Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Bài tiểu luận môn Cơ sở văn hóa VN: Những kiến trúc cổ ở Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ-TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: NGOẠI NGỮ


TÊN ĐỀ TÀI: NHỮNG KIẾN TRÚC CỔ Ở HUẾ

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ THÙY LINH
MSSV: 20DH712735
SỐ TT: 31

NĂM 2020


MỤC LỤC
Phần TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….....2
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………........2
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………..2
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….....3
5. Dự kiến những kết quả sau khi nghiên cứu……………………………………….3
Phần NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn…………………………………………..4
Chương II: Di sản văn hóa – Cố Đơ Huế (trong kinh thành)
1. Thành Huế…………………………………………………………………………...5
1.1. Kỳ Đài……………………………………………………………………..6
1.2. Trường Quốc Tử Giám…………………………………………………....7
1.3. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế…………………………………………..9
1.4. Tàng Thư Lâu……………………………………………………………10
2. Hoàng Thành………………………………………………………………….........12
2.1. Khu vực cử hành đại lễ………………………………………………………13
2.1.1. Ngọ Mơn………………………………………………………………...13


2.1.2. Điện Thái Hịa…………………………………………………………...15
2.2. Khu vực các miếu thờ………………………………………………………...16
2.2.1. Triệu Tổ Miếu…………………………………………………………...16
2.2.2. Thế Tổ Miếu……………………………………………………………..17
2.2.3. Hưng Tổ Miếu…………………………………………………………...18
2.3. Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua…………………………………………19
2.3.1. Cung Diên Thọ…………………………………………………………..19
2.3.2. Cung Trường Sanh………………………………………………………20
2.4. Khu vực Tử Cấm Thành……………………………………………………...21
2.4.1. Điện Cần Chánh………………………………………………………...21
2.4.2. Tả Vu – Hữu Vu …………………………………………………………22
2.4.3. Duyệt Thị Đường ………………………………………………………..22
2.4.4. Thái Bình Lâu…………………………………………………………...23
Chương III: Kiến trúc tiêu biểu ngoài kinh thành
1. Ba lăng tẩm: Tự Đức, Minh Mạng và Khải Định………………………………...24
2. Chùa Thiên Mụ và tháp Phước Duyên…………………………………………...25
3. Ga Huế………………………………………………………………………......26
4. Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc học………………………………...26
5. Cầu Trường Tiền…………………………………………………………….......27
Chương IV: Thực trạng khai thác, khó khăn và giải pháp bảo tồn di sản…………..28
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………….29
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..30
1


PHẦN TỔNG QUAN
1/ Lý do chọn đề tài:
Dường như mỗi thành phố của Việt Nam đều có biệt danh riêng: Hà Nội nghìn năm
văn hiến, Sài Gịn hịn ngọc viễn Đơng, cịn Huế thì lại là xứ sở mộng mơ, là mảnh
đất cố đô dù đã trải qua trăm năm nhưng vẫn nguyên vẻ cổ kính, dịu dàng đằm thắm

như thời gian vẫn luôn đi chậm lại nơi đây. Nếu bạn bỗng dưng muốn rời khỏi phố thị
nhộn nhịp, hãy đến Huế để tận hưởng nhịp sống đậm chất cổ trên từng ngỏ phố.
Huế không chỉ là trung tâm của dải đất miền Trung, được thiên nhiên ưu ái khi cho
nằm lọt thỏm giữa muôn vàn cảnh đẹp của biển, sơng, núi, đèo…mà cịn là vùng đất
kinh kỳ- nơi lưu giữ những tháng năm lịch sử qua những kiến trúc cổ, những di tích
xưa cũ.
Bạn đã nghe kể về Huế với những câu chuyện nên thơ, những danh lam thắng cảnh
mê hoặc lòng người, những giai thoại lịch sử hào hùng. Bạn đã được biết đến một
Huế cổ kính với những cơng trình nổi tiếng với vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của dân
tộc nhưng có nhiều câu hỏi được đặt ra:
- Bạn có biết những cơng trình kiến trúc đươc xây dựng trước thể kỷ 19 ở Huế
không?
- Kinh thành Huế được chính thức khởi cơng vào năm nào?
- Tên di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến nhà Nguyễn tồn tại ở Thừa
Thiên Huế?
- Tên ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng theo học niên khóa 19081909 tại Huế?
Để trả lời những câu hỏi trên, tôi chọn đề tài “ Những kiến trúc cổ ở Huế” nhằm
góp một phần nào giúp người đọc hiểu rõ và có cái nhìn sắc nét hơn về nơi đây.
2/ Mục đích nghiên cứu đề tài
- Mang lại nguồn kiến thức về những kiến trúc cổ ở Huế, có những di tích nào
cịn tồn tại và đang được trùng tu.
- Khơng chỉ giúp người đọc có cái nhìn hoài niệm hơn về vùng đất Huế mà đồng
thời cũng nhắc nhở mọi người ý thức gìn giữ những di tích lịch sử ở Huế nói
riêng và cả nước nói chung.
- Giới thiệu, quảng bá các cơng trình kiến trúc cổ đến khách du lịch và bạn bè
quốc tế.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
- Cụm kiến trúc cổ trong Kinh thành
- Các di tích ngồi kinh thành
2



4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu về khái niệm kiến trúc ở Việt Nam.
- Thông tin về kiến trúc trong Kinh thành: sự hình thành, cấu trúc, các di tích bên
trong, chức năng của chúng…
- Tìm hiểu về kiến trúc ngoài Kinh thành: lịch sử và tên gọi, kiểu thiết kể…
- Đọc sách, báo online để lấy thêm thông tin về thực trạng của kiến trúc cổ.
- Tìm trên các trang mạng để lấy hình ảnh minh họa rõ ràng, người đọc dễ hình
dung.
5/ Dự kiến những kết quả sau khi nghiên cứu
- Hoàn thành được những mục tiêu đã đặt ra.
- Người đọc tiếp thu nhanh, dễ hiểu và có cái nhìn rộng hơn về kiến trúc cổ ở
Huế do người viết cập nhật.
- Bản thân cũng tự trau dồi được những kiến thức bổ ích.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Khái niệm:
Kiến trúc cổ là một trật tự hoặc những quy định thống nhất về kích thước, các
tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một cơng trình theo
phong cách cổ điển của Việt Nam với những quy tắc riêng biệt và điển hình đã
được người Việt sử dụng trong lịch sử Việt Nam.
 Nét đặc trưng:
- Dốc mái thẳng, đao cong.
- Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên (chủ yếu thời Lê, Nguyễn) hoặc là hệ đấu củng (chủ yếu

đến hết thời Lý, Trần dần bổ sung hoặc thay thế bằng bảy/kẻ.
- Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới.
 Ngun - vật liệu:
Dù là cơng trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc
cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ
biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá..., sau này cịn có các vật liệu khác như
gạch, ngói, sành, sứ.. Qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra những kiến
trúc riêng biệt đã thể hiện tài hoa, tri thức và truyền thống trong kiến trúc cổ và dân
gian Việt Nam.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với mơi trường thiên
nhiên và hồn cảnh kinh tế - xã hội. Những cơng trình kiến trúc cổ hầu hết được xây
dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Tuy nhiên các công trình
cịn sót lại chủ yếu được xây dựng từ sau thế kỷ 17-18.
 Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ
sáp nhập văn hóa phương Nam của Trung Hoa và quy luật thời gian nên đa số những
cơng trình cổ cịn hiện hữu có niên đại từ thời nhà Lê Trung Hưng (thế kỷ 16) đến
thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19-20).
 Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay
các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được
cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều cơng trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ
quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những cơng trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại
chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.
(Nguồn: )

4


Chương II: Di sản văn hóa – Cố Đơ Huế (trong kinh thành)
1. Kinh thành:


H1: Kinh thành Huế
Nguồn: />
H2: Vua Gia Long
Nguồn: />
Kinh thành Huế (Thuận Hóa kinh thành) là một tịa thành ở cố đơ Huế, nơi đóng đơ
của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945.
Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố
đơ Huế được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi cơng xây
dựng từ 1805 và hồn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Vịng thành có
chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được
bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ
đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngồi vịng thành
có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài.

H3: Họa đồ Kinh thành Huế trong Đại Nam nhất thống chí
Nguồn: />
Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam,
với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi cơng trình kiến trúc của Hoàng
5


Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi
“Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai
trị thiên hạ).
Thành có 10 cửa chính gồm:
- Cửa Chính Bắc (cịn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
- Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
- Cửa Chính Tây

- Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
- Cửa Chính Nam (cịn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố – nhà để đồ binh
khí, lập thời Gia Long).
- Cửa Quảng Đức.
- Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con
đường dành cho vua ra bến sơng).
- Cửa Đơng-Nam (cịn gọi cửa Thượng Tứ).
- Cửa Chính Đơng (tức cửa Đơng Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
- Cửa Đơng-Bắc (cịn có tên cửa Kẻ Trài)
(Nguồn Kinh thành Huế
)
1.1. Kỳ Đài:

H4: Kỳ Đài trong khuôn viên Kinh thành Huế
Nguồn: />
Kỳ đài nằm ở chính giữa mặt trước kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên –
Huế. Kỳ Ðài thường gọi là cột cờ, là một cơng trình kiến trúc trong tổng thể các cơng
trình thuộc Kinh thành Huế.
Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng
kinh thành. Đến thời Minh Mạng. Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và
1840.
Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo
đều có hiệu cờ.

6


Kỳ Đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ:

H5: Phần đài cờ gồm 3 tầng hình chóp cụt kiên cố

Nguồn: />
Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn
5,5m, tầng giữa cao khoảng 6 m, tầng trên cùng cao hơn 6 m. Từ mặt đất lên tầng
dưới bằng một lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Ðài, tầng dưới thơng với tầng giữa bằng một
cửa vòm rộng 4 m, tầng giữa thông với tầng trên cùng cũng bằng một cửa vịm rộng 2
m. Ðỉnh mỗi tầng có xây một hệ thống lan can cao 1 m được trang trí bằng gạch hoa
đúc rỗng. Nền ba tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thốt nước mưa xuống
dưới. Trước đây cịn có hai chịi canh và tám khẩu đại bác.

H6: Phần cột cờ chắc chắn ngày nay
Nguồn: />
Cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm hai tầng, cao gần 30m. Năm Thiệu Trị thứ 6
(1846), cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài hơn 32m. Đến năm Thành Thái thứ
16 (1904), cột cờ này bị một cơn bão lớn quật gãy, nên sau phải đổi làm bằng ống
gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ bị pháo bắn gãy một lần nữa.
7


Năm 1948, cột cờ bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37 m hiện nay mới được
xây dựng.
Ngày 26/3/1975, sau khi giành thắng lợi trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, lá cờ dài
12 m, rộng 8 m của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên
Kỳ Đài.
(Kỳ Ðài, />1.2. Quốc Tử Giám:
Huế làm người ta nhớ mãi với những ngôi trường cổ kính và trang nghiêm như
trường Quốc Học Huế, trường Hai Bà Trưng. Thế nhưng ít ai biết rằng ở Huế cịn có
một ngơi trường xưa kia vốn rất nổi tiếng, đó là Trường Quốc Tử Giám – ngơi trường
Đại Học đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất cố đô này.

H7: Quốc Tử Giám

Nguồn: />
Quốc Tử Giám ở Huế, nay là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên
Huế, hiện ở số 1 đường 23 tháng 8, thành phố Huế, Việt Nam. Bấy giờ, trường Quốc
Tử Giám được lập ra cách kinh thành Huế chừng 5km về phía Tây, trường nằm cạnh
Văn Miếu và hoạt động mãi cho đến năm 1908 mới dời về trong khuôn viên kinh
thành Huế.
Đứng đầu Quốc Tử Giám là quan tế tửu, có quan tư nghiệp hiệp sức cùng một số
giáo viên.
Học sinh là tơn sinh (con cháu trong hồng tộc), ấm sinh (con cháu các quan) và
học sinh (thường dân trúng tuyển). Những người đỗ tú tài cũng được ghi danh vào
học.

8


H8: Bia tiến sĩ ở quốc tử giám cũ
Nguồn: />
H9: Bia trước Quốc Tử Giám (trong kinh thành)
Nguồn: />
Với sự cổ kính và lịch sử học tập của những con người nơi đây, bạn sẽ được chiêm
ngưỡng 32 tấm bia khắc tên 293 tiến sĩ triều Nguyễn.
Tính đến nay Quốc Tử Giám Huế là trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn
tại trên đất nước ta, và là một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao. Nơi đây đã trở thành
một bộ phận trong quần thể di tích cố đơ Huế được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn
hóa Thế Giới.
(Hồ Liên, Văn miếu Quốc Tử Giám – Vẻ đẹp cổ kính bị lãng quên ở Huế,
/>1.3. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế:
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một viện bảo tàng trực thuộc sự quản lý của
Trung tâm bảo tồn di tích cố đơ Huế.


H10: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế trước đây là Điện Long An
Nguồn: />
9


Nằm trong Thành Nội, đây là bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế vào năm
1923. Tịa nhà chính của viện bảo tàng bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ q, trên các cột có
hình chạm khắc tứ linh: long - li - quy - phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán.

H11: Hình ảnh một số hiện vật
Nguồn: />
Nơi đây hiện có tới 700 hiện vật: gốm mộc, gốm tráng men từ thời nhà Lý đến thời
nhà Nguyễn. Ngồi ra cịn có gốm sứ Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp... Có thể nói bảo
tàng là một bộ sưu tập gốm sứ của triều Nguyễn và các nước.
(Hồ Liên, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế – Nơi lưu giữ nét văn hóa cố đơ,
)
1.4. Tàng Thư Lâu:
Tàng Thư Lâu hay còn gọi Tàng Thơ Lâu là một cơng trình xây dựng trên hồ Học
Hải ở Huế được xây dựng vào năm 1825 và hồn cơng năm 1826, dùng làm nơi lưu
các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn.
Ngày nay những du khách đến Huế có dịp đi qua đường Đinh Tiên Hồng sẽ bắt
gặp Tàng Thư Lâu ở giữa lịng hồ Học Hải.

H12; Thư viện quốc gia của triều Nguyễn- Tàng Thư Lâu
Nguồn: />
10


Lầu được thiết kế và xây dựng khoa học, xung quanh là hồ sâu nên có thể tránh hỏa
hoạn, chống được sự xâm nhập của các loài gặm nhấm.


H13: Bên trong Tàng Thư Lâu
Nguồn: />
H14: Bên trong Tàng Thư Lâu
Nguồn: />
Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn, nơi lưu trữ
các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của
đất nước.
Triều đình Nguyễn lựa chọn vị trí trên hịn đảo giữa hồ Học Hải với ý đồ cách ly
với đất liền, chỉ có đường vào qua một cây cầu. Chính những kỹ thuật sơ khai lúc bấy
giờ đã giúp cho Tàng Thư lâu lưu trữ rất nhiều tài liệu quý giá trong một khoảng thời
gian rất dài.
Nhưng cùng với sự chấm dứt của chế độ quân chủ, Tàng Thư lâu cũng ngưng hoạt
động. Khối lượng tài liệu khổng lồ lưu trữ tại đây cũng bị tiêu tán trong chiến tranh.

H15: Xung quanh Tàng Thư Lâu
Nguồn: />
11


Năm 2015, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đơ Huế đã tiến hành trùng tu Tàng Thư
lâu với kinh phí hơn 24 tỷ đồng. Sau khi trùng tu, cơng trình được bố trí thêm sách và
tài liệu để trưng bày cho cơng chúng, cơng trình này đang được lập hồ sơ xin cơng
nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
(CTV Lê Huy Hoàng Hải, Ngắm toàn cảnh “Tàng Kinh Các” của Việt Nam dưới
triều Nguyễn, )
2. Hoàng Thành:
Hoàng thành Huế, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng
bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn
và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia.


H16: Sơ đồ Hoàng Thành Huế
Nguồn: />
H17: Ảnh chụp Hoàng thành Huế ngày 11 tháng 9, năm
1932.
Nguồn: />
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804. Hoàng Thành nằm bên trong một vịng
tường thành gần vng với mỗi chiều khoảng 600 mét. Hồng Thành có 4 cổng ra
vào. Cửa chính là Ngọ Mơn. Cửa phía Đơng là Hiển Chơn. Cửa phía Tây gọi là
Chương Đức. Cửa phía Bắc là Hịa Bình. Biểu tượng nổi bật nhất chính là Ngọ Mơn,
đây là khu vực hành chính tối cao của triều nhà Nguyễn. Xung quanh thành là các cây
cầu và hồ nước có tên Kim Thủy.

H18: Hồng Thành là nơi làm việc của vua, quan triều Nguyễn
Nguồn: />
12


Hồng Thành gồm các khu: khu phịng vệ, khu cử hành đại lễ, khu miếu thờ, khu
cho các hoàng tử học tập… Ngồi ra cịn có phủ Nội Vụ và các xưởng chế tạo đồ
dùng cho hoàng gia.
(Cẩm Luyến, Du lịch về cố đơ – Những cơng trình kiến trúc Huế mang đậm dấu ấn
thời gian, />2.1. Khu vực cử hành đại lễ:
2.1.1. Ngọ Mơn:
Ngọ Mơn là hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế, mặc nhiên là như vậy. Đó là một
cơng trình kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện. Cùng với cầu Trường
Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ, Ngọ Mơn là hình ảnh tiêu biểu nhất của thành phố
Huế và Quần thể di tích cố đơ Huế - Di sản văn hóa thế giới.

H19: Cổng Ngọ Mơn, cổng chính của Hồng thành Huế

Nguồn: />
Ngọ Mơn là cổng chính phía nam của Hồng thành Huế, cũng được coi là bộ mặt
của Hoàng thành và vương triều phong kiến. Ngọ Môn được xây dựng dưới thời vua
Minh Mạng - vua thứ 2 của nhà Nguyễn.
(Hà Thanh, Ngọ Môn - biểu tượng kiến trúc cung đình Huế,
/>Là cổng chính nhưng Ngọ Mơn khơng được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức
cao. Cổng thường chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi vua ra vào Hồng thành có
đồn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hồng
cung.
Lễ đài và quảng trường này là nơi cử hành các cuộc lễ lớn của triều đình như lễ
Truyền lơ (xướng danh các sỹ tử thi đỗ Tiến sỹ), lễ Ban sóc (phát lịch), lễ Duyệt
binh… Ngọ Mơn cũng là địa điểm lịch sử - nơi diễn ra lễ thoái vị của Vua Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, vào ngày 30/8/1945.

13


.
H20: Mặt cấu trúc của Ngọ Mơn
Nguồn: />
Ngọ Mơn có thể chia ra làm hai phần chính: Phần nền đài ở phía dưới và phần Lầu
Ngũ Phụng ở phía trên. Tuy tính chất và vật liệu xây dựng rất khác nhau nhưng hai
thành phần này lại được thiết kế hài hòa với nhau, trở thành một tổng thể thống nhất.
+ Hệ thống nền đài:
Ngọ Mơn có 5 cửa ra vào: ở giữa dành cho Vua đi, hai bên là các cửa Tả Giáp Môn và
Hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ trong đồn ngự đạo. Hai lối cịn lại gọi là
Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho quân lính và voi ngựa theo hầu. Hai cổng
này được xây kết cấu theo lối cuốn vòm và đỉnh cổng có hình cung; cịn ba cổng ở
giữa lại được thiết kế và xây dựng vuông - thẳng.
+ Lầu Ngũ Phụng:
Là hệ thống kiến trúc đặt phía trên nền đài. Lầu có mặt bằng hình chữ U tương ứng

với mặt bằng nền đài, gồm hai tầng lầu, hai tầng mái. Lầu được dựng trên nền cao
1,14m xây trên đài, có các bậc cấp từ nền đài lên nền lầu. Khung của lầu Ngũ Phụng
được làm bằng gỗ lim. Toàn bộ tịa lầu có 100 cây cột chẵn, mỗi bên 50 cây (nếu chia
đơi theo trục), trong đó có 48 cây cột xuyên suốt 2 tầng.
Mặt bằng của Lầu Ngũ Phụng tương ứng với hệ thống nền đài hình chữ U, tạo nên
một tổng thể thống nhất, hài hòa cân đối; như vịng tay chủ nhân dang ra đón khách
vào.

14


H21: Ngọ Môn về đêm
Nguồn: />
Trải qua thời gian và những thăng trầm thời cuộc, khói lửa chiến tranh, hơn 180
năm, Ngọ Môn vẫn tồn tại, hiện diện và toả sáng, trở thành một biểu tượng của nghệ
thuật kiến trúc – điêu khắc đậm tính bản địa và bản sắc dân tộc; tiêu biểu cho kiến
trúc triều Nguyễn ở Huế nói riêng và kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung.
(CTV Hà Thành, Kiến trúc đặc sắc Ngọ Môn trước kinh thành Huế,
/>2.1.2. Điện Thái Hòa:
Điện Thái Hòa là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế, nơi đây đặt ngai
vàng của vua - biểu tượng của quyền lực vương triều phong kiến.

H22: Điện Thái Hòa
Nguồn: />
Điện Thái Hòa được xây dựng vào mùa xuân năm 1805. Là một trong những cơng
trình đẹp nhất nằm trong Hồng thành, điện Thái Hòa hội tụ gần như tất cả những tinh
hoa về nghệ thuật kiến trúc - trang trí, kỹ thuật xây dựng của thời Nguyễn. Đây là nơi
đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại.
Trong chế độ phong kiến, cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Qua
các đợt trùng tu và sửa chữa lớn nhỏ dưới thời vua Thành Thái, Bảo Đại và trong thời

gian gần đây (vào năm 1960, 1970, 1981, 1985 và 1992), điện Thái Hịa đã ít nhiều có
thay đổi, vẻ cổ kính ngày xưa đã giảm đi một phần. Tuy nhiên, cốt cách cơ bản của nó
thì vẫn cịn được bảo lưu, nhất là phần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật.
15


H23:Ngai vàng của nhà vua trong Điện Thái Hoà
Nguồn:: />
H24: Điện Thái Hịa và sân Đại Triều Nghi trong Hồng
thành Huế.
Nguồn: : />
Là nơi thể hiện uy quyền của quốc gia, Điện được xây trên nền cao 1 mét, diện tích
1360 m², nguy nga bề thế trơng ra một sân rộng. Điện Thái Hịa là biểu trưng quyền
lực của Hồng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các
buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những
buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều.
Điện Thái Hòa là “giang sơn của rồng, là nơi rồng bay lượn”. Ở nội điện, từ ngai
vàng, bửu tán, các mặt diềm gỗ xung quanh cho đến mỗi mặt của ba tầng bệ mỗi nơi
đều trang trí một bộ chín con rồng. Các đồ án, chi tiết trang trí hình rồng có tính nghệ
thuật rất cao, thể hiện tài năng của những nhà thiết kế và những nghệ nhân xây dựng
cơng trình. Đặc biệt, hình rồng trên mái đẹp và thanh thốt, tơn giá trị bộ mái và tồn
bộ cơng trình lên với những dáng vẻ kiêu hãnh vươn lên trời xanh.
Ngày nay, Điện Thái Hoà trở thành một điểm du lịch nổi tiếng hàng năm thu hút rất
nhiều du khách trong và ngồi nước.
(CTV Hà Thành, Điện Thái Hịa – Nơi rồng bay lượn, />2.2. Khu vực các miếu thờ:
2.2.1. Triệu Tổ miếu:
Triệu Tổ miếu còn gọi là Triệu Miếu, được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804).
Miếu này nằm ở phía bắc của Thái Miếu trong hồng thành Huế, là miếu thờ Nguyễn
Kim, còn gọi là Cam (1468-1545), thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.


16


H25: Triệu Tổ Miếu
Nguồn: />
Miếu gồm 1 tịa điện chính theo lối nhà kép, chính đường 3 gian 2 chái, tiền đường
5 gian 2 chái đơn. Hai bên điện chính có Thần Khố (phía đơng) và Thần Trù (phía tây).
Khn viên khu miếu hình chữ nhật, tường phía nam gắn liền với tường Thái Miếu.
Bên trong điện chính đặt án thờ Triệu Tổ Tĩnh Hồng đế và Hồng hậu.
(Mr.Hịa, Triệu Miếu, )
2.2.2. Thế Tổ miếu:
Thế Tổ miếu thường gọi là Thế miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành
Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua
quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ
này.

H26: Thế Tổ miếu
Nguồn: />
Nguyên ở nơi này trước kia là miếu thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia
Long gọi là tịa Hồng Khảo miếu. Đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Hồng Khảo
miếu được dời lùi về phía bắc khoảng 50 mét để dành vị trí xây tịa Thế Tổ miếu thờ
vua Gia Long và hoàng hậu. Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821-1822), ban đầu
chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao hồng đế (vì thế mới có tên gọi Thế Tổ miếu), nhưng về
sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.

17


H28: Cửu đỉnh
Nguồn: />

H27:Thái Tổ Miếu nhìn từ trên cao
Nguồn:
/>
Khn viên của Thế Tổ miếu có hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, chiếm
đến 1/18 diện tích tồn bộ các khu vực bên trong Hoàng thành và Tử Cấm thành. Thế
Tổ miếu là một cơng trình kiến trúc gỗ rất lớn được xây theo lối "trùng thiềm điệp ốc"
đặt trên nền cao gần 1 m. Mái được lợp ngói hồng lưu ly với đỉnh nóc gắn liền thái
cực bằng pháp làm rực rỡ.
Bên ngoài Thế Tổ miếu, trước mặt là một khoảnh sân rộng lát gạch Bát Tràng. Trên
sân đặt 1 hàng 14 chiếc đôn đá, bên trên đặt các chậu sứ trồng hoa. Hai bên sân lại có
một đơi kỳ lân bằng đồng đứng trong thiết đình. Cuối sân là chín chiếc đỉnh đồng to
lớn (Cửu đỉnh) đặt thẳng hàng với 9 gian thờ trong miếu.
Trong các miếu thờ trên, Thế Tổ Miếu là nơi quan trọng nhất, lớn nhất. Đây cũng là
nơi bảo lưu tương đối trọn vẹn nhất dấu tích xưa so với các khu miếu thờ khác trong
Đại Nội Huế.
(Lê Huân, Thuận Thành, Thế Miếu - The Mieu Temple - Huế - Việt Nam,
/>2.2.3. Hưng Tổ Miếu:

H29: Hưng Miếu, Đại Nội Huế
Nguồn: />
Hưng Tổ Miếu cịn gọi là Hưng Miếu, là ngơi miếu thờ cha mẹ vua Gia Long - ông
Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hồn, vị trí ở tây nam Hồng thành (cách Thế
18


Miếu chừng 50 mét về phía Bắc). Riêng Thái Miếu và Triệu Miếu nằm ngoài khu vực
này và nằm bên phải Ngọ Mơn thì các khu vực các miếu thờ cịn lại trong Đại Nội
nằm bên trái Ngọ Mơn.
Trên một mặt bằng gần như vuông (19m x 19,20m), người ta cấu trúc tòa nhà theo
thức trùng diêm và trùng lương của các cung điện khác ở Huế. Miếu là một ngơi nhà

kép chừng 400m2 mái được lợp bằng ngói âm dương men vàng, nền cao 0,68 m bó
bằng đá Thanh. Tồn bộ dàn trị cùng với các mảng trang trí đều được làm bằng gỗ
quý: lim, sao, kền kền, huê mộc. Tất cả được trang rất tinh xảo, mặt dưới và mặt trên
đều được trạm trổ hoa lá và hình ảnh làm các bộ phận gỗ trở nên nhẹ nhàng. Các cột
trốn tuy nhỏ, nhưng hai đầu được đẽo vuốt vào rồi nở ra hình hoa sen, rất ăn khớp với
nhau.
Sân trước Hưng miếu có hình chữ nhật được lát gạch bát tràng. Giữa sân là đường
thần đạo lát bằng đá thanh. Song song với hàng cột hiên là dãy các chậu sứ trồng cây
cảnh mỗi chậu đặt trên đôn bằng đá gồm sáu cái. Bên phải sân có một cái lư hương
dùng để đốt tờ sớ.
(Ngoc Nguyen, Hưng Tổ Miếu- temple for emperor Gia Long’s parents,
/>2.3. Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua:
2.3.1. Cung Diên Thọ:
Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện trong Hoàng thành Huế, nơi ở
của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hồng thái hậu triều Nguyễn, nó được coi là hệ
thống kiến trúc cung điện quy mơ nhất cịn lại tại Cố đô Huế.
Tên cung Diên Thọ được đặt từ thời vua Khải Định. Trải qua nhiều lần tu sửa,
khuôn viên cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17500m2 với các cơng trình cịn
tồn tại như Diên Thọ chính điện, điện Thọ Ninh, các Khương Ninh… Các cơng trình
này được nối kết với nhau bằng hệ thống hành lang có mái che.

H30:Một góc cung Diên Thọ nhìn từ tạ Trường Du
Nguồn: />
H31: Cung Diên Thọ tại Huế
Nguồn: />
Được xây dựng vào tháng 4 năm 1804 để làm nơi sinh sống của bà Hiếu Khang
hoàng hậu (mẹ vua Gia Long), cung Diên Thọ tiếp tục được các đời vua sau như
19



Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, Khải Định cho đại tu, sửa chữa và đổi tên nhiều lần
để trở thành nơi ở của nhiều vị Hoàng thái hậu triều Nguyễn. Trong khu vực cung
Diên Thọ có khoảng 20 cơng trình kiến trúc lớn nhỏ, vừa phong phú về loại hình vừa
đa dạng về phong cách kiến trúc.
Năm 1993, cung Diên Thọ nằm trong danh mục 16 di tích thuộc quần thể di tích Cố
đơ Huế được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới.
Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ vào năm 1945, dù nhiều cơng trình trong Đại Nội bị tàn
phá nặng nề hoặc biến mất nhưng toàn bộ khn viên cung Diên Thọ hầu như vẫn cịn
ngun vẹn.
(Luyến Nguyễn, “Tham quan” Cung Diên Thọ nơi ở của các vị Hoàng hậu triều
Nguyễn, />2.3.2. Cung Trường Sanh:
Trong quần thể di tích cố đơ Huế, Cung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh được
khởi công vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821), ở phía Tây Bắc Hồng thành, sau
cung Diên Thọ.

H32: Cổng vào cung Trường Sanh
Nguồn: />
H33: Cung Trường Sanh
Nguồn: />
Trong giai đoạn đầu, Cung Trường Sanh đóng vai trị một hoa viên nơi các chúa
Nguyễn mời mẹ đến thăm thú, du ngoạn. Cuối đời Nguyễn, nơi đây trở thành nơi ăn
chốn ở, sinh hoạt của các bà hoàng như bà Lệ Thiên Anh (vợ vua Tự Đức), bà Từ
Minh (vợ vua Dục Đức) v.v.
Năm 1990, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế dời các hộ dân đã ở trong phạm
vi phế tích Cung Trường Sanh ra ngồi khu vực.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đơ Huế đã khởi cơng dự án
phục hồi khu di tích Cung Trường Sanh, với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng và hồn
thành vào năm 2007 với việc tu bổ 4 gian nhà trong cung, phục hồi lạch Đào Nguyên,
các hòn non bộ, hồ Tân Nguyệt, vườn cảnh, tường thành, cổng hoàng cung, đồng thời
lát gạch Bát Tràng trong sân của toàn cung.

(Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Cung Trường Sanh,
/>20


2.4. Khu vực Tử Cấm Thành:
Tử Cấm Thành của Đại Nội Huế cũng là khu quan trọng, được xây dựng trong một
diện tích hình vng và được Hồng Thành bảo vệ, mỗi bề khoảng 300 mét. Có hơn
50 cơng trình kiến trúc được bao quanh bởi vòng tường thành cao 3,5 mét.
Tử Cấm Thành là sự kết hợp hài hòa giữa các cơng trình bên trong với quanh cảnh
thiên nhiên đẹp đẽ.

H34: Tử Cấm Thành, Huế
Nguồn: />
2.4.1. Điện Cần Chánh:

H35: Sân rồng trước điện Cần Chánh 1919-1926
Nguồn: />
H36: Điện Cần Chánh nay chỉ còn phần nền khi bị Việt
Minh phá hủy
Nguồn: />
Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau cịn được tu bổ
nhiều lần.
Điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành. Nền đài cao gần 1m, diện
tích mặt nền gần 1000m2. Phần lớn kết cấu bộ khung đều được chạm trổ trang trí rất
tinh xảo, cơng phu.
Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25
âm lịch hàng tháng. Ngoài ra điện cịn là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan
trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ.
Ngôi điện này đã phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947. Hiện nay, Trung tâm Bảo
tồn Di tích cố Đơ Huế cùng với Đại học Waseda Nhật Bản đang triển khai thực hiện

dự án phục nguyên điện Cần Chánh.
(Blog Hình ảnh lịch sử, Điện Cần Chánh,
/>21


2.4.2. Tả Vu – Hữu Vu:
Tả Vu và Hữu Vu là hai kiến trúc thuộc của Điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành
của Kinh thành Huế được xây dựng vào đầu thế kỉ 19.

H38: Hữu vu năm 1921
Nguồn: />
H37: Tả Vu
Nguồn: />
Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn, cịn Hữu Vu là tồ nhà dành cho các quan
võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ
mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc.
Về bố cục, Tả Vu và Hữu Vu đều có 5 gian hai chái, mái chồng, bên đông và tây
cùng hướng vào nhau. Cơng trình đã từng được tu sửa 2 lần vào năm Thành Thái thứ
10 (1899) và năm 1923 cho lễ Tứ Tuần Đại Khánh của vua Khải Định để có hình
dáng kiến trúc như ngày hơm nay.
Trong q trình tu bổ, việc xây dựng cơng trình đã có sự ảnh hưởng phong cách
châu Âu. Tường và trần nhà đều được trang trí, vẽ màu theo phong cách châu Âu với
hoạ tiết thể hiện các chủ đề truyền thống của cung đình Huế như: “Tam sư huý cầu”,
“Tam tinh”, “Lưỡng Long triều nghi”.
(Mr.Hòa, Tả Vu – Hữu Vu, />2.4.3. Duyệt Thị đường:
Duyệt Thị đường là một nhà hát dành cho vua, hồng thân quốc thích, các quan đại
thần và là nơi biểu diễn các vở tuồng nghệ thuật dành cho quan khách, sứ thần thưởng
thức để từ đó con người chiêm nghiệm những điều hay lẽ phải.

H39: Duyệt Thị đường

Nguồn: />
H40: Sân khấu chính của Duyệt Thị đường
Nguồn: />
22


Những năm 1820 – 1840, vua Minh Mạng cho xây dựng Nhà hát lớn Duyệt Thị
đường nằm ở góc đơng nam bên trong Tử Cấm thành. Đây được xem là nhà hát cổ
nhất của ngành sân khấu Việt Nam.
Duyệt Thị đường có tổng diện tích 11.740m². Diện tích xây dựng nhà hát 1.182 m².
Tồn bộ khn viên nhà hát trước đây được dùng để trồng các loại cây thuốc Nam
quý hiếm. Nhà hát hình chữ nhật rộng rãi với bộ mái có những bờ quyết cong giống
như những đình chùa ở Huế, được chống đỡ bởi hai hàng cột lim sơn son có chiều cao
12m với hình vẽ rồng ẩn mây cuốn xung quanh.
Sau những năm bị xuống cấp nghiêm trọng, từ năm 2004, Duyệt Thị đường được
trung tâm bảo tàng di tích cố đơ Huế khơi phục và đưa vào hoạt động phục vụ khách
du lịch với thể loại “nhã nhạc cung đình Huế” khá thu hút du lịch.
(Nguyễn Đình Thiện, Duyệt Thị Đường – nhà hát cổ nhất tại Việt Nam,
/>2.4.4. Thái Bình lâu:

H41: Thái Bình lâu năm 2008.
Nguồn: />
H42: Phong cảnh tại Thái Bình lâu
Nguồn: />
Thái Bình Lâu (Đại Nội) được xây dựng dưới thời vua Đồng Khánh năm 1887.
Đây là nơi dành cho nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh.
Thái Bình lâu là một kiến trúc độc đáo gồm 2 cơng trình: Tiền Doanh và Hậu
doanh nối kết với nhau. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt
tráng men. Tiền doanh là một tòa nhà 2 tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men
hồng lưu ly.

Năm 2010, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế đã thực hiện dự án trùng tu, phục
hồi Thái Bình Lâu với kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Sau 4 năm trùng tu, đến
nay cơng trình đã chính thức đón du khách vào khám phá, thăm quan.
(Đồng Văn, Thái Bình Lâu – điểm đến mới trong Đại Nội,
/>
23


Chương III: Kiến trúc tiêu biểu ngoài kinh thành
1. Ba lăng tẩm: Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định:

H43: Lăng Tự Đức bên cạnh hồ nước
Nguồn: />
H44: Tự Đức- Khu lăng tẩm đẹp nhất ở Huế
Nguồn: />
Lăng Tự Đức tọa lạc ở xã Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nó
được coi là lăng đẹp nhất trong các lăng tẩm các vị vua Triều Nguyễn với khung cảnh
thiên nhiên đẹp thơ mộng, hữu tình. Xung quanh là cây cối xanh mát và hồ nước rộng
bao la. Kiến trúc cổ kính phai cũ theo thời gian nhưng vẫn độc đáo vô cùng. Đến với
lăng Tự Đức là đến không gian yên bình, tĩnh lặng nhưng xanh mát và dễ chịu lạ kì.
(Cẩm Luyến, Du lịch về cố đơ – Những cơng trình kiến trúc Huế mang đậm dấu ấn
thời gian, />
H45:Minh lâu ở lăng Minh Mạng
Nguồn: />
H46: Toàn cảnh lăng Minh Mạng nhìn từ trên khơng
Nguồn: />
Lăng Minh Mạng do vua Thiệu Trị cho xây dựng, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã
ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dịng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sơng
Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến
năm 1843 thì hồn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính. Kiến trúc độc đáo kết

hợp với không gian hội họa, cùng khung cảnh thiên nhiên hoa lá đầy trữ tình tạo cảm
giác vừa uy nghiêm nhưng cũng rất lãng mạn.

24


×