Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.57 KB, 3 trang )
Ảnh hưởng của tuổi tác đến khả năng sinh sản ở phụ nữ
Nguồn:suckhoedoisong.vn
Ngày nay, cùng với nhịp sống hiện đại, ngày càng nhiều phụ nữ lập gia đình
muộn nên tuổi mang thai của người phụ nữ cũng trở nên muộn hơn. Tuy
nhiên, phụ nữ mang thai khi tuổi lớn hơn hay bằng 35 tuổi thì được xếp vào
một nhóm tuổi mà theo thuật ngữ y khoa gọi là “tuổi mang thai già” (AMA).
Việc này sẽ mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra với cả mẹ lẫn con.
Vì vậy, người phụ nữ lớn tuổi cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe khi mang
thai.
Trẻ bị hội chứng Down thường gặp ở các người mẹ lớn tuổi.
Ảnh hưởng của tuổi tác đến khả năng sinh sản
Sau tuổi 30, khả năng sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm dần và đó là lý do vì
sao các cặp vợ chồng khó có con hơn và cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sinh
sản hơn. Qua tuổi 40, khả năng sinh sản của nữ giới bắt đầu giảm, trứng rụng thưa
dần, mỗi năm có thể có vài chu kỳ kinh nguyệt không có trứng rụng. Đến một lúc
nào đó, thường vào khoảng từ 45 - 55 tuổi, khi không còn hành kinh nữa, thời
điểm này gọi là mãn kinh, kết thúc tuổi sinh sản của người phụ nữ. Theo các nhà
nghiên cứu Hoa Kỳ thì cơ hội mang thai của người phụ nữ trong mỗi kỳ kinh
nguyệt là:
- 50% ở những người tuổi 19-26, nếu họ quan hệ vào thời điểm dễ thụ thai nhất (2
ngày trước khi rụng trứng) với bạn tình cùng tuổi.
- 40% đối với phụ nữ 27-34 tuổi.
- Dưới 30% ở những người 35-39 tuổi. Tỷ lệ này có thể giảm tới 20% nếu chồng
già hơn vợ 5 tuổi, vì lúc này khả năng sinh sản của người đàn ông cũng giảm.
Lứa tuổi nào là thích hợp với việc mang thai và sinh nở
Phần lớn nữ vị thành niên (từ 17-19 tuổi) đã hoàn toàn đủ điều kiện về mặt thể
chất để có thai (có tiềm năng sinh sản cao, cơ thể lại khỏe mạnh) nhưng họ lại
chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý để làm mẹ. Vì vậy, lứa tuổi sinh con đầu lòng
tốt nhất là trong khoảng 20- 30 tuổi.