Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tiểu luận cao học, quan điểm của đảng cộng sản việt nam đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán, vùng đặc quyền kinh tế biển đông nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.03 KB, 55 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên tiểu luận: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Quyền chủ quyền, quyền tài phán, vùng đặc quyền kinh tế biển đông nước
ta hiện nay
2. Lý do cấp thiết chọn đề tài:
Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở
thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế
giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia khơng có biển. Trong điều kiện
các nguồn tài ngun trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng
quan tâm tới biển. Mặt khác, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng, theo thống
kê đầu năm 2006 tồn thế giới có 6,5 tỷ người, dự báo đến 2015 dân số thế giới
khoảng 7,5 tỷ người. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh
tế truyền thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ
đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không gian kinh tế
mới. Một xu hướng mới nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triển khoa học
công nghệ nhanh chóng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ về biển
đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm các
nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn
trong tương lai.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển chủ quyền rộng khoảng 01
triệu km2, trung bình 100 km2 đất liền có 01km bờ biển, cao gấp 6 lần tỷ lệ này
của thế giới. Dọc biển có nhiều vịnh đẹp (Hạ Long, Vân Phong, Cam Ranh, Nha
Trang…) và 2.779 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.636 km2; có 90 cảng biển lớn
nhỏ và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, kể cả cảng trung chuyển quốc tế,
125 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế để
phát triển du lịch biển. Ven biển có nhiều loại khống sản và vật liệu xây dựng.
Tổng trữ lượng dầu khí dự báo địa chất của toàn thềm lục địa khoảng 10 tỷ tấn


dầu qui đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn; trữ lượng khí đồng hành 250-300 tỷ
m3. Trữ lượng hải sản khoảng 3-3,5 triệu tấn, cơ cấu phong phú, có giá trị kinh


tế cao, chưa được khai thác đúng mức, chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác
được hàng năm (1,5-2 triệu tấn). Có hơn 6 vạn héc ta ruộng muối biển. Kinh tế
biển Việt Nam những năm đổi mới vừa qua đã tăng trưởng đáng kể về qui mơ và
thay đổi rõ rệt về ngành nghề, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP. Tuy
nhiên nếu so sánh với một số nước có biển trong khu vực thì giá trị hoạt động
của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% của Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và
1% của Nhật Bản.
Chiến lược kinh tế biển được thông qua tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa
X) là một chiến lược định hướng tổng thể. Nó xác định các mục tiêu lớn, phương
hướng hành động chung nhưng chưa vạch ra được các chiến lược hành động cụ
thể, khả thi để phát triển kinh tế biển. Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn
đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm
vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan
trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu
mạnh. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, khoa học công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn đấu
đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP
của cả nước. Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát huy sức mạnh
tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn
vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc.
Trước thực trạng Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương 981 tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam. Trung Quốc đã đơn phương vi phạm thỏa thuận cấp cao hai nước về
những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển, vi phạm luật pháp quốc


tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc, cũng như Cơng ước của Liên Hợp
quốc.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của

Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng ta kiên quyết không để một tấc
đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào,
chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Nhân dân Việt Nam ta, Đảng và Nhà nước ta có đủ bản lĩnh, ý chí kiên
cường và quyết tâm, cũng như có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để đấu tranh
bảo vệ chủ quyền đất nước. Khơng thể chấp nhận tình trạng cứ nước mạnh là
không tôn trọng đạo lý và lẽ phải. Nhân dân ta từng trải qua và kiên cường trong
các cuộc đấu tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc từ hàng nghìn năm nay. Vụ
việc xảy ra vừa qua, ít thấy nước nào và tổ chức quốc tế nào lên tiếng ủng hộ
phía Trung Quốc về việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng
biển của Việt Nam cũng như yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn vô lý. Những bằng
chứng lịch sử và pháp lý cho thấy, chính nghĩa thuộc về chúng ta. Thái độ của
cộng đồng quốc tế là khá rõ ràng trong việc này.
Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện các chủ trương và giải pháp đáp ứng
nguyện vọng chính đáng, tha thiết của hơn 90 triệu đồng bào ta. Tôi xin nhắc lại
lời của vua Lê Thánh Tơng từng nói với triều thần đã được ghi rõ trong Đại Việt
sử ký toàn thư: Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi
phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ khơng nghe, cịn có thể
sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một
thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di.
Nhân dân ta ln có truyền thống yêu nước nồng nàn. Mỗi khi độc lập,
chủ quyền đất nước bị đe dọa thì nhân dân ta ln đồn kết một lòng, đứng lên
bảo vệ Tổ quốc.


Vì vậy, khi học tập nghiên cứu báo cáo kết quả học tập nghiên cứu Đảng
cầm quyền, em xin phép lựa chọn đề tài “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với Quyền chủ quyền, quyền tài phán, vùng đặc quyền kinh tế biển
đông nước ta hiện nay” làm tiểu luận của mình. Trong quá trình nghiên cứu do
hạn chế về sự tổng hợp, phân tích, nhận định vấn đề cũng như thời gian nghiên

cứu chưa nhiều nên chắc chắn tiểu luận của em cịn thiếu sót. Với tấm lịng mình
em rất mong được đón nhận sự góp ý của các thầy, cô giáo trong khoa Xây dựng
Đảng để em có thêm kiến thức, phục vụ cơng tác sau này. Em chân thành cảm
ơn!
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận
* Khách thể nghiên cứu: Thực trạng lý luận về biển và chiến lược kinh tế
biển nước ta ….
* Đối tượng nghiên cứu: Biển Việt Nam …
4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Tiểu luận
Các tài liệu có liên quan đến chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về
chính sách phát triển kinh tế biển và chiến lược bảo vệ biển đảo Việt Nam...đây
là vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Tiểu luận
5.1. Mục tiêu nghiên cứu: Với mục tiêu, nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về
quyền quản lý biển từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng
của Quyền chủ quyền, quyền tài phán, vùng đặc quyền kinh tế biển đơng nước ta
hiện nay.
Trong q trình nghiên góp phần phân tích, làm rõ Quyền chủ quyền,
quyền tài phán, vùng đặc quyền kinh tế biển đông nước ta và nhận thức đúng đắn
tính khách quan về luật biển của nhà nước Việt Nam.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản sau:


- Thứ nhất, Từ thực tế làm sáng quan điểm của Đảng ta về biển và kinh tế
biển… ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Thứ hai, Phân tích, chỉ ra thực trạng hiện nay khi vùng biển, vùng đặc
quyền kinh tế biển của ta bị Trung Quốc vi phạm.
6. Những đóng góp mới về khoa học của Tiểu luận
- Phân tích, đánh giá được thực trạng về kinh tế biển và thực hiện Luật

biển …Đề xuất những giải pháp, kiến nghị về việc bảo vệ biển trong giai đoạn
hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, phân tích- tổng hợp, lơgic, tổng kết thực tiễn.
8. Kết cấu nội dung của Tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu gồm 3
chương. Chương 1: Một số lý luận về quyền chủ quyền và quyền tài phán, vùng
đặc quyền kinh tế biển. Chương 2: Thành tựu kinh tế bước đầu đạt được từ kinh
tế biển. Chương 3: Một số nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước ta trong lãnh đạo về
quyền biển, vùng kinh tế.
9. Dự kiến sản phẩm tạo ra và áp dụng
Kết quả nghiên cứu của tiểu luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên; nếu có thể được vận dụng trong nghiên cứu về quyền tài
phán, quyền bảo vệ và phát triển kinh tế biển ở Việt Nam.
10. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu


B. NỘI DUNG
Chương 1
Một số lý luận về quyền chủ quyền và quyền tài phán, vùng đặc quyền
kinh tế biển
1.1. Khái niệm về quyền chủ quyền và quyền tài phán
Về khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán, TS Trần Cơng Trục,
ngun Trưởng ban Ban Biên giới của Chính Phủ, đã trả lời trên infonet.vn (Bộ
Thông tin và Truyền thông) ngày 2/3/2014 như sau:
“Theo quan điểm pháp lý quốc tế thì quyền chủ quyền là quyền riêng biệt
của quốc gia được thực thi trong phạm vi Vùng đặc quyền về kinh tế và Thềm
lục địa. Đây là quyền có nguồn gốc chủ quyền lãnh thổ, mang tính chất chủ
quyền.
Trong khi đó, quyền tài phán là hệ quả của chủ quyền và quyền chủ quyền,

có tác dụng bổ trợ tạo ra môi trường để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền.
Như vậy, quyền tài phán gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ quốc gia.
Tuy vậy, quyền tài phán cũng có thể thực thi ở nơi mà quốc gia đó khơng
có chủ quyền. Chẳng hạn, quyền tài phán có thể được áp dụng trên tàu thuyền,
phương tiện treo cờ của quốc gia đó khi chúng đang hoạt động trong các vùng
biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác.
Quyền tài phán theo nghĩa rộng bao gồm: Thẩm quyền đưa ra các quyết
định, quy phạm; Thẩm quyền giám sát việc thực hiện; Thẩm quyền xét xử của
Tòa án đối với một lĩnh vực cụ thể; theo nghĩa hẹp đó là thẩm quyền pháp định
của Tòa án khi xét xử một người hay một việc”.
Vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive Economic Zone - EEZ;
tiếng Pháp: Zone Economique Exclusive - ZEE), theo Wikipedia, là vùng biển
mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp


giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định trong
Phần V - Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982,
trong đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần
đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều
chỉnh bởi các quy định thích hợp của Cơng ước này. Vùng biển này có chiều
rộng 200 hải lý (khoảng 370,4 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà
các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực đặc quyền kinh tế,
quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong
các vùng mà quốc giacó quyền chủ quyền.
Cũng theo Wikipedia, khái niệm và sự hình thành của Vùng đặc quyền
kinh tế có lẽ bắt nguồn từ sự kiện Tổng thống Mỹ Truman ngày 28-9-1945 đã
đưa ra một tuyên bố về nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả. Theo đó,
Mỹ đề nghị thiết lập một vùng bảo tồn một phần nhất định của biển cả tiếp giáp
với bờ biển nước Mỹ, tại đó các hoạt động nghề cá đã và sẽ phát triển trong
tương lai ở mức độ quan trọng nằm ngoài lãnh hải của Mỹ 3 hải lý.

Tiếp theo đó, các nước khu vực châu Mỹ - Latinh như Chile, Peru,
Ecuador đã mở rộng lãnh hải tới 200 hải lý dưới các tên gọi như vùng biển di
sản, lãnh hải di sản… để loại bỏ quyền tự do hàng hải và các quyền tự do biển cả
khác. Tình hình này gây ra sự lo ngại và chống đối từ các quốc gia có nghề hàng
hải phát triển mạnh.
Năm 1971, Kenya và sau đó là các nước khu vực Á - Phi đã đưa ra đề nghị
trung hòa cả hai lập trường trên bằng khái niệm vùng đặc quyền kinh tế, trong đó
các quốc gia ven biển có thẩm quyền đặc biệt trong kiểm soát, quy định, khai
thác và bảo vệ các tài nguyên sinh vật cũng như phi sinh vật của vùng để ngăn
ngừa và đấu tranh chống lại ô nhiễm, trong khi các quyền tự do hàng hải, tự do
bay, tự do đặt dây cáp hay ống dẫn dầu dưới đáy biển vẫn được bảo lưu.


Khái niệm này đã nhanh chóng được chấp nhận mà khơng có sự phản đối
nào và nó có giá trị tập quán trước khi được ghi nhận trong Công ước LHQ về
Luật Biển năm 1982.
Thềm lục địa của một quốc gia ven biển, theo Công ước LHQ về Luật
Biển năm 1982, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngồi lãnh hải
của quốc gia đó, trên tồn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền thuộc
quốc gia đó cho đến bờ ngồi của dốc lục địa hoặc cách đường cơ sở dùng để
tính lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý (370,4 km), khi bờ ngoài của dốc lục
địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý.
Các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo có quyền chủ quyền đối với
thềm lục địa và các tài nguyên khai thác được từ đó. Ngồi ra, các quốc gia này
cũng có quyền tài phán đối với các lĩnh vực: các đảo nhân tạo, các thiết bị; cơng
trình trên thềm lục địa, các nghiên cứu khoa học hay bảo vệ môi trường. Các
quyền chủ quyền và tài phán này không liên quan và không ảnh hưởng đến các
quyền đối với vùng nước và vùng trời phía trên nó.
1.2. Vùng đặc quyền kinh tế biển
Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive

Economic Zone - EEZ; tiếng Pháp: zone économique exclusive - ZEE) là vùng
biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngồi và
tiếp giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định
trong phần V - Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước Liên hiệp quốc về luật
biển 1982, trong đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay
quốc gia quần đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác
đều được điều chỉnh bởi các quy định thích hợp của Cơng ước này. Vùng biển
này có chiều rộng 200 hải lý (khoảng 370,4 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ
những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực đặc


quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển.
Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.
Khái niệm này của các quốc gia được phân chia vùng đặc quyền kinh tế đã
cho phép kiểm soát tốt hơn các vấn đề trên biển (nằm ngoài giới hạn lãnh thổ mà
quốc gia có đầy đủ chủ quyền) đã thu được sự chấp thuận của đa số quốc gia vào
cuối thế kỷ 20 và đã được gắn với sự thừa nhận quốc tế theo Công ước Liên hiệp
quốc về luật biển thứ ba năm 1982.
Tại Điều 55, phần V Công ước Liên hiệp quốc về luật biển quy định: Chế
độ pháp lý đặc biệt cho vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng
nằm ngoài và tiếp giáp với lãnh hải, là chủ thể của chế độ pháp lý đặc biệt được
đưa ra tại phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển
và các quyền cũng như quyền tự do của quốc gia khác được điều chỉnh bởi các
điều khoản liên quan của Công ước này.
Quản lý nghề cá là một bộ phận đáng kể nhất của việc kiểm soát này.
Các tranh cãi về mở rộng chính xác của các vùng đặc quyền kinh tế là
nguồn chủ yếu của các mâu thuẫn giữa các quốc gia về biển. Ví dụ nổi tiếng nhất
ở châu Âu có lẽ là chiến tranh cá tuyết giữa Iceland và Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland năm 1893.
1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền chủ quyền và

quyền tài phán vùng đặc quyền kinh tế biển đông nước ta
Trong bất thời kỳ nào Đảng, Nhà nước ta luôn đặt vấn đề bảo vệ chủ
quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, chiến lược của quốc
gia. Năm 1961, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và
rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết
giữ gìn lấy nó”. Lời dặn của Bác cũng chính là sự khẳng định chủ quyền lãnh
thổ toàn vẹn của nước ta đối với vùng đất, vùng trời, vùng biển khẳng định chủ
quyền về chính trị, kinh tế, quốc phịng, an ninh, đối ngoại và nhiệm vụ bảo vệ


chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân.
Về pháp lý, ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bổ về vùng biển Việt Nam. Tuyên bố quy định Việt
Nam có lãnh hải 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý, vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam và
thềm lục địa tương ứng. Đây là một trong những tuyên bố sớm nhất ở khu vực
Đông Nam Á theo tinh thần công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về luật biển.
Ngày 12 tháng 11 năm1982, Chính phủ ta lại tuyên bố về đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, mở đầu trang sử mới về chủ quyền biển của
Việt Nam, thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta
trên biển. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho các văn
bản, pháp luật về biển và quản lý biển của nước ta. Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và 1992, cũng như hiện nay đang bổ sung, sửa
đổi hiến pháp năm 1992 đều khẳng định, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh
thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 3 đã thơng qua luật biển Việt Nam. Ngày 2 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký sắc lệnh 16/2012/SL-CTN công bố

Luật biển Việt Nam, khẳng định, vùng biển Việt Nam bao gồm: Nội thủy, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ và quyền tài
phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo luật biển Việt Nam, điều ước
quốc tế về lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
và phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982.
Ngày 9 tháng 2 năm 2007. Hội nghị lần thứ 4 ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển


Việt Nam đến năm 2020”. Nghị quyết chỉ rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2020,
phấn đấu đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm
vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hôi
chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với xã
hội và Nhà nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng được đưa vào điều 4 Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chế độ chính trị mà chúng ta đang
xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn lịch sử cho thấy, vai trò lãnh
đạo của Đảng đã được khẳng định, được hiến pháp nước ta cơng nhận, chế độ
chính trị của nước ta là chế độ xã hội chủ nghĩa cũng được khẳng định trong hiến
pháp và đường lối xây dựng đất nước của Đảng ta. Chế độ chính trị của
Việt Nam và vai trò lãnh đạo được thể hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia
Việt Nam. Ở đâu có lãnh thổ quốc gia, có dân là ở đó có Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý và chế độ chính trị của Việt Nam; chủ quyền quốc gia Việt Nam,
được luật pháp Việt Nam khẳng định và luật pháp quốc tế thừa nhận, không một
thế lực thù địch nào, một nước nào, một tổ chức hay cá nhân nào được quyền can
thiệp, xâm phạm chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta phải
biết tự bảo vệ quyền chính đáng của mình và đấu tranh chống lại những quan
điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch đối với đường lối quan điểm của

Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
Trước u cầu bức thiết của cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay, Đảng ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế độc
lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và
hội nhập quốc tế. Quan điểm đó được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ
thị như: Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6 tháng 5 năm 1993 của Bộ Chính trị (khóa


VII) về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”;
Chỉ thị 20-CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về
“Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH”; đặc biệt là “Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020” trong Nghị quyết TW 4 (khoá X): “Đến năm
2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng
liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng
bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của
Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo,
biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa…”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm khơng gì lay chuyển được của dân tộc
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thời gian qua, sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và
trên biển Đơng khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên
biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không
ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phịng
tồn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lịng dân, đảm bảo bảo vệ vững
chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang
tính cấp bách, then chốt.



Chương 2
Thực trạng về biển, kinh tế biển và những thách thức
2.1. Sơ lược về biển Việt Nam
Nước Việt Nam ta nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan
trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 thì nước ta ngày nay khơng chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp
“hình chữ S” mà cịn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km 2, gấp hơn ba lần
diện tích đất liền. Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112
cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ
với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km 2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển
Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như
Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Q, Cát Bà, Hồng
Sa, Trường Sa... Tuyến biển có 29 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã với
612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) với khoảng 20 triệu người
sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo. Khai thác biển cho phát triển
kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là
đóng vai trị ngày càng quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta.


Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển,
nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ
thống kinh tế biển liên hoàn. Các sân bay ven biển và trên một số đảo nhỏ bé.
Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển còn nhỏ bé, đang
trong thời kỳ bắt đầu xây dựng. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công
nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh
báo thời thiết, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,...cịn nhỏ bé,
trang bị thô sơ.
Du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn. Vùng biển và ven biển tập

trung tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề. Tuy nhiên,
ngành du lịch biển vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển-đảo đặc sắc có tính
cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế và chưa có khu du lịch biển tổng hợp
đạt trình độ quốc tế.
2.2. Ước tính quy mơ kinh tế
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam
bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần
biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng
góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác
dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các
ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu
biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát
triển, nhưng hiện tại quy mơ cịn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển
và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn.
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới
điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá...).


Đối với các lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản
phẩm dầu, khí; chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối
biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thơng tin, tìm kiếm
cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế,
nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên,...) hiện chủ yếu mới
ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mơ cịn nhỏ bé. Việc khai thác
biển đảo đã đem lại những lợi ích kinh tế -xã hội bước đầu quan trọng, nhưng
việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững. trình độ khai thác
biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu nhất trong khu vực.Việt Nam tuy
là một quốc gia biển, song đến nay, chúng ta vẫn chưa thực sự dựa vào biển để
phát triển đúng tiềm năng và thế mạnh. Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia

mạnh về biển, vẫn chưa phải là một cường quốc biển”.
Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh
tế biển cịn q nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mơ kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt
khoảng hơn 10 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn
yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung cịn
lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp
2.3. Vị trí chiến lược của biển nhân tố địa lợi đặc biệt của sự phát
triển
Việt Nam nằm ở rìa Biển Đơng, vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị
đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong Chiến lược phát
triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đơng mà cịn của một số cường
quốc hàng hải khác trên thế giới.
Vùng biển Việt Nam nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của quốc
tế qua Biển Đơng, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca, là một trong những
tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển Việt Nam lại rất gần
các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc tế.


Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần giao lưu nội
địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển trên Biển Đông. Trong một
vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực,
khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đơng sẽ tăng gấp hai, ba lần hiện nay,
khi đó Biển Đơng nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng có vai trị to
lớn trong thương mại thế giới; vùng biển Việt Nam sẽ trở thành chiếc cầu nối
quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
2.4. Các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn, đóng góp
quan trọng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong số các nguồn tài nguyên biển, trước tiên phải kể đến dầu khí, một
nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội của vùng biển Việt Nam. Trên

vùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km 2 nằm trong
vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngồi khơi miền Nam Việt Nam
có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đơng. Có thể khai thác từ 30-40
nghìn thùng/ngày, khoảng 20 triệu tấn/năm. Ngồi dầu và khí, dưới đáy biển
nước ta cịn có nhiều khống sản q như: thiếc, ti-tan, đi-ri-con, thạch anh,
nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước
biển bình quân 3.500gr/m2. Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại khống
sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh
và các loại vật liệu xây dựng khác.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu
vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính cịn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh
tế cao như tơm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn
2.000 loài khác nhau. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12
bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gị nổi ngồi khơi. Dọc ven biển
có trên 37 vạn héc ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước


mặn - lợ. Ngồi ra cịn hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như
Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường
rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển.
Việt Nam với bờ biển dài hơn 3.260 km, nằm trong số 10 nước trên thế
giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Dọc theo
bờ biển nước ta có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng như: Cái Lân và
một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Hòn La Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu,
Thị Vải…
Tài nguyên du lịch biển cũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai
thác tổng hợp để phát triển mạnh. Các bãi biển của nước ta phân bố trải đều từ
Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà
Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lị, Cửa Tùng, Lăng Cơ, Mỹ Khê, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh
Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên… Theo thống kê, ven bờ nước ta có 2.773

đảo lớn, nhỏ các loại với tổng diện tích vào khoảng 1.700 km 2. Trong đó có 24
đảo có diện tích tương đối lớn (trên 10 km 2), 82 đảo có diện tích lớn hơn 1 km 2
và khoảng 1.400 đảo chưa có tên. Đặc biệt có ba đảo có diện tích trên 100 km 2 là
Phú Quốc, Cái Bầu và Cát Bà. Bên cạnh đó, các tỉnh ven biển nước ta cịn có
nhiều thế mạnh khác trong đất liền như các di tích, danh lam thắng cảnh, các
làng nghề truyền thống, các lễ hội. Hiện nay Việt Nam có đến 6/7 di sản thiên
nhiên, văn hóa thế giới được UNESCO cơng nhận đều nằm ở các tỉnh ven biển
(Quảng Ninh, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình) nên sẽ là điều kiện
thuận lợi để du lịch biển phát triển mạnh hơn. Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan
tự nhiên với cảnh quan văn hoá - xã hội của biển, vùng ven biển và các hải đảo
cùng với điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình của vùng ven biển đã tạo cho du
lịch biển có lợi thế phát triển hơn hẳn so với nhiều loại hình du lịch khác trên đất
liền.


2.5. Nguồn nhân lực dồi dào ven biển là một nhân tố quan trọng hàng
đầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển
Với số dân hơn 20 triệu người đang sinh sống, các vùng ven biển và đảo
của Việt Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm
35,47% lao động cả nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng đối với q trình
cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với cơ cấu ngành, nghề đa dạng, trong đó có nhiều ngành, nghề then chốt
như khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, kinh tế biến đóng vai trị đặc biệt quan
trọng đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Nghị quyết 03NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế
biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng, phải đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia. Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh
thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển vào năm 2020. Sau Nghị
quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ thị triển khai thực hiện như Chỉ thị
399 ngày 5/8/1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm

trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra
một số quan điểm trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hố kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ
khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác
tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào
tạo nhân lực”. Quan điểm này được cụ thể hố bằng các giải pháp: “Đầu tư thích
đáng cho khoa học- công nghệ; tăng cường năng lực điều tra khảo sát, nghiên
cứu khí tượng- thuỷ văn và mơi trường, thực trạng tài nguyên và dự báo xu thế
biến động trong những thập kỷ tới. Thi hành Chỉ thị này, một loạt kế hoạch về


phát triển kinh tế biển đã được thông qua như: Chiến lược phát triển thuỷ sản
2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao thông vận
tải 2010…
Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định mục tiêu: “Xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km 2
thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến
hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và
vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ
vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các
khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng
khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt
chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”.
Từ những quan điểm, biện pháp nêu trên, cùng với việc tiếp tục nhấn
mạnh chủ trương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát
triển kinh tế- xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ
đất nước, có thể thấy rõ hơn chủ trương rất quan trọng là: cần đặt kinh tế biển

trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các vùng và trong xu
thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Việc thực hiện những chủ trương, chính sách nêu trên đã đạt được một số
thành tựu quan trọng: kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp gần 50% GDP của
cả nước (trong đó riêng kinh tế trên biển chiếm hơn 20% GDP), với quy mô tăng
khá nhanh, cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theo hướng phục vụ xuất khẩu đem
về một lượng ngoại tệ lớn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hình thành một số
trung tâm phát triển để hướng ra biển... Tuy nhiên, xét cả về mặt chủ quan và
khách quan, thực tế hiện nay cho thấy trong việc khai thác lợi thế từ biển cịn
khơng ít hạn chế, khó khăn và yếu kém. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển


nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị tổng sản phẩm hằng năm còn
nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc và
1/260 kinh tế biển của thế giới. Những năm qua, do chưa có chiến lược tổng thể,
cho nên các ngành, các địa phương thiếu căn cứ để quy hoạch. Tính đồng bộ của
các chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mơ, nhận thức về vai trị, vị trí của biển, sự
quan tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp ủy đảng,
chính quyền các cấp, các ngành, cả Trung ương và địa phương còn nhiều hạn
chế. Cho đến trước kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, cũng chưa có cơ quan
chuyên trách giúp Chính phủ quản lý, điều hành chung, dẫn đến những hoạt
động đầu tư manh mún, chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, kinh tế biển phát triển
chậm, thiếu bền vững và cơ cấu chưa hợp lý.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp bách là Đảng và Nhà nước ta cần nâng các
quan điểm chỉ đạo nêu trên lên tầm của một văn bản chiến lược. Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã thơng qua Nghị quyết về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007),
nhằm đáp ứng yêu cầu nêu trên. Quan điểm chỉ đạo được nêu trong phần định
hướng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là "nước ta phải trở thành quốc
gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển,

phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra
tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn". Phấn đấu
đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước
đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển. Để đạt được mục tiêu
tổng quát nêu trên, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Trong
đó, nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từ biển" được chỉ đạo bởi quan điểm:
kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an
ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển


vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Cho một quãng thời gian gần 3 kế hoạch 5 năm (2007-2020),
không gian kinh tế biển được mở rộng và nhất thể hóa trên phạm vi vùng biển,
ven biển và hải đảo gắn kết chặt chẽ với các vùng quy hoạch lâu nay trong đất
liền. Sự phát triển các ngành kinh tế biển được gắn kết hữu cơ với nhau trên cơ
sở phát huy cao nhất lợi thế của mỗi ngành.
Có thể nói rằng, Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
đã kế thừa những quan điểm về phát triển kinh tế biển và các lĩnh vực khác liên
quan đến biển đã ban hành trước đó, nhưng phải khẳng định rằng, đây là Nghị
quyết của Trung ương toàn diện đầu tiên về biển, mở ra một chương mới trong tư
duy về biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những thập kỷ
đầu của thế kỷ 21. Trong Chiến lược biển, phần về chiến lược phát triển kinh tế
biển là một trong những nội dung chủ yếu nhất.
2.6. Thực trạng kinh tế biển trên các lĩnh vực
2.6.1. Về vận tải biển
Trong 10 năm qua, đội tàu biển quốc gia Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng khích lệ, bình qn tăng gần 10%/năm về số lượng tàu và trên
10%/năm về trọng tải. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước có trên 1.000 tàu
với tổng trọng tải hơn 3,5 triệu DWT. Năng lực vận tải tăng lên, đồng thời có sự

thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm thị trường và trực tiếp
tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử dụng trên 50% năng
lực đội tàu của Việt Nam.
Tuy nhiên, đội tàu của Việt Nam còn tương đối nhỏ bé, đặc biệt là so với
các nước trong khu vực. Thí dụ, Singapore chỉ có khoảng 900 tàu các loại, song
tổng trọng tải lên tới 36,39 triệu DWT; Inđơnêsia có 718 tàu với trọng tải 4,3
triệu DWT; thậm chí trọng tải của đội tàu của Campuchia còn lớn hơn trọng tải
đội tàu của nước ta tới gần 1 triệu DWT. Với chiến lược đầu tư không rõ ràng,


manh mún, không bền vững, đội tàu Việt Nam cũng kém đa dạng. Trong khi thế
giới đang ngày càng chú trọng đến việc phát triển các thế hệ tàu biển có sức chở
lớn cũng như các tàu chun dụng thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có phần
lớn các tàu vận tải hàng khô với trọng tải nhỏ, chủ yếu không quá 20.000 tấn. Xu
hướng vận tải của thế giới hiện nay là hàng container, trong khi đội tàu container
của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% số lượng tàu với 7% số tấn trọng tải. Trong
tổng số trên 1.000 tàu của đội tàu quốc gia chỉ có hơn 300 tàu hoạt động tuyến
quốc tế và chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa đến các cảng lớn
trong khu vực như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Hàn Quốc để đưa lên tàu
lớn đi các các châu lục khác. Ngay cả nguồn dầu thô xuất khẩu với khối lượng
lớn, song đội tàu Việt Nam rất khó tham gia, phần vì khơng có tàu chuyên dụng,
phần do việc đàm phán để giữ nguồn hàng khó khăn do khơng được sự hỗ trợ
của chính các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn hàng. Tóm lại, năng lực cạnh
tranh của đội tàu biển Việt Nam thấp, không đủ khả năng cạnh tranh trên thị
trường khu vực, thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Có nhiều ngun nhân được nêu ra giải thích thực trạng nêu trên, trong đó
phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau đây. Thứ nhất, các doanh nghiệp
thiếu nguồn hàng chuyên chở cho nên rất ít doanh nghiệp dám đầu tư mua hoặc
đóng tàu lớn. Trong xuất nhập khẩu, các chủ hàng nội đã quen với tập quán bán
FOB tại Việt Nam dẫn tới người mua hàng ở nước ngoài được "mua tận gốc" và

có quyền chỉ định tầu chuyên chở. Mặt khác, các chủ hàng ngoại lại chỉ thích bán
CIF tức là "bán tận ngọn" và giành luôn quyền lựa chọn tàu chuyên chở. Thứ hai,
theo nhận định của Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, việc Nhà nước ta cho phép các
công ty liên doanh sản xuất được đầu tư khép kín từ sản xuất, kinh doanh cảng,
vận tải biển, đại lý hàng hải đã làm cho cạnh tranh trong dịch vụ vận tải biển trở
nên phức tạp hơn. Thứ ba, việc bảo hộ ngành đóng tàu trong nước thơng qua việc
áp dụng thuế nhập khẩu, thuế VAT đối với nhập khẩu tàu biển từ nước ngoài


cũng làm cho các doanh nghiệp vận tải biển khó khăn hơn trong việc đầu tư tàu,
đặc biệt là những tàu lớn, có chất lượng tốt, tuổi tàu thấp. Thứ tư, ngồi đội tàu
thì đội ngũ thuyền viên, quản lý tàu cũng đang là vấn đề làm đau đầu các hãng
tàu. Hiện Việt Nam đang thiếu trầm trọng đội ngũ thuyền viên, đặc biệt là thuyền
trưởng, máy trưởng. Để đào tạo được một người sau khi tốt nghiệp Đại học Hàng
hải lên thuyền trưởng, máy trưởng mất thêm ít nhất 10 năm, tuy mức lương khá
cao nhưng do tính chất công việc thường xuyên xa nhà nên không nhiều người
theo đuổi. Chính vì vậy rất nhiều tàu của Việt Nam đang thuê thuyền trưởng
hoặc quản lý là người nước ngoài, và khơng ít nơi cịn cho nước ngồi th tàu,
điều này cũng khiến vận tải biển Việt Nam còn “đánh vật” ngay trên sân nhà.
2.6.2. Về cảng biển và dịch vụ cảng biển
Như đã nêu ở trên, với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có một tiềm năng
về cảng biển hết sức to lớn. Hệ thống cảng biển bao gồm trên 100 cảng biển lớn
nhỏ, trong đó có một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải
Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gịn, Cần Thơ. Khối
lượng hàng hố thơng qua cảng biển Việt Nam tăng nhanh chóng. Tốc độ tăng
trưởng bình qn là 17%/năm. Các cảng lớn như Hải Phịng, Sài Gịn đạt một
mức tăng trưởng hành hố kỷ lục. Nhưng, nhìn chung các cảng biển vẫn đang ở
trong tình trạng kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh bởi các lý do: quy mô cảng
nhỏ bé, thiết bị xếp dỡ lạc hậu, thiếu cảng nước sâu, cảng tàu container, những
cảng tổng hợp quan trọng đều nằm sâu trong đất liền như Hải Phòng (30 km),

Sài Gòn (90km) luồng lạch hẹp lại bị sa bồi lớn không cho phép các tàu lớn ra
vào cảng, mặt bằng chật hẹp, thiếu hệ thống đường bộ, đường sắt nối vào mạng
lưới giao thông quốc gia.
Xu thế vận tải hiện nay là sử dụng tàu có trọng tải lớn, áp dụng các cơng
nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Do vậy, việc xây dựng
các cảng nước sâu với trang thiết bị hiện đại, công nghệ quản lý điều hành tiên


tiến là yêu cầu bức xúc. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hệ thống cảng biển
đối với phát triển kinh tế nên trong 10 năm qua Nhà nước đã tập trung vốn đầu tư
cho một số cảng trọng điểm như:
- Cảng Hải Phịng hồn thành giai đoạn I với công suất 6,2 triệu tấn/năm,
cho tàu 10.000 DWT ra vào và dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn II trong kế hoạch
2000 - 2010 với công suất 8 - 8,5 triệu tấn/năm, cho tàu 10.000 tấn ra vào.
- Cảng Cái Lân: Công suất 1,8 - 2,8 triệu tấn/năm, cho tàu đến 40.000 tấn
ra vào giai đoạn I (năm 2003) và 16 – 17 triệu tấn/năm cho tàu 50.000 tấn ra vào
giai đoạn II (đến năm 2010 - 2020).
- Cảng Sài Gịn: Cơng suất 8,5 - 9,5 triệu tấn/năm cho tàu 25.000-35.000
tấn ra vào (giai đoạn II đến năm 2010) và một số cảng khác sẽ được đầu tư cải
tạo mở rộng cơ sở vật chất như cảng Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Một số cảng chuyên dùng như bến thứ nhất của cảng tàu Dung Quất (liên
doanh Việt Xô); Cảng Nghi Sơn (xi măng); Cảng Cát Lái (xi măng và container)
và một số cảng ở khu công nghiệp Gò Dầu, Hiệp Phước…
Để đáp ứng nhu cầu vận tải biển ngày một tăng trong bối cảnh hội nhập,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng
biển Việt Nam đến năm 2010 với 114 cảng (chưa kể các cảng tiềm năng). Tất cả
các cảng đều gắn liền với các trung tâm kinh tế, là đầu mối giao lưu với thế giới
trong xuất, nhập khẩu của đất nước. Tuy vậy, trong công tác quy hoạch cảng biển
từ lâu đã nổi lên rất nhiều vấn đề. Trong thời gian qua, các địa phương cạnh
tranh nhau xây cảng nước sâu tầm cỡ khu vực, thậm chí có người gọi là xảy ra

hiện tượng “cảng sau đè cảng trước” (Hộp 1).
Bên cạnh cảng biển, các dịch vụ logistics trong vận tải biển Việt Nam
(chuỗi dịch vụ giao nhận kho vận từ làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, lưu
kho bãi…) cũng kém phát triển. Theo ước tính, chi phí cho logistics của Việt
Nam hàng năm khoảng 8- 12 tỷ USD, ước chiếm khoảng 15% - 20% GDP của


Việt Nam năm 2006, trong đó chi phí cho ngành vận tải khoảng 60%, phần lớn là
vận tải biển. Tuy nhiên, phần lớn số lợi nhuận trên đang rơi vào tay các cơng ty,
tập đồn nước ngồi. Cả nước hiện có khoảng 600- 800 doanh nghiệp hoạt động
trên lĩnh vực này, nhưng phần đông là nhỏ và rất nhỏ nên hạn chế về vốn, nguồn
nhân lực, công nghệ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam không kết nối được với
mạng lưới toàn cầu và chỉ dừng lại ở nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối
tác nước ngồi có mạng điều hành toàn cầu, tức là chỉ làm một phần công việc
trong chuỗi dịch vụ này như kê khai thủ tục hải quan, thuê kho bãi… Trong
nhiều trường hợp, thay vì liên kết, hợp tác thì các doanh nghiệp Việt Nam lại
cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn chụp giựt, phá giá… trong khi chất lượng
chưa cao, tự làm yếu nhau và làm yếu chính mình. Do các doanh nghiệp vốn ít
nên tổ chức doanh nghiệp đơn giản, khơng chun sâu, khơng có văn phịng đại
diện ở các nước khác, khơng có thơng tin, cơng việc phải giải quyết thơng qua
các đại lý của các cơng ty nước ngồi… Những yếu kém nêu trên góp phần kìm
hãm năng lực cạnh tranh cũng như sự phát triển của kinh tế hàng hải Việt Nam.
2.6.3. Về cơng nghiệp đóng tàu
Với đường bờ biển dài, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành
cơng nghiệp đóng tàu. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, ngành cơng nghiệp
đóng tàu gặp rất nhiều khó khăn và bước vào thời kỳ sàng lọc, củng cố, định
hướng chiến lược, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, sau hơn 10
năm thay đổi, ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam, đi đầu là Tổng Công ty
Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), đã đạt những bước phát triển đáng
khích lệ, ngày càng được nhiều hãng tàu lớn của nước ngồi tín nhiệm, góp phần

đưa Việt Nam trở thành quốc gia được công nhận là có ngành cơng nghiệp đóng
tàu đứng hàng thứ 11 trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu trực thuộc
Bộ Quốc phịng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Giao thông Vận


×