Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ QUA VIỆC DẠY HỌC MỘT SỐ VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.97 KB, 13 trang )

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ QUA VIỆC DẠY
HỌC MỘT SỐ VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
I. MỞ ĐẦU
I. Lý do thực hiện biện pháp
M.Gorky đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Mục tiêu giáo dục, đào tạo của bất
cứ thời đại nào, thuộc bất cứ dân tộc nào đều nhắm tới mục tiêu xây dựng con người có
nhân cách và tri thức phù hợp yêu cầu của dân tộc và thời đại. Trong mối quan hệ giữa dạy
chữ và dạy người thì dạy người bao giờ cũng phải là mục tiêu đầu tiên và tối thượng. Bên
cạnh đó, các tri thức, năng lực thẩm mỹ (tiêu biểu là cái đẹp, cái thiện, cái hay) có một
thuận lợi vì nó chính là mơ ước khát vọng từ trong bản năng của con người. Khơng có bất
kỳ một ai lại từ chối cái đẹp, cái hay, cái thiện. Vấn đề là hiểu nó thế nào cho đúng để hành
xử cho hợp lý. Có rất nhiều con đường để cung cấp năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học
sinh cả về lý thuyết lẫn thực hành mà Ngữ Văn là một mơn rất có lợi thế, bởi nó có từ
chương trình tiểu học đến đại học, bản chất của nó là chỉ có cái đẹp.
Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương để làm phát triển năng lực thẩm mỹ ở học
sinh đã được thế hệ ơng cha ta nói tới từ lâu. Từ những năm 80 của thế kỉ trước trong cuốn
“Những bài giảng văn ở Đại học” (NXB Giáo dục - năm 1982), giáo sư Lê Trí Viễn đã
viết: “Lâu nay thường dùng thuật ngữ phát huy trí lực để chỉ việc khơi động học sinh
tham gia xây dựng bài.Trong giờ giảng văn có cái gì cao hơn, rộng hơn. Bởi vì đây khơng
phải chỉ kêu gọi những tính năng của trí tuệ mà cả con người. Đâu phải chỉ có phán đốn,
suy luận, phân tích, tổng hợp, tưởng tượng tái tạo và sáng tạo, mà cịn lắng mình nghe
cho được nhịp đập của sự sống nằm im trong chữ nghĩa, để tim mình rung cảm trở lại cái
rung cảm của tác giả, cùng vui, buồn, căm giận, thương nhớ, đợi chờ, nâng mình lên, xúc
cảm với cái đẹp trong hình tượng thơ văn, nghe nhạc mà thấy mùi hương, nghe tiếng động
mà cảm thấy tĩnh mịch, thấy bóng đèn mà bóng tối hóa thâm u… Tóm lại, đi vào thế giới
tinh vi của thơ văn bằng cả con người thơng minh, nhạy cảm, tinh vi của mình”.
Ngày nay giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học cho nên trong việc dạy - học môn
Ngữ văn, vấn đề dạy học tác phẩm văn học làm phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho
học sinh được đặt ra.


“Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn với tư
duy hình tượng trong tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với các tác phẩm văn
chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm
hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình”.Như vậy, chương trình mới đặt ra
một yêu cầu cao hơn trong việc dạy - học tác phẩm văn học. Đó là phải hình thành ở học
sinh năng lực cảm thụ thẩm mĩ. Đây là vấn đề mới, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ qua việc dạy học một số văn bản thơ trữ
tình hiện đại trong chương trình ngữ văn 9” với mong muốn đóng góp dù rất nhỏ vào việc
đổi mới phương pháp dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà trường theo yêu cầu của
chương trình mới.


2.Mục tiêu
Ngành giáo dục của nước ta đang thực hiện việc chuyển đổi chương trình từ giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Vấn đề này đang được triển
khai ở các trường phổ thông trong tất cả các môn học.
Dạy học tác phẩm văn chương , chương trình mới địi hỏi phải hình thành và phát
triển cho học sinh năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Khi thực thi đổi mới phương pháp dạy học
để hình thành năng lực thẩm mỹ, giáo viên và học sinh gặp nhiều lúng túng và khó khăn
trong cả quá trình dạy - học. Vì vậy chúng tơi chọn đề tài này với hi vọng phát hiện ra
những lung túng, khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm văn
học theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. Từ đó đề xuất được
những phương án dạy học cụ thể cho các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong SGK Ngữ
văn 9 theo yêu cầu của chương trình mới.
Học sinh THCS đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí tuệ, tính
cách… Việc hình thành và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh cũng như hình thành
ở các em những phẩm chất tốt đẹp là rất cần thiết. Việc dạy học các tác phẩm thơ trữ tình
hiện đại có một ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu đó. Mục tiêu cao cả nhất
mà tôi muốn hướng đến là làm thế nào để học sinh có hứng thú đối với bài học, thích bàn
luận, sưu tập các tác phẩm thơ để qua đó được phát triển về năng lực cảm thụ thẩm mĩ và

phẩm chất của mình.
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
3.1. Đối tượng thực hiện
- Với đề tài này, tơi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu khả năng cảm thụ thẩm mỹ qua các tác
phẩm thơ trữ tình hiện đại của học sinh trong chương trình ngữ văn lớp 9.
3.2. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện đề tài này, tơi đã lựa chọn các phương pháp thích hợp:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Trong 3 phương pháp, tơi chọn phương pháp phân tích, tổng hợp làm phương pháp
chính để nghiên cứu.


II. NỘI DUNG
1.Thực trạng

Nhìn chung, năng lực cảm thụ văn học của đại đa số học sinh còn yếu các mặt sau:
- Vốn từ vựng ít ỏi do các em ít đọc sách, ít giao tiếp, ít tiếp xúc với thực tế.
- Khả năng đọc hay, đọc diễn cảm còn nhiều hạn chế. Thậm chí các em cịn ngại đọc tác
phẩm chứ chưa nói đến là thuộc thơ.
- Việc chuẩn bị bài ở nhà của các em cịn mang tính chất đối phó là chính. Đơn giản vì các
em sợ điểm kém, sợ bị cơ giáo phê bình. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở đa số các học
sinh. Như vậy, ngay từ khâu đầu tiên tiếp xúc với văn bản, các em đã khơng có kỹ năng
đọc- hiểu thì làm sao cảm thụ được những nét đẹp thẩm mỹ trong văn chương.
- Trong quá trình dạy học ở trên lớp, năng lực cảm thụ thẩm mỹ của các em cũng rất hạn
chế. Các em khơng hề biết tìm ra những tín hiệu nghệ thuật để phân tích hoặc khơng hề
rung động trước bất cứ một hình ảnh, một tâm trạng, một cảm xúc nào của nhân vật trữ
tình trong bài thơ. Kỹ năng đọc đã yếu, kỹ năng phát hiện và cảm nhận các tín hiệu nghệ
thuật lại càng yếu. Vì thế giờ học thường rơi vào tình trạng giáo viên tự hỏi tự trả lời.

- Một điều đáng nói nữa là ở bậc THCS các em chưa được học lý luận văn học nên không
nắm được đặc trưng của thơ trữ tình. Thơ trữ tình chứa đầy tâm trạng, cảm xúc và tâm
trạng đó được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu và âm thanh. Khơng phát hiện được
những tín hiệu nghệ thuật và khơng có khả năng hiểu được những ý nghĩa của tín hiệu
ấythì khơng thể nào hiểu được tâm trạng của nhà thơ và cũng không thể rung động trước
những vẻ đẹp của những dòng thơ ấy.
- Nhiều em học sinh chưa hình dung được thế nào là cảm thụ thẩm mỹ trong văn
hoặc chưa nắm được những yêu cầu về rèn luyện cảm thụ thẩm mỹ trong văn

học
học.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển năng lực
cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh vì một số lý do sau:
- Hoạt động thưởng thức văn chương trong nhà trường là có giới hạn nhất định cả trong
chính khóa lẫn ngoại khóa; có sự hướng dẫn của giáo viên, có sự kích thích tác động lẫn
nhau của những người cùng thưởng thức, được khuyến khích thưởng thức phát hiện những
cái đẹp, cái hay là những kiến thức có tính mục tiêu khái qt về tác phẩm. Người giáo
viên phải chịu nhiều sức ép về thời gian, phương pháp, mục tiêu bài học…nên thường xem
nhẹ hoặc bỏ qua việc này.
- Một số giáo viên còn quan niệm bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mỹ là công việc của
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Về mặt phương pháp luận hiện nay chưa có một phương pháp nào là tối ưu nhất, một mơ
hình cố định cho hoạt động này. Tất cả đều phụ thuộc kinh nghiệm và sự nhiệt huyết của
giáo viên.


Một nghịch lý là xã hội càng văn minh, càng phát triển thì sự tha hóa của một bộ
phận dân cư (trong đó có học sinh các cấp), biểu hiện ở: lối sống vô cảm, vô trách nhiệm,
chạy theo những “giá trị ảo”, ứng xử thiếu văn hóa và phản cảm, sống sa đọa, tệ tham

nhũng, lãng phí, văn hóa “chạy” tràn lan, tội phạm ngày càng “trẻ hóa”, bạo lực học đường
ngày càng gia tăng, v.v…Tất cả đó đã đến hồi báo động, nếu khơng kịp thời kìm hãm thì
nguy cơ sai lệch nhân cách, thối hóa đạo đức là khơng tránh khỏi. Nếu chỉ có dạy Đạo
đức hoặc Giáo dục cơng dân như hiện nay thì,theo chúng tơi, khơng thể mang lại hiệu quả
tồn diện. Bởi trước tiên học sinh nghe đến từ “dạy” đã lập tức nảy sinh tâm lý dị ứng, đặc
trưng bộ mơn lại có vẻ khô khan (đạo đức là cái quy chuẩn, bắt buộc phải theo, là “trách
nhiệm”, là “luật”), thiếu tính linh hoạt, phong phú…nên học sinh lại càng thiếu hứng thú
mà người dạy cũng cảm thấy chán! Cần phải tìm ra giải pháp nữa để tạo cho học sinh một
nhân cách hài hịa, lành mạnh mà các em đến với nó lại hào hứng, tự nguyện.
2. Các biện pháp thực hiện
2.1. Phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ thông qua hoạt động đọc.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận
ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua
những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ,
hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Như vậy, năng lực cảm thụ (hay năng lực trí tuệ
xúc cảm) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. Việc đầu
tiên, muốn cảm thụ được những rung động tinh tế, những cảm xúc thầm kín và tốt đẹp của
tác phẩm thì hoạt động đọc là vơ cùng quan trọng. Đọc là phương pháp đặc biệt được sinh
ra từ chính đặc trưng bộ môn. Đọc là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng trong quá
trình chiếm lĩnh tác phẩm. Đọc được phân thành nhiều cấp độ khác nhau. Mức thấp nhất là
đọc đúng, đọc tròn vành, rõ chữ; mức cao hơn là đọc diễn cảm( đọc diễn tả sự cảm thụ);
mức cao nhất là đọc nghệ thuật( đọc hay). Đọc thơ trữ tình phải chú ý đến nhịp điệu, câu,
từ…đọc phải cho “vang nhạc, sáng hình”.
Vậy thì, người giáo viên phải dạy - học môn Ngữ văn như thế nào để phát triển năng
lực thẩm mĩ cho học sinh? Trong bước chuẩn bị bài ở nhà, cần trang bị cho học sinh một
số thao tác cần thiết để tiếp cận vẻ đẹp của tác phẩm văn chương (ví như: muốn phát hiện
Cái Đẹp, cần chú ý những điều gì trong hình tượng thơ và ngơn ngữ thơ,…; tại sao tác giả
lại dùng thể loại này mà không dùng thể loại khác; những lời thơ, câu thơ hàm súc ẩn chứa
chủ đề của tác phẩm, v.v…). Đến bước dạy - học trên lớp, người giáo viên phải tạo ra
được cái khơng khí của tác phẩm để lơi kéo học sinh vào thế giới nghệ thuật, từ đó từng

bước dẫn dắt để họ tự tìm ra Cái Đẹp. Chỉ khi nào họ tự mở lòng ra thực sự rung cảm
trước Cái Đẹp thì lúc đó họ mới đến được với tác phẩm văn chương. Vì vậy, người giáo
viên phải biết cách giúp các em mở lòng ra để đến với Cái Đẹp ấy: đó là thiên chức cao cả
nhất cũng là tài nghệ cần phải có của việc dạy - học Văn. Khi đó, giờ Văn sẽ tạo được một
sự đồng cảm - nghệ thuật giữa thầy - trò - tác phẩm để có thể tạo ra sự đồng sáng tạo cùng
tác giả.
Giáo viên cần khơi gợi để các em có hứng thú đọc tác phẩm.Có thể gợi hứng thú
bằng lời giới thiệu thật ấn tượng về bài thơ; có thể bằng cách đọc thật diễn cảm một đoạn
trong bài thơ ấy;có thể cho các em nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ ấy…Những cách
đó sẽ gợi lên trong các em một khao khát, một mong muốn là được tiếp xúc, được đọc,


được thể hiện bài thơ. Thông qua đọc mà tạo ấn tượng, khơi gợi cảm xúc và những rung
động mãnh liệt trong tâm hồn. Làm thế nào để khi bắt đầu tiết học, các em như mong
muốn thể hiện giọng đọc, muốn trình bày, muốn tham luận những điều cảm thụ, nhận thức
được về tác phẩm. N.I.Kudriasep khẳng định: “Thiếu người đọc thì hoạt động văn học
chẳng khác gì một tiếng kêu vô vọng vang lên giữa một cánh đồng hoang mọc đầy cỏ
dại”. Đọc vừa là đồng cảm vừa là diễn cảm. Cũng nhờ đọc mà học sinh vừa được chứng
kiến, vừa được thể nghiệm.
Ví dụ
Khi dạy bài thơ: “Nói với con”của Y Phương cần chú trọng hướng dẫn học sinh
đọc trước ở nhà. Học sinh sẽ cảm nhận được dịng cảm xúc trơi chảy trong tác phẩm, sẽ
hình dung được tình cảm gia đình ấm cúng, sức sống mạnh mẽ của quê hương mình. Hình
dung được vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền
thống, với q hương đất nước. Tác dụng của việc đọc ở nhà rất lớn. Thứ nhất, các em sẽ
không bỡ ngỡ và phải tập làm quen với văn bản ngay khi ở trên lớp mà trái lại, các em đã
có những cảm nhận ban đầu về bài thơ từ trước. Thứ hai, khi đến lớp, bằng giọng đọc
truyền cảm của giáo viên, kết hợp với việc đọc trong suốt q trình phân tích trên lớp, học
sinh sẽ có những cảm nhận sâu sắc hơn. Từ đó sẽ hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ
các tác phẩm thơ một cách nhanh chóng hơn.

Khơng chỉ với bài thơ “Nói với con” mà cịn rất nhiều những bài thơ khác như
“Sang thu”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Đồng chí”… là những bài thơ đã
được phổ nhạc thì bên cạnh việc đọc, tơi cịn cho các em nghe các bài hát hoặc ngâm thơ
để kích thích sự hình dung tưởng tượng của các em. Khơng những vậy, tơi cịn tập ngâm
thơ và hát để tạo cho các em một sự mới lạ khởi động thật tốt trước khi đi sâu phân tích và
cảm thụ.
2.2. Phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ thông qua phát hiện và bình giá các tín hiệu
nghệ thuật.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn với
tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm
văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới
tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng lực cảm xúc, như trên đã
nói, học sinh có thể cảm nhận vẻ đẹp của ngơn ngữ văn học, biết rung động trước những
hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống
qua ngôn ngữ nghệ thuật. Bởi thơ là nghệ thuật ngôn từ. Để cảm thụ được được cái hay,
cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ phải bắt đầu từ những khám phá về vẻ đẹp
và ý nghĩa biểu đạt của ngơn ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Đồng thời phải khai thác giá trị
của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.
Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất của hình thức nghệ thuật trong thơ là
nhịp điệu. Maiacốpxki cho rằng: “Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng của câu
thơ”… Vậy thì có thể hiểu một cách đơn giản nhịp điệu như là sự rung động tâm hồn, là
mạch cảm xúc được thể hiện ngoài lớp vỏ ngôn từ, tạo tác động, ấn tượng lên tâm thức
người tiếp cận tác phẩm để thực hiện chức năng thơng tin thẩm mỹ. Nói nhịp điệu trong
thơ là sự chia cắt dòng âm thanh, sự phân đoạn câu thơ, dòng thơ giúp người đọc cảm thụ
một cách trực tiếp. Nhà thơ Hoàng Cầm đã nhận xét “Âm điệu là cỗ xe chuyên chở điệu
hồn thi phẩm”. Vì vậy, để nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, cần hướng học sinh chú ý
đến nhịp điệu của bài thơ.


Ví dụ:

Khi dạy bài “Đồn thuyền đánh cá” của Huy Cận giáo viên cần cho học sinh thấy
được nhịp điệu của bài thơ là nhanh, hồ hởi, phấn chấn, lạc quan. Nhịp điệu ấy bộc lộ
niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống qua chuyến đi đầy chiến
lợi của đoàn thuyền đánh cá. Qua đó, giúp học sinh có những liên tưởng và tưởng tượng
phong phú, khơi gợi trong các em những cảm thụ thẩm mỹ tốt đẹp về một đất nước Việt
Nam tươi đẹp trong thời đại mới.
Hoặc khi dạy bài “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, giáo viên cần cho học
sinh thấy được nhịp điệu của bài thơ là chậm rãi, lắng sâu… Nhịp điệu ấy là tấm lòng thiết
tha, thành kính, trang nghiêm của nhà thơ và cũng là của nhân dân ta đối với Bác. Để rồi
học sinh cũng có những cảm nhận sâu sắc hơn, thấm thía hơn về hình ảnh Người cha già vĩ
đại của dân tộc. Hình thành những tình cảm tốt đẹp trong tiềm thức mỡi người.
Khơng thể tách rời khỏi nhịp điệu chính là hình ảnh. Hình ảnh cịn là một cơng cụ
diễn đạt nhạy bén, trực tiếp, nó nói lên được những điều mà ngơn ngữ khái niệm khơng thể
làm được. Hình ảnh trong văn, thơ, là hình ảnh ảo của sự vật mà ngơn ngữ văn chương gợi
lên trong óc tưởng tượng của chúng ta qua những khái niệm và qua những biểu tượng. Có
lẽ chính bởi vì nó khơng cụ thể, cho nên hình ảnh ảo mới có thể hài hồ được với cái ngơn
ngữ khái niệm, rất trừu tượng, nhưng lại có khả năng diễn đạt nội tâm của văn thơ . Vậy
nên, đối với giáo viên, khi dạy các bài thơ trữ tình, cần cho học sinh phát hiện và phân tích
các hình ảnh để các em cảm thụ nội dung đầy đủ hơn. Giáo viên cần đưa ra các dạng câu
hỏi cho học sinh như :
- Có hình ảnh nào là hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ?
- Bài thơ có hình ảnh nào là độc đáo, khác lạ?
- Hình ảnh thơ đó mang ý nghĩa gì?
Qua việc trả lời những câu hỏi trên, các em đã có năng lực phát hiện và cảm thụ
hình ảnh thơ.
Ví dụ:
Khi dạy bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cần cho học sinh phát hiện hình ảnh
xun suốt trong tồn bộ tác phẩm là hình ảnh ánh trăng. Đó là hình ảnh gắn liền với
người chiến sỹ từ khi còn nhỏ bên gốc đa, bến nước, sân đình, cùng tác giả rong ruổi suốt
những năm tháng tuổi thơ. Vẫn luôn cạnh tác giả, đồng hành, trở thành tri kỷ trong những

đêm chiến tranh đạn lạc nơi núi rừng heo hút. Nhưng khi trở về với thành phố phồn hoa đô
thị lại khiến người cũ quên đi cảnh cũ để rồi bàng hồng và ngỡ ngàng nhận ra mình đã
q bội bạc, vơ tình. Vì thế “Ánh trăng” như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian
lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Và
qua đó, ánh trăng cịn gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống: “Uống nước nhớ nguồn”,
ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Hình ảnh thơ đã mang một ý nghĩa cao cả, thiêng liêng
xúc động trong lòng người đọc.


Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là ngôn
ngữ của hội họa; mảng khối là ngơn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là chất liệu của tác
phẩm văn chương. Ngôn ngữ mang tới cho văn chương một cái hồn riêng biệt, cái hồn
khơng thể trộn lẫn hay phai nhịa. Và rồi, có những phút giây như chẳng hẹn trước, ngơn
ngữ bỡng thảng thốt “cất lời” hóa mình thành hồn thơ, hồn thi sĩ… Vì vậy, ngơn từ là một
tín hiệu nghệ thuật mà các em cần phát hiện, phân tích và cảm thụ. Giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh đã từng nói: “Thơ ca khơng cần nhiều từ ngữ, nó cũng khơng cần quan tâm đến
hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật
thông qua linh hồn thi sỹ”.Như vậy, chúng ta cần tìm ra và phân tích những từ ngữ quan
trọng trong bài thơ, những chi tiết đắt giá hay nói cách khác là khám phá được: “Nhãn tự”
trong thơ để hiểu được “Tiếng nói tình cảm” trong bài thơ.
Ví dụ:
Trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, khi phân tích ba câu thơ cuối,
các em cần phân tích cụm từ “ Đầu súng trăng treo” để làm nổi bật giá trị của toàn bộ tác
phẩm. Chỉ với bốn chữ ngắn gọn, “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất
lãng mạn:“Súng” và “trăng” hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện;
là cứng rắn và dịu êm;là gần và xa; là thực tại và mơ mộng; là chất chiến đấu và chất trữ
tình; là chiến sĩ và thi sĩ. Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa
như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về
vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao
giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”. Bởi vậy mà

Nguyễn Tuân đã có những nhận định vơ cùng chính xác: “Ở đâu có lao động thì ở đó có
sáng tạo ra ngơn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà cịn là
người phát triển ra ngơn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngơn ngữ
thì văn sẽ hay…Cũng cùng một vốn ngơn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có
bề thế và kích thước. Có vốn mà khơng biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ
như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn
khơng linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…”
Tóm lại, nhịp điệu, hình ảnh, ngơn ngữ trong thơ là những tín hiệu nghệ thuật quan
trọng giúp các em học sinh có thể phân tích và đưa ra những cảm nhận riêng, từ đó phát
triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ của mình để tìm ra được những cái hay, cái đẹp trong từng
tác phẩm thơ. Còn rất nhiều yếu tố nữa mà các em cần phải phát hiện và phân tích như:
dấu câu,các biện pháp tu từ…Bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn, bằng phương pháp gợi
tìm, nghiên cứu kết hợp với q trình phân tích, bình giảng của giáo viên và sự phát huy
tính tích cực trong học tập các em học sinh sẽ có kết quả cảm thụ tốt hơn.
2.3. Phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ thông qua hoạt động thể hiện, trình bày cảm
nhận.
Trong tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết: “Một bài thơ hay
không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng
lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc.” Đúng vậy, đối với việc dạy học
các tác phẩm thơ trữ tình, khi kết thúc tiết học không phải là hết, là dừng lại mà các em


cần được kích thích để khắc sâu, để “Bùng nổ thơng tin” ở nhiều góc độ khác nhau. Giờ
học đã kết thúc nhưng những vấn đề từ hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển
“Nổ vỡ sự im lặng” trong tâm hồn các em. Sau mỗi bài học, giáo viên cần đưa ra các dạng
bài cảm thụ cho học sinh để các em tự trình bày những điều mà các em cảm thụ được.
Dạng bài tập này rèn cho các em biết trình bày những điều mình hiểu và cảm nhận được
những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái
bi, cái cao cả, cái thấp hèn,...từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng.
Học sinh có thể hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học;

hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm nhận và rung
động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với
bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan thẩm mỹ cho bản thân qua
việc tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Ví dụ:
Sau khi dạy xong bài: “Con cò” của Chế Lan Viên, giáo viên có thể đưa ra bài tập
cảm thụ cho học sinh như sau: Em hãy trình bày cảm nhận của mình về hình tượng con cị
trong bài thơ “ Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên.
Với đề bài trên, sau khi học xong văn bản, các em đã biết viết thành những đoạn văn
trình bày những cảm nhận của bản thân về hình ảnh thơ và giá trị nội dung, nghệ thuật
trong bài thơ. Từ đó, phát triển năng lực cảm thụ của mình. Con cị - hình tượng thơ xuyên
suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh
này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người
nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả
đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng
cho tấm lịng người mẹ và những lời hát ru. Đó là một hình ảnh đẹp, mang tính thẩm mỹ
cao. Bài thơ cịn gợi được xúc cảm, tình u và lịng biết ơn của các em đối với người mẹ
tảo tần, một nắng hai sương dành trọn cho những đứa con thân u trong chính cuộc đời
thực của mình. Đó chính là ý nghĩa cao cả nhất của văn chương, hướng con người đến với
những giá trị của: Chân- Thiện- Mỹ.
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua quá trình dạy- học các tiết bài về tác phẩm thơ trữ tình, với những nội
dung, biện pháp tổ chức thực hiện như trên, tôi đã đạt được kết quả thực nghiệm cụ thể là:
a. Năng lực phát hiện, phân tích, cảm thụ các tín hiệu nghệ thuật:
Lớp
9A
9B
Nội dung
Năng lực phát hiện các tín hiệu nghệ thuật
Năng lực cảm thụ

Năng lực diễn đạt


b. Bài kiểm tra 15 phút: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
Điểm
Lớp thực nghiệm
(9A)
9-10
7-8
5-6
3-4

Lớp đối chứng
(9B)


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Ưu điểm và hạn chế của biện pháp
1.1. Ưu điểm
Với biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ qua việc dạy học một số văn
bản thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn 9 đã khái quát và mở ra một hướng đi
mới trong việc cảm thụ các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại. Bên cạnh đó, giúp cho các em
nắm được cách đọc diễn cảm, cách cảm thụ các tác phẩm thơ thơng qua phân tích các hình
ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ trong thơ một cách sâu sắc.
Đặc biệt, với việc đưa ra các dạng bài cảm thụ sau khi học xong tác phẩm sẽ giúp
các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức. Từ việc tiếp xúc với các tác phẩm thơ trữ tình,
học sinh sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái
xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện khơng đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và
mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một thành công đáng ghi nhận sau khi thực hiện biện pháp này đã mang lại những

kết quả đáng mừng như sau:
- Sau khi dạy đối chứng, kết quả kiểm tra nắm bắt kiến thức của học sinh ở lớp dạy thực
nghiệm có chất lượng cao hơn lớp dạy bình thường.
- Nhiều học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp học sôi nổi.
- Học sinh hứng thú học hơn, thể hiện sự chú ý theo dõi bài học, theo dõi nội dung SGK.
- Tinh thần chuẩn bị bài cũ trước khi đến lớp của học sinh cũng cao hơn rất nhiều. Đa số
các em chuẩn bị bài rất kỹ, đọc trước bài khi đến lớp nên đọc diễn cảm và trôi chảy hơn
trước. Soạn bài theo các câu hỏi gợi mở của giáo viên nên kích thích khả năng sáng tạo và
liên tưởng của học sinh.
- Học sinh đưa ra được nhiều cách cảm thụ khác nhau khi đọc một tác phẩm thơ trữ
tình.Các em khơng cịn bó hẹp trên phương diện đọc- hiểu mà là đọc- cảm thụ một cách
trọn vẹn hơn.
1.2. Hạn chế
Cách dạy - học truyền thống là cung cấp kiến thức văn học, và cao hơn ở những
giáo viên giỏi, có thể đem đến Cái Đẹp của tác phẩm văn chương, nhưng dường như tất cả
đều được rót từ phía giáo viên xuống cái bình chứa học sinh, người học chỉ tiếp nhận một
cách thụ động, thế thì làm sao có thể phát triển năng lực thẩm mĩ được? Chỉ khi nào người
học tự khám phá ra Cái Đẹp, biết thưởng thức và nhất là biết đánh giá Cái Đẹp trong tác
phẩm văn chương thì khi đó mới được xem là họ đã có năng lực thẩm mĩ. Muốn đạt được
điều đó, phải có sự kết hợp hài hịa, nhuần nhị giữa hai khâu dạy và học: người học phải
chủ động đến với tác phẩm để tự tìm ra Cái Đẹp cho riêng mình, người dạy phải tạo ra
những điều kiện tốt nhất để người học tiếp cận và chiếm lĩnh Cái Đẹp. Đó là một khó khăn
rất lớn trong việc phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho các em học sinh.
Giáo dục nghệ thuật cho học sinh đòi hỏi phải giúp học sinh tự tiếp nhận học vấn
nghệ thuật, nhận biết, cảm thụ, hiểu cái đẹp trong nghệ thuật và trong đời sống. Bản chất


của giáo dục cảm thụ thẩm mỹ trong dạy học và phát triển nghệ thuật cho học sinh là một
quá trình phức tạp, nhiều giai đoạn, từ chỡ cho học sinh làm quen với nghệ thuật đến lúc tự
sáng tạo trong nghệ thuật.

Qua quá trình tiếp xúc với cái đẹp trong nghệ thuật học sinh sẽ dần dần tích luỹ
những ấn tượng của cái đẹp trong tác phẩm trên cơ sở cảm thụ, tri giác thẩm mỹ. Những
ấn tượng đó sẽ khác nhau theo mức độ hoàn thiện nghệ thuật và thẩm mỹ nói chung của
học sinh. Kinh nghiệm sống của học sinh ở các độ tuổi khác nhau và còn bị hạn chế bởi
nhiều học sinh chưa đủ sức để học phân tích, phân loại những ấn tượng về thẩm mỹ; chưa
đủ sức đánh giá và phê phán chất lượng nghệ thuật nên quá trình lĩnh hội nghệ thuật ở học
sinh phải qua một quá trình tổ chức sư phạm mới có kết quả.
Muốn thâm nhập, lĩnh hội tác phẩm nghệ thuật, địi hỏi con người phải có một trình
độ văn hố, có cảm xúc tinh tế vì thế mà cần phải đưa học sinh vào thế giới nghệ thuật với
cái đẹp chân chính; với nhiều lĩnh vực rộng rãi để dạy cho các em ý thức thẩm mỹ trong
các hình tượng nghệ thuật.
2. Phương hướng khắc phục các hạn chế
Giáo viên dạy văn trước hết phải là người có khả năng cảm thụ được cái hay, cái
đẹp của văn chương và năng khiếu truyền thụ văn học bởi khơng phải ai có kiến thức về
văn học cũng có thể dạy văn. Do đó cần chú ý nâng cao nhận thức và vừa bồi dưỡng năng
lực sư phạm cho người thầy.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phát huy vai trị chủ thể của học sinh. Khơng
nên áp đặt cho học sinh cách hiểu, cách cảm của mình mà phải tôn trọng năng lực cảm thụ
của học sinh, tạo cho học sinh cơ hội, sự tự tin để thể hiện những suy nghĩ của mình.
Để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần sử dụng phương pháp dạy học phù
hợp với đặc trưng bộ môn, dạy-học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. Có bốn
phương pháp lớn trong dạy học văn: Phương pháp đọc sáng tạo,Phương pháp gợi
tìm,phương pháp nghiên cứu và phương pháp tái tạo. Thực tế đã chỉ ra rằng, trong dạy học
không có một phương pháp nào là tối ưu cả. Người giáo viên phải biết khéo léo vận dụng
cả bốn phương pháp trong một giờ học thì mới mong đem lại hiệu quả.
Giáo viên cần đảm bảo tính tích hợp giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập
làm văn. Mối quan hệ giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn là mối quan hệ
mật thiết, hữu cơ có tác động qua lại lẫn nhau. Phân mơn Tập làm văn giúp các em có kỹ
năng tạo lập văn bản theo những phương thức biểu đạt nhất định. Vốn kiến thức về Tiếng
việt, về tác phẩm văn học là “Nguyên liệu” để các em sử dụng trong quá trình “Sản sinh

văn bản” đặc biệt là văn bản nghị luận văn học. Thực tế đã chỉ ra rằng đối với học văn
việc nhận biết và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm thì coi như mới chỉ được một
nửa. Nửa còn lại phụ thuộc vào khả năng biết diễn đạt và thể hiện đáp số đã tìm ra. Vì vậy,
sau mỡi tiết dạy- học thơ trữ tình cần có bài tập viết đoạn văn trình bày cảm thụ để học
sinh luyện cách diễn đạt. Đó cũng là cách để các em có kỹ năng làm bài văn nghị luận về
đoạn thơ, bài thơ. Phần luyện tập này không nhất thiết bắt buộc học sinh làm ngay trên
lớp. Phần vì để đảm bảo thời gian trên lớp, phần vì để học sinh có độ “ngấm” sâu hơn giáo


viên nên cho các em về nhà làm bài tập viết đoạn vào giấy và kiểm tra lại bằng cách cho
các em nộp bài cho giáo viên đánh giá.
Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng đời sống hiện nay của các em rất nghèo
nàn. Nên khi tiếp xúc với một bài thơ các em khơng có một chút rung cảm nào hay thậm
chí là vơ cảm. Điều đó phụ thuộc vào vốn sống, vốn hiểu biết của các em. Vì vậy, giáo
viên cần tích lũy cho các em vốn hiểu biết và cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động
và quan sát hằng ngày. Chỉ có quan sát và ghi nhớ thì chúng ta mới có thể làm giàu vốn
hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Có quan sát thường xuyên các em mới lắng nghe được
tiếng nói của cuộc sống, từ đó mới cảm nhận được vẻ đẹp của thơ ca một cách sâu sắc.
Robertson Davies đã từng nói: "Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách nói nhiều
nhất với bạn vào lúc bạn đọc nó. Tơi khơng nói tới cuốn sách cho bạn nhiều bài học nhất
mà là cuốn sách nuôi dưỡng tâm hồn bạn. Và điều đó phụ thuộc vào tuổi tác, trải nghiệm,
nhu cầu về tâm lý và tinh thần.” Qủa không sai, vốn sống có thể được tích lũy thơng qua
con đường đọc sách thường xuyên. Giáo viên cần giúp các em chọn đọc những cuốn sách
phù hợp với lứa tuổi có ích cho việc học tập. Đọc sách các em sẽ được sống cùng những
vui, buồn, sướng, khổ của nhân vật… từ đó mà các em có một tâm hồn nhạy cảm, biết yêu,
ghét, buồn, vui, khát khao, mơ mộng…Đó chính là yếu tố quan trọng để hình thành năng
lực cảm thụ thẩm mỹ cho các em.
3. Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp
Với “Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ qua việc dạy học một số văn
bản thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn 9”, tôi tin chắc một điều rằng, không

chỉ trong phạm vi chương trình ngữ văn 9 mà có thể trong chương trình ngữ văn của các
cấp học như tiểu học, THCS và THPT đều có thể áp dụng thành công biện pháp này. Bởi
lẽ, phân môn Tiếng Việt từ tiểu học đến lớp 9 đã cung cấp cho các em kiến thức về từ
vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ, giúp các em có kiến thức để “Tiếp nhận văn bản” đặc biệt
là văn bản nghệ thuật. Vậy nên, khơng khó để có thể kết luận rằng biện pháp này có thể áp
dụng linh hoạt trong các cấp dạy tùy vào năng lực phân tích và triển khai vấn đề của người
dạy.
Tóm lại,vai trị giáo dục thẩm mỹ rất quan trọng, nhất là trong tiến trình hội nhập.
Nhưng để công tác giáo dục thẩm mỹ thực hiện tốt chức năng của mình là vấn đề khơng hề
đơn giản. Nó khơng phải chỉ là trách nhiệm của riêng bộ môn giáo dục nghệ thuật hay của
ngành giáo dục mà địi hỏi sự tồn tâm, tồn ý chung tay, góp sức của gia đình, cộng đồng
và của tồn xã hội.


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Đăng Mạnh- Đỗ Ngọc Thống- Văn bồi dưỡng học sinh năng khiếu(THCS)NXBĐHQG Hà Nội.
2. Nguyễn Viết Chữ- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể-NXB Đại
học Sư phạm.
3. Đỗ Ngọc Thống- Làm văn từ lý thuyết đến thực hành- NXBGD.
4. Trần Tuyết Oanh- giáo trình Giáo dục học-NXBĐHSP-2007
5. Sách giáo khoa, sách giáo viên ngữ văn 9-Nhà xuất bản giáo dục.
6. Các tài liệu thiết kế bài giảng môn Ngữ văn 9.
7. Các trang web:
/> />


×