Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Kỹ thuật nuôi tu hài thương phẩm (hình thức nuôi đáy) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.93 KB, 2 trang )

Kỹ thuật nuôi tu hài thương phẩm (hình thức nuôi đáy)

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Hiện nay, Tu hài đang là một đặc sản được ưa thích của du khách khi đến Hải
Phòng và Quảng Ninh, cũng từ khi đó giá tu hài tăng lên thì việc nuôi tu hài mới
được chú ý tới. Trước đây nguồn tu hài thực phẩm cung cấp cho tiêu thụ chủ yếu
là khai thác tự nhiên. Khi nguồn lợi tự nhiên không còn dồi dào nữa thì con người
mới quan tâm đến nuôi chúng và con giống để nuôi lớn lại là một vấn đề khó khăn
đầu tiên. Một thực tế cho thấy, thu gom con giống Tu hài trong tự nhiên rất khó
thực hiện do loài này sống chủ yếu ở vùng biển tương đối sâu và hình thái giai
đoạn con non dễ nhầm lẫn với một số loài nhuyễn thể khác như phi phi
(
Sanguinolaria diphos) và móng tay (Solen gouldii) phân bố rất nhiều ở vịnh Hạ
Long và Bái Tử Long).
Nhằm phát triển nghề nuôi Tu hài tại Hải Phòng và Quảng Ninh, năm 2003 Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất
giống nhân tạo tu hài và đến nay đang được mở rộng ở nhiều trại giống tại các địa
phương này. Hiện nay, con giống từ các trại sản xuất đã đảm bảo phục vụ cho nhu
cầu nuôi của ngư dân và diện tích nuôi Tu hài ở hai địa phương này cũng đang
được mở rộng.
1. Lựa chọn địa điểm nuôi
Chọn địa điểm nuôi có các điều kiện môi trường thích hợp với sinh thái của Tu
hài: độ mặn 29 - 30‰, đáy cát có pha lẫn các mảnh vụn vỏ của động vật thân mềm
như vỏ hầu, sò, điệp; độ trong cao từ 2,5 – 3m, nước lưu thông tốt, không tù đọng.
Không bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt vào mùa mưa lũ, không chịu ảnh hưởng
của nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Địa điểm nuôi Tu hài thích hợp
nhất cũng cần chú trọng tới nguồn thức ăn tự nhiên, nơi có thành phần thực vật
phù du phong phú và đa dạng.
2. Chuẩn bị bãi nuôi
* Cải tạo bãi:
Vào ngày thuỷ triều thấp nhất, dọn sạch rong tạp trên mặt bãi, nhặt các viên đá, sỏi


lớn ra khỏi bãi nuôi, san phẳng những nơi lồi lõm. Tạo mặt phẳng, giảm độ
nghiêng của bãi. Cuốc xới mặt bãi tạo độ tơi xốp nhất định.
* Rào bãi:
Dùng cọc gỗ phi 4 – 5cm, dài 1,5m đóng xung quanh bãi nuôi. Khoảng cách cọc
từ 1 – 2m. Dùng tre và dây thép buộc giằng các đầu cọc theo chiều ngang. Lưới ni-
lon 2a = 2cm chôn xuống bãi 0,3m, phần trên cao 50 – 70cm. Bãi trước rào theo
hình chữ nhật, chiều dài theo hướng từ trong bờ ra bãi sâu.
* Cấy giống:
Dùng que tre/gỗ đâm xuống mặt bãi 5cm tạo thành lỗ và cấy vào đó 1 con giống,
mật độ 25 con/m2 tương ứng khoảng cách 20cm giữa các cá thể.
3. Quản lý và chăm sóc
- Quản lý và chăm sóc bãi nuôi là việc làm thường xuyên, cần có người trông nom
Thường xuyên kiểm tra cọc và lưới vây, có biện pháp xử lý kịp thời khi thấy hiện
tượng cọc lưới bị nghiêng đổ.
- Định kỳ (1tháng/1lần) kiểm tra tốc độ tăng trưởng đo chiều dài và cân trọng
lượng của tu hài nuôi.
4. Thu hoạch
Tu hài đạt kích thước thương phẩm sau khi nuôi được 18 tháng trở đi, tiến hành
thu hoạch khi nước triều rút cạn, dùng cào đánh mặt bãi, nhặt lấy tu hài. Để tu hài
đạt độ béo nhất định, hàm lượng đạm trong thịt cao nên thu hoạch vào thời gian
tuyến sinh dục phát triển, thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Tu hài được rửa sạch bằng nước biển trước khi đem chế biến hoặc tiêu thụ.

×