ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -VIỆT NAM
HỢP TÁC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC TỔNG HỢP SOUTHERN LUZON - PHILIPPINES
_______________________________________________________________________________
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU
CỦA VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGHIÊN CỨU SINH:
NGUYỄN THIÊN SỨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐẠI NGHĨA
Tháng 7 năm 2013
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:
Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của
vùng Duyên Hải Bắc Bộ, Việt Nam có ý nghĩa lớn cả về mặt lý thuyết và thực tiễn; Nhằm
đưa ra các nhận định, đánh giá đúng đắn về vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc
thúc đẩy cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu, làm căn cứ khoa học cho các nhà hoạch định các
chính sách có liên quan; Đồng thời, để phát huy tốt nhất nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước
ngoài phục vụ cho đẩy mạnh Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, hướng tới mục tiêu tối đa
hóa lợi ích từ xuất khẩu, một cách bền vững. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Tác
động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng
Duyên Hải Bắc bộ, Việt Nam”, để nghiên cứu.
1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) FDI ảnh hưởng đến các yếu tố của nền kinh tế như thế nào?
(2) Những yếu tố định lượng thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu là gì?
(3) Ảnh hưởng FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc
bộ Việt nam như thế nào?
(4) Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả FDI cho chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
tại vùng Duyên hải bắc bộ Việt Nam?
1.3. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU
- Tổng quan cơ sở lý luận về: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cơ cấu hàng xuất khẩu
và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu; Từ đó làm rõ cơ sở lý thuyết về tác động của FDI đến
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
- Vận dụng lý luận để phân tích hiện trạng tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Vùng Duyên Hải Bắc bộ.
- Tính tốn các chỉ tiêu định lượng phản ánh lượng và chất của cơ cấu hàng xuất khấu.
1
- Sử dụng hai mơ hình Hồi quy bội, để kiểm chứng tác động của FDI đến Chuyển dịch
cơ cấu hàng xuất khẩu ở Vùng Duyên Hải Bắc bộ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, để phục vụ cho chuyển
dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu.
1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc bộ, gồm 5
tỉnh Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 1995 đến 2012
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
Luận án được chia thành 5 chương. Chương 1, giới thiệu về chủ đề này, chương 2 của
luận án cung cấp một cái nhìn tổng quan về phương pháp luận lý thuyết: FDI ảnh hưởng đến
cơ cấu hàng xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng. Chương 3, trình bày thơng tin về các mơ
hình lý thuyết được phát triển trong khn khổ phân tích của luận án. Chương 4, tổng hợp số
liệu, kết quả kiểm định mơ hình hồi quy bội cùng với các phân tích giá trị hiện tại, giải thích
và đánh giá các tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu hang xuất khẩu trong vùng Duyên
hải Bắc Bộ. Chương 5, tóm tắt kết quả và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị; nhằm thu hút và
sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, để phục vụ chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trong khu
vực Duyên Hải Bắc bộ, Việt Nam.
2
CHƯƠNG II: CÁC CƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU LIÊN QUAN
2.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Phần này trình bày 18 cơng trình có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Trong các lý
thuyết này, chưa được nghiên cứu một cách chính thống, cũng chưa quan tâm đến việc kết
luận về tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu; Trong thực tế, khơng có
nhiều nghiên cứu đánh giá một cách rõ ràng về yếu tố này tác động đến cơ cấu hàng xuất khẩu
và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Vì thực chất đây là một trường hợp riêng, khi FDI chỉ
là một trong số nhiều yếu tố có tác động đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
2.2. KHUNG LÝ THUYẾT
Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế
Phần này chủ yếu đề cập các nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI tới các yếu tố kinh tế:
- FDI cung cấp nguồn vốn đầu tư, tăng doanh thu, và cải thiện cán cân thanh tốn.
- FDI giúp cải tiến cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý.
- FDI đẩy mạnh tái cấu trúc kinh tế và sử dụng nội lực linh hoạt hơn và hiệu quả hơn.
- FDI giúp cải thiện hệ thống pháp lý.
Tuy nhiên FDI có nhiều trở ngại và thách thức cho các quốc gia nhận đầu tư, chẳng hạn:
- FDI phá vỡ kế hoạch phát triển kinh tế chung, làm mất cân đối cơ cấu kinh tế, một số
ngành tăng trưởng nhanh, không bền vững..
- Các nhà đầu tư nước ngồi chỉ chọn những ngành cơng nghiệp, lĩnh vực kinh tế, khu
vực địa lý có lợi thế cạnh tranh và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cao.
- FDI có thể gây ra tình trạng vi phạm pháp luật, cạnh tranh không công bằng như trốn
thuế, hạ lãi suất, ô nhiễm môi trường.
- FDI gây ra nạn “chảy máu chất xám” và gia tăng khoảng cách giàu nghèo, ảnh hưởng
xấu tới đời sống văn hóa và truyền thống của người dân, tạo nên tâm lý “Sính hàng ngoại”.
- FDI khiến quốc gia nhận đầu tư phụ thuộc vào nước ngồi.
Do đó, các quốc gia đang phát triển phải nhận thức đúng đắn vị trí và vai trị của FDI
để có chính sách phù hợp, tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn và đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh;
nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả, góp phần tích cực cho q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là cũng là một q trình chủ động và tích cực để hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời, có nhận thức đầy đủ và sâu sắc
về bản chất, mặt trái của FDI, để đưa ra các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, giảm tối đa tác
động tiêu cực nảy sinh trong thu hút và sử dụng FDI.
3
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất xuất khẩu:
Cơ cấu hàng xuất khẩu là một tổng thể gồm nhiều hàng hóa hoặc nhóm hàng hóa
chiếm một tỷ lệ nhất định về chất lượng và một tỷ trọng nhất định trong tổng giá trị cơ cấu
hàng xuất khẩu. Đánh giá cơ cấu hàng xuất khẩu phải xét trên cả hai phương diện chất lượng
và số lượng.
Số lượng cơ cấu hàng xuất khẩu là giá trị xuất khẩu của từng loại hàng hóa trong cấu
trúc và tổng giá trị xuất khẩu. Số lượng cơ cấu hàng xuất khẩu được đo lường bởi số lượng
hàng xuất khẩu thực tế trong cơ cấu. Số lượng này được đo lường bằng đơn vị của từng loại
hàng hóa.
Chất lượng cơ cấu xuất khẩu có thể được đánh giá theo hai cách: Thứ nhất, đó là sự
thay đổi tỷ trọng các mặt hàng. Thứ hai, thể hiện qua thu nhập bình quân theo đầu người, hay
chỉ số chất lượng của cơ cấu xuất khẩu PRODY và EXPY.
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và chính sách
ngoại thương hay chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng.
- Chính sách khuyến khích xuất khẩu và tái cấu trúc hàng xuất khẩu.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới. Có thể nói các nhân tố cơng nghệ đóng vai
trị vơ cùng quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
- Sự phát triển của các dịch vụ chất lượng cao; đặc biệt là dịch vụ tài chính, bảo hiểm,
ngân hàng.
Mối quan hệ giữa FDI và cơ cấu hàng xuất khẩu:
Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI với cơ cấu hàng
xuất khẩu đều chỉ ra rằng:
- Dòng vốn FDI chuyển dịch giữa quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư sẽ tác động
lên cơ cấu hàng xuất khẩu và tái cấu trúc hàng xuất khẩu của cả hai quốc gia.
- FDI đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hàng xuất khẩu theo định hướng nâng cao chất
lượng cơ cấu xuất khẩu như sau:
Thứ nhất, FDI tăng tỷ trọng hàng hóa chế biến, mặt hàng có tỷ lệ chế biến cao, mặt
hàng có hàm lượng kỹ thuật cao và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, FDI tập trung phục vụ tái cấu trúc hoặc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu theo
hướng nâng cao tỷ trọng hàng hóa có tỷ lệ chế biến cao.
Thứ ba, FDI tăng tỷ trọng các hàng hóa xuất khẩu mới.
Thứ tư, FDI đầu vào tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng tỷ trọng của những mặt
hàng này cả về giá trị xuất khẩu và chất lượng.
4
Thứ năm, FDI đầu ra tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng
thay đổi chất lượng cơ cấu hàng xuất khẩu.
Tóm lại, về mặt lý thuyết FDI tác động tới cả chất lượng và số lượng cơ cấu hàng xuất
khẩu. Ảnh hưởng của các nhân tố FDI đầu vào lớn hơn ảnh hưởng của các nhân tố FDI đầu ra;
những ảnh hưởng này sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong chương 4.
2.3. KHUNG KHÁI NIỆM:
Nghiên cứu và phân tích về tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
của vùng Duyên hải bắc bộ, là hướng đi mới và có ý nghĩa rất lớn; Đặc biệt, FDI đóng vai trị
quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu về mặt chất lượng;
Phương pháp luận của nghiên cứu sử dụng mơ hình Hồi quy bội đánh giá tác động của FDI
đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu tại vùng Duyên Hải Bắc bộ, Việt Nam
FDI
FDIth
EVFDI, GOcn
(đầu vào của FDI )
(đầu ra của FDI )
Chuyển dịch
cơ cấu hàng xuất khẩu
Sơ đồ 2.2: Các yếu tố của FDI tác động đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
Trong đó: - Nguồn vốn FDI được nghiên cứu trong khu vực Duyên hải Bắc Bộ.
- FDIth là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện đầu tư.
- EVFDI là giá trị xuất khẩu của khu vực FDI.
- GOcn là tổng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI,
- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu do có sự đầu tư FDI
cho vùng Duyên Hải Bắc bộ.
5
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng: Nghiên cứu lịch
sử, phân tích hệ thống, nghiên cứu thực tế, so sánh, định lượng và áp dụng các mơ hình hồi
quy bội để kiểm định các giả thuyết, tính tốn số liệu, lập bảng biểu, biểu đồ để phân tích dữ
liệu và xem xét thay đổi tỷ trọng của các nhóm mặt hàng trong cơ cấu xuất khẩu và tác động
của FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, cả về chất lượng và số lượng. Từ đó, đề xuất
các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu ở vùng Duyên Hải Bắc bộ, Việt Nam.
3.2. Các biến sử dụng trong nghiên cứu:
EV là giá trị xuất khẩu hàng hóa của Vùng và tổng giá trị tuyệt đối xuất khẩu hàng năm,
sẽ cho biết sự thay đổi về mặt số lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu.
Chỉ số PRODY and EXPY được tính cho các mặt hàng xuất khẩu của Vùng theo từng
năm, nó phản ánh được sự thay đổi về mặt chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu;
FDI đầu vào và FDI đầu ra được thực hiện cho từng nhóm hàng xuất khẩu ở vùng
Duyên Hải Bắc Bộ, theo từng năm, từ 1995-2012 là số liệu cốt lõi cho phân tích tác động của
FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc Bộ, Việt nam.
3.3. Nguồn số liệu sử dụng cho các phân tích và kiểm định các mơ hình
Các nguồn số liệu mà luận án sử dụng, là nguồn số liệu thứ cấp, tác giả sẽ khai thác, thu
thập từ Vụ Thương mại và giá cả - Tổng cục Thống kê Việt Nam; Niên giám thống kê của
Cục thống kê 05 tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Bắc bộ: Hải Phịng, Quảng Ninh, Nam Định,
Ninh bình và Thái Bình và các Bộ ngành có liên quan, như sau:
Thứ nhất, Nguồn số liệu để tính tốn các chỉ số Prody và Expy và đánh giá tác động
của FDI tới chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc Bộ, về mặt số lượng
bao gồm: Số liệu giá trị xuất khẩu theo mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Duyên Hải Bắc
6
bộ (gồm 5 tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh bình và Thái Bình), và của Việt
Nam theo tiêu chuẩn ngoại thương SITC3 và phân ngành theo VSIC93.
Thứ hai, Nguồn số liệu liên quan đến FDI và các yếu tố của FDI hay đầu vào và đầu ra
của FDI, bao gồm: Số liệu về dịng FDI thực hiện có sự phân tách cho vùng Duyên Hải Bắc
Bộ và vào lĩnh vực hàng xuất khẩu chủ yếu trong Vùng; Số liệu về giá trị sản xuất công
nghiệp (GOcn) của khu vực FDI và giá trị xuất khẩu của khu vực FDI theo từng năm (EVFDI)
và cho ngành thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện, dây cáp điện.
3.4. Mơ hình Hồi quy bội được sử dụng trong nghiên cứu:
Tác giả sử dụng 02 mơ hình Hồi quy bội trong excel để kiểm định: “Tác động của FDI
đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải bắc bộ”.
(1)
Trong đó: EVt là giá trị xuất khẩu hàng hóa tính theo năm t;
FDI là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
R là tỷ giá thực tế và αi là hệ số của mơ hình.
t thời gian tính theo năm;
EXPYmg = a + bFDIth + c EVFDI + dGOcn
(2)
Trong đó: EXPYmg là chỉ số phản ánh chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu.
FDIth là vốn FDI thực hiện của bên đối tác nước ngoài bỏ ra,
EVFDI là giá trị xuất khẩu của khu vực FDI.
GOcn là giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI.
Và a, b, c là hệ số của các biến trong mơ hình.
Trên đây, là tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và phương pháp
nghiên cứu, cũng như phương pháp luận. Phần tổng hợp số liệu, kết quả kiểm định mơ hình,
cùng với phân tích, diễn giải, đánh giá về tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu Vùng Duyên Hải bắc bộ, sẽ được trình bày tiếp ở chương 4 của đề tài.
7
CHƯƠNG IV: THẢO LUẬN VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.1. Vai trò của Khu vực Duyên hải Bắc Bộ trong phát triển kinh tế:
Khu vực kinh tế Duyên Hải Bắc Bộ đang tập trung đầu tư và phát triển với vai trò của
một Vùng kinh tế trọng điểm. Hơn nữa, Khu vực Duyên hải Bắc Bộ được coi là “khu vực
động lực” đóng góp lớn vào phát triển kinh tế đất nước cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế
các khu vực khác.
4.2. Thực trạng doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu hàng hố của Vùng.
4.2.1. Phát triển cơng nghiệp và tình hình xuất khẩu, giai đoạn 1986-1995:
Trong giai đoạn 1986-1995, giá trị xuất khẩu là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tốc độ tăng xuất khẩu trung bình gấp 2.5 lần tốc độ tăng trưởng GDP (20% so với 7%). Hàng
hóa xuất khẩu giúp giải quyết các vấn đề thất nghiệp, nghèo đói, đẩy mạnh chuyển dịch sang
nền kinh tế thị trường và tái cấu trúc nền kinh tế phù hợp với sự thay đổi của thị trường thế
giới. Những đóng góp trên của hoạt động xuất khẩu nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập, tạo đà cho phát triển kinh tế giai đoạn tiếp theo.
4.2.2. Phân tích xuất khẩu giai đoạn 1995-2004
- Sản xuất công nghiệp ở khu vực tư nhân tăng mạnh. Năm 2004, tốc độ tăng sản xuất
công nghiệp khu vực tư nhân cao hơn 22.6% so với ở khu vực công (12.9%) và khu vực đầu
tư nước ngoài (16.2%).
- Về lĩnh vực ngoại thương, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký cũng tăng mạnh. Tính
đến cuối năm 2004, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu đã đăng ký là 21.256 doanh nghiệp,
tăng hơn 17 lần so với số lượng doanh nghiệp năm 1995, trong đó khu vực tư nhân tăng rất
mạnh từ 156 năm 1995 lên 15,246 doanh nghiệp năm 2004. Điều này thể hiện chính sách hội
nhập kinh tế quốc tế đã mang lại tác động tích cực.
- Tốc độ tăng xuất khẩu trung bình giai đoạn 2000-2004 chỉ là 7%/năm, thấp hơn
nhiều so với giai đoạn trước đó (20%).
- Giá trị xuất khẩu của các nông sản sơ chế và nguyên liệu thô chiếm tỷ trọng lớn;
trong khi hàng hóa cơng nghiệp và hàng xuất khẩu có tỷ trọng cơng nghệ cao tăng (47% năm
2002), tuy nhiên mức tăng vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á (từ 70% tới
80%), đặc biệt là các hàng hóa giá trị gia tăng cũng ít.
- Năng lực cạnh tranh: các tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, tổ
chức bán hàng, uy tín kinh doanh của hàng xuất khẩu Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới. Nhiều mặt hàng được coi có năng lực cạnh tranh thuộc nhóm
thấp nhất (chẳng hạn gạo, cà phê, đồ may mặc…)
8
Để khắc phục những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, một giải pháp chiến
lược là đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân, khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp FDI.
Điều quan trọng là làm cách nào để tăng thị phần của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường
thế giới và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả. Phát triển khu vực
tư nhân để đẩy mạnh tái cấu trúc hàng xuất khẩu của quốc gia nói chung và khu vực Duyên
hải Bắc Bộ nói riêng.
4.3. Tác động của FDI đến tái cấu trúc hàng xuất khẩu vùng Duyên hải Bắc Bộ,
giai đoạn 2005-2012
4.3.1 Xuất khẩu của khu vực Duyên hải Bắc Bộ
Trong giai đoạn 2005-2012, giá trị xuất khẩu của khu vực tăng liên tục từ 1.800,4 triệu
đô la Mỹ năm 2005 lên lần lượt 3.899 triệu và 6.525 triệu đô la Mỹ năm 2008 và 2012. Quảng
Ninh đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị xuất khẩu của khu vực. Tính trung bình giai đoạn
2005-2012, giá trị xuất khẩu của Quảng Ninh chiếm 45.6% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực.
Hải Phòng đứng thứ hai với 39.2%. Ba tỉnh còn lại chỉ chiếm 15.2% tổng giá trị xuất khẩu của
%
khu vực. Tốc độ tăng xuất khẩu của Vùng, giai đoạn 2005-2012 được thể hiện trong Hình 4.1.
20
16.9
10
5
15.6
15.4
15
10.8
5.54
15.9
14.5
11.4
6.86
6.54
8.9
7.43
6.22
6.79
5.81
5.69
0
2005
2006
2007
Export growth rate
2008
2009
2010
2011
2012
Năm
Proportion compared to other countries
Hình 4.1: Tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực Duyên hải Bắc Bộ, giai đoạn 2005-2012
Hình 4.1 cho biết: Trong 2005, giá trị xuất khẩu của khu vực chiếm 5.54% tổng xuất khẩu
của cả nước và 7.43% năm 2009. Trong hai năm sau đó (2011-2012), mặc dù tổng giá trị xuất
khẩu tăng; nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu của khu vực so với cả nước giảm còn 5.69%. Tốc
độ tăng xuất khẩu của khu vực giai đoạn 2005-2012 liên tục tăng; nhưng khơng ổn định. Tốc
độ tăng trung bình là 15.16%. Tốc độ tăng cao nhất là 16.9% năm 2012 và tốc độ tăng thấp
nhất là 8.9% năm 2009. Điều này cho biết: giá trị xuất khẩu của khu vực Duyên hải Bắc Bộ có
xu hướng thay đổi theo thời gian.
9
(100%)
Chuyển dịch cấu trúc hàng xuất khẩu khu vực Duyên hải Bắc Bộ:
11.2
7.5
6.7
6.3
38.4
40.7
43.1
4.0
39.1
14.8
35.2
3.7
4.1
33.1
31.5
36.7
Hàng khác
Hàng Thơ
50.4
51.8
50.2
54.6
60.8
63.2
64.4
48.4
Hàng chế biến
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Năm
Hình 4.2: So sánh giá trị xuất khẩu của 3 nhóm hàng hóa khu vực Duyên hải Bắc
Bộ, giai đoạn 2005-2012
Hình 4.2 cho biết các nhóm hàng hóa xuất khẩu đã chế biến và tinh chế (B) trong giai
đoạn 2005-2012 luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc xuất khẩu của khu vực. Bên cạnh
đó, nhóm hàng này cũng liên tục tăng (từ 50.4% năm 2005 lên 64.4% năm 2012). Trong khi
đó nhóm hàng thô và sơ chế (A) giảm dần từ 38.4% năm 2005, sau đó tăng lên tới 43.1% năm
2007, và giảm xuống còn 31.5 % năm 2012.
Tốc độ tăng của nhóm hàng hóa A và B khơng ổn định, chẳng hạn, tốc độ tăng của
nhóm hàng hóa A là 52.8% năm 2006, 21.8% năm 2009, và chỉ đạt 10.2 % năm 2012; tốc độ
tăng của nhóm hàng hóa B giảm từ 47.3% năm 2006 xuống còn 14.5% năm 2009. Tỷ trọng
của nhóm hàng hóa A và B thay đổi theo hai hướng ngược chiều nhau.
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu khu vực Dun hải Bắc Bộ
Phân tích tính tốn chỉ số PRODY và EXPY của các hàng hóa chủ yếu của khu vực
Duyên Hải Bắc Bộ, giai đoạn 2005-2012 được trình bày trong Bảng 4.9, 4.10, 4.11 và 4.12
cho hay:
- Trong cơ cấu trên, hàng thô và hàng sơ chế chiếm tỷ trọng cao (5/10 mặt hàng) và
hàng chế biến như sản phẩm mỹ thuật, các sản phẩm điện tử có chỉ số chất lượng xuất khẩu
khơng cao.
- Chỉ số EXPY có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2012. Chỉ số EXPY trung bình
giai đoạn này đạt 2.892.000 đồng (146,5 đơ la Mỹ)
- Trong nhóm hàng hóa chất lượng cao nhất, có sự chuyển dịch về chất lượng từ hàng
thơ và hàng sơ chế sang nhóm hàng chế biến; chẳng hạn tỷ trọng nhóm hàng chế biến tăng từ
4,76% năm 2006 lên 32,26% năm 2012; trong khi tỷ trọng nhóm hàng thơ và sơ chế giảm từ
90,48% năm 2006 xuống còn 40,86% năm 2012. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch vẫn còn thấp.
10
Mặc dù tỷ trọng hàng thô và hàng sơ chế giảm, song tỷ trọng đó vẫn cao. Nhóm hàng hóa
cơng nghệ cao có tỷ trọng tăng khơng ổn định và tăng chậm. Điều đó thể hiện sự cần thiết
phải nâng cao tỷ trọng nhóm hàng hóa cơng nghệ cao trong cơ cấu xuất khẩu của khu vực.
4.3.2. FDI và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu khu vực Duyên hải Bắc Bộ
Tình hình thu hút vốn FDI Khu vực Duyên hải Bắc Bộ:
Trong giai đoạn 1988-2012, vốn FDI thực hiện của khu vực Duyên hải Bắc Bộ là
11.794,2 triệu đô la Mỹ, chiếm 52.8% tổng vốn đăng ký của khu vực, và điều này chứng tỏ
tiềm năng to lớn trong thu hút vốn FDI của khu vực Duyên hải Bắc Bộ. Trong thực tế của
Vùng có xu hướng: Giá trị sản xuất cơng nghiệp của khu vực có đầu tư vốn FDI tăng cao hơn.
Điều đó đỏi hỏi các tỉnh trong Vùng có giải pháp để nâng cao năng lực quản lý và sử dụng
hiệu quả vốn FDI để phát triển kinh tế cân đối giữa các ngành.
Tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế:
- Dòng vốn FDI đóng góp lớn vào tổng đầu tư tồn xã hội; Các doanh nghiệp FDI
đóng góp lớn vào huy động ngân sách và cân bằng ngân sách quốc gia.
- FDI đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công
nghiệp. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ chung
của cả nước.
- FDI làm tăng tỷ trọng của tổng giá trị xuất khẩu; FDI có ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp tới hoạt động cải tiến cơng nghệ và chuyển giao cơng nghệ và góp phần cải thiện cơ sở hạ
tầng cho q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa của vùng Duyên Hải Bắc Bộ nói riêng,
của đất nước nói chung.
- FDI giúp tạo việc làm, tăng năng suất lao động, và góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo và nguồn nhân lực.
- FDI có tác động đa chiều lên nền kinh tế: các sản phẩm của doanh nghiệp FDI là yếu
tố đầu vào cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại.
- Hơn nữa, FDI tạo động lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước, mở rộng thị trường trong nước, giới thiệu và đưa các sản phẩm nguồn gốc
Việt Nam ra thị trường thế giới.
Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu:
Giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, nhưng có xu hướng
giảm theo thời gian, từ 63,01% năm 2005 xuống còn 52,18% năm 2006, và tiếp tục giảm
xuống lần lượt là 25,26%; 25%; 23,4% năm 2010,2011, và 2012. Tỷ lệ hàng xuất khẩu của
khu vực kinh tế tập thể và khu vực kinh tế tư nhân khơng ổn định, khu vực FDI có xu hướng
tăng. Trong giai đoạn này, có một sự chuyển dịch tỷ trọng hàng xuất khẩu giữa khu vực kinh
11
tế nhà nước, tư nhân và khu vực FDI, và giá trị xuất khẩu của nhóm hàng trong khu vực FDI
tăng khá mạnh, cùng với sự gia tăng chất lượng cơ cấu hàng xuất khẩu.
4.4. Phân tích 2 mơ hình lý thuyết để kiểm định tác động của FDI đến chuyển
dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc Bộ:
Tác giả trình bày 2 mơ hình đánh giá tác động của FDI tới chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu vùng Duyên hải Bắc Bộ:
4.4.1 Kết quả thực nghiệm mơ hình hồi quy bội 1:
Bảng 4.20. FDI và hoạt động xuất khẩu Khu vực Duyên hải Bắc Bộ
(Ghi chú: Kết quả tính tốn của mơ hình hồi quy 1 được trình bày trong Phụ lục 4.1a)
Biến phụ thuộc
(1)
LogEV(private)t
(2)
LogEV(SOE)t
Hằng số
-30.52 (17.05)*
49.39 (8.91)**
Log FDIt-1
0.58 (0.18)*
-0.404 (0.29)
Log Rt-1
3.89 (1.53)
-0.64 (0.07)**
Time
-0.376 (0.055)**
0.116 (0.029)*
R2 – adj
0.79
(3)
0.81
Nguồn: Phân tích của tác giả. Số trong dấu ngoặc đơn là số liệu thống kê có ký hiệu
đi: *,**, và ***, lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% và là độ lệch chuẩn của hệ
số tương quan đó.
Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, tính tốn
theo các đẳng thức sau :
LogEV(Private)t = -30.52 + 0.58 LogFDIt-1 + 3.89LogRt-1 – 0.376T (4.1)
LogEV(Soe)t
= 49.39 - 0.404LogFDIt-1 – 0.64LogRt-1 + 0.116T
(4.2)
Đẳng thức 4.1 và 4.2 cho biết: Nếu dòng vốn FDI khu vực tư nhân tăng 1%, giá trị
xuất khẩu của khu vực này có thể tăng 0,58%; và tỷ giá hối đoái (VND/USD) năm trước tăng
1%, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp nhà nước năm đó giảm 0,64%. (Đúng với giả thiết 2)
Kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ giá hối đoái thực tế (LogRt-1) tác động lớn và không
tốt tới giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế nhà nước.
Bảng 4.21 FDI và hoạt động xuất khẩu Khu vực Duyên hải Bắc Bộ phân theo lại
hàng xuất khẩu: (Kết quả tính tốn của mơ hình 1 được trình bày trong Phụ lục 4.1b)
Biến phụ thuộc
LogEV(raw)t
(1)
(2)
LogEV(pro)t
Hằng số
1.534(0.0003)***
3.14 (10.40)
Log FDIt-1
0.0001 (0.00005)**
0.65(0.125)**
Log Rt-1
1.0004 (0.000027)***
-0.54 (0.90)
TIME
-0.22 (0.00004)***
-0.032 (0.35)
0.69
0.79
2
R – adj
12
(3)
Gía trị xuất khẩu của hàng thơ và hàng chế biến được tính tốn theo các đẳng thức sau:
LogEV(raw)t = 1.534 + 0.0001 LogFDIt-1 + 1.0004LogRt-1 – 0.22T
(4.3)
LogEV(pro)t
(4.4)
= 3.14 + 0.65LogFDIt-1 – 0.54LogRt-1 - 0.032T
Đẳng thức 4.3 và 4.4 cho thấy, nếu dòng vốn FDI tăng 1% cho mỗi loại hàng xuất
khẩu thì giá trị xuất khẩu của các mặt đó đều tăng; Cụ thể như: Hàng thơ, ngun liệu tăng
0,0001%; hàng chế biến tăng 0.65%. (Kết quả này chứng minh Giả thuyết 3).
Nếu tỷ giá hối đoái (VND/USD) của năm trước tăng 1%, giá trị xuất khẩu của hàng
chế biến của năm đó giảm 0,54%;
Bảng 4.22 Biến phụ thuộc Giá trị xuất khẩu của Khu vực Duyên hải Bắc Bộ (Log
(Kết quả tính tốn của Mơ hình 2 được trình bày trong Phụ lục 4.1c)
EVt)
Biến phụ thuộc
LogEVt
(1)
(2)
Giá trị P
Hẳng số
42.65141***
0.003
Log FDIt-1
0.22082**
0.014
Log Rt-1
-2.73751***
0.007
TIME
0.03573*
0.055
R2 – adj
0.8977***
(3)
0.000
Giá trị xuất khẩu của vùng Duyên hải Bắc Bộ (Log EVt) được xác định theo:
LogEVt = 42.6541 + 0.22082 LogFDIt-1 – 2.73751LogRt-1 + 0.03573 T
(4.5)
Kết quả cho biết: trong Vùng nếu dòng vốn FDI tăng 1% thì giá trị xuất khẩu tăng
0,22% và tỷ giá hối đoái thực tế tác động tiêu cực tới giá trị xuất khẩu của khu vực. Kết quả
này thống nhất với các kết quả phân tích trước đó.
4.4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm mơ hình hồi quy bội 2:
Bảng 4.2.4: (Kết quả tính tốn của mơ hình 2 được trình bày trong Phụ lục 4.2
Thứ tự
Biến độc lập
Kết quả
1
Hệ số chặn
2
FDI thực hiện
0,098
3
EVFDI (Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI)
0,031
4
GOindustrial (Giá trị SXCN của khu vực FDI)
- 0,092
5
R-square
0,89
6
Quan sát
16
7
Mức ý nghĩa
5%
-65.699
13
Chỉ số EXPY được xác định theo phương trình:
EXPYmg = - 65.699 + 0.098 FDImade + 0.031 EVFDI - 0.092 GOindustrial
Kết quả và ý nghĩa của mơ hình cho thấy:
- Các yếu tố đầu vào của FDI (FDImade) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng cơ cấu hàng xuất khẩu (nếu FDImade tăng 1.000$, EXPYmg tăng 0,098$)
- Yếu tố đầu ra FDI (EVFDI) cũng cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng
chất lượng (nếu giá trị xuất khẩu FDI tăng 1.000$, thì EXPYmg tăng 0,031$)
- Yếu tố GOindustrial không tác động lớn tới việc cải thiện chất lượng cơ cấu hàng xuất
khẩu (Nếu GOindustrial tăng 1,000$, thì EXPYmg giảm 0,092$).
- Các yếu tố đầu ra của FDI ảnh hưởng ít hơn các yếu tố đầu vào của FDI trong việc
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và ảnh hưởng tới số lượng hơn chất lượng.
Tóm lại, Kết quả nghiên cứu khẳng địng vai trò quan trọng và sự ảnh hưởng của
nguồn vốn FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng Duyên hải Bắc Bộ, Việt nam.
4.4.3 Đánh giá tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng
Duyên hải Bắc Bộ, Việt Nam.
Từ Kết quả thực nghiệm của 2 mơ hình hồi quy bội, tác giả có một đánh giá như sau:.
- FDI thực hiện có tác động tích cực trong việc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu cả về mặt
chất lượng và số lượng của vùng Duyên Hải Bắc bộ. Nhân tố này đóng vai trò quyết định
trong việc tạo nên các sản phẩm đầu ra của khu vực FDI như: EVFDI, GDP, GOindustrial và tạo
đà để thực hiện mục tiêu xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, theo hướng nâng
cao chất lượng cơ cấu hàng xuất khẩu xuất khẩu.
- FDI tác động đến xuất khẩu các mặt hàng chế biến nhiều hơn các mặt hàng thô, sơ chế
và nguyên liệu.
- FDI có ảnh hưởng đáng kể và làm tăng giá trị xuất khẩu của khu vực tư nhân, nhưng tác
động không tốt tới xuất khẩu của các doanh nghiệp nhà nước.
- Tỷ giá hối đoái giảm ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của vùng.
- Yếu tố đầu vào của FDI (FDImade) đóng vai trị quan trọng trong chuyển cơ cấu hàng
xuất khẩu, theo hướng nâng cao chất lượng cơ cấu hàng xuất khẩu.
- Sự ảnh hưởng của FDI đầu ra nhằm thúc đẩy về mặt số lượng nhiều hơn là ảnh hưởng
tới mặt chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu; Các yếu tố FDI đầu ra (EVFDI, GOindustrial) cũng cải
14
thiện chất lượng cơ cấu hàng xuất khẩu; Song các yếu tố này có tác động ít hơn so với yếu tố đầu
vào và chưa có tác động nhiều đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc
bộ, Việt Nam.
- FDI có vai trị tăng chất lượng; Song có một thực tế ở khu vực FDI tác động tới tăng
chất lượng xuất khẩu không nhiều; thể hiện ở chỗ các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được coi
là có chất lượng cao, nhưng lại cho PRODY thấp. Hai là, trong thời gian qua, các doanh
nghiệp FDI chủ yếu sản xuất các sản phẩm nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nước thay vì
xuất khẩu;
- Cơng nghiệp phụ trợ yếu kém là yếu tố làm giảm sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và
doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước không nâng được khả năng cạnh
tranh, chưa hình thành các tập đồn kinh tế mạnh về xuất khẩu và cũng không được các doạnh
nghiệp FDI tạo đà để phát triển. Điều này đã làm giảm khả năng hấp dẫn thu hút FDI và hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của Vùng, chủ yếu dựa vào các sản phẩm có lợi thế so sánh sẵn có,
chứ chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh. Bằng chứng là các sản phẩm cơng nghệ cao của
Vùng vẫn có chỉ số PRODY tăng chậm và tăng trưởng không bền vững.
Như vậy, kết hợp phân tích kết quả kiểm tra định lượng và sự ảnh hưởng của chính sách
thu hút và sử dụng FDI đến Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc bộ
cho thấy: FDI có ảnh hưởng tích cực đến Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng
nâng cao cả lượng và chất của cơ cấu. Tuy nhiên, các tác động về chất là quan trọng; song
thực sự cịn ít đối với mục tiêu xây dựng một cơ cấu hàng xuất khẩu tiến bộ; Chính vậy, sự
cần thiết phải có các giải pháp cụ thể, để thu hút và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn FDI,
nhằm phục vụ cho Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc bộ, trong
thời gian tới.
15
CHƯƠNG 5
TỔNG HỢP KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ
Mục tiêu của luận án là phân tích tác động thực tế của FDI đến chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu cả về mặt số lượng và chất lượng, ở vùng Duyên Hải Bắc bộ, Việt Nam. Để
đạt được mục tiêu này, cần thiết tìm ra những thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu và đề xuất
giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
theo hướng nâng cao chất lượng cơ cấu hàng xuất khẩu trong vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Phát
hiện chính trong luận án này bao gồm các nội dung sau:
FDI đóng góp tích cực đển mở rộng các yếu tố vi mơ của nền kinh tế, làm tăng giá trị
xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc bộ trong thời kỳ nghiên cứu. Trong đó, kết quả cho thấy
FDI làm tăng đáng kể giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp tư nhân (như: cứ tăng 1%
FDI dẫn đến tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân ở năm sau là 0,58%) và
có ảnh hưởng tiêu cực hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhà nước.
FDI đầu vào, ảnh hưởng đáng kể vào việc mở rộng xuất khẩu hàng hố của khu vực
Dun Hải Bắc bộ. Nó cũng cho rằng tác động của FDI đầu vào đến các mặt hàng chế biến
hoặc tinh chế nhiều hơn đối với hàng hóa ngun liệu thơ. Điều này phản ánh lợi thế so sánh
và báo hiệu tiềm năng cho sự phát triển xuất khẩu hàng hố từ thơ sang chế biến tinh trong
khu vực.
FDI thực hiện đóng một vai trị quan trọng, tác động tích cực vào việc cải thiện cả về
số lượng và chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu.
FDI đầu ra (EVFDI và GOindustry) cũng cải thiện được cơ cấu hàng xuất khẩu theo
hướng nâng cao chất lượng. Nhưng nó ảnh hưởng ít hơn so với FDI đầu vào; thậm chí có tác
dụng ngược lại (như yếu tố GOindustry).
FDI đã làm tăng chất lượng cơ cấu hàng xuất khẩu; nhưng vẫn cịn hạn chế. Khi xuất
khẩu hàng hóa được coi là có chất lượng cao, nhưng chỉ số Prody vẫn còn thấp. Thực tế, trong
16
những năm gần đây các doanh nghiệp FDI chủ yếu đã sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu
dùng nội địa nhiều hơn là cho xuất khẩu.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các chính sách của Chính phủ Việt Nam cho phép tỷ
giá hối đoái giảm, nên chưa kích thích hàng xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả cho thấy
rằng chính sách này rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Vùng.
Nghiên cứu cho biết, nhóm hàng xuất khẩu: Thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện,
dây điện và cáp điện của khu vực đã nâng cao chất lượng tăng trưởng, nhưng chỉ ở một mức
độ ổn định trung bình.
Cơng nghiệp phụ trợ yếu kém và không đủ làm kết nối giữa doanh nghiệp FDI và
những doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp hỗ trợ yếu khơng chỉ là tình hình của vùng
Duyên Hải Bắc bộ, mà còn ở cả Việt Nam; Nó đã làm giảm khả năng thu hút FDI và các
doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu gần như tất cả các phụ kiện để sản xuất hàng xuất khẩu.
Như vậy, hiện nay dịng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và vùng Duyên Hải Bắc bộ
nói riêng, chủ yếu là FDI thay thế, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp FDI chủ yếu là sản
xuất hàng hóa cho tiêu dùng trong nước thay vì cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
5.2. KẾT LUẬN
Luận án đã có những đóng góp sau:
Một là, Hệ thống cơ sở lý luận, tiến hành phân tích và làm rõ mối quan hệ, vai trị của
FDI đối với Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng; Từ đó, làm căn
cứ đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu hàng hoá trong giai đoạn 1995-2012 của vùng
Duyên hải Bắc bộ, Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu sử dụng cách tính chỉ số phức tạp: Prody và Expy cho loại hàng
hoá xuất khẩu chủ yếu của vùng Duyên hải Bắc bộ, giai đoạn 2005-2012; Từ đó, đưa ra các
nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Vùng, về mặt chất lượng. Đây được coi là
cách xác định mang tính định lượng và đầy đủ hơn về mặt chất lượng của hàng hố xuất khẩu;
thay vì chỉ nhận xét theo tỷ trọng của các nhóm mặt hàng phổ biến ở Vùng, như từ trước đến
nay. Kết quả tính tốn các chỉ số này, có thể sử dụng để làm cơ sở phân loại mới về cơ cấu
17
hàng hoá xuất khẩu, về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
Ba là, nghiên cứu sử dụng 02 mơ hình lý thuyết hồi quy bội để kiểm định các giả thiết;
Đó là: Mơ hình kiểm định về mối quan hệ: Giữa FDI thực hiện với giá trị hàng xuất khẩu (Mơ
hình 1); giữa chỉ số chất lượng EXPYmg với Giá trị xuất khẩu, Giá trị sản xuất công nghiệp
khu vực FDI (mơ hình 2). Kết quả phản ánh xác đáng về sự ảnh hưởng của FDI đến chuyển
dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trong vùng Duyên hải Bắc bộ;
Bốn là, nghiên cứu khẳng định tác động tích cực của FDI thực hiện, bao gồm yếu tố
đầu vào và đầu ra đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Vùng, cả về mặt số lượng và
chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu; Cụ thể: Vốn FDI thực hiện có tác dộng đến cả mặt chất
và lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu; song ảnh hưởng đến mặt lượng rõ hơn mặt chất lượng.
FDI đầu ra, bao gồm: EVFDI, GOindustrial, GDP có ảnh hưởng về mặt chất lượng nhiều hơn
mặt lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu. Từ đó, có căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính
sách và đưa ra các giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả FDI trong Vùng.
Năm là, nghiên cứu đề xuất 8 giải pháp, nhằm thu hút và sử dụng FDI để thúc đẩy
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng của cơ cấu hàng xuất
khẩu vùng Duyên Hải Bắc bộ. Đây chính là cái đích cuối cùng để đạt được một cơ cấu hàng
xuất khẩu hiệu quả và bền vững.
Sáu là, luận án đưa các kiến nghị điều kiện cơ bản để thực hiện một cách đồng bộ các
giải pháp thu hút và sử dụng FDI và hướng nghiên cứu tiếp theo, nhằm thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu hàng xuất khẩu;
5.3. KHUYẾN NGHỊ:
5.3.1. Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI để phục vụ cho chuyển
dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc Bộ, Việt nam.
Thực hiện chiến lược để thu hút và sử dụng FDI phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu vùng Duyên Hải Bắc bộ và từ các kết quả phân tích trên cho thấy cần có các nhóm
giải pháp thích hợp sau đây:
1. Nhóm giải pháp chung:
- Cần có quy hoạch cụ thể về tỷ trọng các mặt hàng cần nâng cao là các mặt hàng nào,
tỷ trọng mục tiêu theo từng năm là bao nhiêu, hiện trạng về đóng góp của FDI về công nghệ,
về giá trị xuất khẩu, về sản xuất sản phẩm mới, số vốn cần huy động.
- Cần có chính sách để tăng mức độ liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nước
18
ngồi, thơng qua hình thức liên doanh bằng việc tăng khả năng hấp thu công nghệ
- Định hướng và chọn lọc FDI vào các ngành công nghệ cao; để tạo ra các sản phẩm
có giá trị gia tăng cao, cơng nghiệp phụ trợ, chế biến nông sản; trên cơ sở: Tiếp tục cải thiện,
nâng cao cơ sở hạ tầng; xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực; thực hiện công tác xúc tiến đầu
tư một cách định hướng, chiến lược cụ thể; tạo quỹ đất “sạch” để xóa bỏ rào cản lớn ảnh
hưởng các nhà đầu tư tiềm năng; có chính sách khuyến khích hấp dẫn đối với các dự án gắn
với chuyển giao công nghệ và thân thiện môi trường.
2. Nhóm giải pháp thu hút và sử dụng FDI để nâng cao hàm hượng chế biến sâu
của sản phẩm thuộc ngành chế biến nông, lâm, hải sản.
- Tăng cường thu hút FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp, để nâng cao hàm lượng chế biến
sâu của các sản phẩm này; đồng thời để cải thiện mạnh mẽ tình hình thu hút FDI có các giải
pháp cụ thể như sau:
. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và các chương trình, hệ thống các đề án thu hút FDI
cụ thể về lĩnh vực chế biến nông sản.
. Sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, để cải thiện cơ sở hạ tầng cịn rất
yếu kém ở nơng thơn.
. Xây dựng chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư, quảng bá thương hiệu và có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ rủi ro giành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài tăng đầu tư vào
lĩnh vực công nghệ chế biến nông, lâm, hải sản phục vụ cho xuất khẩu.
. Xem xét và cho phép các tập thể, cá nhân trong nước góp vốn với nhà đầu tư nước
ngồi để tiến hành sản xuất kinh doanh; đồng thời mở rộng quyền sử dụng đất cho các nhà
đầu tư nước ngồi.
. Có chương trình đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực đáp ứng u cầu của
doanh nghiệp FDI.
. Có chính sách tiếp cận và kêu gọi các nhà đầu tư hàng đầu của nước ngồi trong lĩnh
vực nơng lâm ngư nghiệp Mỹ, Canada, Australia đầu tư vào Việt Nam. Các quốc gia này chưa
thực sự đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.
3. Nhóm giải pháp thu hút và sử dụng FDI cho phát triển nhóm ngành hàng có
hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao
- Tiếp tục tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi để thu hút các dự án; thu hút và sử dụng FDI một
cách có hiệu quả để nâng cao xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp điện tử.
19
- Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư cho sản xuất các nhóm hàng điện tử
chuyên dùng, các linh kiện, phụ tùng để hỗ trợ cho các ngành khác như viễn thông, tin học,
điện tử y tế, thiết bị đo lường, tự động hóa.
- Hỗ trợ hoặc cùng đầu tư cải tiến công nghệ; đổi mới cải tiến mẫu mã, tính năng của
sản phẩm để thích nghi với thị trường xuất khẩu.
- Thực hiện các ưu đãi và hỗ trợ cần thiết về tài chính cũng như thuế, quảng cáo, tiếp
thị và hỗ trợ cho sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp điện tử .
4. Nhóm giải pháp phát triển các ngành cơng nghiệp hỗ trợ cho khu vực doanh
nghiệp FDI.
Phát triển công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và chất lượng hàng xuất
khẩu. Để phát triển công nghiệp phụ trợ, cần thực hiện biện pháp sau:
.Phải có chính sách, chiến lược quy hoạch và các đề án cụ thể, tập trung cho phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ, dựa trên sự liên kết chặt chẽ của các địa phương trong cả
vùng, thành một cơ cấu hoạt động có hiệu quả. Để nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ phụ
trợ của các doanh nghiệp trong nước cần đánh giá năng lực cung cấp của doanh nghiệp trong
nước; khuyến khích đầu tư tư nhân; tranh thủ sự hỗ trợ của nước ngồi về tư vấn, trình độ kỹ
thuật; có chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư FDI theo hình thức liên doanh;…
. Thu hút các nhà cung cấp phụ kiện FDI để hướng dòng vốn FDI đầu tư vào cung cấp
phụ kiện cho các doanh nghiệp FDI khác.
5. Nhóm giải pháp ưu đãi và khuyến khích doanh nghiệp FDI theo định hướng
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Vùng.
- Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động tại lĩnh vực xuất khẩu phù
hợp với các điều kiện của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cụ thể là: Ưu đãi về chuyển
giao công nghệ cao theo hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu; có chính sách miễn giảm
thuế, hồn thuế, thủ tục, tạo cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu;
- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp FDI để
kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
6. Nhóm giải pháp lựa chọn dịng FDI phù hợp với việc thúc đẩy cải tiến cơ cấu
hàng xuất khẩu.
- Thứ nhất: Cần có định hướng, chiến lược, chương trình và đề án cụ thể cho FDI thay
thế và FDI bổ sung.
20
- Thứ hai: Cần tìm hiểu dịng FDI của từng đối tác đầu tư để thay thế hay bổ sung đảm
bảo cho các bên cùng có lợi.
- Thứ ba: Cần bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho Cục Đầu tư nước ngoài với chức
năng đánh giá đối tác đầu tư khơng chỉ ở năng lực tài chính và các vấn đề khác như: Đặc điểm
thị trường trong nước của chủ đầu tư; các lợi thế của các nước đi đầu tư, điểm bất lợi; các
ngành hàng mà họ có thế mạnh hoặc bất lợi; dòng vốn FDI bổ sung hay thay thế nào là quan
trọng đối với họ.
7. Phải có chính sách riêng về phát triển cơng nghệ cho khu vực FDI để phục vụ
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
- Nhà nước cần có chính sách phát triển và quản lý riêng về nghiên cứu, triển khai
công nghệ của khu vực FDI cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
- Có một chương trình ưu đãi riêng, cụ thể đối với các công ty FDI, các công ty mẹ và
các công ty đa quốc gia để họ lựa chọn, tài trợ cho hoạt động đầu tư chuyển giao công
nghệcho lĩnh vực xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
- Chủ động chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ cho người lao động đáp ứng yêu
cầu của các doanh nghiệp FDI.
- Lựa chọn FDI theo hình thức liên doanh liên kết thay vì 100% vốn nước ngoài.
8. Phải xây dựng cơ chế phối hợp quản lý cấp độ Vùng
Để đảm bảo các giải pháp thu hút và sử dụng FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu vùng Duyên Hải Bắc bộ
cần hình thành cấp quản lý theo hướng sau:
- Thứ nhất: Thực hiện tốt cơ chế phối hợp cơ quan quản lý cấp vùng. Cấp độ vùng là
cấp độ thấp hơn cấp độ quốc gia, nhằm để giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển tổng
thể của vùng; trong đó có hoạt động thu hút, sử dụng FDI và hoạt động xuất khẩu.
- Thứ hai: Các địa phương trong Vùng cần điều chỉnh phù hợp đáp ứng các yêu cầu về
định hướng phát triển chung của cả Vùng.
- Thứ ba: Phân công nhiệm vụ cho người đảm nhiệm cơng việc chính trong khn khổ
thực hiện lộ trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, như:
. Cơ quan chịu trách nhiệm chuyên môn về phần đầu tư là Cục đầu tư nước ngồi, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tính tốn, dự báo nhu cầu vốn FDI thực hiện cần đạt được
cho từng năm với các ngành hàng cụ thể để thực hiện và điều chỉnh sát với mục tiêu đã định.
21
. Các sở Kế hoạch và Đầu tư của 5 tỉnh là cơ quan phối hợp trong việc tổng hợp, lưu
trữ, gửi số liệu về FDI, theo dõi các hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong phạm vi địa
phương mình quản lý.
. Cơ quan chịu trách nhiệm về xây dựng lộ trình, theo dõi giám sát và đánh giá lộ trình
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là Bộ Công Thương.
. Các Sở Công Thương của các tỉnh là các cơ quan phối hợp thực hiện, chịu trách
nhiệm triển khai lộ trình theo phân cơng chung của cả Vùng.
. Cần xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể trên cơ sở phân cơng một cách có hệ thống
nhằm tạo mối liên kết chung cho toàn Vùng và liên kết với các vùng kinh tế khác.
5.3.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả FDI cho
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Duyên Hải Bắc Bộ, Việt nam:
1. Cần có tư duy, nhận thức đúng, đầy đủ đối với thu hút, sử dụng FDI và xử lý
các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh từ FDI
Theo Nghị quyết lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội đến năm 2020, Việt Nam cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại có tốc độ tăng trưởng kinh tế 7-8%/năm và phát triển bền vững.
Theo dự báo kinh tế thế giới và trong nước năm 2013 và năm tiếp theo vẫn gặp khơng
ít khó khăn. Tình hình nợ cơng ở châu Âu chưa có dấu hiệu sáng sủa và triển vọng tốt đẹp;
Nhật Bản vẫn đang tiếp tục khắc phục thảm họa của động đất, sóng thần; tình hình phục hồi
kinh tế Mỹ sau khủng hoảng tỏ ra mong manh khi các chỉ số kinh tế cơ bản còn hạn chế.
Trong khi đó, kinh tế trong nước vẫn rất khó khăn, giá cả một số mặt hàng tiếp tục gia tăng,
tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đình trệ, việc làm và thu nhập của
người lao động đang suy giảm, khơng ít doanh nghiệp bị đóng cửa, phá sản…
Trong bối cảnh ấy, nếu các tỉnh trong vùng khơng có tư duy, nhận thức đúng, toàn
diện về thu hút FDI và khơng phịng ngừa, hạn chế các mặt trái nảy sinh từ FDI, thì hệ lụy sẽ
khó lường và khó khắc phục. Chính vậy, (1) Cần nhất quán trong nhận thức, tư duy: FDI phải
đáp ứng các mục tiêu đó, FDI nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng.
Chú trọng thu hút các TNC, đặc biệt là các TNC từ các quốc gia sở hữu công nghệ hiện đại,
công nghệ sạch, thân thiện môi trường, như, Mỹ, EU, Nhật Bản...;(2) Cần thay đổi tư duy đối
với FDI, không phải cứ nhiều FDI là tốt, mà phải sàng lọc, lựa chọn các dự án FDI đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững; (3) Phải đặt yếu tố công nghệ lên ưu tiên hàng đầu trong thu hút
FDI; (4) Đối với các dự án đã thu hút, triển khai trước đây, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận
22
lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, cần ưu tiên đặc biệt đối với việc
khắc phục các vấn đề kinh tế xã hội tiêu cực nảy sinh. Nếu dự án nào không hiệu quả, cố tình
vi phạm pháp luật cần xử lý nghiêm và kiên quyết dừng hoạt động.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thu hút FDI và giải quyết
các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI
Việc tăng cường vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế không phải theo hướng gia tăng mức độ, phạm vi, lĩnh vực can thiệp; mà là nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều tiết theo hướng tự do hóa và thực hiện các cam kết quốc tế.
Đáp ứng yêu cầu này, Nhà nước cần thực hiện tốt việc quản lý bằng luật pháp, chính sách và
các cơng cụ kinh tế vĩ mô. Cùng với việc thực hiện phân cấp quản lý hoạt động thu hút FDI,
cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thu hút, sử dụng FDI và xử lý các vấn
đề kinh tế xã hội nảy sinh từ FDI. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các
vấn đề này đòi hỏi ngay từ khâu đề ra luật pháp, chính sách cho tới việc tổ chức thực hiện phải
lắng nghe và tiếp thu các ý kiến tham vấn rộng rãi của các tổ chức chính trị, xã hội, doanh
nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, điều chỉnh chính sách một cách kịp thời, đồng bộ, thậm
chí đưa ra những chính sách mới nhằm giải quyết hài hịa các lợi ích nhà nước, địa phương,
doanh nghiệp FDI và người dân. Tất cả lợi ích này đều phải tuân thủ và bị chi phối bởi mục
tiêu chung của quốc gia. Đồng thời, các chính sách, biện pháp thực thi phải hướng vào thực
hiện các mục tiêu chung đó.
5.3.2. Kiến nghị về các nghiên cứu tiếp theo.
Bên cạnh các kết quả đạt được, nghiên cứu cịn có hạn chế; đó là chưa thể tính tốn và
xây dựng mơ hình kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là hệ số tương RCA và các yếu
của FDI cho từng nhóm ngành hàng ở vùng Duyên Hải Bắc Bộ; Do vậy, có thể tiếp tục nghiên
cứu tác động của FDI ở mức độ sâu, chi tiết hơn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu của Vùng; ví dụ như:
1. Cần tiến hành khảo sát điều tra, thu thập số liệu sơ cấp, để tính tốn và đánh giá theo
chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (Reveal Comparative Advantage-RCA) của từng mặt hàng xuất
khẩu trong vùng; nhằm bổ sung cho việc phân tích có hệ thống và đầy đủ hơn về sự tác động
của đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng
Duyên Hải Bắc bộ;
2. Nghiên cứu tiếp theo, có thể phân tích kỹ và đánh giá thực trạng về tác động của yếu
tố công nghệ của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu từng nhóm hàng xuất
khẩu./.
23
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
1. Ths. Nguyễn Thiên Sứ: Thực trạng và giải pháp tác động của Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng Duyên Hải Bắc bộ, Việt
Nam. Tạp chí Khoa học & cơng nghệ - ISSN 1859-3585, Trường Đại học công nghiệp
Hà nội, Số 15.2013, trang 93 – 96 & 99, 2013.
2. Ths. Nguyễn Thiên Sứ, CN Đoàn Hải Anh và GS.TS. Đỗ Văn Phức: Đề xuất
phương pháp đánh giá và các yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo chuyên
ngành kinh tế công nghiệp. Tạp chí Khoa học & cơng nghệ - ISSN 1859-3585, Trường
Đại học công nghiệp Hà nội, Số 14.2013, trang 82 - 88, 2013.
3. Ths. Nguyễn Thiên Sứ, TS. Dương Đức Chính (Chủ nhiệm đề tài) và đồng
các tác giả: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý và sử dụng
công nghệ sạch tại các doanh nghiệp thuộc khu Công nghiệp miền Bắc, Việt Nam. Đề tài
Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2012. Biên bản nghiệm thu đề tài cấp Bộ năm 2012
của Hội đồng khoa học công nghệ. Bộ trưởng-Bộ Công thương, ban hành ngày 22 tháng
01năm 2013.
4. Ths. Nguyễn Thiên Sứ, TS. Dương Đức Chính (chủ nhiệm đề tài) và đồng
các tác giả: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với
các doanh nghiệp cơng nghiệp vừa và nhỏ ngành Than và Điện thuộc vùng Đông Bắc
Bộ, Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2008. Biên bản nghiệm thu đề
tài cấp Bộ năm 2008 của Hội đồng khoa học công nghệ. Bộ trưởng-Bộ Công thương,
ban hành ngày 09 tháng 01năm 2009.
5. Ths. Nguyễn Thiên Sứ, Chủ nhiệm đề tài và đồng các tác giả: Nghiên cứu
và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp công
nghiệp vừa và nhỏ. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2006. Mã số: 97-2006/RD/. Biên bản nghiệm thu đề tài cấp Bộ năm 2006 của Hội đồng khoa học công nghệ. Bộ
trưởng-Bộ Công thương, ban hành ngày 22 tháng 01năm 2007.
24