BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC TỪ VỰNG MÔN TIẾNG ANH 8
1. Lời giới thiệu
Luật Giáo dục Việt Nam năm 2019 đã quy định: "Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên".
Với mục tiêu giáo dục phổ thơng là "giúp học sinh phát triển tồn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc". Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp
tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh".
Mục tiêu của môn học Tiếng Anh THCS là “giúp học sinh hình thành và
phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao
sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng
như hiểu biết sâu hơn về văn hố, xã hội của dân tộc mình.”
Với mục tiêu đó, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Tiếng Anh
THCS theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực chính là yêu cầu quan
trọng hàng đầu nhằm đánh giá năng lực người học.
Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm trực
tiếp đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu: “Một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học từ vựng môn Tiếng Anh 8” để
chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học từ vựng Tiếng
Anh theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học từ
vựng môn Tiếng Anh 8.
1
3. Tác giả sáng kiến
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh 8 cho học sinh trong
trường THCS
- Sáng kiến nhằm cải tiến phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng dạy
bộ mơn Tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng chung cho học sinh, tạo niềm
tin ở các bậc phụ huynh và nhân dân vào nhà trường, vào đội ngũ giáo viên.
Đồng thời, sáng kiến còn giúp học sinh thêm u thích và học tập hiệu quả mơn
Tiếng Anh trong bối cảnh chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh THCS còn
nhiều hạn chế, nặng về học ngữ pháp hàn lâm.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
PHẦN I: LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lí luận
1. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,
rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo
các Công văn số 3535/BGDĐT - GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương
pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; Cơng văn số
5555/BGDĐT - GDTrH ngày 08/10/2014 đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên,
xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy; Công văn số 4612/BGDĐT - GDTrH ngày
03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành
theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 2018; Công văn số 3817/BGDĐT - GDTrH ngày 15/08/2017 về hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017 - 2018; đẩy mạnh việc vận
dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án
trong các mơn học; tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin; tập trung dạy cách
học, cách tư duy; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và
định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hóa
phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm - thực hành.
2
Việc đổi mới phương pháp dạy học như trên cần phải được thực hiện một cách
đồng bộ với việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Cụ thể là:
- Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học
thơng qua việc sử dụng các mơ hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với
các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường
sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao ... Ngoài
việc tổ chức cho học sinh các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao
nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học,
phát động tuần lễ “Hưởng ứng học tập suốt đời” và phát triển văn hóa đọc gắn
với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học.
- Khuyến khích các nhà trường tổ chức các hoạt động góp phần phát triển năng
lực học sinh như: Văn hóa - Văn nghệ, Thể dục - Thể thao; trải nghiệm sáng tạo,
các hoạt động ngoài giờ lên lớp; ... trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo;
tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập.
- Tiếp tục phối hợp với các đối tác thực hiện tốt các dự án khác như: Chương
trình giáo dục kĩ năng sống; Chương trình dạy học Intel; Dự án đối thoại Châu
Á - Kết nối lớp học; Ứng dụng CNTT đổi mới quản lý hoạt động giáo dục ở một
số trường thí điểm theo kế hoạch số 10/KH-BGDĐT ngày 07/01/2016 của Bộ
GDĐT.
- Tiếng Anh là mơn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3
đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, mơn
Tiếng Anh khơng chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp
bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung,
để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để
học suốt đời.
- Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan
trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm
hiểu các nền văn hố, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc,
hình thành ý thức cơng dân tồn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và
năng lực cá nhân. Thơng qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa
khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm u ngơn ngữ và nền văn hóa của
dân tộc mình. Cụ thể, chương trình mơn học Tiếng Anh nhấn mạnh bốn mục
3
tiêu chính sau: Thứ nhất, giúp học sinh có thể “sử dụng tiếng Anh như một công
cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu
cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường
nhật”. Thứ hai, giúp học sinh có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về
đất nước, con người, nền văn hố của các quốc gia nói tiếng Anh và của các
quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị
của nền văn hố dân tộc mình”. Thứ ba, giúp học sinh “có thái độ tích cực đối
với mơn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu
các mơn học khác trong chương trình giáo dục phổ thơng”. Thứ tư là “hình
thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát
triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời
gian học tập và hình thành thói quen tự học”. Do vậy, việc nâng cao chất lượng
dạy học môn Tiếng Anh là vô cùng quan trọng.
2. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong nhà trường
THCS.
2.1. Phương pháp dạy học là gì?
- Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều
quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong tài liệu này, PPDH được hiểu
là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên (GV) và học sinh
(HS), trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
- Một số lưu ý:
+ Mỗi quan điểm DH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ
thể có các kĩ thuật dạy học (KTDH) đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể
phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều
PPDH khác nhau (Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp
đàm thoại và phương pháp thảo luận).
+ Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi
khơng rõ ràng. Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là
phương pháp, có trường hợp lại được coi là một KTDH.
+ Có những PPDH chung cho nhiều mơn học, nhưng có những PPDH đặc thù
của từng mơn học hoặc nhóm mơn học.
+ Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một phương pháp dạy học hoặc kĩ
thuật dạy học. Ví dụ: Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là
cơng não hoặc tấn cơng não,...
2.2. Một số phương pháp dạy học tích cực mơn Tiếng Anh
- Phương pháp dạy học nhóm
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
4
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp dự án
2.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
- Kĩ thuật chia nhóm
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật phòng tranh
- Kĩ thuật công đoạn
- Kĩ thuật các mảnh ghép
- Kĩ thuật động não
- Kĩ thuật “ Trình bày một phút”
- Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
- Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
- Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”
- Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”
- Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
- Kĩ thuật “Viết tích cực”
- Kĩ thuật “Đọc hợp tác” (cịn gọi là đọc tích cực)
- Kĩ thuật “Nói cách khác”
- Phân tích phim Video
- Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
II. Cơ sở thực tiễn
Từ vựng đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với người học, đặc biệt là
với người mới bắt đầu. Khi đã có một lượng từ vựng nhất định, người học sẽ tự
tin để “đắm” trong ngơn ngữ đó. Và từ vựng đại diện cho một phần quan trọng
nhất cần thiết cho việc dạy và học ngoại ngữ. Nó là cơ sở cho sự phát triển của
tất cả các kỹ năng khác: đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết, đánh vần và phát âm.
5
Tiếng Anh là một trong những thứ tiếng có vốn từ vựng phong phú vì vậy
từ vựng là cơng cụ chính giúp người học sử dụng tiếng Anh hiệu quả. Nói về
tầm quan trọng của từ vựng, nhà ngơn ngữ học David Wilkins lập luận rằng:
“Khơng có ngữ pháp, người ta vẫn có thể truyền đạt được một chút thơng tin,
khơng có từ vựng, khơng có một thơng tin nào có thể được truyền tải.”. Thật
vậy, mọi người cần sử dụng từ ngữ để diễn đạt nhu cầu và ý tưởng của mình.
Khi đối mặt với người nói tiếng Anh bản địa, khi xem phim khơng có phụ đề
hoặc khi nghe một bài hát tiếng Anh yêu thích, khi đọc văn bản hoặc khi viết
thư cho bạn bè, người học sẽ luôn cần phải tư duy bằng từ. Đa số người học
Tiếng Anh cảm thấy căng thẳng khi phải giao tiếp, cảm thấy mệt mỏi khi phải
viết vì họ “bí từ” nên thường sử dụng cùng một cách diễn đạt và từ ngữ. Do đó,
cuộc trị chuyện của họ bị gián đoạn đột ngột rất nhanh. Và lý do chính cho các
vấn đề giao tiếp như vậy là thiếu từ vựng.
Việc học và nói tiếng Anh trơi chảy là điều hồn tồn khơng dễ dàng gì,
bởi lẽ chúng ta chưa hiểu hết về cách phát âm, trọng âm và cách sử dụng của từ
cần dùng là điều quan trọng. Trên thực tế, nếu bạn nhìn vào từ vựng của tiếng
Anh, 26% tiếng Anh là tiếng Đức có nguồn gốc, gần 30% là tiếng Pháp và gần
30% gốc Latin. Một lý do khiến tiếng Anh khó học nữa là tiếng Anh có một hệ
thống đánh vần khó hiểu, ngay cả đối với người bản ngữ hoặc trẻ em đi học. Ví
dụ: “dough”, “tough” và “bough” - tất cả đều có cùng một cách viết, nhưng
được phát âm hoàn toàn khác nhau. Cụm động từ và thành ngữ cũng là những
yếu tố làm cho tiếng Anh trở thành một ngơn ngữ khó học. Ví dụ: ‘She kicked
the bucket.’, “She passed away.” có nghĩa là ‘She died.’
Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại
ngữ. Nếu muốn giỏi tiếng Anh thì dù ở bất kỳ khả năng nào: nghe, nói, đọc hay
viết ta cũng cần một vốn từ vựng tương đối lớn. Tuy nhiên, vốn từ này không
phải tự dưng hay ngày một ngày hai mà có, nó phải là một q trình ơn luyện,
học tập và tích lũy lâu dài mới hình thành nên. Như vậy trong quá trình giảng
dạy làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học từ vựng ln là một bài tốn
khó đối với tất cả thầy cô.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG
TRONG TRƯỜNG HỌC
I. Về phía giáo viên
Nhờ vào công nghệ thông tin, việc dạy học từ vựng đã có sự thay đổi lớn so
trước đây. Tuy nhiên đứng trước câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy
học từ vựng, mỗi người giáo viên đều khơng ít trăn trở và phải đánh giá về thực
6
tế để từ đó đề ra kế hoạch giáo dục sao cho đạt kết quả giáo dục tốt nhất. Chúng
tôi có những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường rất tích cực trong việc
chỉ đạo đổi mới PPDH.
- Trường THCS Tân Tiến có 4 giáo viên được đào tạo chuyên ngành Tiếng Anh
(trong đó có 1 giáo viên hợp đồng, 3 đồng chí được biên chế trong tổ chun
mơn KHXH, u nghề, tâm huyết) nên dễ có điều kiện trao đổi, học hỏi nhau về
kiến thức cũng như kinh nghiệm giảng dạy bộ môn.
- Sinh hoạt của tổ chuyên môn đã dần đi vào chiều sâu và đạt hiệu cao (tổ đã
giành nhiều thời gian cho việc bàn bạc, thảo luận cách dạy các bài (nội dung)
dài, khó …), học tập và thực hiện cách soạn bài theo mẫu mới, dạy học và đánh
giá giờ học tiếp cận kiểu mới, năng lực chuyên môn của giáo viên ngày càng
được khẳng định.
- Sự đổi mới trong công tác dạy học diễn ra trong điều kiện thuận lợi của sự
phát triển mạnh mẽ công nghệ số, mạng Internet, trang thiết bị máy tính, máy
chiếu … Người giáo viên rất dễ dàng trong việc khai thác, tìm hiểu thơng tin từ
các nguồn kiến thức, dễ dàng kết nối các diễn đàn trao đổi sinh hoạt chuyên
môn.
- Bản thân mỗi giáo viên được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn để thực hiện
hiệu quả các PPDH tích cực vào thực tế giảng dạy, bắt kịp xu thế đổi mới.
Mặc dù vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học từ vựng cũng cần thẳng thắn
nhìn nhận và đánh giá:
- Một số giáo viên có thói quen sử dụng PPDH truyền thống cịn nặng nề, chưa
có tinh thần học hỏi cịn hạn chế, chưa tích cực nghiên cứu, tìm tịi kiến thức
qua hệ thống Internet, các diễn đàn, nhóm chun mơn để tự bồi dưỡng kiến
thức, trau dồi trình độ chun mơn, làm phong phú nội dung bài học, hoặc còn
rụt rè trong chia sẻ kinh nghiệm.
- Trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy, học
sinh lại quan tâm đến việc ghi chép các từ riêng lẻ, ít quan tâm đến việc hướng
dẫn cách phát âm, trọng âm và cách dùng của từ trong các cụm từ cố định hoặc
trong các ngữ cảnh khác nhau. Dạy học theo phương pháp cũ, chủ yếu là giáo
viên nói, không trao quyền chủ động học tập cho học sinh. Trong quá trình dạy
từ vựng, giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp hoặc một kĩ thuật thuần túy,
chưa kết hợp việc dạy từ với dạy các kĩ năng. Do đó giáo viên chưa tạo được
hứng thú và niềm say mê học tập cho học sinh.
- Quá trình tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, cập nhật các phương
pháp dạy học từ vựng còn hạn chế.
7
- Điều kiện về phương tiện, thiết bị dạy học chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của
việc dạy và học, đã q cũ hoặc hỏng hóc vì được cấp q lâu …
II. Về phía học sinh
- Trong thời cơng nghệ thông tin hiện nay, học sinh được tiếp cận với thiết bị
hiện đại nên rất nhanh nhạy trong việc cập nhật thông tin khi giáo viên giao
nhiệm vụ, được trang bị đầy đủ sách vở, phương tiện học tập. Tuy nhiên, trong
thực tế nhiều số học sinh chưa thật hứng thú với mơn học, cịn có thói quen ỉ
nại, dựa dẫm vào bạn; thiếu mạnh dạn, thiếu chủ động, tích cực, sáng tạo trong
học tập.
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu hứng thú, chỉ học theo
hình thức đọc thuộc để đối phó nên khơng phát huy được tính sáng tạo cũng như
chủ động trong việc tìm tịi, khám phá kiến thức. Học sinh khơng hình thành
thói quen tự học: Học sinh khơng chủ động tìm kiếm kiến thức trong sách giáo
khoa, khơng nắm được đâu là kiến thức trọng tâm, không phân biệt được đâu là
vấn đề chính và phụ, khơng phát triển từ cái đã biết để tìm ra câu trả lời cho cái
chưa biết hoặc thiếu sự tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh.
- Việc bố trí học sinh theo nhóm, ngồi học trong phịng khó thực hiện.
- Thao tác, phong cách học tập của học sinh (trả lời, ghi bài,...) chưa thuần thục
với phương pháp mới gây tốn thời gian giờ học, đa phần thực hiện được ở các
lớp chọn, còn các lớp đại trà thường khó thực hiện. Học sinh có thói quen làm
việc thụ động, thầy ghi gì chép đấy, chưa biết tự chắt lọc kiến thức, chưa biết tự
học, tự nghiên cứu trước bài học…
- Do học sinh phải học nhiều môn, khơng có đủ thời gian để đi sâu nghiên cứu
vào một bộ mơn nói chung và Tiếng Anh nói riêng.
- Một bộ phận khơng nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng khơng thích học
Tiếng Anh vì cho rằng đây là mơn học khó, cần đầu tư thời gian, sự rèn luyện
thường xuyên liên tục. Một số em chưa thật sự mạnh dạn, nhận thức quá kém so
với các bạn cùng trang lứa nên có tâm lí tự ti, mặc cảm, không dám phát âm sợ
sai các bạn chê cười dẫn đến kết quả học tập không cao.
- Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, các trị chơi điện tử cũng là nguyên
nhân khiến các em sao nhãng chuyện học hành.
Tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú học môn Tiếng Anh của học sinh
lớp 8 vào đầu năm học 2020 – 2021 và thu được kết quả như sau:
Lớ
p
Tổng
số học
sinh
Rất thích học
Số
lượng
Tỉ lệ %
Bình thường
Số
lượng
8
Tỉ lệ %
Khơng thích
Số
lượng
Tỉ lệ %
8
125
19
15,2%
51
40,8%
55
44%
(1.1. Bảng khảo sát thống kê số liệu trước khi thực hiện giải pháp)
Từ những thực trạng dạy học trên và kinh nghiêm dạy học của bản thân, tôi
đã lựa chọn giải pháp: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
từ vựng Tiếng Anh 8”.
PHẦN III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Lựa chọn từ vựng để dạy
Lựa chọn từ vựng phù hợp đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình giảng
dạy của một giáo viên và ảnh hưởng lớn tới sự hiệu quả học tập của học sinh.
Khi lựa chọn từ để dạy, giáo viên luôn tự đặt cho mình một số câu hỏi sau:
- Những từ vựng sẽ dạy học sinh đã được học chưa, có phù hợp với học sinh
hay không? Tùy từng độ tuổi và trình độ của người học mà giáo viên lựa chọn
từ vựng và số lượng từ phù hợp. Đối với học sinh mới bắt đầu, từ vựng phù hợp
là những từ có liên quan, gắn với cuộc sống xung quanh học sinh. Đối với người
đã có một lượng kiến thức cơ bản, từ vựng phù hợp là từ mới với người học.
- Từ vựng sẽ dạy có phổ biến hay có tính ứng dụng vào cuộc sống thực tế
khơng?
- Từ vựng lựa chọn có khả thi để dạy khơng? Tức là giáo viên cần cân nhắc xem
từ vựng muốn dạy có phù hợp với khả năng, năng lực nhận thức của học sinh
hay khơng?
Ví dụ Unit 1: Leisure activities - Lesson 5: Skills 1, đoạn đọc “The Net
Generation”.
THE ‘NET GENERATION’
Quang is watering his garden and can’t wait to pick the ripe fruit. He spends
most of his spare time looking after the garden. Sounds great, doesn’t it? But his
garden is a virtual one!
In today’s world, teenagers rely on technology more than in the past. This can
be a problem because using computers too much may have harmful effects on
both their minds and bodies. They prefer watching TV and playing computer
games to reading books, perhaps because they don’t have to think and imagine
as much. They don’t join clubs or have hobbies and they don’t play sports. They
sit in front of the computer all the time. They don’t get out of the house, even for
a walk. They are in a world that doesn’t exist.
9
While Quang now knows the names of many plants, and his English seems to be
improving as he chats with his ‘gaming friends’ from all over the world, his
parents are getting worried. They want him to get out more. They are even
thinking of banning him from using the computer.
Giáo viên nhận thấy đây là đoạn đọc có khá nhiều từ và cấu trúc mới. Câu
hỏi đặt ra là giáo viên nên dạy từ, cụm từ nào để học sinh hiểu được nội dung
của bài và làm được bài tập. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân tơi thấy cần
phận tích để chọn từ như sau:
Đoạn 1 giáo viên chỉ cần dạy từ “virtual” vì đa phần các từ khác học sinh đã
biết và có thể dạy bằng phương pháp dựa vào ngữ cảnh hoặc là giải thích bằng
từ trái nghĩa.
Đoạn 2 giáo viên nên chọn hai cụm từ “rely on” và “have harmful effects on
sb/sth” để dạy vì nó giúp học sinh hiểu được nội dung của đoạn này là nói về tác
hại của việc sử dụng máy vi tính quá nhiều.
Với đoạn 3, tôi chọn động từ “ban sb from doing st” vì cụm này giúp học
sinh hiểu được biện pháp mà bố mẹ Quang áp dụng với Quang khi bạn ấy sử
dụng máy vi tính quá nhiều. Những từ vựng tơi chọn thì phù hợp với nội dung
của bài. Hơn nữa, trong hoàn cảnh thực tế hiện nay khi tình trạng học sinh
nghiện sử dụng máy vi tính và điện thoại thì những từ /cụm từ này gắn liền với
cuộc sống và có tính ứng dụng trong thực tế.
II. Những yếu tố của một từ vựng mà giáo viên cần dạy cho học sinh.
Khi học/dạy một từ vựng mới, giáo viên cần đảm bảo học sinh của mình
nắm được các kiến thức cơ bản liên quan tới từ được học sau:
1. Nghĩa của từ vựng
Hiểu nghĩa của từ được học là một trong những yếu tố quan trọng giúp người
học có thể sử dụng được từ. Khi dạy, giáo viên cần lưu ý làm rõ nghĩa của từ,
đồng thời kiểm tra xem học sinh đã hiểu chính xác hay chưa bằng cách đặt ra
những câu hỏi để học sinh trả lời. Đặc biệt các từ đa nghĩa, có nghĩa khác nhau
ở thể loại từ khác nhau hoặc được dùng trong cụm từ khác nhau. Ví dụ như từ
“book” có nghĩa là “quyển sách” khi nó là danh từ nhưng khi động từ thì nó có
nghĩa là “đặt (vé / phịng…)”. Giáo viên khơng phải dạy hết mọi nghĩa của từ
mà căn cứ vào nội dung bài học để chon nghĩa phù hợp với nội dung đó để dạy.
2. Từ loại
Khi học từ mới, học sinh cũng cần nắm được từ được học thuộc loại từ loại
nào tính từ, động từ, danh từ … để có thể sử dụng từ đó một cách hiệu quả.
3. Cách phát âm của từ
Đối với mỗi từ mới, giáo viên nên viết cả phiên âm, đánh dấu trọng âm của
từ để học sinh dễ dàng phát âm chuẩn xác. Giáo viên cũng cần chú ý phát âm
mẫu vài lần, hoặc sử dụng loa phát âm mẫu để học sinh được nghe và bắt chước
10
cách phát âm và nhấn trọng âm. Bên cạnh đó, đối với từ có chứa âm khó, giáo
viên có thể bôi màu, đánh dấu, và cùng học sinh luyện phát âm nếu cần.
4. Cách viết của từ mới
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh phát âm từ mới một cách chính xác trước
khi giới thiệu dạng viết của từ.
5. Cách sử dụng của từ
Ví dụ khi dạy Unit 3: Peoples of Viet Nam - Lesson 2: A closer look 1
từ “major” là tính từ nhưng nó chỉ đứng trước danh từ mà không đứng sau động
từ liên kết như các tính từ khác.
6. Các từ đồng nghĩa và trái nghĩa phổ biến với từ mới
Cũng với ví dụ trên sau khi học sinh làm bài tìm từ trái nghĩa thì giáo viên có
thể giúp học sinh tổng kết thành cặp từ trái nghĩa là major - minor để học sinh
dễ học, dễ nhớ hơn.
7. Những yếu tố ngữ pháp của từ
Ví dụ từ mới là danh từ khơng đếm được hay không đếm được, hay thường
đi với một giới từ cụ thể (be hooked on, look forward to…).
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy từ vựng
1. Dạy từ vựng trong ngữ cảnh, trong câu và theo cụm từ
- Để giúp học sinh nhớ từ và sử dụng được từ vựng, giáo viên ln nhớ
KHƠNG BAO GIỜ chỉ dạy từ vựng đơn lẻ, hay những từ không liên quan tới
nhau. Từ vựng luôn phải được học trong ngữ cảnh của đoạn văn, các tình huống
trong cuộc sống hàng ngày, hay các hoạt động quen thuộc với người học.
- Ví dụ, Unit 1: Leisure activities - Lesson 4: Communication
“I’ve been kind of addicted to the net. I just love sitting in front of my computer
for hours! But now my mum has said it’s NUFF! I’ll start my judo class this
weekend. It’s OK. WBU?”
Khi dạy từ vựng “addicted” trong liên quan đến chủ đề sử dụng máy vi tính q
nhiều thì giáo viên nên để cho học sinh đọc đoạn đọc, thảo luận và tìm hiểu
nghĩa của cụm từ thơng qua phần giải thích “I just love sitting in front of my
computer for hours.” Đồng thời giáo viên cũng giải thích cho học sinh cách
dùng của từ này trong cụm “be addicted to”. Sau khi học sinh hiểu nghĩa, giáo
viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ mới để nhớ từ lâu hơn.
2. Dùng đồ dùng trực quan
- Não bộ của chúng ta chia làm hai bán cầu – bán cầu não trái và bán cầu não
phải. Bán cầu não trái điều khiển chức năng ngôn ngữ, bán cầu não phải điều
kiển chức năng ghi nhớ bằng hình ảnh. Khi chúng ta nói – lời nói có thể dễ dàng
theo gió bay và biến mất trong một vài giây. Nhưng khi chúng ta được nhìn hình
ảnh, não bộ của chúng ta lại xử lý thơng tin theo một cách hồn tồn khác - hình
11
ảnh sẽ được lưu lại trong bộ não lâu hơn cho dù người học có thuộc phong cách
học tập này hay khơng.
- Vì vậy, khi dạy, giáo viên nên sử dụng vật thật, hình ảnh, các bức vẽ, áp phích
nhiều nhất có thể và nên sử dụng các hình ảnh khác nhau để thể hiện cùng một
từ vựng để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng đã được học của học sinh.
Đây là kĩ thuật phổ biến, đơn giản và hiệu quả cực cao đối với học sinh, đặc biệt
là những học sinh thuộc nhóm học theo phong cách học tập thơng qua hình ảnh.
Với trường của tơi khi mà các lớp đều được trang bị máy chiếu thì việc dạy từ
vựng bằng hình ảnh, video ngày càng trở nên dễ dàng. Những từ vựng là danh
từ, động từ thường dễ áp dụng hình ảnh nhất.
- Ví dụ: Khi dạy Unit 5: Festivals in Viet Nam - Lesson 1: Getting started, với
các từ như “swing” giáo viên dễ dàng có thể sử dụng hình ảnh để giúp học sinh
học từ.
Swing
Hình 1
Giáo viên cho chiếu bức tranh và hỏi học sinh “Look at the two girls! They are
swinging. Can you guess what “swing” means?”
Học sinh nhìn hình và dễ dàng nói được bằng tiếng Việt là “đánh đu”.
Từ đó giáo viên có thể kết luận cho học sinh “swing means “đánh đu”.
Với cách dạy học sinh có thể nhanh chóng đoán nghĩa của từ và ghi nhớ từ lâu
hơn.
3. Dùng ngôn ngữ đã học để dạy từ mới cho học sinh
12
- Giáo viên hồn tồn có thể sử dụng những từ ngữ, câu đơn giản để giải thích
nghĩa của từ mới.
Ví dụ trong Unit 1: Leisure Activities - Lesson 6: Skills 2 có từ “obesity”, giáo
viên có thể giải thích bằng tiếng anh để học sinh đoán nghĩa “this is a health
problem when you put on a lot of weight.” Trong Unit 2: Life in the countryside
- Lesson 5: Skills 1 có từ “nomad”, giáo viên có thể giải thích là “a person who
move from one place to another rather than living in one place”.
- Ngồi ra giáo viên có thể dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ mới. Ví dụ như
trong Unit 2: Life in the countryside - Lesson 1: Getting started, giáo viên có thể
dạy từ “vast” bằng cách nêu từ đồng nghĩa là “large, big”. Trong Unit 7:
Pollution - Lesson 1: Getting started giáo viên có thể dạy từ “contaminated”
bằng cách nêu từ trái nghĩa là “pure /clean”.
4. Sử dụng trò chơi để dạy từ vựng
Trò chơi là một phương pháp hay được sử dụng trong giảng dạy ngoại
ngữ; theo đó, các hoạt động chơi diễn ra có quy tắc và có tính cạnh tranh, hợp
tác với trọng tâm là ngơn ngữ. Qua các trị chơi, người học trải nghiệm sự vui vẻ
và phát triển khả năng ngơn ngữ. Trị chơi giúp đỡ và khuyến khích nhiều người
học duy trì sự u thích với mơn học và nâng cao động lực học tập. Giáo viên
có thể sử dụng các trị chơi trong nhiều khía cạnh để dạy ngôn ngữ nhưng dùng
để dạy, ôn tập, củng cố từ vựng là phổ biến nhất. Học sinh vừa học vừa chơi
nhưng lại đạt được hiệu quả học tập khá cao. Trong khuôn khổ của một báo cáo
kết quả nghiên cứu sáng kiến, tơi xin nêu một số trị chơi mà tôi hay sử dụng để
dạy từ vựng.
4.1. Crossword puzzle
- Đây là trị chơi rất hay để ơn tập từ vựng cho học sinh. Trong trò chơi này học
sinh sẽ phải tìm ra các từ hàng ngang và từ hàng dọc. Học sinh lựa chọn một từ
hàng ngang, sau đó trả lời câu hỏi để tìm ra từ hàng ngang. Với từ hàng dọc giáo
viên có thể thiết kế theo kiểu là trả lời được câu hàng ngang thì sẽ có gợi ý cho
hàng dọc hoặc là từ hàng dọc có câu hỏi riêng.
- Dưới đây là ví dụ về trị chơi ơ chữ để ơn tập lại từ vựng của Unit 4: Our
customs and traditions.
13
Hình 2
4.2. Word web
- Việc sắp xếp các từ thành mạng từ sẽ giúp tạo liên kết giữa các từ với nhau và
giúp hệ thống hóa kiến thức được học. Đây là phương pháp giúp người học ghi
nhớ bài học một cách khoa học và dễ dàng.
- Việc sử dụng sơ đồ trong lớp học là một cách tuyệt vời để cung cấp cho học
sinh hình ảnh về một từ vựng cụ thể, giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng.
- Dưới đây là một ví dụ về mạng từ dùng để dạy và học từ trong Unit 9: Natural
disasters.
Hình 3
- Một số cách thức áp dụng Word Webs trong lớp học
14
+ Cách số 1: Củng cố kiến thức của một chủ đề/ý tưởng
Chia lớp thành các nhóm nhỏ, cho mỗi nhóm 3-4 phút và yêu cầu các thành
viên trong nhóm làm việc cùng nhau để tạo ra một “Word web” cho một từ cụ
thể. Giáo viên hướng dẫn các thành viên liệt kê ra nhiều nhất các từ vựng/ý
tưởng có liên quan tới chủ đề. Hoạt động này giúp học sinh học hỏi lẫn nhau rất
tuyệt vời. Sau khi hoàn thành, yêu cầu các trưởng nhóm chia sẻ nội dung của
nhóm mình. Và hãy khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, đánh giá chéo, bổ sung
ý kiến để rèn các kĩ năng cần thiết khác.
+ Cách số 2:
Tạo nhóm nhỏ hoặc cả lớp cùng chơi. Giáo viên đưa ra 1 danh sách các từ vựng
liên quan tới chủ đề cụ thể. Danh sách này bao gồm cả từ trung tâm. Yêu cầu
học sinh điền vào Word Web các từ đã cho. Hoạt động này giúp học sinh tư duy
đúng, phân biệt được từ loại, từ khóa và các từ vựng liên quan.
4.3. Matching
- Giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành một cột. Viết
ý nghĩa, từ tiếng Việt ở cột khác không theo thứ tự của các từ ở cột kia. Học
sinh nối các từ tiếng Anh với nghĩa tiếng Việt tương ứng.
- Đây là ví dụ về ứng dụng trị chơi để dạy từ vựng trong Unit 5: Festivals in
Viet Nam - Lesson 1: Getting started.
Hình 5
4.4. Slap the board
- Giáo viên viết các từ mới hoặc dán tranh lên bảng.
15
- Sau đó gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh. Giáo viên
yêu cầu các nhóm đứng cách bảng một khoảng cách bằng nhau.
- Giáo viên hô to từ tiếng Việt nếu từ trên bảng bằng tiếng Anh và ngược lại
(nếu dùng tranh vẽ thì hô to từ tiếng Anh).
- Lần lượt từng học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào từ được gọi.
- Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm.
Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ thắng.
IV. Huấn luyện học sinh cách học từ vựng
Giáo viên cần nâng cao nhận thức của học sinh về việc ghi nhớ thông tin
mới, gợi ý một số cách thức giúp kiến thức có thể lưu lại trong bộ nhớ dài hạn
của học sinh được dễ dàng. Giáo viên có thể áp dụng một vài cách bên dưới:
- Khuyến khích học sinh sử dụng thật nhiều các từ mới học cả trên lớp lẫn ở
nhà. Trong lúc nghe, đọc tiếng Anh, xem phim,… hãy tìm ra những từ mới học,
những câu thành ngữ có chứa từ đó và chú ý cách các từ này được sử dụng
trong nhiều bối cảnh, nội dung khác nhau.
- Viết thành những mẩu truyện ngắn, đoạn văn ngắn, sử dụng tất cả các từ vựng
học sinh đang cần học. Đây là cách xâu chuỗi từ ngữ, tạo sự liên kết để ghi nhớ
dễ dàng.
- Sử dụng các từ mới học để viết câu có nội dung liên quan đến cuộc sống cá
nhân của mình. Viết các từ mới muốn học cùng với câu mẫu vào một cuốn sổ
tay nhỏ và mang nó theo người. Bạn có thể đọc nó, tự kiểm tra bất cứ khi nào
như khi đợi xe buýt, xếp hàng,…Giáo viên nên gợi ý học sinh sử dụng các kĩ
thuật viết “notes” như sử dụng sơ đồ cây, mạng nhện, sơ đồ bong bóng, hình
ảnh,…để việc việc ghi chép thú vị và kích thích ghi nhớ.
- Giao bài tập về từ vựng cho học sinh qua một số trang web hoặc ứng dụng học
từ vựng. Bản thân tôi, sau mỗi unit, tôi luôn tạo một bài học về từ vựng của cả
unit đó trên trang quizlet.com rồi yêu cầu học sinh vào học. Học sinh rất hứng
thú với hình thức vừa học, vừa chơi này.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Trên cơ sở thực tế và phân tích những thuận lợi, khó khăn của GV và HS
trong quá trình dạy học, tơi đã đề ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học. Sau một thời gian áp dụng phương pháp mình đã chọn trong
công tác giảng dạy “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học từ
vựng Tiếng Anh 8”, tôi nhận thấy học sinh phát âm chuẩn hơn, trọng âm của từ
đúng hơn, mở rộng được vồn từ vưng, sử dụng vồn từ có hiệu quả hơn trong
giao tiếp và khi làm các bài tập liên quản tới từ vựng, tự tin hơn khi bước vào
các kì khảo sát. Bằng việc luyện tập, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh,
kiểm tra định kì, tơi đã thu được kết quả khả quan hơn nhiều so với chất lượng
16
trước khi áp dụng phương pháp mới. Tất cả cho thấy sáng kiến có thể áp dụng
để dạy từ vựng cho học sinh giỏi và học sinh đại trà của cả bậc THCS.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Về cơ sở vật chất: Cần phải có phịng học với đầy đủ các điều kiện cần thiết
như: đồ dùng dạy học (máy tính, máy chiếu...), trang thiết bị bàn ghế, ánh sáng,
quạt mát.
- Đối với giáo viên:
+ Tích cực theo dõi quá trình học tập của học sinh, đánh giá mức độ hứng
thú của học sinh khi được học với chuyên đề sáng kiến này, từ đó có định hướng
áp dụng cho phù hợp. Đồng thời phát hiện thiếu sót để bổ sung và khắc phục để
sáng kiến hồn thiện hơn, có hiệu quả cao hơn khi ứng dụng.
+ Chuẩn bị bài chu đáo, tâm huyết với bài dạy, say mê tìm tịi và khai thác
các thiết bị phục vụ bài dạy. Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin (soạn và
giảng bài trên giáo án điện tử).
- Đối với tổ chuyên môn và nhà trường: Quan tâm hơn tới việc dạy và học của
giáo viên và học sinh, có biện pháp phối kết hợp kiểm tra thường xuyên và động
viên kịp thời cũng như chấn chỉnh những trường hợp học sinh có những biểu
hiện lệch lạc hay chưa tích cực trong học tập.
- Đối với phụ huynh học sinh: Cần quan tâm sát sao tới việc học của con em
mình, có liên lạc thường xun với giáo viên giảng dạy để nắm bắt tình hình và
uốn nắn cũng như động các em học tập một cách kịp thời.
- Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn, vở bài tập và một số sách
tham khảo cần thiết.
+ Có phương pháp học tập hiệu quả: học tốt bài cũ, thường xuyên luyện tập
cách phát âm, cách dùng từ, làm các bài tập về nhà về từ vựng đầy đủ.
+ Tham gia tích cực tự giác vào hoạt động học tập trên lớp để khám phá và
lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Vận dụng kiến thức vào bài tập, bài kiểm
tra một cách hiệu quả. Thi đua học tập để có kết quả ngày càng cao hơn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham
gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả
Qua thực tế dạy học trên lớp, đồng thời căn cứ vào kết quả khảo sát tôi nhận
thấy, sau khi áp dụng sáng kiến đã thu được những lợi ích sau:
17
- Học sinh đã có sự chuyển biến lớn về thái độ học tập cũng như thành tích học
tập, đã khơi dậy được lòng ham học và rèn luyện tư duy linh hoạt, khả năng
tổng quan của học sinh, dần dần khơi gợi được niềm đam mê học Tiếng Anh của
các em.
- Rèn luyện thói quen học tập khoa học và tính sáng tạo trong học tập.
- Đa số học sinh khơng cịn thấy ngại học từ mới, mở rộng được vốn từ vựng, sử
dụng từ linh hoạt hơn, phát âm chuẩn hơn. Kết quả làm các bài tập, bài thi liên
quan đến từ vựng đã được cải thiện rõ rệt.
Tôi thu được kết quả rất đáng mừng, cụ thể:
Lớp
8
Tổng
số HS
125
Khơng thích
Rất thích học
Bình thường
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
69
55,2%
35
28%
21
16,8%
(1.2. Bảng thống kê số liệu sau khi thực hiện giải pháp)
TT
Năm học
Kì thi
Kết quả
1
2020-2021
Học sinh giỏi huyện
Có 01 giải Ba
(Bảng 1.3. Kết quả thi học sinh giỏi sau khi áp dụng giải pháp)
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học từ vựng
môn Tiếng Anh 8 - THCS là yêu cầu bức thiết trong chương trình đổi mới giáo
dục. Sáng kiến đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho giáo viên và học sinh
trong quá trình giảng dạy, học tập. Điều quan trọng nhất là có những định hướng
đúng đắn cho học sinh về cách học từ vựng nhằm nâng mở rộng vốn từ: Tháo
gỡ mối lo lắng của học sinh khi phải học nhiều từ giảm đi tình trạng học vẹt từ
mới, học vì bị giáo viên kiểm tra, để đối phó với giáo viên, từng bước khơi gợi
được sự u thích học tập mơn Tiếng Anh của học sinh.
Dạy học là một nghệ thuật, người dạy - giáo viên là những “kỹ sư tâm hồn”,
“sản phẩm” tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt - con người (nhân
cách), khác hoàn toàn với bất kì một q trình sản xuất nào bởi khơng được
phép tạo ra những kết quả lỗi. Nó cũng khơng hề giống với bất kỳ một ngành
nghề nào. Điều đó đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với giáo viên. Chúng ta
khơng thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá ra
điều đó. Cho nên, nếu khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ
tạo ra động cơ học tập tích cực, giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó
khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri
18
thức một cách chủ động và tự giác, không bị ép buộc. Có thể nói các biện pháp
dạy và học từ vựng trên đã mang lại niềm say mê, yêu thích học tập mơn Tiếng
Anh của học sinh. Đó là một khâu nhỏ trong quá trình học Tiếng Anh nhưng lại
có tác dụng, hiệu quả vơ cùng to lớn trong việc đạt mục tiêu dạy và học ngoại
ngữ.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT
Tên tổ chức / cá nhân
Địa chỉ
1
2
3
19
Phạm vi / Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Tiếng Anh 9
Tiếng Anh 6
Tiếng Anh 7