chứa cồn Ethyl hoặc isopropyl
nên không gây nguy cơ hoả hoạn, không làm biến đổi ADN người dùng, kích ứng
hoặc tác dụng phụ khi dùng ở tỷ lệ thấp. SLES được tìm thấy trong nhiều loại mỹ
phẩm với tính tẩy rửa cao, thân thiện với người dùng và giúp loại bỏ các vết bẩn trên

cơ thể cũng như đồ vật.
-

Bọt dai, lâu tan, phồng và mịn, bền, độ tẩy rửa cao. Cho nên dùng nhiều trong
sản phẩm cần bọt mịn và dai như: Sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm, kem đánh
răng, bọt cạo râu...

-

Hỗ trợ việc hịa tan dầu vào nước nên có thể làm sạch làn da hay mái tóc một
cách hiệu quả, giúp làm sạch bụi bẩn, hỗ trợ tốt khi cần tẩy trang, loại bỏ hiệu
quả lớp dầu thừa trên làn da.

-

Bọt có hoạt tính thấp, khơng thấm qua da hay xâm nhập vào mang nước nên
rất thân thiện với người dùng.

-

Bên cạnh những sản phẩm cần bọt mịn và dai, SLES vẫn được ứng dụng cho
các sản phẩm ít bọt hoặc không cần đến bọt như: kem dưỡng, lotion, thuốc tẩy
tóc,…

-

Tạo bọt, tạo độ nhớt cho các sản phẩm tẩy rửa như: Nước rửa chén, nước rửa
xe,...

-


Làm đặc tự nhiên cho sản phẩm, tạo độ gel trong suốt.

-

Thay thế cho SLS vì SLES có độ dịu da hơn nhưng nó khơng phải là hàng
hồn tồn dịu nhẹ da như Diapon, Hostapon,...cho nên khi dùng SLES bạn có
thể kết hợp thêm hoạt chất dịu kích ứng khác như Alantoin.

-

SLES cịn được ứng dụng để sản xuất bọt chữa cháy, tỉ lệ sử dụng của chất này
dưới 5%.

-

Ngoài ra, trong ngành dược, hóa chất này được dùng để tạo viên sủi và tạo
protein như một chất điện ly.

6


1.6. Độc tính
1.6.1.

Nhiễm độc cấp tính qua miệng

Độ độc cấp tính qua miệng chuột bạch tạng (LD50) là 3,2 hoặc 3,8 ml/kg. Một
nghiên cứu khác cho giá trị > 2,9 g/kg. Theo đó SLES có độ độc cấp tính thấp với
chuột. Các triệu chứng khi tiếp xúc với SLES tại giá trị LD50 và khoảng xung quanh

giá trị này là lờ đờ, tiêu chảy. Tuy nhiên SLES trong công thức mỹ phẩm có nồng độ
rất lỗng nên có thể coi là khơng độc hại.
1.6.2.

Kích ứng da/ da đầu, rụng tóc

Nhiều nghiên cứu patch test với SLES trên da trong vòng 24-48 giờ được tiến
hành ở nhiều nồng độ khác nhau. Kết quả, mức độ kích ứng khơng phụ thuộc vào
nồng độ SLES thử nghiệm:
-

Kích ứng nghiêm trọng khi dùng ở nồng độ 15% gặp trong 3 ngày liên tiếp,
nhưng các nghiên cứu tương tự ở nồng độ 17,5% chỉ gây ra kích ứng nhẹ.

-

Các thí nghiệm ở nồng độ 26 và 28% tạo ra kích ứng nhẹ và trung bình, và
một thí nghiệm ở nồng độ 58% khơng gây ra kích ứng.

-

Thí nghiệm với nồng độ 30% trong 3 ngày gây ra kích ứng nghiêm trọng.

Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của SLES trên da đầu và tóc trong 65 ngày
liên tiếp thì thấy:
-

Nồng độ 60% gây ra viêm và có biểu hiện tăng sinh thượng bì, hình thành u
nang biểu bì và rụng tóc lan tỏa.


-

Nồng độ 30% gây ra những thay đổi tương tự nhưng ít nghiêm trọng hơn và
nồng độ 9% không gây ra thay đổi.

Cần phải nhớ rằng các mỹ phẩm chứa SLES đều ở dạng rinse – off (rửa sạch
đi), thời gian tiếp xúc rất ngắn (vài phút chứ không phải trong vài giờ), khác xa với
điều kiện thử nghiệm và không phải lúc nào SLES trong mỹ phẩm cũng là nguyên
nhân gây kích ứng da. Do đó nói SLES là chất nhạy cảm với da/da đầu, gây ra rụng
tóc là khơng chính xác. Mặt khác các sản phẩm chăm sóc cá nhân chứa SLES đều đã
được thử nghiệm độc tính và dán nhãn cảnh báo thích hợp cùng thơng tin sơ cứu theo
quy định.

7


1.6.3.

Kích ứng mắt

Thí nghiệm khả năng gây kích ứng mắt ở thỏ bạch tạng ở nồng độ 1,3-58%,
kết quả dao động từ khơng kích ứng đến tổn thương mắt nghiêm trọng mà khơng phụ
thuộc vào liều.
Trong báo cáo an tồn về SLES, CIR khẳng định mặc dù có thể gây kích ứng
da và mắt nhưng SLES được sử dụng an toàn ở nồng độ báo cáo (0,1-50%). Trên cơ
sở những thơng tin có sẵn, CIR kết luận SLES an tồn khi được sử dụng trong mỹ
phẩm.
Các sản phẩm tiêu dùng chứa SLES đều được thử nghiệm về khả năng gây
kích ứng mắt, dán nhãn sản phẩm với các cảnh báo phù hợp cùng thông tin về cách
sơ cứu theo yêu cầu ghi nhãn bắt buộc của CPSC.

1.6.4.

Độc tính cận lâm sàng và độc tính mãn tính

Trong một nghiên cứu cận lâm sàng, khi thêm SLES ở liều 1000ppm trong 13
tuần và liều 5000ppm trong 2 năm vào đồ ăn của chuột rồi quan sát (bằng mắt thường
và dưới kính hiển vi) đều không nhận thấy những tác động của SLES lên chuột.
Thử nghiệm trên chuột Carnworth Farm “E” ở liều 40, 200, 1000 hoặc
5000ppm trong 13 tuần thì thấy: khi chuột được cho ăn mức 5000ppm sẽ dẫn đến
tăng trọng lượng tuyệt đối của thận (ở con đực) và tăng trọng lượng tuyệt đối của tim,
gan và thận (ở con cái), tuy nhiên khơng có sự thay đổi về trọng lượng tương đối.
Thử nghiệm dung dịch SLES 5% trên chuột Swiss cái 2 lần/ tuần trong 105
tuần, rút ra được kết luận nó khơng phải là tumourigenic (chất có thể gây ung thư).
Khơng có bằng chứng nào chứng minh SLES là chất gây ung thư và SLES cũng
không được phân loại vào nhóm chất gây ung thư [4].

 SLES nhiễm tạp Ethylene oxide và/ hoặc 1,4-dioxane gây ung thư
Theo đánh giá của Bộ Y tế Canada, 2 hóa chất này không đáp ứng được định
nghĩa pháp lý về chất độc hại trong mỹ phẩm do mức độ phơi nhiễm thấp hơn mức
có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Một lượng nhỏ SLES cũng có thể được cơ thể hấp thụ khi bạn dùng nó trực
tiếp trên da. Tuy nhiên, dựa theo kết quả của những nghiên cứu cận lâm sàng trên thì
vấn đề này thực sự khơng đáng để lo ngại.

8


1.6.5.

Nghiên cứu khác (độc tính sinh sản, phát triển)


Thêm SLES ở mức 0,1% vào khẩu phần ăn của chuột đực và chuột cái trong
vịng 14 tuần khơng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, quy mô lứa đẻ, sự tiết sữa
và khả năng sống sót của con non.
Cụ thể, thế hệ đầu tiên được duy trì chế độ ăn giống chuột bố mẹ và được cho
giao phối khi được 100 ngày tuổi. Con của nó được cho ăn cùng chế độ đó trong 5
tuần. Khơng nhận thấy sự thay đổi khi xét nghiệm huyết học, phân tích nước tiểu khi
quan sát bằng mắt thường cũng như dưới kính hiển vi.

1.7. Cách dùng SLES:

- Khuấy tan trong nước, nước ấm hay nước lạnh đều tan hết.
- Khi khuấy cần tốc độ cao cho nhanh tan.
- Không ngâm SLES cùng nước cho tự tan vì bản thân sản phẩm phải có
sự tác động quay mới tan được.
- Sau khi khuấy xong sản phẩm có bọt thì có thể chờ 1 chút cho hỗn hợp
hết bọt rồi làm tiếp các bước khác.
- Tỷ lệ dùng: 8-18%.
1.8. Các chứng nhận an toàn
Năm 2010, CIR cơng nhận là thành phần SLES an tồn khi sử dụng trong mỹ
phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân.
SLES khơng được các tổ chức có uy tín phân loại vào nhóm chất gây ung thư
(theo European Chemical Agency/ECHA; Cơ quan Nghiên cứu Ung thư hoa kỳ
(IARC); U.S. National Toxicology Program; California Proposition 65 list of
carcinogens; U.S. Environmental Protection Agency).
HERA (viết tắt của Human and Environmental Risk Assessment – chuyên
cung cấp các thông tin vô tư, minh bạch, đã được đánh giá một cách khoa học) kết
luận SLES an tồn và khơng phải ngun nhân gây ra những lo ngại liên quan đến
việc sử dụng mỹ phẩm của người tiêu dùng.


9


Chương 2. TÍNH CHẤT CỦA SODIUM LAURYL ETHER SULFATE
2.1. Tính chất vật lý
 Tính chất vật lý của Sodium Lauryl Ether Sulfate
-

Là một dung dịch đặc sánh

-

Không mùi

-

Màu trắng trong hoặc trắng ngà vàng

-

Đây là chất hoạt động bề mặt, mang điện tích âm, hoạt động theo cơ chế tương
tự như xà phịng.

-

Khối lượng phân tử 288,372 g/mol.

-

Nhiệt độ nóng chảy 206oC.


-

LD50 1280 ppm (chuột, miệng) .

-

Khối lượng riêng: 1,05 g/cm³.

-

Khối lượng mol: khoảng 420 g/mol.

2.2. Tính chất hóa học
SLES được điều chế bằng cách etoxyl hóa dodecanol. Sản phẩm etoxylat sau
đó được chuyển thành hợp chất cơ sulfate (este một lần với axit sulfuric), tiếp theo sẽ
được trung hòa để tạo thành muối natri.
2.3. Tương tác lưỡng cực trong phân tử
Tự tổng hợp một loạt SLES, có mức độ khác nhau etoxyl hóa (C12H25
(OCH2CH2) xOSO3Na, trong đó x = 1 (CS130), 2 (CS230) và 3 (CS330)) trong môi
trường nước dập tắt huỳnh quang, đo sức căng bề mặt và độ dẫn điện. CMC được
phát hiện là tương tự (0,80 mM) đối với ba chất hoạt động bề mặt etoxyl hóa, thấp
hơn đáng kể so với CMC được đo cho SDS khơng oxy hóa (SDS, CMC = 8,2 mM),
mặc dù mức độ ion hóa micelle (βion) cao hơn đáng kể trong SLES mixen ion = 0,70)
so với micelles SDS (βion = 0,18). Kết quả bất thường này được cho là do nội phân
tử và giữa các phân tử tương tác hấp dẫn ion-lưỡng cực giữa ion sunfat (SO4-) và
lưỡng cực O → CH2 của nhóm OE trong các micelle SLES, trong khi những tương
tác như vậy không xảy ra trong các micelle SDS.
Điều thú vị là CMC trong hệ thống micelle SLES được phát hiện là không phụ
thuộc vào mức độ etoxyl hóa. Điều này được cho thực tế là tương tác hấp dẫn ion-


10


lưỡng cực này chỉ có hiệu quả giữa nhóm OE đầu tiên được liên kết với SO4- (tương
tác nội phân tử) ở một mặt, và giữa nhóm sunfat và O → CH2 lưỡng cực gắn với
nhóm sunfat của chất hoạt động bề mặt gần đó tại mặt khác là giao diện micelle-nước
(tương tác giữa các phân tử) [5].
2.4. Kết hợp với chất hoạt động bề mặt khác
Các dung dịch chất hoạt động bề mặt hỗn hợp được sử dụng trong nhiều ứng
dụng do các đặc tính ưu việt của chúng như CMC thấp, tạo bọt nhiều, hấp dẫn các
đặc tính lưu biến và nhũ hóa hơn các chất hoạt động bề mặt đơn lẻ. Anionic sodium
lauryl ether sulfate (SLES) được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và các sản phẩm
chăm sóc cá nhân (sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu và sữa rửa tay,…). Các phân tử
SLES tự lắp ráp trong môi trường nước tạo thành các mixen có kích thước khác nhau,
tùy thuộc vào sự có mặt hoặc khơng có mặt của các chất phụ gia. Các hỗn hợp của
SLES với zwitterionic cocoamidopropyl betaine (CAPB) đã được nghiên cứu rộng
rãi và được sử dụng trong các công thức khác nhau có hoặc khơng có muối và các
chất tạo bề mặt khác do đặc tính tạo bọt và làm sạch tuyệt vời của chúng [6-8]. Chất
hoạt động bề mặt anion natri lauryl ete sulfat (SLES) khi có mặt của cocamide
monoethanolamine không ion (CMEA) mô tả bề mặt hoạt động cao và độ ổn định
của bọt. Quá trình chuyển đổi micellar từ hình cầu sang hình que có thể được tạo ra
trong hỗn hợp nhị phân SLES-CMEA dạng nước với sự hiện diện của NaCl được quy
định để sàng lọc lực đẩy tĩnh điện trong điện tích các nhóm chính của SLES. Các
mixen giống như con sâu bị mắc kẹt của SLES-CMEANaCl đã cho thấy đặc tính đàn
hồi cao. Kích thước micellar và hình dạng được xác định bởi DLS và SANS phù hợp
tốt với kết quả độ nhớt.
Hơn nữa, người ta đã phát hiện ra rằng khả năng tạo bọt và độ ổn định của bọt
SLES có thể được điều chế bằng CMEA và NaCl. Nghiên cứu này sẽ chứng minh
một cách tiếp cận phù hợp để cung cấp chế phẩm CMEA được hịa tan trước trong

SLES có thể mang lại nhiều lợi ích cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho phép pha
trộn CMEA ở nhiệt độ phịng mà nếu khơng thì cần trộn nhiệt độ cao [9].
2.5. Tương tác với gum khác
Sự tương tác giữa galactomannans, guar gum (GG) với natri lauryl ether
sulphat (SLES) đã được chứng minh bằng cách sử dụng đầu dò đo độ dẫn, đo sức
căng, pyrene và 1H NMR phân tích. SLES và GG hình thành cốt liệu và làm giảm
sức căng bề mặt ở nồng độ cốt liệu tới hạn. Sự tương tác được cho là do sự hiện diện
của các nhóm ethoxyl (EO) chất hoạt động bề mặt, vì trong phân tích đo độ dẫn, đo
độ căng và đầu dị pyrene sử dụng dạng khơng etoxyl hóa, natri lauryl sulphat - SLS,
không quan sát thấy sự kết tụ nào. Các tập hợp được hình thành giữa SLES và GG có

11


điện thế zeta âm cho thấy polyme được bao quanh bởi SLES và theo phân tích tán xạ
ánh sáng động (DLS), có kích thước xấp xỉ 26 nm. Việc xác định các thông số nhiệt
động lực học cho thấy rằng sự tập hợp xảy ra một cách tự phát và là một q trình
entanpi và entropi có định hướng. Tương tác SLES và GG có thể được khám phá để
tạo ra các cơng thức có nồng độ chất hoạt động bề mặt thấp hơn, chất làm đặc thường
được sử dụng là GG.

12


Chương 3. ỨNG DỤNG CỦA SODIUM LAURYL ETHER SULFATE
TRONG LĨNH VỰC MỸ PHẨM
SLES là chất hoạt động bề mặt anion có nguồn gốc từ dầu cọ, dầu dừa với khả
năng làm sạch hiệu quả, tạo bọt tốt nên được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt chính
trong các sản phẩm tẩy rửa (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội ...). SLES có hoạt tính hóa
học nhẹ hơn so với SLS (Sodium Lauryl Sulfate) do có trải qua q trình ethoxylate

hóa nên thường được khuyến khích sử dụng vì vậy nó được xem là thành phần thay
thế phù hợp và hiệu quả nhất cho SLS (Sodium Lauryl Sulfate). Bên cạng đó, SLES có
khả năng phân hủy sinh học nhanh chóng và hồn tồn nên khơng gây ảnh hưởng đến
mơi trường sống.
3.1. Các sản phẩm dầu gội tóc
Về khía cạnh bào chế, nhà sản xuất sẽ dựa trên đặc tính dầu gội tóc mà họ
hướng đến như độ nhớt, mức độ tạo bọt, cảm giác khi dùng, trị liệu gào hay không,…
để lựa chọn cho công thức bào chế của hãng. Dầu gội tóc cơ bản sẽ bao gồm những
thành phần như: nước, chất hỗ trợ tạo bọt, chất làm dày, chất bảo quản, chất dưỡng
da đầu và tóc và khơng thể thiếu chất hoạt động bề mặt. Chất hoạt động bề mặt là
thành phần chiếm tỉ lệ cao thứ 2 sau nước với 10 – 20%.
SLES trong công thức dầu gội là chất hoạt động bề mặt có tác dụng làm ướt
bề mặt da (weting agent), Tạo bọt tốt (foaming agent) và làm sạch da và tóc hiệu quả
(defatting agent). Đây là chất hoạt động bề mặt có khả năng “trộn” dầu và nước

bằng cách tác động lên bề mặt giữa chất béo và nước. Chất hoạt động bề mặt có
thể được trộn với nước và chất béo của da (chất bẩn thức ăn, bã nhờn, mồ hôi,…),
cho phép loại bỏ chất bẩn.

13


Hình 2. Một số sản phẩm dầu gội có chứa sodium lauryl ether sulfate
3.2. Các sản phẩm sữa rửa mặt
Với công dụng làm sạch nên SLES là thành phần phổ biến có mặt trong các
sản phẩm sữa rửa mặt giúp làm sạch hiệu quả, tạo độ ẩm, loại bỏ các bã nhờn để làm
sạch sâu và loại bỏ chúng tuyệt đối. Đồng thời hợp chất này cũng là một trong những
thành phần quan trọng trong công nghệ tạo bọt giúp dễ dàng khử sạch bụi bẩn, vi
khuẩn trên da. Rất nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp mỹ phẩm khẳng định
rằng SLES là an toàn cho việc sử dụng, các nghiên cứu đáng tin cậy đều chỉ ra rằng

khi được thêm vào mỹ phẩm, SLES khơng có bất kỳ tác động có hại nào đến sức khỏe
con người.

Hình 3. Một số sản phẩm sữa rửa mặt có chứa sodium lauryl ether sulfate

14


3.3. Các sản phẩm sữa tắm
Nếu bạn quan tâm tới thành phần của sản phẩm mình sử dụng, khi đọc các
thành phần ghi ở trên nhãn sau hoặc bao bì của sản phẩm thì bạn thấy có đến 90%
các sản phẩm sữa tắm chăm sóc cá nhân trên thị trường đều chứa thành phẩm Sodium
lauryl sulfate và gấn đây nhất Sodium lauryl ether sulfat được sử dụng để thay thế
Sodium Lauryl sulphate bởi SLES có hoạt tính hóa học nhẹ hơn so với SLS (Sodium
Lauryl Sulfate) do có trải qua q trình ethoxylate hóa nên thường được khuyến khích
sử dụng. SLES làm sạch hiệu quả, tạo độ ẩm, loại bỏ các bã nhờn để làm sạch sâu và
loại bỏ chúng tuyệt đối. Đồng thời hợp chất này cũng là một trong những thành phần
quan trọng trong công nghệ tạo bọt giúp dễ dàng khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da.

Hình 4. Một số sản phẩm sữa tắm có chứa sodium lauryl ether sulfate

15


Chương 4. Kết Luận
SLES được ứng dụng vào rất nhiều dịng sản phẩm khác nhau bởi tính năng
tạo bọt mịn và khả năng làm sạch cao như sản phẩm chăm sóc cá nhân bao gồm dầu
gội, sữa tắm, thuốc tẩy tóc, sữa rửa mặt, kem đánh răng, bọt cạo râu,… Bên cạnh đó,
nó cịn được ứng dụng vào các lĩnh vực chất tẩy rửa như nước rửa chén, nước rửa tay.
Khơng những thế, SLES cịn được ứng dụng để sản xuất bọt chữa cháy, tỉ lệ sử dụng

của chất này dưới 5%. Ngồi ra, trong ngành dược, hóa chất này được dùng để tạo
viên sủi và tạo protein như một chất điện ly.
Tuy nhiên, SLES vẫn còn một số hạn chế như có thể gây kích ứng da. Việc
sản xuất SLES vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục nghiên cứu thêm để có thể sản xuất
trên quy mơ lớn hơn nữa, khắc phục được những đặc tính khơng mong muốn trong
q trình sản xuất để có thể nâng cao năng suất và hiệu quả trong mục tiêu hướng đến
sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />[2] />[3] />P-UHCjTyCd_I4c
[4] European Chemical Agency/ECHA; Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ
(IARC); U.S. National Toxicology Program; California Proposition 65 list of
carcinogens; U.S. Environmental Protection Agency
[5] Mohamed Aoudia và cộng sự (2008), Intramolecular and intermolecular ion–
dipole interactions in sodium lauryl ether sulfates (SLES) self-aggregation and mixed
micellization with Triton X-100, Colloids and Surfaces A: Physicochem. Eng.
Aspects 335 (2009) 55–61.
[6] S.S. Tzocheva, K.D. Danov, P.A. Kralchevsky, G.S. Georgieva, A.J. Post, K.P.
Ananthapadmanabhan, Solubility limits and phase diagrams for fatty alcohols in
anionic (SLES) and Zwitterionic (CAPB) Micellar surfactant solutions, J. Colloid
Interface Sci. 449 (2015) 46–61.
[7] Z. Mitrinova, S. Tcholakova, N. Denkov, Control of surfactant solution rheology
using medium-chain cosurfactants, Colloids Surf. A 537 (2018) 173–184.
[8] Z. Mitrinova, S. Tcholakova, Z. Popova, N. Denkov, B.R. Dasgupta, K.
Ananthapadmanabhan, Efficient control of the rheological and surface properties of
surfactant solutions containing C8–C18 fatty acids as cosurfactants, Langmuir 29
(2013) 8255–8265.

[9] Niki Pandya và cộng sự (2020), SLES/CMEA mixed surfactant system: Effect of
electrolyte on interfacial behavior and microstructures in aqueous media, Journal of
Molecular Liquids 325 (2021) 115096.

17



×