Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

(Luận án tiến sĩ) Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 247 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN ÁN
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của cơ chế tài chính đối với chất
lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao sự đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng đào tạo
thông qua cơ chế tài chính và một số giải pháp khác. Đề tài sử dụng mô hình hồi
quy tuyến tính bội với các biến độc lập là cơ chế tài chính và các biến kiểm soát là
chất lượng đào tạo được chấp nhận bởi Parasuraman và các cộng sự (1985); dựa
trên quan điểm hiện đại về chất lượng đào tạo được đề xuất bởi Patrinos và các cộng
sự (2013), Johnstone và các cộng sự (1998). Dữ liệu sử dụng nghiên cứu là 950 số
quan sát được thu thập từ 33 trường đại học công lập ở Việt Nam trong năm 2013.
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố cơ chế tài chính của
nhà trường tương quan thuận với mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất
lượng đào tạo của đại học công lập có Beta bằng 0,270 với mức ý nghĩa 5%. Cả 3
yếu tố trong thành phần cơ chế tài chính đều có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến
mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng đào tạo của đại học công lập
bao gồm: (1) Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả
cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học; (2) Công tác lập kế hoạch tài
chính và quản lý tài chính trong nhà trường được chuẩn hoá, công khai hoá, minh
bạch và theo quy định; (3) Nhà trường có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài
chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học. Trong đó, cần đặc
biệt chú trọng đến khía cạnh đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh
bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học. Ngoài ra, 4
nhân tố khám phá khác bao gồm: Tài sản hữu hình; Tính cập nhật và dễ tiếp nhận;
Sự đáp ứng; và Sự đảm bảo đều có ảnh hưởng cùng chiều lên chất lượng đào tạo
của các trường đại học công lập Việt Nam với các hệ số Beta lần lượt là: 0,152;
0,150; 0,173 và 0,332.



ii

Dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng cơ chế tài chính của đại
học công lập ở Việt Nam, các giải pháp được luận án đề xuất bao gồm: Các giải
pháp vĩ mô như tăng quyền tự chủ, hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về cơ chế tài
chính, đảm bảo sự phân bổ ngân sách Nhà nước hiệu quả cho các trường đại học
công lập; Các giải pháp vi mô đó là các trường đại học công lập cần chủ động nhằm
tìm ra những giải pháp và kế hoạch tự chủ tài chính phù hợp, nâng cao tính minh
bạch, công khai và chuẩn hóa theo quy định và tăng cường sự phân bổ, sử dụng hiệu
quả nguồn tài chính. Bên cạnh đó, một số giải pháp khác có liên quan cũng được đề
cập trong luận án đó là tài sản hữu hình; tính cập nhật và dễ tiếp nhận; sự đáp ứng;
và sự đảm bảo.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Phan Hồng Hải
Sinh ngày: 03 tháng 6 năm 1976
Quê quán: Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

dân tộc: Kinh

Ngụ tại: 24/1/2A Đường số 15, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hiện đang công tác tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Là học viên nghiên cứu sinh khóa XVII của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Mã số học viên: 00117120005
Cam đoan đề tài: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các
trường đại học công lập tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 62.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này ở bất cứ đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Ngày 06 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận án

Phan Hồng Hải


iv

LỜI CÁM ƠN
Luận án tiến sĩ này được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng thành phố
Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Ngọc Định. Nghiên
cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy về định hướng khoa học và luôn
quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành cuốn
luận án.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công
trình công bố đã trích dẫn trong luận án vì đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu,
những kiến thức liên quan trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường, Hội đồng Tiến sĩ
của Trường, Phòng Đào tạo sau đại học và Khoa Kế toán – Kiểm toán vì đã tạo điều
kiện để nghiên cứu sinh được thực hiện và hoàn thành chương trình nghiên cứu của
mình.
Cuối cùng là sự biết ơn của Nghiên cứu sinh tới Lãnh đạo Trường Đại học

Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, những đồng nghiệp, bạn thân thiết và gia
đình đã liên tục động viên để duy trì nghị lực, sự cảm thông, chia sẻ về thời gian
trong suốt quá trình hoàn thành luận án.


v

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .....................................................................................1
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................1
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................4
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................6
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................6
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................6
1.6. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................7
1.7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN........................................................................7
1.8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................11
2.1. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ......................11
2.2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO .........................................................................42
2.2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 42
2.2.1.1. Khái niệm về chất lượng ...................................................................42
2.2.1.2. Khái niệm về chất lượng trong giáo dục đại học .............................. 44
2.2.2. Thành phần chất lượng dịch vụ và chất lượng đào tạo ............................ 46
2.2.2.1. Thành phần chất lượng dịch vụ ......................................................... 46
2.2.2.2. Thành phần chất lượng đào tạo ......................................................... 49

2.2.3. Đo lường thành phần chất lượng đào tạo ...............................................54
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY ....................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................67
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................67
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ .....................................................................................69


vi

3.1.1.1. Xây dựng thang đo ............................................................................69
3.1.1.2. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra ........................................................ 75
3.1.2. Nghiên cứu chính thức .............................................................................75
3.1.2.1. Mẫu nghiên cứu ................................................................................75
3.1.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 75
3.1.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 76
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................80
3.2.1. Khung phân tích ......................................................................................80
3.2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 88
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM .............................................................. 90
4.1. HỆ THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM .........90
4.1.1. Lịch sử hình thành trường đại học công lập tại Việt Nam ......................90
4.1.2. Phân loại trường đại học công lập tại Việt Nam .....................................93
4.1.2.1. Phân loại trường đại học công lập theo vùng miền........................... 93
4.1.2.2 Phân loại trường đại học công lập theo ngành nghề .......................... 95
4.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
LẬP TẠI VIỆT NAM .......................................................................................... 97
i4.2.1. Mức độ tự chủ tài chính của trường đại học ...........................................98

4.2.2. Trách nhiệm giải trình và tính công bằng trong việc tạo lập và sử dụng
nguồn tài chính của trường đại học .................................................................101
4.2.3. Hiệu quả tài chính của trường đại học ..................................................105
4.2.3.1 Khả năng đa dạng hóa nguồn tài chính của trường đại học .............105
4.2.3.2 Suất chi phí đào tạo của trường đại học công lập ............................106
4.2.3.3 Chi phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và xây dựng cơ bản còn
ở mức thấp ....................................................................................................108
4.2.3.4 Số sinh viên quy đổi trên một giảng viên ........................................110
4.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ ..........................................111


vii

4.3.1. Cơ chế quản lý của Nhà nước thiếu tính linh hoạt và hiệu quả .............111
4.3.2. Năng lực hoạt động của các trường còn thấp .......................................114
4.3.3. Các trường chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn ............116
4.3.4. Quan hệ thị trường trong lĩnh vực đào tạo chưa phát triển ..................116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................118
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................119
5.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................................119
5.1.1. Phân tích đặc điểm mẫu ........................................................................119
5.1.1.1. Cơ cấu mẫu theo khu vực trường đại học .....................................119
5.1.1.2. Cơ cấu mẫu theo giới tính .............................................................120
5.1.1.3. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi .................................................................120
5.1.1.4. Cơ cấu mẫu theo đối tượng khảo sát ...............................................121
5.1.2. Phân tích các yếu tố đánh giá hiệu quả cơ chế tài chính và chất lượng đào
tạo

..............................................................................................................121


5.1.2.1. Mức độ hiệu quả của cơ chế tài chính ............................................121
5.1.2.2. Mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng đào tạo của
người học......................................................................................................124
5.2. KẾT QUẢ HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI ..............................................125
5.2.1. Phân tích phương sai.............................................................................125
5.2.2. Kiểm định chất lượng của thang đo ......................................................129
5.2.3. Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................133
5.2.4. Ước lượng mô hình hồi quy bội ...........................................................140
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................148
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.....................................150
6.1. KẾT LUẬN .................................................................................................150
6.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM ................................................................151
6.2.1.Mục tiêu, định hướng phát triển các trường đại học công lập tại Việt Nam
.........................................................................................................................151


viii

6.2.1.1. Mục tiêu phát triển các trường đại học công lập.............................151
6.2.1.2. Định hướng phát triển các trường đại học công lập........................152
6.2.2. Định hướng đổi mới cơ chế tài chính các trường đại học công lập .......153
6.2.2.1. Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tạo lập môi trường cạnh tranh
và hội nhập quốc tế ......................................................................................153
6.2.2.2. Giao quyền tự chủ tài chính ở mức độ cao cho các trường đại học
công lập, gắn việc mở rộng quyền tự chủ tài chính với tự chịu trách nhiệm
......................................................................................................................154
6.2.2.3. Gắn đổi mới cơ chế tài chính với đổi mới các quy trình khác để tạo
ra tính đồng bộ, tính hiệu quả, tính khả thi của cơ chế tài chính .................155
6.2.2.4. Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn

cho người học ...............................................................................................156
6.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM ...........................156
6.3.1. Nhóm các giải pháp về cơ chế tài chính ................................................156
6.3.1.1. Giải pháp vĩ mô ...............................................................................156
6.3.1.2. Nhóm giải pháp vi mô .....................................................................164
6.3.2. Các giải pháp hỗ trợ ...............................................................................172
6.3.2.1. Tăng cường đầu tư cơ cở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học .172
6.3.2.2 Tăng cường khả năng cập nhật và dễ tiếp nhận ...............................175
6.3.2.3 Tăng cường khả năng đáp ứng cho người học .................................177
6.3.2.4 Tăng cường khả năng đảm bảo cho người học ................................178
6.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..184
KẾT LUẬN CHƯƠNG 6 ......................................................................................186
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ ......187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................188
PHỤ LỤC ...............................................................................................................207


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

ANOVA

Analysis Of Variance


CIPO

Context-Input-Process-Output

DEA

Data Envelopment Analysis

Tiếng Việt
Phân tích phương sai
Bối cảnh-Đầu vào-Quá trìnhĐầu ra
Phương pháp phân tích bao dữ
liệu

ĐH

Đại học

ĐHCL

Đại học công lập

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

GD&ĐT


Giáo dục và Đào tạo

GDĐH

Giáo dục đại học

GV

Giảng viên

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SQ

Service Quality

SV

Chất lượng dịch vụ
Sinh viên

TVE

Total Variance Explained


Tổng phương sai trích

VIF

Variance Inflation Factor

Nhân tố phóng đại phương sai

VN

Việt Nam

XDCB

Xây dựng cơ bản


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cung cấp bằng chứng về cải cách quyền tự chủ của một số nước ...........63
Bảng 3.1: Số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu .............................................70
Bảng 3.2: Thang đo thành phần “Cơ chế tài chính” ĐHCL Việt Nam .....................70
Bảng 3.3: Thang đo thành phần “Chất lượng đào tạo” ĐHCL VN .......................... 71
Bảng 3.4: Thang đo thành phần “Phương tiện hữu hình” ĐHCL Việt Nam ............71
Bảng 3.5: Thang đo thành phần “Độ tin cậy” ĐHCL Việt Nam .............................. 72
Bảng 3.6: Thang đo thành phần “Đáp ứng” ĐHCL Việt Nam .................................73
Bảng 3.7: Thang đo thành phần “Đảm bảo” ĐHCL Việt Nam ................................ 74
Bảng 3.8: Thang đo thành phần “Đồng cảm” ĐHCL Việt Nam .............................. 74

Bảng 3.9: Mô tả các biến........................................................................................... 83
Bảng 4.1: Số lượng các trường đại học và cao đẳng qua các năm............................ 92
Bảng 4.2: Chi phí đào tạo tính theo đầu sinh viên ..................................................107
Bảng 4.3: Chi phí đơn vị hợp lý tính trên đầu sinh viên năm 2012 ........................108
Bảng 5.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu .....................................................................120
Bảng 5.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính ......................................................................120
Bảng 5.3: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi .........................................................................120
Bảng 5.4: Cơ cấu mẫu theo đối tượng khảo sát ......................................................121
Bảng 5.5: Thống kê mô tả về đánh giá cơ chế tài chính .........................................121
Bảng 5.6: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng
đào tạo .....................................................................................................................124
Bảng 5.7: Kết quả kiểm định ANOVA đánh giá giới tính ảnh hưởng đến mức độ
đáp ứng kỳ vọng của người học chung về chất lượng đào tạo ................................126
Bảng 5.8: Kết quả kiểm định ANOVA đánh giá độ tuổi ảnh hưởng đến mức độ đáp
ứng kỳ vọng của người học chung về chất lượng đào tạo ......................................127
Bảng 5.9: Kết quả kiểm định ANOVA đánh giá nhóm đối tượng nghiên cứu ảnh
hưởng đến mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học chung về chất lượng đào tạo 128


xi

Bảng 5.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thành phần đối với thang đo cơ
chế tài chính và các biến kiểm soát chất lượng đào tạo của ĐHCL........................129
Bảng 5.11: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thành phần đối với thang đo cơ
chế tài chính và các biến kiểm soát chất lượng đào tạo của ĐHCL sau điều chỉnh131
Bảng 5.12: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo sự đáp ứng kỳ
vọng của người học về chất lượng đào tạo của ĐHCL ...........................................133
Bảng 5.13: Tổng phương sai được giải thích lần 2 (Total Variance Explained) ....134
Bảng 5.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ...................................135
Bảng 5.15: Kết quả thang đo mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng

đào tạo .....................................................................................................................138
Bảng 5.16: Ma trận xoay nhân tố ............................................................................138
Bảng 5.17: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy và đa cộng tuyến ..............................142
Bảng 5.18: Kết quả kiểm định tự tương quan nhiễu ...............................................143
Bảng 5.19: Kết quả ước lượng mô hình ..................................................................143
Bảng 5.20: Kết quả kiểm định tự tương quan nhiễu mô hình đại diện thành phần 144
Bảng 5.21: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy và đa cộng tuyến mô hình đại diện
thành phần ...............................................................................................................144
Bảng 5.22: Kết quả ước lượng mô hình đại diện thành phần .................................145


xii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Khung phân tích CIPO ................................................................................2
Hình 2.1 Các nguồn tài chính của đại học công lập ..................................................26
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo ......................... 36
Hình 2.3: Khung chất lượng giáo dục truyền thống..................................................52
Hình 2.4: Phương pháp tiếp cận hợp nhất về chất lượng giáo dục 6AS ...................53
Hình 2.5: Các khoảng cách của chất lượng đào tạo ..................................................56
Hình 3.2: Khung phân tích ........................................................................................ 81
Hình 4.1: Số lượng các trường đại học và cao đẳng .................................................93
Hình 4.2: Cơ cấu các trường đại học và cao đẳng công lập theo vùng miền ............93
Hình 4.3: Đội ngũ giảng viên cơ hữu các trường đại học và cao đẳng .....................94
Hình 4.4: Cơ cấu lượng sinh viên các trường công lập phân theo ngành .................95
Hình 4.5 Cơ cấu các trường đại học – cao đẳng chia theo ngành ............................. 97
Hình 4.6 Mức độ tự chủ của các trường đại học công lập ........................................98
Hình 4.7 Mức độ tự chủ về cơ chế tài chính của trường ĐHCL ............................... 99
Hình 4.8 Trách nhiệm giải trình của trường đại học công lập ................................102

Hình 4.9 Cơ cấu nguồn thu ngoài ngân sách của các trường ĐHCL ......................106
Hình 4.10 Cơ cấu các khoản chi của ĐHCL ...........................................................109
Hình 4.11 Số sinh viên quy đổi trên một giảng viên...............................................110
Hình 5.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..............................................................139


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong chương này, tác giả trình bày những khía cạnh trọng tâm của đề tài
bao gồm cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ
liệu nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài và cấu trúc của đề tài
nghiên cứu.
1.1.

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quản lý chất lượng đào tạo là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp

quản trị nhằm quản lý hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội. Theo cách
tiếp cận hệ thống, chất lượng đào tạo được hiểu là chất lượng của các yếu tố cấu
thành nên hoạt động này và chất lượng của các yếu tố này phải được xem xét trong
một hoàn cảnh cụ thể. Có thể nói, đây chính là quan điểm “Context – Input –
Process – Output” (CIPO), tạm dịch là “Bối cảnh cụ thể – Đầu vào – Quá trình –
Đầu ra” do Scheerens (1990) phát triển khi xem xét chất lượng đào tạo (CLĐT) của
trường đại học nói chung và ở các trường đại học công lập (ĐHCL) nói riêng.
Khi xem xét chất lượng đào tạo của các trường đại học nói chung và ở các
trường ĐHCL nói riêng chính là xem xét chất lượng của các yếu tố cấu thành nên
hệ thống đào tạo trong một bối cảnh cụ thể (Context – C) bao gồm: Đầu vào (Input
– I), Quá trình (Process – P), Đầu ra (Output – O). Nghĩa là muốn nâng cao chất

lượng đào tạo thì chúng ta cần phải nâng cao chất lượng của của các yếu tố cấu
thành nên hệ thống đào tạo.
Mô hình CIPO cho thấy các hoạt động này có thể sắp xếp thành một khung
gồm 3 thành phần: đầu vào (I), quá trình (P), đầu ra (O), và các yếu tố này được
xem xét trong một bối cảnh cụ thể (C) như được mô tả trong Hình 1.1. Như vậy, có
thể thấy rằng trong hệ thống đào tạo thì tài chính là yếu tố đầu vào quan trọng quyết
định chất lượng đào tạo. Việc đảm bảo yếu tố tài chính hợp lý sẽ góp phần đảm bảo
đầy đủ cho công tác xây dựng cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, nhà thi đấu…);
mua sắm máy móc trang thiết bị, giáo trình cho đào tạo; thu hút và giữ chân đội ngũ
giảng viên giỏi; xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên


2

cứu khoa học đối với giảng viên và sinh viên cũng như hoạt động chuyển giao công
nghệ của nhà trường đối với xã hội; tăng cường liên kết với các trường đại học –
cao đẳng có uy tín trên thế giới (Phạm Thị Thuý Hồng, 2013).
Hình 1.1: Khung phân tích CIPO

Đầu vào (Input)
- Tuyển sinh
- Đội ngũ
- Chương trình
- Tài chính

Quá trình (Process)
- Mục tiêu đào tạo
- Kế hoạch đào tạo
- Hình thức đào tạo
- Nội dung đào tạo

- Phương pháp đào tạo

Đầu ra (Output)
- Người học khỏe mạnh
- Có động cơ học tập
- Chất lượng đào tạo
tốt

Bối cảnh cụ thể (Context)
- Đào tạo phải gắn với và đáp ứng nhu cầu xã hội
- Cạnh tranh ngày càng lớn giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
- Yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo để rút ngắn khoảng cách đối với các trường
đại học trong khu vực và thế giới

Nguồn: Phạm Thị Thuý Hồng (2013)
Để yếu tố tài chính đáp ứng được các mục tiêu trên thì cần phải có một cơ
chế tài chính phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các trường ĐHCL được chủ động
hơn, sáng tạo hơn trong việc huy động và sử dụng các nguồn tài chính đáp ứng yêu
cầu đào tạo trong bối cảnh mới (Phạm Thị Thuý Hồng, 2013). Như vậy, với những
luận cứ trên có thể nói rằng giữa cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo có mối quan
hệ với nhau. Yếu tố tài chính dưới sự điều tiết của một cơ chế phù hợp sẽ đóng vai
trò là yếu tố đầu vào và chất lượng đào tạo sẽ đóng vai trò đầu ra. Nếu đầu vào tốt
thì sẽ góp phần tạo ra đầu ra có chất lượng. Nghĩa là muốn chất lượng đào tạo được
đảm bảo, nâng cao (thể hiện qua yếu tố Output) thì yếu tố tài chính hoạt động dựa
trên một cơ chế phù hợp phải được đảm bảo (thể hiện qua yếu tố Input).
Do tầm quan trọng của cơ chế tài chính và ảnh hưởng của cơ chế tài chính
đến chất lượng đào tạo, sự cần thiết phải cải cách cơ chế tài chính ở các trường
ĐHCL đã trở thành một chủ đề trọng tâm gây tranh cải trong các cuộc thảo luận



3

chính sách của Chính phủ ở các nước phát triển và đang phát triển trong những năm
gần đây. Một số nhà khoa học (Jongbloed, 2000b; Zhao, 2001; Cleveland-Innes,
2010; Teixeira và Koryakina, 2011) cho rằng cuộc khủng hoảng trong cấu trúc và
quản trị ở các trường đại học có liên quan đến chất lượng đào tạo và trách nhiệm
của việc sử dụng kinh phí công. Ở các nước phát triển, kết quả cải cách cơ chế tài
chính sâu rộng đã cho thấy nhiều cải thiện đáng kể trong việc thực hiện hệ thống tài
chính của mình và kinh nghiệm đó được thừa hưởng bởi các nước đang phát triển.
Các nhà quản lý ở các nước đang phát triển có thể tuân theo và bắt đầu theo dõi sự
thành công hay thất bại của hệ thống giáo dục ĐHCL hiện có của họ về cơ chế tài
chính cũng như kinh phí tài trợ của Nhà nước cho hệ thống ĐHCL. Thật vậy, với
mong muốn nâng cao hiệu quả và hiệu suất tài trợ cho các trường ĐHCL nhằm thúc
đẩy lợi ích lâu dài trong phát triển kinh tế dẫn đến việc xây dựng nhiều cải cách
chính sách giáo dục ở các nước nói chung. Một ưu tiên quan trọng của chính sách
công là để đảm bảo rằng các trường ĐHCL đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ xã hội nói chung, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường như hiện
nay cũng như vai trò quan trọng của nền kinh tế tri thức (Macerinskiene và
Vaiksnoraite, 2006). Theo Newman và các cộng sự (2004), điều này đóng vai trò rất
quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào để có một hệ thống giáo dục ĐHCL tốt nhằm
cải thiện kết quả học tập, sử dụng trang thiết bị và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Hơn nữa, một số tác giả khác (Moja, 2007; Choban và các cộng sự, 2008) cũng cho
rằng quản lý GDĐH đã trở thành một vấn đề phức tạp và đầy thách thức do toàn cầu
hóa thị trường giáo dục và nhu cầu ngày càng tăng của công chúng. Do đó, các
trường ĐHCL phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc mở rộng và phát triển
hoạt động của mình bởi nhiều chính phủ trên toàn thế giới đang trở nên nghiêm ngặt
và thắt chặt chi tiêu hơn trong đầu tư công vì kinh phí cho phát triển và cạnh tranh
toàn cầu ngày càng lớn hơn. Salmi và Hauptman (2009) khẳng định nguồn lực
Chính phủ dành phân bổ cho các trường ĐHCL hiện nay là không đủ. Hơn nữa,
nghiên cứu của Lebeau và các cộng sự (2011) cũng cho rằng cuộc khủng hoảng

kinh tế toàn cầu đã góp phần làm tăng áp lực cho tài trợ các trường ĐHCL ở hầu hết


4

các nước trên thế giới. Điển hình, Postiglione (2011) cho rằng việc phân bổ kinh phí
cho các trường ĐHCL đã giảm trong thời gian suy giảm kinh tế ở Thái Lan,
Philippines và Malaysia. Tại Nhật Bản, hai tác giả Ko và Osamu (2010) lập luận
rằng, các trường ĐHCL ở Nhật đang bị áp lực bởi toàn cầu hóa thị trường, cắt giảm
tài trợ của Chính phủ, nhu cầu xã hội và số lượng sinh viên bị cắt giảm. Do đó, các
trường ĐHCL đã được chỉ thị phải tìm kiếm các nguồn tài chính thay thế để lấp đầy
khoảng trống trong tài trợ kinh phí từ Chính phủ Nhật (Jongbloed, 2004; Lepori và
các cộng sự, 2007; Teixeira và Koryakina, 2011). Chính phủ trợ cấp thấp, sự chênh
lệch kinh phí ước tính trở thành một yếu tố quan trọng dẫn đến một cuộc khủng
hoảng trong các trường ĐHCL. Các trường ĐHCL phải đối mặt với các vấn đề như
cắt giảm tài trợ của Chính phủ (Roger, 1995; Liefner, 2003; Altbach, 2007; Orr và
các cộng sự, 2007), các bên liên quan đòi hỏi hiệu quả cao hơn (Massy, 2004), trách
nhiệm hơn trong quản lý ngân sách (Alexander, 2000; Hines, 2000) và chi phí tăng
liên tục trong các hoạt động giáo dục (Johnstone, 2004). Các thách thức trên đã
mang lại phản ứng tích cực từ các trường ĐHCL, nơi được cam kết cải cách và tái
cơ cấu hệ thống trở nên cạnh tranh hơn. Kết quả là, giáo dục ĐHCL đang đối mặt
với những thách thức tài trợ trong việc duy trì chất lượng đào tạo.
1.2.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
GDĐH hay giáo dục bậc cao là chìa khóa then chốt trong tăng trưởng kinh tế

ở những nước đã phát triển, đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi bởi chức
năng kinh tế - xã hội của GDĐH trong kết nối sản xuất và phổ biến kiến thức
(Patterson, 1999). GDĐH đã trở thành “sản phẩm” giá trị cao không chỉ cho sinh

viên như một phương tiện tự thân phát triển và đảm bảo thu nhập trong tương lai mà
cho các nền công nghiệp và chính phủ xem GDĐH là nguồn lực của sự đổi mới và
phát triển kinh tế bền vững (Harley và các cộng sự, 2004; Bosetti và Walker, 2010).
Toàn cầu hóa trong GDĐH tác động lên gia tăng sự phụ thuộc học phí của sinh viên
và nhu cầu thiết lập sự công nhận quốc tế thông qua việc xếp hạng và lập bảng phân
loại được chuẩn hóa trường đại học (Richards và các cộng sự, 2004). Hơn nữa, khi
thế giới bước sang thế kỷ XXI – thế kỷ của nền kinh tế tri thức, về bản chất, các


5

quốc gia cạnh tranh nhau về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật – công nghệ. Do
đó, vấn đề cải cách giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng về quản lý và nâng cao
chất lượng đào tạo được nhiều nước xem là quốc sách hàng đầu và Việt Nam cũng
không ngoại lệ.
Đối với Việt Nam, giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng có vai trò đặc biệt
quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế theo hướng chú trọng tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFPTotal Factor Productivity) để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của

nền kinh tế. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự
thành công của chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nói trên. Vì vậy, giáo dục
nhận được sự quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước với bằng chứng là Việt
Nam đã trải qua ba lần đổi mới giáo dục, góp phần quan trọng trong công cuộc phát
triển và xây dựng đất nước và lần thứ tư gần đây là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Bên cạnh thành công của GDĐH thì hiện nay GDĐH cũng đang tồn tại
những yếu kém, bất cập mà điển hình là thiếu và yếu về đội ngũ giảng viên và cán
bộ quản lý, cơ sở vật chất trang thiết bị GDĐH chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và

học và cơ chế tài chính của GDĐH còn mang nặng cơ chế hành chính bao cấp…
Trong các vấn đề yếu kém, bất cập nêu trên, cơ chế tài chính giáo dục ĐHCL là vấn
đề đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ bởi phần lớn ngân sách
Nhà nước cho sự nghiệp GDĐH Việt Nam được đầu tư cho hệ thống các trường
ĐHCL. Mặc dù 15 năm trở lại đây, vấn đề cơ chế tài chính giáo dục ĐHCL trải qua
ba lần cải cách (Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị
định số 49/2009/NĐ-CP) nhưng đến nay cơ chế tài chính giáo dục ĐHCL vẫn chưa
đạt được mục tiêu mong muốn.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế tài chính và chất lượng
đào tạo nhận được sự quan tâm của một số học giả như Nguyễn Công Giáp (2004);


6

Vũ Huy Hào và các cộng sự (2005); Nguyễn Anh Thái (2008),… Tuy nhiên, phần
lớn các nghiên cứu ở trên đều sử dụng phương pháp định tính và mới dừng ở việc
đánh giá thực trạng nội dung các quy định thu chi tài chính mà chưa có sự phân tích
sâu các tính chất của nó, cũng như chưa có sự liên kết chặt chẽ ảnh hưởng của cơ
chế tài chính đến mục tiêu cơ bản cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo.
Trên cơ sở đó, đề tài “Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào
tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam” được tác giả chọn nghiên cứu.
1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là xem xét tác động của cơ chế tài chính lên chất lượng

đào tạo của các trường ĐHCL ở Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể như sau:
- Một là, phân tích thực trạng cơ chế tài chính các trường ĐHCL tại Việt
Nam.
- Hai là, đo lường và phân tích tác động của cơ chế tài chính đến chất lượng

đào tạo của các trường ĐHCL tại Việt Nam.
- Ba là, đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế tài chính và một số giải pháp
khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐHCL tại Việt Nam.
1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, luận án trả lời các câu hỏi sau:
- Thứ nhất, các tính chất của cơ chế tài chính, các thành phần của chất lượng

dịch vụ đào tạo và ảnh hưởng của cơ chế tài chính đến chất lượng đào tạo trường
đại học công lập?
- Thứ hai, thực trạng cơ chế tài chính và ảnh hưởng của cơ chế tài chính đối
với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập hiện nay?
- Thứ ba, những giải pháp nào về cơ chế tài chính và giải pháp nào khác cần
thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập hiện
nay?
1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo ở

các trường ĐHCL tại Việt Nam.


7

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 33 trường ĐHCL tại
Việt Nam. Thời gian nghiên cứu là năm 2013.
1.6.


PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

1.6.1. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu luận án này, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, diễn dịch
nhằm xây dựng khung phân tích về cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo, sử dụng
phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích thực trạng diễn biến cơ chế tài chính
và chất lượng đào tạo của các trường đại học công lập tại Việt Nam. Luận án cũng
sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia tài chính và đào tạo nhằm xây
dựng các bảng câu hỏi sơ bộ.
Nghiên cứu định lượng: Sau bước nghiên cứu định tính, luận án dùng bảng
khảo sát chính thức đi khảo sát mẫu đối tượng đang học, cán bộ quản lý tài chính và
giảng viên đang công tác ở các trường ĐHCL. Mẫu khảo sát có được sẽ được hỗ trợ
bằng phần mềm SPSS phiên bản 22 trong xử lý thông tin. Tác giả sử dụng kiểm
định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy bội trong mô
hình nghiên cứu.
1.6.2. Dữ liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong nghiên cứu. Dữ liệu sơ
cấp có được từ thu thập khảo sát của 950 đối tượng đang học, cán bộ quản lý tài
chính và giảng viên đang công tác ở 33 trường ĐHCL tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp
chủ yếu được sử dụng ở các báo cáo của Bộ GD&ĐT và các trường ĐHCL được
chọn nghiên cứu.
1.7.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
- Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án đã tập hợp tương đối đầy đủ những vấn đề

lý luận cơ bản nhất về cơ chế tài chính, cụ thể là cơ sở xây dựng cơ chế tài chính,
các mô hình cơ chế tài chính, tính chất của cơ chế tài chính và mối quan hệ giữa cơ

chế tài chính với chất lượng đào tạo. Đặc biệt, luận án đã luận giải và làm sáng tỏ


8

mối quan hệ giữa các tính chất của cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo. Đây là
điểm mới mà các nghiên cứu trước ở Việt Nam rất ít đề cập tới.
- Thứ hai, về phương pháp tiếp cận, luận án tập trung phân tích các tính chất
của cơ chế tài chính biểu hiện mức độ hoàn thiện của nó, cụ thể là tính tự chủ, trách
nhiệm giải trình, tính hiệu quả của cơ chế tài chính. Từ đó luận án chỉ ra những hạn
chế của cơ chế tài chính ở các trường đại học công lập, đó là các khía cạnh thể hiện
mức độ tự chủ tài chính, trách nhiệm giải trình và tính hiệu quả tài chính còn ở mức
tương đối thấp.
- Thứ ba, về phương pháp phân tích, ngoài phương pháp định tính truyền
thống, luận án vận dụng thêm phương pháp định lượng để làm sáng tỏ mục tiêu
nghiên cứu là ảnh hưởng của cơ chế tài chính đến chất lượng đào tạo. Cho đến nay,
hầu như chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam vận dụng phương pháp này nhằm trả
lời những câu hỏi nghiên cứu của luận án.
- Thứ tư, về thực tiễn, qua phân tích, luận án cung cấp bằng chứng về mối
quan hệ giữa các tính chất thể hiện mức độ hoàn thiện của cơ chế tài chính đến chất
lượng đào tạo. Ngoài ra, luận án cũng luận giải những nhân tố khác ngoài nhân tố
tài chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bao gồm: các yếu tố hữu hình, khả
năng đáp ứng, sự đảm bảo và sự tin cậy của nhà trường đối với người học.
- Thứ năm, về mặt ứng dụng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 3 và
chương 4, cũng như kế thừa kinh nghiệm trên thế giới, luận án đã đề xuất một cách
hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính, qua đó góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay.
1.8.


CẤU TRÚC LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU
Luận án kết cấu thành 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này, luận án đưa ra cơ sở khoa học và nhấn mạnh tính cấp

thiết của đề tài, nêu ra mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và


9

phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa khoa
học và thực tiễn đề tài và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Ở chương này, đề tài hệ thống hóa các cơ sở lý luận về cơ chế tài chính ở các
trường ĐHCL và chất lượng đào tạo; các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến cơ
chế tài chính và chất lượng đào tạo của một số học giả trên thế giới và ở Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nội dung giới thiệu ở chương 1 và cơ sở lý luận được trình bày ở
chương 2, trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về quy trình nghiên cứu và
mô hình nghiên cứu. Cụ thể, đối với quy trình nghiên cứu, phần này đề cập đến hai
bước nghiên cứu chính đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đối với
mô hình nghiên cứu, phần này đưa ra được khung phân tích, từ đó xây dựng mô
hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 4: Tổng quan thực trạng cơ chế tài chính trường đại học công
lập Việt Nam
Luận án tập trung đánh giá thực trạng cơ chế tài chính trường đại học công
lập Việt Nam. Từ đó, tác giả đánh giá một số nguyên nhân của những hạn chế về cơ
chế tài chính. Ngoài ra, trong chương này, luận án cũng phác họa tổng quan hệ
thống các trường đại học công lập Việt Nam bao gồm hai khía cạnh đó là lịch sử
hình thành và phân loại trường đại học công lập tại Việt Nam.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Dựa vào phương pháp nghiên cứu ở chương 3, trong chương này tác giả trình
bày kết quả phân tích thống kê mô tả và kết quả phân tích nghiên cứu mô hình hồi
quy bội và kết quả kiểm định các giả thuyết, đưa ra các ý kiến thảo luận và nhận
định theo quan điểm của tác giả đồng thời có đối chiếu với các kết quả nghiên cứu
trước đây.
Chương 6: Kết luận và đề xuất giải pháp
Trong chương này, tác giả đúc rút lại những phát hiện chính từ kết quả
nghiên cứu ở chương 5. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo ở các trường ĐHCL tại Việt Nam bao gồm các chính sách về cơ chế tài


10

chính và các chính sách khác có liên quan. Ngoài ra, những hạn chế của luận án và
hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập ở phần này.


11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận về cơ chế tài chính các
trường ĐHCL, bao gồm khái niệm cơ chế tài chính, cơ sở xây dựng cơ chế tài
chính, phân loại cơ chế tài chính, các nội dung thu chi tài chính, các tính chất của cơ
chế tài chính, mối quan hệ giữa cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo. Ngoài ra, cơ
sở lý luận về chất lượng đào tạo cũng được nêu ra ở phần này bao gồm các khái
niệm về chất lượng đào tạo, thành phần chất lượng đào tạo và đo lường chất lượng
đào tạo. Một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến cơ chế tài chính và chất
lượng đào tạo của một học giả trên thế giới và ở Việt Nam cũng được điểm qua.
2.1.


CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

2.1.1 Khái niệm cơ chế tài chính đại học công lập
Khái niệm “cơ chế” thường được hiểu phổ biến là “cách thức vận hành một
hệ thống để hướng đến các mục tiêu” (Morgan, 2005). Từ điển Bách khoa toàn thư
tiếng Pháp cũng định nghĩa cơ chế là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu
tố phụ thuộc vào nhau”.
Ở nước ta, thuật ngữ "cơ chế" được hiểu và sử dụng với nghĩa là những qui
định về quản lý. Tuy nhiên, cách hiểu đơn giản này dẫn tới việc tách rời cơ chế với
con người. Trên thực tế và cùng với quá trình phát triển của thuật ngữ “cơ chế” thì
“cơ chế” thường đi liền với chính sách, là tổng hoà các quan hệ chính sách, và “cơ
chế” được dùng với hàm ý chỉ hiện tượng ở trạng thái động chứ không phải ở trạng
thái tĩnh.
Cơ chế tài chính (Financial Mechanism) được tiếp cận dưới nhiều quan
điểm khác nhau. Theo quan điểm của Ezara Solomon (1963), cơ chế tài chính được
định nghĩa là “việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính
của một đơn vị để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành
động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong
tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó”. Khái niệm cơ
chế tài chính của Maheshwari (1985) cho rằng “cơ chế tài chính liên quan đến việc
nâng cao và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm đạt được các mục tiêu


12

của tổ chức”. Còn Richard (2008) định nghĩa “cơ chế tài chính là quá trình sử dụng
nguồn vốn sẵn có mang lại lợi ích tốt nhất trong dài hạn nhằm đạt được các mục
tiêu kinh doanh”.
Như vậy, cơ chế tài chính là tổng hòa các quy tắc, phương pháp, công cụ

quản lý tài chính được quy định trong một hệ thống các văn bản pháp quy do cơ
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về chế độ quản lý, cách
thức điều hành, cách thức vận hành hệ thống tài chính quốc gia, hoặc một ngành,
một cấp, của một hoặc một số đối tượng cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Theo đó, có thể có các cơ chế tài chính quốc gia, cơ chế tài chính ngành, cơ
chế tài chính đối với các đơn vị dự toán, cơ chế tài chính đối với các trường ĐHCL,
cơ chế tài chính đối với các bệnh viện, trường học…
Theo Cronin (1992), các cơ chế tài chính khác nhau có những đặc điểm khác
nhau. Có các cơ chế quản lý chặt chẽ, có cơ chế quản lý lỏng lẻo; có cơ chế thắt
chặt, có cơ chế nới lỏng; có cơ chế quản lý áp đặt toàn diện, tuân thủ tuyệt đối mệnh
lệnh và quy định quản lý của cấp trên (từ chủ thể quản lý); có cơ chế quản lý coi
trọng kết quả, tạo môi trường quản lý thông thoáng, trao quyền tự chủ cho các đơn
vị dự toán, kích thích và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các đối tượng bị
quản lý.
Friedmen (1995) cho rằng, nội dung của cơ chế tài chính các trường đại học
nói chung và các trường ĐHCL nói riêng cũng có những nét tương đồng như phải
có sự cân đối giữa chi phí đầu vào và chi phí đầu ra, cũng chịu những tác động của
các nhân tố thị trường như sự cạnh tranh về giá cả, cung cầu thị trường… Tuy
nhiên, cơ chế tài chính trường ĐHCL khác với cơ chế tài chính trường đại học khác
như bên cạnh mục tiêu kinh tế - tài chính thì các trường ĐHCL còn phục vụ mục
tiêu xã hội. Do đó, các trường ĐHCL đối mặt với khó khăn để tiến tới sự tối ưu
trong quản lý tài chính vì phải cân bằng giữa mục tiêu kinh tế - tài chính và mục
tiêu xã hội. Hơn nữa, vì các trường ĐHCL do Nhà nước đầu tư về kinh phí, cơ sở
vật chất và hoạt động của các trường đại học này chủ yếu từ nguồn tài chính nhà


13

nước và những khoản đóng góp phi lợi nhuận, nên các trường ĐHCL phải đối mặt
với hai rủi ro cơ bản là sự giới hạn về ngân sách và nhu cầu cao từ phía người học.

Từ những lập luận trên, khái niệm về cơ chế tài chính trường ĐHCL được
định nghĩa như sau:
Cơ chế tài chính trường đại học công lập là quá trình tác động của Nhà nước
tới bộ máy quản trị trường đại học công lập thông qua tổng hòa các quy tắc, phương
pháp, công cụ quản lý tài chính được quy định trong một hệ thống các văn bản pháp
quy của Nhà nước để thực hiện các chức năng cơ bản từ việc lập kế hoạch tài chính,
tổ chức thực hiện, điều khiển và kiểm tra giám sát tài chính nhằm đạt được mục tiêu
của Nhà nước đề ra.
2.1.2 Cơ sở xây dựng cơ chế tài chính trường đại học công lập
Trong nghiên cứu về cấu trúc tài chính của các trường đại học, Geuna (1992)
cho rằng, hầu hết mọi cơ chế tài chính đều được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu
đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ của trường đại học, bối cảnh bên trong và
bên ngoài trường đại học. Đồng quan điểm trên, Johnstone (2001) cho rằng, mục
tiêu đào tạo là yếu tố cốt lõi đầu tiên được xem xét đầu tiên khi xây dựng cơ chế tài
chính. Ngoài ra, theo Johnstone (2001), các yếu tố tác động đến mục tiêu đào tạo
như nội lực của trường đại học, chính sách của nhà nước, nhu cầu của các bên liên
quan, sự thay đổi của môi trường quốc tế, thông qua tác động đến mục tiêu đào tạo,
đều có ảnh hưởng nhất định đến cơ chế tài chính. Bryan Cheung (2011), xem xét
đến bối cảnh chính sách, chiến lược phát triển ngành giáo dục của quốc gia, đồng
thời trên cơ sở phân tích đặc điểm cụ thể của từng trường để xác lập mục tiêu cho
từng trường đại học, từ đó xây dựng cơ chế tài chính để hướng đến mục tiêu đó.
Như vậy nhìn chung, khi nghiên cứu về cơ sở hình thành cơ chế tài chính, các tác
giả đều thống nhất 3 nhóm yếu tố sau đây:
i) Mục tiêu đào tạo của trường đại học công lập
Mỗi trường đại học đều có mục tiêu đào tạo riêng, được xác lập trên cơ sở
đặc điểm của trường và phù hợp với mục tiêu giáo dục đào tạo chung của quốc gia.
Các mục tiêu đào tạo, cùng với sứ mệnh và tầm nhìn của trường, thường được tuyên



×