Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận quan hệ quốc tế hợp tác LIÊN kết ASEAN SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.72 KB, 26 trang )

Lời mở đầu
Hơn 40 năm truớc đây (8/8/1967), 5 nuớc Đông Nam á là
Inđônêxia, Malaxia, Philippin, Thái Lan và Xingapo ký "Tuyên bố
Băng Cốc" thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN).
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực vô cùng phức tạp lúc đó,
"Tuyên bố Băng Cốc" đà đặt cơ sở nền tảng ban đầu cho tiến
trình hợp tác, liên kết ASEAN. Tuy nhiên, ra đời trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh và chịu tác động mạnh mẽ từ môi truờng địachính trị của thời kỳ này, phạm vi hợp tác, liên kết của ASEAN


Chuơng 1: MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC LIÊN KẾT ASEAN
SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1. Những nhân tố quốc tế
a. Sự thay đổi của cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh
Sau gần nửa thế kỷ tồn tại kế từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, Chiến
tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực trong vai trị là hình thái biểu hiện của cuộc
đối đầu Đông - Tây diễn ra khốc liệt đã đi đến điểm kết khi chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Những sự kiện này làm thay đổi sâu sắc
cục diện thế giới, khiến cho cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực toàn
cầu hoàn toàn bị đảo lộn. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào đã đẩy
cuộc khủng hoảng của phong trào cộng sản quốc tế càng trở nên trầm trọng.
Tuơng quan lực luợng thế giới nghiêng hẳn về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa đế quốc; bất lợi đối với các nuớc xã hội chủ nghĩa và các lực lượng
cách mạng tiến bộ. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh
chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đốn định.
Trong bối cảnh đó, trên thế giới đã diễn ra những thay đổi có tính chất xu
thế đan xen nhau phức tạp, thậm chí trái chiều nhau. Trên bình diện an ninh chính trị, ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hồ dịu - hồ hỗn tỏ ra
chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế. Với nhiều cấp độ khác nhau, tiến trình cải
thiện quan hệ giữa các nứơc, các đối thủ cũ vốn từng đứng trên hai trận tuyến
đối lập nhau đuợc thúc đẩy, hình thành nhiều mối quan hệ hợp tác, liên kết mới


trên các lĩnh vực theo xu hướng chú trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu phát triển.
Hồ bình, hợp tác và phát triển ngày càng trở thành một xu thế lớn, nổi bật trên
thế giới. Quan hệ giữa các nuớc lớn thay đổi nhanh chóng, chuyển sang tìm
kiếm sự cân bằng mới, kiềm chế bất đồng, tránh xug đột mang tính chất đối
kháng. Mỗi nuớc lớn đều coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiện
quốc tế có lợi, tăng cuờng hệ số an toàn quốc gia, bày tỏ mong muốn xây dựng
những mối quan hệ theo mô thức "đối tác chiến luợc" với quy mô khác nhau.


Tuy vậy, sự đan xen giữa các xu thế vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh
gay gắt với nhau; vừa thoả hiệp vừa xung đột, mâu thuẫn với nhau vẫn ln hiện
diện như hình thái đặc trưng của quan hệ giữa các nước lớn, song nhìn chung
các nước lớn đều tránh đối đầu với Mỹ.
Mặt khác, nếu trật tự thế giới hai cực mất đi làm giảm các cuộc xung đột
bắt nguồn từ cuộc đối đầu Xô-Mỹ trước đó, thì đồng thời nó cũng làm mất đi cái
giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác, hoặc làm bộc lộ rõ nét và ngày
càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Điều đó lí giải vì sao trong lúc
khơng ít cuộc nội chiến, xung đột kéo dài đã từng bước đi đến giải pháp chính
trị, thì tại nhiều khu vực, hàng loạt cuộc xung đột mới lại bùng lên dữ dội. Môi
trường an ninh toàn cầu sau Chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục trở nên không chắc
chắn. Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân
tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt đọng can thiệp, lật đỏ, khủng bố xảy ra ở
nhiều nơi, nhất là tại khu vực các nước đang phát triển. Đặc biệt, sau sự kiện
ngày 11-09-2001, nhân danh chống khủng bố quốc tế, Mỹ và các nước đồng
minh đã liên tiếp phát động các cuộc chiến tranh ở Ápgnixtan và ở Írăc, khiến
cho nền an ninh toàn cầu ở nhiều thời điểm trở nên rất căng thẳng, thậm chí bị
đẩy tới giới hạn của nguy cơ đổ vỡ nghiêm trọng.
Triệt để lợi dụng ưu thế trong so sánh lực lượng sau Chiến tranh lạnh, Mỹ
tỏ rõ tham vọng độc tôn "lãnh đạo" thế giới. Đặc biệt từ khi G.W.Bush trở thành
tổng thống, chính quyền Mỹ càng ráo riết thi hành một chính sách đơn phương

mang nặng tính vị kỷ, bất chấp sự phản đốí của nhiều nước lớn và cộng đồng
quốc tế. Chỉ từ sau sự kiện 11-9-2001, chính sách này mới được điều chỉnh đôi
chút theo hướng chú ý hơn đến hành động hợp tác đa phương nhằm dành sự ủng
hộ quốc tế để phát động các cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố quốc
tế. Thế nhưng, chủ nghĩa đơn phương, tính thực dụng, thiên hướng sùng bái sức
mạnh quân sự và cường quyền vẫn bộc lộ rõ nét như một đặc trưng xuyên suốt,
đồng thời liên tiếp có nhưng bước leo thang nguy hiểm trong chính sách của nhà
cầm quyền Mỹ đối với thế giới. Trong "thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng


thống G.W.Bush khi đề cập đến sự an nguy của nước Mỹ đã nêu ra một "trục ma
quỷ" có khả năng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia: Đó la Írăc, Iran và Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và công khai lập luận rằng cuộc chiến chống
khủng bố khơng thể thắng bằng phịng ngự mà phải đưa chiến trường tới lãnh
thổ đối phương để loại trừ mối đe doạ trước khi chúng xuất hiện. Đây trở thành
nguyên tấc chỉ đạo cốt yếu nhất của Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ
đươc công bố ngày 20-9-2002. Theo đó, Mỹ tự giành cho mình quyền "đánh địn
phủ đầu", kể cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân đối với các quốc gia bị Mỹ cáo
buộc là bảo trợ khủng bố, "độc tài", sản xuất và tàng trữ vũ khí giết người hang
loạt hay bất kì thế lưc nào dám thách thức địa vị "lãnh đạo" thế giới của Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia mới này đã vứt bỏ ngun tắc phịng thủ thơng
thường vốn chi phối quan hệ quốc tế hơn nửa thế kỉ qua. Nó thực sự phủ một
bóng đen lên những nỗ lưc kiến tạo nền hồ bình thời kì sau Chiến tranh lạnh.
Cuộc chiến trang ở Irắc trở thành sự thử nghiệm đầu tiên cho chiến lược "đánh
đòn phủ đầu" của Mỹ.
Sau Chiến tranh lạnh, phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới đã thay
đổi cơ bản, bắt nguồn từ những biến đổi về so sánh thưcj lực giữa các chủ thể
của đời sống quốc tế, trước hết là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Hơn 4
thập niên kể tù sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, cuộc đối đầu giữa hai siêu
cuờng Xô - Mỹ đã đưa nhan tố chính trị - quân sự, ý thức hệ tử tuởng trở thành

tiêu chí quan trọng hàng đầu, quy định cách thức tập hợp lực lượng thế giới.
Quan niệm "bạn - thù" cũng trở nên rạch rịi, lợi ích quốc gia - dân tộc phục tùng
nghiêm ngặt lợi ích của phe, của hệ thống mà quốc gia - dân tộc đó tham gia.
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô tan rã, phuơng thức tập
hợp lực luợng trên thế giới trở nên cơ động, linh hoạt hơn trên từng lĩnh vực và
vấn đề cụ thể. Lợi ích quốc gia - dân tộc, truớc tiên là lợi ích kinh tế nổi lên
hàng đầu chi phối các quan hệ quốc tế. Điều đó buộc các nuớc phải có cách tiếp
cận mới dối với phuơng thức tập hợp lực luợng để bảo vệ duợc lợi ích dân tộc


chân chính, đồng thời hội nhập ngày càng sâu rộng, hữu hiệu vào tiến trình phát
triển chung của khu vực và thế giới.
Chiến tranh lạnh kết thúc làm thay đổi diện mạo chính trị ở khu vực Đơng
Nam Á. Tuy vậy, hệ quả của sự kiện này đối với khu vực mang những nét đặc
thù. Chẳng hạn, ở châu Âu những mau thuẫn bất đồng về biên giới, lãnh thổ, về
dân tộc và tôn giáo vốn bị dồn nén bởi đối đầu Đông - Tây đã bùng lên dữ dội.
Trong khi đó, ở Đơng Nam Á mặc dù vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây xung đột,
nhưng tình hình an ninh, chính trị nhìn chung đuợc cải thiện, đặc biệt khi vấn đề
Campuchia đi đến giải pháp toàn diện.
Sự cải thiện quan hệ giữa các nuớc lớn và xu thế hồ bình, hợp tác, phát
triển đuợc củng cố, tăng cuờng ở Đông Nam Á tạo thuận lợi cho các nứơc khu
vực khơng chỉ phá bỏ bức tuờng vơ hình ngăn cách giữa họ do Chiến tranh lạnh
dựng lên, mà còn thúc đẩy q trình bình thuờng hố quan hệ của bản thân các
nuớc trong khu vực với các nuớc lớn. Việt Nam, Inđơnêxia, Brunây, Xingapo
bình thuờng hố quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Quan hẹ Việt - Mỹ đuợc
cải thiện và bình thuờng hố hồn tồn cùng với việc Việt Nam, Lào, Miânm,
Campuchia chính thức trở thành thành viên ASEAN...Từ một điểm nóng của
Chiến tranh lạnh, Đơng Nam Á nhanh chóng trở thành nơi hội tụ những nỗ lực
hợp tác giữa các nuớc trong khu vực và các nước trên thế giới.
b. Sự phát triển của cách mạng khoa học cơng nghệ và tồn cầu hố

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với nội dung chủ yếu là
cách mạng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ nano và công nghệ vật liệu mới, có đặc trưng nổi bật là sự xâm nhập ngày
càng nhanh của tri thức và công nghệ cao vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của
đời sống xã hội thế giới. Tri thức, khoa học đang trở thành lực luợng sản xuất
trực tiếp nhất, có ý nghiã quýet định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, tạo
ra buớc ngoặt mang ý nghĩa lịch sử hình thành nền kinh tế tri thức. Mức độ phát
triển kinh tế tri thức trở thành một tiêu chí - thuớc đo hàng đầu về trình độ phát
triển của mỗi quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, những tiến bộ của cách mạng khoa


học công nghệ lại chủ yếu thuộc về các nuớc phát triển do họ có thực lực kinh
tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với mạng lưới công ty xuyên quốc gia
vươn rộng khắp hành tinh. Các nuớc đang phát triển do những hạn chế về nhiều
mặt nên không dễ dàng có thể tiếp cận đuợc với những thành tựu khoa học, cơng
nghệ tiên tiến, thậm chí đứng trước nguy cơ trở thành nơi thu nhận những công
nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi truờng đuợc chuyển giao từ các nuớc phát triển.
Dưới tcá động của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ hiện đại, tồn cầu
hố kinh tế xuất hiện với tư cách một cấp độ mới cao hơn về chất của q trình
quốc tế hố lực lượng sản xuất vốn có trước đó. Tồn cầu hố khơng chỉ tạo ra
những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, mà còn thúc đẩy mối quan hệ liên quốc gia
gia tăng cả về bờ rộng lẫn chiều sâu. Tự do hố kinh tế và cải cách thị trường
trên tồn cầu diễn ra phổ biến. Các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau,
xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng
tăng. Tồn cầu hố kích thích tăng trwongr kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp
cải tiến công nghệ và quản lý; cạnh tranh quốc tế và tự do hoá thương mại trong
các khối kinh tế khu vực và trên cả phạm vi tồn cầu. Tiến bộ của khoa học cơng
nghệ hiện đại, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế - kỹ thuật và chính trị trên thế giới
trong bối cảnh tồn cầu hố, tạo nên một mạng lưới thương mại và chuyển dịch
vốn đầu tư dadn xen nhau chằng chịt, do vậy nền kinh tế mỗi nước ở mức độ

khác nhau đều mang tính quốc tế. Tuy một mặt đưa lại những cơ hội để các quốc
gia đang phát triển có khả năng hội nhập hữu hiệu vào hệ thống các quan hệ
kinh tế quốc tế, đảy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội;
nhưng mặt khác tồn cầu hố cũng có xu hướng làm gia tăng khoảng cách phát
triển giữa các quốc gia, do vậy nó cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các
nước đang phát triển.
Tận dụng ưu thế về nhiều mặt, các tập đoàn tư bản độc quyền đang ráo
riết thực hiện ý đồ chiến lược biến tồn cầu hố thành q trình tự do hố kinh tế
theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa và áp đặt chính trị theo mơ hình phương Tây. Xu
thế tồn cầu hố với tác động hai chiều cả tích cực lẫn tiêu cực của nó, đặt hầu


hết các nước đứng trước trạng thái đầy kịch tính: một mặt, các quốc gia đều bị
cuốn hút vào toàn cầu hoá; mặt khác, các nước phải tiến hành nỗ lực vừa để đối
phó, vừa để tự bảo vệ mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tồn cầu hố
khơng chỉ thuần tuý là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh
kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hố - tư tưởng rất gay gắt với thời cơ
và thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển.
Lợi ích và bất lợi do tồn cầu hố tạo ra khơng được chia sẻ một cách đồng đều.
Tồn cầu hố khiến các nước phải đối mặt trước nhiều hiểm hoạ đối với sự ổn
định như: nguy cơ gia tăng thất nghiệp, sự suy yếu của văn hoá truyền thống,
nguy cơ phổ biến dễ dàng hơn các tệ nạn như ma tuý, mại dâm, nguy cơ gia tăng
bất công xã hội, chủ nghĩa khủng bố và các khuynh hướng chính trị cực đoan
phản dân chủ...
Tồn cầu hố là một q trình đầy mâu thuẩn, trước hết đó là mâu thuẫn
giữa tăng trưởng kinh tế với bất cơng xã hội, với sự suy thối đạo đức, phai nhạt
bản sắc văn hoá; mâu thuẫn giữa áp lực của tư bản đọc quyền xuyên quốc gia
với sự lựa chọn con đường đi lên của các nước đang phá triển; mâu thuẫn giữa
các lựclượng lợi dụng tồn cầu hố để mở rộng sự bóc lột về kinh tế, áp đặt về
chính trị với các lực lượng đấu tranh chống tồn cầu hoá phi nhân bản, bảo vệ

độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội...
Trước những biến đổi to lớn trong kỷ ngun cách mạng khoa học cơng
nghệ và tồn cầu hoá, tất cả các nước trên thế giới đều tiến hành điều chỉnh cơ
cấu kinh tế, đỏi mới chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng
rào thuế quan và phi thuế quan, tạo sự thơng thống cho việc trao đổi hàng hố,
dịch vụ, ln chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên phạm vim toàn cầu, mở
đường cho kinh tế phát triển.
Mỗi nước cũng tích cực tham gia các cơ cấu tổ chức kinh tế - thương mại
và tài chính - tiền tệ tồn cầu, thích ứng với "luật chơi chung" của thế giới.
Trong đó, việc tham gia Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
trước đây và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau đó có ý nghĩa hết sức


quan trọng. WTO đảm nhiệm chức năng điều tiết không chỉ trong lĩnh vực
thương mại hàng hố, mà cịn mở rộng sang cả thương mại dịch vụ, đầu tư,
quyền sở hữu trí tuệ. WTO trở thành một tổ chức có quy mơ tồn cầu và là nền
tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thường trực đàm phán
thương mại, là thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế buộc các
quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phải tham gia một cách ngày
càng đầy đủ.
Cùng với sự lan toả mạnh mẽ của tồn cầu hố, q trình hợp tác liên kết
khu vực cũng tiếp tục phát triển rất sôi động tại khắp các châu lục. Quá trình này
đã đưa đến sự xuất hiện hoặc nâng cấp của hàng loạt tổ chức hợp tác quốc tế về
kinh tế, thương mại. Trong số đó, đáng chú ý nhất là tiến trình nhất thể hoá châu
Âu với sự ra đời của EU; Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) với sự tham gia của 21 nước thành viên chiếm trên 60% GDP và 50%
kim ngạch mậu dịch thế giới. Hợp tác liên khu vực và chaua lục được thúc đẩy
với sự ra đời cu7ả Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hợp tác châu Âu
- Địa Trung Hải, EAS lần thứ nhất mở đường cho tiến trình liên kết, nhất thể hố
khu vực,...

Xu thế phát triển hợp tác khu vực đều hướng tới mục tiêu đẩy mạnh hợp
tác, thực hiện tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ, tạo lợi thế cạnh tranh
trên trường quốc tế. Mỗi tổ chức hợp tác liên kết khu vực đều chú trọng lựa chọn
những lĩnh vực mà mình có lợi thế hơn để tập trung nguồ lực, thúc đẩy hợp tác
theo chiều sâu, theo những phương thức đa dạng, nhằm tạo điều kiện thuận lưọi
trong cạnh tranh riêng cho khu vực. Đây là xu thế vừa thuận chiều, vừa ngược
chiều với q trình tồn cầu hố kinh tế. Thuận chiều theo nghĩa khu vực hoá là
một bước, một khâu đệm trong lộ trình gia nhập vào hệ thống kinh tế thế giới
của mỗi nước. Ngược chiều ở chỗ với các quy tắc mở cửa, tự do hoá và quan hệ
bình đẳng giữa các nước trong quá trình tồn cầu hố, thì khu vực hố lại có ý
nghĩa là phân chia thế giới theo khối, tạo ra sự phân biệt đối xử mang tính khu
vực trong cuộc cạnh tranhtrên những cơ sở không ngang bằng giữa các nước


trong một khu vực với các nước và nhóm nước ngồi khu vực. Hai chiều thuận nghịch của tiến trình khu vực hố cho thấy bên trong tiến trình này, xét trên quan
điểm cạnh tranh khu vực cũng như lợi ích của các nước tham gia, đang đặt ra
nhiều vấn đề như:
- Sự chạt chẽ của liên kết khu vực là có mức độ.
- Mỗi quốc gia - thành viên của một khối - khu vực, trong khi phải tuân
thủ các quy tắc hoạt động của khối, còn phải tự "cân đối" các quan hệ với bên
trong và bên ngoài khu vực.
- Có sự đan xen, giao thoa giữa các khối, ít nhất là về phương diện thành
phần tham dự. Một quốc gia có thể đồng thời là thành viêncủa một số khối, tổ
chức kinh tế khu vực.
- Trong mỗi khu vực, chưa thể có sự đồng thuận hồn tồn về mục tiêu và
lợi ích giữa các nước thành viên.
- Bên cạnh sự hợp tác nội khu vực, luôn luôn tồn tại sự cạnh tranh như
một trong những khía cạnh bản chất nhất của các quan hệ quốc tế.
Quá trình tồn cầu hố như hiện nay buộc các nước khơng phân biệt giàu
hay nghèo, phát triển hay đang phát triển nếu muốn phát triển và không bị tụt

hậu đều phải tích cực và chủ động tham gia vào q trình hợp tác, phân cơng lao
động quốc tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các nước, các khu vực đều nỗ lực tìm
kiếm những giải pháp thích hợp để hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh
kinh tế để tồn tại, để không bị thua thiệt và phát triển. Quá trình hợp tác, liên kết
ASEAN thời kỳ sau Chiến tranh lạnhcũng là một trong những biểu hiện của các
xu thế khách quan dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ và
tồn cầu hố đang diễn ra sơi động.
c. Chính sách của các nước lớn đối với Đơng Nam Á
Trong bối cảnh quốc tế mới hình thành sau Chiến tranh lạnh, các nước lớn
đều từng bước điều chỉnh chính sách đối với các nước Đơng Nam Á. Mục tiêu
điều chỉnh chung trong chính sách là nhằm củng cố và nâng cao ảnh hưởng tại
khu vực, tạo cơ sở hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi chiến lược châu Á - Thái


Bình Dương của mỗi nước. Cục diện cạnh tranh chiến lược và quyền lực giữa
các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á ga tăng, ảnh hưởng mạnh đến quan hệ
quốc tế và tiến trình hợp tác, liên kết ASEAN.
* Đối với Mỹ
Sau Chiến tranh lạnh, mặc dù vị trí của Mỹ ở khu vực Đơng Nam Á có
phần suy giảm khơng cịn như trước đây, nhưng Mỹ vẫn có lợi ích chiến lược
quan trọng ở khu vực. Mục tiêu mà Mỹ theo đuổi trong chính sách Đơng Nam Á
là ngăn chặn không cho các nước lớn khác xác lập ưu thế tuyệt đối ở khu vực,
đồng thời duy trì ảnh hưởng và quyền lợi của Mỹ ở khu vực này. Để đạt đựoc
mục tiêu đó, chính quyền Mỹ đã tiến hành các biện pháp:
- Củng cố và tăng cường các mối quan hệ hợp tác đồng minh trong khu
vực, tìm mọi cách lơi kéo các nước Đơng Nam Á tham gia mặt trận thứ hai trong
cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.
- Tăng cuờng các quan hệ kinh tế với các nước ASEAN làm cho ASEAN
ngày càng phụ thuộc kinh tế vào Mỹ.
- Phản đối tham vọng độc chiếm biển Đông của bất cứ nước nào nhằm

đảm bảo quyền tự do đi lại trên các con đường giao thông qua biển Đông.
- Tạo điều kiện chi viện cho Nhật Bản, Hàn Quốc khi cần thiết và tăng
cường kiềm chế Trung Quốc.
Sau sự kiện ngày 11-9-2001, Mỹ gia tăng sự hiện diện và tái can dự ở
Đông Nam Á phù hợp với Chiến lược an ninh quốc gia mới (2002). Mỹ đã ký
hàng loạt thoả thuận quân sự mới với các nước đồng minh truyền thống, cho họ
hưởng quy chế đồng minh chiến lược ngoài Tổ chức Bắc Đại Tây Dương
(NATO) như:
- Năm 1999, ký với Philippin Thoả thuận về các lực lượng viếng thăm và
Hiệp định cùng nhau chi viện hậu cần năm 2002.
- Ký với Thái Lan thoả thuận thiết lập căn cứ hải quân mới gần Satahip và
Utapao, lập Trung tâm chống khủng bố (CTIC) năm 2003.


- Ký với Xingapo Thoả thuận khung về hợp tác đối tác chiến lược trong
phòng thủ và an ninh năm 2003.
Ngồi ra, Mỹ cịn chủ trương cải thiện và mở rộng hợp tác an ninh quốc
phòng với những đối tác ít thân thiện hơn như Inđônêxia. Từ năm 2002, Mỹ đã
nối lại hồ bình an ninh với Inđơnêxia và đến cuối năm 2005, lệnh cấm vận vũ
khí và hợp tác quân sự của Mỹ với các nước này thi hành từ năm 1994 được
chính thức bãi bỏ.
Cùng với việc cải thiện quan hệ với Việt Nam, Mỹ cũng tìm mọi cách lôi
kéo các nước khác như Campuchia, Lào và Mianma hợp tác với họ nhằm tạo ra
mọt "mặt trận" thực hiện chiến lược tồn cầu mới, trong đó có việc kìm chế
Trung Quốc, kiểm sốt nguồn năng lưọng và truyền bá dân chủ kiểu Mỹ. Mặt
khác, Mỹ gia tăng sự can dự và kiểm sốt trên biển, trong đó có eo biển Malacca
và biển Đông với việc đưa ra hàng loạt sáng kiến mới như: Sáng kiến an ninh
Contenno (CSI), Sáng kiến an ninh hàng hải khu vực (RMSI), Hiệp ước trợ giúp
hậu cần (ACSA) cho Malaixia để giúp nước này đối phó với nạn cướp biển...
* Đối với Trung Quốc

Khu vực Đông Nam Á luôn luôn giữ một vị trí cực kỳ quan trọng đối với
an ninh và phát triển của Trung Quốc. Đơng Nam Á cịn là khu vực thuận lợi
nhất để Trung Quốc thiết lập khu vực ảnh hưởng riêng trong q trình vươn tới
vị trí cường quốc hàng đầu mà họ đang ấp ủ. Chiến tranh lạnh kết thúc tạo điều
kiện thuận lợi cho Trung Quốc khuyếch trương ảnh hưởng vào khu vực Đông
Nam Á, trước hết đó là do ảnh hưởng của Mỹ và Nga ở khu vực bị giảm sút.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng gặp một số khó khăn trong quan hệ với các nước
khu vực do những tham vọng ở biển Đông và những cố gắng hiện đại hoá quân
đội của họ làm các nước Đông Nam Á tiếp tục nghi ngờ và tỏ ý quan ngại.
Nhằm mục đích tăng cưịng ảnh hưỏng đối với khu vực Đông Nam Á,
Trung Quốc đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp khác nhau:
- Về chính trị - an ninh và ngoại giao, Trung Quốc ủng hộ tích cực nỗ lực
của ASEAN nhằm thiết lập các cơ chế hợp tác khu vực và liên khu vực mới:


Diễn đàn khu vực an ninh ASEAN (ARF), ASEM, ASEAN + 3. Điều chỉnh lập
trường về vấn đề biển Đông, cùng ASEAN xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển
Đơng (COC), tuy nhiên khi có điều kiện vẫn thực hiện chiến thuật gậm nhấm.
Tích cực giải quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng, từng
bước cải thiện nhận thức của các nước láng giềng về Trung Quốc. Đẩy mạnh
quan hệ ngaọi giao trên cả hai cấp độ: nhà nước và nhân dân.
- Về kinh tế, Trung Quốc tích cực giúp đỡ ASEAN khắc phục cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ; tăng cường bn bán, đầu tư vào ASEAN, tạo điều kiện
cho ASEAN đầu tư ngày càng nhiều vào Trung Quốc nhằm tạo sự ràng buộc
hơn nữa các nền kinh tế ASEAN vào lục địa Trung Hoa; cùng ASEAN xây dựng
khu mậu dịch tự do. Chủ trương giảm hoặc xố nợ cho một số nước Đơng Nam
Á, nhất là các thành viên ASEAN mới, cung cấp hàng triệu USD tín dụng ưu đãi
và viện trợ phát triển cho nhiều nước khác, trong đó có cả các dự án phát triển
Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng...
Trong những năm qua, Trung Quốc tỏ rõ sự chủ động trong hợp tác với

các nước Đông Nam Á. Điều này được thể hiện rõ nét qua các thoả thuận, hiệp
định hợp tác song phương: Kế hoạch hành động Trung Quốc - Thái Lan cho thế
kỷ XXI (1999), Khuân khổ quan hệ 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hopự tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" với Việt Nam (1999); Hiệp định
khung về hợp tác song phương Trung Quốc - Philippin trong thế kỷ XXI (2000),
Hiệp định khung Trung quốc - Xingapo về hợp tác song phương" (2000), tham
gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) năm 2003...Trung
Quốc tham gia hợp tác với Việt Nam và Philippin cùng nhau thăm dị địa chấn ở
biển Đơng.
* Đối với Nhật Bản
Đơng Nam Á là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản.
Khu vực này không chỉ là thị trường đầu tư, thị trường tiêu thụ mà còn là cơ sở
sản xuất của các công ty Nhật Bản. Đông Nam Á nằm án ngữ trên con đường
giao thơng chiến lược trên biển có tầm quan trọng sống còn đối với Nhật Bản.


Sau Chiến tranh lạnh, chính sách của Nhật Bản khơng chỉ nhằm vào các lợi ích
kinh tế, mà cịn nhằm nâng cao vai trị và ảnh hưởng chính trị của mình trong
khu vực và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Để đạt được các mục tiêu trên, về chính trị - an ninh, Nhật Bản đã tích cực
tham gia vào các hoạt động của Liên hợp quốc tại Campuchia và Đơng Timo;
ủng hộ các sáng kiến chính trị của ASEAN (thành lập ARF, ASEM, ASEAN+3);
ủng hộ mở rộng ASEAN, tích cực giúp đỡ quá trình hội nhập ở khu vực Đông
Nam Á, tham gia TAC và ký Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau với ASEAN.
Về kinh tế, Nhật Bản tích cực giúp đỡ các nước ASEAN khắc phục hậu quả của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ; tạo điều kiện thuận lưọi hơn cho hàng hoá
ASEAN thâm nhập vào thị trường Nhật; tăng cường hợp tác kinh tế thương mại,
thành lập khu vực mậu dịch tự do Nhật Bản - ASEAN; đẩy mạnh hợp tác với
ASEAN trong phát triển kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, đưa ra chủ trương và
tích cực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng Đơng Á (EAC).

Chính sách của Nhật Bản với Đơng Nam Á đã nhận được phản ứng khá
tích cực cuả các nước trong khu vực, bởi vì, ASEAN khơng chỉ cần vốn đầu tư,
cơng nghệ và thị trường Nhật Bản, mà cịn muốn sử dụng nước này như một
nhân tố cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn khác trong khu vực. Nhật Bản
tăng cường hợp tác toàn diện với ASEAN trên nhiều lĩnh vực, trong đó hợp tác
ưu tiên hợp tác kinh tế, quan tâm viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước
thành viên ASEAN mới.
* Đối với Liên bang Nga
Đơng Nam Á có vị trí quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Liên Xô
trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay. Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, Đơng
Nam Á khơng cịn nằm trong các ưư tiên chiến lược của Nga, song khu vực này
vẫn được xem là một nhân tố cân bằng quan hệ Đông - Tây của Nga để nâng cao
vị thế của họ ở châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Chính sách của Nga với
ASEAN thể hiện chủ yếu trên hai lĩnh vực là chính trị - an ninh và hợp tác kinh
tế.


Nga tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại chính trị với ASEAN thơng
qua các diễn đàn như Hội nghị bộ trưởng của ASEAN (PMC) và ARF, tham gia
TAC, ký Nghị định thư Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á khơng có vũ khí hạt
nhân (SEANFWZ).
Về kinh tế, Nga khôi phục và phát triển quan hệ với Việt Nam, đối tác
truyền thống của Nga tại khu vực; khuyến khích ASEAN-6 (Brunay, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan) đầu tư vào Viễn Đông và phát triển
mậu dịch với Nga.
Lần đầu tiên, vào tháng 12-2005 Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN
được tổ chức. Hai bên đã ký Tuyên bố chung và Chương trình hành động hợp
tác giai đoạn 2005-2015, khẳng định thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế - thương
mại, tập trung vào những lĩnh vực nhiều tiềm năng như công nghiệp năng lượng,
nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học, công nghệ thông tin, phát triển nguồn

nhân lực...Đối với ASEAN, Nga chưa phải là đối tác kinh tế lớn ở tầm ngắn hạn.
Nhưng sự có mặt về chính trị và kinh tế của Nga sẽ giúp ASEAN thực hiện
chính sách cân bằng ảnh hưởng và quyền lợi giữa các nước lớn ở Đơng Nam Á,
có lợi cho hồ bình và ổn định trong khu vực.
Sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với Đông Nam Á tác động
đến sự cân bằng chiến lược giữa các nước này, nhất là cân bằng Mỹ - Trung và
môi trường cạnh tranh ở Đơng Nam Á. Tuy chính sách của Mỹ đối với khu vực
đến nay thực sự rõ ràng, nhưng sự can dự của Mỹ, nhất là về an ninh - quốc
phòng đang gia tăng nhanh. Trong tương lai gần, ưu thế quân sự và chính trị tại
khu vực Đơng Nam Á vẫn nghiêng về phía Mỹ. Thế nhưng, "quyền lực mềm"
của Trung Quốc ở đây đang tăng nhanh. Xu hướng gia tăng vai trò vượt trội của
Trung Quốc trong quan hệ kinh tế với khu vực thách thức với sự chiếm ưu thế
về quân sự và chính trị của Mỹ, và có thể làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc của
người Đông Nam Á. Hơn nữa, những thay đổi đó cũng đụng chạm đến quyền lợi
của các nước lớn khác, trong đó có Nhật Bản, Nga và Ấn Độ - những nước đang
muốn duy trì hay xác lập vị thế số một châu Á. Điều này đựoc biểu hiện khá rõ


nét bằng sự khởi động các cơ chế hợp tác mới giữa Nhật Bản - ASEAN, Ấn Độ ASEAN, Nga - ASEAN trong những năm gần đây, đồng thời bằng sự gia tăng
tranh chấp và mâu thuẫn của các cặp song phương Mỹ - Trung, Trung - Nhật và
hình thành Tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương.
Những xu hướng trên có khả năng tạo ra nhiều vấn đề mới, cả cơ hội lẫn thách
thức đối với các bên liên quan trong cuộc chạy đua tìm kiếm và bảo vệ lợi ích
của mình. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trước hết là Mỹ - Trung đạt
đến độ cân bằng tương đối ở Đơng Nam Á có tác động tích cực hơn đối với hồ
bình, ổn định của khu vực.
Việc các nước lớn, trước hết là Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ
với các nước Đông Nam Á đã và đang tạo ra những "cú hích" mới thúc đẩy cạnh
tranh và hợp tác kinh tế cũng như an ninh khu vực, góp phần tạo thêm "khơng
gian tự do", bổ sung "phương tiện mặc cả" cho việc theo đuổi chính sách "cân

bằng thế lực", đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế của ASEAN
và các nước thành viên, làm cho hiệp hội này trở nên quan trọng hơn trong bàn
cờ địa - chính trị của các nước lớn. Tuy nhiên, các q trình cũng đnag tạo ra
khơng ít thách thức. Trước hết, sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ và tăng
nhanh vai trò của Trung Quốc ở khu vực có thể tạo ra những điều khó xử đối với
ASEAn và các nước thành viên trong quan hệ với các đối tác chính, trong đó có
Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, EU...Hơn nữa, sự gia tăng sức ép của tồn cầu hố, sự
nổi lên của Trung Quốc, Ấn Độ và tăng cường hợp tác Đơng Á có thể làm giảm
đi sức hấp dẫn của ASEAN với tư cách là một khu vực kinh tế năng động, đoàn
kết chính trị và giữ vai trị chủ đạo trong các nỗ lực hợp tác khu vực. Điều này
có thể xảy ra, khi mà trong ASEAN còn tồn tại sự chênh lệch khá lớn về trình đọ
phát triển kinh tế và năng lực cạnh tranh, quy chế hợp tác lỏng lẻo, phi tập trung
và những khác biệt về thể chế - pháp lý, lợi ích quốc gia - sắc tộc, ly khai, khủng
bố bạo lực, tranh chấp lãnh thổ, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thảm hoạ
thiên tai và rủi ro bệnh tật đang gia tăng ở Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái
Bình Dương và trên thế giới.


2. Những nhân tố trong ASEAN
a. Vị trí chiến lược của ASEAN
Đông Nam Á hiện nay bao gồm 11 quốc gia độc lập có chủ quyền là
Brunây, Campuchia, Philippin, Malaxia, Mianma, Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Xingapo, Đông Timo, Inđônêxia, trong đó 10 nước (trừ Đơng Timo) là thành
viên của ASEAN. Sau Chiến tranh lạnh, các nước trong khu vực đứng trước vận
hội mới của tiến trình hợp tác, liên kết vì mục tiêu phát triển. Hơn một thập niên
qua, tiến trình này diễn ra sơi động, ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng
quốc tế; góp phần củng cố và nâng cao vai trò, ảnh hưởng của ASEAN ở châu Á
- Thái Bình Duơng cũng như trên thế giới.
Trên con đưịng phát triển, vị trí chiến lược của ASEAN ngày càng trở
nên quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới. Với diện tích khoảng 4,7 triệu

km2, các nước ASEAN có chế độ nhà nước, thể chế chính trị và trình độ phát
triển kinh tế - xã hội khác nhau. Dân số của ASEAN hiện lên tới hơn 500 triệu
người, trong đó 85% dân số tập trung ở 4 nước là Inđônêxia, Việt Nam, Thái
Lan và Philippin. Đây cũng là 4 nước trong số 22 nước trên thế giới có dân số
trên 50 triệu người. Mật độ dân số trung bình của ASEAN khoảng trên 100
người/ km2, tuy nhiên sự phân bố này lại không đồng đều/; Xingapo có mật độ
dân số đạt mức cao nhất thế giới với 4.647 người/ km2, trong khi Lào chỉ có
16,5 người/km2. Các nước ASEAN hiện có tổng GDP ước tính khoảng tỷ 731
USD, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 339,2 tỷ USD, nền kinh tế
đang từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh. Cùng với sự phát triển kinh tế,
ASEAN với dân số đông (hơn Bắc Mỹ và Tây Âu) trở thành một thị trường tiêu
thụ đầy tiềm năng chưa được khai thác một cách triệt để.
Trừ Lào không tiếp giáp với biển, các nước ASEAN còn lại đều là quốc
đảo, bán đảo hoặc tiếp giáp với biển Đông, với Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương nên rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế khai thác tài nguyên biển,
nhất là nghề cá và mở rộng giao lưu quốc tế bằng đường biển. Các nước
ASEAN phần lớn có khí hậu nhiệt đới - xích đạo rất thuận lưọi cho việc phát


triển nơng nghiệp. Mạng lưới sơng ngịi dày đặc, trữ lượng nước dồi dào, dịng
chảy trên mặt có lưu lượng lớn. Sơng ngịi ở đây có nước quanh năm, có giá trị
giao thông, thuỷ điện và bồi đắp phù sa cho đồng bằng.
Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Rừng là
một trong những nguồn tài nguyên giàu có với nhiều loại gỗ nổi tiếng trên thế
giới như: gõ tếch, lát hoa, trắc, dáng hương, gụ, cẩm lai, kền kền, cánh kiến...tạo
ưu thế cho sự phát triển công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Trong lịch sử,
ÁEAN đã từng là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng của thế giới. Nó
chiếm tới 905 tổng sản lươnngj cao su , dừa, đay, gai...của thế giới và chiếm vị
trí quan trọng về các mặt hàng nơng sản nhiệt đới khác như chè, cà phê, bông,
hương liệu...Hiện nay, hai nước ASEAN là Thái Lan và Việt Nam đang đứng vị

trí hàng đầu trong số các nước xuất khẩu gạo của thế giới. Các nước ASEAN
cịn có nguồn khống sản phong phú, bao gồm kim loại đen, kim loại màu quý
hiếm, trong đó trữ lượng nhiều loại chiếm tỷ lệ cao như thiếc, đồng chì, kẽm,
quặng sắt...trữ lượng dầu mỏ lớn tập trung ở Inđônêxia và một số nước ASEAN
khác.
Xét trên phương diện địa - chiến lược, các nước ASEAN án ngữ vị trí vơ
cùng quan trọng với hệ thống cảng biển, eo biển và đưòng hàng hải thuận tiện
nhất từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Khu vực này trở thành mắt khâu
then chốt của cầu nối giữa hai châu lục Âu - Á, giữa Tây Nam Á, Trung Cận
Đông, Bắc Phi với Đông Bắc Á và Bắc Mỹ. Do vậy, tuy là những nước không
lớn hoặc rất nhỏ, nhưng đây là khu vực chiến lược có quan hệ về lợi ích với tất
cả các cường quốc trên thế giới và do đó khu vực các nước ASEAN cũng trở
thành địa bàn giành giật ảnh hưởng của nhiều nước lớn từ rất sớm trong lịch sử.
Trên bình diện lịch sử - văn hoá, các nước ASEAN là nơi cư trú của
nhiều dân tộc có nguồn gốc, tiếng nói, tôn giáo khác nhau, chịu ảnh hưởng sâu
đậm của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ, phần lớn theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Cơ
đốc. Từ hàng ngàn năm trước, cư dân tại đây đã là chủ nhân sáng tạo ra các nền
văn hố độc đáo, đóng góp vào sự phát triển nền văn minh nhân loại. Các nước


ASEAN trong tư cách một khu vực lịch sử - văn hoá giàu truyền thống, được trụ
trên nền tảng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hố
xóm làng với đủ sắc thái đan xen giữa văn hoá núi, đồng bằng, biển. Ở khu vực
này cũng diễn ra quá trình vừa củng cố phát triển truyền thống văn hoá của từng
vùng, vừa tiếp thu tinh hoa văn hố của các vùng khác trong và ngồi khu vực.
Kết quả là tính đa dạng của chỉnh thể văn hố khu vực ngày càng mở rộng trong
khơng gian và tính thống nhất được tiềm ẩn sâu trong thời gian.
Chiều sâu văn hoá đã hun đúc tinh thần dân tộc quật cường, mà nhờ đó
các nước Đơng Nam Á đã lần lượt giành được độc lập sau quá trình đấu tranh
lâu dài, gian khổ chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Sự vận động của lịch

sử các nước trong khu vực đã từng chứng tỏ, sau khi giành được chính quyền tự
quyết định vận mệnh của mình, các quốc gia - dân tộc ở đây đều chú trọng chấn
hưng và mở mang mối bang giao láng giềng thân thiện, coi đó là tiền đề cho sự
hưng thịnh của mỗi quốc gia. Vì vậy, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đã đưa
các nước ASEAN đến trước những cơ hội thuận lợi cho bước hội tụ mới trong
hợp tác và phát triển; đồng thời nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Quá trình phát triển của ASEAN, nhất là từ khi Việt Nam, Lào, Campuchia,
Mianma lần lượt trở thành hội viên chính thức, ASEAN có quy mơ bao trùm
tồn bộ các nước Đơng Nam Á lúc đó, càng góp phần tăng cường vị thế chiến
lược của hiệp hội.
Mặt khác, khu vực các nước ASEAN từ nhiều thập niên qua trở thành một
khu vực phát triển năng động của thế giới. Tính năng động thể hiện rõ nét trong
nỗ lực của các nước ASEAN sớm tìm kiếm những hình thức, cơ chế hợp tác,
liên kết với nhau trước sự phát triển của xu thế quốc tế hoá và tồn cầu hố. Hơn
nữa, vào thời điểm Chiến tranh lạnh kết thúc, nền kinh tế thế giới đang lâm vào
cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Trong
khi đó, các nước ASEAN vẫn phát triển năng động và duy trì được tốc độ tăng
trưởng khá cao, bình quân khoảng 7%. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ
ra từ giữa năm 1997 tuy gây ra những chấn động nặng nề đối với nền kinh tế


ASEAN, nhưng sự phục hồi tương đối nhanh của các nền kinh tế ở đây vẫn tiếp
tục duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế về triển vọng phát triển kinh tế
của khu vực. Bên cạnh đó, những chuyển biến tích cực trong đời sống an ninh,
chính trị các nước ASEAN sau Chiến tranh lạnh đã tác động mạnh đến quan hệ
hợp tác quốc tế của hiệp hội. Như vậy, chính q trình phát triển của ASEAN
trong tính năng động của nó đã và đang làm thay đổi vai trị, vị trí quốc tế của
khu vực Đơng Nam Á. ASEAN ngày càng trở nên quan trọng hơn khơng chỉ xét
từ góc độ địa - chính trị và quân sự - chiến lược như trước đây, mà cả ý nghĩa địa
- kinh tế và địa - lịch sử, văn hoá đối với thế giới đương đại.

b. Quan hệ hopự tác, liên kết ASEAN trước năm 1991
Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại Đông Nam Á đã xuất hiện ý tưởng
thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo điều kiện phát triển hợp tác trên các
lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hoá. Theo hướng này, ngay từ tháng
1-1959, Hiệp ước hữu nghị, kinh tế Đông Nam Á (SAFET) giữa Malaxia và
Philippin ra đời. Tháng 7-1961, Hội Đông Nam Á (ASA) gồm 3 nước Malaixia,
Philippin và Thái Lan được thành lập. Tháng 8-1963, xuất hiện tổ chức
MAPHILINDO (gồm 3 nước Malaxia, PHilippin và Inđônêxia). Tuy nhiên,
những tổ chức này không tồn tại được lâu do sự bất đồng giữa các nước về lãnh
thổ, chủ quyền và nhiều vấn đề khác. Đến ngày 8-8-1967, tại Băng Cốc (Thái
Lan), Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao của 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Philippin,
Thái Lan và xingapo đã ra tuyên bố chính thức thành lập ASEAN. đến năm
1984, Brunay gia nhập ASEAN, nanag số thành viên của hiệp hội lên 6 nước.
Vào thời điểm ra đời, ASEAN là tổ chức mang tính khu vực thứ ba trên
thế giới sau EEC năm 1957, Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) năm 1963 và
trước Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) năm 1985, Khối thị trường
chung Nam Mỹ (MERCOSUR) năm 1991 và NAFTA năm 1992...Điều đó cho
thấy việc thành lập ASEAN là đi theo xu hướng khu vực hoá, ạo nen sự liên kết
khu vực trong bối cảnh tồn cầu hố ngày càng mở rộng. Nhưng bối cảnh lịch sử
ra đời của ASEAN có đơi nét khác biệt. Trong khi các tổ chức châu Âu, châu


Phi, châu Mỹ, Nam Á được thành lập trong điều kiện hồ bình, mục tiêu chủ yếu
là hợp tác phát triển kinh tế, thì Đơng Nam Á lúc đó lại là một điểm nóng trong
thời kỳ Chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành từ Việt Nam lan ra
tồn Đơng Dương và có tác động mạnh mẽ đến toàn khu vực. Do vậy, tuy đề ra
mục tiêu hợp tác về kinh tế và xã hội, nhưng do tình hình chiến tranh ở đơng
Dương, vấn đề chính trị an ninh khu vực lại trở thành mục tiêu đặc biệt quan
trọng, chi phối hoạt động của ASEAN trong một phần tư thế kỷ tiếp theo.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, bên cạnh mối quan hệ thăng trầm của mối

quan hệ Đơng Dương - ASEAN, thì sự hợp tác giữa các nước ASEAN cũng có
những tiến triển nhất định. Mục tiêu hàng đầu của ASEAN ngay từ khi thành lập
được xác định trong "Tuyên bố Băng Cốc" là hướng tới sự phát triển hợp tác
kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các nước thành viên, trên cơ sở đó tạo lập và giữa
Gìn sự ổn định an ninh khu vực. Tuy nhiên, do ra đời và hoạt động dưới ảnh
hưởng trực tiếp của trật tự thế giới hai cực, cho nên các nước ASEAN đã đặt nội
dung hợp tác chủ yếu vào lĩnh vực chính trị, an ninh. Các lĩnh vực khác, đặc biệt
là kinh tế chưa được quan tâm thoả đáng. Hơn nữa, quan hệ hợp tác lại thường
xuyên bị lơi cuốn, bị chi phối bởi những mục đích khác trong hoàn cảnh cuộc
đối đầu gay gắt giữa hai siưư cường Xô - Mỹ. Bởi vậy, sự thành công đáng kể
nhất của ASEAN thời kỳ này cũng chính là những kết quả đạt được trong hợp
tác về an ninh, chính trị.
Hơn hai thập niên kể từ khi thành lập đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc,
ngoài việc tăng cường trao đổi và thảo luận để hiểu biết nhau hơn, thăm dò khả
năng hợp tác, ASEAN còn xử lý khá hiệu quả tranh chấp giữa các nước thành
viên. Thời kỳ này đã diễn ra ba hội nghị cấp cao ASEAN: lần thứ nhất (1976),
lần thứ 2 (1977), lần thứ 3 (1987)với chương trình nghị sự chủ yếu ln tập
trung vào vấn đề hợp tác an ninh, chính trị, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
ASEAN (11-1971) tại Malaixia đã ký "Tuyên bố Cuala Lămpơ" khẳng định cam
kết đối với việc duy trì hồ bình, ổn đinh ở Đơng Nam Á; quyết định sẽ cùng
nhau xúc tiến các nỗ lực cần thiết nhằm tranh thủ các nước khác công nhận


Đơng Nam Á là khu vực hồ bình tự do và trung lập (ZOPFAN). Tư tưởng về
ZOPFAN là sự phản ánh ý nguyện của các nước ASEAN vươn lên tự quyết định
vận mệnh của mình trong cục diện đối đầu chiến lược giữa hai phe, hai siêu
cường. Mặt khác, Tuyên bố về ZOPFAN còn cho thấy mối quan tâm hàng đầu
của 5 nước ASEAN khi đó hướng vào các vấn đề chính trj, an ninh. Nó giải toả
những bất đồng đã xảy ra giữa các nước thành viên như phản ứng của Inđônêxia
và Philippin đối với việc thành lập Liên bang Malaixia, làn sóng biểu tình ở

Giacacta (Inđơnêxia) phản đối bản án của Xingapo hành hình 2 sỹ quan hải quân
Inđônêxia về tội làm gián điệp...Nhưng, điều quan trọng hơn là nó phản ánh nỗi
lo ngại về khói lửa chiến tranh Đông Dương sẽ lan sang các nước khu vực.
Trong bối cảnh đối đầu gay gắt của Chiến tranh lạnh, thì nội dung của ZOPFAN
cũng ẩn chứa cả ý đồ muốn ngăn chặn ảnh hưởng cách mạng đối với các nước
Đơng Nam Á ngồi Đơng Dương. Do đó, sự ra đời của ASEAN tuy đánh dấu
một bước khởi động quan trọng cho một tổ chức toàn khu vực, song ngay từ đầu
đã gây nên tâm lý nghi ngại của các nước Đông Dương.
Dựa trên tư tưởng ZOPFAN, năm 1976 tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất,
nguyên thủ các nước ASEAN đã ký TAC (Hiệp ước Bali) với mục tiêu là tạo
khn khổ cho một nền hồ bình lâu dài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, qiải quyết hồ bình các tranh
chấp, xung đột trong khu vực...Cùng với "Hiệp ước Bali, Tuyên bố về sự hoà
hợp ASEAN" (ASEAN Concord) cũng được ký kết, trong đó nêu rõ mục tiêu và
nguyên tắc đảm bảo sự ổn định chính trị ở khu vực. Đặc biệt, các nước ASEAN
nêu ra lập trường thực thi chính sách cùng tồn tại hồ bình với các nước Đông
Dương. Sự chuyển biến này diễn ra sau thắng lợi của 3 nước Đông Dương năm
1975, cùng với việc Mỹ rút quân khỏi Đông Dương, mở ra một giai đoạn mới
trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đơng Nam Á.
Mặt khác, vào thời điểm đó, các nước Đơng Dương cũng bày tỏ thiện chí
xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước khác ở khu vực.


Tuyên bố chung Việt - Lào (2-1975) nêu rõ: "Việt Nam và Lào sẵn sàng
phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á trên cơ sở tơn
trọng độc lập chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, khơng xâm lược, can thiệp, bình
đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hồ bình".
Quan điểm này cũng được khẳng định trong công hàm của Bộ Ngoại giao
Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Campuchia (15-1-1975) và trong Tuyên bố chung
Việt Nam - Philippin (7-8-1975).

Đặc biệt, Tuyên bố về chính sách 4 điểm đối với Đông Nam Á của Việt
Nam nêu rõ:
- Tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ khơng xâm lược, khơng
can thiệp nội bộ, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hồ bình.
- Khơng để lãnh thổ cho nước ngoài làm căn cứ xâm lược, can thiệp trực
tiếp hoặc gián tiếp vào các nước khu vực.
- Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế trao đổi văn
hố bình đẳng cùng có lợi; giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
- Phát triển sự hợp tác giữa các nước trong khu vực vì sự nghiệp xây dựng
đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước, vì lợi ích của độc lập,
hồ bình, trung lập thật sự ở Đơng Nam Á, góp phần vào hồ bình thế giới.
Bốn ngun tắc nêu trên về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc mà Hội
nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất nêu ra.
Tuy nhiên, khi vấn đề Campuchia nổ ra cùng với một số diễn biến phức
tạp tại khu vực đã nhanh chóng đẩy quan hệ Đông Dương - ASEAN chuyển
sang hướng xấu đi. Cơ hội thúc đẩy hồ bình, hợp tác hữu nghị ở Đông Nam Á
lại thêm một lần nữa bị bỏ qua. Phải đến giữa thập niên 80, khi tình hình thế giới
bắt đầu thay đổi theo xu hướng hồ dịu, thì Đơng Nam Á cũng chuyển biến theo
chiều hướng mới. Cùng với các nước Đơng Dương, ASEAN đã góp phần quan
trọng trong việc tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và hoà giải mối
quan hệ giữa hai nhóm nước. Cũng từ giữa thập niên 80, ASEAN đưa ra Dự thảo
về khu vực phi hạt nhân ở Đông Nam Á, kết hợp với ZOPFAN, tiến hành đối


thoại với các nước đối thoại chủ chốt như Mỹ, Nhật Bản, EC,..về các vấn đề
quốc tế và khu vực. Khi vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ giữa Đông
Dương và ASEAN thực sự bước sang một giai đoạn mới, mở ra cơ hội thuận lợi
cho sự phát triển hợp tác liên kết tồn khu vực Đơng Nam Á.
Trong lĩnh vực kinh tế, sự hợp tác giữa các nước ASEAN thời kỳ Chiến
tranh lạnh diễn ra còn khá mờ nhạt và nhiều hạn chế. Cho đến năm 1975,

ASEAN chưa bàn nhiều về hợp tác kinh tế mà mjới chỉ dừng lại ở việc thoả
thuận được một số dự án với chi phí thấp theo chương trình hợp tác với EEC từ
năm 1972 và với Nhật Bản về cao su nhân tạo năm 1973. Việc thành lập Quỹ
chung đặc biệt của ASEAN năm 1969, với số vốn ban đầu là 5 triệu USD được
coi là có ý nghĩa quan trọng nhất nhằm tài trợ cho các dự án chung liên quan đến
sản xuất các mặt hàng thực phẩm, đánh cá, vận chuyển hàng không, hàng hải và
thông tin liên lạc.
Từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất, ASEAN bắt đầu chú ý hơn đến hợp
tác kinh tế, soạn thảo và xúc tiến một vài dự án như: Thoả thuận ưư đãi thương
mại ASEAN (PTA), Dự án công nghiệp ASEAN (AIP), Dự án công nghiệp hỗn
hợp, kế hoạch bổ sung công nghiệp (AIC)...
Hội nghị cấp cao lần thứ 3 (1987) chủ trương tăng cường buôn bán trong
nội bộ, ký Hiệp ước khuyến khích và đảm bảo đầu tư ASEAN, đồng thời đưa ra
giải pháp trọn gói mới nhằm cải thiện Hiệp định về thoả thuận thương mại ưu
đãi trong 5 năm (1988-1992).
Tuy nhiên, do nhiều trở ngại, nhất là sự nghi kị lẫn nhau, nên các dự án và
chương trình hợp tác nêu trên đã không được thực hiện, hoặc rất kém hiệu quả.
Mỗi nước thành viên dều chú trọng tăng cường quan hệ với các nước ngaòi khu
vực là chính. Trong đó, Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu và các nước cơng nghiệp hố
mới (NICs) Đơng Á là những đối tác kinh tế chủ chốt của ASEAN.
c. Một số xu hướng kinh tế - xã hội và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của
các nước Đơng Nam Á sau Chiến tranh lạnh.


Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế của các nước Đông Nam Á,
nhất là ASEAN tiếp tục có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, từ nửa cuối thập
niên 90, do nhiều nguyên nhân nên kinh tế khu vực ngày càng bộc lộ rõ dấu hiệu
khó khăn. Năm 1997, các nước Đông Nam Á trải qua một cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ gay gắt, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu
vực. Cùng với sự sa sút vè kinh tế kéo dài do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền

tệ (1997-1998) gây ra và sự tích tụ lâu ngày các mâu thuẫn hay sự khác biệt về
quyền lợi giữa các thành viên, nhóm cộng đồng trong xã hội, sự can thiệp của
các thế lực bên ngoài và ảnh hưởng mặt trái của cuộc chiến chống khủng bố toàn
cầu do Mỹ phát động đã làm gia tăng xu hướng ly khai dân tộc, khủng bố bạo
lực ở nhiều nước trong khu vực, nhất là ở Inđônêxia, Philippin và Thái Lan.
Những nguyên nhân trên đẩy một bộ phận dân cư, nhóm tộc người lâm vào cảnh
bần cùng hố, trở thành "công cụ", đội quân gây rối, bạo loạn của các thế lực
chính trị cực đoan. Tình trạng nghèo đói, sự chênh lệch phát triển trong các vùng
miền, thiếu dân chủ và tham nhũng ít được cải thiện khiến cho xung đột xã hội,
trong đó có sắc tộc và ly khai dân tộc ngày càng diễn biến phức tạp, làm bất ổn
chính trị - xã hội, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế
của nhiều nước ASEAN.
Ngồi ra, tại Đơng Nam Á cịn nổi lên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại
biển đông, vùng đảo Sulavesi (Inđônêxia), nơi chứa đựng nguồn dự trữ lớn về
dầu khí và tài nguyên biển, lại nằm ở vị trí chiến lược quan trọng về hàng hải và
phòng thủ quốc tế, do đó tình hình trở nên phức tạp hơn. Hơn nữ, sự tranh chấp
các nguồn nước sạch dnàh cho thuỷ điện và sinh hoạt trên các con sông, nhất là
trên sơng Mêkơng cũng có chiều hướng gai tăng. Thêm vào đó sự gia tăng ngân
sách quốc phịng, mua sắm vũ khí hiện đại, tiến hành nhiều cuộc tập trận với
quy mơ lớn trong bối cnảh kinh tế khó khăn cũng là một đặc điểm khá nổi bật ở
nhiều nước ASEAN thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Những biểu hiện mới này
đang làm cho tình hình chính trị - an ninh ở khu vực Đông Nam Á chứa đựng
nhiều biến số phức tạp, dễ thay đổi và ngày càng trở nên khó dự đốn. Những


biến đổi đó sẽ tác động mạnh đến hợp tác, liên kết trong ASEAN và giưã
ASEAN với bên ngoài.
Trong lĩnh vực kinh tế, ở Đông Nam Á nổi lên một số xu hưóng mới và
được thể hiện trên ba phương diện chủ yếu sau:
- Đều chỉnh cơ cấu kinh tế: Các nước ASEAN, nhất là Xingapo và

Mailaixia rát chú trọng phát triển các ngành công nghệ, kỹ thuật cao.
Xingapo đưa ra kế hoạch xây dựng lại nước "Xingapo mới" với kỳ vọng
"ưu việt hoá ngành chế tạo và dịch vụ" mà trọng tâm là páht triển các ngành kỹ
thuật cao và dịch vụ tinh xảo làm động lực cho tăng trưởng kinh tế như công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học.
Malaixia cũng đã có những điều chỉnh chính sách theo hướng phát triển
các ngành công nghệ kỹ thuật cao, các ngành tạo ra giá trị gia tăng lớn ở trong
nước, nâng cao tính cạnh tranh bằng cách tăng năng suất lao động và giảm chi
phí.
Các nước Thái Lan, Indonexia và Philippin ít nhièu đều có những điều
chỉnh cơ cấu theo hướng thích ứng với những thay đổi của mơi trường cạnh
tranh khốc liệt toàn cầu.
- Những chuyển biến trong thể chế kinh tế, về cơ bản "mơ hình chính phủ
chủ đạo" ít có những thay đổi ở hầu hết các nước ASEAN trừ Xingapo. Tuy
nhiên, các nước ASEAN lại có những thay đổi cơ bản theo hướng tựu do hoá
hơn nữa nhằm thích ứng với những thay đổi của quá trình tồn cầu hố. Trong
lĩnh vực tài chính tiền tệ, hầu hết các nước ASEAN đều xúc tiến các chương
trình cải cách thị trường vốn, thị trường tiền tệ theo hướng khắc phục hậu quả
của cuộc khủng hoảng, đóng của các tổ chức yếu kém và sắp xếp lại hệ thống
ngân hàng, các cơng ty tài chính. Chính phủ các nước ASEAN chú trọng việc
lành mạnh hoá hệ thống tài chính, cải thiện khả năng giám sát việc thực hiện các
quy chế, nâng cao tính minh bạch, cơng khai, gia tăng kiểm soát và quản lý sự ra
vào của các luồng vốn đặc biệt là các luồng vốn ngắn hạn...


×