Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Luận án Tiến sĩ Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

LÊ PHƯƠNG THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ
ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

LÊ PHƯƠNG THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ
ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. VŨ THÀNH HƯỞNG


2. TS. TỐNG THÀNH TRUNG

HÀ NỘI - NĂM 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày......tháng.....năm 2021
Nghiên cứu sinh

Lê Phương Thảo


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
LAO ĐỘNG ...................................................................................................................8
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự thay đổi công nghệ ......................................8

1.2. Tổng quan nghiên cứu về các xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ........10
1.3. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao
động ...........................................................................................................................12
1.4. Nghiên cứu về thay đổi công nghệ tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động
nội ngành và trong ngành CNCBCT .......................................................................16
1.5. Khoảng trống của luận án ................................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CÔNG
NGHỆ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG............................................23
2.1. Thay đổi công nghệ và các yếu tố cấu thành công nghệ ................................23
2.1.1. Công nghệ và các phương pháp đo lường công nghệ ..................................23
2.1.2. Sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp .....................................................25
2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp ..................28
2.2. Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ...........................................29
2.2.1. Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ........................................29
2.2.2. Phương pháp đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động ..................................32
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành CNCBCT Việt Nam .................35
2.3. Vai trị của thay đổi cơng nghệ với chuyển dịch cơ cấu lao động .................36
2.3.1. Sự thay đổi công nghệ và việc làm...............................................................36


iii
2.3.2. Vai trị của thay đổi cơng nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ...............39
2.4. Khung phân tích của luận án ...........................................................................41
2.5. Mơ hình đánh giá tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu
lao động .....................................................................................................................43
2.5.1. Xây dựng mơ hình tổng qt ........................................................................43
2.5.2. Phương pháp ước lượng GMM ....................................................................43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................47
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU LAO ĐỘNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2012-2018 ....................................................................................48
3.1. Thực trạng thay đổi công nghệ trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt
Nam ...........................................................................................................................48
3.1.1. Một số chính sách liên quan đến phát triển cơng nghệ tại Việt Nam ...........48
3.1.2. Trình độ cơng nghệ và hoạt động nghiên cứu phát triển của các doanh
nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam.........................................................................51
3.2. Một số các chính sách về chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam ..........64
3.2.1. Nhóm chính sách định hướng CDCCLĐ .....................................................64
3.2.2. Nhóm các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho CDCCLĐ ..........................66
3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ngành CNCBCT Việt Nam .........69
3.3.1. Cơ cấu lao động nội ngành ngành CNCBCT Việt Nam ..............................69
3.3.2. Thực trạng CDCCLĐ nội ngành ngành CNCBCT Việt Nam ......................75
3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong
ngành CNCBCT Việt nam .....................................................................................77
3.4. Đánh giá tương quan giữa sự thay đổi công nghệ và chuyển dịch cơ cấu lao
động trong ngành CNCBCT Việt Nam ..................................................................84
3.4.1. Tương quan giữa sự thay đổi công nghệ và lao động trong ngành CNCBCT
Việt Nam ................................................................................................................84
3.4.2 Tương quan giữa sự thay đổi công nghệ và tỉ trọng lao động ngành
CNCBCT Việt Nam ...............................................................................................88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................94


iv
CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ ĐẾN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT
NAM .............................................................................................................................95
4.1. Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội
ngành ngành CNCBCT Việt Nam ..........................................................................95

4.1.1. Biến số và thống kê mô tả các biến số .........................................................95
4.1.2. Mơ hình nghiên cứu đánh giá tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển
dịch cơ cấu lao động nội ngành ngành CNCBCT Việt Nam ...............................100
4.1.3. Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội
ngành ngành CNCBCT Việt Nam ........................................................................102
4.2. Đánh giá chung về tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu
lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam ....................................115
4.2.1. Các tác động tích cực .................................................................................115
4.2.2. Các hạn chế ................................................................................................116
4.2.3. Nguyên nhân của hạn chế...........................................................................117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................120
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA
CƠNG NGHỆ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM ........................................................122
5.1. Định hướng phát triển công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam ........122
5.1.1. Dự báo xu hướng phát triển khoa học và cơng nghệ tồn cầu ...................122
5.1.2. Dự báo xu hướng công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam ................123
5.1.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt
Nam ......................................................................................................................125
5.1.4. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế
tạo Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ...................................127
5.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao
động ngành CNCBCT Việt Nam ..........................................................................129
5.2.1. Chính phủ hồn thiện các cơ chế và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao năng lực cơng nghệ ........................................................................................129
5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ của doanh nghiệp ....131


v
5.2.3. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp, các trường đại học và các viện nghiên

cứu trong hoạt động R&D ....................................................................................134
5.2.4. Thúc đẩy hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với các viện nghiên cứu và
các trường đại học trong hoạt động R&D ............................................................135
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..........................................................................................137
KẾT LUẬN ................................................................................................................138
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................................139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................140
PHỤ LỤC ...................................................................................................................147


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

CDCCLĐ

Chuyển dịch cơ cấu lao động


CDLĐ

Chuyển dịch lao động

CGCN

Chuyển giao công nghệ

CN cao

Công nghệ cao

CN thấp

Công nghệ thấp

CN trung bình

Cơng nghệ trung bình

CNCBCT

Cơng nghiệp chế biến chế tạo

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNH-HĐH


Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CN-XD

Cơng nghiệp - xây dựng

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH

Kinh tế và xã hội

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học


NSLĐ

Năng suất lao động

TCCN

Trung cấp chun nghiệp

TĐCMKT

Trình độ chun mơn kỹ thuật


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động ...............................15
Bảng 3.1. Luật và các chính sách liên quan đến phát triển cơng nghệ tại Việt Nam ....48
Bảng 3.2. Cơ cấu mua công nghệ nước phát triển phân theo trình độ cơng nghệ trong
ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .........................................................55
Bảng 3.3. Cơ cấu mua cơng nghệ tiên tiến phân theo trình độ công nghệ trong ngành
CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ....................................................................57
Bảng 3.4. Số lượng và tỉ trọng lao động nhóm ngành sử dụng công nghệ thấp trong
ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .........................................................70
Bảng 3.5. Số lượng và tỉ trọng lao động nhóm ngành sử dụng cơng nghệ trung bình
trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ................................................72
Bảng 3.6. Số lượng và tỉ trọng lao động nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao trong
ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .........................................................74
Bảng 3.7. TĐCMKT của lao động ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018..78
Bảng 3.8. Cơ cấu lao động theo TĐCMKT trong ngành CNCBCT Việt Nam.............82

Bảng 3.9. Cơ cấu lao động theo TĐCMKT giữa các nhóm ngành sử dụng cơng nghệ
khác nhau trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018...............................83
Bảng 3.10. Sự thay đổi số lượng lao động phân theo trình độ công nghệ trong ngành
CNCBCT Việt Nam ......................................................................................................86
Bảng 4.1. Mô tả các biến trong mơ hình .......................................................................95
Bảng 4.2. Thống kê mơ tả các biến số của mơ hình ......................................................99
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy tác động của công nghệ đến CDCCLĐ ............................102
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tác động của các biến tương tác công nghệ đến CDCCLĐ
.....................................................................................................................................104
Bảng 5.1. Tỉ lệ lao động bị thay thế cao ở Việt Nam theo ngành ...............................128


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ phát triển cơng nghệ nội sinh ..............................................................26
Hình 1.2. Sơ đồ phát triển cơng nghệ ngoại sinh theo hướng mua cơng nghệ ..............27
Hình 2.1. Cơ chế thay đổi công nghệ tác động đến CDCCLĐ .....................................41
Hình 2.2. Khung phân tích tác động của thay đổi cơng nghệ đến CDCCLĐ ...............42
Hình 3.1. Cơ cấu thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp ngành CNCBCT .............52
Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .....................................................................................52
Hình 3.2. Giá trị đầu tư cơng nghệ của các doanh nghiệp ngành CNCBCT .................53
Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .....................................................................................53
Hình 3.3. Cơ cấu mua cơng nghệ của các doanh nghiệp ngành CNCBCT ...................54
Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .....................................................................................54
Hình 3.4. Cơ cấu mua cơng nghệ nước ngồi của các doanh nghiệp ngành CNCBCT
Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .....................................................................................54
Hình 3.5. Cơ cấu mua công nghệ nước phát triển theo trình độ cơng nghệ trong ngành
CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ....................................................................55
Hình 3.6. Cơ cấu mua cơng nghệ tiên tiến theo trình độ cơng nghệ trong ngành

CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ....................................................................57
Hình 3.7. Cơ cấu tuổi đời của cơng nghệ sản xuất phân theo trình độ cơng nghệ trong
ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .........................................................58
Hình 3.8. Cơ cấu tuổi đời của cơng nghệ truyền thơng phân theo trình độ công nghệ
trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ................................................59
Hình 3.9. Số lượng bằng sáng chế trong ngành CNCBCT Việt Nam ...........................60
Hình 3.10. Tỉ lệ bằng sáng chế trong các nhóm ngành ngành CNCBCT Việt Nam .....61
Hình 3.11. Cơ cấu tổ chức hoạt động nghiên cứu phát triển R&D trong các nhóm
ngành ngành CNCBCT Việt Nam .................................................................................62
Hình 3.12. Cơ cấu kinh phí thực hiện hoạt động nghiên cứu phát triển R&D trong các
nhóm ngành ngành CNCBCT Việt Nam.......................................................................62
Hình 3.13. Kết quả khảo sát mức độ khó khăn của các doanh nghiệp ngành CNCBCT
Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .....................................................................................63
Hình 3.14. Chỉ số đo lường CDCCLĐ ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 20122018 ...............................................................................................................................75
Hình 3.15. Chỉ số đo lường CDCCLĐ phân theo nhóm ngành trong ngành CNCBCT
Việt Nam .......................................................................................................................76
Hình 3.16. TĐCMKT của người lao động trong các ngành sử dụng công nghệ thấp
ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .........................................................79


ix
Hình 3.17. TĐCMKT của người lao động trong các ngành sử dụng cơng nghệ trung
bình ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .................................................80
Hình 3.18. TĐCMKT của người lao động trong các ngành sử dụng công nghệ cao
ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .........................................................81
Hình 3.19. Sự thay đổi lao động trong ngành CNCBCT Việt Nam ..............................85
Hình 3.20. Sự thay đổi lao động phân theo trình độ cơng nghệ ....................................87
trong ngành CNCBCT Việt Nam ..................................................................................87
Hình 3.21. Tương quan giữa cơng nghệ và tỉ trọng lao động phân theo trình độ cơng
nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .......................................89

Hình 3.22. Năng suất lao động của các phân ngành trong ngành CNCBCT ................90
Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .....................................................................................90
Hình 3.23. Tương quan giữa cơng nghệ và tỉ trọng lao động trong nhóm ngành công
nghệ thấp của ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ..................................91
Hình 3.24. Tương quan giữa cơng nghệ và tỉ trọng lao động trong nhóm ngành cơng
nghệ trung bình của ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ........................92
Hình 3.25. TĐCMKT của người lao động trong các ngành sử dụng công nghệ cao
ngành CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .........................................................93
Hình 4.1. Cơ cấu tuổi đời của công nghệ sản xuất và cơng nghệ truyền thơng trong
ngành CNCBCT Việt Nam .........................................................................................107
Hình 4.2. Cơ cấu trình độ học vấn của người lao động ...............................................108
Hình 4.3. Tỉ lệ lao động có trình độ từ CĐ trở lên phân theo nhóm ngành sử dụng cơng
nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam .......................................................................109
Hình 4.4. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam giai đoạn 2011-2018...............111
Hình 4.5. Cơ cấu sử dụng cơng nghệ hiện đại trong nhóm ngành sử dụng ................113
cơng nghệ ....................................................................................................................113
Hình 4.6. Tỉ trọng lao động phân theo TĐCMKT ngành CNCBCT Việt Nam ..........116


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra trong bối cảnh tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra cơ hội thuận lợi cho các nước đang phát
triển có thể rút ngắn khoảng cách về kinh tế so với các nước phát triển. Vì vậy, trong
bối cảnh hiện nay của Việt Nam, mơ hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng vốn
đầu tư, sử dụng nguồn lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên khơng tái tạo
đã khơng cịn phù hợp. Việt Nam cần phải tìm kiếm mơ hình tăng trưởng mới tất yếu
dựa vào khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển tri thức.

Trong đó, yếu tố cơng nghệ sử dụng trong q trình sản xuất sẽ tác động tới NSLĐ, từ
đó kéo theo sự dịch chuyển lao động từ khu vực này tới khu vực khác nhằm mục tiêu
tăng trưởng bền vững.
Ngành CNCBCT đã được chỉ ra là con đường phát triển, là chìa khóa tạo nên sự
thành công của Anh trong thể kỷ XIX, sự trỗi dậy của Mỹ, Đức và Nhật Bản giữa thế
kỷ XX, hay sự phát triển thần kỳ của các nước công nghiệp mới vào nửa cuối thế kỷ
XX và gần đây là Trung Quốc trong q trình cơng nghiệp hóa, trở thành nước có thu
nhập cao, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, ngành CNCBCT là ngành dẫn dắt tăng trưởng NSLĐ, tuy nhiên,
số liệu cho thấy giá trị gia tăng tạo ra chủ yếu ở những ngành sử dụng công nghệ thấp
và cơng nghệ trung bình, với giá trị là trên 70% tổng giá trị gia tăng của ngành công
nghiệp. Ngược lại, ngành sử dụng công nghệ cao chưa thể hiện được vai trị của mình
và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, hoạt động ở khâu
gia công, lắp ráp và nhập khẩu linh kiện với giá trị gia tăng thấp. Kết quả này cho thấy
nếu khơng có sự thay đổi trong nội bộ ngành CNCBCT theo hướng phát triển và tăng
tỉ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao cùng với giá trị gia tăng cao thì ngành
CNCBCT nói riêng và ngành cơng nghiệp Việt Nam nói chung sẽ khó tạo ra những
bước đột phá về tăng NSLĐ từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm như nghiên cứu của R.Mehta & S.K. Mohanty
(1993) cho thấy tác động của yếu tố công nghệ đã làm giảm cầu lao động trong ngành
CNCBCT khi nghiên cứu 22 quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, ngành CNCBCT
Việt Nam đã khẳng định là ngành mũi nhọn của nền kinh tế - là ngành hấp thụ được
nhiều lao động nhất cho nền kinh tế. Vậy làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng ngành
CNCBCT Việt Nam theo hướng bền vững, tức là sự tăng trưởng khơng chỉ dựa vào
tăng NSLĐ mà cịn là sự đóng góp của CDCC ngành đặc biệt là cơ cấu ngành


2
CNCBCT, bao gồm nâng cao tỉ trọng ngành CNCBCT đi đôi với tỉ trọng các ngành
sử dụng công nghệ cao và tỉ trọng lao động của ngành này. Vì vậy, việc nghiên cứu

sự thay đổi công nghệ đến CDCCLĐ trong ngành CNCBCT Việt Nam cần tiếp tục
được khai thác và nghiên cứu.
Về cơng nghệ, các lựa chọn khác nhau có thể được phân loại theo mức độ quan
trọng và mức độ ảnh hưởng của các khoản đầu tư công nghệ vào doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp có thể tiếp cận cơng nghệ không chỉ từ các nguồn nội bộ thông qua các
hoạt động R&D mà cịn từ các nguồn bên ngồi thông qua chuyển giao công nghệ, các
thỏa thuận cấp phép kỹ thuật hoặc nhập khẩu tư liệu sản xuất (Tambunan, 2009). Tuy
nhiên, các doanh nghiệp không thể đủ khả năng để phát triển hoặc tạo ra tất cả các
công nghệ chiến lược cần thiết thông qua các hoạt động R&D nội bộ do rủi ro cao, chi
phí cao và thời gian hạn chế (Cho & Yu, 2000; Whangthomkum & cộng sự, 2006).
Trong khi đó, mua cơng nghệ bên ngồi là mua công nghệ của các doanh nghiệp trong
nước, các trường đại học hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này không chỉ giúp
các doanh nghiệp tránh phải chịu các chi phí và rủi ro liên quan đến phát triển trong
nước (Jones & Jain, 2002), mà còn giải quyết các yêu cầu của khách hàng về các dịch
vụ kịp thời và tốt hơn, nhằm nâng cao tính phức tạp của sản phẩm và duy trì lợi thế cạnh
tranh trong điều kiện cạnh tranh gia tăng áp lực hơn nữa (Jagoda & cộng sự, 2010).
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thị trường yếu tố công nghệ đã
được hình thành nhằm đáp ứng cung cầu cơng nghệ của các nước. Đối với các nước
phát triển với nền kinh tế cơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo từ đầu thế kỷ 20, công nghệ
đã trở thành yếu tố lớn nhất đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy,
mối quan tâm hiện nay của các quốc gia này đó là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và
triển khai (R&D) nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ hướng tới công nghệ
tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Để đổi mới công nghệ sản xuất, các nước
phát triển sẽ tìm cách chuyển những cơng nghệ lạc hậu, kém tính cạnh tranh cho các
nước kém phát triển hơn.
Ngược lại, đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cơ cấu kinh
tế lạc hậu và trình độ nguồn nhân lực cịn hạn chế thì “tự sáng chế hay mua cơng
nghệ” là chiến lược mà các doanh nghiệp phải lựa chọn để có được cơng nghệ tiến
tiến áp dụng cho q trình sản xuất? Mua cơng nghệ có thể tận dụng nguồn cung từ
các nước phát triển thông qua hoạt động CGCN hoặc mua từ các doanh nghiệp, trung

tâm nghiên cứu trong nước, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế cũng như sự thay đổi
cơ cấu lao động, tác động đáng kể cả về số lượng và chất lượng lao động. Trong khi,
tự nghiên cứu và phát triển (làm công nghệ) bảo đảm kiểm soát tốt hơn về phân bổ


3
và đáp ứng nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp nhưng sẽ gặp khó khăn về nguồn
vốn và cơ sở vật chất, đặc biệt là với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoặc
các doanh nghiệp mới được thành lập vì các doanh nghiệp này khơng đủ khả năng
chi trả cho R&D.
Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp tự đi lên bằng cách chọn chiến lược mua
công nghệ chủ yếu và tự nghiên cứu những mảng công nghệ bổ sung để đảm bảo chi
phí có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp có thể thực
hiện đồng thời vừa mua cơng nghệ vừa thực hiện R&D hay không, liệu mua công
nghệ có làm kìm hãm hoạt động R&D của doanh nghiệp hay hai hoạt động này có
tác động bổ sung cho nhau. Như vậy, nguồn gốc của công nghệ cũng là một yếu tố
cần được nghiên cứu trong quá trình phân tích đánh giá sự phát triển của doanh
nghiệp bao gồm cả sự thay đổi về lao động.
Với các vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu tác động của công nghệ đến CDCCLĐ
là thật sự cần thiết, đặc biệt đối với ngành CNCBCT Việt Nam. Tác giả tập trung
nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của công nghệ sẽ làm cho lao động trong ngành
CNCBCT dịch chuyển theo hướng tích cực hay không, tức là dịch chuyển từ những
ngành sử dụng cơng nghệ thấp và trung bình sang ngành sử dụng công nghệ cao, nên
lựa chọn xu hướng công nghệ ra sao nhằm thúc đẩy xu hướng CDCCLĐ tích cực
trong thời gian tới. Vì vậy, đề tài: “Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển
dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam” là một vấn đề
cấp thiết cần được nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án:
- Luận án đánh giá tác động của thay đổi công nghệ đến CDCCLĐ nội ngành

trong ngành CNCBCT Việt Nam. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng công nghệ nhằm thúc đẩy CDCCLĐ cho phù hợp với yêu cầu
tăng trưởng bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được xác định như sau:
- Xây dựng khung lý thuyết về cơ chế tác động của thay đổi công nghệ đến
CDCCLĐ.
- Xác định xu hướng CDCCLĐ trong ngành CNCBCT Việt Nam đang như thế
nào khi phân chia thành 3 nhóm ngành sử dụng trình độ cơng nghệ cao, trung bình và


4
thấp; và có làm tăng tỉ trọng lao động trong ngành sử dụng công nghệ cao và giảm dần
tỉ trọng lao động trong nhóm ngành sử dụng cơng nghệ trung bình và cơng nghệ thấp?
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi công nghệ, bao gồm: (i) hoạt động
mua cơng nghệ bên ngồi, (ii) hoạt động R&D nội bộ của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, làm rõ nguồn gốc xuất xứ, phân loại công nghệ được mua của các doanh
nghiệp trong ngành CNCBCT Việt Nam?
- Đánh giá tác động của sự thay đổi công nghệ đến CDCCLĐ ngành
CNCBCT Việt Nam để trả lời câu hỏi: tác động của công nghệ sẽ thúc đẩy
CDCCLĐ ngành CNCBCT hay không?; và cơng nghệ tác động có làm tăng tỉ
trọng lao động trong nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao và giảm dần tỉ trọng
nhóm ngành sử dụng cơng nghệ trung bình và cơng nghệ thấp?
- Làm rõ các khía cạnh khác nhau của thay đổi công nghệ, cụ thể mua công
nghệ nói chung, mua cơng nghệ từ các nước phát triển, mua công nghệ của các tổ
chức trong nước, mua công nghệ tiên tiến, hoạt động tự nghiên cứu và phát triển
R&D có những tác động khác nhau như thế nào đến CDCCLĐ?
- Nghiên cứu cũng sẽ xem xét đánh giá việc các doanh nghiệp trong ngành
CNCBCT Việt Nam khi mua cơng nghệ kết hợp với hoạt động R&D có hiệu quả
hơn khi chỉ mua cơng nghệ hoặc chỉ có hoạt động R&D tới quá trình CDCCLĐ?
- Đề xuất định hướng và giải pháp giúp doanh nghiệp trong ngành

CNCBCT Việt Nam sử dụng hiệu quả cơng nghệ; từ đó thúc đẩy CDCCLĐ trong
ngành CNCBCT Việt Nam theo hướng tăng trưởng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của thay đổi công nghệ đến CDCCLĐ ngành
CNCBCT Việt Nam, với trọng tâm là sự dịch chuyển lao động giữa các ngành sử dụng
trình độ cơng nghệ cao, trung bình và thấp trong ngành CNCBCT.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung:
Khi nghiên cứu về CDCCLĐ, luận án sẽ tập trung đánh giá sự CDCCLĐ giữa
các ngành sử dụng trình độ cơng nghệ khác nhau và sự thay đổi cơng nghệ tác động
đến q trình chuyển dịch này trong ngành CNCBCT Việt Nam.
Ngành CNCBCT Việt Nam bao gồm 24 ngành cấp 2 và luận án dựa vào bảng
phân loại công nghệ từ UNSTATS, UN của OECD chia 24 ngành này thành 3 nhóm


5
ngành theo trình độ CN, bao gồm: ngành sử dụng cơng nghệ cao, cơng nghệ trung bình
và cơng nghệ thấp. Từ đó, phân tích CDCCLĐ theo 3 nhóm ngành này.
Khi nghiên cứu về thay đổi công nghệ, thay đổi công nghệ của các ngành có thể
là sự gia tăng tổng giá trị máy móc, thiết bị cơng nghệ mà ngành đó mua hoặc được thể
hiện bằng hoạt động R&D của ngành và các hoạt động đổi mới. Ngoài ra, xuất xứ
cơng nghệ hoặc loại cơng nghệ khác nhau có thể sẽ ảnh hưởng tới quá trình CDCCLĐ.
- Về thời gian nghiên cứu:
+ Luận án sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm và số liệu điều tra sử
dụng công nghệ trong sản xuất của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến
chế tạo Việt Nam từ 2012 đến 2018, từ đó, xây dựng được bộ dữ liệu theo các
ngành cấp 2 trong ngành CNCBCT Việt Nam. Ngoài ra, luận án sử dụng bộ dữ
liệu điều tra lao động - việc làm hàng năm của Bộ lao động - Thương binh xã hội
giai đoạn 2012-2018.
+ Luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp, chính sách trong lĩnh vực

CNCBCT Việt Nam đến năm 2025.
- Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu 24 ngành cấp 2 trong ngành CNCBCT
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mơ hình hóa để đánh giá “ Tác động của
sự thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành CNCBCT Việt
Nam” cụ thể:
- Luận án sử dụng chỉ số Lilien để đo lường sự dịch chuyển cơ cấu lao động
trong ngành CNCBCT Việt Nam.
- Mơ hình hóa “Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao
động ngành CNCBCT Việt Nam”.
- Luận án sử dụng phương pháp hồi quy số liệu mảng với các phương pháp ước
lượng thích hợp để đánh giá tác động của thay đổi công nghệ đến CDCCLĐ ngành
CNCBCT Việt Nam.
- Luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá nhằm đưa
ra các khuyến nghị chính sách công nghệ phù hợp với nhà nước và các ngành nhằm thúc
đẩy xu hướng CDCCLĐ theo hướng hiệu quả, bền vững.


6
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng để giải quyết
một số vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
- Tiến hành đo lường CDCCLĐ trong ngành CNCBCT Việt Nam bằng chỉ số
Lilien, sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục thống kê để xây
dựng thành bộ dữ liệu theo ngành cấp 2 trong ngành CNCBCT. Đây là một phương
pháp tiếp cận ít được sử dụng tại Việt Nam.
- Luận án phân tích được thực trạng sử dụng cơng nghệ trong ngành CNCBCT
Việt Nam, tuy nhiên, không phải đánh giá vai trị của cơng nghệ nói chung mà làm rõ
sự thay đổi cơng nghệ dưới các góc độ: i) thay đổi công nghệ ngoại sinh – việc các

doanh nghiệp trong ngành mua cơng nghệ bên ngồi và ii) thay đổi công nghệ nội
sinh- hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D, với một số các phát hiện như sau: Thứ
nhất, công nghệ mà các doanh nghiệp mua cho dù là trong nước hay nước ngồi thì
hơn 70% là những máy móc có tuổi đời từ 10-20 năm. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên
cứu và phát triển R&D cịn ở mức thấp và kinh phí thực hiện chủ yếu là nguồn tự có
của doanh nghiệp (chiếm 75%), sự hỗ trợ của Nhà nước chưa cao (chiếm 16%).
- Luận án trong q trình phân tích về thực trạng CDCCLĐ ngành CNCBCT
Việt Nam cho thấy: lao động có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực với sự gia
tăng tỉ trọng lao động trong nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao và giảm ở nhóm
ngành sử dụng cơng nghệ thấp và theo hưởng sử dụng lao động có TĐCMKT ngày
càng cao.
- Luận án đánh giá được tác động của thay đổi công nghệ đến CDCCLĐ nội
ngành ngành CNCBCT Việt Nam.
Luận án phát hiện ra rằng việc mua cơng nghệ nói chung sẽ thúc đẩy CDCCLĐ
toàn ngành CNCBCT theo hướng gia tăng tỉ trọng lao động của ngành; và thúc đẩy
CDCCLĐ theo hướng tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghệ cao và thấp trong
khi giảm tỉ trọng lao động trong ngành cơng nghệ trung bình.
Luận án cũng cho thấy nguồn gốc xuất xứ của công nghệ và loại công nghệ
khác nhau (cơng nghệ tiên tiến hiện đại) sẽ có những kết quả tác động khác nhau đến
CDCCLĐ toàn ngành và đến các nhóm ngành cơng nghệ cao, trung bình và thấp.
Việc mua công nghệ kết hợp với hoạt động R&D sẽ mang lại hiệu quả tích cực
tới q trình CDCCLĐ ngành CNCBCT Việt Nam và nhóm ngành cơng nghệ cao.


7
- Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một cơ sở để đề xuất một số các
khuyến nghị và chính sách về cơng nghệ nhằm thúc đẩy q trình CDCCLĐ trong
ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận án bao gồm

4 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về thay đổi công nghệ và tác động của thay
đổi công nghệ đến CDCCLĐ.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về tác động của thay đổi
công nghệ đến CDCCLĐ.
Chương 3. Thực trạng thay đổi công nghệ và CDCCLĐ ngành công nghiệp chế
biến chế tạo Việt Nam giai đoạn 2012-2018.
Chương 4. Đánh giá tác động của thay đổi công nghệ đến CDCCLĐ ngành
công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam.
Chương 5. Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của công nghệ đến
CDCCLĐ ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
LAO ĐỘNG
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự thay đổi công nghệ
Nghiên cứu về sự thay đổi công nghệ đến kết quả hoạt động của các doanh
nghiệp hoặc nền kinh tế đã được đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá về
sự thay đổi công nghệ và kết quả tác động của nó đến doanh nghiệp hoặc nền kinh tế
giữa các nghiên cứu là khác nhau.
Một là, một số nghiên cứu cho rằng sự thay đổi cơng nghệ chính là việc mua
cơng nghệ bên ngồi của doanh nghiệp. Ví dụ nghiên cứu của Zahra (1996b) khảo sát
112 dự án công nghệ sinh học mới đặt tại Hoa Kỳ chỉ ra việc mua công nghệ bên ngồi
có liên quan tích cực tới hiệu quả của doanh nghiệp về doanh số và tăng trưởng quy
mô thị trường. Ngoài ra, nghiên cứu của Jae-Seung Han & cộng sự (2012) điều tra tác
động tích cực của mua cơng nghệ bên ngoài đối với giá trị thị trường của các cơng ty.

Bên cạnh đó, có những nghiên cứu cũng chỉ ra thay đổi công nghệ là việc mua
công nghệ bên ngoài của doanh nghiệp tuy nhiên, sự thay đổi này có tác động tiêu cực
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu của Jones & cộng sự
(2001) sử dụng dữ liệu của 188 công ty con để đo lường xu hướng tiếp thu công nghệ
và đưa ra kết quả mua cơng nghệ có tác động tiêu cực đến phát triển sản phẩm, thị
trường và tài chính của doanh nghiệp, nhưng các nguồn lực trong nội bộ doanh nghiệp
có tác động bổ sung cho hoạt động mua cơng nghệ, từ đó tăng hiệu suất sản phẩm của
doanh nghiệp.
Hai là, một số nghiên cứu cho thấy sự thay đổi cơng nghệ chính bao gồm các
sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp và việc mua
cơng nghệ bên ngồi.
Nghiên cứu của Kuen - Hung Tsai & Jiann - Chuyan Wang (2005) khảo sát 341
công ty sản xuất điện tử Đài Loan giai đoạn 1998 đến 2002 và ước lượng mơ hình với
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và cho kết quả sự thay đổi cơng nghệ thơng
qua mua cơng nghệ bên ngồi khơng có tác động đáng kể đến hiệu quả của doanh
nghiệp, tuy nhiên, mua cơng nghệ tác động tích cực đến hiệu quả doanh nghiệp tăng
theo mức độ nỗ lực tự nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp. Tương tự như
vậy, các nghiên cứu của Arora & cộng sự (2001); Rigby & Zook (2002); Gans & Stern


9
(2003) đều cho rằng hoạt động mua công nghệ của các doanh nghiệp nhằm mục đích
phát triển cơng nghệ, để xây dựng năng lực hấp thụ cần thiết nhằm tạo ra sản lượng kỹ
thuật mới (Cassiman & Veugelers, 2006). Ceccagnoli & Higgins (2008) chỉ ra rằng mua
công nghệ là chiến lược bổ sung cho các cơng ty lớn vì sự kết hợp này có xu hướng làm
tăng năng suất biên của hoạt động R&D, tức là việc mua công nghệ kết hợp với thực
hiện hoạt động R&D sẽ tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Ki H.Kang, Gil S. Jo & Jina Kang (2015) lại cho rằng mua
công nghệ có mối quan hệ hình chữ U ngược với hiệu suất đổi mới cơng nghệ và điều
đó khơng bổ sung cho hoạt động R&D nội bộ. Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận định mua

cơng nghệ bên ngồi là con dao hai lưỡi và các nhà quản lý cần nhận thức được các tác
động tiêu cực tiềm tàng của việc tiếp thu cơng nghệ bên ngồi với hoạt động R&D nội
bộ cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tức là có sự đánh đổi giữa hình
thức mua cơng nghệ và tự nghiên cứu và phát triển R&D.
Trong khi đó, nghiên cứu của Williamson, 1985 và Pisano, 1990 chỉ ra vai trị
của mua cơng nghệ bên ngồi tới hoạt động đổi mới và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp cho dù có thể là tác động tích cực hay tiêu cực, và việc mua cơng nghệ đó cũng
có thể là tác động bổ sung hoặc thay thế cho hoạt động R&D nội bộ doanh nghiệp.
Tức là nghiên cứu này cho rằng thay đổi công nghệ bao gồm việc mua công nghệ và
hoạt động R&D có sự hỗ trợ cho nhau tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Báo cáo của CIEMB (2013) đánh giá về năng lực đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp cũng đánh giá sự thay đổi công nghệ thơng qua q trình chuyển giao
cơng nghệ và hoạt động nghiên cứu, cải tiến và điều chỉnh công nghệ. Trong đó, thực
chất chuyển giao cơng nghệ là q trình doanh nghiệp có được cơng nghệ ngoại sinh
và hoạt động nghiên cứu để có được cơng nghệ nội sinh. Báo cáo đã chỉ ra được vai
trị của đầu tư cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, báo cáo đưa ra những trở ngại, khó khăn làm cản trở hoạt động đầu tư này
của doanh nghiệp.
Hơn nữa, có những nghiên cứu tập trung vào sự phối hợp giữa hoạt động R&D
và hợp tác trong nghiên cứu. Cụ thể, Freeman & cộng sự (1997); Kitson (2001) cho
thấy hợp tác nghiên cứu trong R&D sẽ làm tăng khả năng đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực trình độ nguồn nhân lực để đạt được các mục
tiêu lớn hơn (Powell & Grodal, 2005). Hơn nữa, việc phối hợp hoặc trao đổi kết quả
nghiên cứu giữa các trung tâm, tổ chức nghiên cứu hay các trường đại học sẽ mang lại
hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp trên nhiều mặt (Wolfl & Anita, 2000).


10
Như vậy, các nghiên cứu về sự thay đổi công nghệ sẽ xem xét cơng nghệ dưới
góc độ mua cơng nghệ từ bên ngồi hay cơng nghệ có được là do hoạt động tự nghiên

cứu và phát triển trong nội bộ doanh nghiệp. Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp sẽ
lựa chọn một trong hai cách hay có thể có sự kết hợp của cả hoạt động mua và tự
nghiên cứu phát triển để cung cấp được công nghệ cho doanh nghiệp.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về các xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động
Dạng thay đổi cơ cấu của Kuznets là dạng phổ biến khi nghiên cứu về lý thuyết
chuyển đổi cơ cấu lao động giữa các ngành của các nước phát triển ở giai đoạn đầu.
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian của thế kỷ XX và đưa ra kết quả
CDCCLĐ diễn ra không chỉ giữa các ngành mà còn trong nội bộ mỗi ngành. Dạng
thay đổi cơ cấu Kuznets có những nội dung chính sau: (i) Tỷ trọng lao động nơng
nghiệp sẽ giảm theo quá trình phát triển, (ii) Tỷ trọng lao động công nghiệp sẽ không
thay đổi trong phát triển và (iii) Tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên
trong quá trình phát triển. Lý giải cho sự chuyển dịch này là do sự khác nhau trong tốc
độ tăng trưởng năng suất trong các phân ngành. Hơn nữa, lao động có xu hướng dịch
chuyển từ ngành có năng suất lao động thấp sang những ngành có năng suất lao động
cao hơn.
Dạng thay đổi cơ cấu Fourastie lại quan tâm tới sự thay đổi cơ cấu lao động
giữa các ngành trong một thời gian dài trong suốt thế kỷ XIX và XX. Dạng thay đổi cơ
cấu Fourastie diễn ra như sau: (i) Tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm theo q
trình phát triển, (ii) Tỷ trọng lao động cơng nghiệp sẽ tăng lên trong giai đoạn đầu của
sự phát triển - giai đoạn cơng nghiệp hóa và sẽ giảm đi ở giai đoạn sau của quá trình
phát triển và (iii) Tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên trong quá trình
phát triển.
Dạng thay đổi cơ cấu Syrquin cho rằng nền kinh tế CDCCLĐ theo ba giai đoạn:
sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa và nền kinh tế phát triển. Dựa trên thực tiễn phát
triển của kinh tế thế giới trong thế kỷ XX và đầu XXI, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch
qua các dạng sau: (i) Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ
đạo, tiếp đến là ngành công nghiệp và cuối cùng là ngành dịch vụ; (ii) Giai đoạn tiếp
chuyển sang nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, chuyển dịch theo xu hướng:
cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ; (iii) Sau q trình cơng nghiệp hóa, nền kinh tế

chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng cao hơn và cuối
cùng là nông nghiệp; (iv) Ở giai đoạn nền kinh tế phát triển, nền kinh tế chuyển dịch


11
theo hướng ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là ngành dịch vụ và tiếp
sau là nơng nghiệp.
Ngồi ra, tùy theo các mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các dạng thay đổi cơ cấu
cịn có thể được tổng hợp khác nhau ví dụ như dạng thay đổi cơ cấu Baumol (1967)
dựa trên sự khác biệt công nghệ trong mơ hình hai ngành, một ngành có cơng nghệ
tiến bộ hay ngành cơng nghiệp được giả định có tốc độ tăng NSLĐ không đổi và một
ngành công nghệ lạc hậu hay ngành dịch vụ với NSLĐ không đổi. Kết quả ơng đưa ra
là lao động có xu hướng dịch chuyển từ ngành công nghiệp sang ngành dịch vụ. Tuy
nhiên, sau đó có nhiều nghiên cứu đưa ra các bằng chứng chống lại những kết quả dự
báo trong mô hình Baumol (1967). Chính nghiên cứu của Baumol và cộng sự (1985)
chỉ ra rằng không phải tất cả các ngành dịch vụ đều lạc hậu, như dịch vụ điện toán và
truyền hình. Các ngành này có tốc độ tăng NLSĐ tương tự, thậm chí cao hơn của các
ngành cơng nghiệp tiến bộ.
Trong khi các nghiên cứu của Maddison (1980); Ngai & Pissarides (2007) rút ra
kết luận tương tự như Fourastie, đó là q trình CDCCLĐ theo hướng giảm dần trong
ngành nông nghiệp và tăng dần trong ngành dịch vụ, ngành cơng nghiệp thì tỷ trọng
lao động tăng lên trong giai đoạn đầu và sẽ giảm ở giai đoạn sau của q trình phát
triển, hay tỷ trọng lao động ngành cơng nghiệp phát triển theo “hình bướu lạc đà”.
Một khía cạnh khác của CDCCLĐ đó là xu hướng dịch chuyển theo trình độ
chuyển mơn kỹ thuật. Một số các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Braverman,
1974; Hounshell, 1985; James & Skinner, 1985; Goldin & Katz, 1998 tiếp cận góc độ
chuyển dịch lao động như thế nào giữa lao động có trình độ chun mơn, có kỹ năng
hay cịn gọi là công nhân lành nghề với những lao động chưa qua đào tạo hoặc khơng
có trình độ chun mơn. Các nghiên cứu này đều cho thấy xu hướng lao động có trình
độ chun mơn ngày càng tăng lên trong q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Nghiên cứu thực nghiệm của Tomas Korpi & Antje Mertens (2004) về khả năng dịch
chuyển của những người lao động ở Tây Đức và Thụy Điển. Kết quả cho thấy những
lao động có trình độ đại học ở Thụy Điển sẽ dễ thay đổi việc làm hơn là những người
khơng có trình độ và dễ hơn những người lao động ở Tây Đức.
Trong khi đó, ở Việt Nam trình độ chun mơn kỹ thuật được phân chia theo 5
mức độ: (i) khơng có TĐCMKT, (ii) lao động được đào tạo thời gian dưới 3 tháng,
(iii) trình độ sơ cấp, (iv) trung cấp chuyên nghiệp và (v) trình độ từ cao đẳng đại học
trở lên. Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã dựa trên số liệu thực tiễn và đưa ra kết quả
về xu hướng CDCCLĐ theo trình độ. Nghiên cứu của Phạm Thị Bạch Tuyết (2014) về
CDCCLĐ Việt Nam giai đoạn 1989 - 2012 chỉ ra trong quá trình phát triển kinh tế, số


12
lượng lao động khơng có TĐCMKT ngày càng giảm xuống, lao động là những người
có kỹ thuật và có trình độ trung học chuyên nghiệp có xu hướng tăng lên nhưng với
tốc độ chậm trong khi số lượng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng nhanh
trong giai đoạn nghiên cứu. Nghiên cứu của Lê Duy Mai Phương (2016) với đề tài
“Thực trạng CDCCLĐ nông thôn thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu
trường hợp xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)” đánh giá
CDCCLĐ theo ngành và xét dưới góc độ trình độ học vấn và đưa ra kết quả như sau:
đối với ngành nơng nghiệp, nhìn chung số lượng lao động ở tất cả các trình độ đều
giảm xuống nhưng với ngành này xu hướng là khơng có lao động có TĐCMKT và tỷ
trọng lao động khơng có TĐCMKT là lớn nhất sau đó là nhóm có trình độ trung cấp.
Đối với ngành công nghiệp, xu hướng không đồng nhất khi nhóm lao động khơng có
TĐCMKT và trung cấp giảm, nhóm sơ cấp khơng thay đổi trong khi nhóm trình độ từ
cao đẳng trở lên tăng, nhưng nhóm lao động trình độ sơ cấp và trung cấp ln có tỷ
trọng cao nhất. Đối với ngành dịch vụ, thì lao động ở các nhóm đều có xu hướng tăng
lên trong q trình phát triển. Như vậy, nghiên cứu CDCCLĐ theo trình độ đưa lại xu
hướng chuyển dịch khác nhau với đặc thù ngành khác nhau. Vì vậy, cần có những
nghiên cứu sâu hơn nữa về CDCCLĐ phân theo trình độ học vấn.


1.3. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu
lao động
Kuznets (1960, 1973); Lewis (1954); Chenery & Syrquin (1975, 1989); Timmer
& De Vries (2009) đã chỉ ra CDCCLĐ từ ngành nông nghiệp sang các ngành phi nơng
nghiệp là dấu hiệu phổ biến trong q trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi phân tích
các nguyên nhân tác động đến quá trình CDCCLĐ thì các nghiên cứu này chưa có sự
đồng nhất.
Một trong những cách để giải thích cơ chế tác động đến CDCCLĐ dựa trên các
giả thuyết “kéo” và “đẩy” lao động. Giả thuyết lực đẩy lao động trong các nghiên cứu
của Rostow (1960); Matsuyama (1991) & Pissarides (2007) cho rằng sự gia tăng trong
tăng trưởng năng suất ngành nông nghiệp là khởi nguồn cho quá trình CDCCLĐ.
Trong khi, giả thuyết về lực kéo lao động trong các nghiên cứu của Lewis (1954) &
Vollrath (2009) lại nhấn mạnh tăng trưởng năng suất trong các ngành phi nông nghiệp đã
kéo lao động di chuyển khỏi ngành nơng nghiệp.
Cách tiếp cận thứ hai để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến q trình CDCCLĐ
chính là các nguyên nhân từ khía cạnh cung, khía cạnh cầu và từ cả hai phía.


13
Ngun nhân từ phía cầu có thể là do tính không đồng nhất trong thị hiếu của
người tiêu dùng hay cấu trúc cầu bị thay đổi do sự khác nhau về thu nhập. Một cách cụ
thể hơn, trong quy luật tiêu dùng của Engel đã chỉ ra mối quan hệ giữa tiêu dùng hàng
hóa và sự thay đổi thu nhập. Quy luật này đã đưa ra kết luận khi thu nhập tăng lên
người tiêu dùng có xu hướng tăng tiêu dùng hàng hóa trong ngành cơng nghiệp và dịch
vụ giảm tiêu dùng hàng hóa trong ngành nơng nghiệp từ đó dẫn đến CDCC sang ngành
công nghiệp và dịch vụ. Hơn nữa, mơ hình hai khu vực của Lewis (1954) cũng cho
thấy xu hướng ít đầu tư và phát triển cho khu vực nơng nghiệp mà thay vào đó là đầu
tư cho khu vực công nghiệp, tận dụng lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp. Kết
quả là CDCCLĐ từ khu vực nơng nghiệp sang cơng nghiệp.

Ngun nhân từ phía cung lại dựa trên giả thiết có sự khác biệt trong tốc độ
tăng năng suất của các ngành hoặc khác nhau trong tỷ lệ các yếu tố đầu vào của mỗi
ngành, dẫn tới các ngành có tốc độ tăng năng suất và tiến bộ công nghệ cao sẽ thu hút
nhiều lao động hơn các ngành có tốc độ và tiến bộ cơng nghệ thấp. Cụ thể trong mơ hình
phát triển kinh tế của Fourastie (1949), tác giả dựa trên giả thiết có sự khác nhau về tốc
độ tăng năng suất, đồng thời có sự cạnh tranh dẫn đến sự khác nhau về giá giữa ba
ngành. Ngoài ra, trong dài hạn chính yếu tố cơng nghệ làm giảm giá th và lợi nhuận
của tất cả các ngành. Kết quả là sự phát triển của giá cho thuê và lợi nhuận sẽ thúc đẩy
quá trình tái phân bổ các yếu tố sản xuất dọc theo các ngành từ đó kéo theo sự
CDCCLĐ và đầu ra.
Trong khi đó nghiên cứu của Kuznets (1973) tiếp cận từ cả phía cung và phía
cầu thì cho rằng sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu sản xuất là tất yếu và do tác động
của đổi mới công nghệ trong một số ngành sản xuất, sự khác nhau về độ co giãn
của cầu theo thu nhập đối với các hàng hóa tiêu dùng khác nhau và lợi thế so sánh
trong thương mại quốc tế. Mơ hình lý thuyết của Tomasz Swiecki (2013) và Denis
Stijepic (2010) cũng chỉ ra một số các yếu tố tác động đến CDCCLĐ như: (i) sự
khác nhau về độ co giãn của cầu hàng hóa theo thu nhập, (ii) Sự thay đổi năng suất
các nhân tố tổng hợp TFP do sự khác biệt trong tốc độ tăng năng suất, (iii) vai trò
của thương mại quốc tế và (iv) sự khác nhau về độ co giãn của các yếu tố đầu vào
theo đầu ra giữa các ngành. Các nghiên cứu tiếp sau của Berthold Herrendorf,
Richard Rogerson & Askos Valentinyi (2013) cũng đưa ra một số các kênh tác
động đến CDCCLĐ, bao gồm: (i) thay đổi trong thu nhập và giá tương đối, (ii) sự
khác biệt về công nghệ của các ngành dẫn tới sự khác biệt trong tăng trưởng TFP
của các ngành, (iii) thương mại quốc tế giúp thúc đẩy sự di chuyển các nguồn lực


14
trong đó có sự di chuyển lao động, tái phân bổ nguồn lực theo hướng thúc đẩy lợi
thế so sánh của các ngành và sự di chuyển hàng hóa.
Các yếu tố tác động đến CDCCLĐ đã có nhiều cơng trình nghiên cứu thực nghiệm.

Nghiên cứu của Lee & Wolpin (2006) sử dụng dữ liệu vi mơ ước lượng mơ
hình và đưa ra kết quả: (i) các nhân tố cầu lao động là yếu tố chính tác động đến q
trình phân bổ lao động giữa các ngành, các nhân tố cung lao động khơng có vai trị quan
trọng trong q trình này; (ii) chi phí lao động có ảnh hưởng tới q trình phân bổ lao
động, cụ thể: chi phí di chuyển lao động chéo giữa các ngành là khá cao trong khi chi
phí thay đổi nghề nghiệp trong một ngành thấp hơn chi phí thay đổi ngành, do vậy vẫn
giữa công việc cũ.
Nghiên cứu của Malhar Nabar & Kai Yan (2013) sử dụng dữ liệu cấp tỉnh của
Trung Quốc giai đoạn 1992-2013 ước lượng mơ hình và đưa ra kết quả: vốn con người,
các chính sách vĩ mơ như chiến lược kinh tế quốc gia, cơ sở hạ tầng, chi tiêu chính phủ là
các yếu tố tác động đến tỷ trọng lao đông trong nội ngành dịch vụ. Một nghiên cứu khác
của Helene Poison (2000) cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đến vốn con người như trình độ
giáo dục, tăng trưởng giáo dục có tác động đến sự dịch chuyển lao động giữa các ngành.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của Engel & Syrquin (1986) đã sử dụng số liệu của
97 nước trong giai đoạn 1950 - 1983 ước lượng mơ hình hồi quy số liệu chéo và đưa ra
kết quả: khi thu nhập tăng lên thì lao động có xu hướng giảm tỷ trọng trong ngành
nơng nghiệp và tăng trong ngành cơng nghiệp. Điều này có thể được lý giải là do
năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng lên trong khi nhu cầu về sản phẩm hàng
hóa của khu vực này giảm xuống, dẫn tới dư thừa lao động và số lượng lao động này
sẽ có xu hướng dịch chuyển sang khu vực phi nông nghiệp. Hơn nữa, theo xu thế khu
vực phi nông nghiệp ngày càng mở rộng quy mơ sản xuất, tích lũy nhiều vốn và sẽ
phát sinh nhu cầu sử dụng thêm lao động trong khi tiền lương ở khu vực này cao hơn
trong khu vực nông nghiệp, dẫn tới việc thu hút lao động từ ngành nông nghiệp sang
phi nông nghiệp.
Tác động của thương mại quốc tế đến CDCCLĐ cũng đã có nhiều nghiên cứu.
Nghiên cứu của Freeman & Katz (1991) và Revenga (1992) chỉ ra vai trị tích cực của
thương mại quốc tế đến chuyển dịch lao động theo ngành tại Mỹ và Canada. Trong khi
nghiên cứu của Papageorgiou & cộng sự (1991), Nắrcio & Muendler (2011) khơng cho
thấy vai trị của thương mại quốc tế đối với sự thay đổi cơ cấu lao động. Nghiên cứu thứ hai
áp dụng cho Braxin thì chỉ ra vai trị của thương mại quốc tế với sự thay đổi cơ cấu kinh tế

về mặt sản lượng. Điều này được lý giải là do các ngành có sản lượng gia tăng khi có


×